Tuy nhiên trong thực tế, khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại còn nhiều hạn chế nhất định về tài chính, cơ sở vật chất, nguồn lực thông
Trang 1BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khóa luận tốt nghiệp ngành : KHOA HỌC THƯ VIỆN
Người hướng dẫn : THS NGÔ THỊ THU HUYỀN Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
HÀ NỘI - 2019
Trang 2HỘI ĐỒNG CHẤM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI XÁC NHẬN:
Bài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên: Nguyễn Thị Hương Giang Lớp : 1505KHTB
Đã được chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng chấm và được Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp đồng ý thông qua cho nghiệm thu
Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2019
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN CHỦ TỊCH
ThS Ngô Thị Thu Huyền TS Lê Thanh Huyền
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại” tôi xin cam đoan
đây là bài nghiên cứu nghiêm túc của chính bản thân Tôi xin chịu trách nhiệm nếu
có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong đề tài nghiên cứu này
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Thị Hương Giang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Ngô Thị Thu Huyền– Giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ dạy giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả cán bộ thư viện Trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện cho tôi được tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu một cách thuận lợi nhất
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tôi còn gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm thực tiễn và thời gian nghiên cứu, do đó đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy, tôi mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Hương Giang
Trang 5NCS - HVCH Nghiên cứu sinh – Học viên cao học
Thư viện Trung tâm Thông tin Thư viện
Thư viện Trường Trung tâm Thông tin Thư viện của Trường Đại học Thương
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Thống kê tài liệu truyền thống của Thư viện Trường tính đến thời điểm
tháng 4 năm 2019 17
Bảng 2.1: Nhu cầu về chuyên ngành đào tạo của người dùng tin 21
Bảng 2.2 Nhu cầu về loại hình tài liệu của người dùng tin: 24
Bảng 2.3: Mức độ sử dụng tài liệu bằng các ngôn ngữ khác nhau: 27
Bảng 2.4 Mức độ tuần suất lên Thư viện của bạn đọc 30
Bảng 2.5: Nguồn khai thác, thu thập thông tin tại Thư viện 32
Bảng 2.6: Mục đích sử dụng tài liệu của Thư viện đối với người dùng tin 35
Bảng 2.7:Các sản phẩm thông tin sử dụng tại Thư viện 37
Bảng 2.8: Các dịch vụ thông tin sử dụng tại Thư viện 40
Bảng 2.9: Mức độ đáp ứng về nguồn lực thông tin 43
Bảng 2.10: Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất của Thư viện 46
Bảng 2.11: Mức độ đáp ứng về sản phẩm và dịch vụ Thư viện 48
Bảng 2.12: Mức độ đáp ứng về thời gian phục vụ của Thư viện 50
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Nhu cầu về chuyên ngành đào tạo của người dùng tin 22
Biểu đồ 2.2: Nhu cầu về loại hình tài liệu của người dùng tin 25
Biểu đồ 2.3: Mức độ sử dụng tài liệu bằng các ngôn ngữ khác nhau 27
Biểu đồ 2.5: Nguồn khai thác, thu thập thông tin tại Thư viện 33
Biếu đồ 2.6: Mục đích sử dụng tài liệu của Thư viện đối với người dùng tin 36
Biểu đồ 2.7: Các sản phẩm thông tin sử dụng tại Thư viện 38
Biểu đồ 2.8: Các dịch vụ thông tin sử dụng tại Thư viện 40
Biểu đồ 2.9: Mức độ đáp ứng về nguồn lực thông tin 44
Biểu đồ 2.10: Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất của Thư viện 46
Biểu đồ 2.11: Mức độ đáp ứng về sản phẩm và dịch vụ Thư viện 48
Biểu đồ 2.12: Mức độ đáp ứng về thời gian phục vụ của Thư viện 51
Trang 8MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU TIN, KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 7
1.1.Những vấn đề lý luận 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Tính chất của nhu cầu tin 8
1.1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin 9
1.2 Khái quát về Trường Đại học Thương Mại và Thư viện Trường Đại học Thương Mại Hà Nội 12
1.2.1 Sơ lược và nét về Trường Đại học Thương Mại 12
1.2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển 12
1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức 13
1.2.2 Giới thiệu về Thư viện Trường Đại học Thương Mại Hà Nội 13
1.2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ 13
1.2.2.2 Nhân lực thư viện và cơ cấu tổ chức 14
1.2.2.3 Cơ sở vật chất 15
1.2.2.4 Nguồn lực thông tin 16
1.2.2.5 Người dùng tin 17
1.3 Vai trò của nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại 19
1.3.1 Nâng cao hoạt động Thư viện 19
1.3.2 Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường 19
Tiểu kết 20
Chương 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 21
2.1 Thực trạng nhu cầu tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại 21
2.1.1 Nội dung nhu cầu tin 21
2.1.1.1 Nội dung tài liệu 21
Trang 92.1.1.2 Loại hình tài liệu 24
2.1.1.3 Ngôn ngữ tài liệu 27
2.1.2 Tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin 29
2.1.2.1 Tần suất lên thư viện 30
2.1.2.2 Nguồn khai thác Thông tin tại Thư viện 32
2.1.2.3 Mục đích lên Thư viện 35
2.1.2.4 Sản phẩm Thông tin Thư viện 37
2.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại 42
2.2.1 Mức độ đáp ứng về nguồn lực thông tin 43
2.2.2 Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị 45
2.2.3 Mức độ đáp ứng về sản phẩm và dịch vụ thư viện 47
2.2.4 Mức độ đáp ứng về thời gian phục vụ 50
2.3 Nhận xét chung về nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại 52
2.3.1 Điểm mạnh 52
2.4.2 Điểm yếu 54
2.4.3 Nguyên nhân 55
Tiểu kết 56
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHU CẦU TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 57
3.1 Nhóm giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin 57
3.1.1 Nâng cao hiệu quả phục vụ nhu cầu tin 57
3.1.2 Phát triển nguồn lực thông tin đảm bảo về số lượng và chất lượng 58
3.1.2.1 Lựa chọn nguồn phát triển nguồn lực thông tin đáng tin cậy 58
3.1.2.2 Thanh lý tài liệu lỗi thời 60
3.1.2.3 Đa dạng hóa nguồn lực thông tin 61
3.1.2.4 Phát triển các nguồn học liệu mở phục vụ đào tạo chuyên ngành 61
3.1.2.5 Tăng cường số hóa tài liệu 64
3.1.3 Phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ Thông tin-Thư viện 64
3.1.4 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện 66
Trang 103.1.5 Nâng cao năng lực trình độ của nhân lực Thư viện 67
3.1.6 Tăng cường CSVC, trang thiết bị cho hoạt động Thông tin Thư viện 69 3.2 Nhóm giải pháp kích thích nhu cầu tin phát triển 70
3.2.1 Đào tạo người dùng tin 70
3.2.1.1 Xây dựng chiến lược đào tạo người dùng tin 70
3.2.1.2.Tổ chức chương trình năng lực thông tin dành cho sinh viên 72
3.2.1.3.Tổ chức chương trình năng lực thông tin dành cho cán bộ và giảng viên 75
3.2.2 Tăng cường maketing sản phẩm và dịch vụ Thông tin Thư viện 78
3.2.2.1 Xây dựng chiến lược marketing sản phẩm và dịch vụ Thư viện 78
3.2.2.2 Tổ chức các hình thức quảng bá sản phẩm và dịch vụ Thư viện 78
3.2.3 Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá 79
3.2.4 Nâng cao tích cực học tập của sinh viên 80
Tiểu kết 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong vài thập kỷ gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của KH &CN đã làm biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực hoạt động của con người Việc áp dụng công nghệ thông tin và viễn thông đã tạo ra một không gian thông tin mới, thông tin trở thành nguồn lực tạo nên thế mạnh cho sự phát triển của mỗi quốc gia Để thực hiện được vai trò nền tảng của thông tin trong nền kinh tế tri thức, thư viện chính là kênh cung cấp thông tin hữu hiệu và đáng tin cậy nhất Sự nghiệp công nghệ Thông tin - Thư viện trên thế giới và sự nghiệp Thông tin - Thư viện Việt Nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tri thức và thông tin trong xã hội
Thư viện là một thiết chế văn hóa xã hội ra đời được ví như cầu nối giữa nguồn tri thức vô tận với bạn đọc, giúp bạn đọc tiếp cận các nguồn thông tin đáng tin cậy và sử dụng có hiệu quả trong giải quyết vấn đề, ra quyết định quản lý Trong dây chuyền thông tin tư liệu của một thư viện hoặc cơ quan thông tin, hoạt động nghiên cứu về nhu cầu tin của người dùng tin là hoạt động cốt lõi không thể thiếu và luôn được ban lãnh đạo quan tâm Thật vậy từ kết quả của quá trình nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin, các cơ quan Thông tin Thư viện sẽ có cơ sở đề ra phương hướng triển khai các kế hoạch, hoạt động cụ thể phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và với nhu cầu của người dùng tin
Trường Đại học Thương Mại là một cơ sở đào tạo có truyền thống và có uy tín lâu đời góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của cả nước Với thế mạnh đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực (bao gồm các chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Thương mại, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản trị du lịch lữ hành) và với kinh nghiệm lâu dài, Trường đã đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Để đạt được những thành tựu như hiện tại, mỗi một bộ phận, một cá nhân đều có vị trí nhất định trong bộ máy
tổ chức của nhà trường, Thư viện là một bộ phận không thể thiếu trong thành công của nhà trường Từ một đơn vị còn non trẻ khi mới thành lập, cùng với sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường và các phòng ban chức năng, hoạt động của Thư viện ngày càng nâng tầm, được ví như giảng đường thứ hai của bạn đọc Nhằm đáp ứng
Trang 12tốt hơn nhu cầu của người dùng tin, hoạt động nghiên cứu nhu cầu tin luôn được mỗi cán bộ, viên chức Thư viện coi là nền tảng trong dây chuyền thông tin tư liệu Mặt khác, người dùng tin tại Thư viện Trường rất đa dạng phong phú về chuyên môn, trình độ, lứa tuổi, do đó cũng rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập, giải trí Người dùng tin rất quan tâm đến khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường, khi nhu cầu được đáp ứng sẽ kích thích sự ra đời của các nhu cầu mới và tạo ra sự giao lưu của thông tin, tri thức Tuy nhiên trong thực
tế, khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại còn nhiều hạn chế nhất định về tài chính, cơ sở vật chất, nguồn lực thông tin, nhân lực Nhằm nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại Vì vậy tôi chọn đề tài
“Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại” làm đề tài khóa luận
2 Lịch sử nghiên cứu
Nhận thức được vai trò của người dùng tin trong hoạt động Thông tin – Thư viện, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Khóa luận, luận văn, luận án chuyên ngành Thông tin Thư viện nghiên cứu về chủ đề này Những đề tài đã được các tác giả nghiên cứu về nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin tại một hoặc một số cơ quan Thông tin Thư viện trong khoảng thời gian nhất định
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Nguyễn Thị Chung (2009), Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và Công nghệ
tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia, Luận văn Thạc sỹ Khoa
học thư viện, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGH
Nguyễn Thị Hồng Nhung (2006), Nghiên cứu nhu cầu tin của các doanh
nhân trẻ tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Luận văn Thạc
sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Đào Thị Thanh Xuân (2007), Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn
Trang 13Trần Thị Huệ (2013), Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư
viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện,
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội
Các bài viết đăng tạp chí khoa học của các tác giả cũng nghiên cứu, tìm hiểu
về nhu cầu tin của các đối tượng người dùng tin cụ thể tại một hoặc một số Thư viện có cùng chức năng nhiệm vụ Một số công trình cụ thể như:
Trần Thị Minh Nguyệt (2010), “Phát triển nhu cầu thông tin trong các Thư
viện công cộng, Thư viện Việt Nam
Nguyễn Thị Kim Dung (2013), Nghiên cứu nhu cầu thông tin của sinh viên
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Thư viện Việt Nam
Các đề tài nghiên cứu về Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Thương Mại bao gồm:
Nguyễn Thị Quế (2009), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
mô tả nội dung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Thương mại, Khóa luận tốt
nghiệp ngành Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Trần Thu Hiền (2013), Công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại
Trung tâm Thông tin thư viện Trường Đại học Thương mại Hà Nội, Khóa luận tốt
nghiệp ngành Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Hoàng Thị Bích Thủy (2015), Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên của
Trường Đại học Thương Mại Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Thông tin - Thư viện,
Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
Trần Thị Nga (2015), Hoạt động phục vụ người dùng tin tại Trung tâm
Thông tin Thư viện Trường Đại học Thương Mại Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Thông
tin - Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chưa có đề tài nào đề cập đến nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại Chính vì vậy, đây là một đề tài hoàn toàn mới và không hề trùng lặp với những đề tài đã có
Trang 143 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Nhu cầu tin của các nhóm người đọc: CBLĐQL, CBNCGD, NCS- HVCH và sinh viên tại Trường Đại học Thương Mại
Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại về các mặt: Nguồn lực thông tin, CSVC, SP-DV Thư viện, tổ chức phục vụ bạn đọc
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu
cầu tin của người dùng tin;
Thực trạng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại;
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại
5 Giả thuyết nghiên cứu
Nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại đang phát triển, trong khi đó hoạt động thông tin Thư viện Trường Đại học Thương Mại hiện nay còn nhiều hạn chế trong việc đáp ứng được nhu cầu tin của người dùng tin Vì vậy, tác giả cần đề xuất các giải pháp đáp ứng và phát triển nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại
Trang 156 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận:
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời dựa trên quan điểm của
Đảng và Nhà nước về công tác Thông tin Thư viện
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Quan sát thói quen và nhu cầu sử dụng thư viện Trường của bạn đọc, quan sát sản phẩm dịch vụ và thái độ phục vụ của nhân lực thư viện;
Phân tích tổng hợp thông tin từ các nguồn: Tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử;
Phỏng vấn người dùng tin (phụ lục 3);
Điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu về nhu cầu tin và phản hồi của người dùng tin về hoạt động của Thư viện Trường thể hiện ở mức độ đáp ứng nhu cầu tin của 4 nhóm người dùng tin cụ thể Tổng số câu hỏi trên phiếu điều tra là 15 câu hỏi,
số phiếu phát ra là 500 phiếu, số phiếu thu về hợp lệ là 500 phiếu (đạt tỷ lệ 100%), trong đó:
+ Nhóm sinh viên: 300 phiếu
+ Nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy: 100 phiếu
+ Nhóm nghiên cứu sinh, học viên cao học: 50 phiếu
+ Nhóm lãnh đạo, quản lý: 50 phiếu
Thống kê số liệu: Bảng tổng hợp kết quả điều tra (phụ lục 2), số liệu về hoạt động thông tin thư viện của Thư viện Trường Đại học Thương Mại bao gồm: Số liệu về nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất, nhân lực thư viện
7 Đóng góp của khóa luận
*Về mặt lý luận:
Khóa luận đã làm phong phú thêm lý luận về nhu cầu tin;
Khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu về người dùng tin và nhu cầu tin
Trang 16
*Về mặt ứng dụng:
Các giải pháp phát triển và đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại được áp dụng vào thực tế để tăng hiệu quả hoạt động của Thư viện
8 Cấu trúc khóa luận
Ngoài lời cảm ơn, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1 Những vấn đề chung về nhu cầu tin, khả năng đáp ứng nhu cầu tin
và khái quát về Thư viện Trường Đại học Thương Mại
Chương 2 Thực trạng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại Thư
viện Trường Đại học Thương Mại
Chương 3 Giải pháp nâng cao nhu cầu tin tại Thư viện Trường Đại học
Thương Mại
Trang 17Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU TIN, KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
NHU CẦU TIN VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 1.1.Những vấn đề lý luận
1.1.1 Khái niệm
* Người dùng tin
Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình
Họ chính là người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ thông tin [14] Có thể coi người dùng tin là đối tác, là khách hàng của hoạt động Thông tin – Thư viện Hoạt động thông tin muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm tới nhu cầu tin của người dùng tin trong từng thời điểm và địa bàn cụ thể
Theo quan điểm hiện đại người dùng tin được coi là “thượng đế” đối với những người tham gia hoạt động Thông tin – Thư viện Họ chính là nguồn gốc nảy sinh hoạt động Thông tin – Thư viện, không có người dùng tin không tồn tại hoạt động Thông tin – Thư viện
* Nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người
có những nhu cầu khác nhau
Nhu cầu nói chung của con người là đa dạng, phong phú Mỗi cá nhân khác nhau đều có nhu cầu về vật chất và tinh thần khác nhau
* Nhu cầu tin
“Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của chủ thể (con người, nhóm xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì và phát triển hoạt động sống của mình Khi đòi hỏi về thông tin trở nên cấp thiết thì thì nhu cầu tin xuất hiện” [18]
Nhu cầu tin phát triển sẽ kích thích hoạt động của con người đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời kích thích các nhu cầu khác phát triển Vì vậy nhu cầu tin là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội Nhu cầu tin có vai trò quan
Trang 18trọng, là nguồn gốc của hoạt động Thông tin – Thư viện Nó xuất phát từ mong muốn, đòi hỏi được thỏa mãn thông tin của con người và chịu sự chi phối của thị giác Nhu cầu tin của người dùng tin là mục đích để tồn tại và phát triển của bất cứ
cơ quan Thông tin – Thư viện Vì vậy nắm bắt nhu cầu tin là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo triển khai hoạt động Thông tin – Thư viện
* Yêu cầu tin
“Yêu cầu tin là một dạng tồn tại cụ thể của nhu cầu tin Nói cách khác yêu cầu tin là sự cụ thể hóa của nhu cầu tin” [18] Chẳng hạn như bạn đọc có nhu cầu sử dụng tài liệu về lĩnh vực văn hóa Việt Nam, nhu cầu này được cụ thể hóa thành các yêu cầu tin thông qua việc sử dụng phiếu yêu cầu để được sử dụng các tài liệu cụ
thể của các tác giả mà có nội dung về lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam
Như vậy nhu cầu tin và yêu cầu tin có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin
* Khả năng đáp ứng nhu cầu tin
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu tham khảo và trích dẫn về nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại các cơ quan thông tin thư viện, tác giả nhận thấy phần lớn các nghiên cứu đề cập đến một số khải niệm liên quan như: Nhu cầu, nhu cầu tin, yêu cầu tin, người dùng tin Tuy nhiên, tác giả chưa thấy các nghiên cứu đề cập cụ thể đến khái niệm “khả năng đáp ứng nhu cầu tin”
Theo quan điểm của tác giả, khả năng đáp ứng nhu cầu tin là điều kiện, phương thức thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin Các điều kiện phương thức góp phần thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin như: Nguồn lực thông tin, sản phẩm dịch vụ thông tin, cơ sở vật chất, nhân lực Thư viện, cách thức tổ chức phục
vụ
1.1.2 Tính chất của nhu cầu tin
Tính xã hội: Nhu cầu tin xuất hiện và phát triển dưới ảnh hưởng của các nhân
tố xã hội như: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, trình độ của lực lượng sản xuất,
Trang 19Tính bền vững: Nhu cầu tin khi được hình thành sẽ tồn tại trong những điều kiện nhất định và trong khoảng thời gian nhất định Nhu cầu tin gắn liền với những yếu tố cố định liên quan trực tiếp đến mỗi cá nhân người dùng tin như: Nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động/nghiên cứu, sở thích
Tính cơ động: Nhu cầu tin nếu được thoả mãn đầy đủ thì sẽ phát triển, sâu rộng hơn về nội dung và đòi hỏi phương thức thoả mãn cao hơn Nếu không được thoả mãn trong thời gian dài, thường xuyên và liên tục cường độ nhu cầu tin giảm dần, nhu cầu tin sẽ thoái hoá đần và có thể bị triệt tiêu
1.1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin
Yếu tố chủ quan
* Trình độ văn hóa, trình độ học vấn:
Trình độ văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tinh thần của con người Nhu cầu tin là một loại nhu cầu tinh thần nên bị chi phối bởi trình độ văn hóa của con người Trình độ học vấn không chỉ ảnh hưởng đến nội dung nhu cầu tin, phương thức tìm kiếm thông tin, các hình thức sử dụng thông tin của người dùng tin
mà còn ảnh hưởng đến cách thức tổ chức và phục vụ thông tin của cơ quan thông tin
Người dùng tin có trình độ học vấn cao thường sử dụng các phương tiện tìm kiếm thông tin hiện đại, sử dụng được nhiều nguồn khai thác thông tin khác nhau,
do đó thông tin họ tìm được cũng phong phú, đa dạng và có chất lượng cao hơn Những người có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ thì cơ hội tiếp cận với nguồn Thông tin – tài liệu nước ngoài cũng như cơ hội sử dụng các trang web nước ngoài
để thu thập thông tin của họ sẽ nhiều hơn
* Nhân cách:
Bên cạnh trình độ học vấn, nhân cách cũng là một trong những yếu tố tác động đến nhu cầu tin của con người Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của họ Nhu cầu là một bộ phận cấu thành xu hướng – một thuộc tính quan trọng của nhân cách con người Nhân cách tồn tại và phát triển trong hoạt động Nhân cách càng phát triển, dẫn đến hoạt động càng phong phú, nhu cầu tin sẽ ngày càng cao, càng nhạy cảm
Trang 20* Giới tính:
Đặc điểm giới tính cũng ảnh hướng tới suy nghĩ, tính cách, nhận thức và thỏa mãn nhu cầu tin của mỗi người Ví dụ ở nữ đa phần sẽ tìm hiểu về các lĩnh vực thời trang, làm đẹp, gia đình, hay văn thơ (phái đẹp, phái yếu )…còn ở nam đa phần sẽ tìm hiểu về kĩ thuật - công nghệ (phái mạnh)… Vì vậy giới tính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tin, nhu cầu tin ở mỗi giới sẽ khác nhau nhằm thỏa mãn yêu cầu của mình
* Lứa tuổi:
Mỗi giai đoạn lứa tuổi trong cuộc đời con người có những đặc điểm tâm lý riêng do hoạt động chủ đạo chi phối Các đặc điểm của tâm lý lứa tuổi có ảnh hưởng khá rõ rệt tới nội dung và phương thức thoả mãn nhu cầu đọc và nhu cầu tin Nội dung nhu cầu tin của từng lứa tuổi sẽ khác nhau, mỗi lứa tuổi sẽ nhận thức, hành vi, cuộc sống khác nhau vì vậy nhu cầu tin cũng khác nhau sao cho phù hợp
Ví dụ như thiếu nhi thì tìm đọc các sách đạo đức dạy cách sống, các truyện tranh, cổ tích, lịch sử… phù hợp với các lứa tuổi hồn nhiên của các em, ở tuổi đi làm thì họ
sẽ tìm đọc nghiên cứu các tài liệu liên quan cuộc sống xã hội, các tài liệu phục vụ công việc, ngành nghề của mình
* Nghề nghiệp:
Nghề nghiệp khác nhau để lại những dấu ấn khác nhau trong nội dung nhu cầu tin và tập quán sử dụng thông tin của mỗi người Hoạt động nghề nghiệp thường đòi hỏi ở mỗi người tri thức và kinh nghiệm nhất định
Yếu tố khách quan
Môi trường sống là môi trường bao quanh con người, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
* Môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới đời sống của con người Những vùng đất khác nhau thường để lại những dấu ấn khác nhau trong tính cách, lối sống, phong tục tập quán và xu hướng hoạt động của con người sinh sống tại đó Để duy
trì sự sống, con người luôn có ý thức hoà nhập với thiên nhiên
Trang 21Đời sống văn hóa tinh thần phong phú là tiền đề cho nhu cầu tin phát triển Nền văn hóa phát triển sẽ sản sinh ra thông tin đa dạng, sẽ được lưu giữ và chuyển tải bằng nhiều phương tiện khác nhau để có thể bảo quản và lưu truyền lại cho các thế hệ sau Nhu cầu tin nếu được thỏa mãn sẽ bền vững và sâu sắc, phát triển hơn
* Trình độ lực lượng sản xuất:
Trình độ lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu tin Trình độ càng cao thì đòi hỏi thông tin và kiến thức nhiều hơn Bên cạnh đó, các quan hệ xã hội lành mạnh, hài hoà, dân chủ cũng góp phần làm cho đời sống tinh thần phong phú, kích thích nhu cầu tin phát triển
* Phương thức thoả mãn nhu cầu tin:
Nếu nhu cầu tin được thoả mãn bằng phương thức hiện đại, đầy đủ (kèm theo cảm xúc, hứng thú), nhu cầu tin sẽ ngày càng phát triển ở mức độ cao hơn Nếu nhu cầu tin được thoả mãn, chu kỳ của nhu cầu tin sẽ được rút ngắn lại, nếu không được thoả mãn trong thời gian dài nhu cầu sẽ bị suy giảm và thoái hoá
* Nguồn lực thông tin:
Đây là một trong số 4 yếu tố cấu thành nên hoạt động của một Thư viện và trung tâm thông tin Nếu không có nguồn lực thông tin thì sẽ không có Thư viện hay cơ quan Thông tin theo đúng chức năng và nhiệm vụ được quy định Nguồn lực thông tin thực chất là vốn tài liệu, đó là các loại hình tài liệu khác nhau như: Sách, báo, tạp chí, CSDL,…được tổ chức thành bộ máy tra cứu
* Cơ sở vật chất trang thiết bị:
Đây là một trong các yếu tố cấu thành nên hoạt động thư viện và trung tâm thông tin Cơ sở vật chất được hiểu ở đây gồm các phương tiện, kỹ thuật để tổ chức nguồn lực thông tin và phục vụ bạn đọc
* Nhân lực thư viện:
Đây là một yếu tố không thể thiết được trong hoạt động thư viện và cơ quan thông tin Họ là những người hướng dẫn, định hướng nhu cầu tin của người dùng tin Do đó họ cần phải có kỹ năng và thái độ tích cực khi phục vụ bạn đọc
* Người dùng tin:
Trang 22Người dùng tin với tư cách là chủ thể nhu cầu tin có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động Thông tin – Thư viện, là lý do để một cơ quan thông tin tồn tại và phát triển Hoạt động Thông tin Thư viện nói chung và hoạt động Thông tin trong các trường đại học nói riêng đều lấy công tác phục vụ nhu cầu người dùng tin làm mục tiêu và động lực phát triển của cơ quan mình
1.2 Khái quát về Trường Đại học Thương Mại và Thư viện Trường Đại học Thương Mại Hà Nội
1.2.1 Sơ lược và nét về Trường Đại học Thương Mại
1.2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển [23]
Trường Đại học Thương mại có cơ sở chính đóng tại số 79 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với tổng diện tích 380.000 m2 Trường là một trong những đại học có cảnh quan và khuôn viên đẹp
nhất trong các trường đóng tại Hà Nội
Trường Đại học Thương mại (tên tiếng Anh: Thuongmai University, tên giao dịch quốc tế viết tắt: TMU) là trường đại học công lập trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam Trường Đại học Thương mại là trường Đại học chất lượng cao
đa ngành, đa lĩnh vực và hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục Đại học của các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo
Trường Đại học Thương mại là trường Đại học đa ngành, hàng đầu trong các lĩnh vực Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Du lịch, Thương mại điện tử…tại Việt Nam
Quy mô đào tạo của nhà trường hiện nay trên 20.000 sinh viên và học viên, trong đó:
• Trình độ Đại học: khoảng 4000 sinh viên chính quy/năm
• Trình độ Thạc sĩ: khoảng 700 học viên cao học/năm
• Trình độ Tiến sĩ: khoảng 70 nghiên cứu sinh tiến sĩ/năm
Từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã đào tạo cung cấp cho xã hội hàng chục nghìn cử nhân kinh tế, hàng nghìn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế; bồi dưỡng nhiều cán
Trang 23và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và hàng chục hợp đồng nghiên cứu với các cơ quan, doanh nghiệp được Nhà nước, xã hội và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá ngày càng cao
1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức [23]
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Thương Mại
1.2.2 Giới thiệu về Thư viện Trường Đại học Thương Mại Hà Nội
1.2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ
a Chức năng
Tham mưu cho hiệu trưởng về quản lý, lưu trữ và phát triển tài nguyên thông tin Tổ chức thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và phục vụ bạn đọc các tài nguyên thông tin đáp ứng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học
b Nhiệm vụ
Xây dựng, thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển công tác Thông tin Thư viện Từng bước xây dựng Trung tâm trở thành thư viện điện tử hiện đại đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển của nhà trường
Trang 24Tổ chức, quản lý và khai thác có hiệu quả các loại tài nguyên thông tin
phục vụ tốt yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên và sinh viên
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đội ngũ cán bộ thư viện
Thu nhận các tài nguyên thông tin trong trường (giáo trình, tạp chí, tài liệu hội nghị, hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, khoá luận…)
Tổ chức sắp xếp, bảo quản, quản lý, kiểm kê các loại tài nguyên thông tin Xây dựng hệ thống tra cứu, hướng dẫn và giúp đỡ bạn đọc tra cứu tìm tin, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin
Phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
Mở rộng quan hệ đối ngoại với các Thư viện trong và ngoài nước nhằm trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ tài nguyên thông tin và tìm kiếm các nguồn tài trợ
1.2.2.2 Nhân lực thư viện và cơ cấu tổ chức
*Nhân lực thư viện:
Tổng số cán bộ viên chức của Thư viện có 15 người đều ở trình độ cử nhân chuyên ngành Thông tin Thư viện Trong đó bao gồm: Giám đốc thư viện, một phó giám đốc thư viện, một thư viện viên chính và các thư viện viên Trong điều kiện thực tế và quy mô thư viện thì số cán bộ hiện nay đã đủ để đáp ứng được hoạt động thư viện Tất cả các cán bộ đều có chuyên môn cao vì vậy hoạt động Thư viện khá tốt và phát triển đáp ứng phần lớn cho bạn đọc khi đến Thư viện
Trang 25*Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thư viện Trường Đại học Thương Mại
1.2.2.3 Cơ sở vật chất
Quy mô của Thư viện Trường Đại học Thương Mại tương đối rộng với diện
tích 2500m2 Thư viện trường gồm có 01 phòng đọc với 150 chỗ ngồi, 01phòng
mượn giáo trình, photocopy tài liệu; 01 phòng đọc báo tạp chí khóa luận, 01 phòng đọc sách nước ngoài, 01 phòng đa phương tiện; 01 phòng hội thảo, 01 phòng đọc
sau Đại học
Trang thiết bị nội thất của Thư viện được sản xuất theo công nghệ hiện đại, mỗi phòng đọc được trang bị một loại bàn thích hợp, khung bàn bằng sắt, sơn tĩnh điện, nhẵn, bóng, đẹp Mặt bàn bằng gỗ ép phủ melamin chống cháy, chống xước, không cong vênh, không co ngót, không bị mối mọt, cạnh được dán nẹp bằng keo hạt qua máy dán nhiệt, độ bám dính cao Chất liệu đảm bảo sử dụng thuận tiện, độ bền cao, hiện đại, thẩm mỹ Ghế cho các phòng đọc chân sắt mạ, tựa, đệm giả da, có
loại gấp được và có loại khung cố định có thể chồng lên nhau được Đây cũng là
loại ghế cao cấp và hiện đại
BAN GIÁM ĐỐC
PHỤC VỤ DỊCH VỤ NGHIỆP VỤ
Bán giáo trình- tài liệu tham khảo Photo tài liệu
Trang 26Tủ đựng tài liệu đều dùng loại tủ sơn tĩnh điện, tiện dụng, bền, đẹp Giá sách trong các kho là loại giá sắt, sơn tĩnh điện, nhiều khoang, có thể lắp ghép với nhau, đầu hồi ốp gỗ Đây là loại giá sách tiện dụng, chắc chắn, các Thư viện mới hiện nay đều dùng Đặc biệt kho sách chính của phòng mượn, trả tài liệu được trang bị giá sách kiểu di động, bình thường xếp thành từng khối, khi cần lấy loại sách ở giá nào,
có thể quay trượt ra để chọn Đây là loại giá sách nhập ngoại, hiện đại, tiện dụng và tiết kiệm diện tích
Thiết bị tin học và thiết bị điện, điện tử:
Thư viện được trang bị 01 máy chủ và 41 máy trạm, kết nối mạng Internet Máy chủ có thông số kỹ thuật cao, tốc độ, trữ lượng bộ nhớ lớn sử dụng phần mềm chuyên môn hệ quản trị thư viện tích hợp Ilib và phần mềm quản trị thư viện
số - Digital Ilib phiên bản 6.0 của Tập đoàn Công nghệ CMC Phòng đa chức năng của Thư viện có 20 máy trạm kết nối Internet Thư viện còn được trang bị các máy tính tra cứu tài liệu, photocopy, scaner để quét các hình vẽ và văn bản vào máy vi tính, máy hút ẩm, hút bụi và xe đẩy vận chuyển sách Các phòng đọc, hội thảo, phòng máy đều được bố trí camera quan sát, hệ thống có thể ghi hình lại khi cần thiết
1.2.2.4 Nguồn lực thông tin
Nguồn lực Thông tin trong Thư viện bao gồm tài liệu in truyền thống, tài liệu điện tử được chia sẻ trên mạng internet Việc xây dựng chiến lược bổ sung tài liệu Thư viện đóng một vai trò then chốt trong quá trình hoạt động củaThư viện
Trang 27* Tài liệu truyền thống:
Bảng 1.1: Thống kê tài liệu truyền thống của Thư viện Trường
tính đến thời điểm tháng 4 năm 2019
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tổng hợp các lĩnh vực 30.000 tên
(120.000 bản)
Nguồn tin nội sinh
Đề tài NCKH, kỷ yếu hội thảo khoa học,
kỷ yếu sinh viên NCKH
Hơn 10000 bản
Nguồn: Sổ đăng ký tổng quát của Thư viện
* Tài liệu điện tử:
Thư viện Trường có hơn 1000 (đĩa CD) bao gồm: Luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ của Trường được thu nhận từ năm 2016 đã được xây dựng CSDL LA Tiến
sĩ, CSDL LV Thạc sĩ và được cập nhật thuờng xuyên hàng năm với khoảng
800-1000 CD mới
CSDL trên CD-ROM: Bao gồm 04 CSDL với 1570 đĩa: Bussiness periodicals on disk, Bussiness and Management Practices, Ecolit, Dissertation Abtracts
Ebook và CSDL được Thư viện Trường mua quyền sử dụng của Ebook Online, CSDLcủa TTTT Thư viện Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, CSDL của Cục Thông tin - Bộ khoa học; Công nghệ, CSDL Proquets Central
1.2.2.5 Người dùng tin
Đối tượng phục vụ của Thư viện không chỉ là sinh viên, học sinh các hệ đào tạo mà còn là một số nhà khoa học, lãnh đạo, quản lý ở các trình độ khác nhau Với
Trang 28hình thức đào tạo theo học tín chỉ như hiện nay, ngoài giờ lên lớp, phần lớn học sinh, sinh viên đều đến Thư viện để tự tìm tòi, tự học thông qua các tài liệu hiện có của Thư viện Việc tạo điều kiện đến mức tối đa phục vụ cho công tác học tập nghiên cứu của học sinh, sinh viên là nhiệm vụ tối quan trọng của Thư viện Người dùng tin ở bất kỳ một giai đoạn lịch sử nhất định nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn đó Hiện nay, quá trình đổi mới kinh tế xã hội nói chung và giáo dục nói riêng đã ảnh hưởng sâu sắc đến đội ngũ những người tham gia vào công tác giáo dục và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Thương Mại
Căn cứ vào tính chất công việc, có thể chia người dùng tin thành 4 nhóm chính:
Nhóm 1 - Cán bộ lãnh đạo, quản lý: Đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển của Trường Thông tin cung cấp cho nhóm này phải sâu, rộng, mang tính xác thực và bền vững, hình thức đa dạng, phong phú
Nhóm 2 – Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu: Nhóm này thường xuyên cập
nhật kiến thức, công nghệ mới Họ cần các tài liệu chuyên ngành sách cũng như tạp chí khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy
Nhóm 3 – Sinh viên: Đây là những chủ thể Thông tin đông đảo, biến động
nhất trong Thư viện trường Đại học Thương Mại Do yêu cầu, đòi hỏi đặt ra trong học tập, nghiên cứu, nhóm đối tượng này thực sự đông đảo, có nhiều biến động và nhu cầu thông tin của họ rất lớn Việc đổi mới phương pháp dạy - học đã khiến nhóm này ngày càng có những biến chuyển về phương pháp học tập Hiện nay, phương pháp tự học, tự nghiên cứu đang được chú trọng và quan tâm rất lớn của hầu hết sinh viên trong Trường Đại học Thương Mại Ngoài thông tin về những chuyên ngành đang học, sinh viên còn cần các thông tin khác trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội để mở mang sự hiểu biết và nâng cao trình độ Nhìn chung sinh viên cần những thông tin cụ thể, chi tiết và đầy đủ Do vậy tùy theo từng chuyên ngành học mà những thông tin, tài liệu cần phải phù hợp với nhu cầu cũng như cấp học của nhóm đối tượng này Hình thức phục vụ cho nhóm đối tượng này chủ yếu là thông tin phổ biến về những tri thức cơ bản dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình,
Trang 29sách tham khảo hoặc một số ít là bài viết trong tạp chí, những luận án, luận văn có tính chất cụ thể, trực tiếp phục vụ cho môn học và ngành học đào tạo
Nhóm 4 – Nghiên cứu sinh, học viên cao học: Trong tổng số sinh viên
Trường Đại học Thương Mại, ngoài sinh viên chính quy, số còn lại vừa đi học, vừa
đi làm cho nên ngoài những kiến thức thu được trên lớp qua bài giảng của các thầy
cô giáo họ còn nắm bắt những thông tin mới ngoài xã hội Bên cạnh đó là học viên cao học, nghiên cứu sinh đòi họ chuyên môn nghiệp vụ cao vì vậy thông tin cung cấp cho tài liệu này phải sâu, rộng, phong phú
1.3 Vai trò của nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Trường Đại học Thương Mại
1.3.1 Nâng cao hoạt động Thư viện
Người dùng tin và nhu cầu tin là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của hoạt động Thông tin – Thư viện tại Trường Đại học Thương Mại
Việc nắm bắt nhu cầu tin của người dùng tin cũng có một ý nghĩa quan trọng trong hoạt động Thông tin - Thư viện, bởi vì nếu nắm bắt được từng loại nhu cầu tin của từng đối tượng người dùng tin khác nhau Thư viện sẽ tổ chức được các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại phù hợp với người dùng tin, qua đó, hoạt động thông tin của thư viện mới đạt hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả khoa học cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Thư viện
1.3.2 Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường
Trường Đại học Thương Mại là cơ sở đào tạo đa ngành, đa nghề, đa bậc học
từ Đại học đến cao học, các bậc đào tạo sau Đại học đối với ngành: Quản lý kinh tế, Thương mại, Kế toán, Quản trị kinh doanh Bên cạnh đó nhà còn mở các lớp đào tạo liên thông lên Đại học đối với các ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế, Quản trị Du lịch & Lữ hành, Ngôn ngữ Anh Vì vậy, đối tượng người dùng tin là vô cùng phong phú và đa dạng Mặt khác, phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tác động không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp học và phương pháp dạy Có thể nhận thấy vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin trong Trường có ý nghĩa thiết thực góp phần phát
Trang 30triển, nâng cao hoạt động Thư viện Trường Đại học Thương Mại, cùng với sự phát triển của các ngành và chuyên ngành hiện tại
Nghiên cứu khoa học là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Trường Để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học đòi hỏi Thư viện cần đóng vai trò như là kênh cung cấp thông tin đáng tin cậy và cập nhật nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của người dùng tin
Tiểu kết
Trong chương 1 tác giả đã trình bày những vấn đề chung của nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại Những vấn đề lý luận chung bao gồm: Khái niệm, tính chất, nhiệm vụ, các yếu tố ảnh hưởng và vai trò của nhu cầu tin, khả năng đáp ứng nhu cầu tin trong hoạt động Thông tin Thư viện tại Trường Đại học Thương Mại
Trong nội dung chương này tác giả cũng giới thiệu khái quát về hoạt động Thông tin Thư viện của Thư viện Trường Đại học Thương Mại trên các khía cạnh: Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, nhân lực thư viện, nguồn lực thông tin, các nhóm đối tượng người dùng tin chủ yếu
Những vấn đề lý luận trình bày trong chương một sẽ làm nền tảng cho việc phân tích về thực trạng ở chương hai để giúp đề tài mang tính khoa học và chặt chẽ hơn
Trang 31Chương 2
THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
NHU CẦU TIN CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
2.1 Thực trạng nhu cầu tin tại Thư viện Trường Đại học Thương Mại
2.1.1 Nội dung nhu cầu tin
2.1.1.1 Nội dung tài liệu
Trường Đại học Thương Mại là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực nên tất
cả các lĩnh vực khoa học đều được các nhóm người dùng tin quan tâm
Bảng 2.1: Nhu cầu về chuyên ngành đào tạo của người dùng tin
Trang 32Chuyên ngành khác
Biểu đồ 2.1 Nhu cầu về chuyên ngành đào tạo của người dùng tin
Nhận xét chung:
Nhìn vào bảng điều tra 2.1 dưới đây, có thể thấy nhu cầu tin của người dùng
tin chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Kế toán - kiểm toán (chiếm tỷ lệ 80% trong tổng
số người dùng tin), quản trị kinh doanh (chiếm tỷ lệ 60% trong tổng số người dùng
tin), tiếp theo là ngôn ngữ Anh (tỷ lệ 58% trong tổng số người dùng tin) Bên cạnh
đó, nhu cầu tin về các khối ngành kinh tế cũng khá cao, cụ thể như sau: Chuyên
ngành Tài chính- Ngân hàng (chiếm tỷ lệ 50% trong tổng số người dùng tin), luật
Trang 33kinh tế (44% trong tổng số người dùng tin), quản lý kinh tế (chiếm tỷ lệ 41% trong tổng số người dùng tin) Ngoài ra các khối chuyên ngành quản trị khách sạn và du lịch cũng được người dùng tin quan tâm với tỷ lệ tương ứng là 36% và 30% trong tổng số người dùng tin
Nhu cầu theo nội dung thông tin tài liệu có sự khác biệt giữa các nhóm người dùng tin trong Trường Trong đó nội dung nhu cầu tin tập trung chủ yếu về các tài liệu chuyên ngành Kế toán kiểm toán và Quản trị kinh doanh
Theo kết quả điều tra cho thấy hầu hết các đối tượng thuộc nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và nhóm sinh viên đều có nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học thuộc chuyên ngành mà họ đang giảng dạy hoặc đang học tập Người dùng tin thuộc nhóm cán bộ nghiên cứu giảng dạy chuyên ngành quản trị kinh doanh quan tâm nhiều đến các tài liệu thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh, những tài liệu thuộc chuyên ngành khác chiếm tỉ lệ thấp hơn
Người dùng tin sinh viên:
Nhóm người dùng tin là sinh viên có nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học được thể hiện rất rõ ràng Đa số những sinh viên đang theo học chuyên ngành cụ thể nhất định thì nhu cầu tin về nội dung tài liệu tập trung chủ yếu vào đúng chuyên ngành mà họ đang theo học Chẳng hạn, các sinh viên đang học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, nhu cầu tài liệu của họ tập trung chủ yếu vào chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng, sinh viên đang theo học ngành du lịch, nhu cầu tài liệu của họ tập trung chủ yếu vào chuyên ngành du lịch, kinh doanh khách sạn Những tài liệu thuộc nội dung khác có nhu cầu sử dụng hạn chế hơn
Nhóm người dùng tin là sinh viên, nhu cầu thông tin tập trung chủ yếuvào các tài liệu về chuyên ngành Kế toán - kiểm toán (chiếm tỷ lệ 100% trong tổng số người dùng tin sinh viên), xếp thứ hai là các tài liệu có nội dung về ngành quản trị kinh doanh (chiếm tỷ lệ 88.3% trong tổng số người dùng tin sinh viên)
Người dùng tin CBNCGD:
Người dùng tin thuộc nhóm cán bộ kiêm nhiệm (vừa quản lý vừa giảng dạy), ngoài nhu cầu về tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy còn quan tâm đến các tài liệu phục vụ cho công tác quản lý
Trang 34Với nhóm người dùng tin CBNCGD thì nội dung nhu cầu tin chủ yếu tập trung nhiều nhất vào các tài liệu thuộc chuyên ngành Kế toán- kiểm toán (chiếm tỷ
lệ 45% trong tổng số người dùng tin CBNCGD), sau đó là các tài liệu thuộc chuyên ngành quản lý khách sạn và ngôn ngữ Anh (chiếm tỷ lệ 20% trong tổng số người dùng tin CBNCGD)
Người dùng tin CBLĐQL:
Nhóm CBLĐQL cũng có nhu cầu về nội dung thông tin tương ứng với nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy, nội dung nhu cầu tin tập trung chủ yếu vào tài liệu thuộc lĩnh vực Kế toán- kiểm toán (chiếm tỷ lệ 60% trong tổng số người dùng tin CBLĐQL), thứ hai là các tài liệu về lĩnh vực ngôn ngữ Anh (chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số người dùng tin CBLĐQL)
Người dùng tin NCS-HVCH:
Nội dung nhu cầu tin của nhóm này cũng tập trung chủ yếu vào tài liệu thuộc chuyên ngành Kế toán – kiểm toán (chiếm tỷ lệ 50% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH) và tài liệu có nội dung về lĩnh vực quản lý kinh tế (chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH)
2.1.1.2 Loại hình tài liệu
Bảng 2.2 Nhu cầu về loại hình tài liệu của người dùng tin:
Trang 35Loại hình tài liệu khác
Biểu đồ 2.2: Nhu cầu về loại hình tài liệu của người dùng tin
Nhận xét chung:
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin
đã tác động và làm thay đổi tới mọi mặt trong đời sống xã hội Các loại hình tài liệu ngày càng đa dạng, phong phú cả về mặt nội dung và hình thức Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu của người dùng tin được thể hiện trong bảng 2.2 cho thấy nhu cầu sử dụng tài liệu giáo trình chiếm ưu thế (tỷ lệ 63.4% trong tổng số người dùng tin), sau đó là nhu cầu sử dụng sách tham khảo (tỷ lệ 34% trong tổng số người dùng tin) Trường Đại học Thương mại Hà Nội là cơ sở đào tạo Đại học chuyên ngành theo học chế tín chỉ Mỗi nhóm đối tượng lại có mục đích, nhu cầu tin khác nhau nên việc lựa chọn loại hình tài liệu phục vụ cho nhu cầu của mỗi nhóm, mỗi cá nhân khác nhau
Trang 36Người dùng tin sinh viên:
Đối với người dùng tin là sinh viên học theo học chế tín chỉ và mục đích sử dụng thông tin chủ yếu là phục vụ học tập nên sách giáo trình là loại hình tài liệu
mà sinh viên quan tâm và hay sử dụng (tỷ lệ 88% trong tổng số người dùng tin sinh viên) Bên cạnh đó sinh viên cũng sử dụng nhiều các loại hình tài liệu khác để phục
vụ cho học tập (tỷ lệ 39.9% trong tổng số người dùng tin sinh viên) Loại hình tài liệu mà sinh viên ít sử dụng nhất là báo, tạp chí (tỷ lệ 8.8% trong tổng số người dùng tin sinh viên)
Người dùng tin CBNCGD:
Nhóm người dùng tin này có nhu cầu thông tin mang tính lý luận, thực tiễn và
có sự cập nhật thường xuyên Vì vậy sự lựa chọn của họ tập trung chủ yếu là loại hình tài liệu dạng báo tạp chí (58% trong tổng số người dùng tin CBNCGD), bên cạnh đó để phục vụ tốt cho bài giảng họ thường nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu tham khảo hay các tài liệu chuyên ngành (25% trong tổng số người dùng tin CBNCGD), loại hình tài liệu dạng sách giáo trình và luận văn, luận án cũng được nhóm người dùng tin này quan tâm song với số lượng hạn chế hơn so với các loại hình tài liệu khác (12% - 14% trong tổng số người dùng tin CBNCGD)
Người dùng tin CBLĐQL:
Nhóm người dùng tin cần thông tin có tính tổng hợp, khái quát đồng thời phải mang tính thời sự, tính hệ thống, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định, quản lý Chính vì vậy, sự lựa chọn của họ đối với các loại hình tài liệu báo, tạp chí khoa học chiếm tỷ lệ rất cao là 78% trong tổng số người dùng tin CBLĐQL, sách giáo trình và luận văn luận án cũng được quan tâm nhưng chiếm tỷ lệ không cao (chiếm tỷ lệ 22% và 18% trong tổng số người dùng tin CBLĐQL)
Người dùng tin NCS-HVCH:
Nhóm người dùng tin này có nhu cầu chủ yếu tập trung vào tài liệu luận văn, luận án để phục vụ cho đề tài nghiên cứu (tỷ lệ 96% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH) Loại hình tài liệu chiếm ưu thế tiếp theo là sách giáo trình (tỷ lệ 60% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH), sách tham khảo (tỷ lệ 30% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH), loại hình tài liệu họ ít sử dụng nhất là báo, tạp chí (tỷ
lệ 14% trong tổng số người dùng tin NCS-HVCH)
Trang 372.1.1.3 Ngôn ngữ tài liệu
Trong giai đoạn hiện nay, ngoại ngữ thực sự trở thành chiếc chìa khoá vàng,
là công cụ, phương tiện quan trọng đối với các nhà khoa học và sinh viên nước ta trong việc tiếp cận tri thức, khoa học tiên tiến và mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế
Bảng 2.3: Mức độ sử dụng tài liệu bằng các ngôn ngữ khác nhau:
Trang 38Nhận xét chung:
Ngôn ngữ Tiếng việt là ngôn ngữ tất cả 100% người dùng tin dùng đến để tra cứu, tìm đọc sử dụng tài liệu Theo bảng số liệu và biểu đồ 2.3 cho thấy nhu cầu sử dụng ngôn ngữ giữa các đối tượng người dùng tin có sự khác nhau, không đồng đều Nhu cầu sử dụng ngôn ngữ ngoại văn có tỷ lệ cao nhất là tiếng Anh, nhu cầu sử dụng các ngôn ngữ ngoại văn khác ở mức trung bình Mức độ sử dụng của người dùng tin tùy thuộc vào các đối tượng người dùng tin khác nhau, các chuyên ngành khác nhau Nhu cầu sử dụng ngoại ngữ chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm cán bộ nghiên cứu giảng dạy CBNCGD và nhóm CBLĐQL, sau đó là nhóm sinh viên và chiếm tỷ
lệ thấp nhất là nhóm người dùng tin NCS-HVCH Nhóm người dùng tin CBNCGD
và nhóm CBLĐQL biết ít nhất một ngoại ngữ để phục vụ cho công việc, có người
sử dụng thành thạo 2 – 3 ngoại ngữ Ngôn ngữ sử dụng phổ biến nhất vẫn là tiếng Anh còn các ngoại ngữ khác chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với tiếng Anh
Nhìn chung, kết quả khảo sát cũng cho thấy người dùng tin tại Thư viện có nhu cầu sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Việt chiếm tỉ lệ cao nhất (100% người dùng tin) Đây vẫn là loại ngôn ngữ tài liệu phổ biến và phù hợp với mọi trình độ người dùng tin
Người dùng tin sinh viên:
Sinh viên là nhóm nhu cầu tin có tỉ lệ tương đối vì nhiều đối tượng theo chuyên ngành ngôn ngữ chuyên Anh, Trung Quốc, Pháp nên đòi hỏi họ phải tìm hiểu và sử dụng các ngôn ngữ đó khi theo học Vì vây nhu cầu tin sử dụng tài liệu viết bằng các ngoại ngữ theo chuyên ngành được đào tạo môn chiếm tỷ lệ rất cao,
cụ thể như sau: Tài liệu viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh (tỷ lệ 67.3% trong tổng số người dùng tin sinh viên), ngôn ngữ Trung Quốc (tỷ lệ 43% trong tổng số người dùng tin sinh viên), ngôn ngữ Pháp (tỷ lệ 32% trong tổng số người dùng tin sinh viên)
Người dùng tin CBNCGD:
Nhóm người dùng tin này có nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Anh là chủ yếu (70% trong tổng số người dùng tin CBNCGD); các ngôn ngữ ngoại văn khác như:
Trang 39dụng ít hơn (khoảng dưới 20% trong tổng số người dùng tin CBNCGD) Như vậy nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng nước ngoài của nhóm này cũng chủ yếu là tiếng Anh, những ngôn ngữ khác chiếm tỉ lệ thấp Ngôn ngữ Anh, Trung Quốc và Pháp cũng chính là 3 ngôn ngữ chính đào tạo của ngành: ngành Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh Thương mại); ngành quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại); ngành quản trị kinh doanh (Tiếng Trung Thương mại) Bởi vậy cán bộ giảng dạy thường xuyên nghiên cứu các ngôn ngữ này nên nhu cầu tin sẽ cao hơn các ngôn ngữ khác
Nhóm người dùng tin CBLĐQL:
Nhóm người dùng tin này bên cạnh nhu cầu sử dụng tài liệu viết bằng ngôn ngữ Tiếng Việt, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ nước ngoài chiếm tỉ lệ cao nhất là ngôn ngữ Tiếng Anh (tỷ lệ 82% trong tổng số người dùng tin thuộc nhóm này), tiếp theo
đó là ngôn ngữ Trung Quốc (chiếm tỷ lệ 30% trong tổng số người dùng tin thuộc nhóm này), tiếng Pháp (24% trong tổng số người dùng tin thuộc nhóm này), ngôn ngữ khác như: Đức, Hàn, Nhật, Nga chiếm tỷ lệ thấp nhất Đây là nhóm người dùng tin có trình độ cao, đa số họ được đào tạo ở nước ngoài, vì vậy khả năng ngoại ngữ của họ cao hơn so với những nhóm người dùng tin khác, cách thức khai thác thông tin của nhóm người dùng tin cũng rất đa dạng và phong phú
Người dùng tin NCS-HVCH:
Nhóm người dùng tin NCS-HVCH là nhóm có tỉ lệ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thấp nhất vì các ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ của trường Đại học Thương Mại không đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ mà chỉ yêu cầu ngoại ngữ tiếng Anh ở mức cơ bản theo quy định chung Trong đó nhóm người dùng tin quan tâm nhất là các tài liệu được viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Trung (tỷ lệ khoảng 10% trong tổng số người dùng tin thuộc nhóm này), tài liệu viết bằng ngôn ngữ Pháp, Nga và ngôn ngữ khác chiếm tỷ lệ rất thấp (tỷ lệ khoảng 6% trong tổng
số người dùng tin NCS-HVCH)
2.1.2 Tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin
Tập quán là những thói quen diễn ra hàng ngày trong đời sống sản xuất cũng như trong sinh hoạt của một con người, một xã hội Với ý nghĩa đó, tập quán khai thác thông tin của người dùng tin là những thói quen tìm kiếm thông tin, nguồn khai
Trang 40thác thông tin, loại hình thông tin và sản phẩm thông tin được tạo lập Tìm hiểu, nắm vững tập quán, thói quen khai thác thông tin của người dùng tin là cơ sở để các
cơ quan thông tin có những điều chỉnh hoạt động thông tin phù hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của người dùng tin
2.1.2.1 Tần suất lên thư viện
Để hoạt động Thư viện được đảm bảo, phát triển, đáp ứng nhu cầu tin hiệu quả nhất, người dùng tin cần đến Thư viện thường xuyên Tuy nhiên mỗi đối tượng nhu cầu tin có công việc, cuộc sống khác nhau vì vậy nhu cầu tin của họ khác nhau, thời gian tìm tin khác nhau, tần suất lên thư viên sử dụng thông tin cũng khác nhau Tần suất lên thư viện cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin
Bảng 2.4 Mức độ tuần suất lên thư viện của bạn đọc