1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Năng lực thông tin của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (tt)

47 555 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 623,35 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN HỒNG MINH NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HỒNG MINH

NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN,

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Hà Nội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HỒNG MINH

NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN,

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Chuyên ngành: Khoa học Thông tin Thư viện

Mã số: 60 32 02 03 Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Thị Quý

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, để tài: “Năng lực thông tin của sinh viên trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” là công trình nghiên

cứu khoa học của riêng tôi Các kết quả về số liệu được nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng

Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Minh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học ngành Thông tin - Thư viện, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều người

Tôi xin chân thành cảm ơn:

PGS TS Trần Thị Quý đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian theo học cao học cũng như trong thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài Đồng thời, tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã và đang tham gia giảng dạy đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu về lĩnh vực thông tin - thư viện cũng như các kiến thức liên quan khác trong suốt 2 năm học vừa qua Quý thầy cô khoa Thông tin - Thư viện, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình theo học tại trường Phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa học của mình

Lãnh đạo Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi theo học chương trình đảm bảo thời gian Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, đã hỗ trợ công việc cũng như chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp tài liệu, hỗ trợ thực hiện phiếu điều tra khảo sát giúp tôi hoàn thiện luận văn

Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành chương trình học và thực hiện đề tài

Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2016

HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Nguyễn Hồng Minh

Trang 5

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 14

4 Giả thuyết nghiên cứu 15

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

6 Phương pháp nghiên cứu 16

7 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 16

8 Dự kiến kết quả nghiên cứu 17

9 Bố cục của luận văn 17

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 18

1.1 Những vấn đề chung về năng lực thông tin 18

1.1.1 Các quan điểm khác nhau về khái niệm “Năng lực thông tin” 18

1.1.2 Nội dung của năng lực thông tin 20

1.1.3 Vai trò của năng lực thông tin đối với sinh viên 24

1.1.4 Các yếu tố tác động đến năng lực thông tin của sinh viên 26

1.2 Đặc điểm của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 31

1.2.1 Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển 31

1.2.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trường 35

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Trường 38

1.3 Vai trò của việc phát triển năng lực thông tin cho sinh viên của Trường 39

1.3.1 Đối với việc học tập và nghiên cứu khoa học 39

Trang 6

2

1.3.2 Đói với việc tự học, tự nghiên cứu suốt đời cho sinh viên sau khi ra

trường 41

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THÔNG TIN & CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 45

2.1 Thực trạng năng lực thông tin của sinh viên 44

2.1.1 Năng lực xây dựng được chiến lược tìm tin 44

2.1.2 Năng lực tìm kiếm thông tin của sinh viên 51

2.1.3 Kỹ năng đánh giá, trình bày & sử dụng thông tin của sinh viên 53

2.1.4 Việc thực hiện các văn bản pháp quy về sử dụng thông tin của sinh viên 56

2.2.Thực trạng các yếu tố tác động đến năng lực thông tin của sinh viên 60

2.2.1 Nhận thức của các bên liên quan 60

2.2.2 Nội dung chuyên đề “Năng lực thông tin” giảng dạy cho sinh viên 66

2.2.3 Phương pháp giảng dạy và đánh giá của giảng viên 68

2.2.4 Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin 70

2.2.5 Trình độ của đội ngũ cán bộ thông tin thư viện 74

2.2.6 Sự phối hợp giữa giảng viên và cán bộ Trung tâm Thông tin - Thư viện 75

2.2.7 Môi trường văn hóa của Nhà trường 77

2.3 Nhận xét chung về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 78

2.3.1 Ưu điểm 78

2.3.2 Hạn chế & nguyên nhân 81

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 86

3.1 Chú trọng phát triển năng lực thông tin cho sinh viên của Trường 83

3.1.1 Phát triển năng lực thông tin cho sinh viên là nhu cầu khách quan 83

Trang 7

3

3.1.2 Cấu trúc Mô hình phối hợp phát triển năng lực thông tin 85

3.1.3 Điều kiện đảm bảo thực hiện mô hình hiệu quả 87

3.2 Một số giải pháp khác nhằm phát triển năng lực thông tin cho sinh viên 87

3.2.1 Hoàn thiện giáo trình “Nhập môn năng lực thông tin” 87

3.2.2 Đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá 90

3.2.3 Tăng cường các hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện 91

3.2.4 Nâng cấp và hiện đại hóa hoạt động của các Phòng tư liệu 97

3.2.5 Nâng cao nhận thức & sự phối hợp giữa các đơn vị trong Trường 103

3.2.6 Chú trọng tới trình độ cán bộ thông tin - thư viện 105

3.2.7 Nâng cấp đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin 107

3.2.8 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm thông tin - thư viện 107

3.2.9 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ thông tin - thư viện 109

KẾT LUẬN 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC 121

Trang 8

ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

2 CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

ACRL

Association of College & Research Libraries

Hiệp hội các thư viện đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ

CILIP

Chartered Institute of Library and Information Professionals

Viện Chuyên gia thông tin thư viện Chartered

Trang 9

5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG, SƠ ĐỒ

Biểu đổ 2.1 Mức độ sử dụng các thao tác khi bắt đầu tìm kiếm thông tin của sinh viên 44 Biểu đồ 2.2 Mức độ tham gia tìm kiếm thông tin của sinh viên qua các nguồn tin 48 Biểu đồ 2.3 Mức độ sử dụng công cụ tìm tin của sinh viên 51 Biểu đồ 2.4 Mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá thông tin/ tài liệu 53 Biểu đồ 2.5 Cách sử dụng tài liệu tìm được của sinh viên 54 Biểu đồ 2.6 Hiểu biết của sinh viên về luật sở hữu trí tuệ 57 Biểu đồ 2.7 Mức độ trích dẫn tài liệu tham khảo của sinh viên 58 Biểu đồ 2.8 Mức độ cung cấp nguồn tìm kiếm tài liệu tham khảo cho sinh viên của giảng viên 76 Biểu đồ 2.9 Nhu cầu tham dự lớp học Năng lực thông tin của sinh viên 81 Biểu đồ 3.1 Ý kiến của CBTV, cán bộ phòng tư liệu về mức độ cần thiết trang bị NLTT cho sinh viên 84 Biểu đồ 3.2 Mức độ cần thiết để học các kỹ năng khi tìm kiếm thông tin 84

Bảng 2.1 Trình độ học vấn của cán bộ Trung tâm 74 Bảng 2.2 Vai trò của năng lực thông tin đối với sinh viên 80

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN 37

Sơ đồ 3.1 Mô hình phát triển năng lực thông tin cho sinh viên Trường ĐHKHXH&NV 86

Trang 10

6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của thông tin và kinh tế tri thức - kỷ nguyên này ra đời và đang phát triển nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học & công nghệ (KH&CN), đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông và đang tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội Việc tiếp cận thông tin trong thời đại bùng nổ CNTT và truyền thông ngày càng trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn Trước đây nguồn tri thức cung cấp cho con người chỉ đơn thuần là những tài liệu dưới dạng in ấn như sách, báo, tạp chí,…

Ngày nay, với sự tấn công như vũ bão của mạng truyền thông Internet, lượng thông tin khổng lồ với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, có mặt ở mọi lúc mọi nơi, với loại hình đa dạng mà bạn đọc có thể đọc, nghe, nhìn, xem, Tuy nhiên vấn đề ở đây không nằm ở việc thông tin có được cung cấp đầy đủ hay không mà nằm ở chỗ thông tin hiện đang được cung cấp quá nhiều, quá ồ ạt và hỗn tạp Việc kiểm định chất lượng và độ tin cậy của thông tin dường như bị phó mặc cho người sử dụng Điều này đòi hỏi mỗi người phải có năng lực sàng lọc và phản hồi thích hợp đối với các nguồn thông tin không phù hợp, có chất lượng kém và không đáng tin cậy Khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin, gọi tắt là năng lực thông tin (NLTT),

là năng lực hay kĩ năng của mỗi người trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của bản thân NLTT có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn và giúp con người phát triển năng lực tư duy độc lập và sáng tạo Đó chính là nền tảng của khả năng học tập suốt đời và là năng lực cần thiết trong mọi lĩnh vực, môi trường học tập

Theo Hiệp hội các thư viện đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL), NLTT là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có thể

“nhận biết thời điểm cần thông tin và có thể định vị, thẩm định và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả” Cần hiểu rõ rằng NLTT không chỉ đơn thuần là những kỹ năng cần thiết để tìm kiếm thông tin (xác định nhu cầu thông tin, xây dựng các biểu thức tìm tin, lựa chọn và xác minh nguồn tin), mà bao gồm cả

Trang 11

7

những kiến thức về các thể chế xã hội và các quyền lợi do pháp luật quy định giúp người dùng tin (NDT) có thể thẩm định thông tin, tổng hợp và sử dụng thông tin một cách hiệu quả

Có thể thấy rằng, NLTT đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều mặt của cuộc sống Với công việc học tập và nghiên cứu của sinh viên, một lần nữa vai trò của NLTT lại được khẳng định và có thể nói rằng nó quyết định đến thành quả học tập cũng như nghiên cứu của mỗi sinh viên Môi trường học tập bậc đại học yêu cầu sinh viên cần phải chủ động và độc lập trong việc học tập và nghiên cứu với sự giảng dạy, hỗ trợ và định hướng của giảng viên Để quá trình học tập nghiên cứu này đem lại hiệu quả, một trong những kiến thức quan trọng nhất mà sinh viên cần được trang bị chính là NLTT

Cũng theo Hiệp hội các thư viện Đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL) thuộc Hiệp hội thư viện Hoa Kỳ (ALA), NLTT của các sinh viên đại học cần phát triển bao gồm 06 khả năng sau: Khả năng xác định được phạm vi thông tin mà mình cần, khả năng tìm kiếm và truy cập thông tin hiệu quả, khả năng thẩm định chất lượng, độ tin cậy của thông tin và nguồn thông tin, năng lực kết nối thông tin mới tiếp nhận làm giàu vốn kiến thức sẵn có, khả năng sử dụng thông tin một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu đã đề ra, khả năng truy cập và sử dụng thông tin một cách hợp pháp và có đạo đức [62] Hầu hết các trường đại học ở Mỹ đã xây dựng chương trình phát triển NLTT cho sinh viên dựa theo các tiêu chuẩn nói trên của ARCL Nhiều trường đại học ở Anh, Australia, New Zealand,…cũng đã đề ra các tiêu chuẩn về NLTT để đào tạo cho sinh viên của mình Nhìn chung các trường đại học ở khắp nơi trên thế giới rất chú trọng đến việc phát triển NLTT cho sinh viên

Ở Việt Nam hiện nay, trong quá trình chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học đòi hỏi người học phải có NLTT để phục vụ yêu cầu học tập của bản thân Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) Số 02-NQ/HNTW, ngày 24/12/1996

về Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp

hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 đã khẳng đi ̣nh : “Đổi mới ma ̣nh mẽ

Trang 12

8

phương pháp giáo dục đào tạo… bảo đảm điều kiê ̣n và thời gian tự ho ̣c , tự nghiên cứu cho ho ̣c sinh , nhất là sinh viên đa ̣i ho ̣c ; phát triển mạnh mẽ phong trào tự học , tự đào ta ̣o thường xuyên và rô ̣ng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên” [10] Nghị

quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế khẳng định quan điểm chỉ đạo: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu

trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học

đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”, “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học” [11]

Một sinh viên được trang bị NLTT tốt sẽ đọc nhiều hơn, biết tranh luận bằng cách sử dụng thông tin từ nhiều nguồn và ở nhiều góc độ khác nhau, biết sử dụng dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình, có thể kết nối các ý tưởng và các khái niệm, biết phân tích và tổng hợp thông tin, có thể trích dẫn thông tin một cách thống nhất

và chính xác, đánh giá được mức độ tin cậy và giá trị của thông tin, quản lí và tổ chức được thông tin… Như vậy giáo dục NLTT cho sinh viên là một việc làm vô cùng quan trọng đối với quá trình tín chỉ hóa chương trình đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam

Hoạt động giáo dục đại học luôn gắn liền với hoạt động chuyển giao tri thức

và nghiên cứu khoa học (NCKH) Trong đó, một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng chuyển giao tri thức và NCKH là khả năng cung cấp nguồn tin để thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu trước hết của các nhà quản

lý, của giảng viên, của sinh viên trong trường đại học Tuy nhiên, trong thời đại đổi mới phương pháp dạy và học, đòi hỏi “người dạy phải dạy thật, người học phải học thật”

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là trường đại học trọng điểm, là một trong những

Trang 13

9

trung tâm đào tạo và nghiên cứu KHXH&NV lớn nhất của đất nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học cơ bản có trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Với quan điểm phát triển bền vững lấy chất lượng làm trung tâm, Nhà trường nhận thức được vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy và học Để làm được điều đó cần có sự đầu tư về nguồn lực con người và

cơ sở vật chất (CSVC), song một yếu tố tối quan trọng đó là đề cao vai trò của NLTT

Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Năng lực thông tin của sinh viên

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” làm

chủ đề nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Năng lực thông tin đã và đang được rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia… trên thế giới và trong nước nghiên cứu, triển khai

Những nghiên cứu về lịch sử hình thành khái niệm

Về mặt lý luận, thuật ngữ “Information Literacy - Năng lực thông tin” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1974 và được phát biểu bởi Paul G Zurkowski, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp thông tin Hoa Kỳ, nêu lên trong đề xuất gửi đến Ủy ban Quốc gia về Khoa học Thông tin - Thư viện năm 1974 tại Ủy ban Quốc gia về Khoa học Thông tin và Thư viện Zurkowski sử dụng thuật ngữ này để mô tả những hiểu biết về các kỹ năng, kỹ thuật thông tin nhằm sử dụng thông tin một cách thuần thục như những nguồn lực cơ bản để giải quyết những vấn đề mà con người gặp phải.[72, tr.6] Theo Hiệp hội các thư viện Đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL, 1989), NLTT là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá

nhân có thể “nhận biết thời điểm cần thông tin và có thể định vị, thẩm định và sử

dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả” [62] McKie, trong tài liệu của Cheek

và các cộng sự đã khẳng định “NLTT là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin, tìm

kiếm, tổ chức, thẩm định và sử dụng thông tin trong việc ra quyết định một cách hiệu quả, cũng như áp dụng những kỹ năng này vào việc tự học suốt đời” [65, tr.2]

Công trình của Joan M Reitz trong Từ điển về Khoa học Thông tin và Thư viện

Trang 14

10

(2004) cho rằng NLTT là “kỹ năng tìm kiếm thông tin theo nhu cầu, gồm có sự am hiểu về cách tổ chức các thư viện cũng như các nguồn tài nguyên mà họ cung cấp (các dạng thông tin và công cụ tìm kiếm tự động) cùng với các kỹ thuật tìm kiếm thông thường Khái niệm này cũng bao gồm các kỹ năng cần thiết để đánh giá nội dung thông tin và sử dụng nó một cách hiệu quả, những tri thức về cơ sở hạ tầng truyền dẫn thông tin, kể cả về mặt chính trị, xã hội, ngữ cảnh văn hóa và tác động của nó Khái niệm này đồng nghĩa với kỹ năng thông tin, có thể so sánh với khái niệm kiến thức tin học” [70] Công trình của chuyên gia thông tin thư viện Chartered (CILIP) đã cho rằng “NLTT là khả năng nhận biết khi nào và tại sao bạn cần thông tin, tìm kiếm thông tin ở đâu, làm thế nào để đánh giá và sử dụng một cách có đạo đức.’ [64]

Ở Việt Nam, nghiên cứu về NLTT là vấn đề không mới nhưng vẫn được rất

đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề nêu trên Những kết quả của các công trình nghiên cứu đó sẽ giải quyết những phương diện khác nhau của việc phát triển NLTT cho NDT, điều đó đã góp phần tạo nên những cái mới, những thành tựu mới

để hoạt động TT-TV ngày càng hoàn thiện hơn Năm 2001, tác giả Nguyễn Hoàng Sơn, giảng viên Khoa TT-TV Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN đã công bố bài

báo “Tìm hiểu khái niệm kiến thức thông tin (KTTT) góp phần đảm bảo chất lượng

đào tạo cử nhân chuyên ngành khoa học TT-TV” được đăng tại Kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành TT-TV lần thứ nhất Có thể đây là bài báo đầu tiên chính

thức đưa khái niệm này vào từ vựng ngành TT-TV nước ta “Sự phát triển của

KTTT trong xã hội thông tin” của tác giả Bùi Thị Ngọc Oanh được đăng trong Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên chuyên ngành thông tin-thư viện lần thứ 6 Bộ môn TT-TV trường ĐHKHXH&NV ĐHQGHN năm 2002 Các tham luận này đi vào tìm

hiểu thuật ngữ “Information Literacy” theo nhiều cách hiểu khác nhau như “năng lực thông tin”, “hiểu biết thông tin, “kiến thức thông tin” hay “kỹ năng thông tin”… Các tác giả có những cách dịch và định nghĩa khác nhau nhưng phần lớn các ý kiến

đều thống nhất nội hàm của thuật ngữ này được hiểu rằng: “NLTT là khả năng và

Trang 15

Các công trình/ bài báo nghiên cứu về lý luận NLTT như: “Nội dung của

KTTT” của tác giả Trần Mạnh Tuấn được đăng trong Tạp chí Thông tin & Tư liệu

(TT&TL) tháng 3 năm 2006, “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phổ biến KTTT ở

Việt Nam” của tác giả Lê Văn Viết đăng trong Tạp chí TT&TL tháng 3 năm 2008

“Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa KTTT và CNTT” của các tác giả Trần Bích

Diệp, Nguyễn Thị Trang Nhung

Những công trình nghiên cứu về vai trò của Năng lực thông tin

Các tham luận được đăng trong kỷ yếu hội thảo như:“Tìm hiểu KTTT và vai

trò của KTTT trong giáo dục đào tạo” của tác giả Vũ Quỳnh Nhung được đăng

trong Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên chuyên ngành thông tin-thư viện lần thứ 6

Bộ môn TT-TV trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2002

Tiếp đến là Hội thảo quốc tế về NLTT lần đầu được tổ chức tại trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN vào năm 2006 đã thu hút được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm Tại Hội thảo, các chuyên gia quốc tế và Việt Nam đã trình bày nhiều tham luận về bản chất và ý nghĩa của NLTT, kinh nghiệm triển khai

chương trình đào tạo NLTT ở trường đại học như: "Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo

dục KTTT trong các nước đang phát triển ở châu Á" của GS Garry Gorman và

TS.Dan Dorner, "Cơ hội để cán bộ thư viện (CBTV) trở thành người đào tạo KTTT" của GS Russel Bowden, "Hiểu biết thông tin: tình hình và một số đề xuất" của Ths Cao Minh Kiểm, "Giáo dục kỹ năng thông tin trong hệ thống thư viện công cộng" của Ths Nguyễn Thị Kim Loan, "Bước đầu giới thiệu Information Literacy vào đổi

mới phương pháp dạy/học và công tác NCKH tại Đại học Huế" của GS.TS Huỳnh

Đình Chiến Đây là lần đầu tiên, vấn đề NLTT, hay còn gọi là "hiểu biết thông tin” được đề cập và thảo luận giữa các chuyên gia Việt Nam và quốc tế

Trang 16

12

Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Năng lực thông tin vơi giáo dục đại học

Về mặt thực tiễn, vào năm 2006, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Ngành TT-TV

trong xã hội thông tin đã công bố một chùm bài của PGS.TS Trần Thị Quý như các

bài viết “KTTT - lượng kiến thức cần có cho NDT trong hệ thống giáo dục đại học

ở Việt Nam hiện nay” và “Đổi mới nội dung, chương trình phương pháp đào tạo ngành TT-TV - yếu tố quan trọng để nâng cao KTTT cho học viên”; Bài “Vài suy nghĩ về trang bị “KTTT” cho sinh viên trong các trường đại học Việt Nam” của tác

giả Nguyễn Văn Hành, “Những tiêu chuẩn KTTT trong giáo dục đại học Mỹ và các

chương trình đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên tại Trung tâm Thông tin - Thư viện (TT-TV), ĐHQGHN” của tác giả Nguyễn Huy Chương, “KTTT với giáo dục đại học”của tác giả Nghiêm Xuân Huy, “Tăng cường KTTT cho sinh viên - giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học” của tác giả Tô Thị

Hiền.Các tham luận đều nêu bật vai trò và tầm quan trọng của NLTT trong thời đại ngày nay và sự cần thiết phải đẩy mạnh đào tạo NLTT cho sinh viên

Những công trình nghiên cứu về trách nhiệm của thư viện với việc trang bị Năng lực thông tin cho người dùng tin

Ngoài ra, còn có các bài báo tạp chí trong những năm gần đây trình bày về tầm quan trọng của việc phát triển NLTT cho sinh viên trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay tại Việt Nam, đồng thời nêu bật vai trò của các trung tâm TT-TV đại học

trong việc hỗ trợ tích hợp NLTT vào giảng dạy như: “Chương trình KTTT của Thư

viện Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh” của

tác giả Dương Thúy Hương đăng tại Bản tin Thư viện - CNTT tháng 8 năm 2012;

“Đội ngũ CBTV tham gia đào tạo KTTT tại một số thư viện đại học ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Trương Đại Lượng đăng trong Tạp chí Thư

viện Việt Nam tháng 6 năm 2013; “Vai trò của các thư viện đại học trong việc hỗ

trợ tích hợp KTTT vào giảng dạy” của do tác giả Vũ Văn Sơn lược dịch được đăng

trong Tạp chí TT&TL tháng 5 năm 2013;“Yêu cầu đối với thư viện đại học trước

những thay đổi của giáo dục đại học” của tác giả Nguyễn Hồng Sinh và “Thực

Trang 17

13

trạng đào tạo KTTT tại một số thư viện đại học ở Việt Nam” của tác giả Trương Đại

Lượng được đăng trong Tạp chí TT&TL số tháng 01 năm 2014; bài báo “Trình độ

KTTT của sinh viên đại học ở Việt Nam” của tác giả Trương Đại Lượng đăng trong

Tạp chí TT&TL số tháng 5 năm 2014; “Trang bị KTTT cho sinh viên phục vụ công

tác đào tạo chất lượng cao tại Học viện Cảnh sát nhân dân” của tác giả Đỗ Thu

Thơm tại Tạp chí TT&TL tháng 02 năm 2015

Những công trình nghiên cứu về việc trang bị Năng lực thông tin cho sinh viên các trường đại học

Theo hướng nghiên cứu của đề tài, ở trong nước đã có một số công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng, điều tra nghiên cứu thực tiễn tại một số các cơ quan TT-TV là luận văn thạc sĩ Các luận văn thạc sĩ được bảo vệ liên quan đến chủ

đề này tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN là “Phát triển KTTT cho sinh viên

trường Đại học Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Ngà bảo vệ năm 2010 và “Phát triển KTTT cho sinh viên trường Đại học Y tế công cộng” của tác giả Đinh Thị

Phương Thúy năm 2013 Luận văn “Phát triển KTTT cho sinh viên trường Đại học

Bách khoa Hà Nội” của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn năm 2011 và luận văn “KTTT của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Thị

Hằng năm 2014 là hai luận văn nghiên cứu về NLTT đã được bảo vệ tại Trường Đại

học Văn hóa Hà Nội Và gần đây nhất là luận án “Phát triển KTTT cho sinh viên

các trường đại học ở Việt Nam” của tác giả Trương Đại Lượng bảo vệ năm 2015 tại

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Những công trình nghiên cứu liên quan đến Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN

Các khía cạnh tiếp cận nghiên cứu liên quan đến đơn vị khảo sát là Trung tâm TT-TV ĐHQGHN: hiện đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu, tìm hiểu về các hoạt động xoay quanh Trung tâm Những luận văn nghiên cứu về Trung tâm TT-TV,

ĐHQGHN được bảo vệ tại trường ĐHKHXH&NV là: “Xây dựng thư viện điện tử

tại Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Trần Thị

Minh Nguyệt năm 2010; “Đổi mới hoạt động TT-TV đáp ứng yêu cầu đào tạo theo

học chế tín chỉ tại ĐHQGHN” của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo năm 2010;

Trang 18

14

“Công tác mô tả biên mục tại Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN”của tác giả Hoàng

Yến năm 2014; “Dịch vụ TT-TV hiện đại tại ĐHQGHN” của tác giả Vũ Thị Thu Hà năm 2014; “Hoạt động marketing của Thư viện James Hardiman - Đại học Quốc

gia Ireland Galway và khả năng áp dụng tại Trung tâm TT-TV ĐHQGHN” của tác

giả Hà Hải Yến bảo vệ năm 2015

Những luận văn được bảo vệ tại trường Đại học Văn hóa: “Hoàn thiện công

tác TT-TV, ĐHQGHN” của tác giả Nguyễn Văn Hành năm 2000; “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ (SP&DV) TT-TV của Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN” của tác giả Phạm Thị Yên năm 2005; “Nâng cao chất lượng xử lý tài liệu tại trung tâm TT-TV, ĐHQGHN” của tác giả Đồng Đức Hùng năm 2005;

“Hiện đại hóa công tác phục vụ bạn đọc tại Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN” của tác

giả Lê Minh Thu năm 2006; “Phát triển nguồn tin nội sinh của ĐHQGHN” của tác

giả Trần Thị Thanh Vân, bảo vệ năm 2010.“Nghiên cứu nhu cầu tin (NCT) tại

Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN” của tác giả Nguyễn Bích Hạnh năm 2011; “Tài liệu

số tại Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN” của tác giả Phạm Thị Thu năm 2011

Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ đi sâu tìm hiểu một nội dung cụ thể mà chưa nghiên cứu về vấn đề phát triển NLTT cho sinh viên trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN Qua tổng quan tình hình nghiên cứu như vậy, tôi nhận thấy chưa có một

đề tài NCKH, luận văn hay bài viết nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện

về phát triển NLTT cho sinh viên trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN Chính vì

vậy, đề tài “Năng lực thông tin của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” là đề tài hoàn toàn mới và không trùng lặp

bất kỳ một đề tài nào đã nghiên cứu trước đó

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng Năng lực thông tin của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phát triển NLTT cho sinh viên để phục vụ cho quá trình học tập, NCKH đạt hiệu quả trong bối cảnh đào tạo theo tín chỉ và đáp ứng chuẩn đầu ra hiện nay

Trang 19

15

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NLTT Cụ thể: khái niệm NLTT, vai trò của NLTT, các tiêu chí đánh giá NLTT, các yếu tố tác động đến NLTT

- Nghiên cứu khái quát về Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

- Nghiên cứu về thực trạng NLTT của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao NLTT cho sinh viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

4 Giả thuyết nghiên cứu

NLTT của sinh viên trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN còn yếu nên việc xác định NCT, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin phục vụ học tập, NCKH chưa đạt hiệu quả Nguyên nhân có thể là do các yếu tố khách quan như sự bùng

nổ thông tin trên Internet, sinh viên chưa được trang bị kiến thức, NLTT trong chương trình đào tạo của trường, của các đơn vị phục vụ thông tin/ tư liệu như Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN, các phòng tư liệu, hoạt động của Đoàn, Hội sinh viên… hoặc do yếu tố chủ quan là bản thân sinh viên chưa tự học hỏi và nghiên cứu nên NLTT và đạo đức trong sử dụng thông tin còn những hạn chế Vậy làm thế nào để khắc phục thực trạng trên một cách hiệu quả, là câu hỏi nghiên cứu mà luận văn cần hướng đến giải quyết Có thể, nếu có sự thống nhất cao trong nhận thức của các bên liên quan trong Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN và nội dung trang bị NLTT cho sinh viên trong việc xác định nhu cầu, phạm vị khai thác thông tin, kĩ năng tìm kiếm, thói quen sử dụng công cụ, hiểu biết sở hữu trí tuệ và trình bày thông tin được thực hiện tốt thì có thể sẽ phát triển được NLTT cho sinh viên của Trường, nhằm giúp sinh viên có thể tự kiểm soát tốt hơn và nâng cao hiệu quả quá trình học tập, nghiên cứu của mình Đó là một hành trang thiết yếu cho quá trình học tập suốt đời của mỗi sinh viên

5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Năng lực thông tin của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

Trang 20

16

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về NLTT của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN trong giai đoạn hiện nay

- Phạm vi nội dung: Phát triển NLTT cho sinh viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp TT-TV, về giáo dục & đào tạo làm căn cứ để triển khai quá trình nghiên cứu

6.2 Phương pháp cụ thể

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu

- Phương pháp điều tra thực tế

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp thống kê số liệu

Phạm vi quy mô của mẫu khảo sát điều tra 200 phiếu hỏi Trong đó: 150 phiếu dành cho sinh viên có chú trọng đến các khóa đào tạo, các khoa đào tạo trong Trường; 50 phiếu dành cho CBTV Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN và cán bộ các phòng tư liệu của các khoa, cán bộ đoàn, hội trong trường ĐHKHXH&NV

7 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

Trang 21

17

TV, ĐHQGHN xây dựng kế hoạch chiến lược bền vững để phát triển NLTT cho sinh viên, góp phần nâng cao chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước nói chung và công tác đào tạo, NCKH của Nhà trường nói riêng

- Là cơ sở và tài liệu tham khảo (TLTK) tốt cho khoa TT-TV Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN biên soạn bài giảng/ giáo trình cho môn học “Năng lực thông tin” dạy cho toàn trường

8 Kết quả nghiên cứu

Luận văn gồm 100 trang chưa kể các phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo và Phụ lục

9 Bố cục của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 03 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực thông tin của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chương 2 Thực trạng năng lực thông tin và các yếu tố tác động đến năng lực thông tin của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chương 3 Các giải pháp phát triển năng lực thông tin cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 22

18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC THÔNG TIN

CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN,

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1.1 Những vấn đề chung về năng lực thông tin

1.1.1 Các quan điểm khác nhau về khái niệm “Năng lực thông tin”

Thuật ngữ “Năng lực thông tin” (Information Literacy) là khái niệm khá mới với nhiều người làm công tác thư viện ở Việt Nam Hiện nay có khá nhiều định nghĩa khác nhau về NLTT, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Jesus Lau (2006) cho rằng việc hiểu các định nghĩa khác nhau liên quan đến NLTT là rất quan trọng nhằm định hướng rõ ràng cho xây dựng chương trình NLTT [73] “Năng lực thông tin” đã được đề cập đến từ những năm 70 của thế kỷ trước Sự xuất hiện của thuật ngữ này gắn liền với xu thế bùng nổ thông tin tại thời điểm đó Thuật ngữ “Information Literacy” lần đầu được Paul Zukowski, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp thông tin Hoa Kỳ, nêu lên trong Đề xuất gửi đến Ủy ban Quốc gia về Khoa học Thông tin - Thư viện năm 1974 Ông sử dụng thuật ngữ này mô tả những người “đã học được kỹ năng sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin cũng như các nguồn thông tin khác nhau để có được giải pháp thông tin” [76, tr.6] Theo Hiệp hội các thư viện Đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL, 1989), NLTT là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có

thể “nhận biết thời điểm cần thông tin và có thể định vị, thẩm định và sử dụng thông

tin cần thiết một cách hiệu quả” [66] McKie, trong tài liệu của Cheek và các cộng

sự đã khẳng định “NLTT là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin, tìm kiếm, tổ chức,

thẩm định và sử dụng thông tin trong việc ra quyết định một cách hiệu quả, cũng như áp dụng những kỹ năng này vào việc tự học suốt đời” [69, tr.2] Theo Joan M

Reitz trong Từ điển về Khoa học Thông tin và Thư viện (2004), NLTT là “kỹ năng tìm kiếm thông tin theo nhu cầu, gồm có sự am hiểu về cách tổ chức các thư viện cũng như các nguồn tài nguyên mà họ cung cấp (các dạng thông tin và công cụ tìm kiếm tự động) cùng với các kỹ thuật tìm kiếm thông thường Khái niệm này cũng bao gồm các kỹ năng cần thiết để đánh giá nội dung thông tin và sử dụng nó một

Trang 23

19

cách hiệu quả, những tri thức về cơ sở hạ tầng truyền dẫn thông tin, kể cả về mặt chính trị, xã hội, ngữ cảnh văn hóa và tác động của nó Khái niệm này đồng nghĩa với kỹ năng thông tin, có thể so sánh với khái niệm kiến thức tin học” [74]

Viện Kiến thức thông tin Úc và New Zealand cho rằng, một người có NLTT là người có khả năng:

- Nhận dạng được NCT của bản thân;

- Xác định được phạm vi của thông tin mà mình cần;

- Thẩm định thông tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu quả;

- Phân loại, lưu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin được thu thập hay tạo ra;

- Biến nguồn thông tin được lựa chọn thành cơ sở tri thức;

- Sử dụng thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giải quyết vấn đề, và ra quyết định một cách có hiệu quả;

- Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóa trong việc sử dụng thông tin;

- Truy cập và sử dụng các nguồn thông tin hợp pháp và hợp đạo đức;

- Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công dân và trách nhiệm

Có thể thấy rằng, thuật ngữ “Information Literacy” được dịch sang tiếng Việt theo nhiều cách khác nhau như “Kiến thức thông tin”, “Văn hóa thông tin”, “Năng lực thông tin”, “Hiểu biết thông tin” hay “Kỹ năng thông tin” Các tác giả có những cách dịch khác nhau nhưng phần lớn các ý kiến đều thống nhất nội hàm của thuật ngữ này được hiểu rằng: NLTT là khả năng nhận dạng NCT, tìm kiếm, thu thập, đánh giá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả và hợp pháp Thuật ngữ

“năng lực thông tin” được sử dụng trong nghiên cứu này bởi nó ngày càng được

sử dụng phổ biến trong các trường đại học, các viện nghiên cứu, và các cơ quan

Ngày đăng: 11/05/2017, 10:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w