1Sinh viên trường Đại học luật Hà Nội chưa đươ ̣c trang bi ̣ kiến thức về năng lực thông tin và họ chưa nhận thấy tầm quan trọng của các kiến thức này; 2 Chương trình đào ta ̣o của
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Văn Hùng
Hà Nội - 2018
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN THƯ VIỆN
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Người hướng dẫn khoa học
TS Đỗ Văn Hùng
Chủ tịch Hội đồng chấm Luận văn
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Thanh
Hà Nội - 2018
Trang 4XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
Luận văn đã chỉnh sửa theo ý của các thành viên kiến hội đồng và kết luận của hội đồng cụ thể như sau:
- Làm rõ mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu
- Có sự thống nhất giữa các yếu tố cấu thành năng lực thông tin
- Làm sâu sắc hơn các giải pháp
- Trình bày lại các bảng số liệu cho đúng quy định của Trường
- Chinhr
Chủ tịch Hội đồng
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Thanh
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ Văn Hùng Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Ngoài ra, trong luận văn này còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có)
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Thị Nga
Trang 6Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đã và đang tham gia giảng dạy cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu về lĩnh vực thông tin thư viện cũng như các kiến thức liên quan khác trong 2 năm học vừa qua
Cuối cùng là sự động viên, quan tâm, chăm sóc của gia đình và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn Mặc dù đã nỗ lực hết sức để hoàn thành khóa luận này, tuy nhiên với khả năng có hạn nên khóa luận tốt nghiệp của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn để tôi tiến bộ hơn nữa trong học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Thị Nga
Trang 7TÓM TẮT
Năng lực thông tin giúp cho sinh viên có khả năng và kỹ năng tìm kiếm, thu thập, đánh giá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả, hợp pháp và là cơ sở căn bản giúp sinh viên có khả năng học tập suốt đời, giúp sinhviên làm chủ được thế giới thông tin, tự định hướng, hoàn thiện bản thân Tuy nhiên, quan sát ban đầu của tác giả thấy rằng năng lực thông tin của sinh viên Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i chưa tốt nên viê ̣c xác đi ̣nh nhu cầu tin , tìm kiếm và sử dụng thông tin phục vụ học tập chưa
đa ̣t hiểu quả cao
Để làm sáng tỏ nguyên nhân của vấn đề trên, tác giả đặt ra ba câu hỏi: (1) Thực trạng năng lực thông tin của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay
như thế nào? (2) Những yếu tố nào tác động đến việc nâng cao năng lực thông tin
cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội? (3) Nội dung và cách thức triển khai đào tạo năng lực thông tin nào là phù hợp với sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội?
Để trả lời các câu hỏi này, tác giả tiến hành nghiên cứu tài liệu để tạo nên cơ sở lý thuyết về năng lực thông tin, khảo sát lấy số liệu thông qua bảng hỏi và phỏng vấn với các đối tượng là lãnh đạo của trường, lãnh đạo thư viện, cán bộ thư viện, sinh viên và giảng viên
Nghiên cứu đưa ra ba kết quả chính (1)Sinh viên trường Đại học luật Hà Nội chưa đươ ̣c trang bi ̣ kiến thức về năng lực thông tin và họ chưa nhận thấy tầm quan trọng của các kiến thức này; (2) Chương trình đào ta ̣o của nhà trường chưa lồng gép các nội dung liên quan đến năng lực thông tin, bên cạnh đó Thư viện của Nhà trường chưa có một chương trình đào tạo năng lực thông tin hiệu quả và phù hợp với sinh viên; (3) phát triển năng lực thông tin cho sinh viên bị tác động bởi nhiều yếu tố liên quan trong đó có: chính sách phát triển năng lực thông tin, nhận thức của các bên liên quan, năng lực của cán bộ thư viện, phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của sinh viên
Trên cơ sở kết quả trên, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất cho Trường Đại học Luật để phát triển năng lực thông tin cho sinh viên Trong đó, xây dựng chương trình đào tạo NLTT cho sinh viên và lồng gép các nội dung liên quan đến năng lực thông tin vào việc giảng dạy là một trong những giải pháp quan trọng trong việc
Trang 8phát triển năng lực thông tin thông tin của sinh viên Ngoài ra, một yếu tố rất cần thiết đó là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm và các phòng, ban, bộ môn trong trường để các chương trình phát triển NLTT cho sinh viên mang lại hiệu quả cao nhất, giúp sinh viên có thể làm chủ tri thức trong xã hội thông tin
Trang 9MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
3 Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 11
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
6 Phương pháp nghiên cứu 13
7 Đạo đức nghiên cứu 19
8 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 19
9 Cấu trúc luận văn 20
CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN 21
1.1 Những vấn đề chung về năng lực thông tin 21
1.1.1 Khái niệm năng lực thông tin 21
1.1.2 Tiêu chí đánh giá năng lực thông tin 24
1.1.3 Vai trò của năng lực thông tin đối với sinh viên 30
1.1.4 Các yếu tố tác động đến năng lực thông tin của sinh viên 32
1.2 Khái quát về Trường Đại học Luật Hà Nội và Trung tâm Thông tin thư viện trường 37
1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Luật Hà Nội 37
1.2.2 Khái quát về Trung tâm Thông tin thư viện 40
1.3 Tiểu kết chương 1 47
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 48
2.1 Năng lực thông tin trong học tập của sinh viên 48
2.1.1 Năng lực xây dựng chiến lược tìm tin 48
2.1.2 Năng lực tìm kiếm thông tin của sinh viên 52
2.1.3 Kỹ năng đánh giá, trình bày & sử dụng thông tin của sinh viên 54
2.1.4 Việc thực hiện các văn bản pháp quy về sử dụng thông tin của sinh viên 54
Trang 102.2 Năng lực thông tin trong sử dụng internet và mạng xã hội của sinh viên 59
2.3 Năng lực thông tin sử dụng thư viện 60
2.4 Năng lực ngoại ngữ và tin học 61
2.5 Đánh giá năng lực thông tin của sinh viên 62
2.6 Các yếu tố tác động đến năng lực thông tin của sinh viên 63
2.6.1 Chính sách về phát triển năng lực thông tin 63
2.6.2 Nhận thức của các bên liên quan 64
2.6.3 Năng lực thông tin và phương pháp giảng dạy của giảng viên 65
2.6.4 Năng lực thông tin của cán bộ thư viện và sự hỗ trợ của thư viện 69
2.6.5 Phương pháp học tập của sinh viên 75
2.6.6 Đánh giá các yếu tố tác động năng lực thông tin 79
2.7 Tiểu kết chương 2 81
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 83
3.1 Một số giả pháp nhằm phát triển năng lực thông tin cho sinh viên 83
3.1.1 Có chính sách cho việc phát triển năng lực thông tin cho sinh viên 83
3.1.2 Thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường 83
3.1.3 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện trong việc phát triển năng lực thông tin cho sinh viên 84
3.1.4 Giảng viên chủ động phối hợp với CBTV Trung tâm TT – TV xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo NLTT cho sinh viên 86
3.1.5 Tích cực khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học 89
3.1.6 Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin 89
3.2 Đề xuất xây dựng chương trình đào tạo NLTT cho sinh viên 90
3.2.1 Phương pháp và hình thức 90
3.2.2 Nội dung đào tạo và yêu cầu khi xây dựng chương trình đào tạo 92
3.3 Tiểu kết chương 3 95
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 105
Trang 11NLTT Năng lực thông tin
TT – TV Thông tin - Thư viện
Trang 12DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 0 2: Mô hình thu thập thông tin cho nghiên cứu 16
Bảng 0 3: Đối tượng cần lấy thông tin 18
Bảng 1 1: Đội ngũ cán bộ, viên chức của Trung tâm 42
Bảng 1 2: Thống kê cơ cấu vốn tài liệu theo dạng 43
Bảng 1 3: Thống kê cơ cấu vốn tài liệu theo nội dung 43
Bảng 1 4: Thống kê cơ cấu vốn tài liệu theo ngôn ngữ 44
Bảng 1 5: Các CSDL thư mục tính đến tháng 5/2016 45
Bảng 2 1: Năng lực nhận biết nhu cầu thông tin của sinh viên 49
Bảng 2 2: Giảng viên đánh giá việc sinh viên sử dụng thư viện 51
Bảng 2 3: Năng lực đọc hiểu ngoại ngữ 52
Bảng 2 4: Mức độ sử dụng công cụ tìm tin trên Internet và cơ sở dữ liệu trực tuyến của sinh viên 53
Bảng 2 5: Trích dẫn và làm tài liệu tham khảo trong bài tập, bài nghiên cứu 57
Bảng 2 6: Năng lực sử dụng thư viện của sinh viên 60
Bảng 2 7: Mức độ thực hiện các hoạt động khi đến thư viện 61
Bảng 2 8: Năng lực sử dụng máy tính và khả năng đọc tài liệu bằng tiếng nước ngoài 62
Bảng 2 9: Quan điểm của giảng viên, CBTV đối với việc đào tạo NLTT cho sinh viên 64
Bảng 2 10: Giảng viên tự đánh giá về năng lực thông tin của bản thân mình 66
Bảng 2 11: : Tương quan giữa sinh viên luôn nhận được hỗ trợ của giảng viên khi sinh viên có yêu cầu 69
Bảng 2 12: Năng lực thông tin của CBTV 70
Bảng 2 13: Mức độ Sự đáp ứng và hỗ trợ của cán bộ thư viện/thư viện có ảnh hưởng đến năng lực thông tin của sinh viên 74
Bảng 2 14: Tương quan đáp ứng và hỗ trợ của cán bộ thư viện/thư viện có ảnh hưởng đến năng lực thông tin của sinh viên 75
Bảng 2 15: Phương pháp học tập của sinh viên 77
Trang 13Bảng 2 16: Tương quan giữa mức độ tích cực tham gia và không tích cực tham gia các hoạt động do thầy cô đề ra với NLTT trong học tập và NLTT trong sử dụng internet và
mạng xã hội 78
Bảng 2 17: Khó khăn sinh viên gặp phải khi tiếp cận các nguồn tin phục vụ học tập 79
Bảng 3 1: Mục tiêu và trách nhiệm NLTT 88
Bảng 3 2: Nhu cầu tham gia lớp học NLTT 91
Biểu đồ 2 1: Biết rõ thuật ngữ NLTT của sinh viên 48
Biểu đồ 2 4: Cách đánh giá và tiêu chí đánh giá các nguồn thông tin tìm được 54
Biểu đồ 2 5: Bạn có nắm rõ luật sở hữu trí tuệ 56
Biểu đồ 2 6: Tình trạng sử dụng tài liệu photocopy trong học tập 59
Biểu đồ 3 1: Ý kiến của CBTV, giảng viên về việc năng lực thông tin đối với sinh viên 91
Trang 14LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, hiện tượng “Bùng
nổ thông tin” đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu Sự gia tăng các nguồn tài nguyên thông tin cùng với những tiến bộ của công nghệ viễn thông tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết, cho phép mọi người có thể lưu trữ, truy cập và phổ biến thông tin một cách rộng rãi Người dùng tin có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều thông tin cho một vấn đề cụ thể bằng nhiều cách, nhiều phương tiện, được lưu trữ ở nhiều dạng vật mang tin khác nhau Tuy nhiên, họ cũng đồng thời gặp phải không ít thách thức trong việc kiểm soát lượng thông tin vì số lượng thông tin quá khổng lồ, ồ ạt và hỗn tạp đang ngày càng gia tăng theo cấp số nhân Vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được tính chính xác, độ chân thực của thông tin? Làm sao khai thác hiệu quả các nguồn thông tin ấy phục vụ cho cuộc sống? Trong bối cảnh như vậy, khả năng tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin được xem là yêu cầu then chốt đối với mỗi cá nhân để tham gia hiệu quả trong kỷ nguyên thông tin? Điều này đòi hỏi mỗi người phải có năng lực sàng lọc các nguồn thông tin không phù hợp, có chất lượng kém và không đáng tin cậy
Hơn nữa, những thay đổi đang diễn ra trên thế giới hiện nay đã làm cho triết
lý về giáo dục đại học của thế kỷ 21 có những biến đổi sâu sắc, đó là lấy “học thường xuyên suốt đời” làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc học, là “học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người”, nhằm hướng tới xây dựng một “xã hội học tập”
Khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin hay gọi đó là năng lực thông tin của mỗi người trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin khác nhau, năng lực thông tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn và giúp con người phát triển năng lực tư duy độc lập và sáng tạo Đó chính là nền tảng của khả năng học tập suốt đời và là năng lực cần thiết trong mọi lĩnh vực, môi trường học tập Có thể thấy rằng năng lực thông tin đóng vai trò quan trọng trong nhiều mặt cả cuộc
Trang 15sống Để minh chứng cho điều này các trên nhiều nước phát triển nhưHoa Kỳ, Úc,
Canada, các nước thuộc Liên minh châu Âu đã triển khai đào tạo năng lực thông tin cho sinh viên và coi năng lực thông tin như một trong các chuẩn đầu ra đối với sinh viên đại học Nhìn chung, các trường đại học ở khắp nơi trên thế giới rất chú trọng đến việc phát năng lực thông tin cho sinh viên
Ở Việt Nam hiện nay, sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước đã
có những chuyển biến khá toàn diện song giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực và còn khoảng cách rất xa với các nước phát triển Nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đại học, ngay từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) Số 02-
NQ/HNTW, ngày 24/12/1996 về Định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào
tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 đã
khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo…đảm bảo điều kiện
và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học; phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên” Và xuyên suốt từ nghị quyết đó đến Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI lại một lần nữa khẳng định vai trò
về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế khẳng định quan điểm chỉ đạo: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục
từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”, “ Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học,
tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học”
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một sinh viên được trang bị kỹ năng và năng lực thông tin tốt sẽ đọc được nhiều hơn, biết tranh luận bằng cách sử dụng dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình có thể liên kết các khái niệm và các ý tưởng của mình, biết tự phân tích và tổng hợp thông tin, biết cách trích dẫn một thông tin một cách thống nhất và chính xác, đánh giá mức độ của thông tin có đúng không, và sử
Trang 16dụng chúng như thế nào… Như vậy giáo dục năng lực thông tin cho sinh viên là một việc làm vô cùng quan trọng đối với quá trình tín chỉ hóa chương trình đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam
Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tổ chức đào tạo trung cấp, đại học và sau đại học các chuyên ngành luật học, nghiên cứu khoa học, truyền
bá pháp lí và tư vấn pháp luật lớn nhất của cả nước Năm 2008, thực hiện đề án đổi mới giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường đã chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ ở tất cả các chuyên ngành, hệ đào tạo đại học và sau đại học với mục đích “lấy người học làm trung tâm” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giảng viên, sinh viên trong trường Để trường Đại học Luật Hà Nội đạt được mục tiêu trong đào tạo và có thể tạo ra được những sản phẩm
có chất lượng, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao thì điều quan trọng nhất đối với cán bộ, giáo viên và sinh viên trong toàn trường là phải nắm bắt được thông tin, tài liệu phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ
Trong những năm gần đây Trường Đại học Luật đã bước đầu đã có các hoạt động phát triển năng lực thông tin cho sinh viên vì nhà trường nhận thấy vai trò của năng lực thông tin ngày càng quan trọng đối với sinh viên Trường Luật nói riêng và các trường Đại học cả nước nói chung Tuy nhiên, hiệu quả của việc phát triển năng lực thông tin của sinh viên Trường Đại học Luật còn kém, chưa tốt Đa phần sinh viên trong trường chưa có chủ động các kĩ năng và thái độ tìm kiếm, sử dụng và đánh giá thông tin, hiểu biết về mặt pháp lý khi sử dụng thông tin cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu thực tiễn mong muốn sinh viên sẽ chuẩn bị cho mình tốt hơn về năng lực thông tin, tác
giả quyết định lựa chọn đề tài: “Năng lực thông tin của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học thư viện
của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, nghiên cứu vấn đề NLTT cho sinh viên đã được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu, các hội thảo khoa học ngành Thông tin – Thư viện đưa ra qua một số
Trang 17công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước Các nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: nghiên cứu khung lý thuyết về NLTT; nghiên cứu và phát triển nội dung và phương pháp đào tạo về NLTT cho các đối tượng khác nhau, vai trò của thư viện và cán bộ thư viện trong việc phát triển NLTT cho sinh viên; nghiên cứu về vai trò của năng lực thông tin trong giáo dục đại học và trong bối cảnh đổi mới và hội nhập; phát triển NLTT cho sinh viên
Nghiên cứu khung lý thuyết về năng lực thông tin
Trên thế giới khái niệm “năng lực thông tin” được xuất hiện những năm 70 của thế kỷ 20 do Paul G Zukowski, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp thông tin Hoa
Kỳ nêu lên trong đề xuất gửi đến Uỷ ban Quốc gia về Khoa học Thông tin – Thư viện năm 1974 Đây có thể coi là khái niệm đầu tiên trên thế giới, khái niệm này gắn liền với việc giải quyết vấn đề khủng hoảng và bùng nổ thông tin, bằng việc được mô tả như là một tập hợp các kỹ năng thu thập và xử lý thông tin Theo ông, người có năng lực thông tin là những người được đào tạo để khai thác các nguồn thông tin phục vụ cho công việc của mình Họ “đã học được kỹ năng sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin cũng như các nguồn thông tin khác nhau để có được giải pháp thông tin” [15]
Từ năm 1987, khái niệm năng lực thông tin bắt đầu được mở rộng và được xem như một khái niệm về "cách thức học tập" với sự ra đời của một số mô hình và khung lý thuyết tiêu biểu như: Big6 (do Eisenberg and Berkowitz bắt đầu phát triển
từ năm 1988), đặc biệt là khái niệm về năng lực hướng vào nội dung "học tập suốt đời" và "cách thức học tập" do Hiệp hội thư viện đại học và thư viện nghiên cứu Hoa Kỳ (ACRL) đề xuất năm 1988 Theo Hiệp hội các thư viện Đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (1989) năng lực thông tin là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có thể "nhận biết thời điểm cần thông tin và có thể định
vị, thẩm định và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả" [31] Hơn nữa, báo cáo này còn khẳng định các cơ sở giáo dục sẽ là những người đóng vai trò chính trong việc trang bị năng lực thông tin cho sinh viên Báo cáo nhấn mạnh rằng các trường đại học cần trang bị cho sinh viên năng lực để đảm bảo họ có thể thành công trong học tập và hỗ trợ họ phát triển kỹ năng học tập suốt đời, kỹ năng giải quyết
Trang 18vấn đề và tư duy phê phán Cheek (1995) đã khẳng định “năng lực thông tin là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin, tìm kiếm, tổ chức, thẩm định và sử dụng thông tin trong việc ra quyết định một cách hiệu quả, cũng như áp dụng những kỹ năng này vào việc tự học suốt đời” [38] Cần hiểu rõ rằng năng lực thông tin không chỉ đơn thuần là những kỹ năng cần thiết để tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả, nó bao gồm cả những kiến thức về các thể chế xã hội và các quyền lợi do pháp luật quy định liên quan đến việc truy cập các nguồn thông tin Theo Hiệp hội Các thư viện chuyên ngành và các trường đại học Hoa Kỳ người có năng lực thông tin là người
"đã học được cách thức để học Họ biết cách học bởi họ nắm được phương thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, do đó những người khác có thể học tập được từ họ Họ là những người được đã chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ luôn tìm được thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủ động." [35]
Trong một nghiên cứu về năng lực thông tin ở Lào, Dorner và Gorman (2006) cho rằng các định nghĩa và mô hình năng lực thông tin của các nước phương Tây có thể không phù hợp để áp dụng ở các nước đang phát triển Khái niệm năng lực thông tin ở các nước đang phát triển phải phản ánh được văn hóa địa phương Theo hai ông, năng lực thông tin là khả năng mỗi cá nhân hoặc nhóm có thể: nhận thức được tại sao thông tin được tạo ra, trao đổi và kiểm soát; nó được tạo ra, trao đổi và kiểm soát như thế nào, bởi ai? Nó đóng góp như thế nào với việc hình thành tri thức; Hiểu được khi nào cần sử dụng thông tin để cải thiện đời sống hoặc giải quyết các nhu cầu liên quan đến các tình huống cụ thể; Biết cách định vị thông tin
và đánh giá tính phù hợp của nó với bối cảnh cụ thể; Nắm được phương pháp tích hợp thông tin phù hợp với những gì mình có để xây dựng tri thức mới nhằm cải thiện đời sống hàng ngày hoặc giải quyết nhu cầu liên quan đến các tình huống cụ thể Định nghĩa này cũng bao hàm các kỹ năng chính như định vị, sử dụng và đánh giá thông tin Tuy nhiên, nó không phản ánh được một chuẩn rất quan trọng đó là việc sử dụng thông tin có đạo đức và phù hợp với pháp luật - vấn đề mà các nước đang phát triển chưa quan tâm nhiều [42]
Trang 19Qua các định nghĩa trên chúng ta nhận thấy các tác giả đều cho rằng khái niệm NLTT rộng hơn khái niệm hướng dẫn thư viện Khái niệm hướng dẫn sử dụng thư viện đề cập đến đào tạo cho người sử dụng các tình huống cụ thể trong việc sử dụng thư viện trong khi đó khái niệm NLTT bao hàm cả việc phát triển kỹ năng học tập suốt đời bằng cách giáo dục người dùng tin cách thức khai thác, sử dụng, đánh giá, trình bày và trao đổi thông tin một cách hiệu quả Khái niệm hướng dẫn thư viện tập trung vào việc đào tạo người dùng tin phương pháp tìm tài liệu của thư viện Ngược lại, khái niệm NLTT quan tâm tới tiến trình tìm kiếm và sử dụng thông tin nói chung bao gồm cả những nguồn tin trong và ngoài thư viện [15] Khái niệm NLTT không chỉ bao gồm tập hợp các kỹ năng mà còn đề cập tới rèn luyện tư duy phê phán và kỹ năng giải quyết vấn đề; hiểu biết các vấn đề đạo đức, pháp lý, các vấn đề kinh tế, văn hóa và xã hội liên quan đến việc sử dụng và phổ biến thông tin
Theo UNESCO (2008) một người có năng lực thông tin là người có thể: Xác định rõ được nhu cầu thông tin của mình; Định vị/ tìm kiếm và đánh giá được chất lượng thông tin; Tổ chức và khai thác thông tin; Sử dụng thông tin hiệu quả và có đạo đức (tôn trọng bản quyền, không đạo văn) [44]
Trong số các định nghĩa về NLTT, định nghĩa của ALA được chấp nhận rộng rãi nhất và là cơ sở cho các định nghĩa NLTT sau này Nhưng định nghĩa của UNESCO cũng được nhiều đồng thuận trong đó có tác giả Vì các kiến thức này đã được bao hàm trong khái niệm cô đọng của ALA và UNESCO Bởi lẽ, để trở thành người “có khả năng định vị, đánh giá, và sử dụng hiệu quả thông tin mình cần” họ cần phải có kiến thức xuất bản, kiến thức tin học cơ bản Với ý nghĩa đó Hiệp hội các Thư viện đại học & Nghiên cứu Hoa Kỳ (ACRL) đã phát triển Chuẩn NLTT dành cho sinh viên đại học dựa trên định nghĩa NLTT của ALA Với mục đích của nghiên cứu này, định nghĩa về NLTT của ALA được sử dụng làm cơ sở phát triển các tiêu chí đánh giá trình độ NLTT của sinh viên đại học ở Việt Nam [15]
Ở Việt Nam, thuật ngữ “kiến thức thông tin” được sử dụng trong các thư viện
từ đầu những năm 2000 Những chuyên gia, nhà nghiên cứu đã sớm khái niệm NLTT (trước đây gọi là kiến thức thông tin), như Nghiêm Xuân Huy – [10], Nguyễn Hoàng Sơn [25]; Trần Thị Quý [23], Nguyễn Văn Hành [6] và nhiều nhà nghiên cứu khác đã làm rõ các vấn đề sau:
Trang 20 Khái niệm và nội hàm của NLTT, thống nhất lựa chọn khái niệm NLTT phổ biến nhất trên thế giới và khuyến cáo sử dụng tại Việt Nam
Vai trò và tầm quan trọng của NLTT trong các trường đại học Lý do Việt Nam cần phải phát triển NLTT cho sinh viên [10]
Vai trò của NLTT đối với giảng viên, sinh viên và cán bộ thư viện
Những nội dung nào cần đào tạo trong NLTT cho các đối tượng khác nhau
Đưa ra những gợi ý cần thiết để triển khai NLTT hiệu quả vào từng bối cảnh cụ thể tại Việt Nam
Các tác giả đã bước đầu đặt nền móng cho việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai NLTT tại Việt Nam Nghiên cứu lý thuyết này đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát triển NLTT tại Việt Nam Trong luận văn này, tác giả luận văn sử dụng các tài liệu này làm cơ sở lý thuyết để làm nền tảng nghiên cứu cụ thể tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Nghiên cứu nội dung và phương pháp thực hiện các khóa huấn luyện năng lực thông tincho độc giả
NLTT gắn liền với nghiệp vụ hỗ trợ độc giả tại các thư viện Chính vì vậy đã
có những nghiên cứu tập trung xây dựng nội dung và phương pháp thực hiện các chương trình nâng đào tạo và nâng cao NLTT cho bạn đọc của thư viện Tác giả Huỳnh Thị Xuân Phương tâp trung đi tìm giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ thư viện đại học giảng dạy NLTT Tác giả cho rằng cán bộ thư viện giảng dạy NLTT cần hội tụ đủ 3 yếu tố: thông thạo NLTT, là cán bộ thư viện, là cán bộ giảng dạy và đây là một thách thức lớn với cán bộ thư viện Nghiên cứu nhấn mạnh rằng yếu tố tiên quyết và quan trọng nhất đối với người giảng dạy NLTT trước hết người
đó phải là cán bộ thư viện Để nâng cao năng lực cho cán bộ thư viện tác giả đề xuất giải pháp “phát triển chuyên môn liên tục” [22]
Tác giả Hoàng Thị Hồng Nhung [19] nêu ra các thách thức như: Mục tiêu học tập suốt đời vẫn chưa được nêu trong sứ mệnh của các trường đại học Các khoa, các trường trực thuộc ĐHQG-HCM chưa quan tâm và nhận thức được vai trò quan trọng của thư viện, sự hỗ trợ từ phía cán bộ thư viện nên chưa có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ Hầu hết các hoạt động huấn luyện NLTT cho sinh viên đều do thư
Trang 21viện chủ động liên hệ, thiết kế và tổ chức Phương pháp dạy và học chưa lấy người học làm trung tâm theo đúng nghĩa Phương pháp thuyết trình của giáo viên vẫn được sử dụng rộng rãi, các hoạt động nghiên cứu khoa học còn chưa phong phú Việc đánh giá học tập với sinh viên chưa đa dạng, thiên về học thuộc lòng, chưa khuyến khích được nhu cầu mở rộng kiến thức của sinh viên Chính vì vậy, sinh viên thiếu hẳn thói quen tìm kiếm thông tin, tài liệu cũng như không có ý thức phải tham gia các lớp tập huấn NLTT do thư viện tổ chức Bên cạnh đó, các hạn chế về mặt ngoại ngữ, tin học của giảng viên, sinh viên chưa cao, vẫn chủ yếu chỉ dẫn cho sinh viên các tài liệu tiếng Việt trong khi nguồn tài nguyên thông tin điện tử của thư viện và 68,4% nội dung thông tin trên web là tiếng Anh Hầu hết các cán bộ thư viện chưa được đào tạo, huấn luyện về nội dung cũng như các phương pháp để thực hiện các khóa huấn luyện thông tin cho độc giả [19]
Nghiên cứu bối cảnh và vai trò của năng lực thông tin
Phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế, đồng thời nhận diện vai trò của NLLT đối với các cá nhân và tổ chức là một trong những nội dung được nhiều tác giả nghiên cứu Tác giả Cropley (1997) cho rằng giáo dục học tập suốt đời gắn với việc tạo cho mỗi người cơ hội học tập một cách có hệ thống và có tổ chức ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời của họ [10] Curtain (2001) khẳng định học tập suốt đời gắn liền với vấn đề “an toàn nghề nghiệp” trước sức ép từ sự toàn cầu hóa Tác giả này cho rằng:
Học tập suốt đời, hiểu theo nghĩa rộng, có thể tạo lập một cơ sở để các cá nhân có thể quản lý tốt hơn những rủi ro về nghề nghiệp; giúp chính phủ và tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ cá nhân đảm bảo nghề nghiệp của mình Một chiến lược học tập toàn diện cho phép tối đa hóa các cơ hội học tập có thể được chứng thực thông qua những lợi ích mà nó đem lại cho nên kinh tế, các tổ chức doanh nghiệp, và cho chính mỗi cá nhân [10]
Hơn thế nữa, có một thực tế không thể phủ nhận là: ngày nay, các hoạt động học tập đang diễn ra không chỉ tại các cơ sở đào tạo, mà còn có thể được tổ chức tại nhà riêng, cộng đồng, các địa điểm giải trí, nơi làm việc, thông qua các phương tiện truyền thông, bạn bè và các mối quan hệ khác Đó chính là cơ sở cho sự ra đời của
Trang 22“xã hội học tập” – nơi mà người học có toàn quyền tự do lựa chọn trang bị cho mình phương thức học tập của riêng mình trên cơ sở vô số cơ hội học tập mà họ có thể có được (nhu cầu tự định hướng) Và một trong những nhân tổ chủ chốt cấu thành nên khả năng tự định hướng đó chính là kiến thức thông tin (theo tác giả Candy) Khả năng tự định hướng và tự thích nghi chính là yếu tố đặc biệt quan trọng để mỗi cá nhân có thể phát triển một cách bền vững và tích cực trong bối cảnh thị trường lao động đầy biến động Xu thế xã hội cho thấy việc thay đổi nghề nghiệp trong cuộc đời mỗi con người ngày càng diễn ra phổ biến và tất yếu Điều này đòi hỏi mỗi người cần có khả năng tiếp cận và làm việc với những lĩnh vực kiến thức mới một cách hiệu quả Sẽ là nguy hiểm nếu như mọi người coi việc học tập chính quy của mình là công cụ cứu cánh duy nhât cho sự nghiệp của mình, đồng thời bỏ qua việc tiếp cận và áp dụng những tri thức mới liên quan đến công việc và cuộc sống cá nhân của mình Có thể nói, kiến thức thông tin chính là chìa khóa xây dựng nên một “xã hội học tập”
Tác giả Vũ Văn Sơn (2013) khẳng định các thư viện đại học có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ tích hợp kiến thức thông tin vào giảng dạy và nghiên cứu Cùng quan điểm này tác giả Nguyễn Thị Việt Bắc (2006), Vũ Thị Quỳnh Nhung (2002) phân tích và chỉ ra rằng năng lực thông tin cần có sự hỗ trợ tích cực
từ thư viện, và thư viện phải tự mình gác ngộ được điều này Tất cả các bài của các tác giả viết đều làm nổi bật được vai trò của năng lực thông tin và tầm quan trọng của năng lực thông tin với các trường đại học ở Việt Nam Để phát triển NLTT cho sinh viên, đa phần các ý kiến đều cho rằng cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: Đổi mới nội dung, phương pháp và chương trình đào tạo; Đưa NLTT thành môn học bắt buộc trong chương trình học giảng dạy cho sinh viên; Thiết kế chương trình năng lực thông tin phù hợp đồng thời nâng cao trình độ đội ngũ cán
bộ giảng dạy về NLTT
Chuẩn kiến thức thông tin dành cho giáo dục đại học
Tác giả Nghiêm Xuân Huy cho rằng Cần thiết phải xây dựng một bộ khung chuẩn quốc gia về Kiến thức thông tin dựa trên những đặc thù về hành vi thông tin
và hệ thống giáo dục của Việt Nam Khung chuẩn này chính là cơ sở để các cơ quan
Trang 23giáo dục đào tạo, cũng như các cơ quan thông tin thư viện có thể xây dựng cho riêng mình những chương trình kiến thức thông tin phù hợp Hơn thế nữa, nó giúp cho việc triển khai kiến thức thông tin tại Việt Nam trở nên đồng bộ và có hệ thống [10]
Để hướng dẫn việc phát triển NLTT cho sinh viên và lồng ghép NLTT vào chương trình giáo dục, từ năm 1989 hiệp hội thư viện trên thế giới đã phát triển các chuẩn NLTT dành cho giáo dục đại học Tầm quan trọng của các chuẩn NLTT nằm
ở thực tế là nó cung cấp khung giúp cán bộ thư viện và giảng viên thiết kế chương trình giảng dạy NLTT cũng như đánh giá mức độ NLTT của sinh viên Mô hình này được xây dựng bởi Hiệp hội Thư viện Đại học, Cao đẳng và Thư viện Quốc gia Anh (SCONUL) năm 1999 Tuy nhiên, trước sự thay đổi của thế giới thông tin, mô hình này được cập nhật và mở rộng năm 2011 Về bản chất chúng là các khung khái niệm trình bày các thành tố của NLTT, các chỉ số đánh giá và các chuẩn đầu ra Mô hình này bao gồm bảy kỹ năng chính:
- Xác định : Có thể xác định nhu cầu cá nhân về thông tin
- Phạm vi: Khả năng đánh giá kiến thức hiện có và xác định những kiến thức còn thiếu
- Kế hoạch: Khả năng vạch ra chiến lược để xác định dữ liệu và thông tin
- Tổng hợp: Khả năng định vị và truy cập dữ liệu thông tin cần thiết
- Đánh giá
- Quản lý: Khả năng tổ chức thông tin một cách phù hợp và chuyên nghiệp
- Trình bày: Khả năng áp dụng các kiến thức đã thu được: trình bày kết quả nghiên cứu, kết hợp nhưng thông tin, dữ liệu cũ và mới để tạo ra và phổ biến những nguồn kiến thức mới [44]
Nghiên cứu về trang bị năng lực thông tin cho sinh viên các trường đại học
Bên cạnh vấn đề lý luận của năng lực thông tin thì về mặt ứng dụng cũng đã
có rất nhiều tác giả hay nói cách khác là những người trực tiếp tham gia vào cách hoạt động chuyên môn nghề thư viện đã bắt tay vào làm rõ lý luận của năng lực thông tin Cụ thể các luận văn, luận án của các tác giả như Diệp Kim Chi (2011), Nguyễn Ngọc Sơn (2011) Nghiêm Xuân Huy (2014), Trương Đại Lượng (2015), Nguyễn Hồng Minh (2016), Lê Văn Trung (2016) và nhiều tác giả khác đã làm sáng
tỏ các nội dung sau:
Trang 24- Xây dựng khung lý thuyết về trang bị NLTT cho sinh viên đại học
- Phân tích vai trò của NLTT đối với việc tự học suốt đời của sinh viên Vai trò của NLTT với giáo dục đại học
- Phát triển nội dung các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho sinh viên
- Tiêu chuẩn của NLTT đối với sinh viên và các giải pháp nhằm phát triển NLTT phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi trường
- Phân tích các yếu tố tác động, những thuật lợi và khó khăn trong việc phát triển NLTT
- Đề xuất các giải pháp tầm vi mô và vĩ mô trong việc xây dựng và phát triển nội dung đào tạo NLTT cho sinh viên
Trong năm 2015, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã triển khai một dự án nghiên cứu và phát triển NLTT cho sinh viên năm thứ nhứ của Nhà trường Kết quả của dự án này là môn học Nhập môn năng lực thông tin đã được đưa vào giảng dạy
Những kết quả nghiên cứu trên đây là cơ sở quan trọng để tác giả triển khai nghiên cứu đề tài luận văn xây dựng và phát triển chương trình đào tạo NLTT cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về xây dựng chương trình đào tạo NLTT dành cho sinh viên chuyên ngành luật Để đạt được mục tiêu cơ bản này Nghiên cứu sẽ phân tích đáng giá hiện trạng NLTT của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội; phân tích bối cảnh, môi trường và nhận dạng các yếu tố tác động đến việc phát triển NLTT của sinh viên Đây chính là nội dung nghiên cứu hoàn toàn mới và có ý nghĩa thực tiễn cao
3 Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
3.1 Giả thuyết nghiên cứu
Quan sát ban đầu của tác giả thấy rằng năng lực thông tin của sinh viên
Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i chưa tốt nên viê ̣c xác đi ̣nh nhu cầu tin , tìm kiếm và sử dụng thông tin phục vụ học tập chưa đạt hiểu quả cao Vấn đề đặt ra là nguyên nhân
do đâu dẫn đến tình trạng này ? Theo tác giả có thể do : trong chương trình đào ta ̣o của nhà trường chưa lồng gép các nội dung liên quan đến năng lực thông tin ; Thư
Trang 25viện của Nhà trường chưa có một chương trình đào tạo năng lực thông tin hiệu quả
và phù hợp với sinh viên ; Sinh viên chưa đươ ̣c trang bi ̣ kiến thức về năng lực thông tin và họ chưa nhận thấy tầm quan trọng của các kiến thức này; năng lực thông tin của sinh viên bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trong môi trường mà họ học tập Tất
cả các những vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ trong nghiên cứu này
3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở đặt ra giả thuyết như trên và để làm sáng tỏ giả thuyết này, nghiên
cứu đặt ra những câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng năng lực thông tin của sinh viên trường Đại học Luật
Hà Nội hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến việc nâng cao năng lực thông tin
cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội?
Câu hỏi 3: Nội dung và cách thức triển khai đào tạo năng lực thông tin nào là
phù hợp với sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội?
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá thực tra ̣ng Năng lực thông tin của sinh viên Trường Đa ̣i học Luật Hà Nội , trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thích hơ ̣p nhằm phát triển NLTT cho sinh viên để phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu khoa ho ̣c đa ̣t hiê ̣u quả trong bối cảnh đào tạo theo tín chỉ và đáp ứng nhu cầu chuẩn đầu ra hiện nay
4.2 Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luâ ̣n văn tâ ̣p trung giải quyết các nhiê ̣m vu ̣ sau :
- Hê ̣ thống hóa cơ sở lý luâ ̣n về năng lực thông tin : khái niệm, vai trò, tiêu chí đánh giá, yếu tố tác đô ̣ng đến năng lực thông tin
- Khảo sát và phân tích đánh giá về thực tra ̣ng năng lực thông tin của sinh viên Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i
- Nhận diện các yếu tố tác động đến việc nâng cao năng lực thông tin cho sinh viện Trường Đại học Luật Hà Nội
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực n ăng lực thông tin cho sinh viên Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i
Trang 265 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Năng lực thông tin của sinh viên Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i
- Phạm vi thời gian : Nghiên cứu về năng lực thông tin của sinh viên Trường
Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i của các khóa sinh viên đang học tập tại Trường trong năm học 2016-2017
- Phạm vi nội dung: Năng lực thông tin của sinh viên Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
Luâ ̣n văn nghiên cứu dựa trên các phương pháp của chủ nghĩa duy vâ ̣t biê ̣n chứng và chủ nghĩa duy vâ ̣t li ̣ch sử và quan điểm chỉ đa ̣o , lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp thông tin - thư viê ̣n, về giáo du ̣c & đào ta ̣o làm căn cứ để triển khai quá trình nghiên cứu
6.2 Phương pháp cụ thể
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu: tác giả tiến hành tìm kiếm, thu thập và đánh giá các tài liệu có liên quan đến đề tài này, đó là: các luận văn, luận án, các đề tài nghiên cứu, các bài báo, các tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước có liên quan, các báo cáo thống kê của Tổng cục thống kê cũng như các báo cáo của các thư viện được tiến hành khảo sát Trên cơ sở này tác giả đi phân tích các nội dung có liên quan, tiến hành tổng hợp và đưa ra những nội dung cơ bản nhất liên quan đến NLTT Kết quả đầu ra của phương pháp này giúp tác giả xây dựng cơ sở lý luận vững chắc để triển khai nghiên cứu các bước tiếp theo
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn lãnh đạo các Trung tâm Thông tin Thư
viện và lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội về vấn đề NLTT Phương pháp phỏng vấn sẽ giúp tác giả tìm hiểu sâu hơn và kỹ hơn những nội dung nghiên cứu
mà tác giả chưa dự đoán được Lãnh đạo thư viện sẽ cung cấp cho nghiên cứu những thông tin mang tính tổng quát, định hướng chiến lược, cũng như những thông tin chung về đơn vị, đồng thời qua đây cũng thu thập được những quan điểm của
Trang 27lãnh đạo thư viện về vấn đề NLTT Đối với lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội, thông tin kỳ vọng sẽ thu thập được chính là định hướng phát triển của trường đại học cũng như chủ trương trong việc hợp tác vấn đề đào tạo NLTT Phân tích sơ bộ kết quả phỏng vấn là cơ sở để xây dựng bản hỏi được chính xác và chi tiết hơn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng để
điều tra diện rộng nhằm xác định các quy mô, tần suất và các mối tương quan giữa các yếu tố và thông tin được phân tích đồng thời khẳng định và bổ sung cho những
số liệu phân tích từ phương pháp phỏng vấn Sẽ có 2 loại bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này: bảng hỏi giành cho cán bộ thư viện và bảng hỏi cho giảng viên Phạm vi quy mô điều tra phiếu hỏi là 226 phiếu khảo sát Trong đó: 160 phiếu giành cho sinh viên, 16 phiếu khảo sát giành cho CBTV, 50 phiếu khảo sát giành cho giảng viên Đối tượng mà tác giả để phát phiếu là tất cả sinh viên các khóa, tất
cả CBTV, giảng viên các khoa trong trường
6.3 Các bước triển khai nghiên cứu
Bước 1 Xây dựng mô hình cần lấy thông tin
Ở bước này, dựa trên vấn đề nghiên cứu, giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu của luận văn, tác giả xây dựng một mô hình để lấy thông tin với mục đích: lấy thông tin đủ, tránh trường hợp thông tin bị lấy thiếu, hoặc thừa không cần thiết Mục tiêu là làm sáng tỏ giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu Cụ thể như Bảng 0.1: Mô hình thu thập thông tin cho nghiên cứu
STT Các nội dung chính Chi tiết thông tin cần lấy
1 Nhâ ̣n thức/ thái độ, hiểu
biết về năng lực thông
tin
- Hiểu biết của các bên liên quan về năng lực thông tin là gì : lãnh đạo trường , lãnh đạo thư viện, cán bộ thư viện, giảng viên, và sinh viên
- Quan điểm và đánh giá của lãnh đạo , giảng viên và cán bộ thư viện về tầm quan tro ̣ ng của NLTT
- Chủ trương/định hướng/Chính sách của nhà trường/thư viện về phát triển NLTT cho sinh
Trang 28viên
3 Thực tra ̣ng NLTT của
sinh viênTrường Đa ̣i ho ̣c
Luâ ̣t Hà Nô ̣i
- Các kỹ năng về nhận dạng nhu cầu tin, tìm kiếm thông tin, đánh giá thông tin, sử dụng thông tin và trình bày nhu cầu tin thế nào
- Vấn đề sử dụng thông tin hợp đạo đức và pháp luật
- Vấn đề đạo văn, trích dẫn/ghi nguồn, tài liệu tham khảo
- Năng lực viết bài luận của sinh viên
- Vấn đề khai thác và sử dụng thư viện của sinh viên
3 Thư viện và cán bộ thư
viện hỗ trợ sinh viên
trong việc phát triển
NLLT
- Thư viện hiện đang có các chương trình hỗ trợ nào liên quan đến khai thác và sử dụng thông tin/tài liệu Có các hình thức đào tạo nào? Kinh phí hàng năm cho hoạt động này có không?
- Những điểm nào còn thiếu trong cách hoạt động hỗ trợ này
- Kế hoạch của thư viện cho các hoạt động hỗ trợ bạn đọc trong tương lai
- Đánh giá của sinh viên/giảng viên về các dịch
vụ hiện tại của thư viện
- Năng lực thông tin của cán bộ thư viện đang ở mức nào? Cần phải đào tạo thêm những gì?
4 Giảng viên - Giảng viên đã quan tâm đến năng lực thông
tin cho sinh viên chưa?
- Giảng viên có yêu cầu sinh viên phải đánh giá thông tin, sử dụng thông tin đúng pháp luật, đạo đức, không đạo văn không? Có áp dụng vào trong từng bài giảng?
Trang 295 Đề xuất phát triển NLTT
của sinh viên viên
Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà
- Các bên liên quan cần phối hợp như thế nào
để đưa các nội dung này vào thực tiễn
Bảng 0 1: Mô hình thu thập thông tin cho nghiên cứu
Bước 2 Xác định đối tượng cần lấy thông tin
- Bảng hỏi: 226 người, 3 đối tượng:
Lãnh đạo thư viện
Dựa trên Bảng 1 ở trên, tác giả sẽ xác định những đối tượng nào cần thu thập thông tin gì để phục vụ cho nghiên cứu Đây chính là cơ sở để xây dựng bản hỏi và các câu hỏi phỏng vấn Cụ thể xem Bảng 0.2
Thông tin cần thu thâ ̣p /
chủ thể cung cấp thông
tin
Lãnh
đa ̣o trường
Lãnh
đa ̣o thư viện
Cán bộ thư viện
Giảng viên
Sinh viên
Sự hiểu biết chung về
Trang 30Thực trạng kỹ năng về
nhận dạng nhu cầu tin, tìm
kiếm thông tin đánh giá
thông tin, sử dụng thông tin
và trình bày nhu cầu tin của
văn, trích dẫn/ghi nguồn,
tài liệu tham khảo của sinh
Những bên nào đã quan
tâm đến năng lực thông tin
cho sinh viên
Các nội dung cơ bản về
năng lực thông tin cần có
cho sinh viên
Trang 31Các hình thức triển khai
đào tạo
Phương pháp giảng da ̣y
trong nhà trường đối với
việc áp dụng NLTT
Đào tạo NLTT nên tổ chức
vào thời gian trong năm
Bảng 0 2: Đối tượng cần lấy thông tin
Bước 3 Xây dựng bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn
Trên cơ sở của giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu, dựa vào Bảng 1 và Bảng 2, tác giả tiến hành xây dựng các bảng hỏi và câu hỏi phỏng vấn cho các đối tượng khác nhau Xin xem bảng hỏi và câu hỏi phỏng vấn trong phần Phụ lục ở cuối luận văn này
Để xây dựng bảng hỏi sát với thực thế, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sơ bộ và khảo sát đối với sinh viên, giảng viên và cán bộ thư viện để có số liệu mẫu ban đầu Trên cơ sở phân tích số liệu mẫu tác giả xây dựng các bảng hỏi và câu hỏi phỏng vấn chính thức cho các đối tượng cụ thể
Đối với cán bộ thư viện, tác giả khảo sát 100% cán bộ thư viện
Đối với lãnh đạo thư viện, lãnh đạo nhà trường, tác giả chọn phỏng vấn trực tiếp banh lãnh đạo thư viện và ban giám hiệu nhà trường
Bước 5 Phân tích số liệu
Xử lý số liệu là một trong những bước quan trọng cuối cùng của khâu khảo sát thực tế và có ý nghĩa quyết định tới việc nghiên cứu có phản ánh chân thực nhất và chính xác nhất hiện trạng của vấn đề nghiên cứu hay không Do đó, với nội dung khảo sát của nghiên cứu này, tác giả đã rất chú trọng đến việc xử lý số liệu để đưa
ra kết quả chính xác và khách quan nhất Sau khi tiến hành thu hồi các bảng hỏi, tác giả đánh giá và chỉ sử dụng các bảng hỏi hợp lệ để đưa vào phân tích
Trang 32Tác giả lựa chọn phần mềm thống kê dữ liệu xã hội học (Epidata 3.1) để phân tích số liệu cho nghiên cứu này
Bước 6 Viết báo cáo và đánh giá
Trên cơ sở giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, tác lựa chọn các thông tin đã được xử lý cho các vấn đề đặt ra Báo cáo được lồng ghép những phân tích số liệu cụ thể với các nghiên cứu trước đó để chứng thực và làm tăng tính thuyết phục của các luận điểm do tác giả đưa ra
7 Đạo đức nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tả giả tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Xin phép lãnh đạo Nhà trường để được tiếp cận với giảng viên, cán bộ thư viện và sinh viên
- Xin phép lãnh đạo thư viện để được phỏng vấn và khảo sát cán bộ thư viện
- Tất cả các bản khảo sát đều được sự đồng thuận và tự nguyện của người tham gia khảo sát
- Tất cả thông tin cá nhân của người tham gia nghiên cứu đều được mã hóa và không để lộ thông tin cho bên thứ 3 ngoài tác giả và giảng viên nghiên cứu
- Thông tin và số liệu do người tham gia khảo sát chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu của luận văn và công bố bài báo khoa học
8 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
- Về mă ̣t khoa ho ̣c : Đề tài nghiên cứu và làm rõ t hêm vấn đề lý luâ ̣n về phát triển năng lực lực thông tin
- Về mă ̣t ứng du ̣ng : Kết quả nghiên cứu và các giải pháp kiến nghi ̣ của luâ ̣n văn có thể làm căn cứ cho Ban giám hiê ̣u Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i và ban lãnh
đa ̣o Trung tâm Thông tin - thư viê ̣n xây dựng kế hoa ̣ch phát triển bền vững để năng lực thông tin cho sinh viên Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i , phục vụ cho quá trình học, nghiên cứu khoa ho ̣c cho sinh viên được tốt hơn Ngoài ra kết quả nghiên cứu này còn có thể sử dụng cho các trường đại học khác để phát triển năng lực thông tin cho sinh viên
Trang 339 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về năng lực thông tin của sinh viên
Chương 2 Thực trạng và các yếu tố tác động đến năng lực thông tin của sinh
viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Chương 3: Giải pháp phát triển năng lực thông tin cho sinh viên Trường Đại
học Luật Hà Nội
Trang 34CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA
SINH VIÊN
1 1 Những vấn đề chung về năng lực thông tin
1.1.1.Khái niệm năng lực thông tin
Thuật ngữ Năng lực thông tin (NLTT) - Information Literacy là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến ở phương Tây hiện nay và đặc biệt ở Mỹ nhưng đối với những người làm công tác thư viện ở Việt Nam thì đây là khái niệm được du nhập
từ đầu những năm 2000 Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về NLTT, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về NLTT, Jesus Lau (2006) cho rằng việc hiểu các định nghĩa khác nhau liên quan đến NLTT là rất quan trọng nhằm định hướng rõ ràng cho việc xây dựng chương trình NLTT [36]
“Năng lực thông tin” đã được đề cập đến từ những năm 70 của thế kỷ trước Sự xuất hiện của thuật ngữ này gắn liền với xu thế bùng nổ thông tin tại thời điểm đó Thuật ngữ “Information Literacy” lần đầu được Paul Zukwoski, chủ tịch Hiệp hội Công nghệ thông tin Hoa Kỳ, nêu lên trong đề xuất gửi đến Uỷ ban Quốc gia về Khoa học Thông tin – Thư viện năm 1974 Ông sử dụng thuật ngữ này mô tả những người “đã được kỹ năng sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin cũng như các nguồn thông tin khác nhau để có được giải pháp thông tin” [37, tr6] Theo Hiệp hội các thư viện Đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL, 1989), NLTT là sự hiểu biết và một tập hợp
các khả năng cho phép các cá nhân có thể “nhận biết thời điểm cần thông tin và có
thể định vị, thẩm định và sử dụng thông tin một cách hiệu quả” [35] Mckie, trong
tài liệu của Cheek và các cộng sự khẳng định “NLTT là khả năng nhận biết nhu cầu
thông tin, tìm kiếm, tổ chức, thẩm định và sử dụng thông tin trong việc ra quyết định một cách hiệu quả, cũng như áp dụng những kỹ năng này vào việc học tập suốt đời” [36, tr2] Theo Joan M Reitz trong từ điển về Khoa học Thông tin và Thư
viện (2004), NLTT là “kỹ năng tìm kiếm thông tin theo nhu cầu, gồm có sự am hiểu
về cách tổ chức các thư viện cũng như các nguồn tài nguyên mà họ cung cấp (các dạng thông tin và công cụ tìm kiếm tự động) cùng với các kỹ thuật tìm kiếm thông thường Khái niệm này cũng bao gồm các kỹ năng cần thiết để đánh giá nội dung thông tin và sử dụng nó một cách hiệu quả, những tri thức về cơ sở hạ tầng truyền
Trang 35dẫn thông tin, kể cả về mặt chính trị, xã hội, ngữ cảnh văn hóa và tác động của nó Khái niệm này đồng nghĩa với kỹ năng thông tin, có thể so sánh với khái niệm kiến thức tin học”
Viện Kiến thức thông tin Úc và New Zealand cho rằng, một người có NLTT là người có khả năng:
- Nhận dạng được NCT của bản thân
- Xác định được phạm vi của thông tin mà mình cần;
- Thẩm định thông tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu quả;
- Phân loại, lưu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin được thu thập hay tạo ra;
- Biến nguồn thông tin được chọn thành cơ sơ tri thức;
- Sử dụng thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giả quyết vấn đề, và ra quyết định một cách có hiệu quả
- Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóa trong việc sử dụng thông tin;
- Truy cập và sử dụng các nguồn tin hợp pháp và hợp đạo đức;
- Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công dân và trách nhiệm xã hội;
- Trải nghiệm NLTT như một phần của học tập độc lập cũng như tự học suốt đời[36]
Theo Viện chuyên gia thông tin thư viện Chaterered (CILIP), “NLTT là năng lực nhận biết khi nào và tại sao bạn cần thông tin, tìm kiếm thông tin ở đâu, làm thế nào để đánh giá và sử dụng một cách có đạo đức” [37]
Theo UNESCO (2008), một người có năng lực thông tin là người có thể: Xác định rõ được nhu cầu thông tin của mình Định vị/tìm kiếm và đánh giá được chất lượng của thông tin Tổ chức và khai thác thông tin Sử dụng thông tin hiệu quả và
có đạo đức (tôn trọng bản quyền, không đạo văn) Ứng dụng thông tin để sáng tạo
và nắm bắt tri thức mới” [44]
Có thể thấy rằng, thuật ngữ “Information Literary” được dịch sang tiếng Việt theo nhiều nghĩa khác nhau như: “Kiến thức thông tin”, “Năng lực thông tin”, “Kỹ năng thông tin”… Các tác giả có những cách dịch khác nhau nhưng phần lớn các ý
Trang 36kiến đều thống nhất nội hàm của thuật ngữ này được hiểu rằng: NLTT là khả năng nhận dạng NCT, tìm kiếm, thu thập, đánh giá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả và hợp pháp Thuật ngữ “năng lực thông tin” được sử dụng trong nghiên cứu này bởi nó ngày càng được sử dụng phổ biến trong các trường đại học, các viện nghiên cứu và các cơ quan TT-TV ở Việt Nam Theo PGS TS Trần Thị Qúy, đến nay, qua thời gian nghiên cứu đầy đủ hơn, sâu hơn về thuật ngữ “Information Literary” không nên dịch là “Kiến thức thông tin” vì khái niệm chưa thể hiện đầy đủ nội dung của khái niệm mà phải dịch là “năng lực thông tin” thì mới đủ nội dung ý nghĩa “Năng lực” bao gồm cả “Kiến thức” và “Kĩ năng”, “Thái độ ứng xử” với việc truy cập, sử dụng thông tin/tài liệu Ngày 8 đến 12 tháng 5 năm 2006, với sự tài trợ của Tổ chức văn hoá khoa học và giáo dục (UNESCO), Trường Đại học Ngoại ngữ
Hà Nội (nay là Trường Đại học Hà Nội) đã phối hợp vớiTrung tâm Thông tin phát triển Việt Nam (VDIC) và Trung tâm phát triển học bổng Úc(ADS – Australian Development Scholarships Centre) tổ chức cuộc hội thảo về đào tạo Năng lực Kiến thức thông tin cho cán bộ thư viện các trường Đại học ở Việt Nam Tại hội thảo, với
sự góp mặt của các chuyên gia về kiến thức thông tinđến từ các nước Mỹ, Úc, Lào
và Việt Nam đã tạo cơ hội cho cán bộ thư viện các trường đại học Việt Nam được tiếp cận với những kiến thức mớinhất về kiến thức thông tinđồng thời tạo diễn đàn chia sẻ nghiệm và tri thức giữa các cán bộ thư viện trong phạm vi quốc gia và quốc tế.Ngay từ năm 2006, trong công trình công bố tại Kỷ yếu hội thảo “Ngành TTTV trong xã hội thông tin” của Khoa TT-TV, PGS TS Trần Thị Qúy đã cho rằng,
“KTTT là khả năng/kiến thức và kỹ năng tìm kiếm thu thập, đánh giá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả, đúng nhu cầu và hợp pháp của mọi người trong cộng đồng” [23]
Năng lực thông tin gắn liền với khả năng nghiên cứu độc lập và học tập suốt đời Có nghĩa là người có NLTT là người có khả năng tiếp cận và áp dụng tri thức một cách tích cực, chủ động, hiệu quả trong từng phạm vi hoạt động cụ thể của mình Các nghiên cứu trên cho thấy rằng khái niệm NLTT rộng hơn khái niệm hướng dẫn sử dụng thư viện Hướng dẫn sử dụng thư viện đề cập đến đào tạo đến NDT các tình huống cụ thể trong việc sử dụng thư viện trong khi đó khái niệm
Trang 37NLTT bao hàm cả việc phát triển kỹ năng học tập suốt đời bằng cách giáo dục NDT cách thức khai thác, sử dụng, đánh giá, trình bày và trao đổi thông tin một cách hiệu quả Hướng dẫn thư viện tập trung vào việc hướng dẫn NDT phương pháp tìm tài liệu của thư viện trong khi đó NLTT quan tâm tới tiến trình tìm kiếm và sử dụng thông tin nói chung bao gồm cả những nguồn tin trong và ngoài thư viện
1.1.2 Tiêu chí đánh giá năng lực thông tin
Theo quan điểm của UESCO, người có năng lực thông tin là người có 12 khả năng dựa trên cơ sở ba yếu tố cấu thành là: Truy cập và tìm kiếm, hiểu biết và đánh giá, sáng tạo và sử dụng [31]
-Xác định và trình bày được bản chất, vai trò và phạm vi của thông tin trong những nguồn khác nhau
- Tìm và xác định được thông tin mình cần đến
- Đánh giá, truy cập được thông tin một cách có hiệu quả, hợp đạo lý như là nhà cung cấp thông tin
- Tìm và lưu trữ tạm thời được thông tin bằng nhiều phương pháp và công cụ khác nhau
- Hiểu được sự cần thiết của thông tin cho bản thân và xã hội
- Đánh giá, phân tích, so sánh, trình bày và áp dụng những tiêu chuẩn thiết yếu để xác định được giá trị của thông tin tìm được và các nguồn thông tin đó, cũng như xác định được vị trí, giá trị của nhà cung cấp thông tin trong xã hội
- Đánh giá và xác thực được các thông tin thu thập được và các nguồn tin tương ứng
- Tổng hợp và tổ chức được các thông tin đã thu thập được
- Tạo ra những thông tin mới, tri thức mới với những mục đích khác nhau, theo cách thức đổi mới, hợp đạo đức và sáng tạo
- Trao đổi, phổ biến được thông tin, tri thức theo cách có đạo đức, hợp pháp
và có hiệu quả, sử dụng các kênh và các cộng cụ thích hợp
- Cùng nhà cung cấp thông tin truyền bá các yếu tố đạo đức, pháp luật đối với việc sử dụng thông tin đối với các công đồng khác nhau trong xã hội
Trang 38- Kiểm soát được tác động của thông tin, tri thức được sáng tạo nên theo như cách mà nhà cung cấp thông tin
Vào tháng 4 năm 2011, Tổ chức hợp tác SCONUL có trình bày bảy trụ cột của
sự hiều biết về NLTT và Mô hình trung tâm Mô hình này được xây dựng bởi Hiệp hội Thư viện Đại học, Cao đẳng và Thư viện Quốc gia Anh (SCONUL) năm 1999 Tuy nhiên, trước sự thay đổi của thế giới thông tin, mô hình này được cập nhật và
mở rộng năm 2011 Mô hình trung tâm chỉ ra một nhóm những hiểu biết và kỹ năng chung; Nó phát triển “một ống kính” cho những cộng đồng người sử dụng khác nhau và làm nổi bật những thuộc tính khác nhau, thêm vào những câu đơn giản hơn hoặc phức tạp hơn và sử dụng ngôn ngữ được công nhận bởi một cộng đồng cụ thể
mà mô hình này đại diện Theo cách như vậy thì mô hình kiểu mẫu này được hy vọng có thể được sử dụng linh hoạt cho giáo viên và các cá nhân để ứng dụng trong những hoàn cảnh cụ thể Về cơ bản các nội dung của SCONUL đưa ra đều phù hợp với ALA và UNESCO đưa ra theo một quy trình năng lực thông tin: nhận biết nhu cầu thông tin, tìm kiếm, thu thập, đánh giá, tổ chức và sử dụng thông tin Năng lực thông tin được chia thành 7 nhóm kiến thức cơ bản mà mỗi người có năng lực thông tin cần phải có, trong đó:
Nhận dạng (Indentify): có khả năng nhận dạng nhu cầu thông tin mình cần Trả lời câu hỏi Tôi cần thông tin gì để giải quyết công việc hiện tại của tôi? Tôi đang hổng tri thức nào đối với vấn đề mà tôi đang phải đối mặt? Kỹ năng đặt câu hỏi để lấy thông tin rất quan trọng bởi đặt câu hỏi đúng là bước đầu để lấy được thông tin mình cần
Phạm vi (Scope): có khả năng truy cập đến nguồn tri thức khác nhau để lấp đầy sự hiểu biết của mình về vấn đề bạn đang quan tâm Tức là biết các cách khác nhau để đáp ứng nhu cầu tin
Lập kế hoạch (Plan): biết cách xây dựng chiến lược tìm tiếm và xác định thông tin và dữ liệu
Thu thập (Gather): có khả năng định vị và truy cập đến nguồn thông tin
và dữ liệu mình cần
Đánh giá (Evaluate): biết cách so sánh và đánh giá thông tin và dữ liệu
Trang 39 Quản lý (Manage): có khả năng tổ chức thông tin và dữ liệu đồng thời
áp dụng được những tri thức thu nhận được
Thể hiện (Present): có khả năng trình bày kết quả nghiên cứu, tổng hợp những thông tin và dữ liệu đã có để tạo ra tri thức mới và phân phối tri thức này dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau
Tùy vào mức độ tiếp cận và nhận thức khác nhau, năng lực thông tin được chia thành 5 cấp độ đó là: (1) Mức độ của người bắt đầu, ở mức độ này chưa được coi là người có năng lực thông tin, (2) Mức độ cơ bản, ở mức độ được ghi nhận là người có năng lực thông tin để phục vụ cho các công việc cá nhân, (3) Mức độ nâng cao, ở mức độ này người có năng lực thông tin có thể làm chủ mọi nhu cầu thông tin của mình và biết cách tìm kiếm, đánh giá và sử dụng một cách hiệu quả, (4) Mức
độ thành thạo, ở mức độ này năng lực thông tin trở thành một phần của năng lực cá nhân để phục vụ cho mục tiêu học tập suốt đời, và (5) Mức độ chuyên gia, ở mức độ này người có năng lực thông tin có thể trở thành chuyên gia tư vấn, người đào tạo năng lực thông tin cho người khác
Cũng cần phải làm rõ khái niệm về hướng dẫn sử dụng thư viện và năng lực thông tin Hướng dẫn thư viện là một phần của năng lực thông tin Hướng dẫn sử Hình 1 1: Mô hình 7 trụ cột của NLTT do SCONUL đề xuất (SCONUL, 2011)
Trang 40dụng thư viện giúp bạn đọc khai thác hiệu quả nguồn thông tin trong và ngoài thư viện phục cho mục đích học tập và nghiên cứu trong nhà trường Trong khi đó năng lực thông tin hướng tới việc đánh giá, sử dụng thông tin và tạo ra tri thức mời, rèn luyện tư duy và xây dựng năng lực tự học suốt đời Có thể coi hướng dẫn sử dụng thư viện là việc trang bị năng lực thông tin ở mức cơ bản cho mỗi sinh viên
Dựa vào môi trường, điều kiện học tập và nhu cầu tin của sinh viên, mỗi đơn
vị có thể áp dụng những tiêu chí đánh giá NLTT cho sinh viên sao cho phù hợp với từng đơn vị khác nhau Qua tìm hiểu, tổng hợp và thực tiễn công tác, tác giả đã rút
ra những tiêu chí để đánh giá NLTT cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội qua
những khả năng bao gồm: Khả năng nhận biết NCT; Khả năng tìm kiếm thông tin
một cách hiệu quả, chính xác; Khả năng đánh giá thông tin và quá trình tìm kiếm thông tin; Khả năng tổ chức và quản lý thông tin thu thập được và thông tin phát sinh; Hiểu biết về pháp lý và đạo đức trong sử dụng và trao đổi thông tin
Khả năng nhận biết nhu cầu tin
Là khả năng nhận ra rằng thông tin là cần thiết; hiểu được tại sao lại cần thông tin, cần bao nhiêu và những loại thông tin gì, cũng như các vấn đề liên quan (thời gian, định dạng, cách truy cập…)
Người có khả năng nhận dạng nhu cầu tin của chính mình là người biết:
Xác định, định vị và liên kết nhu cầu thông tin: tìm hiểu các nguồn thông tin
cơ bản phù hợp với chủ đề cần nghiên cứu; nhận dạng các từ khóa và thuật ngữ cốt lõi; xác định hoặc sửa đổi nhu cầu thông tin của vấn đề; hỏi ý kiến của những người xung quanh để hiểu rõ chủ đề nghiên cứu hay nhu cầu thông tin khác
Hiểu được mục đích, phạm vi và sự thích hợp của các nguồn tin khác nhau: hiểu được cách tổ chức thông tin, phổ biến và sự phù hợp với nội dung chủ
đề nghiên cứu; hiểu được sự khác nhau giữa các giá trị, các nguồn thông tin cấp một và một nguồn thông tin cấp hai, hiểu được cách sử dụng chúng một cách khoa học với mỗi chủ để
Biết đánh giá lại bản chất của nhu cầu thông tin: xem lại nhu cầu thông tin ban đầu nhằm làm rõ hơn, xem xét lại hoặc thu gọn câu hỏi tìm kiếm; liên