Chương I: Tổng quan nghiên cứu.1.1Tính cấp thiết của đề tài.Chúng ta đang bước vào thời đại bùng nổ thông tin, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bắt đầu diễn ra. Có nhiều cách để tiếp cận thông tin: báo, tạp chí, sách, ti vi, đài… và hiện nay, truy cập Internet đang được xem là một cách tiếp cận thông tin hữu hiệu. Ngoài việc mang lại một lượng lớn thông tin thì Internet còn nhiều tác dụng quan trọng khác: giải trí (nghe nhạc, xem phim, chat, ….), giao lưu trực tuyến … Đối với sinh viên, Internet chính là cầu nối để tiếp cận với thế giới tri thức một cách khoa học và có hiệu quả vì tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức.Internet hữu dụng như vậy. Nhưng tuy nhiên, một bộ phận lớn sinh viên hiện nay đang sử dụng Internet chưa thật sự hiệu quả. Số lượng sinh viên sử dụng ngày một tăng nhưng mục đích sử dụng để tìm kiếm tài liệu hay thu thập thông tin hỗ trợ cho học tập thì rất ít. Hầu như các sinh viên chỉ dùng Internet như¬ một phương tiện giải trí với các ứng dụng chat, xem phim, nghe nhạc, chơi game, lướt mạng xã hội… Chính việc sử dụng Internet chưa hợp lý đã làm giảm khả năng tiếp cận tới những nguồn thông tin bổ ích và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống học tập và sinh hoạt. Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng Internet trong cộng đồng sinh viên, nhóm 6 đã tiến hành khảo sát và phân tích, nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên Đại học Thương Mại hiện nay.” Xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Văn Minh đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn chúng tôi trong thời gian học tập. Ngoài ra chúng tôi cũng xin cảm ơn các bạn sinh viên trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là các bạn sinh viên ngành Thương mại Điện tử đã giúp chúng tôi hoàn thành một số các hạng mục nhằm khảo sát về tình hình sử dụng internet của các bạn hiện nay.
Trang 1KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
-
-BÁO CÁO THẢO LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NHU CẦU SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6.
Lớp học phần: 1820SCRE0111.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Minh.
Trang 2Chương I: Tổng quan nghiên cứu.
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Chúng ta đang bước vào thời đại bùng nổ thông tin, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bắt đầu diễn ra Có nhiều cách để tiếp cận thông tin: báo, tạp chí, sách, ti vi, đài… và hiện nay, truy cập Internet đang được xem là một cách tiếp cận thông tin hữu hiệu Ngoài việc mang lại một lượng lớn thông tin thì Internet còn nhiều tác dụng quan trọng khác: giải trí (nghe nhạc, xem phim, chat, ….), giao lưu trực tuyến … Đối với sinh viên, Internet chính là cầu nối để tiếp cận với thế giới tri thức một cách khoa học và có hiệu quả vì tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức
Internet hữu dụng như vậy Nhưng tuy nhiên, một bộ phận lớn sinh viên hiện nay đang sử dụng Internet chưa thật sự hiệu quả Số lượng sinh viên sử dụng ngày một tăng nhưng mục đích
sử dụng để tìm kiếm tài liệu hay thu thập thông tin hỗ trợ cho học tập thì rất ít Hầu như các sinh viên chỉ dùng Internet như một phương tiện giải trí với các ứng dụng chat, xem phim, nghe nhạc, chơi game, lướt mạng xã hội… Chính việc sử dụng Internet chưa hợp lý đã làm giảm khả năng tiếp cận tới những nguồn thông tin bổ ích và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống học tập
và sinh hoạt
Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng Internet trong cộng đồng sinh viên, nhóm 6 đã tiến hành khảo sát và phân tích, nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên Đại học Thương Mại hiện nay.”
Xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Văn Minh đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn chúng tôi trong thời gian học tập Ngoài ra chúng tôi cũng xin cảm ơn các bạn sinh viên trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là các bạn sinh viên ngành Thương mại Điện tử đã giúp chúng tôi hoàn thành một số các hạng mục nhằm khảo sát về tình hình sử dụng internet của các bạn hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu.
Thông qua bài thảo luận, chúng tôi muốn tìm hiểu kỹ cũng như xác định nguyên nhân của tình trạng trên qua đó đưa ra một số giải pháp cơ bản để giúp cho việc sử dụng Internet của sinh viên được hiệu quả hơn
3 Câu hỏi nghiên cứu.
1 Mức độ sử dụng Internet của sinh viên như thế nào?
2 Mục đích sử dụng chủ yếu của sinh viên khi truy cập Internet là gì? Tác hại cũng như lợi ích của Internet đối với sinh viên Đại học Thương Mại
3 Làm thế nào để sinh viên sử dụng Internet thực sự hữu hiệu để tìm thông tin nhiều hơn các mục đích khác?
Trang 3Chương II: Tổng quan lý thuyết.
2.1 Một số khái niệm cơ bản.
a) Khái niệm nhu cầu.
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau
Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận, là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống
b) Khái niệm sinh viên.
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học
c) Khái niệm Internet.
Internet là “một hệ thống thông tin toàn cầu” gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP) Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu
Internet ở Việt Nam được hình thành và phát triển từ năm 1997 Từ đó đến nay, Việt Nam luôn được thế giới đánh giá là một trong những quốc gia có số người sử dụng Internet tăng nhanh nhất hằng năm
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), công cụ tìm kiếm (search engine) và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học online
Internet chứa một lượng thông tin khổng lồ bao gồm rất nhiều chủ đề Nó chứa đựng danh mục của thư viện, bài báo, thông tin tham khảo, thông tin công ty và những ý kiến cá nhân; thông tin được nhiều nguồn tạo ra, bao gồm các viện hàn lâm, cơ quan chính phủ, tổ chức chuyên ngành, thông tin thương mại và các cá nhân
2.2 Nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên.
Sinh viên sử dụng Internet hiện nay là rất phổ biến và đa dạng, hầu hết dành một lượng thời gian nhất định và khá cao cho việc sử dụng máy tính và nhất là cho việc truy cập mạng
Trang 4a) Nhu cầu giải trí
Giải trí là một trong những nhu cầu thiết yếu bởi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống học tập và làm việc sinh viên Mục đích sử dụng Internet của nhóm này không chỉ để đáp ứng nhu cầu học tập mà còn là đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, giải trí của bản thân
Nội dung chủ yếu mà sinh viên thường xuyên lên mạng trong lĩnh vực giải trí vẫn chủ yếu
là nghe nhac, xem phim, chơi games và chat, gửi email…
b) Nhu cầu học tập
Đối với sinh viên, trước đây, việc tìm hiểu những thông tin tài liệu cho các môn học gặp rất nhiều khó khăn Do đó việc tìm hiểu tài liệu học tập là một quá trình dài và tốn rất nhiều thời gian Ngày nay, việc kết nối mạng Internet đã giúp sinh viên thay đổi về cách học, trở thành phương tiện giúp tìm kiếm và lưu trữ thông tin cách nhanh chóng và hiệu quả nhất
Hiện nay, việc tiếp xúc với Internet đối với sinh không còn xa lạ nữa, nhất là hầu hết các sinh viên đều có máy tính và nối mạng tại nơi mình ở Internet trở thành nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho quá trình học tập và làm việc của hầu hết các sinh viên
c) Nhu cầu tìm việc làm trên mạng
Tìm kiếm việc làm thông qua các hệ thống tuyển dụng được đăng tải trên mạng Internet giúp tiết kiệm được kinh phí thời gian và phương tiện đi lại Đồng thời có thể biết trước được công việc đó có phù hợp với ngành nghề và khả năng của mình hay không
2.3 Tác động của Internet đến cuộc sống của sinh viên.
a) Tác động tích cực.
Trong cuộc sống hiện nay, nhu cầu của sinh viên là rất cao, từ nhu cầu học tập, giải trí, đến các nhu cầu khác như nhu cầu trao đổi thông tin, nhu cầu tìm kiếm việc làm…Tất cả những nhu cầu đó của sinh viên phần lớn được đáp ứng thông qua mạng truyền thông rất mới mẻ và đang không ngừng phát triển đó chính là hệ thống Internet Internet cung cấp cho sinh viên những địa chỉ tìm kiếm với hàng nghìn các nội dung, đề tài để có hiểu biết rộng rãi hơn, sâu sắc hơn; nắm bắt thông tin nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức
b) Tác động tiêu cực.
Internet đang dần bộc lộ những mặt trái của nó như một công cụ đắc lực cho phép xâm phạm tình dục, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, trò chơi bạo lực, tuyên truyền thông tin sai lệch… tràn lan trên các trang web Những điều này đã làm ảnh hưởng không ít đến đời sống, suy nghĩ và hành động của rất nhiều sinh viên
Trang 5Chương III: Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
3.1 Tiếp cận nghiên cứu.
3.1.1 Nghiên cứu định tính.
Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi mang tính chất gợi mở, nhấn vào mô tả nhu cầu và thực trạng sử dụng internet của sinh viên, cụ thể là sinh viên Trường Đại học Thương Mại, mà người nghiên cứu quan tâm Những thông tin định tính sẽ được áp dụng để minh họa thêm cho phần ứng xử thể hiện trong thông tin định lượng
Nghiên cứu định tính sẽ tập trung vào tìm hiểu và khám phá các vấn đề như: thời gian sinh viên dành để lên mạng internet, các trang mạng xã hội mà sinh viên thường xuyên sử dụng, … qua đó tìm hiểu thêm về một số mặt tích cực và tiêu cực khi sử dụng internet Tiếp
đó, nghiên cứu định lượng sẽ được tiến hành để cung cấp những thông tin trên dưới dạng số liệu cụ thể
Nghiên cứu định tính sẽ trả lời những câu hỏi sau:
1 Thời gian sinh viên sử dụng mạng Internet như thế nào và thông qua các phương tiện điện tử gì?
2 Những trang mạng xã hội nào được ưa chuộng sử dụng?
3 Những nguyên nhân và tần suất khiến sinh viên sử dụng mạng Internet cho việc học tập?
4 Các hình thức giải trí sinh viên hay sử dụng khi truy cập mạng Internet?
5 Tần suất sử dụng Internet của sinh viên?
6 Ý kiến của sinh viên về ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của mạng Internet?
3.1.2 Nghiên cứu định lượng.
Đây là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi dưới dạng viết và trả lời những thông tin định lượng tương ứng, từ đó chỉ ra những mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Nghiên cứu định lượng sẽ sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin trên diện rộng Thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi sẽ được tiến hành theo cách: sử dụng bảng câu hỏi trực tuyến Kết quả của bảng câu hỏi sẽ cho ra những số liệu cụ thể về những thông tin muốn nghiên cứu để mô tả toàn cảnh bức tranh về thực trạng và nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên Thương Mại
- Biến số độc lập: Tuổi, giới tính, học vấn (ngành học, khoa và năm học) của người
tham gia trả lời
- Biến số phụ thuộc: Những yếu tố tác động đến nhu cầu, hiểu biết và xu hướng sử
dụng internet của sinh viên thông qua trả lời thể hiện trong nội dung nghiên cứu
3.2 Hạn chế và giới hạn.
Trang 6Trong quá trình thực hiện đề tài, do giới hạn về hiểu biết cũng như thời gian và kinh phí, bài thảo luận còn có những hạn chế sau:
- Đề tài về Internet không còn mang tính mới mẻ trong giai đoạn hiện nay nhưng
nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu là sinh viên Đại học Thương Mại thì còn chưa phổ biến
- Do chưa có kinh nghiệm cũng như vốn kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài thảo luận
không thể tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu sót
- Do chưa có thời gian nghiên cứu sâu để có cái nhìn tổng quan nên nghiên cứu có thể
sử dụng mẫu câu hỏi chưa thật chi tiết, đầy đủ Vì vậy, kết quả có thể không phản ánh được đầy đủ tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu
3.3 Cách chọn mẫu, điều tra.
3.3.1 Ý nghĩa của chọn mẫu.
- Tiến hành chọn mẫu theo phương pháp nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi trực
tuyến trên một số đơn vị của tổng thể để tiết kiệm thời gian, chi phí
- Từ những đặc điểm của mẫu, ta có thể suy được đặc điểm và tính chất của tổng thể
nghiên cứu
3.3.2 Các bước chọn mẫu.
a) Xác định tổng thể nghiên cứu
Đề tài hướng tới nghiên cứu tổng thể có giới hạn: số sinh viên Đại học Thương Mại
b) Đơn vị lấy mẫu.
- Đơn vị địa lý: Trường Đại học Thương Mại.
- Cá nhân là sinh viên Đại học Thương Mại.
c) Danh sách nguồn (Khung chọn mẫu):
- Tổng thể nghiên cứu: sinh viên Đại học Thương Mại
- Tuổi: 18-22
- Giới tính: Nam, nữ
- Ngành học: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Thương mại điện tử, Ngôn ngữ, Luật, Tài chính ngân hàng, …
d) Xác định kích thước mẫu/ Cỡ mẫu.
Lấy độ tin cậy là 95% với giá trị z tương ứng là 1,96, sai số cho phép là nằm trong khoảng ±5% Giả định p q lớn nhất có thể xảy ra là 0,5 x 0,5 Cỡ mẫu sẽ được tính là:
Trang 72
0,5 0,5
(0,05)2 ≈ 384¿
e) Xác định phương pháp chọn mẫu.
Tổng thể nghiên cứu là sinh viên Đại học Thương Mại, rất tiện lợi để tiếp cận Do đó,
có thể tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên) Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì có thể chuyển sang đối tượng sinh viên khác Ngoài ra, phương pháp này cũng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình thu thập dữ liệu
f) Tiến hành chọn mẫu và điều tra.
Do hạn chế về thời gian và chi phí nên nhóm chỉ có thể tiến hành khảo sát trên 154 sinh viên thuộc Đại học Thương Mại
Tất cả 154 mẫu khảo sát được tiến hành trực tuyến, thông qua công cụ Google Forms,
và trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, …
Trang 8Chương IV: Phân tích dữ liệu 4.1 Mục đích và nội dung truy cập Internet.
Internet đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống Phần đông sinh viên tham gia khảo sát đều cho rằng Internet là cần thiết cho cuộc sống của họ Vậy mục đích và nội dung truy cập Internet của sinh viên đại học Thương Mại là gì?
Mục đích
Số lượng %
Với câu hỏi nhiều lựa chọn này, có thể thấy, mục đích vào mạng Internet để phục vụ cho hoạt động học tập và giải trí của sinh viên được xem là mục đích chính Trong tổng số
154 người tham gia trả lời có đến 117 ý kiến chọn giải trí, chiếm 75,97% Con số này cũng không phải là lạ khi khoa học và công nghệ phát triển từng ngày từng giờ, càng ngày càng
có nhiều các hình thức giải trí đa dạng, hấp dẫn như: xem phim, nghe nhạc, liên lạc bạn bè
… Chính vì vậy, Internet trở thành một nơi “ưu tiên” khi nghĩ đến việc giải trí sau những
giờ học và làm việc căng thẳng
Bên cạnh đó nhu cầu vào mạng Internet để học tập cũng chiếm tỷ lệ cao với 74,68% Hầu hết sinh viên đến học tại trường Đại học Thương Mại là những người ở khắp mọi miền đất nước, phải sống tự lập xa gia đình người thân, do đó sự kiểm soát của gia đình, nhà trường không còn chặt chẽ như trước nữa Tự ý thức và có trách nhiệm với việc học tập của mình là điều mọi người đều nhận thấy đối với mọi sinh viên Với mạng lưới tìm kiếm rộng lớn cùng hàng ngàn tài liệu, Internet đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu ấy một cách nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí đi lại
Bên cạnh hai mục đích chính khi vào mạng Internet là học tập và giải trí, tìm kiếm việc làm và làm việc cũng được một số người quan tâm tìm hiểu, chiếm 4,2% và 3,4% Các hoạt động khác khi vào mạng Internet của sinh viên chiếm tỷ lệ thấp nhất với 0,84%
Bảng số liệu trên cũng cho thấy sự khác biệt trong mục đích tham gia vào mạng Internet theo giới tính Đa số nữ vào mạng Internet với mục đích học tập với 92 ý kiến người tham gia trả lời chiếm 77,31% Trong khi đó chỉ có 65,7% nam giới trả lời vào mạng với mục đích học tập Đối với mục đích vào mạng để giải trí thì hoàn toàn ngược lại với tỷ lệ ở
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
3
70 81
Không thực sự cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
Trang 9nam là 97,14% và nữ là 69,75% Từ đó có thể thấy nam sinh có xu hướng giải trí trên mạng cao hơn nữ sinh
4.2 Mức độ truy cập Internet thường xuyên của sinh viên.
Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, với nhu cầu sử dụng Internet ngày càng lớn như hiện nay, sinh viên ngày càng dành nhiều thời gian cho việc truy cập mạng, có thể nhận thấy
họ truy cập rất thường xuyên mỗi ngày Khi tìm hiểu về mức độ vào mạng Internet của người tham gia trả lời, số lượng sinh viên dành thời gian dưới một giờ để vào mạng là rất thấp và gần như không có Thời gian sử dụng Internet chủ yếu của sinh viên là 3-5 giờ hoặc trên 5 giờ một ngày
Phân tích tần suất sử dụng Internet theo giới tính, nghiên cứu này cho thấy tuy số lượng các bạn sinh viên nam tham gia nghiên cứu không nhiều nhưng nhìn chung tần suất sử dụng Internet của các bạn khá cao vì có thể là do đặc tính của nam giới nói chung và của sinh viên nam nói riêng quan tâm và yêu thích công nghệ Mặt khác đặc tính thích khám phá của nam giới cũng có thể là một lí do
Thời gian
Sinh viên khóa
Nhu cầu vào mạng của sinh viên các khóa không có nhiều sự khác biệt bởi sinh viên năm nào cũng có nhiều nhu cầu về việc tìm tài liệu phục vụ học tập, giải trí Tỉ lệ sinh viên năm 3, năm 4 có nhu cầu sử dụng Internet cao, điều này dễ hiểu vì nhu cầu sử dụng Internet của những sinh viên năm cuối cho việc học tập và tìm kiếm việc làm nhiều hơn sinh viên năm đầu Mặt khác qua quan sát cũng có thể nhận thấy rằng những sinh viên sắp ra trường tự trang bị hoặc được gia đình trang bị máy tính cá nhân nhiều hơn những sinh viên mới
4.3 Phương tiện truy cập Internet của sinh viên.
Trang 1010
20
30
40
50
60
70
80
90
100
86.63
46.1
7.14
Phương tiện để truy cập Internet (%)
Điện thoại Máy tính cá nhân Tiệm Internet
Hiện nay có rất nhiều phương tiện để truy cập Internet Kết quả khảo sát cho thấy phương tiện sinh viên dùng để tiếp cận Internet phổ biến nhất là điện thoại với tỷ lệ 86,63%
do điện thoại thuận tiện với nhiều tính năng hữu ích, dễ mang theo… Máy tính cá nhân chiếm tỷ lệ không nhỏ với 46,1% Với phương tiện sử dụng là các máy tính tại quán Internet,
tỷ lệ này rất thấp (7,14%) do tốn thời gian và chi phí trong mỗi lần sử dụng …
Về số lượng phương tiện, thiết bị tiếp cận internet, có những sinh viên dùng đến 3 loại khác nhau nhưng chiếm tỷ lệ thấp Đa số các sinh viên thường xuyên sử dụng một hoặc hai thiết bị để truy cập Internet với tỉ lệ 64,3% sử dụng một thiết bị và 31,2% sử dụng hai thiết bị
Nhìn chung giới sinh viên ngày nay, cụ thể là sinh viên Đại học Thương Mại có rất nhiều phương tiện, công cụ để tiếp cận Internet Điều này là một thuận lợi với sinh viên nếu sinh viên biết tận dụng cơ hội này để nâng cao kiến thức, ngược lại trong môi trường này nếu sinh viên lạm dụng Internet có thể dẫn đến những hậu quả liên quan đến kết quả học tập, thậm chí cả sức khỏe
4.4 Địa điểm truy cập Internet
65.98%
32.02%
2.00%
Số lượng phương tiện truy cập Internet
1 phương tiện 2 phương tiện 3 phương tiện