Tìm hiểu về chuỗi cung ứng SCM

23 94 1
Tìm hiểu về chuỗi cung ứng SCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục Lời mở đầu Phần A: LÝ THUYẾT I. Tổng quan lý thuyết về chuỗi cung ứng SCM 1. Các khái niệm 2. Tầm quan trọng của SCM 3. Nguồn gốc của SCM 4. Cấu trúc Thành Phần SCM II. Nội dung 1. Vai trò của SCM đối với hoạt động của DN 2. Các bước cơ bản khi triển khai SCM 3. Nhiệm vụ của SCM 4. Đặc điểm chung của SCM III. Liên hệ 1. Tổng quát hiện trạng tại VN 2. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng trong các DN Việt Nam 3. Các nhà cung cấp SCM hiện nay 4. Các loại hệ thống SCM Phần B: BÀI TẬP I. Lý thuyết 1. Mô hình hóa tiến trình xử lý hệ thống bằng biểu đồ sơ đồ phân cấp chức năng. 2. Sơ đồBiểu đồ luồng dữ liệu ngữ cảnh khung cảnh 3. Sơ đồ Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 4. Sơ đồ Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh II. Bài tập Phần A: Lý Thuyết I. Tổng quan lý thuyết về chuỗi cung ứng SCM 1. Các khái niệm Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là mạng lưới các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà lắp ráp, nhà phân phối và các trang thiết bị hậu cần nhằm thực hiện các chức năng như: thu mua nguyên liệu, vận chuyển, phân phối các sản phẩm đến khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng SCM (Supply Chain Management) bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung,mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị Logistics. SCM cho phép quản trị tại các nhà máy và trong cả hệ thống các điểm cung của một công ty cho khách hàng. 2. Tầm quan trọng của SCM 90% các CEO trên thế giới đều đặt việc quản trị chuỗi cung ứng lên hàng đầu khi mà việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng cao, giá bán trên thị trường và giá thi mua nguồn cung cấp hàng hóa ngày càng bị siết chặt. Khi thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, yếu tố này tác động lớn đến việc chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng tốt, doanh nghiệp không những đạt được lợi nhuận cao, mà còn có thể vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành và càng phát triển bền vững. Trên thế giới, nhờ có chuỗi cung ứng hiệu quả mà các tập đoàn lớn như Apple, SamSung, Coca Cola... đã đạt lợi nhuận cao hơn 40% so với đối thủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả có thể mang lại: Chi phí cho chuỗi cung ứng giảm từ 2550% Lượng hàng tồn kho giảm từ 2560% Độ chính xác trong việc dự báo sản xuất tăng từ 2580% Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng lên 3050% Tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 20% 3. Nguồn gốc của SCM SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistic (hậu cần). Trong tiếng Anh, một điều thú vị là từ Logistic này không hề có liên quan đến từ Logistic trong toán học.Khi dịch sang tiếng Việt, có người dịch là hậu cần, có người dịch là kho vận, dịch vụ cung ứng. Tuy nhiên, tất cả các cách dịch đó đều chưa thoả đáng, không phản ánh đầy đủ và chính xác bản chất của Logistics. Vì vậy, tốt hơn cả là chúng ta hãy giữ nguyên thuật ngữ Logisticvà sau đó tìm hiểu tường tận ý nghĩa của nó. Logistics được ghi nhận như là một chức năng kinh doanh chủ yếu, mang lại thành công cho các công ty cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific ESCAP) ghi nhận Logistics đã phát triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution) Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách hiệu quả nhất. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau: • Vận tải • Phân phối • Bảo quản hàng hóa • Quản lý kho bãi • Bao bì, nhãn mác, đóng gói. Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics Giai đoạn này có sự phối kết hợp công tác quản lý của cả hai mặt trên vào cùng một hệ thống có tên là Cung ứng vật tư và Phân phối sản phẩm. Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (SCM) Theo ESCAP thì đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ từ nhà cung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất – đến người tiêu dùng. Khái niệm SCM chú trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan như các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và các công ty công nghệ thông tin. 4. Cấu trúc Thành phần Một dây chuyền cung ứng gồm 3 yếu tố tối thiểu sau: • Nhà cung cấp: Các công ty bán sản phẩmdịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Hay nói cách khác, nhà cung cấp là các đơn vị cung cấp các nguyên liệu trực tiếp. • Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng các nguyên liệu đầu vào và áp dụng các quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng. • Khách hàng: Người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất. Chuỗi cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Mỗi thành phần là một nhóm chức năng khác nhau trong chuỗi cung ứng.  Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào) Sản xuất chính là khả năng mà dây chuyền cung ứng tạo và lưu trữ các sản phẩm. Các nhà quản trị cần cân bằng giữa khả năng thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu quả SX của DN. Câu hỏi đặt ra chính là thị trường cần sản phẩm gì, sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi nào chúng được sản xuất.  Vận chuyển (Khi nào, Như thế nào)  Tồn kho (chi phí sản xuất và lưu trữ) Yếu tố tồn kho ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tồn kho ít đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiêu thụ được gần như tối ưu lượng sản phẩm sản xuất ra. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp.  Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì) Là việc xác định xem bạn sẽ tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu, đâu là nơi tiêu thụ tốn nhất. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.  Thông tin (Cơ sở để ra quyết định) Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống quản lý cung ứng SCM. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. Chính vì vậy, nhà quản trị cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập lượng thông tin cần thiết nhiều nhất có thể. II. Nội dung 1. Vai trò của SCM đối với hoạt động của DN Đối với các công ty, tổ chức, doanh nghiệp, SCM có vai trò rất quan trọng bởi nó có thể giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Só không ít công ty đã gặt hái thành công nhờ biết soạn thảo chiến lược và giải quyết sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo….. Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho phép tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp (Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai tò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất. SCM hứa hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây là chì khóa thành công cho sự phát triển của B2B. Tuy nhiên, chiếc chìa khóa này chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất, khi chúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng. Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng: thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức năng sản xuất, tâp trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ. Trong dây chuyền cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Khu vực nhà máy sản xuẩ trong công ty của bạn phải là một môi trường năng năng động, trong đó sự vật được chuyển hóa liên tục, đồng thời thông tin cần được cập nhật và phổ biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. SCM cung cấp khả năng trực quan hóa đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp tạo điều kiện cho việc tối ưu hóa sản xuất đúng bằng hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trữ số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty. 2. Các bước cơ bản khi triển khai SCM: • Bước 1: Lên kế Hoạch • Bước 2: Nguồn cung cấp • Bước 3: Sản xuất • Bước 4: Giao nhận • Bước 5: Hoàn lại 3. Nhiệm vụ của SCM Mỗi thành phần trong dây chuyền cung ứng trên bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau, thậm trí mỗi nhiệm vụ cần đòi hỏi một phần mềm cụ thể riêng biệt. Có lẽ cách thức tốt nhất để thiết lập và cài đặt bộ phận phần mềm quản lý dây chuyền cung ứng là bạn hãy chia nỏa thành hai phần mềm nhỏ: phần mềm thứ nhất có nhiệm vụ giúp bạn lên kế hoạch cho dây chuyền cung ứng và phần mềm thứ hai giúp bạn theo dõi việc thực thi các nhiệm vụ đã đề ra. Phần mềm hoạch định dây chuyền cung ứng (Supply chain planning SCP) sử dụng các thuật toán khác nhau nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện lưu lượng và tính hiệu quả của dây chuyền cung ứng và đồng thời giảm thiểu việc kiểm kê hàng tồn kho. Tính chính xác của SCP hoàn toàn phụ thuộc vào các thông tin mà doanh nghiệp thu thập được. 4. Đặc điểm chung của SCM Ưu điểm: Tạo ra lợi thế cạnh tranh cao Giải pháp SCM tạo ra sự phối hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường. Tạo ra sự chuyên nghiệp trong từng mắt xích, mang đến sự cạnh tranh cao trên thị trường. Thực hiện đúng đắn chiến lược phát triển sản xuất hiệu quả và tối ưu hóa quy trình cung cấp hàng hóa từ đầu đến cuối. Xóa bỏ lối quản lý doanh nghiệp truyền thống, lạc hậu Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng SCM loại bỏ phương thức quản lý theo chiều thằng đứng hướng sang quản lý theo chiều ngang, bao gồm quản lý quan hệ nhà cung ứng, quản lý công tác lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động bên trong doanh nghiệp, cùng với việc quản lý quan hệ khách hàng hiệu quả. Tích hợp công nghệ hiện đại vào tổ chức quản lý, con người được khai sáng và đào tạo bằng phương pháp quản lý mới. Chức năng: SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩmdịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất. Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục vụ cho những mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Có thể nói, SCM là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng Bạn không thể cải tiến được những gì bạn không thể nhìn thấy. Lợi ích: Nâng cao dịch vụ khách hàng và giảm tồn kho tối đa. Giảm chi phí lưu kho sản phẩm của doanh nghiệp. Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận đến mức tối ưu Giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. Nâng cao sức cạnh tranh cho các công ty. Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng , thiết lập chuỗi cung ứng giữa các đối tác truyền thống với nhau. Đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường và giảm các yếu tố các loại tác động đến khách hàng. Tăng lợi nhuận sau thuế Tăng độ chính xác trong việc dự báo sản xuất III. Liên hệ 1. Tổng quát hiện trạng tại Việt Nam Việt Nam hiện nay khái niệm SCM đã được nhắc đến nhiều, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu chú ý tới, tuy nhiên để hiểu rõ SCM là gì, làm thế nào để xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng thành công thì hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang băn khoăn. Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, và đặc biệt từ năm 2009 Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vào, thì các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mới thật sự lo sợ mất vị thế trên thị trường. Và một giải pháp cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam giữ vững thị trường đó chính là quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng. 2. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng chuỗi cung ứng SCM trong các DN VN Thuận lợi: • Tăng hiệu quả. Đầu tiên và quan trọng nhất, phần mềm quản lý chuỗi cung ứng được thiết kế để nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, từ việc nhập và lưu trữ hàng tồn kho cho đến quản lý phân phối và vận chuyển. Nhờ quy trình chuỗi cung ứng được tự động hóa hoàn toàn nên thời gian thực hiện nghiệp vụ logistics được cắt giảm một cách rõ rệt, sự liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng khăng khít hơn, qua đó giúp doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho khách hàng nhanh, chính xác hơn và giúp doanh nghiệp tăng tốc độ lưu chuyển tiền mặt. • Cắt giảm chi phí. Khả năng dự báo chính xác nhu cầu thị trường cộng với hiệu suất tăng cao cho phép doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân công, tối thiểu chi phí tồn kho và tránh lãng phí thất thoát. Ngoài ra, các tính năng thông minh của SCM giúp doanh nghiệp tìm ra các chi phí bất hợp lý để loại bỏ. Cụ thể, phần mềm SCM cho phép nhà quản lý biết mua nguyên liệu của ai là rẻ nhất, tổ chức phối hợp vận chuyển thế nào để giảm chi phí vận tải, hoặc sắp xếp không gian kho hàng ra sao để thuận tiện cho bốc dỡxếp và tối đa hóa dung lượng lưu trữ... • Phân tích xu hướng và dữ liệu kinh doanh. Các tính năng Business Intelligence, ngoài việc giúp kiểm soát chi phí, tối ưu hạn ức hàng tồn kho, có thể giúp tăng doanh thu bằng cách nhận diện được các sản phẩm có hiệu năng cao, hỗ trợ việc ra quyết kinh doanh theo hướng phân tích các thông tin từ thị trường cũng như trong nội bộ doanh nghiệp. • Tầm nhìn bao quát, kiểm soát hiệu quả. Quản lý hiệu quả toàn bộ cũng như từng công đoạn của chuỗi cung ứng như các nhà cung cấp, các phân xưởng sản xuất, các kho lưu trữ và hệ thống các kênh phân phối, người tiêu dùng…

Ngày đăng: 25/07/2021, 12:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan