Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
616 KB
Nội dung
trờng đại học vinh KHOA ngữ văn === === linh thị hiền nhữnggiátrịchủyếucủa thợng kinhkýsự khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành: văn học việt nam trung đại Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường Đại học Vinh VINH, 2010 SV: Linh Thị Hiền Lớp 46E - Văn 2 TRƯờNG ĐạI HọC VINH KHOA NGữ VĂN === === NHữNGGIáTRịCHủYếUCủATHƯợNGKINHKýSự KHóA LUậN TốT NGHIệP đại học Chuyên ngành: Văn học việt nam trung đại Giáo viên hớng đẫn: T.S Phạm Tuấn Vũ Sinh viên thực hiện: Linh Thị Hiền Lớp: 46E - Văn Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường Đại học Vinh Vinh, 2010 SV: Linh Thị Hiền Lớp 46E - Văn 4 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU MỞ ĐẦU . 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu của việc nghiên cứu đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Cấu trúc khóa luận . Chương 1. NGHỆ THUẬT TỰ SỰCỦATHƯỢNGKINHKÝSỰ . 1.1. Vai trò của nghệ thuật tự sự trong tác phẩm ký . 1.1.1. Khái niệm tự sự 1.1.2. Đặc điểm của tự sự trong thể ký Việt Nam thời trung đại . 1.2. Nghệ thuật tự sựcủaThượngkinhkýsự 1.2.1. Mạch tự sựcủa tác phẩm . 1.2.2. Đánh giá nghệ thuật tự sựcủaThượngkinhkýsự Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT CỦATHƯỢNGKINHKÝSỰ 2.1. Hoàn cảnh với việc tái hiện nhân vật . 2.1.1. Vai trò của hoàn cảnh trong tác phẩm ký . 2.1.2. Nhân vật được tái hiện trong hoàn cảnh cụ thể, sinh động 2.2. Chi tiết, ngôn ngữ lựa chọn 2.2.1. Chi tiết 2.2.2. Ngôn ngữ Chương 3: HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG THƯỢNGKINHKÝSỰ . 3.1. Hình tượng tác giả trong tác phẩm ký 3.1.1. Hình tượng tác giả 3.1.2. Hình tượng tác giả trong tác phẩm ký 3.2. Hình tượng tác giả trong Thượngkinhkýsự 3.2.1. Hình tượng một con người luôn làm chủ hoàn cảnh 3.2.2. Hình tượng một thi nhân, văn nhân với thiên lương trong sáng và khí phách thanh cao . KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO . Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường Đại học Vinh LỜI NÓI ĐẦU Lê Hữu Trác là một hiện tượng đặc biệt trong nền văn học Việt Nam trung đại. Ông là một thầy thuốc nổi danh và là nhà văn Việt Nam cuối thế kỷ XVIII. Không chỉ đơn thuần là một bậc kỳ tài trong y giới, Lê Hữu Trác còn là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Thành tựu thơ văn của ông tuy không đồ sộ nhưng lại mang nhiều giátrị nhân văn sâu sắc. Nó thể hiện tầm vóc tư tưởng lớn lao của nhà lương y, một con người luôn biết kết hợp ý thức dân tộc với tinh thần thực tiễn trong nghiên cứu y học. Tìm hiểu nhữnggiátrịchủyếucủaThượngkinhkýsự là bước tập dượt đầu tiên của chúng tôi. Chính vì vậy, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp chân thành của bạn bè, những người quan tâm đến thành tựu thơ văn Lê Hữu Trác. Qua đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phạm Tuấn Vũ, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khóa luận này. Bên cạnh đó, những bài giảng của các thầy cô, những thông tin thiết thực về tác giả từ phía các nhà nghiên cứu trước đó đã trợ giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo cùng bạn bè trong khoa. Vinh, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Linh Thị Hiền SV: Linh Thị Hiền Lớp 46E - Văn 7 Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường Đại học Vinh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1Thượng kinhkýsự là tác phẩm ký xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm có giátrị lớn trong việc phản ánh sinh động cuộc sống của một trí thức phong kiến và trực tiếp phản ánh sinh hoạt của giai cấp phong kiến ở kinh đô nên rất đáng được nghiên cứu. 1.2. Lê Hữu Trác là một nhà y học lỗi lạc của dân tộc sống vào thế kỷ XVIII. Ông là con người luôn biết kết hợp ý thức dân tộc với tinh thần thực tiễn trong nghiên cứu y học. Nhìn từ góc độ văn học, Thượngkinhkýsự là tác phẩm của một tác giả không chuyên. Vì vậy, nghiên cứu tác phẩm giúp chúng ta biết được các quy phạm nghệ thuật đương thời đã chi phối đến sáng tác của tác giả này như thế nào. 1.3. Thượngkinhkýsự là đỉnh cao của loại hình ký ở Việt Nam thời trung đại, thể hiện sự sáng tạo độc lập của tác giả. Do đó, nghiên cứu tác phẩm sẽ góp phần xác định đóng góp của Lê Hữu Trác cho sự hưng thịnh của giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX nói riêng và nền văn học Việt Nam trung đại nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Thượngkinhkýsự là tác phẩm được quan tâm tìm hiểu, bởi lẽ, tác phẩm là sự kết hợp độc đáo giữa giátrị hiện thực và giátrị nhân đạo sâu sắc trong hình thức văn chương nhuần nhị. Đặc biệt, nó là bức tranh phản ánh đời sống xã hội kinh đô, tiêu biểu là sinh hoạt nơi phủ Chúa, dưới thời Lê - Trịnh. Bên cạnh đó, Thượngkinhkýsự còn biểu hiện nét độc đáo của ngòi bút Lê Hữu Trác khi tự họa chân dung. Tất cả những lý do ấy tạo nên sức hấp dẫn, sự thu hút của công chúng độc giả cũng như giới nghiên cứu phê bình đối với tác phẩm. Tuy nhiên, những bài nghiên cứu, bình luận cho tác phẩm chưa nhiều SV: Linh Thị Hiền Lớp 46E - Văn 8 Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường Đại học Vinh và chưa có một công trình nào thực sự quy mô nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm. Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu chính như sau: 1. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng chủ biên) - Từ điển văn học (Bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới, 2004. 2. Nguyễn Lộc - Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007. 3. Nguyễn Đăng Na - Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 2 - Ký, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001. 4. Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận - Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1992. Và bài viết tóm lược về đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh của tác giả Trân Thiện Khanh. Nhìn chung, những đánh giácủa các tác giả có vị trí trong giới phê bình về Thượngkinhkýsự còn ít và chưa sâu sắc. Việc nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở những nhìn nhận khái quát, chưa có một công trình nào thực sự đi sâu tìm hiểu nhữnggiátrịchủyếucủa tác phẩm một cách hệ thống. Tham khảo những ý kiến của các nhà nghiên cứu trước đó, chúng tôi tìm hiểu sâu hơn nữa nhữnggiátrịchủyếucủa tác phẩm: - Nghệ thuật tự sự; - Nghệ thuật xây dựng nhân vật; - Hình tượng tác giả trong tác phẩm. Từ việc nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta nhìn nhận một cách có hệ thống và đánh giá chân xác hơn những đóng góp của Lê Hữu Trác cho sự phát triển của nền văn học dân tộc. 3. Mục đích yêu cầu của việc nghiên cứu đề tài SV: Linh Thị Hiền Lớp 46E - Văn 9 Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường Đại học Vinh 3.1. Ký cùng với truyện và tiểu thuyết chương hồi hợp thành văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Đối với loại hình ký, nghệ thuật tự sự có vai trò quan trọng. Nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong Thượngkinhkýsự nhằm góp phần xác định giátrị ở phương diện chủyếu này. 3.2. Trong các tác phẩm tự sự, nhân vật đóng vai trò là trung tâm. Nhân vật trong tác phẩm ký vừa có đặc điểm chung của nhân vật tự sự vừa có đặc điểm riêng của thể ký. Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thượngkinhkýsự góp phần xác định giátrịcủa tác phẩm ở nghệ thuật xây dựng nhân vật theo đặc điểm thể loại của nó. 3.3. Trong tác phẩm ký, tác giảthường là một nhân vật của tác phẩm, nhiều khi là nhân vật trung tâm. Vì vậy, nghiên cứu hình tượng tác giả trong Thượngkinhkýsự vừa giúp chúng ta nhận thức được hình tượng tác giả này trong một tác phẩm cụ thể vừa góp phần nhận thức đặc điểm của hình tượng tác giả trong thể ký nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp bắt nguồn từ một từ cổ Hy Lạp có nghĩa là con đường. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu là cách tìm ra con đường đi đến đích nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến như: phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp,…Sử dụng những phương pháp này vừa giúp chúng ta đi sâu phân tích tác phẩm một cách cụ thể vừa làm cho các kết luận mang tính khách quan. Đặc biệt, trong khóa luận này, chúng tôi chú trọng phương pháp so sánh. Bước đầu, chúng tôi đối sánh Thượngkinhkýsự với các tác phẩm ký cùng thời ở một vài giátrị hữu quan. 5. Cấu trúc khóa luận SV: Linh Thị Hiền Lớp 46E - Văn 10