1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ tài CHỦ NGHĨA DUY vật KINH NGHIỆM ANH và NHỮNG GIÁ TRỊ hạn CHẾ của nó

19 552 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 128 KB

Nội dung

Tiểu luận môn Triết Học MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI CẢM ƠN 2 CHƯƠNG I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT Ở TÂY ÂU THỜI CẬN ĐẠI .3 CHƯƠNG II- CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH CÁC ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU .5 I. NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH 5 II. CÁC NHÀ TRIẾT HỌC ANH TIÊU BIỂU .5 III. NHỮNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH 6 i. Quan điểm triết học của Ph. Bêcơn- Cơ sở của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh .6 1. Quan điểm định hướng xây dựng triết học khoa học mới 6 2. Quan điểm về thế giới con người .8 3. Quan điểm về nhận thức: 9 4. Quan điểm về phương pháp nhận thức khoa học: 10 5. Quan niệm về chính trị xã hội .12 ii. Quan điểm của T. Hốpxơ: .12 1) Triết học tự nhiên .12 2) Triết học xã hội 14 iii. Quan điểm của Giôn Lốccơ: 15 Chương III- NHỮNG GIÁ TRỊ - HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH .17 I. Những giá trị 17 II. Những hạn chế 17 Chương III- TỔNG KẾT .19 TÀI LIỆU THAM KHẢO .19 Phạm Thị Hiền –CH1001102 Trang 1 Tiểu luận môn Triết Học LỜI CẢM ƠN  Sau khoảng thời gian tìm tòi, nghiên cứu thực hiện tiểu luận môn học, cuối cùng em đã hoàn thành bài tiểu luận đúng thời hạn. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã giúp đỡ chúng em thực hiện bài tiểu luận. Đặc biệt là TS. Bùi Văn Mưa đã cung cấp những kiến thức cũng như nhiệt hình hướng dẫn em thực hiện bài tiểu luận. Cảm ơn các anh chị, các bạn trong nhóm cũng như trong lớp đã nhiệt tình đóng góp ý kiến về bài tiểu luận, sẵn sàng chia sẻ tài liệu, đồng thời giúp đỡ nhau trong quá trình học thực hiện bài tiểu luận. Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy, các anh chị các bạn. Xin chúc tất cả mọi người nhiều sức khỏe, thành công may mắn !!!. Tp.HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2011 Phạm Thị Hiền Phạm Thị Hiền –CH1001102 Trang 2 Tiểu luận môn Triết Học CHƯƠNG I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT Ở TÂY ÂU THỜI CẬN ĐẠI Giai cấp tư sản Tây Âu - xuất hiện từ thế kỷ XVI nhưng chưa thành hình hẳn hoi, mới mạnh ở bên Ý còn đại bộ phận Tây Âu thì còn phôi thai. Sau khi những bọn con buôn, cướp biển, tìm ra những đất mới ở Mỹ, Á, Phi, cướp được nhiều của cải của các dân tộc ít phát triển hơn mang về, thì tư sản Tây Âu phát triển mạnh mẽ. Đó là yếu tố quyết định sự tăng cường bóc lột nhân dân Tây Âu. Do đó, cuối thế kỷ thứ XVI, chế độ tư sản phát triển ở toàn bộ Tây Âu (Pháp, Hà Lan, Anh). Trong thời gian ấy, giai cấp tư sản thành hình, lấn vào chính quyền, xây dựng chế độ quân chủ độc đoán chuẩn bị cho cuộc cách mạng tư sản. Tùy tương quan lực lượng giữa tư sản quý tộc bấy giờ trong mỗi nước mà phong trào tư tưởng chống Giáo hội, xây dựng một hệ thống lý tính khoa học có tính chất quyết liệt hoặc dung hòa với tư tưởng tôn giáo. Ở Anh: quyết liệt, ở Pháp: dung hòa. Thời cận đại thế kỷ XVII-XVIII ở các nước Tây Âu, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự xuất hiện phát triển nhiều mâu thuẫn trong khắp các lĩnh vực đời sống xã hội. Sự phân hóa xung đột trong lĩnh vực kinh tế kéo theo sự phân hóa xung đột trong lĩnh vực xã hội đã làm nảy sinh những xung đột mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tinh thần, làm nổ ra các cuộc cách mạng tư sản trên khắp các nước Tây Âu. Thế kỷ thứ XVII XVIII, đặc biệt là thế kỷ thứ XVII, là thời gian hình thành của giai cấp tư sản tư sản Tây Âu, là thời kỳ giai cấp tư sản giành được thắng lợi chính trị như: Cách mạng tư sản Hà Lan (1560-1570), Cách mạng tư sản Anh (1642-1648), Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)… Các cuộc cách mạng tư sản đã đưa giai cấp tư sản lên vũ đài quyền lực chính trị, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sự thống trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đã đặt ra những yêu cầu mới cho khoa học kỹ thuật phát triển. Phạm Thị Hiền –CH1001102 Trang 3 Tiểu luận môn Triết Học Đây là thời kỳ khoa học tự nhiên bắt đầu phân ngành mạnh, hình thành các bộ môn độc lập như toán học, vật lý học, hóa học, sinh vật học… Đặc trưng của khoa học thời kỳ này là khoa học tự nhiên thực nghiệm, các tri thức khoa học hầu hết là những sản phẩm của thực nghiệm, vì vậy dẫn tới thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, … Chính điều kiện kinh tế - xã hội khoa học tự nhiên thời cận đại đã quy định những đặc trưng về mặt triết học của thời kỳ này: - Giai cấp tư sản tiếp tục giương cao ngọn cờ duy vật vô thần trong cuộc đấu tranh để thiết lập trật tự tư bản chủ nghĩa giải phóng con người. Những quan niệm xã hội tiến bộ của chủ nghĩa duy vật trở thành cơ sở lý luận cho việc bác bỏ thần học tôn giáo. - Con người đã trở thành niềm kiêu hãnh của thời đại. Nhưng con người mới chỉ được đề cập ở khía cạnh cá thể, những bức bách được khẳng định về năng lực giải phóng ở tính sinh vật, nhận thức nhu cầu tình cảm, còn mặt bản chất xã hội ít được đề cập đến. Đây là thời kỳ thắng lợi của CNDV đối với CNDT, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần. Phạm Thị Hiền –CH1001102 Trang 4 Tiểu luận môn Triết Học CHƯƠNG II- CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH CÁC ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU I. NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH Tuy triết học tư sản Âu Tây có tính chất trừu tượng nhưng tính chất giai cấp bộc lộ một cách rõ rệt, có ý thức. Quy luật phát triển của tư tưởng xuất phát từ cơ sở xã hội, đấu tranh giai cấp. Ở Anh, giai cấp tư sản phát triển rất mạnh nhờ nghề cướp biển, buôn bán với lục địa Âu Tây, xây dựng một nền công nghiệp mới trong nước, đặc biệt là công nghệ dệt than mỏ. Ở đây phong trào chống truyền thống kinh viện chủ nghĩa có tính chất quyết liệt, Phủ định cả tư tưởng Cổ đại (Platon, Aristote) theo truyền thống duy danh ở Anh đời Trung Cổ (William Occam, Roger Baco). Do đó, cái thế giới kinh nghiệm căn bản đã có tính chất duy lý (có thể hiểu biết được cho giai cấp tư sản). Đời sống kinh tế ở Anh bấy giờ đã tư sản hóa nên có thể khai thác được theo phương thức tư sản: vấn đề của tư sản Anh là khai thác cơ sở đó - phản ánh vào tư tưởng là chủ nghĩa duy lý đã thành hình nên chỉ khai thác kinh nghiệm để củng cố lý tính. Cuộc đấu tranh của tư sản Anh không dựa vào duy lý mà theo duy vật (kinh nghiệm). Triết học Anh phát triển theo duy vật kinh nghiệm chủ nghĩa. II. CÁC NHÀ TRIẾT HỌC ANH TIÊU BIỂU Phranxis Bêcơn (Francis Bacon, 1561-1626): Sinh ra trong một gia đình quý tộc cao cấp, tại thành phố London. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Kembritgiơ, ông công tác nhiều năm trong ngành ngoại giao cho vương triều Xtiua. Mặc dù sống ở nước Anh trước thời kì cách mạng tư sản, nhưng Ph.Bêcơn là người nhiệt liệt ủng hộ những cải cách tư sản nhằm phát triển đất nước, ủng hộ sự phát triển của khoa học triết học. Những tác phẩm lớn của ông là Đại phục hồi các khoa học (1605), Công cụ mới (1620) . Ông là người sáng lập ra chủ Phạm Thị Hiền –CH1001102 Trang 5 Tiểu luận môn Triết Học nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh khoa học thực nghiệm. Lịch sử triết học khoa học Tây Âu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của Ph.Bêcơn. Tômát Hôpxơ (Thomas Hobbs, 1588 – 1679): Ông sinh trong một gia đình linh mục ở nông thôn nước Anh. Khi còn là sinh viên Trường đại học Tổng hợp Ôxpho, ông tích cực nghiên cứu các vấn đề vật lôgic. Trong thời gian nổ ra cách mạng tư sản Anh (1642-1648), ông cùng nhiều bạn bè lưu vong sang Pháp nhiều nước khác. Đây là thời kì ông viết nhiều tác phẩm triết học. Hôpxơ là nhà triết học nổi tiếng, đại biểu của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII. người có công cụ thể hoá phát triển nhiều quan niệm duy vật của Ph.Bêcơn. Ông tiếp thu những quan điểm duy vật của Bêcơn, gạt bỏ những yếu tố thần luận thuyết 2 chân lý, hệ thống hoá lại tư tưởng của ông ta, từ đó xây dựng nên một hệ thống triết học duy vật siêu hình đầu tiên ở châu Âu. Giôn Lôccơ (John Locke, 1632-1704): sinh ra trong một gia đình công chức nước Anh, là đại biểu duy cảm điển hình của chủ nghĩa duy vật Anh. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông say mê nghiên cứu kinh tế - chính trị học, y học và triết học. Sau cách mạng tư sản Anh, ông sống lưu vong ở Pháp, Hà Lan. Kinh nghiệm về lý tính con người là tác phẩm triết học cơ bản, trong đó, ông chủ yếu bàn về nhận thức theo tinh thần của chủ nghĩa duy giác. Đây là cơ sở phương pháp luận của các nhà kinh tế chính trị Trường phái triết học Anh được Ph. Bêcơn đặt nền móng, T.Hốpxơ phát triển theo khuynh hướng kinh nghiệm Gi. Lốccơ đẩy mạnh theo khuynh hướng duy giác. III. NHỮNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH i. Quan điểm triết học của Ph. Bêcơn- Cơ sở của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh 1. Quan điểm định hướng xây dựng triết học khoa học mới Phạm Thị Hiền –CH1001102 Trang 6 Tiểu luận môn Triết Học “Tri thức là sức mạnh”, “lý luận thống nhất với thực tiễn” là cơ sở để Ph. Bêcơn xây dựng Triết học Khoa học mới: Bêcơn thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. Khoa học không biết một cái gì khác ngoài thế giới vật chất, ngoài giới tự nhiên. Ông cho rằng con người cần phải thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên. Do đó cần có một khoa học mới lấy giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu nhằm biến tự nhiên thành “giang sơn” của con người. Triết học khoa học mới phải xuất phát từ tinh thần “ tri thức là sức mạnh” “lý luận thống nhất với thực tiễn”. Việc phát triển triết học khoa học là nền tảng cho việc canh tân đất nước, là cơ sở lý luận cho công cuộc xây dựng phồn thịnh đất nước, phát triển kinh tế, xoá bỏ bất công tệ nạn xã hội. Ph.Bêcơn khẳng định phải cải tạo chính xã hội hiện thực đương thời trên cơ sở phát triển khoa học triết học chứ không phải bằng cách tạo ra mô hình lý tưởng. Triết học mới phải là khoa học của mọi khoa học: Bêcơn quan niệm triết học phải là nền tảng của công cuộc cải tạo xã hội, theo ông triết học là tổng thể các tri thức của con người về Thượng Đế, về tự nhiên chính bản thân con người. Triết học khoa học mang tính lý luận khái quát cao. Tư duy triết học là tư duy lý tính, mang tính trí tuệ cao nhất. Triết học mới cần phải được coi là khoa học của mọi khoa học, hoặc là cơ sở của mọi khoa học. Theo nghĩa rộng, triết học hầu như đồng nhất với tất cả các khoa học, bao chứa mọi khoa học khác. Theo nghĩa hẹp, triết học là bộ phận cơ bản nhất trong tổng thể các khoa học. Đó là nền tảng cơ sở của mọi khoa học khác, đồng thời đã bao chứa toàn bộ các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Mục đích của Triết học Khoa học mới là xây dựng tri thức lý luận chặt chẽ, đầy tính thuyết phục về mọi lĩnh vực nghiên cứu như: Thượng đế, giới tự nhiên, con người, khắc phục lòng tin mù quáng Nhiệm vụ của Triết học mới: nhiệm vụ của khoa học mới là khám phá ra các quy luật của thế giới, chứ không phải đi tìm các nguyên nhân cuối cùng + Nhiệm vụ tối thượng: tăng cường quyền lực tinh thần cho con người để con người thống trị - làm chủ cải tạo giới tự nhiên, chấn hưng đất nước, phục vụ lợi ích cho con người. Bêcơn phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì xa rời cuộc Phạm Thị Hiền –CH1001102 Trang 7 Tiểu luận môn Triết Học sống, chỉ dựa vào những lập luận tuỳ tiện không có nội dung chẳng đem lại lợi ích gì cho con người. Nhiệm vụ của triết học là nhận thức giới tự nhiên các mối liên hệ phức tạp của nó, phải giúp con người trở nên mạnh hơn + Nhiệm vụ trước mắt: đại phục hồi cho khoa học hay xây dựng khoa học mới bằng cách cải tạo toàn bộ tri thức hiện có, xóa bỏ những sai lầm chủ quan, sử dụng hiệu quả tư duy khoa học để khám phá trật tự của thế giới khách quan, tiến đến xây dựng một hình ảnh về thế giới trong tư duy như tồn tại trong hiện thực. Ph.Bêcơn chỉ ra rằng khoa học mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại chứ không riêng cho ai. Những quan niệm giản đơn, hẹp hòi, coi khoa học như là một nghề thủ công có lãi chỉ làm cho khoa học bị què quặt đi mà thôi. Bằng khoa học, con người tiếp cận với thế giới. 2. Quan điểm về thế giới con người Thế giới tồn tại khách quan, đa dạng thống nhất: thế giới tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào tình cảm, uy tín, nhận thức của con người. Triết học khoa học không thể biết cái gì ngoài thế giới vật chất khách quan đó. Tính đa dạng của thế giới chỉ có thể được lý giải một cách đúng đắn đầy đủ nhờ vào các quan niệm về hình dạng, vật chất, vận động… + Hình dạng là nguyên nhân dẫn tới mọi sự khác biệt của các sự vật, là lý do đầy đủ để sự vật xuất hiện, là bản chất chung của các sự vật cùng loại, là quy luật chi phối sự vận động của chúng. + Vật chất là toàn thể các phần tử rất nhỏ với những tính chất khác nhau, là sự thống nhất giữa hình dạng tự nhiên, vừa đa dạng lại vừa thống nhất. + Vận động là bản năng, là sinh khí của sự vật vật chất; là thuộc tính đầu tiên quan trọng nhất của vật chất. Vật chất luôn luôn gắn liền với vận động. Nhận thức vật chất chính là nhận thức vận động của chúng. Ông chia vận động ra thành 19 hình thức, cả 19 hình thức đó đều là vận động cơ học nhưng ông đã rất đúng đắn khi coi đứng im là một hình thức vận động. + Vật chất, hình dạng, vận động thống nhất với nhau nên nhận thức bản chất của sự vật vật chất là khám phá ra hình dạng, nghĩa là vạch ra các quy luật vận động chi phối chúng. Phạm Thị Hiền –CH1001102 Trang 8 Tiểu luận môn Triết Học Con người là sản phẩm của thế giới, bao gồm thể xác linh hồn đều được cấu tạo từ vật chất. Linh hồn của con người giống như không khí hay lửa, biết cảm giác, tồn tại trong bộ óc của con người vận động theo dây thần kinh mạch máu trong cơ thể. Khoa học nghiên cứu con người linh hồn của phải là khoa học tự nhiên. Linh hồn con người chia làm hai phần: linh hồn cảm tính linh hồn lý tính, phần thứ nhất có cả ở trong các loại thực vật động vật, phần thứ hai có nguồn gốc từ Thượng Đế. Vì lý do đó, con người vừa gần gũi với động vật lại vừa mang tính thần thánh. 3. Quan điểm về nhận thức: Quá trình nhận thức thế giới khách quan là quá trình xây dựng các tri thức khách quan về thế giới. Quá trình này phải xuất phát từ bản thân thế giới khách quan, thông qua kinh nghiệm cảm tính, tiến đến tư duy lý tính để xây dựng các tri thức khách quan về thế giới. Cảm giác, kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thứ c: + Khoa học thật sự phải biết sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp khoa học để khái quát các dữ kiện do kinh nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các quy luật, bản chất của thế giới vật chất khách quan, đa dạng và thống nhất. Khoa học như thế chỉ có thể là khoa học thực nghiệm. + Tri thức khoa học thật sự phải luôn mang bản tính khách quan; chúng hoàn toàn không phụ thuộc vào tình cảm, ý chí, lợi ích chủ quan của con người. Để đạt được những tri thức như thế, khoa học mới cần phải loại bỏ những ảo tưởng ra khỏi quá trình nhận thức của chính mình. - Lý luận về ảo tưởng: + Quá trình nhận thức của con người còn bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan như mắc phải các ảo tưởng; do đó, năng lực tìm hiểu thế giới của con người bị hạn chế, mà hậu quả là dẫn đến những sai lầm không thể tránh khỏi. Có 4 loại “ảo tưởng” đưa người ta đến sai lầm về nhận thức đó là ảo tưởng “loài”, ảo tưởng “hang động”, ảo tưởng “thị trường”, ảo tưởng “nhà hát”: Phạm Thị Hiền –CH1001102 Trang 9 Tiểu luận môn Triết Học • Ảo tưởng “loài”: là sai lầm gây ra do nhân loại lầm lẫn bản tính chủ quan của trí tuệ của mình với bản tính khách quan của sự vật, làm cho con người xuyên tạc bản tính khách quan của sự vật bằng cách gán ép cho sự vật khách quan những đặc điểm chủ quan của mình. • Ảo tưởng “hang động”: xuất hiện trong quá trình nhận thức của từng con người cụ thể. Do mỗi con người cụ thể có những đặc điểm tâm lý, tính cách chủ quan khác nhau; mà khi nhận thức, họ xuất phát từ những đặc điểm chủ quan này mà xuyên tạc bản tính khách quan của sự vật. • Ảo tưởng “thị trường”: được hình thành khi con người không xuất phát từ tình hình thực tế của bản thân sự vật mà dựa vào thói quen, tập quán, quan niệm, thuật ngữ mơ hồ không phản ánh đúng bản chất của sự vật để nhận thức nó, vì vậy sự xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật không thể tránh khỏi. • Ảo tưởng “ nhà hát”: có nguồn gốc từ những quan niệm sai trái nhưng được củng cố bởi các thế lực chính trị, tôn giáo… đang thống trị trong đời sống xã hội. Vì vậy, chúng cản trở quá trình nhận thức đúng đắn của con người, nếu quá trình nhận thức đúng đắn đó không tương hợp với đường lối chính trị, tôn giáo hiện hành. + Để khắc phục các ảo tưởng này đi đến chân lý con người, cần phải khách quan hóa hoạt động nhận thức, cần phải xem xét nguồn gốc, tính chất của các ảo tưởng, phải tiếp cận trực tiếp thế giới tự nhiên mà không thông qua uy tín, sách vở, lòng tin, giáo điều… hoàn thiện phương tiện, công cụ nhận thức nhân cách, cá tính nhân cách của từng con người, phải biết làm thí nghiệm sử dụng các phép quy nạp khoa học, biết tổng hợp khái quát hóa một cách đúng đắn các tài liệu kinh nghiệm cảm ứng tính riêng lẻ. 4. Quan điểm về phương pháp nhận thức khoa học: Tư duy cũ (tư duy giáo điều đầu óc nông cạn): chủ yếu chỉ sử dụng hai phương pháp nhận thức sai lầm đó là phương pháp “con nhện” và phương pháp “con kiến”. Phương pháp “con kiến” được các nhà kinh nghiệm tầm thường sử dụng để thu lượm, góp nhặt những dữ kiện vung vãi, giống như con kiến, mà không biết tổng hợp, khái quát để rút ra những nhận định đúng đắn, tức thực tiễn Phạm Thị Hiền –CH1001102 Trang 10 . Triết Học CHƯƠNG III- NHỮNG GIÁ TRỊ - HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH I. Những giá trị Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh đã góp phần đưa. điểm của Giôn Lốccơ: 15 Chương III- NHỮNG GIÁ TRỊ - HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH. 17

Ngày đăng: 30/12/2013, 15:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w