1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

20 817 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 426,5 KB

Nội dung

TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC       TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ Giảng viên hướng dẫn TS. BÙI VĂN MƯA Người thực hiện STT: 113 Họ tên: PHẠM TẤN NHẬT Lớp: Cao học QTKD, Đ5 Khóa: 21 (2011 – 2013) TP. HCM, tháng 1, năm 2012. Phạm Tấn Nhật, STT:113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó. LỜI NHẬN XÉT Phạm Tấn Nhật, STT:113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC 2 1.1. Cơ sở chủ nghĩa duy vật nhân bản 2 1.2. Nội dung triết học duy vật nhân bản 2 1.2.1. Quan niệm về con người 2 1.2.1.1. Con người với giới tự nhiên 3 1.2.1.2. Con người với con người 4 1.2.1.3. Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại 5 1.2.2. Quan niệm về tôn giáo 6 CHƯƠNG 2. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC 8 2.1. Những giá trị của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc 8 2.1.1. Khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật 8 2.1.2. Phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm, đạo Cơ đốc giáo và đặt con người vào tâm điểm của phân tích triết học 9 2.1.3. Triết học Phoiơbắc là tiền đề lý luận của triết học Mác 11 2.2. Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc 11 2.2.1. Phủ nhận phép biện chứng và chưa khắc phục hạn chế duy vật siêu hình 11 2.2.2. Đề cao con người nhưng quan niệm con người của ông rất hời hợt 13 2.2.3. Phủ nhận vai trò thực tiển và sa vào chủ nghĩa duy tâm 14 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 Phạm Tấn Nhật, STT:113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó. MỞ ĐẦU Lịch sử phát triển triết học Tây Âu trung đại bị chi phối bởi chủ nghĩa duy tâm, triết học chỉ đề cao vai trò Thượng đế coi thường lý trí khoa học, giới tự nhiên và con người là công cụ của nhà thờ, nhà nước phong kiến hiện thời thống trị nhân dân. Tuy nhiên, sang thời kỳ phục hưng vai trò của lý trí khoa học, con người và giới tự nhiên đã được khẳng định, về cơ bản nó là ngọn cờ lý luận của các lực lượng tiến bộ đấu tranh chống lại ý thức hệ phong kiến lỗi thời. Trong hoàn cảnh như vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi không thể tốt đẹp hơn cho công cuộc khôi phục chủ nghĩa duy vật truyền thống vào thế kỷ 18. Và Phoiơbắc là một trong những đại biểu ưu tú nhất có công lớn phát triển chủ nghĩa duy vật nói chung và chủ nghĩa duy vật nhân bản nói riêng tiến thêm một bước mới. Vì vậy, việc nghiên cứu chủ nghĩa duy vật nhân bản của ông là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với nghiên cứu chủ nghĩa duy vật và lịch sử triết học. Sau khi nghiên cứu nhiều bài viết và những tài liệu liên quan đến triết học Phoiơbắc: “Đại cương về lịch sử triết học”[1]; “L.Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”[2]; “Quan niệm về con người trong triết học L.Phoiơbắc”[3]; v.v…, tác giả đã rút ra những đóng góp quan trọng của triết học Phoiơbắc đối với lịch sử triết học như: đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật truyền thống; phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm, đạo Cơ đốc giáo và biết đặt con người vào tâm điểm của phân tích triết học; triết học của Phoiơbắc cùng với Hêghen, là tiền đề lý luận của triết học Mác. Mặc dù có nhiều đóng góp như vậy, nhưng triết học của ông vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, triết học của ông chưa thực sự sâu, còn nhiều quan niệm siêu hình, phiến diện, phủ nhận phép biện chứng; ông đề cao con người nhưng quan niệm về con người của ông rất hời hợt; phủ nhận vai trò thực tiển sa vào chủ nghĩa duy tâm khi lý giải các vấn đề xã hội. Nhằm tìm hiểu sâu hơn về nội dung, giá trị và hạn chế của triết học Phoiơbắc, tác giả thực hiện tiểu luận “Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó”. Kết cấu tiểu luận bao gồm hai chương chính: chương 1, giới thiệu về tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc; chương 2, giới thiệu về những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc. Phạm Tấn Nhật, STT:113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Trang 1 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó. CHƯƠNG 1. TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC 1.1. Cơ sở chủ nghĩa duy vật nhân bản Lịch sử triết học phương Tây thời kỳ cận đại nói chung và triết học cổ điển Đức nói riêng là các cuộc đấu tranh giữa các trào lưu, khuynh hướng, trường phái triết học khác nhau trong bối cảnh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và nhanh chóng được khẳng định. Giai đoạn này, một trong những yếu tố quan trọng trong nghiên cứu triết học là đề cao vai trò của con người – chủ thể hoạt động cải tạo thế giới. Xuất phát từ xu hướng đó, Phoiơbắc đã lấy con người làm đối tượng của nghiên cứu triết học nhằm làm rõ bản chất của con người đang tồn tại để con người được sống như chính mình, đồng thời giải quyết vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Với ông thì quan hệ này thuộc về bản chất của con người vì chỉ con người đang sống (đang tồn tại) mới có tư duy, vì vậy để giải quyết mối quan hệ trên một cách đúng đắn phải xuất phát từ con người. Vì ông xem con người là đối tượng nghiên cứu triết học nên triết học mới phải là triết học duy vật nhân bản hay triết học duy vật nhân bản là khoa học của mọi khoa học. Nội dung chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc cũng thể hiện rõ sứ mệnh cao cả là giúp con người nhận ra mình là một bộ phận của giới tự nhiên. Với ông, giới tự nhiên là vật chất có trước ý thức, tồn tại vô cùng đa dạng và chính nó vận động theo quy luật nhân quả làm xuất hiện con người và xã hội, vì vậy con người là sản phẩm tất yếu của giới tự nhiên và bằng tư duy, cảm giác của mình thì con người tìm hiểu bản thân mình và giới tự nhiên. 1.2. Nội dung triết học duy vật nhân bản Nhằm tìm hiểu sâu hơn về nội dung triết học nhân bản của Phoiơbắc, tác giả đi sâu nghiên cứu hai vấn đề cơ bản của triết học là: quan niệm về con người và tôn giáo. 1.2.1. Quan niệm về con người Với Phoiơbắc, đối tượng nghiên cứu triết học của ông chính là con người, điều này hoàn toàn mới so với nhiều nhà triết học trước đó. Vì vậy, nhằm nghiên cứu sâu Phạm Tấn Nhật, STT:113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Trang 2 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó. hơn về bản chất con người tác giả đi tìm hiểu các vấn đề: mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên; mối quan hệ giữa người và người; mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. 1.2.1.1. Con người với giới tự nhiên Tiếp thu những thành tựu của chủ nghĩa duy vật, Phoiơbắc cho rằng giới tự nhiên vật chất có trước ý thức, nó tồn tại đa dạng và phong phú, bản thân nó bị chi phối bởi mối liên hệ nhân quả nên không ngừng vận động và phát triển trong không gian và thời gian theo quy luật khách quan nội tại. Đối với con người, theo ông con người là một sinh vật có hình thể, vật chất, vì vậy nó mới có năng lực quan sát, tình yêu, lý trí. Ông khẳng định: “Con người hoàn thiện có sức mạnh của tư duy, sức mạnh của ý chí và sức mạnh của tình cảm. Sức mạnh của tư duy là ánh sáng của sự nhận thức, sức mạnh của ý chí – năng lực của tính cách, sức mạnh của tình cảm – tình yêu….” [4]. Như vậy ý chí, tư duy và tình cảm không chỉ là những năng lực cơ bản của con người, mà còn là những sức mạnh bị chế định bởi chính bản chất của con người, là mục tiêu và phương tiện tồn tại của con người. Vậy, mối quan hệ giữa giới tự nhiên và con người là gì?. Theo ông, con người không phải là sản phẩm của thượng đế như các nhà thần học quan niệm, nó cũng không phải là sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối như Hêghen nói, mà là sản phẩm của giới tự nhiên do quá trình vận động và phát triển của nó (giới tự nhiên) trong điều kiện nhất định dẫn đến sự ra đời đời sống sinh học mà cao hơn là con người, ông viết: "Giới tự nhiên là ánh sáng, điện từ, từ tính, không khí, nước, lửa, đất, động vật, thực vật, là con người, bởi vì con người là một thực thể hoạt động thiếu tự chủ và vô thức" [3]. Như vậy rõ ràng, sự phát triển và tồn tại của con người cũng giống như sự phát triển và tồn tại của các loài sinh vật khác, tuy nhiên, con người là sản phẩm tiến hóa cao nhất của giới tự nhiên và là sinh vật bậc cao có tính vượt trội so với các loài sinh vật khác ở đời sống tinh thần – đó là khác nhau trong ý thức. Phoiơbắc cho rằng, con người và giới tự nhiên có mối liên hệ khắng khít với nhau, theo ông, con người không thể tách rời khỏi giới tự nhiên và ngược lại giới tự nhiên là cơ sở không thể thiếu của con người. Bởi vì con người chỉ dựa vào giới tự nhiên để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của cuộc sống và chính giới tự nhiên là đối tượng cảm giác trực tiếp của con người. Phạm Tấn Nhật, STT:113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Trang 3 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó. Như vậy, mối quan hệ giữa giới tự nhiên và con người phản ảnh mối quan hệ thế giới vô cơ và hữu cơ. Theo Phoiơbắc, con người chỉ tồn tại và phát triển trong thế giới tự nhiên, và chính giới tự nhiên tác động lại quá trình tồn tại và phát triển của con người chứ không phải là thần thánh là chủ nghĩa duy tâm chủ quan. 1.2.1.2. Con người với con người Với Phoiơbắc, “ông luôn coi bản chất con người là tổng thể các nhu cầu, khả năng, khát vọng, ham muốn… Những bản chất này thật sự sống động khi con người thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên và chan hòa với cộng đồng xã hội” [1,212]. Tuy nhiên, con người trong cộng đồng xã hội không phải ai cũng giống ai, họ có những điểm giống nhau và khác nhau. Theo Phoiơbắc, chính giới tự nhiên đã ảnh hưởng tới các nhu cầu của con người và chính các nhu cầu tự nhiên đó đã tác động tới tâm tư, tình cảm, khả năng, khát vọng… hay gọi là bản tính cá nhân và cơ bản làm cho người này không giống người kia. Nhưng bản tính cá nhân không thể sống động nếu họ không có sự ràng buộc trong cộng đồng xã hội - đó là tình yêu của mỗi con người đối với cộng đồng. Như vậy, suy cho cùng con người theo quan điểm của Phoiơbắc là con người vừa mang bản tính cá nhân và bản tính cộng đồng có bản chất nằm trong tình yêu. Do con người mang bản tính cộng đồng, nên “mỗi con người tiềm tàng một tình yêu mênh mông dành cho con người và tình yêu này tuôn trào từ tính cộng đồng chứ không phải bắt nguồn từ Thượng đế” [1,211]. Rõ ràng quan điểm của Phoiơbắc đã thể hiện rõ sự khác biệt với quan đểm triết học của Hêghen - theo Hêghen mỗi con người sinh ra đã là bất bình đẳng. Tuy nhiên, bản tính cá nhân và bản tính cộng đồng không phải hoàn toàn độc lập nhau mà cái bản tính cá nhân của Phoiơbắc không tách khỏi sự bó buộc, không nằm ngoài mối quan hệ mật thiết với cộng đồng xã hội. Đối với Phoiơbắc bản tính cá nhân rất được ông nhấn mạnh, song quan điểm của ông chỉ ra rằng trong quá trình sinh sống các hoạt động của cá nhân tiếp xúc với cộng đồng xã hội và chính sự tiếp xúc đã làm cho con người không phải đơn thuần là một sinh vật tự nhiên không có giống loài. Trong cách nhìn của Phoiơbắc thì con người có cái tôi, cái đơn tử, cái tuyệt đối được miêu tả trong triết học của các nhà triết học trước đây chỉ là xuất phát điểm là nền tảng vật lý – sinh lý của con người và bản chất đích thật của con người là một sinh thể có tính loài hay là bản tính cộng đồng xã hội. Chính vì Phạm Tấn Nhật, STT:113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Trang 4 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó. con người có bản tính cá nhân và bản tính cộng động như đã phân tích ở trên nên nó là cơ sở hình thành tính ích kỷ hợp lý. Đây là quan điểm hoàn toàn mới so với các nhà triết học trước thời điểm đó và khi nghiên cứu triết học của Phoiơbắc, Lênin cho rằng đây là phôi thai của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Suy cho cùng, tính ích kỷ đòi hỏi phải có sự ràng buộc hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, với ông thì sự hài hòa này được xây dựng trên cơ sở tình yêu giữa con người với nhau. Nhìn xa hơn nữa, thì tính ích kỷ của con người là động lực thúc đẩy sự phát triển lịch sử xã hội. Như vậy, Phoiơbắc cho rằng giữa con người với con người có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, giữa họ vừa mang bản tính cá nhân đồng thời vừa mang bản tính cộng đồng. Hơn nữa, cái bản tính cá nhân không tách khỏi sự bó buộc, không nằm ngoài mối quan hệ mật thiết với bản tính cộng đồng. Chính vì có mối ràng buộc như vậy là cơ sở hình thành nên tính ích kỷ và tính ích kỷ đồng thời là động lực phát triển xã hội. 1.2.1.3. Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại Như tôi đã trình bày ở trên, mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại thuộc về bản chất của con người. Trong quá trình quan sát mọi hoạt động lao động thực tiển của con người, Phoiơbắc cho rằng con người là sinh vật cao nhất của giới tự nhiên và có hình thể sinh lý, vật lý, nhờ vậy mà con người có thể quan sát và suy nghĩ vượt trội các sinh vật khác. Bản chất con người là tổng hợp trên hai phương diện là thể xác (tồn tại) và tinh thần (tư duy), sự thống nhất hai phương diện này đảm bảo cho con người tồn tại và phát triển. Trong khi đó, ông phê phán chủ nghĩa duy tâm vấp phải sai lầm là thủ tiêu sự thống nhất đó, đồng thời tách tư duy con người ra khỏi tồn tại, còn chủ nghĩa nhị nguyên thì xem cái tồn tại và tư duy tồn tại độc lập với nhau. Sau khi phê phán những trường phái triết học đó, Phoiơbắc khẳng định rằng quan hệ thực sự giữa tư duy và tồn tại là tồn tại – chủ thể, tư duy – thuộc tính. Để giải thích vì sao tồn tại là chủ thể còn tư duy là thuộc tính, theo Phoiơbắc, tất cả hoạt động các cơ quan trên cơ thể con người và ngay cả tư duy đều đến từ việc làm của cơ thể, của đầu óc con người, bản thân các hoạt động đó khác nhau ở chổ nó là hoạt động của đầu óc. Tư duy xuất phát từ tồn tại chứ không phải xảy ra ngược lại. Cơ sở tồn tại nằm ngay trong tồn tại chính là cảm tính, trí tuệ, tất yếu và chân lý. Bản chất tồn tại với tư cách là một tồn Phạm Tấn Nhật, STT:113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Trang 5 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó. tại chính là bản chất của giới tự nhiên. Theo Phoiơbắc, mỗi con người cụ thể đang sống và hoạt động là những bằng chứng sinh động về sự thống nhất giữa thể xác và tinh thần, giữa phương diện vật lý và phương diện tâm lý. Và cũng từ đó ông dễ dàng rút ra một kết luận triết học duy vật rằng, tư duy, ý thức của con người không là cái gì khác như là thuộc tính vốn có của một dạng vật chất có tổ chức cao – bộ óc con người. Chính ở đây, ông đã phần nào phỏng đoán được nội dung vấn đề cơ bản của triết học, những điều suy nghĩ này đã được Ăngghen phát biểu một cách rõ ràng hơn trong tác phẩm: Lutvich Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức [2]. Như vậy, tư duy và tồn tại là thuộc bản chất con người và phải tìm hiểu chính bản chất con người mới hiểu được nó. Tuy nhiên, tư duy và tồn tại không phải là hai chủ thể độc lập mà nó có mối liên hệ thống nhất với nhau, tư duy xuất phát từ tồn tại và chính sự thống nhất này có tác động lớn đến sự tồn tại và phát triển của con người. 1.2.2. Quan niệm về tôn giáo Phoiơbắc cho rằng, “tôn giáo không đơn giản là những ảo tưởng phi lý, hoang đường mà là những ước mơ, khát vọng đời thường của con người” [1,213]. Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật nhân bản, Phoiơbắc cho rằng yếu tố quan trọng hàng đầu tạo tiền đề cho sự xuất hiện tôn giáo đó là trạng thái tâm lý của con người. Ông viết "Thượng đế không phải là thực thể sinh lý hay thực thể vũ trụ mà là thực thể tâm lý" [3]. Chính sự xúc cảm mạnh, sự chiêm nghiệm hay trạng thái đau khổ, tức là sự bất lực trong nhận thức, sợ hãi, khó khăn, bế tắt… trong cuộc sống của con người là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo. Nhưng sự xúc cảm hay trạng thái đau khổ không phải là hiện tượng mang tính chủ quan như chủ nghĩa duy tâm, mà nó là sự khách quan. Theo Phoiơbắc, tôn giáo là giấc mơ của tinh thần con người nhưng giấc mơ đó không viễn vông mà nó là của hiện thực. Trên tinh thần như vậy, ông phê phán các quan điểm cho rằng, tôn giáo là hiện tượng có tính ngẫu nhiên hoặc có tính bẩm sinh. Bởi theo ông, người nguyên thuỷ là con người cảm tính chứ không phải con người lý tính. Đời sống của người nguyên thuỷ hàng ngày phải tiếp xúc với muôn vàn sự vật, hiện thể tượng đa dạng của giới tự nhiên như: mặt trăng, mặt trời, bão lụt, giông tố, và lẽ đó làm con người phải lệ thuộc vào chúng để tồn tại. Từ đó, phát sinh tâm lý hay Phạm Tấn Nhật, STT:113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Trang 6 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó. tình cảm trong con người đối với giới tự nhiên. Bởi vì, thứ nhất, tự nhiên là đối tượng cảm giác trực tiếp của con người gây nên những ấn tượng mà giới tự nhiên tạo ra cho con người thông qua các cảm giác đều có thể trở thành lý do của sự sùng bái tôn giáo. Thứ hai, sự sùng bái giới tự nhiên còn bắt nguồn từ việc trong quá trình sống, do thể chất yếu ớt của mình, con người thường có tâm lý sợ hãi các hiện tượng của giới tự nhiên, dẫn đến tình trạng bất lực trước các hiện tượng tự nhiên. Chính vì vậy, họ xem rằng việc tạo nên các hiện tượng đó đối với con người là một thực thể siêu nhân - thần thánh. Thứ ba, như một hiện tượng tâm lý, tình cảm lệ thuộc vào giới tự nhiên của con người gắn liền với quan niệm về đời sống tâm linh hay là quan niệm về cái chết. Theo quan điểm hiện đại, con người là một thực thể tự nhiên - sinh học, nên phải tuân theo quy luật sinh - lão, bệnh - tử. Nhưng người nguyên thuỷ thì chưa thể hiểu được điều đó, họ cho rằng sự đau ốm, chết chóc chính là sự trừng phạt của Thánh thần. Vì vậy, tín ngưỡng tôn là đời sống tinh thần không thể thiếu của con người, trong các hình thức tín ngưỡng tôn giáo, nhà triết học cổ điển Đức rất quan tâm đến vấn đề cầu nguyện, bởi đây là một hiện tượng tâm lý đặc biệt phản ánh thế giới nội tâm của con người một cách sâu sắc nhất, toàn diện nhất, phản ánh mối quan hệ trực tiếp giữa con người và thần thánh. Phoiơbắc viết: "Người tín ngưởng hướng tới Thượng đế cùng với lời cầu nguyện sùng kính… Bản chất thầm kín của tôn giáo được bộc lộ trong lời cầu nguyện trong cầu nguyện, con người hướng một cách trực tiếp tới Thượng đế, cho nên Thượng đế đối với con người là nguyên nhân trực tiếp thực hiện lời cầu nguyện" [5]. Trong nghiên cứu vấn đề tôn giáo của Phoiơbắc, Ăngghen cho rằng, Phoiơbắc không đặt ra vấn đề xoá bỏ tôn giáo, mà muốn hoàn thiện nó triết học cũng phải hoà vào tôn giáo. Ông còn coi các thời đại loài người chỉ khác nhau ở sự thay đổi về phương diện tôn giáo. Tôn giáo theo ông là ở mối quan hệ thương yêu giữa người với người và tình yêu nam nữ là hình thức cao nhất. Từ khi có loài người, mặc dù có những quy định của nhà nước về hôn nhân, song tình yêu và tình bạn là không thay đổi. Như vậy, chủ nghĩa duy tâm của Phoiơbắc, theo Ăngghen là ở chỗ ông coi mối quan hệ thuần tuý giữa người với người là tôn giáo – đó là tôn giáo của tình yêu. Từ những phân tích trên có thể hình dung được quan điểm của Phoiơbắc về tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý và nhận thức của con người. Chính con người chứ Phạm Tấn Nhật, STT:113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Trang 7 [...]... CHƯƠNG 2 NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC 2.1 Những giá trị của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc Dựa trên cơ sở tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc tác giả đi sâu vào phân tích các giá trị cơ bản của triết học Phoiơbắc như: triết học của Phoiơbắc có vai trò khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật truyền thống; phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm,... chủ nghĩa duy Phạm Tấn Nhật, STT:113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Trang 11 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó vật đã có bước phát triển về chất so với chủ nghĩa duy vật thời Hy Lạp cổ đại Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật trong giai đoạn này là chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc Nhưng, chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc lại là chủ nghĩa duy vật siêu hình, nghĩa. .. điểm duy vật Mác và Ăngghen đã kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó để xây dựng nên lí luận mới của chủ nghĩa duy vật Từ đó tạo ra cơ sở để hai ông xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất một cách hữu cơ 2.2 Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc Mặc dù triết học của Phoiơbắc. .. 14 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó KẾT LUẬN Là nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ điển Đức, Phoiơbắc có tham vọng lấy con người làm đối tượng nghiên cứu cơ bản, nhằm hình thành nên triết học mới và đó là triết học duy vật nhân bản hay triết học duy vật nhân bản là khoa học của mọi khoa học Để thực hiện tham vọng của mình ông đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ của. .. diện và hạn chế của hàng loạt chủ nghĩa khác nhau như: chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy cảm, chủ nghĩa duy lý Tóm lại, đóng góp của Phoiơbắc là ông tích cực phê phán mạnh mẽ và đấu tranh đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo Thiên chúa, đặc biệt là Phạm Tấn Nhật, STT:113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Trang 10 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó. .. việc đánh thức chủ nghĩa duy vật Nhưng nội dung triết học của Phoiơbắc vẫn mang nhiều hạn chế của duy vật siêu Phạm Tấn Nhật, STT:113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Trang 12 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó hình, coi vật chất là cái thuần nhất không tồn tại bên ngoài không gian và thời gian, chính vì vậy mà ông đã tách rời chủ nghĩa duy vật của mình ra khỏi phép biện... góp to lớn với chủ nghĩa duy vật nhân bản, ông luôn xem con người là trọng tâm của nghiên cứu triết học 2.1.3 Với Hêghen, triết học Phoiơbắc là tiền đề lý luận của triết học Mác Tư tưởng duy vật của Phoiơbắccó ảnh hưởng to lớn đối với thế giới quan triết học của Mác và Ăngghen lúc bấy giờ và “là khâu trung gian” giữa triết học của Hêghen và triết học của hai ông Để xây dựng học thuyết của mình ngang... khoa học được gọi là khoa học lịch sử và triết học, phù hợp với cơ sở duy vật chủ nghĩa và xây dựng lại khoa học xã hội phù hợp với cơ sở đó Như vậy, chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc ra đời đã góp công lao to lớn đánh thức chủ nghĩa duy vật trong thời gian dài bị chôn vùi trong đêm trường trung cổ Ông đã phát triển chủ nghĩa duy vật thêm một bước mới và định một hướng nghiên cứu triết học mới,... Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Trang 13 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó 2.2.3 Phủ nhận vai trò thực tiển và sa vào chủ nghĩa duy tâm Như đã phân tích ở trên, ông tuyệt đối hóa tôn giáo, theo ông thì các thời đại khác nhau chỉ thay đổi trên phương diện tôn giáo và ông đã ra sức xây dựng tôn giáo đó là thứ tôn giáo của tình yêu Điều này chứng tỏ ông đã sai lầm khi sa vào chủ. .. nhưng chủ nghĩa duy vật đã bắt đầu khôi phục và phát triển, trong đó có thể kể đến các nhà triết học như: Francis Becon người sáng lập chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh, Charles de Montesquieu chủ nghĩa duy vật chiến đấu Pháp thế kỉ 18, Phoiơbắc với chủ nghĩa duy vật nhân bản Tuy nhiên, Phoiơbắc là người đã khôi phục được truyền thống chủ nghĩa duy vật một cách rõ ràng, ông đánh giá rất cao vai trò của . dẫn TS. BÙI VĂN MƯA Người thực hiện STT: 113 Họ tên: PHẠM TẤN NHẬT Lớp: Cao học QTKD, Đ5 Khóa: 21 (2011 – 2013) TP. HCM, tháng 1, năm 2012. Phạm Tấn Nhật, STT :113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Chủ. bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó. LỜI NHẬN XÉT Phạm Tấn Nhật, STT :113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế. trò thực tiển và sa vào chủ nghĩa duy tâm 14 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 Phạm Tấn Nhật, STT :113, Lớp Cao học QTKD, Đêm 5, K21 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế

Ngày đăng: 21/11/2014, 23:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w