TIỂU LUẬN TRIẾT CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

17 632 1
TIỂU LUẬN TRIẾT CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TRIẾT CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC       TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ Giảng viên hướng dẫn TS. BÙI VĂN MƯA Người thực hiện STT: 118 Họ tên: LIÊU NGỌC OANH Lớp: Cao học QTKD, Đ5 Khóa: 21 [2011 – 2013]. TP. HCM, năm 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TRƯỜNG PHÁI CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC 2 1.1. Cơ sở chủ nghĩa duy vật nhân bản 2 1.2. Quan niệm về giới tự nhiên và con người 3 Quan niệm về nhận thức 5 Quan niệm về tôn giáo 5 CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOI Ơ BẮC 7 1.3. Giá trị 7 Khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật thời kỳ cận đại sau khi bị chôn vùi trong thời trung cổ. .7 1.3.1. Phê phán mạnh mẻ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen 7 1.3.2. Nâng cao tầm quan trọng của con người trong phân tích triết học 9 1.3.3. Triết học Phoiơbắc là tiền đề lý luận của triết học Mác 10 1.4. Hạn chế 11 1.4.1. Phoiơbắc chưa vượt qua khuôn khổ chủ nghĩa duy vật siêu hình và phủ nhận phép biện chứng tiến bộ của Hêghen 11 1.4.2. Quan niệm con người của Phoiơbắc rất hời hợt dẫn đến quan điểm đạo đức của con người cũng đơn điệu 12 1.4.3. Phủ nhận vai trò thực tiễn, con người mang tính chất trừu tượng có yếu tố duy tâm 13 KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 GVHD: Bùi Văn Mưa Học viên: Liêu Ngọc Oanh – STT: 118 – Lớp: K21_D5 LỜI MỞ ĐẦU Trước đòi hỏi của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản ở các nước Tây Âu, khoa học tự nhiên đã đạt nhiều thành tựu lớn: phát hiện ra điện, phát hiện ra ôxy và bản chất sự cháy của Lavoadie; việc phát hiện ra tế bào của Lơvenhuc; học thuyết về dưỡng khí của Pritski và Sielo Những thành tựu đó chứng tỏ sự hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình trong việc lý giải bản chất của các hiện tượng tự nhiên và thực tiễn xã hội đang diễn ra. Nó đòi hỏi cần có cách nhìn mới, phương pháp mới, quan niệm mới về vai trò và khả năng của con người. Triết học cổ điển Đức ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Nó đề cao vai trò tích cực của hoạt động con người, coi con người là một thực thể hoạt động, là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học. Trong trường phái chủ nghĩa duy vật thì nổi bật lên là nhà triết học L.Phoiơbắc. L.Phoiơbắc đã xây dựng nên trường phái triết học duy vật nhân bản, giải thích được mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, lấy con người làm đối tượng nghiên cứu của triết học. Từ đó, ông đưa ra những nhận xét về giới tự nhiên là cơ thể vô cơ của con người, và con người là sống dựa vào giới tự nhiên. Đó là những con người sống động, biết suy tư, biết nhận thức, không máy móc như các nhà duy vật trước. Qua đó, ông giải thích các sự vật hiện tượng khách quan, đưa ra quan niệm đạo đức dành cho con người cũng như xây dựng nên tôn giáo mới để con người gửi gắm niềm tin – “tôn giáo tình yêu”. Ông đã mở cửa cho tình yêu, cho cái thiện đi vào suy tư của mình và vẽ nên con người cụ thể với bản tính là tình yêu và luôn khát vọng có một cuộc sống hạnh phúc. Ông viết nhiều tác phẩm triết học, trong đó có những tác phẩm lớn như: "Phê pháp triết học Hêghen" (1839); "Bản chất của đạo đức thiên chúa", "Luận cương sơ bộ về cải cách triết học" (1842), để qua đó làm nổi bật lên vai trò của con người trong thời đại mới này. Sau đây, để có thể hiểu được tầm quan trọng của con người trong triết học, ta sẽ nghiên cứu các nội dung của trường phái triết học duy vật nhân bản Phoiơbắc gồm giới tự nhiên và con người; nhận thức; và tôn giáo. Từ đó, ta rút ra những giá trị cũng như hạn chế của trường phái triết học duy vật này. Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Trang 1 GVHD: Bùi Văn Mưa Học viên: Liêu Ngọc Oanh – STT: 118 – Lớp: K21_D5 CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TRƯỜNG PHÁI CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC 1.1. Cơ sở chủ nghĩa duy vật nhân bản Đối với Phoiơbắc, để mang lại cho con người một cuộc sống hạnh phúc thật sự thì cần phải xây dựng trường phái triết học giải quyết được vấn đề “quan hệ giữa tư duy và tồn tại”, lấy con người là đối tượng của triết học mới, và khoa học nghiên cứu bản chất của con người đang tồn tại trong thế giới là nhân bản học; với nội dung chính như sau: • Dựa trên quan điểm chủ nghĩa duy vật, Phoiơbắc đã nêu rõ thế giới, giới tự nhiên là vật chất, không do ai sáng tạo ra, tồn tại vĩnh viễn, khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức. Còn ý thức, tư duy là những đặc tính của vật chất. Thế giới và những tính quy luật của nó là nhận thức được bởi con người. • Nguyên lý nhân bản trong triết học của Phoiơbắc là “đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo thiên chúa, đặc biệt quan niệm về Thượng Đế. Trái với quan niệm truyền thống của tôn giáo và triết học cho rằng Thượng Đế tạo ra con người, ông khẳng định chính con người tạo ra Thượng Đế”[1,110]; phê phán những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa nhị nguyên trong việc tách đôi thể xác và tinh thần, tồn tại và tư duy. Phoiơbắc đã thừa nhận một cách dứt khoát rằng quan hệ thực sự của tồn tại đối với tư duy là tồn tại - chủ thể, tư duy - thuộc tính. “Sau khi công nhận một cách dứt khoát rằng, tồn tại là chủ thể, tư duy là thuộc tính, ý thức là sản phẩm của bộ óc con người, Phoiơbắc đi đến việc tìm hiểu sâu hơn bản chất tự nhiên - sinh học của con người. "Bản chất chung của con người là gì? Những nhân tính cơ bản trong con người là gì? Đó là lý tính, ý chí và trái tim. Con người hoàn thiện có năng lực tư duy, sức mạnh ý chí và nguồn lực tình cảm. Năng lực tư duy chính là ánh sáng của nhận thức, sức mạnh của ý chí chính là năng lượng của tính cách, nguồn lực tình cảm chính là tình yêu Trong ý chí, tư duy và tình cảm luôn chứa đựng bản chất tối cao, tuyệt đối của con người và mục đích tồn tại của nó con người tồn tại để nhận thức, yêu thương.”[6] Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Trang 2 GVHD: Bùi Văn Mưa Học viên: Liêu Ngọc Oanh – STT: 118 – Lớp: K21_D5 1.2. Quan niệm về giới tự nhiên và con người Xuất phát từ luận điểm: "Quan hệ thực sự của tư duy với tồn tại là: tồn tại - chủ thể; tư duy - thuộc tính", Phoiơbắc bảo vệ và chứng minh những nguyên lý duy vật của mình. Ông quan niệm: giới tự nhiên vật chất có trước ý thức, tồn tại vô cùng đa dạng, phong phú và tự nó; ý thức có sau; tự nhiên tự nó tồn tại và người ta chỉ có thể giải thích tự nhiên xuất phát từ bản thân nó. Ý thức không tự nó tồn tại được vì nó chỉ là sản phẩm của một dạng vật chất. Nếu như Cantơ quan niệm không gian và thời gian là hình thức "tiên nhiên" thì Phoiơbắc quan niệm, không gian và thời gian tồn tại khách quan, không có vật chất tồn tại vận động bên ngoài không gian và thời gian. Không gian, thời gian và vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất – giới tự nhiên. Ông thừa nhận sự vận động và phát triển của giới tự nhiên diễn ra một cách khách quan. “Bản thân giới tự nhiên bị chi phối bới mối liên hệ nhân quả nên không ngừng vận động, phát triển trong không gian, thời gian, theo các quy luật khách quan nội tại; trong những điều kiện nhất định, quá trình phát triển của giới tự nhiên sẽ dẫn đến sự ra đời của đời sống sinh học mà cao hơn là con người và đời sống xã hội của con người; con người muốn hiểu giới tự nhiên phải xuất phát từ chính bản thân mình, thông qua cảm giác và tư duy của chính mình – một đóa hoa rực rỡ của giới tự nhiên, để nhận thức giới tự nhiên.”[2, 210] Tiếp thu những thành tựu của khoa học tự nhiên trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật nhân bản, Phoiơbắc cho rằng con người không phải là sản phẩm của Thượng Đế như các nhà thần học quan niệm, nó cũng không phải là sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối như Hêghen nói, mà là sản phẩm của giới tự nhiên, ông viết: "Giới tự nhiên là ánh sáng, điện từ, từ tính, không khí, nước, lửa, đất, động vật, thực vật, là con người, bởi vì con người là một thực thể hoạt động thiếu tự chủ và vô thức"[6]. Như vậy, sự phát sinh và tồn tại của con người cũng giống như sự phát sinh và tồn tại của của các hiện tượng tự nhiên khác, chỉ có điều khác là: con người là sản phẩm tiến hóa cao nhất của giới tự nhiên, là sinh vật bậc cao, có tính vượt trội so với các loài động vật khác ở đời sống tinh thần của nó… Bản chất con người là một cái gì đó thống nhất toàn vẹn giữa hai phương Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Trang 3 GVHD: Bùi Văn Mưa Học viên: Liêu Ngọc Oanh – STT: 118 – Lớp: K21_D5 diện thể xác và tinh thần. Sự thống nhất toàn vẹn này đảm bảo cho con người có thể tồn tại và phát triển như một sinh vật cao nhất, hoàn thiện nhất trong mọi sinh vật hiện có. Và “sai lầm chủ nghĩa duy tâm là sự toan tính thủ tiêu sự thống nhất toàn vẹn đó của con người, tách rời tư duy con người khỏi tồn tại của nó, biến tư duy thành một thực thể siêu tự nhiên có khả năng sáng tạo nên thế giới vật chất. Còn sai lầm của chủ nghĩa nhị nguyên là đánh đồng tư duy và tồn tại, coi chúng như những thực thể tồn tại độc lập bên cạnh nhau đó là một sự khẳng định vòng vo, là lối nói nửa vời, tách đôi trái ngược."[6] “Con người dựa vào giới tự nhiên để được thỏa mọi nhu cầu cần thiết như ăn, mặc, ở, sinh đẻ…Còn những cái đó đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, đam mê, khát vọng, suy nghĩ, hiểu biết của mỗi con người, mà xét đến cùng, chúng làm cho người này không giống người kia. Do đó, theo Phoiơbắc, con người vừa mang bản tính cá nhân và con người – cá nhân cũng mang bản tính cộng đồng, có bản chất nằm trong tình yêu”[2, 210]. Do mang bản tính cá nhân, mà mỗi cngười là một cá thể bằng xương, bằng thịt, có lý trí, có trái tim, đang sống, làm việc, đang nhận thức. Con người có một năng lực sáng tạo bắt nguồn từ trong tính cá nhân của mỗi người, chứ không phải xuất phát từ Thượng Đế. Do mang bản tính cộng đồng, mà mỗi người là một cá nhân bị ràng buộc với các cá nhân khác. Hạnh phúc của mỗi cá nhân không là hạnh phúc đơn độc của mỗi người mà là hạnh phúc trong sự hòa hợp với cộng đồng. Con người tiềm tàng một tình yêu to lớn dành cho con người, và tình yêu này bắt nguồn từ tính cộng đồng chứ không phải từ Thượng Đế. Khi tính cá nhân và cộng đồng thống nhất nhau sẽ tạo nên cơ sở của tính ích kỷ hợp lý tức là con người phải kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân của mình với lợi ích chung của cộng đồng. Đây sẽ là động lực cho sự tiến bộ của xã hội vì nó thể hiện rõ bản chất người trong mỗi con người. “Phoiơbắc quan niệm rằng: Chúng ta sẽ không thể là con người nếu không biết yêu; và một đứa trẻ chỉ trở thành người lớn khi nó biết yêu; tình yêu phụ nữ là tình yêu phổ quát, ai không yêu phụ nữ người đó không yêu con người”[2, 211]. Bản chất con người nằm trong tình yêu, được bộc lộ trong cuộc sống hạnh phúc. Và cuộc sống Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Trang 4 GVHD: Bùi Văn Mưa Học viên: Liêu Ngọc Oanh – STT: 118 – Lớp: K21_D5 hạnh phúc con người cần sống chan hòa với cộng đồng, luôn làm hành động theo tình cảm, khát vọng của mình. Quan niệm về nhận thức Sự khác biệt căn bản giữa loài người và loài vật là sự khác nhau trong ý thức. Loài vật chỉ nhận thức mình như một cá thể, chỉ làm chủ được quá trình tự cảm giác, sống đơn giản một mình, đời sống nội tâm của nó hòa đồng với thế giới bên ngoài. Còn con người: với lý trí đang tồn tại cụ thể, họ có khả năng nhận thức được giới tự nhiên và chính mình; sống với cả hai chiều nội tâm và thế giới bên ngoài. Và Phoiơbắc cho rằng, giới tự nhiên và con người là khách thể của nhận thức; còn chủ thể nhận thức là con người sống động, tồn tại trong thực tế có cảm giác và lý trí. Ông kêu gọi: “Hãy quan sát giới tự nhiên đi, hãy quan sát con người đi! Bạn sẽ thấy ở đấy, trước mắt bạn, những bí mật của triết học.”[7] “Cảm tính trực quan là nguồn gốc của tư duy lý luận, còn tư duy lý luận xử lý tài liệu cảm tính để khám phá ra chân lý. Chân lý là sự phù hợp giữa tư tưởng trong chủ thể với đối tượng được tư tưởng – khách thể. Nhờ vào năng lực của cảm giác và lý trí mà con người có khả năng nhận thức đầy đủ giới tự nhiên”[2,212]. “Nếu coi thường cảm giác thì không thể có quan niệm đúng về quá trình nhận thức, không có đối tượng thị giác không có ánh sáng thì không có cảm giác của thị giác. Thị giác là một cảm giác hoặc một tri giác về ánh sáng. Phoiơbắc nêu rõ cảm giác vốn là sự phản ánh các vật thể của thế giới vật chất, được coi là nguồn gốc tư duy lý luận. Ông nói bí quyết của sự hiểu biết tập trung trong tính cảm giác”[5,341]. Quá trình nhận thức giới tự nhiên là một quá trình lâu dài, thông qua sự nhận thức của các cá nhân và các thế hệ khác nhau. Quan niệm về tôn giáo Dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa nhân bản, Phoiơbắc cho rằng Thượng Đế là thực thể tâm lí do con người sinh ra, tập hợp những giá trị, mơ ước, khát vọng mà con người muốn có và yếu tố quan trọng hàng đầu tạo tiền đề cho sự xuất hiện tôn giáo, đó là trạng thái tâm lí của con người. Khi nghiên cứu vấn đề tôn giáo, Phoiơbắc phải nhờ vào những tư liệu của lịch sử và khảo cổ học, theo đó thì con người nguyên thuỷ là con người cảm tính chứ không phải con người lí Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Trang 5 GVHD: Bùi Văn Mưa Học viên: Liêu Ngọc Oanh – STT: 118 – Lớp: K21_D5 tính. Đời sống của họ hàng ngày phải tiếp xúc với muôn vàn sự vật, hiện tượng đa dạng của giới tự nhiên như mặt trăng, mặt trời, sấm sét, bão lụt, giông tố, cùng với bản chất yết ớt của mình nên sợ ốm đau, bệnh tật – coi đó là sự trừng phạt của thần thánh. Từ tình cảm lệ thuộc của con người vào giới tự nhiên làm phát sinh sự sùng bái hay những hình thức tín ngưỡng tôn giáo mà cụ thể là: sự cầu nguyện, niệm thần chú, sự cúng tế, Trong các hình thức tín ngưỡng tôn giáo, Phoiơbắc rất quan tâm đến vấn đề cầu nguyện, bởi đây là một hiện tượng tâm lí đặc biệt phản ánh thế giới nội tâm của con người một cách sâu sắc, toàn diện nhất, phản ánh mối quan hệ trực tiếp giữa con người và thần thánh. Phoiơbắc viết: "Người tín ngưỡng hướng tới Thượng Đế cùng với lời cầu nguyện sùng kính, anh ta tin rằng Thượng Đế sẽ tham dự vào những đau khổ, những mong muốn của anh ta tin rằng Thượng Đế sẽ nghe thấy tiếng nói của anh ta trong lúc cầu nguyện". Theo cách nhìn hiện đại thì sự cầu nguyện thể hiện chức năng an ủi - đền bù hư ảo của tôn giáo, trong sự cầu nguyện đó hoặc phần nào làm dịu bớt đi mọi nỗi đau khổ, mất mát của con người mà nó đã gánh chịu trước đó trong cuộc sống, hoặc thể hiện những lời cảm ơn của con người đối với thần thánh, hoặc xin thần thánh xá tội cho, bởi vậy cầu nguyện là hình thức phổ biến của mọi tôn giáo và cũng nhờ hình thức tín ngưỡng này mà tôn giáo thu hút được đa số công chúng. Qua đó, tôn giáo và niềm tin vào Thượng Đế đã chia cắt thế giới cùng con người thành thế giới trần tục và thế giới thiên đường, tôn giáo làm tha hóa con người để dễ dàng thống trị nó, kìm hãm và tước đi ở con người tính năng động sáng tạo, sự tự do, và năng lực độc lập phán xét. Ông phê phán mạnh mẽ tôn giáo; nhưng càng phê phán ông càng nhận thức được nếu thiếu tôn giáo thì con người sẽ khó sống, bởi con người cần có niềm tin để an ủi mình trước cuộc đời bất hạnh. Vì vậy ông đã ra sức “xây dựng tôn giáo mới – tôn giáo tình yêu vĩnh cửu phổ quát giữa con người. Trong tôn giáo đó, tình yêu vừa là cơ sở, vừa là cứu cánh của con người để con người thật sự sống đúng như bản tính của mình nhằm biến trần gian thành thiên đàng trên mặt đất.”[2,214] Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Trang 6 GVHD: Bùi Văn Mưa Học viên: Liêu Ngọc Oanh – STT: 118 – Lớp: K21_D5 CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOI Ơ BẮC 1.3. Giá trị Khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật thời kỳ cận đại sau khi bị chôn vùi trong thời trung cổ Triết học Phoiơbắc đã khôi phục được truyền thống duy vật thế kỷ XVIII trong hoàn cảnh chủ nghĩa duy tâm thống trị đời sống tinh thần ở Phương Tây và phát triển chủ nghĩa duy vật thêm một bước mới. Ông đã trình bày rõ quan điểm duy vật như “Tự nhiên tồn tại độc lập đối với mọi triết học. Nó là cơ sở trên đó con người chúng ta - bản thân chúng ta cũng là sản phẩm của tự nhiên - đã sinh trưởng. Ngoài tự nhiên và con người ra, không còn có gì nữa cả, và những tạo vật cao siêu do trí tưởng tượng tôn giáo của chúng ta nặn ra, chỉ là những phản ánh hư ảo của chính thực thể của chúng ta thôi”[8]. Sự mê hoặc của trường phái chủ nghĩa duy tâm đã bị đập tan; “hệ thống” đã bị phá vỡ và bị gạt bỏ. Phoiơbắc đã hoàn toàn đúng, “khi ông nói rằng chủ nghĩa duy vật thuần túy khoa học tự nhiên là “cơ sở của tòa kiến trúc tri thức con người, nhưng không phải là bản thân tòa kiến trúc đó”. Vì chúng ta không những chỉ sống trong giới tự nhiên, mà còn sống trong xã hội loài người, mà xã hội loài người thì cũng có lịch sử phát triển của nó và khoa học của nó, không kém gì tự nhiên. Do đó, vấn đề là làm cho khoa học xã hội, nghĩa là toàn bộ những khoa học được gọi là khoa học lịch sử và triết học, phù hợp với cơ sở duy vật chủ nghĩa và xây dựng lại khoa học xã hội phù hợp với cơ sở đó. Song, khi sống cô quạnh ở nông thôn, không thể theo dõi những tiến bộ khoa học một cách đầy đủ để có thể đánh giá đúng những phát minh mà ngay cả bản thân những nhà khoa học tự nhiên lúc đó cũng phần còn không thừa nhận, Phoiơbắc không có điều kiện làm việc đó và ông đã xây dựng cơ sở của chủ nghĩa duy vật chân chính và của khoa học hiện thực. 1.3.1. Phê phán mạnh mẻ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen Hạn chế cơ bản nhất của triết học Hêghen, theo Phoiơbắc, là bởi tính duy tâm của nó trong việc giải quyết vấn đề quan hệ giữa con người và tự nhiên, coi toàn bộ thế giới hiện thực chỉ là hiện thân của tinh thần tuyệt đối được hiểu như Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Trang 7 GVHD: Bùi Văn Mưa Học viên: Liêu Ngọc Oanh – STT: 118 – Lớp: K21_D5 một lực lượng siêu nhiên. Phoiơbắc khẳng định: “Triết học Hêghen, là chổ ẩn náu cuối cùng của thần học.”. Phoiơbắc cũng phê phán Hêghen đã quan niệm con người một cách trừu tượng và thần bí, coi đó là một lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra hiện thực. “Ở Hêghen, mọi thứ đều được xem xét từ góc độ của lý trí tư duy. Nhưng lý trí, dù là nấc thang cao nhất của quá trình nhận thức cũng không thể đem đến lời giải đáp duy nhất thỏa đáng cho đời sống phức tạp và phong phú của con người. Tinh thần, theo Phoiơbắc, chỉ thể hiện mình ở nơi có sự vận động, ưu tư, hưng phấn, lòng nhiệt thành và xúc cảm. Nơi đó là tồn tại chân chính, con người, với “các tố chất người", hợp nên “bản chất cộng đồng" mà thiếu nó, đời sống của mỗi cá nhân sẽ trở nên vô nghĩa. Hêghen đã dệt thêu nên cả một huyền thoại về lý trí, duy lý hóa niềm tin vào Thượng Đế thậm chí xem lịch sử tôn giáo là lịch sử vận động của ý thức phản tỉnh. Ngược lại, Phoiơbắc đưa bản chất tôn giáo về bản chất con người, loại Thượng Đế ra khỏi đối tượng nghiên cứu của triết học, đưa hình ảnh đó về đúng vị trí của nó - thần học”[9], vạch ra được mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Ông đã chỉ ra sự cần thiết phải đấu tranh loại bỏ tôn giáo hữu thần – sự tha hóa bản chất con người. Phê phán chủ nghĩa duy tâm Hêghen trong nhận thức, Phoiơbắc cho rằng, không phải cuộc sống diễn ra theo đồ thức luận tư duy sẵn có, mà ngược lại, đồ thức luận ấy cần được làm mới, điều chỉnh thường xuyên bằng chất liệu của cuộc sống, chịu sự phán quyết của những điều kiện sống. "Chân lý - Phoiơbắc viết, không nằm trong tư duy và trong tri thức như cái tự thân tự tại. Chân lý ở ngay trong cuộc sống và trong bản chất con người". Do đó, Phoiơbắc vạch ra nhiệm vụ của triết học là, từ sự "nhận thức cái đang có", nhận thức bản chất sự vật như nó thể hiện ra cho chủ thể, cần suy nghĩ về cái cần có trong tương lai. Tóm lại, Phoiơbắc phê phán Hêghen trên lập trường nhân bản học duy vật. Nếu như Hêghen đã từng nói, triết học của ông chỉ nghiên cứu một phạm trù duy nhất, đó là phạm trù con người, thì Phoiơbắc nhận thấy điểm yếu ở nhà duy tâm trên ở chỗ tinh thần tuyệt đối đó là con người đã bị thần bí hóa, bị tha hóa khỏi những điều kiện hiện thực trong cuộc sống của anh ta. Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Trang 8 [...]... Đức Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Trang 9 GVHD: Bùi Văn Mưa Học viên: Liêu Ngọc Oanh – STT: 118 – Lớp: K21_D5 1.3.3 Triết học Phoiơbắc là tiền đề lý luận của triết học Mác Quan niệm triết học của ông có tính hệ thống và tương đối đầy đủ về thế giới quan, phương pháp luận, dựa trên chủ nghĩa duy vật nhân bản kết hợp với những tư tưởng sơ khai về chủ nghĩa duy vật. .. chứng triệt để và khoa học Tóm lại, tư tưởng duy vật của Phoiơbắc có ảnh hưởng to lớn đối với thế giới quan triết học của Mác và Ăng-ghen: tiền đề để cải tạo chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc phát triển lên hình thức mới là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 1.4 Hạn chế 1.4.1 Phoiơbắc chưa vượt qua khuôn khổ chủ nghĩa duy vật siêu hình và phủ nhận phép biện chứng tiến bộ của Hêghen Lẽ... Mác đều sa vào chủ nghĩa duy tâm, quá đề cao sức mạnh tinh thần, trước hết là giáo dục, đạo đức, pháp luật… mà không thấy được vai trò của nền sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội.”[2,215] Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Trang 13 GVHD: Bùi Văn Mưa Học viên: Liêu Ngọc Oanh – STT: 118 – Lớp: K21_D5 KẾT LUẬN Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc đã... phục và phát triển chủ nghĩa duy vật thời kỳ cận đại sau khi bị chôn vùi trong thời trung cổ Nó đã trình bày rõ quan niệm duy vật và lấy con người làm đối tượng nghiên cứu của triết học, xây dựng nên chủ nghĩa duy vật nhân bản, làm tiền đề để Mác và Ăngghen xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Phoiơbắc đã khẳng định sự vận động của giới tự nhiên làm theo luật nhân. .. bước ngoặt lớn về nhận thức theo quan điểm chủ nghĩa duy vật Mọi sự xác định về bản chất thần thánh đều có liên quan đến việc xác định bản chất con người, đã trở thành “sợi chỉ đỏ” trong quan niệm của Mác và Ăng-ghen về tôn giáo Phoiơbắc đã vượt qua một thói quen tư duy để hình thành cách suy nghĩ Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Trang 10 GVHD: Bùi Văn Mưa Học viên:... mặc dù Phoiơbắc giải quyết một cách duy vật vấn đề cơ bản của triết học, song ông lại né tránh thuật ngữ duy vật, không thừa nhận bản chất thế giới quan của mình Phoiơbắc xuất phát tử những khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật ở những thế kỷ trước để phủ nhận các giá trị thực sự của nó trong lịch sử, hay nói cách khác, ông quy hiện tượng nhất thời của một khuynh hướng thế giới về bản chất của nó, tức... các tác phẩm của Phoiơbắc nghiên cứu về triết học tôn giáo, cụ thể tác phẩm "Bản chất của đạo Cơ Đốc", đã phân tích mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen về triết học tôn giáo, đã gián một đòn mạnh mẽ về quan điểm duy tâm huyền bí về tôn giáo, tạo nền tảng cho nhận thức và phương pháp luận cho Mác và Ăng-ghen khi tiếp cận về tôn giáo Về con người, Phoiơbắc cho... Nâng cao tầm quan trọng của con người trong phân tích triết học Cải cách triết học của Phoiơbắc giải quyết một cách duy vật vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, tư duy và tồn tại Trong khi giải quyết vấn đề này, Phoiơbắc đã đưa thuyết nhân bản đến gần chủ nghĩa duy vật Ông lấy con người là đối tượng nghiên cứu của triết học và đưa quan hệ xã hội của "con người đối với... vào sự tồn tại của Thượng Đế [Kant] và của yếu tố tinh thần [Hêghen] như những phương tiện để đạt tới tự do đích thực Triết học của Phoiơbắc đã có ảnh hưởng khá sâu sắc đến sự hình thành chủ nghĩa vô thần của Mác Quan niệm về tôn giáo của chính Phoiơbắc giúp Mác khoát khỏi triết học duy tâm huyền bí của Hêghen để đến với chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần Điều đó được khẳng định qua những lời nhận... lực và mang đậm tính duy tâm Tóm lại, ông là một nhà triết học duy vật xuất sắc khi giải quyết các vấn đề mang tính khách quan của tự nhiên và nâng cao tầm quan trọng của con người trong triết học; nhưng khi giải quyết các vấn đề quan hệ kinh tế, chính trị thì ông lại bộc lộ rõ yếu tố duy tâm và không lý giải được động lực phát triển của xã hội Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn . NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ Giảng viên hướng dẫn TS. BÙI VĂN MƯA Người thực hiện STT: 118 Họ tên: LIÊU NGỌC OANH Lớp: Cao học QTKD, Đ5 Khóa: 21 [2011 – 2013]. TP. HCM, năm 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU. yếu tố duy tâm 13 KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 GVHD: Bùi Văn Mưa Học viên: Liêu Ngọc Oanh – STT: 118 – Lớp: K21_D5 LỜI MỞ ĐẦU Trước đòi hỏi của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư. bản Phoiơbắc và những giá trị, hạn chế của nó Trang 1 GVHD: Bùi Văn Mưa Học viên: Liêu Ngọc Oanh – STT: 118 – Lớp: K21_D5 CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TRƯỜNG PHÁI CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN

Ngày đăng: 21/11/2014, 23:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Cơ sở chủ nghĩa duy vật nhân bản

  • 1.2. Quan niệm về giới tự nhiên và con người

  • 1.3. Giá trị

    • 1.3.1. Phê phán mạnh mẻ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen

    • 1.3.2. Nâng cao tầm quan trọng của con người trong phân tích triết học

    • 1.3.3. Triết học Phoiơbắc là tiền đề lý luận của triết học Mác

    • 1.4. Hạn chế

      • 1.4.1. Phoiơbắc chưa vượt qua khuôn khổ chủ nghĩa duy vật siêu hình và phủ nhận phép biện chứng tiến bộ của Hêghen

      • 1.4.2. Quan niệm con người của Phoiơbắc rất hời hợt dẫn đến quan điểm đạo đức của con người cũng đơn điệu

      • 1.4.3. Phủ nhận vai trò thực tiễn, con người mang tính chất trừu tượng có yếu tố duy tâm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan