1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố tác động đến giá trị nợ

32 784 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 613,93 KB

Nội dung

B B Ộ Ộ G G I I Á Á O O D D Ụ Ụ C C V V À À Đ Đ À À O O T T Ạ Ạ O O T T R R Ư Ư Ờ Ờ N N G G Đ Đ Ạ Ạ I I H H Ọ Ọ C C K K I I N N H H T T Ế Ế T T P P . . H H Ồ Ồ C C H H Í Í M M I I N N H H  TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ NỢ G G V V H H D D : : G G S S . . T T S S T T R R Ầ Ầ N N N N G G Ọ Ọ C C T T H H Ơ Ơ N N h h ó ó m m : : 9 9 L L ớ ớ p p : : C C A A O O H H Ọ Ọ C C - - T T C C D D N N Đ Đ ê ê m m 1 1 - - K K 2 2 0 0 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012 DANH SÁCH NHÓM 9 LỚP TCDN - ĐÊM 1 - KHÓA 20 STT Họ và Tên Ngày sinh Ghi chú 1 Trần Hoàng Anh 26/07/1986 2 Vũ Diễm Châu 07/01/1987 3 Nguyễn Thị Ngọc Châu 13/12/1986 4 Bùi Thị Mai Chinh 19/12/1985 5 Nguyễn Thị Mỹ Duy 12/02/1987 6 Nguyễn Xuân Hải 20/09/1981 7 Lê Bá Quốc Hưng 03/12/1985 8 Bùi Thị Trà Mi 31/05/1985 9 Vũ Thị Bích Nhung 20/07/1987 10 Phan Thanh Phong 23/03/1979 11 Nguyễn Thị Thu Hiền 05/12/1979 12 Tăng Phú Trường 01/01/1981 13 Trương Thị Ái Vi 06/08/1984 14 Mai Thị Thanh Vị 12/12/1987 15 Trần Anh Vũ 03/04/1976 MỤC LỤC CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP 1. LÃI SUẤT THỰC TẾ VÀ LÃI SUẤT DANH NGHĨA 2 1.1. Trái phiếu chỉ số hóa và lãi suất thực tế . 2 1.2. Điều gì ấn định lãi suất thực tế . 4 1.3. Lạm phát và lãi suất danh nghĩa . 6 1.4. Lý thuyết Fisher giải thích về lãi suất hợp lý đến mức nào? 6 2. CẤU TRÚC KỲ HẠN VÀ LÃI SUẤT SINH LỢI ĐÁO HẠN 8 2.1 Tỷ suất sinh lợi đáo hạn (YTM - Yield to maturity): . 9 2.2 .Các vấn đề với tỷ suất sinh lợi đáo hạn . 11 2.3. Đo lường cấu trúc kỳ hạn . 12 3. VÒNG ĐỜI VÀ ĐỘ KHẢ BIẾN 13 3.1. Vòng đời . 13 3.2. Độ khả biến 16 4. GIẢI THÍCH CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT 17 4.1. Giả Thuyết mong đợi 19 4.2. Lý thuyết ưu tiên thanh khoản . 19 4.3. Giới thiệu về lạm phát 20 4.4 .So sánh các lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn . 22 4.4. Một vài lý thuyết mới về cấu trúc kỳ hạn . 24 5. KHẤU TRỪ RỦI RO VỠ NỢ . 25 5.1. Xếp hạng trái phiếu: . 27 5.3. Trái phiếu cấp thấp: . 28 Các yếu tố tác động đến giá trị nợ GVHD: GS. TS. Trần Ngọc Thơ Nhóm 9 TCDN - Đêm 1 - K20 Trang 1 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP Làm thế nào để ước tính hiện giá trái phiếu của một công ty? Ta lấy các dòng tiền và chiết khấu chúng với chi phí cơ hội của vốn. Công thức tính hiện giá trái phiếu: -Trong đó: +C (đôla): dòng tiền trái phiếu phát sinh mỗi năm. +r 1 , r 2 , r N : các suất chiết khấu thích hợp cho các dòng tiền mà trái chủ sẽ nhận được trong các kỳ 1, 2, …, N. +Trái phiếu được hoàn trả mệnh giá (1.000$) vào năm N. -Nếu: +Lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất công bố thì giá trái phiếu sẽ thấp hơn mệnh giá +Lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất công bố thì giá trái phiếu sẽ cao hơn mệnh giá +Lãi suất chiết khấu bằng lãi suất công bố thì giá trái phiếu sẽ bằng mệnh giá -Nhưng vấn đề ở đây là điều gì ấn định lãi suất chiết khấu trên? + Thí dụ như năm 1945 trái phiếu kho bạc Mỹ cung ứng một tỷ suất lợi nhuận là 0,4%. Nhưng năm 1981 các trái phiếu kho bạc này cung ứng 1 tỷ suất lợi nhuận trên 17%. Tại sao cùng 1 chứng khóan lại cung ứng lãi suất khác nhau vào các thời điểm khác nhau? + Tháng 12/1998 ngân khố Mỹ có thể vay nợ thời hạn 1 năm với lãi suất 4,5%, nhưng phải trả trên 5% cho 1 khoản vay có thời hạn 30 năm.Tại sao các trái phiếu đáo hạn vào các thời điểm khác nhau có lãi suất khác nhau?tại sao lãi suất có một cấu trúc kỳ hạn? +Trong tháng 12/1998 chính phủ Mỹ phát hành trái phiếu dài hạn với lãi suất khoảng 5%.Trong khi đó các nhà phát hành là các công ty thượng hạng cũng phải trả cao hơn ít nhất 0,5% cho các khoản vay của mình.Điều gì giải thích cho mức lãi suất cao hơn mà các doanh nghiệp phải trả? Các yếu tố tác động đến giá trị nợ GVHD: GS. TS. Trần Ngọc Thơ Nhóm 9 TCDN - Đêm 1 - K20 Trang 2 Qua các ví dụ trên ta thấy có ba vấn đề cần phải xem xét: -Điều gì ấn định chung mặt bằng lãi suất? -Điều gì ấn định chênh lệch giữa lãi suất dài hạn và lãi xuất ngắn hạn? -Điều gì ấn định chênh lệch giữa lãi suất của nợ công ty và nợ chính phủ? Qua những nghiên cứu cũng như từ thực nghiệm các nhà kinh tế học đã đúc kết ra một số yếu tố tác động đến giá trị nợ (trái phiếu) 1. Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa 2. Cấu trúc kỳ hạn và tỷ suất sinh lợi đáo hạn 3. Vòng đời và độ khả biến 4. Giải thích cấu trúc kỳ hạn 5. Rủi ro vỡ nợ hay hệ số tín nhiệm của trái phiếu 1. LÃI SUẤT THỰC TẾ VÀ LÃI SUẤT DANH NGHĨA 1.1. Trái phiếu chỉ số hóa và lãi suất thực tế Công thức thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực(hiệu ứng fisher) (1+ lãi suất danh nghĩa) = (1+ lãi suất thực) x (1+ tỷ lệ lạm phát) 1+lãi suất danh nghĩa  Lãi suất thực= ------------------------------- - 1 1+tỷ lệ lạm phát Và chúng ta đã biết có sự khác nhau giữa lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa.Hầu hết các trái phiếu đều hứa hẹn một lãi suất danh nghĩa cố định còn lãi suất thực tế mà bạn nhận được tùy thuộc vào tỷ lệ lạm phát. Ví dụ: trái phiếu một năm hứa hẹn tỷ suất lợi nhuận 10% và tỷ lệ lạm phát là 4% thì lợi nhuận thực tế mong đợi của bạn là (1,10/1,04)-1=0,058 hay 5,8%.Do tỷ lệ lạm phát tưong lai không chắc chắn do đó lãi suất thực tế của một trái phiếu cũng không chắc chắn và nếu tỷ lệ lạm phát thực tế cao hơn mức mong đợi 4% thì lợi nhuận thực tế sẽ thấp hơn 5,8%. Các yếu tố tác động đến giá trị nợ GVHD: GS. TS. Trần Ngọc Thơ Nhóm 9 TCDN - Đêm 1 - K20 Trang 3 Bạn có thể cố định một lợi nhuận thực tế bằng cách mua một trái phiếu chỉ số hóa có chi trả gắn với lạm phát.Trái phiếu được chỉ số hóa theo lạm phát có nghĩa là người sở hữu sẽ nhận được mức lãi suất danh nghĩa bằng mức lãi suất thực tế cố định cộng tỷ lệ lạm phát vào thời điểm trả lãi. Trái phiếu này được thiết kế để lọai bỏ rủi ro lạm phát khi đầu tư. Năm 1997 ngân khố Mỹ bắt đầu phát hành các trái phiếu chỉ số hóa theo lạm phát được gọi là TIP (Treasury inflation-protected securities). Có thể nói rằng TIPS là loại chứng khoán an toàn nhất trong các loại an toàn. Đó là bởi vì tỉ lệ lãi suất thực tế - đại diện cho mức độ tăng sức mua của bạn - được đảm bảo (lãi suất danh nghĩa của loại trái phiếu này lên xuống theo hiện trạng lạm phát, được tính toán dựa trên chỉ số CPI và lãi suất thực của thì hoàn toàn cố định). Xét ví dụ 1: Về TIP của Mỹ, cuối năm 1998, 3,625% các trái phiếu TIP của năm 2028 được định giá 98 (tức 98,75% mệnh giá hay 987,5$ ) và cung ứng một lãi suất thực tế bằng 3,69%.Lãi suất này thấp hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu kho bạc khoảng 1,5%.Nếu tỷ lệ lạm phát hàng năm cao hơn 1.5% bạn sẽ thu được lợi nhuận cao hơn bằng cách nắm giữ TIP. Nếu tỉ lệ lạm phát thấp hơn 1,5%, kết quả ngược lại sẽ đúng. Ví dụ 2: Có 2 loại trái phiếu: TP thông thường và TP chỉ số hóa theo lạm phát, đều có kỳ hạn 1 năm, mệnh giá trái phiếu là 1.000$, trả lãi cuối kỳ. Giả sử lãi suất thực tế của TP chỉ số hóa theo lạm phát là 3%, lãi suất TP thông thường là 3%. Chúng ta sẽ đi xem xét dòng tiền thực tế và danh nghĩa của 2 loại trái phiếu này với trường hợp TLLP là 0%, 2%, 4%. Các yếu tố tác động đến giá trị nợ GVHD: GS. TS. Trần Ngọc Thơ Nhóm 9 TCDN - Đêm 1 - K20 Trang 4 Trái phiếu thông thường Trái phiếu chỉ số hóa theo lạm phát Tỷ lệ lạm phát Giá trị danh nghĩa của vốn gốc Giá trị thực tế của vốn gốc Giá trị danh nghĩa của lãi Giá trị thực tế của lãi Giá trị danh nghĩa của vốn gốc Giá trị thực tế của vốn gốc Giá trị danh nghĩa của lãi Giá trị thực tế của lãi 0% 1,000 1,000 30 30,00 1.000 1.000 30,00 30 2% 1,000 980,00 30 29,40 1.020 1.000 30,60 30 4% 1,000 960,00 30 28,81 1.040 1.000 31,20 30 Như vậy: - Khi không có lạm phát thì giá trị danh nghĩa, giá trị thực tế của 2 loại TP là như nhau. - Khi lạm phát tăng lên thì: + Đối với TP chỉ số hóa: có giá trị danh nghĩa của vốn gốc và lãi tăng lên để đảm bảo giá trị thực tế của vốn gốc là 1.000$, của lãi là 30. + Đối với TP thông thường: giá trị danh nghĩa của vốn và lãi không thay đổi, do đó giá trị thực tế giảm. Qua ví dụ trên thì ta có cái nhìn khái quát về trái phiếu thông thường và trái phiếu chỉ số hóa như sau: Trái phiếu thông thường Trái phiếu chỉ số hóa -LSDN:cố định và biết trước -LSTT:tùy thuộc vào TLLP dự kiến -Dòng tiền thực tế cố định(vốn và lãi) -Dòng tiền danh nghĩa thay đổi theo TLLP(vốn và lãi) 1.2. Điều gì ấn định lãi suất thực tế Theo tác phẩm ‘‘Lý thuyết về lãi suất’’ của Fisher:lãi suất thực tế được ấn định bởi sự nôn nóng muốn chi tiêu lợi tức và cơ hội đầu tư lợi tức đó “. Theo Fisher, lãi Các yếu tố tác động đến giá trị nợ GVHD: GS. TS. Trần Ngọc Thơ Nhóm 9 TCDN - Đêm 1 - K20 Trang 5 suất thực tế là giá làm cho cung và cầu vốn ngang nhau. Cung tuỳ thuộc vào sự sẵn lòng tiết kiệm của dân chúng, cầu tuỳ thuộc vào các cơ hội đầu tư cho sản xuất. Ví dụ: Khi một công ty có nhiều cơ hội đầu tư tốt, do sư nôn nóng muốn nhanh chóng đầu tư để có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận, nên công ty có thể chấp nhận đi vay với lãi suất cao hơn. Lãi suất tăng lại khuyến khích cá nhân tiết kiệm nhiều hơn đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Ngược lại cơ hội đầu tư xấu đi sẽ làm sụt giảm trong lãi suất thực tế. Lý thuyết Fisher nhấn mạnh rằng lãi suất thực tế đòi hỏi tùy thuộc vào hiện tượng thực tế .Một tổng mức sẵn sàng tiết kiệm cao có thể đi kèm với các yếu tố như tổng mức giàu có cao, tỷ lệ cao người trung niên (người trẻ không cần tiết kiệm, người già không muốn tiết kiệm do chế không thể mang theo). Tương tự một thiên hướng đầu tư cao có thể đi với một mức độ họat động công nghiệp cao hay các tiến bộ kỹ thuật quan trọng. Lãi suất thực tế có thay đổi, nhưng thay đổi một cách dần dần. Nhìn vào biểu đồ lãi suất trái phiếu của Anh bên dưới ta thấy rằng trong khi lãi suất thực tế của trái phiếu chỉ số hóa tương đối ổn định dao động trong một phạm vi hẹp thì ngược lại lãi suất trái phiếu danh nghĩa biến động khá mạnh, đã sụt giảm một cách nghiêm trọng. Hình 1: Lãi suất thực tế của trái phiếu chỉ số hóa dài hạn và lãi suất trái phiếu danh nghĩa của Anh Các yếu tố tác động đến giá trị nợ GVHD: GS. TS. Trần Ngọc Thơ Nhóm 9 TCDN - Đêm 1 - K20 Trang 6 1.3. Lạm phát và lãi suất danh nghĩa. Theo lý thuyết Fisher:” Một thay đổi trong tỉ lệ lạm phát dự kiến sẽ gây nên cùng một thay đổi trong lãi suất danh nghĩa nhưng không có tác động gì đối với lãi suất thực tế.Tức là một thay đổi 1% trong tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ đưa đến một thay đổi 1% trong lãi suất danh nghĩa. Để làm rõ vấn đề này ta xét ví dụ: Giả sử một người tiêu dùng hài lòng với 100 trái táo hôm nay và 105 trái táo sau một năm nữa. Như vậy lãi suất thực tế đòi hỏi trong trường hợp này là 5%. Giá của một trái táo hiện tại là 1$, chúng ta xem xét 2 trường hợp không có lạm phát và lạm phát 10% như sau: Hiện tại Sau một năm Tỷ lệ lạm phát Đơn giá táo ($) Số lượng thỏa mãn Số tiền Đơn giá táo Số lượng thỏa mãn Số tiền Lãi suất danh nghĩa Lãi suất thực tế 0% 1$ 100 100$ 1,00$ 105 105$ 5% 5% 10% 1$ 100 100$ 1,10$ 105 115$ 15% 5% Từ kết quả trên cho thấy: Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát dự kiến Lãi suất danh nghĩa không thể âm: Nếu âm thì người ta giữ tiền để có lãi suất bằng 0 cao hơn. Nhưng lãi suất thực tế thì có thể âm ví dụ như lãi suất tiền bằng 5%, tỷ lệ lạm phát dự kiến 10% thì lãi suất thực là -5%. Nếu đều này xảy ra thì chúng ta có thể kiếm tiền bằng cách đi vay 100$ với lãi suất 5% và dùng để mua táo, cuối năm bán táo lấy 110$ trả nợ 105$ còn dư 5$. 1.4. Lý thuyết Fisher giải thích về lãi suất hợp lý đến mức nào? Không phải nhà kinh tế nào cũng đồng ý với quan điểm của Fisher là lãi suất thực tế không chịu ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát Các yếu tố tác động đến giá trị nợ GVHD: GS. TS. Trần Ngọc Thơ Nhóm 9 TCDN - Đêm 1 - K20 Trang 7 Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy các trường hợp lợi nhuận của trái phiếu kho bạc Mỹ thấp hơn tỷ lệ lạm phát xảy ra cũng thường xuyên như các trường hợp cao hơn lạm phát thực tế. Mức tăng giảm trong lợi nhuận của trái phiếu không tương ứng với mức tăng giảm của lạm phát. + Giai đoạn 1930-1940, lợi nhuận TP gần như không đổi nhưng lạm phát lại dao động rất lớn Như vậy, nếu dùng lý thuyết của Fisher thì không thể giải thích được biểu đồ trong giai đoạn này. + Từ đầu thập niên 1950 có vẻ như có mối liên hệ gần hơn giữa lãi suất và lạm phát ở Mỹ .Vì vậy cũng đáng để chúng ta xem xét kỹ xem lý thuyết của Fisher đúng, sai như thế nào trong những năm gần đây. Eugene Fama đã thử nghiệm lý thuyết Fisher bằng cách xoay ngược lại và tính xem có thể dự báo trước tỷ lệ lạm phát bằng cách trừ lãi suất danh nghĩa quan sát được với một lãi suất thực tế không đổi hay không. Nếu đươc thì lý thuyết của Fisher đúng. . . 28 Các yếu tố tác động đến giá trị nợ GVHD: GS. TS. Trần Ngọc Thơ Nhóm 9 TCDN - Đêm 1 - K20 Trang 1 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ NỢ CỦA DOANH. phát Giá trị danh nghĩa của vốn gốc Giá trị thực tế của vốn gốc Giá trị danh nghĩa của lãi Giá trị thực tế của lãi Giá trị danh nghĩa của vốn gốc Giá trị

Ngày đăng: 18/12/2013, 11:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Lãi suất thực tế của trái phiếu chỉ số hóa dài hạn và lãi suất trái phiếu danh nghĩa của Anh  - Các yếu tố tác động đến giá trị nợ
Hình 1 Lãi suất thực tế của trái phiếu chỉ số hóa dài hạn và lãi suất trái phiếu danh nghĩa của Anh (Trang 8)
Hình 1: Lãi suất thực tế của trái phiếu chỉ số hóa dài hạn và lãi suất trái phiếu danh  nghĩa của Anh - Các yếu tố tác động đến giá trị nợ
Hình 1 Lãi suất thực tế của trái phiếu chỉ số hóa dài hạn và lãi suất trái phiếu danh nghĩa của Anh (Trang 8)
Gọi thời điểm 2003 là t= 0, 2004 là t= 1... ta có bảng kết quả dòng tiền chiết khấu như sau:  - Các yếu tố tác động đến giá trị nợ
i thời điểm 2003 là t= 0, 2004 là t= 1... ta có bảng kết quả dòng tiền chiết khấu như sau: (Trang 13)
Giả định lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn. r1= 0,05, r 2= 0,06…ta có bảng sau                                                                      Tính hiện giá  - Các yếu tố tác động đến giá trị nợ
i ả định lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn. r1= 0,05, r 2= 0,06…ta có bảng sau Tính hiện giá (Trang 14)
Bảng 21.2 Vòng đời của trái phiếu. - Các yếu tố tác động đến giá trị nợ
Bảng 21.2 Vòng đời của trái phiếu (Trang 16)
Bảng 21.2 Vòng đời của trái phiếu. - Các yếu tố tác động đến giá trị nợ
Bảng 21.2 Vòng đời của trái phiếu (Trang 16)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy - Các yếu tố tác động đến giá trị nợ
h ìn vào bảng trên ta có thể thấy (Trang 25)
Nhìn vào bảng 21.5 : - Các yếu tố tác động đến giá trị nợ
h ìn vào bảng 21.5 : (Trang 27)
BẢNG TỔNG HỢP - Các yếu tố tác động đến giá trị nợ
BẢNG TỔNG HỢP (Trang 30)
Bảng tóm lược xếp hạng trái phiếu của Moody’s và Standard and Poor’s Moody'S  - Các yếu tố tác động đến giá trị nợ
Bảng t óm lược xếp hạng trái phiếu của Moody’s và Standard and Poor’s Moody'S (Trang 30)
Bảng tóm lược xếp hạng trái phiếu của Moody’s và Standard and Poor’s  Moody'S - Các yếu tố tác động đến giá trị nợ
Bảng t óm lược xếp hạng trái phiếu của Moody’s và Standard and Poor’s Moody'S (Trang 30)
Nhìn vào bảng xếp các trái phiếu có chất lượng cao nhất được Moody’s xếp hạng b aA ( Aaa), rồi đến hai A (Aa), Các trái phiếu xếp hạng Baa hay BBB gọi là trái phiếu cấp  độ đầu tư - Các yếu tố tác động đến giá trị nợ
h ìn vào bảng xếp các trái phiếu có chất lượng cao nhất được Moody’s xếp hạng b aA ( Aaa), rồi đến hai A (Aa), Các trái phiếu xếp hạng Baa hay BBB gọi là trái phiếu cấp độ đầu tư (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w