Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 134 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
134
Dung lượng
1,14 MB
Nội dung
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐỖ THỊ HÒA NHỮNGĐỔIMỚICỦATRUYỆNNGẮNVIỆTNAM2008 – 2009 CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60. 22. 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG MẠNH HÙNG VINH - 2010 Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Mạnh Hùng, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại Học, các thầy giáo, các cô giáo trong khoa Ngữ Văn Trường Đại Học Vinh, cùng gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp, đã luôn quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Vinh, ngày 24 tháng 12 năm 2010 Tác giả Đỗ Thị Hòa 2 MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài . 1 2. Lịch sử vấn đề . 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu . 5 6. Đóng góp của luận văn 5 7. Cấu trúc của luận văn 5 Chương 1. Bối cảnh chung củatruyệnngắnViệtNam2008 - 2009 . 7 1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội và bức tranh chung của văn học ViệtNam sau 1975 . 7 1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội . .7 1.1.2. Bức tranh chung của văn học ViệtNam sau 1975 9 1.1.2.1. Dân chủ hóa văn học 9 1.1.2.2. Đổimới tư duy, quan niệm, cảm hứng văn học . 11 1.2. Vài nét về thể loại truyệnngắn và nhìn chung truyệnngắnViệtNam 18 1.2.1.Truyện ngắn và ưu thế thể loại . 18 1.2.2. Nhìn chung về truyệnngắnViệtNam 2008- 2009 26 Chương 2. NhữngđổimớicủatruyệnngắnViệtNam 2008- 2009 xét về phương diện nội dung . 29 2.1. Đổimới về đề tài 29 2.1.1. Khái niệm đề tài 29 2.1.2. Nhữngđổimới về đề tài trong truyệnngắnViệtNam 2008- 2009 . 31 3 2.1.2.1. Đề tài tình yêu 31 2.1.2.2. Đề tài thân phận người phụ nữ . 37 2.1.2.3. Đề tài đời sống tâm linh . 44 2.2. Đổimới về cảm hứng . 50 2.2.1. Khái niệm cảm hứng . 50 2.2.2. Nhữngđổimới về cảm hứng trong truyệnngắnViệtNam2008 - 2009 . 51 2.2.2.1. Cảm hứng phê phán mặt trái của xã hội hiện đại và sự xuống cấp của đạo đức con người . 53 2.2.2.2. Đổimới cách nhìn con người cá nhân 62 Chương 3. NhữngđổimớicủatruyệnngắnViệtNam 2008- 2009 xét về phương diện nghệ thuật . 73 3.1. Đổimới nghệ thuật xây dựng tình huống . 73 3.1.1. Tình huống gay cấn éo le và tình huống đơn giản 73 3.1.2. Tình huống bi kịch và tình huống hài kịch 79 3.2. Đổimới nghệ thuật xây dựng nhân vật 85 3.2.1. Xây dựng nhân vật qua việc khắc họa ngoại hình, ngôn ngữ, tên gọi 86 3.2.2. Xây dựng nhân vật qua miêu tả tâm lý 93 3.3. Đổimới về giọng điệu 98 3.3.1. Giọng chua chát, táo tợn, từng trải 99 3.3.2. Giọng suy tư, triết lý 104 Kết luận 112 Tài liệu tham khảo 115 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ năm 1986 trở lại đây, văn xuôi nước nhà (đặc biệt là truyện ngắn) thực sự có sự chuyển mình “ thay da đổi thịt” cùng với các thể loại khác, truyệnngắn có những cách tân và thu được những thành tựu đáng kể cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Truyện ngắn, với ưu thế riêng, là thể loại đáp ứng nhanh và đa dạng hơn cả những yêu cầu mới mẻ phong phú củađời sống xã hội ViệtNam sau đổi mới. Như một cuộc tiếp sức đầy ấn tượng, truyệnngắn 2008- 2009 đã kế thừa những thành tựu củatruyệnngắnnhữngnăm trước đó, đồng thời cũng có những đóng góp mới mẻ cho thể loại đầy năng động này. Vì vậy nghiên cứu truyệnngắn hai năm gần đây sẽ giúp cho chúng ta nhận diện được những vận động và đổimớicủa văn xuôi đương đại nói chung và truyệnngắn đương đại nói riêng. 1.2. Là thể loại phù hợp nhất với xã hội hiện đại, truyệnngắn nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu và công chúng độc giả. Trong nhữngnăm gần đây truyệnngắn2008 - 2009 cũng đã thu hút được sự chú ý của các nhà phê bình và độc giả. Nhiều cuộc đối thoại, thảo luận giữa nhà phê bình - độc giả diễn ra xung quanh những hiện tượng văn học đáng chú ý. Tuy nhiên do độ lùi thời gian còn hạn chế cho nên chưa có công trình nghiên cứu khái quát về truyệnngắn ở giai đoạn này. Nằm trong tiến trình của văn xuôi ViệtNam sau đổi mới, truyệnngắn hai năm gần đây có diện mạo chung như thế nào? Nó có điểm gì khác so với truyệnngắnnhững giai đoạn trước đó? . Những câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào công việc nghiên cứu có ý nghĩa nhưng cũng không ít khó khăn này. 5 1.3. Gắn với hai năm gần đây là một khối lượng truyệnngắn không nhỏ được xuất bản, đăng tải trên nhiều kênh: sách, báo chí (trong đó có cả báo mạng). Với phạm vi của một luận văn chúng tôi không có điều kiện về thời gian và tài liệu để tìm hiểu kỹ tất cả các truyệnngắn được đăng tải, xuất bản. Nhưng trong phạm vi khảo sát có chọn lọc chúng tôi hy vọng sẽ chỉ ra nhữngđổimới về nội dung và nghệ thuật củatruyệnngắn hai năm gần đây. Đó là những lý do khiến chúng tôi chọn đề tài: “ NhữngđổimớicủatruyệnngắnViệtNam2008 - 2009”. 2. Lịch sử vấn đề TruyệnngắnViệtNam2008 - 2009 đang được độc giả tiếp nhận và quan tâm. Tuy nhiên như đã nói ở trên do chưa có một độ lùi về thời gian nhất định nên chưa có nhiều ý kiến phê bình, khái quát về truyệnngắn giai đoạn này. Các ý kiến phê bình mới chỉ dừng lại ở một số vấn đề cụ thể. Trong bài trả lời phỏng vấn Báo Sông Lam (Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Nghệ An) nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã điểm lại tình hình văn học năm2008 đặc biệt là văn xuôi: “Văn xuôi năm2008 nổi lên là tập truyệnngắn Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Nxb Trẻ) của Nguyễn Ngọc Tư (…). Ở truyện này Ngọc Tư tìm cách đổi khác cách viết đã quen thuộc với tên tuổi mình, nên truyện mông lung hơn, mơ hồ hơn, tuy có chỗ tác giả có vẻ hơi điệu đà làm văn. Chị muốn bung phá hơn nữa cái “chất văn Ngọc Tư” sớm hiện hình và định hình của mình, đó là một cố gắng cần thiết (…). Một cuốn văn xuôi khác đáng chú ý là tập truyệnngắn Manet của Đặng Thân (Nxb Hội nhà văn và Bách Việt). Nhữngtruyệnngắn trong tập này được viết có tính chất hậu hiện đại khá rõ, cho thấy văn chương còn nhiều lối đi mở, nhưng cũng đòi hỏi người đọc phải thích nghi với cách viết khác để có cách đọc khác”[47;1]. 6 Trong bài: “Văn học 2008 - Hát tiếp Bài ca hi vọng” (http:// Nghiên cứu văn học 2008) Tác giả Ngô Vĩnh Bình đã nhìn thấy bức tranh văn học như: “Những dự án lớn được đưa lên bàn nghị sự văn học đang như một công trường bề bộn ngổn ngang chứa đựng bao mơ ước về những cao ốc Buynhdinh văn học (…). Như vậy là năm Tý - 2008 văn đàn Việt không hề đìu hiu bởi từ đầu đến cuối năm đều có rất nhiều sinh hoạt văn chương: Tổ chức ngày thơ, mở các cuộc hội thảo, tổ chức các cuộc kỉ niệm, phát động các cuộc thi sáng tác, tiến hành nhiều cuộc bình chọn trao giải văn chương … Từ những hoạt động này, nhiều vấn đề mớicủa văn học nghệ thuật đã được đặt ra sới xáo lên, trong đó có những nội dung rất nan giải mà tập trung là việc giải quyết những vấn đề của văn học - nghệ thuật trong cơ chế thị trường và hội nhập” [13] đó là nền móng để chuẩn bị cho văn học nhữngnăm tiếp theo. Tác giả Lê Hương Thủy trong bài: “Một góc nhìn về truyệnngắn - 2008” (http:// Nghiên cứu văn học 2009) lại đứng ở thời điểm cuối năm để nhìn về trước đó “ Có thể thấy đời sống văn học của ngày hôm nay đã có nhữngđổi thay đáng kể không chỉ ở đội ngũ người sáng tác, ở tư duy nghệ thuật mà còn ở đời sống của thể loại”. Sau đó tác giả đi vào một số cây bút trẻ nổi tiếng với một số truyệnngắn tiêu biểu như: “ Gió lẻ và 9 câu chuyện khác” - Nguyễn Ngọc Tư; “Động vật trong thành phố” - Nguyễn Vĩnh Nguyên; “ Mưa mặt nạ” - Nhật Chiêu; “Một mình ở Tokyo” - Trần Thùy Mai (…). Nhìn vào đầu số truyệnngắnnăm nay có hiện tượng sự lấn át củađội ngũ tác giả trẻ. Nhưng so với mặt bằng văn chương trong năm thì các cây bút trẻ viếttruyệnngắn vẫn chiếm một tỉ lệ khá cao. Họ vẫn từng ngày hiện diện trong đời sống văn học mang đến những mảng màu đa sắc. Sở dĩ có hiện tượng này là bởi nhiều cây bút trẻ đã chọn truyệnngắn là thể loại thử sức. Thêm nữa trong nhữngnăm vừa qua các cây bút trẻ xuất hiện ngày càng 7 nhiều. Rõ ràng là so với thế hệ trước các cây bút trẻ bây giờ khá thuận lợi và tự tin khi thể hiện bản thân mình trước công chúng…”[72]. Trong bài: Văn học ViệtNam 2009: Lại một năm trầm lắng (http:// evan.com.vn), Lưu Hà cho rằng: “Truyện ngắn cũng chững lại, dù đây là thể loại nhỏ gọn, năng động và tỏ ra có ưu thế trong thời đại mà độc giả có quá ít thời gian cho văn học như ngày nay. Năm nay, lọt vào chung khảo giải thưởng Hội Nhà văn có các tập truyện ngắn: Lời nguyền thiêng của Thế Đức, Trần gian nhìn từ sau lưng của Nguyễn Hiệp, Sương chưa tan làng trăng của Thu Loan …” [22]. Nhưng các tập truyện này cũng chỉ dừng lại ở chung khảo một giải thưởng và hầu như không gây được chú ý cho độc giả. Sự yếu kém củatruyệnngắn cũng thể hiện rõ khi giải thưởng của tạp chí Văn nghệ Quân đội cũng không tìm được tác phẩm xứng đáng với giải nhất. Nhìn chung nghiên cứu về truyệnngắnViệtNam2008 - 2009 các bài viếtmới chỉ dừng lại ở các bài viếtngắn chứ chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu mang tính chất quy mô. Mặc dù các ý kiến đánh giá của các tác giả có vị trí trong giới nghiên cứu và phê bình đó đều là xác đáng. Tuy nhiên vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu truyệnngắnViệtNam giai đoạn hai năm gần đây. Ở đề tài này, tiếp thu tất cả các ý kiến đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình và bằng những cố gắng của mình chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu truyệnngắnViệtNam2008 - 2009 trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu NhữngđổimớicủatruyệnngắnViệtNam 2008- 2009 3.2. Phạm vi nghiên cứu 8 Do còn nhiều hạn chế, luận văn tập trung khảo sát nhữngtruyệnngắn tiêu biểu của một số tác giả tiêu biểu đã được dư luận chú ý và đăng trong các tuyển tập sau: Truyệnngắn hay 2008 (Nxb Văn học) Truyệnngắn đặc sắc 2009 (Nxb Văn học) Truyệnngắn hay 2009 (Nxb Văn học) Khi cần thiết, chúng tôi sẽ đưa thêm một truyện đã được đăng trên các báo, tạp chí trong nhữngnăm gần đây. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Khái quát lại bối cảnh chung củatruyệnngắnViệtNam2008 - 2009. 4.2. Phân tích, khái quát những nét đặc sắc về nội dung củatruyệnngắnViệtNam trong hai năm gần đây. 4.3 Khái quát lên những đặc điểm nghệ thuật cơ bản củatruyệnngắnViệtNam 2008- 2009. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp thống kê - phân loại - Phương pháp so sánh - đối chiếu 6. Đóng góp của luận văn Chúng tôi chọn đề tài “ NhữngđổimớicủatruyệnngắnViệtNam2008 - 2009”. Nhằm nghiên cứu, khảo sát nhữngđổimớicủa văn xuôi hiện đại giai đoạn này. Đồng thời luận văn còn góp phần khẳng định đóng góp của các nhà văn trẻ vào văn xuôi thời kỳ đổi mới. Đây cũng là quy luật vận động của văn xuôi nước ta trong nhữngnăm đầu của thế kỷ XXI. 7. Cấu trúc của luận văn 9 Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Bối cảnh chung củatruyệnngắnViệtNam 2008-2009. Chương 2. NhữngđổimớicủatruyệnngắnViệtNam2008 - 2009 xét về phương diện nội dung. Chương 3. NhữngđổimớicủatruyệnngắnViệtNam2008 - 2009 xét về phương diện nghệ thuật. 10