Những đổi mới về cảm hứng trong truyện ngắn Việt Nam 2008-

Một phần của tài liệu Những đổi mới của truyện ngắn việt nam 2008 2009 (Trang 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Những đổi mới về cảm hứng trong truyện ngắn Việt Nam 2008-

2009

Cách mạng đã tạo nên một sự thay đổi kỳ diệu với một sức mạnh tái tạo hồi sinh. Chiến tranh đi qua, đất nước đổi mới đã đưa lại luồng sinh khí mới cho người cầm bút. Tuy nhiên, hiện thực đời sống hôm nay còn nhiều biến động sâu sắc và phức tạp, nhân dân ta đã vượt lên những thử thách với tinh thần kiên trì, dũng cảm, từng bước khắc phục khó khăn. Dẫu vậy, “sự bảo thủ trì trệ và mặt đổi mới, tiến bộ, cái thực và cái giả, đạo đức và phi đạo đức còn trăm bề ngổn ngang và nhiều khi còn bị lẫn lộn”. Một mặt, những cái bảo thủ, lỗi thời như một cỗ máy hoen rỉ cảm trở sự phát triển của xã hội và đời sống của con người. Mặt khác, những cái mới du nhập theo cánh cửa của cơ chế thị trường đầy hỗn tạp cũng đang đặt con người và xã hội trước đầy rẫy những cạm bẫy và những đường phân giới mong manh.

Trước hiện thực đó, ngòi bút của nhà văn bên cạnh sự tròn trặn của âm vang ngợi ca còn phải có cạnh sắc mới của tiếng nói phê phán - phê phán ở đây không đơn thuần là chỉ trích mà là phơi bày với ý thức trách nhiệm bức tranh chân thực về xã hội, chân dung về bộ mặt thật của nhiều kiểu người, phản ánh nhiều sự kiện, miêu tả khách quan những mặt xấu, mặt hạn chế của con người trong cuộc sống hiện nay.

So với các tác phẩm văn học trước đây, nhiệt tình phê phán của văn học giai đoạn này dữ dội hơn nhiều, đặc biệt trong những năm tám mươi của thế kỷ XX. Các nhà văn không ngần ngại hướng ngòi bút của mình vào sự thật, phanh phui những cái xấu xa trong xã hội và trong con người. Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh viết về cái ác, về những hủ tục, những mối thù truyền kiếp giữa các dòng họ đang ngự trị hoành hành nơi làng xã (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bước qua lời nguyền …). Lê Lựu chua xót trước tình trạng những tư tưởng bảo thủ, tư duy phong kiến lạc hậu còn bám rễ sâu, tâm lý nô lệ làm thuê, lòng cuồng nhiệt giáo điều và máy móc còn siết chặt lấy con người (Thời xa vắng). Nguyễn Huy Thiệp, lạnh lùng tháo bỏ những tấm màn ảo tưởng để nhân vật hiện lên trần trụi với những toan tính thực dụng và sa đọa (Tướng về hưu). Chu Lai, để cho nhân vật truy đuổi đến tận cùng quá khứ để tìm người nhân cái ác vì chỉ có nhìn thẳng vào quá khứ, con người mới có thể trừng phạt cái ác để sống một cuộc sống thanh thản (Ăn mày dĩ vãng).

Truyện ngắn 2008 - 2009 tiếp tục cảm hứng phê phán, nhìn thẳng vào sự thật của văn xuôi sau đổi mới. Tuy nhiên ra đời vào những năm đầu của thế kỷ mới, nên tiếng nói phê phán trong truyện ngắn cũng mang những sắc thái diện mạo mới. Bên cạnh đó, nhu cầu đào sâu tìm hiểu con người cá nhân, con người bản thể cũng đang trở thành tâm điểm chú ý của văn học. Vì thế dễ nhận thấy, truyện ngắn 2008 - 2009 còn đang quyết tâm nhiều đến

sự giải phóng cái tôi cá nhân, con người cá nhân tự do và hiện sinh. Đây thực sự đang là hai vấn đề lớn cần nhiều thời gian xem xét và có sức vẫy gọi rất lớn cho chúng tôi tìm hiểu.

2.2.2.1. Cảm hứng phê phán những mặt trái của xã hội hiện đại và sự xuống cấp của đạo đức con người

Thế kỷ XXI đã đem đến cho đất nước những vận hội mới, đem đến cho con người một tư thế hòa nhập đầy hứng khởi với nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên, xã hội đầu thế kỷ XXI với nhịp điệu gấp gáp hơn, hối hả hơn, hiện đại hơn với sự chi phối của nền kinh tế thị trường cũng đặt ra những vấn đề đáng suy nghĩ. Theo bước chân của nền kinh tế thị trường, cái xấu, cái dung tục cũng chen chân vào đời sống xã hội, len lỏi vào mọi ngõ ngách đời sống dưới những hình thù khác nhau. Liệu đất nước ta trong những bước chuyển mình mạnh mẽ của thời hiện đại đã làm được những gì và còn va vấp những gì? Liệu con người được gì và mất gì khi đối diện với xã hội hiện đại? Đó là những vấn đề mà các nhà văn có trách nhiệm không thể thờ ơ.

Đọc Người tình phố huyện của Đức Hậu, ta thấy hiện lên một môi trường làm việc trong “cơ chế thị trường” với những mặt trái của nó: Sự giả trá, ăn hối lộ, những thủ đoạn lừa lọc để kiếm tiền, sự chèn ép vì mục đích cá nhân. Ở đó, những kẻ nhân cách nhơ nhuốc nhưng quyền thế lại cao là ông Thuyên (Chủ tịch huyện) nên ông tha hồ lộng hành từ việc công cho đến việc tư. Tác giả không ngần ngại vạch mặt thẳng thắn những việc làm sai trái của ông, nhận hối lộ từ các công trình xây dựng, sống xa hoa, phè phỡn bằng những đồng tiền bất chính đó. Ông nhận hối lộ của cai Hùng một trăm triệu đồng để Hùng trúng thầu công trình xây dựng. Nhưng sau đó Hùng không trúng thầu đến xin lại tiền thì ông tìm đủ mọi lí do từ chối không gặp. Một môi trường cơ quan công chức Nhà nước nhưng lại giả dối, lắm thủ đoạn. Tác phẩm này nóng hổi tính thời sự bởi hiện tượng tiêu cực,

giả trá, những thủ đoạn vụ lợi là một vấn đề nhức nhối trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên cách kết thúc truyện có hậu mang tính đơn giản, dễ khiến người đọc có cảm giác truyện viết nhằm thuyết minh cho một tư tưởng xã hội nào đó.

Xã hội ngày nay, với quy luật cạnh tranh để tồn tại và phát triển, không có chỗ cho sự ru ngủ mình, hay bao che giấu giếm cho nhau. Nhìn thẳng vào sự thật, dù là những sự thật xót xa tàn nhẫn, là cách duy nhất để đất nước và con người chữa lành những vết thương bầm dập để đứng dậy bước đi và đua tranh với những cơ thể khỏe mạnh cường tráng. Ý nghĩa phê phán vì thế mà có ý nghĩa tác động, phản tỉnh mạnh mẽ với con người trong xã hội.

Trong Tấm daTrâu đội lốt Hổ của Lê Tấn Hiển ta thấy hiện lên một thế giới hình tượng có sự đan cài giữa thiện - ác, tốt - xấu, trong đó cái ác và cái xấu đang lấn lướt cái tốt, cái thiện. Qua lời kể của nhân vật, ta thấy một môi trường sống khắc nghiệt bao trùm những kiếp người nhọc nhằn tủi cực trong đó có người dân làng Bưng. Không gian sống của người dân ở đây là một vùng không gian hoang lạnh xác xơ, thiên nhiên khắc nghiệt. “Do gần núi nên dân chúng sinh sống nửa nhờ rừng, nửa nhờ đồng ruộng (…). Muốn đi săn thì phải có súng, có nỏ, muốn bắn thì phải có bẫy, có mồi … toàn những thứ không tiền sắm nổi”. Sự nghèo đói đã làm cho đám trai tráng lười lao động cơ bắp, chỉ muốn ăn nhanh, có tiền nhanh, giàu nhanh họ đã trồng và sản xuất thuốc phiện. Họ không có tầm nhìn xa, hám cái lợi trước mắt mà quên hậu quả nặng nề. “Người đầu têu bày trận ở đây là A Thùng. Lúc đầu hắn rủ người em là A Thình cùng trồng cây Anh Túc nhưng người em nhất mực từ chối. Hai anh em đâm cãi nhau, đánh nhau suốt mấy ngày rồi cuối cùng A Thùng đuổi em ra khỏi nhà”. A Thùng trồng trót lọt dăm vụ Anh Túc nên giàu lên nhanh chóng, sắm sửa đủ thứ trong nhà. Thói đời đã có đủ thứ trong nhà rồi thì chúng lại đê mê trong những cơn thăng hoa bên ống

điếu đèn bàn cùng những cô gái điếm trên huyện. Nhưng sự giàu có của chúng không được người dân làng Bưng kính trọng, họ còn không nhìn mặt nữa họ làm như không hề quen biết. Nó bày kế để dân làng phải “nể” và “nghe lời” nó. Nó nhờ một tay họa sĩ vẽ trên tấm da Trâu hình con Hổ. Sau ba ngày anh họa sĩ đó đã bị nó thủ tiêu ngay dưới gầm nhà sàn. Do có được tấm da Trâu đội lốt Hổ nên nó được người dân làng Bưng càng kính trọng, nó được người dân mang cả những đồ biếu xén cống nạp đến cho nó. Nhưng sự độc ác của nó che được mắt người dân thường chứ không che nổi mắt Trời. Cả ngôi nhà sàn của nó bị bốc cháy trong mưa không còn gì cả, nó vẫn sống sót. Phải chăng ông Trời không công bằng đối với nó. Hai hôm sau công an đến khóa tay nó dẫn đi. Nhà văn đã không ngần ngại phơi bày mặt trái của đời sống xã hội đặc biệt là đời sống đạo lý của dân tộc Việt Nam. Các nhà văn đã nhận ra sự lạc điệu, trật khớp đang diễn ra mọi lúc mọi nơi, mọi ngõ ngách của cuộc sống con người. Trân trọng và nâng niu những giá trị truyền thống, họ đã rất tinh tế khi đi vào mổ xẻ phát hiện những “ung nhọt” đang làm băng hoại, cản trở những bước tiến lên của xã hội. Đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của những tình cảm máu mủ ruột rà và linh thiêng hơn là sự tha hóa về đạo đức đang ngày càng phổ biến, thêm vào đó là những hủ tục lạc lậu còn ngự trị từ ngàn đời nay.

Nếu như Người tình phố huyệnTấm da Trâu đội lốt Hổ nhìn thẳng vào cái ác, cái xấu trong xã hội với một thái độ phê phán và phủ định thì

Hoa cho người sống của Trung Trung Đỉnh lại là những suy ngẫm về một khía cạnh khác của xã hội hiện đại. Thông qua mẫu chuyện nhỏ trong dòng suy tư của nhân vật tôi ta thấy hiện lên bóng dáng của xã hội hiện đại với những mặt trái của nó. Một xã hội dần biến con người thành những cỗ máy tẻ nhạt và vô nghĩa. Cuộc sống hiện đại với những vòng xoáy bon chen khiến con người quên đi chính mình và khi dừng lại người ta mới thấm thía

hết nỗi cô đơn: “Con người ta có số phận thật. Bà lão ấy ngày ngày ra công viên, chơi một mình, về một mình, chắc hẳn đời sống thanh nhàn lắm? Mà biết đâu chẳng phải thanh nhàn!”[54;46]. Cuộc sống hiện đại đóng khung con người trong những tòa nhà cao tầng cửa sắt khép kín, tường xây cao, … họ không quan hệ gì với mọi người xung quanh, cuộc sống cứ lặp đi lặp lại như vậy: “Sáng ra làm việc đã thấy bà lão ngồi nhai trầu. Tôi thầm theo dõi bà. Bà nhai trầu cho có cái để nhai, rồi lẫn thẫn lục lọi trong giỏ, sau đó ngồi im phắc. Trưa, bà lủi thủi xách giỏ về. Chiều bà lại tới. Sự lặp đi lặp lại ấy dai dẳng đến nổi tôi không chịu nổi (…). Bà lập cập xách giỏ, lập cập bước, lập cập cúi chào ông gác cổng rồi men theo lề đường tới góc phố có ngôi biệt thự, bà dừng bước, mở khóa, lách vô. Tôi chưng hửng quay lại, chợt thấy có tiếng ô tô con, kiếng màu, cũng rẽ vào ngôi biệt thự (…). Ngôi biệt thự ấy ngày nào tôi chả đi qua, bốn bề kín cổng cao tường, hoa ti gôn nở rộ, um tùm. Các cửa sổ trên tầng lầu đóng im ỉm, như thể đã đóng từ thời xa lắm rồi. Rõ ràng đây không phải là nhà dân thường! Nhà dân thường chẳng ai chịu đóng kín thời kinh tế mặt tiền”[54;47].

Bằng lời văn tư nhiên giản dị, tác phẩm đã đem đến cho người đọc những suy ngẫm về cuộc sống hàng ngày của chính mình. Một thoáng giật mình và một khoảng lặng để suy ngẫm. Giữa dòng đời hối hả này, liệu có phải chúng ta đang để mai một dần những điều quý giá mà con người đã có và luôn phải có - nhu cầu giao tiếp tình cảm, mối quan hệ gần gũi giữa người với người, giữa con người với tự nhiên. Bà lão là nạn nhân của dòng đời ấy, ngày bà lão đi về với tổ tiên xe đủ các loại đứng hai ngã đường, vòng hoa ngờm ngợp nhưng không có một tiếng khóc cho bà lão.

Bước vào cuộc sống hiện đại, cuốn theo cơn lốc thời kinh tế thị trường nhiều người đang đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc bao đời gây dựng. Đặc biệt là sự xói mòn về nhân cách của một số người có chức có quyền.

mãi chạy theo những dục vọng tầm thường của con người mà họ đã đánh mất đi địa vị của mình trong xã hội đặc biệt họ đã đánh mất đi giá trị tinh thần của con người. Trên đồi lập lòe ánh lửa của Phạm Duy Nghĩa đã vẽ nên một gam màu vừa sáng vừa tối của làng Muồi cách thị trấn Mường Dồ một dãy núi đá vôi: “Nhà Thắm ở lưng chừng đồi. Thắm là ai, từ đâu trôi giạt về đây? Không ai biết. Đám đàn bà con gái làng Muồi chửi Thắm là con bớp, là Thắm Phò Thắm Phạch. Đám đàn ông hư hỏng lại âu yếm thân thương gọi là nàng Thắm. Nhưng xung quanh nàng mịt mù bao khói sương, huyền thoại. Người ta tả Thắm như trong cổ tích: Da trắng như tuyết, môi đỏ như máu, tóc đen như gỗ mun”[53;359]. Do Thắm như trong huyền thoại nên một đồn mười, mười đồn trăm. Đám con trai từ cậu học sinh cấp ba đến những người đã ngoài lục tuần vẫn muốn lên đồi với nàng Thắm. Lão Sướng trưởng phòng văn hóa huyện cũng đã lên đây vài lần nên mới bị rụng chức. Là một trưởng phòng văn hóa huyện do ăn chơi sa đọa nên ông đã phải trả giá cho những việc làm sai trái của mình.

Mặc dù tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật” đã là tình thần chung của văn học sau đổi mới. Tuy nhiên, vấn đề cái ác, cái xấu được phanh phui trong văn học vẫn đưa đến nhiều tâm lý tiếp nhận khác nhau. Có ý kiến cho rằng một số nhà văn đã không kiềm chế và có phần hả hê khi viết về cái xấu. Do đó không có ý nghĩa giáo dục, thậm chí còn cho phép người ta hoài nghi cái tâm của tác giả. Song cũng có những ý kiến ngược lại. Tính phức tạp của vấn đề ở đây nằm trong thái độ của nhà văn đối với hiện thực và những quan niệm khác nhau về chức năng của văn học. Thực ra tái hiện cái ác cũng là một hình thức chống lại cái ác. Sự hiện diện của cái xấu, cái ác trong tác phẩm vừa là phản ánh của hiện thực, vừa là phản ánh đối với hiện thực. Văn học không chỉ là phương tiện giáo dục đạo đức mà còn là một cách tiếp cận cuộc sống. Tính đa nghĩa của hình tượng, trong đó có hình tượng về cái xấu

không nên bị thu hẹp trong cách lý giải theo quan điểm giáo huấn và tư duy nghệ thuật truyền thống trên cơ sở đặt nguyên tắc “tải đạo” và tính chủ đề rõ ràng của tác phẩm. Trên một bình diện khái quát hơn, thậm chí có thể nói rằng khác với sự phô diễn cái xấu cũng như sự phê phán nó từ góc độ của cuộc đấu tranh chống tiêu cực hơn là cái dị dạng, cái buồn cười trong tác phẩm nghệ thuật đánh dấu một bước trưởng thành của văn học, chứng tỏ năng lực bao quát cuộc sống sự từng trải và trình độ nhận thức sâu sắc của nhà văn.

Lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền là một hoàn cảnh lắm “vi trùng” làm con người bị nhiễm một thứ bệnh “mất nhân tính”. Các nhà văn đã phát hiện ra căn bệnh ấy và gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh mọi người. Nhân vật Khương trong Con dâu tôi của Ma Văn Kháng xưa nay vẫn là đứa con gái chăm chỉ nết na chứ đâu phải kẻ đua đòi, lười nhác: “Bố nó là liệt sỹ thời chống Mỹ. Mẹ nó là cán bộ phụ nữ xã. Học hết lớp bảy, nó ở nhà với mẹ, gặp nó dường như lúc nào cũng thấy nó quần xắn tới đầu gối, hết lội ao vớt bèo, lại thái chuối băm rau nuôi lợn, chịu thương chịu khó mà tươi tắn nhẹ nhàng, gương mặt có đôi gò má cao lúc nào cũng sáng trưng như gương

Một phần của tài liệu Những đổi mới của truyện ngắn việt nam 2008 2009 (Trang 55)