Tình huống gay cấn éo le và tình huống đơn giản

Một phần của tài liệu Những đổi mới của truyện ngắn việt nam 2008 2009 (Trang 77 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Tình huống gay cấn éo le và tình huống đơn giản

Việc lựa chọn tình huống rất quan trọng để bộc lộ nội dung tác phẩm. Tình huống gay cấn éo le là những tình huống bắt buộc nhân vật vào một tình thế quyết liệt phải bộc lộ phẩm chất, cá tính, năng lực để đi đến một tình thế có tính chất ổn định.

Truyện ngắn Cái nón mê thủng chóp của Sương Nguyệt Minh đã tạo nên một tình huống gay cấn: Nhân vật Tôi được đặt trong tình thế phải lựa chọn giữa một bên là mặt phố to đùng ở Hà Nội và một bên là làng Yên Hạ nơi tôi đã sinh ra. Đây là một tình thế thử thách nhân vật: “Sau mấy đêm trằn trọc mất ngủ, tôi quyết định nói điều này với cha. Quả thật, không dể dàng chút nào. Ông luôn nghĩ tôi đã lấy vợ làng sinh con ở quê, nhà cửa bố mẹ sắm cho đuề huề vườn rau ao cá, bố con anh em quây quần vui vẻ, còn đi đâu nữa”[53;386]. Cái hay của tác phẩm là đã không trả lời câu hỏi này một cách vội vàng mà nhà văn để cho nhân vật bước đi trên hành trình lựa chọn đầy khó khăn của mình. Trên hành trình đó, nhân vật đi chông chênh giữa hai bờ đi và ở. Cuối cùng thì nhân vật cũng quyết định lên mặt phố ở Hà Nội. Khi đi cha của nhân vật Tôi muốn vợ chồng anh mang cái nón mê thủng chóp đi: “Trời ạ! Nó chẳng đáng giá gì, cái nón mê thủng chóp ở cái làng quê nghèo kiết này, nhà nào cũng có. Cái nón mê thủng chóp gắn liền với tuổi thơ tôi lam lũ đi tát nước, đi trâu bò …, lúc nào cũng đội trên đầu thòi cả tóc ra. Có vứt đi từ đời tám hoánh cũng chẳng sao, vậy mà thói nhà bần hàn tham công tiếc của còn tận dụng được chẳng bao giờ bỏ đi”[53;388]. Nhân vật rơi vào bi kịch giữa quá khứ và hiện tại, đối lập nhau hoàn toàn. Tình huống truyện được triển khai theo cuộc sống thị thành. Giàu sang đạt đến rồi thì người vợ lại sống theo kiểu trí thức giả, mà thực chất cô vợ chỉ tốt nghiệp lớp mười hai chuyên ngành đi cấy. Cô mua về ba xe xích lô sách, xếp lộn xộn, cứ to bằng nhau, dày bằng nhau, cao bằng nhau là xếp thành một ngăn không phân biệt thể loại. Như vậy, tình huống truyện có ý nghĩa thử thách nhân vật đặt nhân

vật trong sự đấu tranh giữa quá khứ và hiện tại, từ đó làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

Đan Tâm bắt đầu truyện ngắn Cải ngồng ở dấu chấm hết một đời người, một số phận éo le là cái chết của Hạ. Một cú trượt chân ngã xuống khe núi. Thế là thêm một người ra đi. Mọi người quyết định không đưa Hạ về Hà Tây quê chị. Mà có đưa về thì chị cũng chẳng còn ai thân thích nữa. Thế là, chị nằm lại đây. Với biên cương. Vĩnh viễn. Truyện ngắn quay về quá khứ khi Thủy nhớ lại ngày hai chị em đang ở cùng lán, dạy cùng trường. Ở vùng cao này tất cả mọi thứ đều thiếu thốn và đắt đỏ. Truyện có nhiều tình huống gay cấn, khắc họa nhiều biến động nhiều cuộc đời trong một không gian khá dài. Tác giả đã đưa người đọc lên với vùng cao xa xôi của Tổ Quốc nơi đó vẫn còn những quan niệm lạc hậu, những hủ tục nặng nề đè nén cuộc sống của nhiều người dân.

Cũng viết về đề tài nông thôn nhà văn Lê Tấn Hiển đã tạo ra nhiều trường đoạn hấp dẫn qua truyện ngắn Tấm da Trâu lốt Hổ. Truyện kể nhân tết năm con Trâu đến, tác giả kể lại cho con cháu nghe đó là cuộc đời của nhân vật A Thùng. A Thùng đuổi người em ra khỏi nhà để trồng cây thuốc phiện. Cuộc sống trở nên giàu có. Hắn đã mua đủ các loại “chiến tích xạ thủ” để dân làng phải sợ và phải kính phục. Mua đủ loại nhưng thiếu một bộ da lông Hổ. Thế là A Thùng tìm mọi cách để người họa sĩ vẽ lốt Hổ trên tấm da Trâu. Cuối cùng A Thùng cũng bị bắt ngồi tù. Cuộc đời của A Thùng “lên voi xuống chó” đã làm nhiều việc thất đức nên giờ phải chấp nhận hậu quả mà chính anh đã gây ra. Câu chuyện tác giả kể lại cũng đồng nghĩa với lịch sử của làng nên hấp dẫn và cuốn hút độc giả.

Tình huống truyện ngắn Con mèo và cục mỡ của Trần Minh Hồng không xuất hiện ngay đầu truyện mà khoảng một phần ba câu chuyện. Phần đầu câu chuyện phác họa về gia đình của vợ chồng giám đốc công ty Phúc

Hà. Anh là tổng giám đốc chị là trưởng phòng tài vụ, đi làm có xe đưa đón. Ở nhà có mấy nàng hầu, bà quản gia, ông già giác cổng và mấy chú nhỏ nuôi chim cảnh. Ngoài ra còn có bốn con Chó Ngao, năm con Chó Nhật, chỉ thoảng hơi người lạ bay vào vườn chúng nó đã dàn hàng ngang gầm gừ sủa ông ổng, quau quau. Cuộc đời tưởng cứ thế là êm xuôi, nhưng nhà văn đã tạo ra một sự việc trái với lẽ thường. Đó là buổi chiêu đãi của anh chị với ông bạn ngoại kiều tại khách sạn Thủ Đô. Không đầy một tiếng đồng hồ ông khách đã hoàn toàn thành công công đoạn một đưa bà vợ của ông tổng giám đốc vào mê hồn trận. Tình huống truyện đã làm hiện lên những mối quan hệ phức tạp, đặt ra nhiều câu hỏi về lối ứng xử, lối sống trơ trẽn tha hóa của nhiều người trong xã hội hiện đại.

Truyện ngắn Tìm hồn của Trần Mỹ Hiền kể về số phận éo le của cô Ri từ khi gia đình bắt phải phá cái thai trong bụng mình. Ngày xưa gia đình cô Ri giàu có nhất vùng, cô đem lòng yêu anh Bền làm ruộng thuê ăn cơm trừ công ở nhà cô. Cô Ri có thai anh Bền bị đánh nằm thoi thóp trên vũng máu. Thấy cảnh tượng trên nên cô Ri bắt đầu điên từ đó. Khi bị điên, răng rụng hết cô vẫn bị Tư Hò hiếp trên bờ đê. Tình huống li kỳ, gay cấn nhưng mang tính tượng trưng của câu chuyện được nhà văn lựa chọn và chuyển tải được nhiều vấn đề của cuộc sống nhố nhăng, tha hóa là một kết quả tất yếu mà con người phải gánh chịu. Họ đang đánh mất dần đi những giá trị tốt đẹp của truyền thống, chạy theo một lối sống mới. Còn cuộc đời của cô Ri sẽ như thế nào khi cô bỏ nhà ra đi, liệu có phải cô là người khùng hay không? Cuộc đời dẫu còn nhiều cái xấu, cái ác nhưng vẫn đáng sống, đáng thương như cảm nhận của cô Ri.

Những tình huống gay cấn éo le thường đặt nhân vật vào những sự lựa chọn, những xung khắc nghiệt ngã. Qua sự lựa chọn đó, phẩm chất nhân cách

của nhân vật sẽ được bộc lộ. Tình huống gay cấn éo le có tác dụng như một đòn bẫy làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Trong truyện ngắn 2008 - 2009, ta thường gặp một kiểu tình huống khác. Nó không được tạo nên từ những mâu thuẫn xung khắc gay cấn mà thường chỉ dựng lại một vài mẩu chuyện đơn giản, một phiến đoạn tâm lý của nhân vật. Thông qua những mẩu chuyện tưởng như rời rạc, tủn mủn “những cảnh đời bất ngờ mà đến, những bất ngờ mà gặp, những chuyện bất ngờ mà nghe, những việc bất ngờ mà tham dự”. Các tác giả truyện ngắn đã cố gắng khái quát lên những vấn đề nhân sinh của con người.

Truyện ngắn Ngày anh im lặng của Cấn Vân Khánh, tình huống truyện không có gì đặc biệt. Đó chỉ là những chuyện nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày hiện về trong những dòng suy nghĩ miên man của nhân vật em. Hình ảnh anh hiện về trong căn phòng ngủ, trong những hôm chủ nhật cả hai cùng đi chơi. Tuần này có người bạn thân hẹn đi siêu thị. Em gọi điện cho anh nhưng anh tắt máy, anh chát với người khác nhưng không trả lời em, đồng nghiệp em mời em đi ăn trưa, chuyện với đứa bé hàng xóm, chuyện đi siêu thị mua hàng… Tất cả những mẩu chuyện đó tưởng như rời rạc nhưng chúng được kết nối với nhau bằng một sợi dây đó là dòng suy tưởng của nhân vật em về con người trong xã hội hiện đại. Những mẩu chuyện đó ta dễ bắt gặp trong cuộc sống thường ngày nhưng cũng vì thế mà ta dễ giật mình vì thấy bóng dáng của mình ở trong đó. Đó là những ý nghĩ, những suy tư của người con gái tuổi mới lớn khi bước chân vào tình yêu. Đó là khi nhón chân vào tình yêu họ tự ru ngủ mình bằng chính những bi kịch của sự nhẹ dạ, đức hy sinh đã được tô vẽ và phóng đại lên nhiều lần. Việc tạo ra tình huống truyện khiến cho câu chuyện vừa hư vừa thực, phù hợp với tất cả những người con gái đang yêu. Tình yêu không phải bao giờ cũng đầy hương thơm và mật ngọt mà có cả những đau đớn, mất mát thậm chí là bất hạnh, là bi kịch của con người. Tình

huống truyện vẻ ngoài đơn giản này gợi cho ta nhiều suy nghĩ về cuộc sống. Trong xã hội hiện đại xô bồ tấp nập này khi mà mọi thứ đều được số hóa, mã hóa, tự động hóa, con người dường như đang dần dần biến thành những cỗ máy vô hồn, nhạt nhẽo, dửng dưng. Mối quan hệ giữa người với người, nhu cầu giao tiếp tình cảm, mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên đang dần dần trở nên xa lạ vô cảm. Cơn lốc xoáy của nền kinh tế thị trường đặt con người vào tâm trạng cô đơn bé nhỏ. Có khi con người hành động theo quán tính mà không nhận ra ý nghĩa của cuộc đời.

Nhân vật Tôi trong truyện ngắn Ngộ nhận vẫn là thiên đường của Nguyễn Thị Diệp Mai có lẽ cũng sẽ là người hạnh phúc nếu như cuộc đời cô không gặp nỗi thất vọng trong tình yêu một cách tức thời và nghiệt ngã đến như vậy. Tác giả tạo tình huống khá đơn giản khiến một người con gái vừa mới hạnh phúc trong lần hò hẹn đầu tiên và cũng bất hạnh ngay trong đêm đó. Sau này, suốt cuộc đời người con gái tài hoa ấy không thể nào quên nỗi đau của mình, mang nặng mặc cảm của người bị lừa dối. Nhân vật tôi để công việc hàng ngày cuốn trôi vết thương trong tim không bao giờ lành. Đến khi đã quá thời con gái vết thương trong tim ấy vẫn còn rỉ máu mỗi khi đựng đến. Còn cảm xúc trong cô vẫn mong muốn có anh bên cạnh: “Tôi sẽ ngủ ngon để thấy thiên đường của mình vẫn còn”[54;189].

Nhân vật Kiên trong truyện ngắn Hoài niệm nồng của Phạm Trung Khâu lại hồi tưởng về quãng đời trước đây của mình. Đó là một tuổi thơ buồn vui lẫn lộn nhưng qua đó thấy được nỗi khổ của những người nông dân lúc bấy giờ. Suốt ngày họ “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ ăn. Bố mẹ cho Kiên lên huyện để học chữ sau này đỡ khổ: “Tạm biệt đồng không mông quạnh, tôi qua chợ huyện để kiếm chút đỉnh, mớ kiến thức được ép khô trong những tờ giấy trắng ở bậc trung học”[55;173]. Tuổi thơ của Kiên bắt đầu xa dần với đồng ruộng từ đó. Lên huyện đi học một buổi, còn một

buổi chẳng có việc gì làm thế là Kiên lang thang khắp chợ huyện. Dừng lại ở bên ông cụ cho thuê lắc bầu cua để xem. Tuổi thơ của Kiên gắn với những kỷ niệm đó. Tác giả đã tạo một tình huống truyện khá đơn giản để nhân vật nhớ lại những kỷ niệm thân yêu của mình. Qua đó cũng muốn cho người đọc suy ngẫm về cuộc đời. Trải qua bao đổi thay, con người sẽ không bao giờ quên được những ký ức xưa của mình. Nhưng điều quan trọng là họ biết nâng niu những ký ức đẹp đẽ đó để sống có ý nghĩa hơn. Một truyện ngắn của Nguyên Hương (Xóm vắng) cũng tạo nên tình huống như vậy khi kể về cuộc đời nhân vật Nó từ khi cha mẹ mất. Tác giả lồng ghép cuộc đời của Nó với gia đình chú thím suốt đời “cắm cúi làm lụng, cắm cúi lo toan”. Đó cũng là cuộc sống nghèo hèn của những người nông dân chân lấm tay bùn mà tác giả muốn nhắc đến.

Như vậy, nếu tình huống gay cấn éo le thường đặt nhân vật vào những thử thách để tự bộc lộ tính cách từ đó làm nổi bật chủ đề thì tình huống đơn giản thường chuyển tải những suy tư, suy ngẫm của tác giả về các vấn đề nhân sinh.

Một phần của tài liệu Những đổi mới của truyện ngắn việt nam 2008 2009 (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w