Tình huống bi kịch và tình huống hài kịch

Một phần của tài liệu Những đổi mới của truyện ngắn việt nam 2008 2009 (Trang 83 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Tình huống bi kịch và tình huống hài kịch

Cuộc sống hiện nay êm đềm nhưng ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, nhiều sự bất công nhất là thời buổi kinh tế thị trường. Con người mãi chạy theo hư danh, những nhu cầu thực dụng đã lãng quên đi những giá trị nhân văn tốt đẹp. Xã hội càng hiện đại con người càng lâm vào nhiều bi kịch bởi ngày càng có nhiều sự bất hòa sâu sắc giữa hiện thực trần trụi và những khát vọng lớn lao của con người. Truyện ngắn 2008 - 2009 nắm bắt rất nhanh nhạy những vấn đề của cuộc sống, nhiều trang viết của nhiều nhà văn đã dành sự quan tâm đến những bất hạnh của con người và rất nhiều trong số đó được tạo nên bởi tình huống bi kịch và tình huống hài kịch.

Phản ánh sự bất công của cơ chế thị trường, lối sống tham ô lãng phí của một số cán bộ nhà nước. Phạm Duy Nghĩa đã trực tiếp xây dựng tình huống bi kịch của nhân vật Thắm trong truyện ngắn Trên đồi lập lòe ánh lửa.

Nghe nói Thắm từng đoạt giải nhất sinh viên thanh lịch ở trường đại học, nhưng nhà nghèo không xin nỗi việc. Một giám đốc sở ngã giá bằng việc đòi ngủ với nàng, bị nàng nhổ vào mặt. Cuộc đời Thắm từ đó xảy ra bao biến cố thăng trầm do đồng tiền ngự trị để rồi cuối cùng cô lên chùa ẩn dật. Cô chết ngay trước cửa đền và điều kỳ lạ là xác người cứ nhẹ như sương. Bi kịch của Thắm là tiếng thét đầy căm phẫn những bất công của nhiều con người trước cuộc đời, một cuộc đời mà đồng tiền đã thống trị. Qua đây tác giả còn tố cáo những con người có học thức có chức quyền như giám đốc sở, lão Sướng, Bân, Tấn đã dùng tiền bạc của nhà nước để phục vụ cho mục đích “ăn chơi xa đọa” của cá nhân.

Tác giả Văn Xương đã tạo ra một tình huống thắt nút bắt con người phải vén màn bí mật lên là lúc Tùng đi tìm Hương sau ba lăm năm chiến tranh. Theo địa chỉ liên lạc, Tùng thẫn thờ đi dọc bờ sông theo tuyến kè đang xây dựng chạy uốn éo cùng dòng sông về phía hạ nguồn. Anh tìm đến đây vì họ đã gửi giấy báo tử của anh cho gia đình. Tình huống bi kịch đã được tác giả xây dựng thật đau xót. Người ta thấy tên anh trên chiếc bi đông nên cho rằng anh đã hy sinh. Nhưng người hy sinh lại chính là Hương. Hương đã dùng chiếc bi đông để đánh lạc hướng bọn địch và cứu sống anh trong đêm hôm đó. Đây là sự mất mát lớn nhất trong cuộc đời anh. Qua truyện ngắn Lung linh sóng nước ta thấy tội ác chiến tranh hiện lên không chỉ là những thương tích hay lành lặn trên thân thể mà còn có những nỗi đau về mặt tinh thần. Một nỗi đau dai dẳng, âm thầm nhưng vô cùng khốc liệt, nó gặm nhấm tâm hồn con người không cho họ phút bình yên.

Tình huống trong truyện ngắn Khi giấc mơ về của Ngô Tiến Mạnh đặt ra cho nhân vật Thức những suy tư thật oái oăm. Thức không muốn vào bờ chút nào. Bởi bao năm tháng qua, mỗi bước chân trên bờ của mình Thức chỉ mãi miết đi tìm tiếng đàn ấy. Mỗi mét đường chỉ vòng vọng nã vào óc Thức những tiếng hú, tiếng cười trầm mặc bên tiếng đàn tranh. Nhưng nó không phải là lý do để Thức nói ra được. Mà nếu nói thì biết nói thế nào. Vô lý và nhảm nhí hết sức. Thế là mỗi khi được vào bờ là Thức lại đi đi lại lại lại. Những tưởng rằng chịu bao thiệt thòi, mất mát, hy sinh trong chiến tranh, đất nước hòa bình sẽ đem lại cho họ cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc bù đắp lại tất cả cho họ. Thế nhưng cuộc sống bề bộn thời hậu chiến, những lo toan đời thường đã không đem lại cho họ những gì họ nghĩ. Sự thất vọng, chán chường với cuộc sống hiện đại đã nảy sinh trong những con người ấy, những suy nghĩ phiến diện, cực đoan và cá nhân. Đi sâu vào dòng ý thức, tâm lý của nhân vật, các nhà văn đã len lỏi vào ngõ ngách tâm hồn con người để khám phá ra đầy đủ sự phong phú đa dạng của con người, con người trở nên đời hơn, thực hơn. Trong con người ta đôi khi có những suy nghĩ hơi phiến diện, lệch lạc về cuộc sống, về cuộc chiến tranh đã qua. Phải chăng chiến tranh đã quá ám ảnh khiến họ khiếp sợ, hãi hùng mãi.

Nhà văn MC Ammond Nguyễn Thị Tú với truyện ngắn Thiếu phụ chưa chồng đã xây dựng bằng một tình huống bi kịch của cuộc đời Hằng. Truyện được bắt đầu khi Hằng đã làm việc tại Canađa. Bi kịch xảy ra khi công việc, tình yêu của cô đã đạt đến độ viên mãn. Cô đã nói dối trong lần phỏng vấn, bịa đặt ra hoàn cảnh gia đình có người tàn tật để được sang Canađa làm việc: “Thấy bà Anagha kể chuyện say sưa nên em cũng phải tỏ ra thích thú vậy thôi. Cô cười. Thần thoại Việt Nam em còn chẳng màng nói chi những chuyện hoang đường của Ấn Độ”[53;165]. Cuộc đời Hằng thật đặc biệt nhưng không phải là hiếm trong xã hội hiện đại. Với thời buổi kinh tế thị

trường này tìm được một chỗ đứng cho công việc của mình không phải là điều đơn giản. Nhưng cô gái này đã quá thực dụng, coi rẻ tình người, tình đời bất chấp hậu quả. Cô sẵn sàng giẫm đạp lên tất cả để thỏa mãn những ham muốn cá nhân.

Viết về người nông dân truyện ngắn Nọc rắn của Lê Minh Nhựt đã xây dựng được nhân vật bi kịch là Nó. Nó là đứa con bằng da bằng thịt nhưng lại chui từ bụi chuối ra, người nhận nuôi nó là thằng cắm câu cá lóc cha. Cha nó chết đột ngột, để lại một mình nó lăn lộn với cuộc đời. Nguyên nhân cha nó chết không ai rõ nhưng nó chỉ biết rằng miệng lưỡi con người cũng là một thứ nọc độc không kém nọc rắn là mấy. Hằng ngày nó vẫn cắm cần câu cá lóc nhưng càng ngày càng không có cá. Rồi một ngày có một người đàn bà đến nhận nó là đứa con rơi vãi nó đuổi đi không nhận. Bi kịch của Nó cũng là bi kịch của một con người không rõ nguồn gốc của mình. Đó cũng là lời cảnh tỉnh với những bà mẹ đã đứt ruột đẻ ra những đứa con rồi lại ruồng bỏ nó để nó phải sống một cuộc đời không cha không mẹ. Truyện ngắn Con dâu tôi của Ma Văn Kháng viết về cuộc đời người phụ nữ nông thôn cũng gây sự xót xa phản kháng cho người đọc. Nhà văn đã tạo điểm nhấn cho câu chuyện của mình bằng một tình huống oái oăm: Con dâu có mang nhưng lại là với người khác không phải với con trai của mình. Truyện không gay cấn không phức tạp nhưng sự trớ trêu này đã gây ra những mất mát mà người con trai bà phải chịu đựng âm thầm. Với đôi mắt nhân ái tác giả đã nhìn thấy vẻ đẹp tiềm ẩn, sự hy sinh nhẫn nhịn ở người mẹ chồng. Cũng viết về người nông dân truyện ngắn

Kịch độc của Lương Văn Chi đã chớp lấy khoảnh khắc chất chứa nhiều xung đột nhất trong tâm hồn của Thuần. Khoảnh khắc đó đã làm tan đi tình cảm gia đình khi người chú bắt cô phải đền bù số tiền hai mươi triệu đồng. Đây là một tình huống đầy bi kịch bởi Thuần không hề đợi nó và chính thời khắc đó đã đẩy Thuần phải làm những điều trái với lương tâm của cô đến vậy.

Bi kịch của người trí thức trong thời hoạch toán kinh tế thị trường được phản chiếu rất rõ nét qua truyện ngắn Thầy dạy toán của Ma Văn Kháng. Với đồng lương ít ỏi không đủ nuôi sống bản thân mình lại không có khả năng kinh doanh nên thầy Đôi bị xem là người ngoài cuộc trong gia đình. Tạo nên tình huống có phần khác lạ đó nhà văn đã nói lên được sự phức tạp của cuộc sống khi giá trị con người không được đánh giá đúng, không đặt đúng chỗ thì không chóng thì chầy họ sẽ bị tha hóa. Họ sẽ tự đánh mất mình và xã hội sẽ hỗn loạn trong cuộc mưu sinh của con người. Người tình phố huyện của Đức Hậu chọn thời điểm cô gái quyết định nhận lời làm vợ hờ cho tên cai Hùng dư giã về tiền bạc để đi lấy nợ ông chủ tịch huyện. Tình huống này đã đưa cuộc đời cô sang một lối rẽ khác, một cuộc đời ê chề nhục nhã mặc dù ăn mặc rất sung sướng. Truyện ngắn phơi bày thực trạng trần trụi của con người khiến người ta không khỏi bàng hoàng chua xót. Sống không cần tình yêu chỉ bằng những hợp đồng cam kết, con người đang tự biến mình thành những cỗ máy kiếm tiền không biết mệt mỏi.

Tình huống bi kịch là loại tình huống được các nhà văn sử dụng, đặc biệt là trong những truyện ngắn mang cảm hứng phê phán. Loại tình huống này đã đánh thức những niềm căm phẫn dường như đang ngủ yên trong mọi người. Khơi dậy trong tâm hồn họ những niềm thương cảm sâu xa về lẽ sống, tình đời, từ đó giúp mọi người sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Bên cạnh đó tiếng cười còn là liều thuốc an thần giúp mọi người xua tan những mệt mỏi nhất là trong cuộc sống gấp gáp, nhộn nhịp hiện nay. Bằng nhiều cách tiếp cận nhiều nhà văn bắt đầu truyện ngắn của mình bằng những tình huống có tính chất hài hước, gây cười. Qua đó chế nhạo, đả kích, phản kháng những cái tiêu cực xấu xa và lỗi thời đang tồn tại trong xã hội hiện đại.

Truyện ngắn Gã lộn ngược của Tạ Duy Anh đã tạo ra bằng nhiều tình huống hài hước của bệnh nhân H. Nó đi hết phòng khám này đến phòng khám khác các bác sỹ đều kết luận nó là không tìm ra bệnh. Tiếp tục theo dõi, chú ý những biến đổi về tâm lý: “Hắn cứ thấy mọi thứ trước mắt lộn xộn, không hình thù cụ thể, những ký hiệu đều trái chiều và do đó hắn đi lại, cử động, thậm chí đứng ngồi đều vô cùng khó khăn cứ như đang phải gồng mình trên một sợi dây bắc ngang qua một thung lũng đầy rắn rết, thú dữ đang đói khát ở bên dưới”[53;112]. Cứ thế hắn đi hết phòng khám này đến phòng khám khác, cô bác sỹ đã tìm ra nguyên nhân là hắn làm mọi thao tác đều ngược lại. Chỉ khi hắn làm ngược mặt hắn mới trở về trạng thái của một kẻ bình thường. Bằng tình huống hài hước tác giả đã phê phán sự tha hóa trong lối sống đã làm cho con người không tự làm chủ được chính mình. Tế bào của xã hội đang bị thái hóa theo lối sống thực dụng trong xã hội hiện đại.

Nguyễn Thế Hùng trong truyện ngắn Người đi bỏ mặc câu thề khiến người đọc vừa buồn cười vừa tức giận vì sự trơ trẽn lộng quyền của ông phó giám đốc nhà máy Z khi họ kiện tụng nhau. Những người hiền lành, giàu kinh nghiệm, lại được mọi người công nhân trong xưởng quý trọng đã bị cắt chức vì bị cho là vi phạm vấn đề đạo đức. Bằng tình huống hài hước nhà văn đã tố cáo sự quan liêu, nạn cậy quyền trong cơ chế hiện nay của bộ máy nhà nước. Còn những người như ông phó giám đốc thì vẫn còn những người bị oan ức như ông giám đốc. Nhưng tác phẩm lại không để cho nhân vật rơi vào bi kịch mà đặt ra cho những người lương thiện như ông Lộc tình thương yêu đùm bọc của bà con, của công nhân ở nhà máy. Mọi người vẫn tin ông, quý trọng ông. Đến lúc “nhắm mắt xuôi tay” ông mới đặt bàn tay của Tôi lên bàn tay của cậu thanh niên ngồi cạnh: “Tưởng ông đã tỉnh, tôi vội nhìn xuống thì đầu ông đã nghẹo sang bên, túm lông trên mũi bất động. Tôi đang

bàng hoàng thì bỗng cậu thanh niên đưa hai tay cầm chặt lấy tay Tôi rồi gục xuống trên ngực ông Lộc gào thảm thiết: Cha ơi!”. Đó cũng là phút giây ngỡ ngàng nhất của tôi trong suốt mấy chục năm qua. Đặt nhân vật vào tình thế bi hài đó nhà văn đã tố cáo tội ác chiến tranh mà nó gây ra cho con người, làm cho họ phải tự dối lòng mình, biến họ thành những con người hoàn toàn khác lạ.

Truyện ngắn Hai người trên hoang đảo của Di Li cũng được xây dựng bằng những tình huống hài kịch. Tám tháng trời bị lạc trên một hòn đảo không có một vật dụng gì nhưng hai người họ vẫn sống. Tác giả đã xây dựng những tình huống hài kịch giữa chàng và nàng khi cuộc sống của họ đang cận kề cái chết. Đáng buồn cười nhất là họ đã tự tạo ra những đồng tiền vàng để mua bán trao đổi hàng hóa cho nhau. Nhưng nàng lại không đề phòng khi ngân sách của chàng đã hết: “Sau vài lần đầu cơ như vậy thì chàng nợ như Chúa Chổm. Chàng trở nên lo lắng. Chàng không thể nợ nần mãi. Nếu mọi việc cứ theo chiều hướng như thế này, chẳng mấy chốc chàng sẽ biến thành nô lệ lao động không công cho nàng để gán nợ. chàng bắt đầu mưu đồ một âm mưu đen tối”. Mặc dù không phải là những đồng tiền vàng theo cái nghĩa của nó nhưng họ vẫn dựa vào để trao đổi, để mưu sinh.

Với tình huống hài kịch các nhà văn đã tạo dựng nên những truyện ngắn có giá trị tố cáo lối sống tha hóa của con người thời kinh tế thị trường. Bằng tiếng cười trào lộng họ đã vạch trần những thói hư tật xấu của nhiều hạng người trong xã hội, qua đó giúp mọi người nhận rõ chân tướng sự việc, con người.

Một phần của tài liệu Những đổi mới của truyện ngắn việt nam 2008 2009 (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w