7. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Giọng suy tư, triết lý
Một trong những xu hướng của truyện ngắn sau 1975 là vươn tới sự khái quát, triết luận về đời sống. Xu hướng ấy đã tạo ra một mạch văn triết
lý với những tên tuổi như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Phạm Thị Hoài… Họ triết lý về thời đại, về xã hội, về nghệ thuật, về lẽ sống chết, vinh nhục, đểu giả, về cuộc sống tâm linh…
Suy tư, triết lý là sự suy nghĩ, xem xét, phán xét của con người và cuộc đời nhờ sự trải nghiệm của cá nhân nhà văn. Trong truyện ngắn 2008 - 2009 có khi nhà văn để cho nhân vật nói lên những suy nghĩ, xét đoán bằng chính sự trải nghiệm của họ. Tùy theo cách sống và nguyên tắc ứng xử, tùy vào sự hiểu biết và vốn sống, tùy điều kiện hoàn cảnh riêng của mỗi nhân vật cất lên tiếng nói của mình. Cũng có khi đó là lời bộc bạch, chiêm nghiệm của tác giả. Các phương diện triết lý trong truyện ngắn 2008 - 2009 cũng khá phong phú nhưng thường xoay quanh những vấn đề bi kịch nghề nghiệp, về tình đời, mối quan hệ giữa con người với con người…
Giọng văn của các nhà văn trong truyện ngắn 2008 - 2009 là những suy ngẫm nhưng không sa đà vào triết lý khô khan, triết lý chay cho nên vẫn mới mẻ về vấn đề khám phá. Trong truyện ngắn Gió lạ của Phan Đức Nam nhân vật Tui - Thầy Hai là nhân vật trung tâm, là người dẫn dắt câu chuyện. Nhân vật Tui cũng chính là tác giả đã thể hiện những triết lý từ tình nghĩa vợ chồng: “Tui nảy ý đinh tìm Yến để chia sẻ phần nào. Nếu nàng đã lấy chồng khác thì Tui vẫn hết sức giúp đỡ. Dẫu sao vợ chồng một ngày cũng là nghĩa. Tui nghĩ mình xử sự như vậy là đúng, là quân tử”[53;18]. Những vấn đề đặt ra trong Gió lạ là những trải nghiệm suy tư của nhà văn về con người, về tình người và cuộc sống. Là vợ chồng nhưng thầy Hai hiểu rằng Yến dị ứmg với cái ác,cái thiện luôn có sẵn trong con người của nàng, bao nhiêu vàng cũng không mua được nàng bởi nàng không tham. Từ những sự việc đó thầy đã có những suy nghĩ so sánh: “Tui có hàng chục căn nhà lớn mà lúc ngủ chỉ cần vài mét vuông. Bữa ăn dư dả cũng chỉ ăn được vài chén. Trong khi nhiều người không có nhà phải chạy ăn từng bữa. Tui và Yến hồi trẻ đã
nhiều lúc như vậy. Con người ta coi vầy cũng dễ sống, có khi thiếu thiếu một chút mới ráng đấu tranh, khát khao sống. Ai cũng biết con người ta tới thế gian này chỉ là ở tạm, vậy mà cũng tham - lòng tham và sự cầu kỳ làm con người trở nên phức tạp, có khi làm khổ mình, và còn làm khổ người khác. Tôi là kẻ có tội đang sám hối”[53;21]. Đó cũng là lời kết thúc câu chuyện khiến cho người đọc phải suy ngẫm.
Trong truyện ngắn 2008 - 2009 các nhà văn không chỉ quan tâm đến một vấn đề, chủ đề về cuộc sống xô bồ thời hiện đại mà họ còn tập trung vào các vấn đề khác như chủ đề tình yêu, chủ đề về thân phận người phụ nữ, chủ đề về đời sống tâm linh… Do vậy trong các sáng tác của mình các nhà văn không chỉ đưa ra những triết lý về cuộc sống mà chủ đề tình yêu cũng đuợc họ quan tâm, suy ngẫm tương đối đa diện. Trong truyện ngắn Cuộc tình ngắn ngủi của Nguyễn Minh Thủy đã để cho nhân vật triết lý về tình yêu khi nhân vật đang rơi vào sự tuyệt vọng của đau khổ: “Tôi đi những bước không trọng lượng. Thẫn thờ. Người ta nói tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Sao tình của tôi dang dở mà lại chua cay thế này”[54;322]. Đây không phải là lời nói thông thường nữa mà nó đã trở thành một triết lý của tình yêu đã từ lâu lắm rồi, giúp con người ta tỉnh táo hơn mỗi khi gặp phải bế tắc trong tình yêu. Trong truyện ngắn Đường vòng của tình yêu tác giả Nguyễn Hiếu đã để cho nhân vật phụt ra một câu nói như chân lý: “Nói chung để nhận ra tình yêu đích thực cũng phải qua thử thách” [54;80]. Với giọng điệu triết lý các tác giả đã chạm đến những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh nhức nhối. Đâu là hạnh phúc? Đâu là tình yêu? Gần như không một truyện ngắn nào giải quyết triệt để được những vấn đề có ý nghĩa siêu hình ấy. Nhưng qua lời của nhân vật, chúng ta có thể thấy được những quan điểm mang tầm khái quát và rất tiến bộ của tác giả.
Trong truyện ngắn Sống gửi thác về của Nguyễn Thị Thu Huệ là những triết lý của người mẹ khi đứa con của mình đã qua đời: “Lúc sống, con chẳng ngó ngàng đến mẹ. Bao tâm sức, con dồn sức cho hai thằng đàn ông của đời con, mẹ có muốn chăm con cũng khó. Nay con lang thang đi mây về gió, hai thằng đàn ông lo thân không xong, sao biết cúng cho con bát cháo. Còn sống ngày nào thì nước mắt còn chảy xuôi ngày ấy. Mẹ sáng nào cũng mời con bát cháo thơm. Thôi thì bao năm xơi thịt, giờ húp cháo cho sạch ruột, nhẹ vía đi đây đi đó cho đỡ tù túng”[53;35]. Bà đâu biết rằng tình yêu là một điều kỳ diệu nhưng lại mong manh vô hình khó nắm bắt. Chỉ đến khi tất cả đã rời xa, lâm vào bế tắc thì bà mới chợt nhận ra và thấm thía triết lý đó. Còn người mẹ trong truyện ngắn Con dâu tôi của Ma Văn Kháng thì lại suy nghĩ: “Con dâu tôi không có tội. Tội là thằng đàn ông. Thằng đàn ông đểu giả khốn nạn. Nó dụ dỗ gái vị thành niên, nó quyến rũ phụ nữ có chồng, nó kích động bản năng đàn bà. Trời ơi là trời! Tên đàn ông, liệu nó còn gây ra những tai họa gì nữa cho người đàn bà đang bụng mang dạ chửa đã có hồi là con dâu của tôi?”[54;143]. Đây là một cách nhận định mà phải gần hết cuộc đời chiêm nghiệm người mẹ mới rút ra được. Ấy vậy mà khi nói với đứa con dâu thì nó xem như đó là những lời giáo huấn của mấy người nghèo tự an ủi mình. Đến bây giờ bà vẫn thương đứa con đã một thời là con dâu của mình.
Về nghề nghiệp, truyện ngắn 2008 - 2009 thường hay khai thác bi kịch của những người nghệ sĩ. Đó là sự mâu thuẫn giữa tài năng và cuộc sống khổ cực của chính họ. Người họa sĩ trong truyện ngắn Tấm da Trâu lốt Hổ
của Lê Tấn Hiển là một người tài giỏi: “Em vẽ tấm của anh không nhớ là tấm thứ mấy rồi, mỗi người thuê có mục đích khác nhau, nhưng em cho da Hổ chắc chủ yếu để … dọa …, mà thôi, chuyện đó em không quan tâm, miễn có tiền mang về cho vợ con là được. À mà anh tên gì, để em còn tiện
gọi…” Đó là những lời nói cuối cùng của anh họa sĩ tài hoa nhưng xấu số này. Sau khi vẽ tấm lốt Hổ đó xong anh đã bị chính người anh thuê vẽ thủ tiêu. Nhân vật Rudolph trong truyện ngắn Dịu dàng như cỏ của Trần Thùy Mai là nói về khả năng am hiểu nghệ thuật của mình như sau: “Phải tạo móng tay theo một form riêng, có chiếu dài độ hai, ba milimet thì âm thanh mới trong và vang được (…).Đánh nhanh nhanh và mạnh mẽ hơn một chút, vì đây là chèo thuyền gondola trên sông Venice chứ không phải là mấy cô gái Huế chèo thuyền trên sông Hương đâu nhé”[53;30]. Thầy Rudolph là một nhạc sĩ nổi tiếng mà giới phê bình có thể đánh giá là “quái kiệt”, nhưng không ai biết để có được những thành công như vậy thầy đã phải hy sinh tình yêu của mình. Thầy đã chấp nhận mất mát, để thể hiện qua tiếng đàn bằng sự giằng xé, bằng sự khao khát bị kìm nén của mình. Đó cũng là bi kịch của một nhạc sỹ, dù nghèo nhưng vẫn theo đuổi một khát vọng rất cao quý.
Như đã nói, triết lý trong truyện ngắn 2008 - 2009 không phải là thứ triết lý xuông. Người đọc cũng không nhận thấy một nỗ lực nào của các nhà văn cố tỏ ra chững chạc và đầy trải nghiệm các tác giả triết lý một cách rất tự nhiên, chủ yếu là đặt trong chuỗi suy tư, lo nghĩ, cảm xúc của nhân vật, để nó tạo nên điểm lắng đọng, thấm thía. Bên cạnh triết lý đó thường hiện ra ở dưới dạng những câu hỏi lửng lơ, bâng khuâng, đầy cảm xúc ở trong tác phẩm, tạo nên dư ba khó quên cho độc giả, cũng làm cho giọng điệu của văn học thêm ngọt ngào hơn, đằm thắm hơn. Trong truyện ngắn Lung linh sóng nước của Văn Xương đã viết: “Đất nước thống nhất đã ba mươi lăm năm rồi, khoảng thời gian ấy có biết bao đổi thay trong cuộc đời và của mỗi con nguời, vậy mà anh và em vẫn cứ phải đi tìm nhau trong cách xa biền biệt” [53;223]. Trong truyện ngắn Phấn của Nguyễn Hiệp cũng viết: “Hình như khi cha mẹ đặt cho ta cái tên thì đã vận vào ta một cái nghiệp nào đó rồi.
Phấn nghiệm thấy trường hợp của mình thì đúng quá”[54;88]. Đó là lời của một người đàn bà xấu số nhưng rất yêu đời, yêu nghề, cô tin sẽ có những người đàn ông đang chờ đợi cô ở phía trước. Những triết lý như thế khiến cho nhân vật trong truyện ngắn 2008 - 2009 hiện ra là những con người sâu sắc hơn, tình cảm hơn, những dằn vặt giằng xé hơn. Như triết lý của bà mẹ chồng trong Con dâu tôi của Ma Văn Kháng: “Nó cũng là cái số. Số giàu trồng lau thành mía, số nghèo trồng mía thành lau, con ạ…”[54;137]. Câu nói thể hiện số phận của con người và phải chấp nhận cái số phận mà ông trời đã tạo ra đó. Dù triết lý được đặt trong lời thoại hay trong suy nghĩ của nhân vật, thì người đọc vẫn thấy bóng dáng của các nhà văn với cái nhìn cảm thông và giàu lòng trắc ẩn: “Thôi chịu khó rau cháo mà nuôi nhau. Ông trời chẳng bạc với người lành đâu”[54;44]. Hay “vì tiền mà chà đạp cả tình cả nghĩa, thậm chí đến vô nhân như thế này”[55;21].
Giọng triết lý của truyện ngắn 2008 - 2009 bao giờ cũng thể hiện những quan niệm của các nhà văn về cuộc đời cũng có những ngộ nhận rồi vỡ lẽ. Cũng có những chua chát, ngậm ngùi: “Là phụ nữ, nếu buộc phải đánh trả sự vô nhân thì nên dùng biện pháp vô loài!”[55;21]. Nhưng trong các trang văn của họ bao giờ ta cũng cảm nhận được những niềm hy vọng kín đáo. Vì vậy những nhân vật của các nhà văn này nhiều lúc chạy trốn yêu thương, chối bỏ yêu thương nhưng thực chất lại rất thèm khát yêu thương con người. Như triết lý xót xa của nhân vật trong truyện ngắn Bến đàn bà của Nguyễn Mạnh Hùng: “Con gái như u em ý, vất vả lắm! Lúc nào cũng thấy mang nặng đẻ đau, chăm bẵm con cái, làm lụng cáng đáng tất công việc nhà chồng. Đẻ con trai, như bố em sướng hơn (…). Cá vào ao nhà ai người ấy được!”[55;121]. Từ góc nhìn của người phụ nữ tác giả để cho nhân vật của mình khái quát về cuộc đời của họ trong những hoàn cảnh khác nhau. Tác giả viết rất chân thành như chính tác giả đã từng trải qua, quan sát và thể
nghiệm. Từ sự đồng cảm với thân phận của người phụ nữ, họ triết lý về nỗi cô đơn, bất hạnh của nhân vật như chiêm nghiệm chính mình sau những mất mát đắng cay.
Viết về cõi tâm linh của truyện ngắn 2008 - 2009 người đọc thường bắt gặp quan niệm “sống gửi thác về”, “người đi bỏ mặc câu thề” của Đạo Phật. Bằng những chiêm nghiệm về cuộc đời mình. Nhân vật Hắn trong truyện ngắn Cửa đền của Trần Hà Anh cho rằng: “Đời sống càng khấm khá, người ta lại càng đua nhau lên đền cầu may cầu lộc. Vàng hương nghi ngút. Nhất là mồng một và ngày rằm”[54;6]. Dường như đã trở thành lẽ tự nhiên trong đời sống tâm linh của chính tác giả, họ luôn hướng về chốn linh thiêng với một tình cảm thành kính. Điều đó mang tới sự thanh thản trong cõi lòng của con người vốn đầy những biến động ở thời buổi kinh tế thị trường. Còn trong truyện ngắn Tìm hồn của Trần Mỹ Hiền thì lại tin rằng: “Kiếp trước vụng tu nên kiếp này mới phải sanh làm thân con gái. Mà đã vụng tu lại làm thêm nhiều điều tội phước thì kiếp này phải sanh làm thân con gái có nhan sắc, vì theo nội nhan sắc luôn gắn liền với tai họa”[55;61]. Trong đời sống tâm linh, niềm tin tôn giáo có vai trò tích cực đối với con người. Nó làm cho người ta nhân ái, bao dung, độ lượng hơn trước mọi biến thiên của sự sống. Nó giúp con người nhẹ nhõm hơn trước những mất mát, khổ đau thậm chí là cả cái chết: “Không biết kiếp trước con Ri làm phải chuyện gì tày trời mà kiếp này mang cái họa lớn quá. Cái họa đánh đổi cả cuộc đời”[55;62]. Các tác giả đã đi sâu vào khai thác triệt để và có hiệu quả những mâu thuẫn, giằng xé nội tâm, những uẩn khúc tạo nên bi kịch ngầm đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật. Nhờ đó, nó gợi lên những ám ảnh, suy ngẫm trong lòng người đọc bởi sự khắc khoải của tâm linh. Nhân vật O trong truyện ngắn Mỵ lực của Nguyễn Hiệp thì cho rằng: “Thiền giúp uốn nắn đặc tính dân tộc và văn hóa. Đêm mà mây cứ mồn một như giữa ban ngày. Tui gọi nó là mây
Niết bàn, anh thấy được hông? - Hắn nói - ô ậm ừ. Không phải là không có gì trong đầu những O mang máng ngờ cái lõi của chuyện mời mọc này chưa được nói ra. Khi hắn gọi thứ mây hồng ở đây là mây Niết bàn thì O định cãi lại: Niết bàn là cõi không còn tham sân si sao lại ví kỳ cục như vậy được…”[55;83].
Quả thực, bằng sự đồng cảm với số phận và khao khát hiện sinh của nhân vật, các tác giả đã gợi trong lòng người đọc những trăn trở và suy ngẫm. Suy cho cùng triết lý rút ra rừ truyện ngắn 2008 - 2009 cũng là: Làm thế nào để có được tình yêu và hạnh phúc thật sự trên cõi đời. Điều đáng chú ý là: Dẫu cay đắng, đau khổ thì giọng triết lý ấy cũng không cay độc, gai góc mà nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Những lời triết lý ấy bật ra tự nhiên từ trái tim nhạy cảm và sự trải nghiệm cuộc sống vốn đa chiều và phức tạp. Dường như mỗi truyện ngắn đều vươn tới sự khái quát đời sống. Bởi vậy, sử dụng giọng điệu triết lý là cần thiết để có được sự cô đọng, súc tích của tác phẩm trong hình thức thể loại tự sự này. Cùng với giọng chua chát, táo tợn, từng trải, giọng triết lý suy ngẫm đã làm nên đặc sắc riêng về giọng điệu cho truyện ngắn 2008 - 2009.
KẾT LUẬN
1. Truyện ngắn hôm nay có sức thuyết phục người đọc bởi ưu thế riêng của nó: Vừa ngắn gọn, cô đọng, vừa nhạy bén với mọi vấn đề của thời đại và có khả năng chứa đựng một dung lượng lớn. Làm nên diện mạo của truyện ngắn hiện đại là sự nỗ lực không ngừng của mọi thế hệ nhà văn và có sự đóng góp không nhỏ của các nhà văn trẻ. Truyện ngắn 2008 - 2009 cũng đã phát huy được ưu thế vốn có của thể loại và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội. Nó cũng hết sức năng động, dũng cảm trong việc phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trên nhiều bình diện để mang lại cho người đọc nhận thức về những gì đang diễn ra và những gì sẽ xảy ra sắp tới.
2. Bằng những cảm quan nhạy bén, trực giác sắc nhọn, những nhà văn như: Trần Thùy Mai, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Ngô Phan Lưu, MC