7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2.2. tài thân phận người phụ nữ
Gắn liền với cuộc sống xô bồ thời hiện đại, những quy luật của cuộc sống dù sớm hay muộn cũng chi phối đến văn học. Hơn ai hết, các nhà văn giai đoạn này rất hiểu thiên chức của người cầm bút và họ đã lách ngòi bút của mình đi sâu khám phá về con người, đề cập đến cuộc sống, hạnh phúc, tình yêu. Đặc biệt là đề cập đến hạnh phúc tình yêu người phụ nữ trước cuộc sống đời thường ở những trạng thái diễn biến tâm trạng, bất hạnh, đau khổ, lầm lạc, hối hận… Một câu chuyện là một cảnh đời, một số phận mà các nhà văn tái hiện bằng cảm xúc chân thành và bằng tình yêu thương đằm thắm. Viết về thân phận người phụ nữ các nhà văn đã thể hiện bằng tất cả sự chân thành của tấm lòng sẵn sàng sẻ chia. Do vậy ở truyện ngắn 2008 - 2009 đều thấy rõ nhất là các tác giả luôn dành sự ưu ái cho người phụ nữ và luôn đặt họ trong “bài toán” của tình yêu và hạnh phúc. Những người phụ nữ trong
truyện ngắn này dù là kiểu người nào đi chăng nữa thì họ vẫn hiện lên là những con người khát khao yêu đương đến cháy bỏng và mong được thỏa mãn nhu cầu hạnh phúc cá nhân của mình.
Trong những tuyển tập truyện ngắn này, các nhà văn đã đưa lên trang viết của mình rất nhiều mối tình mà ở đó hạnh phúc có, khổ đau có, tuyệt vọng cũng có. Bởi con người luôn theo đuổi hạnh phúc của tình yêu như một khát vọng điên cuồng, luôn tha thiết được dâng hiến và nâng niu tình yêu khi nó đến với mình và có lẽ chưa bao giờ, nhất là những phụ nữ lại thôi khao khát hạnh phúc, tình yêu như truyện ngắn 2008 - 2009. Cuộc sống này chỉ thật sự có ý nghĩa khi sống là để yêu thương và dâng hiến. Các tác giả đã nói lên những khát vọng yêu thương cháy bỏng và chính đáng trong tâm hồn của con người mà đặc biệt là người phụ nữ.
Trong Tiếng ru của Phong Điệp đã thể hiện một tình cảm đặc biệt với con dở người (Hoàng Thị Thu Hoài). “Người ta gọi nó là con dở người. Bị ngã: cười. Bị đánh: cười. Bị trêu ghẹo: càng cười dữ hơn (…). Lũ bạn đều kinh nó. Cả tuần không tắm. Hình như cả tháng cũng không tắm. Quần áo nó một mùi lờm lợm. Hơi thở một mùi lờm lợm. Mắt nó, tự nhiên, nhìn vào cũng thấy tởm lợm. Mắt nó, tự nhiên, nhìn vào cũng thấy tởm lợm” [54;27]. Ở độ tuổi mười lăm, mười sáu nhìn nó không những gia đình mà những người hàng xóm tốt bụng đều thương thay cho nó, nó không tự chăm sóc cho mình được. Khi cái bụng nó ngày một to hơn mẹ nó quất roi vun vút. Nó nhìn theo đầu roi cười sằng sặc. Mẹ nó đánh nó để nó khai nhưng càng đánh trong lòng mẹ nó càng đau nó thì cười lăn xuống đất. Người mẹ quá đau khổ khi nhìn con mình. Họ bàn với nhau nó cũng là con người thì để nó sinh xong đem lên chùa nhưng rất may là có một gia đình hiếm muộn họ xin cháu bé về nuôi. Với người mẹ nào cũng vậy tình yêu thương con là vô bờ bến. Khi người ta đến xin đứa bé như đã thỏa thuận bà cũng muốn khi nó
ngủ hãy bế đi cho đỡ quyến luyến. Còn nó nằm trong nhà bật cười nhưng mắt vẫn lơ láo nhìn ra nhà ngoài nghe câu chuyện của hai người, nó không ngủ, mắt nó vẫn mở thao láo. Nấn ná mãi không được mẹ nó bước vào thì bản năng của nó trổi dậy “Nó ngồi phắt dậy, quên cả đau do vết rạch, đẩy mẹ ra khỏi con bé (…) con bé con bị đánh động đột ngột khóc ré lên… Nó cuống cuồng ôm lấy đứa trẻ khuôn mặt dăn dùm, nửa cười, nửa mếu. Ngày qua ngày nó biết cảm nhận cái mùi thơm gây gây trên tóc đứa trẻ nó nhớ câu hát ru con từ rất xa xưa và bây giờ nó hát cho đứa trẻ ngủ. Tiếng ru đó cất lên để một đứa trẻ lớn khôn thành người. Đó cũng là tình yêu thương của nó dành cho đứa bé, nó biết được thế nào là tình mẹ con. Phải chăng đó cũng chính là khát vọng của nó.
Nếu như Thu Hoài là một con dở người những vẫn được làm mẹ, vẫn biết hát ru con thì nhân vật Phấn trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Hiệp lại là một người phụ nữ suốt đời đi tìm hạnh phúc của tình yêu. Cô lấy chồng đã chín năm nhưng đó là chín năm ngồi chờ chồng. Cơm nguội rồi hâm lại, rồi lại nguội, cái hình ảnh lồng bàn đậy mâm cơm Phấn nhìn nhiều tưởng như đã làm bạc màu chiếc lồng bàn. Có hôm đợi mãi, cô khoanh người trên bộ xa lông ngủ lịm đi rồi giật mình, nhìn thấy trời khuya lắc khuya lơ, làng xóm đã chìm trong giấc ngủ. Chồng chị là giám đốc công ty thu mua mật ong nhưng ăn chơi trác tán, sáng anh ta đi sớm, khuya về trong trạng thái say khướt. Phấn cố chiều chuộng anh ta nhưng không có một cơ hội nào. Cuộc đời chị luôn gắn liền với sự chờ đợi. Nhưng càng chờ đợi càng không hy vọng gì ở người chồng của mình. Quyết định chia tay đến trong đầu chị như một giọt nước tràn ly. Chị tin có những người đàn ông biết yêu thương đang chờ đợi mình. Nhưng dường như số phận không mỉm cười với chị, chị lại vận cho số phận của mình, rằng khi cha mẹ sinh mình ra đã đặt cho mình cái tên thì đã vận vào ta một cái nghiệp nào đó rồi. Chị
khao khát có được hạnh phúc của tình yêu nhưng với chị dường như tất cả đều là số không là một người phụ nữ đi tìm hạnh phúc mà đó còn là việc họ có khát vọng cuộc sống. Phấn cố gắng sống vui vì công việc hằng ngày của mình.
Người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại không còn bị bó buộc trong những quan niệm cổ hủ lạc hậu. Họ có nhiều cơ hội giao tiếp, lựa chọn và tự tìm lấy hướng đi cho chính bản thân mình, không còn những khắt khe bó buộc đối với người phụ nữ theo quan niệm truyền thống nữa. Do đó cơ hội lựa chọn cho các nhà văn đã bộc lộ sự thay đổi trong tư duy về người phụ nữ hiện đại. Chị Lan trong Chứng nhận của Phạm Ngọc Tiến là một điển hình. Tuy làm ở đội vệ sinh môi trường, chồng đang đi tù vì đánh bạc nhưng chị vẫn thường xuyên thu xếp công việc để đùm tình yêu của mình vào cái nải bằng cá, bằng mắm, trăm thứ bà rằn, cả bánh mỳ tẩm đường sấy, lên đường vào trại thăm chồng. Từ trong sâu thẳm của tâm hồn chị luôn khao khát đến cháy bỏng một tình yêu thương và niềm vui hạnh phúc cho riêng mình. Trong lòng chị bất chợt một lúc nào đó giữa cuộc sống xô bồ lại đờ mắt nhìn chấn song cửa sổ. Chị nghĩ đến chồng mình.
Người phụ nữ trong truyện ngắn 2008 - 2009 dường như họ là những con người có số phận cô đơn, sống nhớ mong đợi chờ và khắc khoải về mối tình xưa. Thế nhưng, cuộc sống vốn là guồng quay khiến người ta có thể quên đi mọi thứ, nhưng khi đối diện với thực tế, với những khó khăn thì quá khứ êm đẹp kia lại hiện về như nó mới chỉ là của ngày hôm qua. Nhân vật Xuân trong Gió về từ biển của Nguyễn Văn Trung, người đàn bà, người mẹ đã hơn hai năm chờ đợi chồng ngoài đảo trở về. Nhưng càng chờ đợi càng thất vọng. Hai mẹ con đành lên tàu ra đảo thăm cha. Những tưởng cuộc đời sẽ mỉm cười với chị nào ngờ ra đảo thì chồng chị chỉ để lại một lá thư nói là chưa về được. Nhưng sự thật đâu phải như vậy, anh hy sinh ngày mai là tròn
một năm nhưng đơn vị không đủ tự tin để đưa giấy báo tử cho mẹ con cô. Điều khiến chị băn khoăn lo lắng đã tới. Chị khóc thương cho số phận của mình, rồi lại khóc thương cho chính cuộc đời của đứa con gái chưa biết mặt cha mà chị hằng thương yêu nhất.
Tình yêu luôn là niềm khát khao mà người phụ nữ hằng mơ ước. Với
Người vợ trinh trắng của Nguyễn Quỳnh, nhân vật Ngân vẫn còn trinh sau ba năm lấy chồng, vì Minh chồng cô, là mối tình duy nhất, chẳng thèm “động” đến cô dù đêm nào cũng nằm bên cạnh. Mặc dù có rất nhiều người theo đuổi nhưng Ngân vẫn quyết định lấy Minh bởi cô hận anh. Ý thức rất rõ nỗi bất hạnh của mình song chị không thể tự mình thoát ra được, bởi trong lòng chị chứa đầy mâu thuẫn. Ngân yêu Minh song Minh lại rất lạnh nhạt với quan hệ vợ chồng nhưng lại chăm sóc cô từng li từng tí. Những lúc cô muốn chia tay nhưng chia tay thì cô ở với ai. Khi biết Minh bị căn bệnh AIDS thì cũng là hôm kỷ niệm hai năm ngày cưới. Anh đã bỏ nhà bỏ chị ra đi. Bi kịch mà chị phải đối mặt là chồng chị rất yêu chị nhưng không dám làm tổn thương đến chị mà luôn giữ gìn cho chị. Con người, nhất là người phụ nữ thời nào cũng thế, luôn mải miết kiếm tiền và chăm lo hạnh phúc cho mình, luôn khao khát yêu thương nhưng cuộc đời lại lắm nỗi chông chênh, nhiều bất hạnh. Có khi họ đã phát hiện ra tất cả những cung bậc của các mối tình trong tình yêu: Vị tha mà ích kỷ, mạnh mẽ mà yếu đuối, bình yên mà bất ổn, hy vọng và thất vọng, trong sáng mà trần tục, đam mê mà tỉnh táo, lãng mạn và thực tế, hạnh phúc vô biên và đau đớn đến tột cùng. Giữa những ranh giới đó các nhà văn khá rõ những biến thái của bi kịch tình yêu, hạnh phúc gia đình rất tinh vi.
Tuy nhiên, dường như trong hầu hết các truyện ngắn 2008 - 2009 là những mối tình đẹp lại kết thúc dở dang, để rồi lại là hoài niệm của một thời, là những khát khao, những điều không thể với tới. Đó là cái đích để
con người hướng tới những điều tốt đẹp, quá khứ vẫn chỉ là quá khứ, chỉ có điều nhờ có quá khứ dường như con người lớn khôn, trưởng thành hơn. Cùng với thời gian, các nhân vật trải nghiệm nỗi cô đơn sự chia ly và cách trở tình yêu mà không đến được với nhau, vì những người họ gặp trong đời không phải là cái nửa còn lại mà họ mong muốn tìm được. Khoảng cách giữa khao khát và thực tế đã làm cho họ nhìn nhận cuộc đời bằng con mắt bi quan. Nhưng suy cho đến cùng, tình yêu và hạnh phúc luôn là điều quan trọng, là mối quan tâm của người phụ nữ. Chính vì vậy mà những người phụ nữ trong sáng tác của truyện ngắn 2008 - 2009 đôi lúc còn dám “xé rào”, “bứt phá” khỏi những ảo vọng của cuộc sống gia đình để đi tìm cái gọi là hạnh phúc đích thực cho mình. Nói như thế không có nghĩa là các nhà văn nhiệt thành ủng hộ các chị em khi ai đó biết lách khỏi vòng quay chật hẹp của gia đình để chạy theo mối tình không có đích. Hơn ai hết, là phụ nữ đặc biệt hơn là phụ nữ Việt Nam, từ xưa đã phải bó gọn trong các quan niệm “Tam tòng tứ đức”, “Công dung ngôn hạnh”. Cho nên người phụ nữ ở thời nào cũng vậy (nhất là ở thời hiện đại) họ đặc biệt nhạy cảm với những gì liên quan đến nhân phẩm và sự tôn nghiêm đối với bản thân mình. Song bởi họ cũng là “con người”, là “phái yếu”, nên cái mà họ cần hơn trong cuộc sống chính là tình yêu, hạnh phúc, sự chở che của đàn ông, người chồng chứ không phải là ngàn vạn những của cải mà các anh đưa về.
Với những ước vọng và đam mê của tuổi trẻ, các nhân vật trong truyện ngắn 2008 - 2009 thường tìm mọi cách để vượt qua mọi “luân thường đạo lý” của gia đình, thậm chí là vượt qua cái số phận để giành lấy hạnh phúc riêng cho mình. Chính vì vậy mà họ đã xây dựng một loạt những nhân vật quấy phá, chống chế hòng vượt qua số phận của mình. Nhân vật Khương trong Con dâu tôi của Ma Văn Kháng là một con người điển hình bất chấp tất cả để mong có được cuộc sống giàu có. Đó là một cô gái nông thôn chăm
chỉ nết na lấy chồng cùng xóm. Với khao khát ấy, cô cho rằng trong thời đại ngày nay, muốn giàu có không thể bó tay ngồi chờ và cam chịu. Khương không thể cam tâm chấp nhận cuộc đời nhạt nhẻo của một cô thôn nữ, cô không thể chịu nỗi cái nhà, cái cửa của mình không bằng cái bếp, cái toa lét của người ta. Cô muốn xé rào để thoát khỏi tù túng đói khổ ở nhà quê. Với tham vọng cuộc sống sung sướng hạnh phúc, cô đã lên thị trấn làm rồi cặp bồ với ông giám đốc tuổi đã tứ tuần từng có tiền án tiền sự. Mẹ chồng khuyên giải can ngăn nhưng cô không chấp nhận. Cô mang thai đứa con của ông giám đốc, sự việc vỡ lỡ, hai vợ chồng cô ra tòa ly hôn. Nhưng cô đã bị lừa. Khương quay lại với gia đình nhà chồng mong mọi người chấp nhận. Tất nhiên cô cũng phải trả giá cho hành động của mình, nhưng điều đó cho thấy sự quyết liệt, khao khát đến cháy bỏng hạnh phúc tình yêu và sự sung sướng giàu có của con người.
Tình yêu và hạnh phúc ở mỗi thế hệ, ở mỗi con người có những màu sắc và đặc trưng riêng. Dù người phụ nữ có thành đạt đến đâu thì họ vẫn luôn cần có chỗ dựa vững chắc cho bản thân mình, cho tâm hồn nhạy cảm vốn yếu đuối của họ. Ngay cả khi họ có hạnh phúc trong tay thì dường như họ vẫn muốn tìm kiếm, vẫn khao khát một điều gì đó. Đây cũng chính là bi kịch đã xảy ra đối với không ít người phụ nữ.
Viết về con người với nhu cầu tình yêu và hạnh phúc cá nhân, các nhà văn đã viết bằng cả trái tim yêu thương và đồng cảm của mình. Điều đáng trân trọng là họ đã dũng cảm nói lên những khát khao, phanh phui những cuộc “xé rào”, “bứt phá” của người phụ nữ trái hẳn với quan niệm của người xưa bằng cái nhìn đầy thiện cảm, họ đã dám chấp nhận con người thường tình, không hoàn thiện và chẳng thể nào trọn vẹn. Đó chính là tinh thần nhân bản của văn học hôm nay mà các cây bút “trẻ” đang ra sức thử nghiệm.