Xây dựng nhân vật qua việc khắc họa ngoại hình, ngôn ngữ, tên gọi

Một phần của tài liệu Những đổi mới của truyện ngắn việt nam 2008 2009 (Trang 91 - 98)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Xây dựng nhân vật qua việc khắc họa ngoại hình, ngôn ngữ, tên gọi

gọi

Đối với các nhà văn, việc miêu tả ngoại hình được xem như một thủ pháp quan trọng để thể hiện tính cách, bản chất hay số phận nhân vật. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quan điểm, mục đích, ý tưởng sáng tác của mỗi nhà văn mà việc vận dụng vào trong tác phẩm cũng khác nhau. Có những nhà văn rất chú trọng trong việc khắc họa ngoại hình (Nam Cao với các nhân vật như Thị Nở, Chí Phèo, Vũ Trọng Phụng với Xuân Tóc Đỏ). Nhưng cũng có nhà văn chỉ điểm lướt một vài chi tiết mà nghiêng về miêu tả hành động, ngôn ngữ, nội tâm … của nhân vật như các nhà văn đương đại: Hồ Anh Thái với nhân vật Mỵ trong Người và xe chạy dưới trăng hay nhân vật Cốc, Bóp trong

Cõi người rung chuông tận thế… Nhưng dù thế nào đi nữa, miêu tả ngoại hình là một đòi hỏi không thể thiếu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Bởi vì mỗi nhân vật thường có một ngoại hình không ai giống ai. Đôi khi chính những nét phác thảo ngoại hình nhân vật lại góp phần bộc lộ tính cách số phận hoặc thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà văn đối với kiểu nhân vật, ngoại hình như một biện pháp cá thể hóa nhân vật.

Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện ngắn 2008 - 2009, có thể thấy các nhà văn đã rất chú ý đến phương diện ngoại hình. Mỗi nhân vật đều hiện lên một vẻ ngoại hình tạo ra diện mạo riêng. Điều này hoàn toàn đúng với đời sống thực tế của con người. Yêu cầu của việc miêu tả ngoại hình là phải chọn lọc những nét tiêu biểu gắn với tính cách. Cho nên các nhà văn không dừng lại ở việc miêu tả hình thức bên ngoài mà chỉ bằng vài nét chấm phá sơ lược đủ để hình dung diện mạo nhân vật. Nhân vật Thắm trong truyện ngắn Trên đồi lập lèo ánh lửa của Phạm Duy Nghĩa có một ngoại hình: “Người ta tả Thắm như nguời trong cổ tích: da trắng như tuyết, môi đỏ như máu, tóc đen như gỗ mun (…). Ai đó tiết lộ rằng chỗ kín trên người

nàng có hình thù không giống mọi người, và sức hút của nàng chính là cái vực xoáy lạ lùng đó”[53;360]. Chỉ với vài nét miêu tả về ngoại hình của nhân vật Thắm, nhà văn đã để cho người đọc hình dung về một cô Thắm đầy cá tính nhưng lại có sức thu hút lạ kỳ: “Đó là một người đàn bà có vóc hình tuyệt mỹ trong bộ quần áo mỏng hở nửa ngực. Màu lam thẫm của vải ăn vào làn da trắng nuột và tôn lên bầu ngực muôn muốt ứ đầy. Gương mặt như vẽ, sắc sảo đến từng chi tiết, thành ra nom hơi giả. Cả thân xác và sắc diện phảng phất kiểu đàn bà quý phái, cổ xưa thường thấy trong tranh thời Phục Hưng hoặc các tranh Thiên Chúa Giáo”[53;375]. Với việc miêu tả ngoại hình của nhân vật Thắm tác giả đã cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật. Đó là một vẻ đẹp tự nhiên không phải cô gái nào cũng có, nhưng cái ngoại hình ấy cũng dự báo cho người đọc một ấn tượng. Ngoại hình ấy cô sẽ quyến rũ đàn ông khiến cho độc giả không mấy thiện cảm về nhân vật này. Đó là một ngoại hình “giết đàn ông”.

Trong truyện ngắn Người bắt ruồi của Nguyễn Hoàng Thu lại miêu tả ngoại hình nhân vật anh Năm ở trại giam: “Những vết bầm vết nứt trên thân thể anh vẫn còn nhức nhối bởi những chiếc roi điện mạnh tay vút vào (…). Đôi mắt bị cướp hết tinh thần của anh dán chặt vào túi nhựa đựng ruồi trên tay. Và đôi vai anh, thân thể anh như run lên… Cái thân thể xanh gầy xương xẩu của anh làm sao chịu đựng nổi chín ngọn roi điện quất mạnh, ứa máu, lấy thịt … vào chiều nay?”[53;301]. Chiến tranh đã tác động trực tiếp đến thể xác và tinh thần của con người rất nhiều. Sau những trải nghiệm ghê rợn ở nhà lao, anh Năm dường như không còn là chính mình nữa. Những cơn ác mộng luôn hành hạ anh trên những vết sẹo của thể xác và tâm hồn. Vết sẹo này chưa liền vết sẹo khác lại đè lên: “Trên thân thể anh chỉ còn lại chiếc quần đùi rách một bên mông. Anh nằm sấp dài mặt chấm đất và ngực, bụng, chân tay anh bám chặt lấy mặt đất, cơ hồ anh muốn trốn chui xuống tận đáy

lòng đất để khỏi phải chịu những roi đòn chí tử bổ mạnh trên thân thể. Đôi mắt anh đỏ cay gần muốn khóc, lấm lét nhìn gả cai tù đứng cầm roi điện, chống nạnh, khuôn mặt hầm hầm như thú dữ”[53;302]. Trong sự khắc nghiệt tàn khốc của tên cai tù, con người luôn bị cái chết rình rập, săn đuổi, xô dồn vào thế một mất một còn trong gang tấc. Vì vậy không phải ai cũng có lòng dũng cảm để hướng tới những ngày thiêng liêng của dân tộc để tin vào số phận của mình. Đây là tiếng nói đầy bản tính, nhân bản, mang đậm tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn khi nói về số phận con người từ đó tố cáo lên hiện thực chiếc tranh đã cướp đi quyền được sống của con người.

Còn nhân vật Toan trong truyện ngắn Người của phố của tác giả Nguyễn Cẩm Hương lại được khắc họa những nét ngoại hình của một người mới ra tù như sau: “Thằng Toan xoa xoa bộ ngực phẳng lỳ bóng nhẩy mồ hôi dầu, ngửa cái cổ cũng tròn nhẵn không một đường gân, cùng với chiếc dây truyền bạc xỉn màu như cái xích chó Nhật lắc lắc một cách sảng khoái như kẻ vừa được tận hưởng một niềm hạnh phúc vô bờ bến. Hắn toét cái miệng rộng cười giòn giữa đám trẻ trai kin kin mười lăm mười sáu tuổi đang há hốc mồm như nuốt lấy từng lời của hắn. Té ra là hắn lại đang ba hoa về những ngày hắn ngồi tù, những ngày mà hắn cho là sung sướng nhất” [55; 136]. Đó là ngoại hình của một người được xem là có vấn đề ở trong khu phố này. Phải chăng đó là hình ảnh của một Chí Phèo thời hiện đại.

Tuy dở nhưng Toan vẫn được đi ở tù còn Hoài trong Tiếng ru của Phong Điệp lại được miêu tả bằng những hình ảnh: “Người ta gọi nó là con dở người. Bị ngã: Cười. Bị đánh: Cười. Bị trêu ghẹo: Càng cười dữ hơn (…). Lũ bạn đều kinh nó. Cả tuần không tắm. Hình như cả tháng cũng không tắm. Quần áo nó một mùi lờm lợm. Mắt nó, tự nhiên, nhìn vào cũng thấy lờm lợm”[54;27]. Với ngoại hình đó của nhân vật khiến cho người đọc

phần nào cảm nhận được đây là một con người không bình thường, cuộc đời cô rồi sẽ như thế nào nếu chính bản thân mình cũng không biết tự chăm sóc.

Mỗi nhân vật trong truyện ngắn 2008 - 2009 đều hiện lên với những dáng vẻ riêng, ngoại hình riêng. Tuy nhiên, khi xây dựng nhân vật các nhà văn đã không ưu ái cho bất cứ nhân vật nào. Bên cạnh những nhân vật phụ nữ các nhà văn còn miêu tả những người đàn ông, những đứa trẻ … tất cả họ đều hiện lên trên các trang viết thật sinh động. Phần lớn những chi tiết miêu tả ngoại hình trong truyện ngắn hai năm nay không còn là nét vẽ trang trí mà thực sự trở thành chân dung tâm lý hoặc tính cách nhân vật. Nhà văn đã biến một số chi tiết ngoại hình thành những bức họa đặc biệt đối với những nhân vật hướng nội, khiến cho nhân vật càng trở nên mới mẻ, độc đáo hơn. Đây cũng là nét riêng, là biệt tài trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn 2008 - 2009 .

Một trong những phương tiện cơ bản góp phần bộc lộ tính cách, bản chất và cá thể hóa nhân vật chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ của nhân vật chính là lời nói của nhân vật được phát ngôn trong giao tiếp, ứng xử với các nhân vật khác so với chính mình. Trong sáng tác của truyện ngắn 2008 - 2009, các nhà văn rất chú trọng đến việc xây dựng ngôn ngữ nhân vật. Nhân vật của họ thuộc nhiều kiểu người và mỗi kiểu người lại được thể hiện bằng những ngôn ngữ khác nhau tạo nên sự sinh động trong tác phẩm.

Khi viết về những người trẻ tuổi các tác giả sử dụng ngôn ngữ trong sáng, giản dị, pha chút tinh nghịch của tuổi học trò: Chẳng hạn lời của Con Yêu Bánh Nậm trong truyện ngắn cùng tên của Trần Kiêm Đoàn: “Nì, Mi - nhon Thượng Tứ, chiều qua trốn giờ Quốc Văn đi “đào kép” với bồ tèo phải không? Các thám tử của ta bắt gặp chàng và nàng đi xe đạp mùi mẫn về ngã ba Bao Vinh. Khai mau? Về dưới đó làm chi? Bộ muốn về “Vật Sình” hả? Thú thiệt đi, ta tha cho. Còn chối bai bải như mấy mụ hàng cá cãi nhau ở

chợ Đông Ba thì đừng trách ta là không có lòng … từ bi thấy chi nói nấy đó nghe!”. Đây là thứ ngôn ngữ trong sáng, tinh nghịch đã được nhà văn đúc kết từ thực tế nhằm nhắc nhở đám học trò đứng trước cuộc sống mới mang tính chất “bước ngoặc” của cuộc đời.

Mỗi nhân vật trong truyện ngắn 2008 - 2009 được các nhà văn miêu tả một kiểu người khác nhau mang những đặc trưng ngôn ngữ riêng. Người nào giọng nấy, tất cả làm nên một bản nhạc đa âm. Đối với một chàng trai bẽn mép, tác giả đã đặt vào miệng loại nhân vật này những lời tán tỉnh dụ dỗ. Chẳng hạn như lời của Tuấn Thanh trong Cuộc tình ngắn ngủi của Nguyễn Minh Thủy là một ví dụ: “Thanh ơi, em vẫn hay về muộn như vậy sao?(…). Cô ấy đi với bạn rồi. Anh sợ đi dự sinh nhật một mình quê mùa nên rủ cô ấy đi cùng. Bạn mới quen thôi (…). Lúc nãy anh nhìn sang thấy vợ chồng nhà nọ không cài được điện thoại. Anh cũng muốn thử. Anh nhớ luôn mã số của thẻ và chạy ra nạp vào điện thoại của anh. Thế mà được em ạ. Cuối cùng là họ mất toi cái thẻ năm trăm nghìn. Đúng là già rồi không hiểu về công nghệ mà cũng học đòi dùng di động”[54;319]. Qua những lời nói đó nhà văn đã cho người đọc hình dung về một chàng trai bẻn mép, gian trá biết lựa chọn ngôn ngữ có cánh để tán tỉnh những cô gái ngây thơ như Mai Thanh.

Thông qua ngôn ngữ nhân vật, nhà văn đã để cho họ tự bộc lộ tính cách, bản chất của mình. Đối với những kẻ ít học, thực dụng, tác giả đã đặt vào miệng nhân vật thứ ngôn ngữ vô văn hóa theo kiểu giang hồ. Trong truyện ngắn Cửa đền của Trần Hà Anh đã viết: “Kể ra bộ dạng như chú mày đi làm cho anh thì hơi phí của. Nhưng thôi … cuộc đời biết đ … đâu mà lần. Cứ phải có cái để mà đút vào mồm đã đúng không chú em. Có thực mới vực được đạo. Ok! Coi như xong. Ngày mai đến nhà anh thật sớm…”[54;13]. Đó là thứ ngôn ngữ của những người đầu đường xó chợ, thứ ngôn ngữ vô

văn hóa. Còn đây là ngôn ngữ của ông tổ trưởng tổ dân phố: “E … hèm… Thưa các ông, các bà, các cô, các bác, các anh, các chị trong toàn khu phố. Tổ dân phố ta là một tổ có bề dày thành tích đã nhiều năm qua, điều đó chúng ta cần phải phát huy hơn nữa. Vâng! E hèm… Đúng là như vậy. Nhưng…”[54;7]. Nghe nói ai cũng nghĩ ông là người có văn hóa nhưng đó là thứ ngôn ngữ lừa bịp dân phố. Ở nhà ông đã ngủ cùng cô con dâu của mình khi mọi người trong nhà đi vắng. Đó là thứ ngôn ngữ giả tạo mà tác giả đã giành cho ông.

Khác với những nhân vật của Trần Hà Anh nhân vật của Khuất Quang Thụy trong truyện ngắn Thuyền rồng và mỹ nhân lại hết sức lịch sự nhã nhặn: “Cháu là Hoàng, người mua đất nhà bác đấy mà. Hôm nay cháu sang mời hai bác mai sang uống chén rượu, mừng cháu về nhà mới!”[54;331]. Đó là ngôn ngữ của những người trí thức, họ biết được đâu là lẽ phải đâu là điều trái. Họ kính trên nhường dưới. Là người mới chuyển đến nhưng anh đã không quên được nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Với những lời này ta có cảm nhận Hoàng là một con người lý tưởng sống vì mọi người.

Còn đây là ngôn ngữ trơ trẽn của một người con dâu vô trách nhiệm với gia đình trong truyện ngắn Con dâu tôi của Ma Văn Kháng:

“- Chung quy anh nào ngu lâu là anh ấy khổ!

- Số gì! Con không chịu được khi thấy người ta giàu có, sung sướng như tiên, còn mình thì suốt đời nghèo khổ túng thiếu. Thử nhìn, cái nhà cửa của mình xem có bằng cái bếp, cái toalét của người ta không? Ăn với chả ở!”[53;79]. Đây thực chất là những lời than vãn cho cuộc sống nghèo khổ của gia đình cô. Với cách gắn cho nhân vật kiểu đối đáp ngang ngược như vậy nhà văn đã cho độc giả cảm thấy tởm lợm nhân cách hỗn láo, tầm thường vô trách nhiệm của một người vợ, người con trong gia đình.

Bên cạnh sự độc đáo trong việc khắc họa ngoại hình và ngôn ngữ nhân vật, các nhà văn còn bộc lộ tài năng ở việc lựa chọn tên gọi cho nhân vật. Nếu như tên gọi của con người ở ngoài đời chỉ mang ý nghĩa phân biệt người này với người kia thì ở trong văn học tên nhân vật lại thể hiện một quan niệm và nó góp phần thể hiện những đặc điểm, tính cách của nhân vật là một ký hiệu nổi bật trong chỉnh thể hình tượng nhân vật: “Cách đặt tên nhân vật là một dấu hiệu phản ánh quyền lực của tác giả trong việc tái hiện, miêu tả con người cũng tức là gắn với một quan niệm về con người mà tác giả muốn thể hiện, muốn truyền đạt tới người đọc”[20; 359].

Trong sáng tác của các nhà văn, bên cạnh những nhân vật gắn với một cái tên cụ thể, còn có những nhân vật được tác giả đặt bằng một tên gọi chung chung như: anh, chị, chàng, nàng, nó… Và ngoại hình … hay sở thích nào đó của nhân vật. Khảo sát truyện ngắn 2008 - 2009 thì cách đặt tên nhân vật theo tính cách, ngoại hình, nghề nghiệp của nhân vật không nhiều nhưng bước đầu đã cho thấy sự cách tân trong cách gọi tên nhân vật. Chẳng hạn như trong truyện ngắn Phấn của tác giả Nguyễn Hiệp, Con Yêu Bánh Nậm

của tác giả Trần Kiêm Đoàn, các nhà văn đã đặt tên tiêu đề bằng chính nhân vật của mình. Qua đó thấy được cuộc đời của các cô gái cũng giống như tên của các cô mà cha mẹ đã đặt cho. Hay nhân vật Hoài trong truyện ngắn

Tiếng ru của Phong Điệp là một con dở người nhưng lại biết ru cho con ngủ. Còn trong truyện ngắn Phó nháy hàng tỉnh của Ngô Phan Lưu thì nhân vật tôi lại làm nghề chụp ảnh…

Có thể nói, với cách đặt tên nhân vật theo ngoại hình, đặc điểm tính cách, nghề nghiệp, sở thích trong truyện ngắn 2008 - 2009 chưa xuất hiện nhiều và chưa phải là hiện tượng phổ biến đối với các nhà văn. Tuy nhiên với một số lượng đáng kể trên đã chứng tỏ được tài năng của các nhà văn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Một phần của tài liệu Những đổi mới của truyện ngắn việt nam 2008 2009 (Trang 91 - 98)