Đổi mới của truyện ngắn Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2009

MỤC LỤC

Bối cảnh lịch sử - xã hội và bức tranh chung của văn học Việt Nam sau 1975

Bối cảnh lịch sử - xã hội

Chủ trương đổi mới đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống văn hóa xã hội, khơi dậy những suy nghĩ mới, những tìm tòi, sáng tạo trong giới trí thức, văn nghệ sĩ, tạo điều kiện cho văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng phát triển mang những tố chất mới so với thời kỳ trước đó. Công việc đổi mới mà Đảng lãnh đạo dân tộc ta tiến hành hơn hai mươi năm qua đã làm cho đất nước ta đổi thay trên tất cả các mặt: Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên một cách khá cơ bản, văn hóa xã hội vì thế cũng được phát triển mạnh mẽ và đổi mới sâu sắc.

Bức tranh chung của văn học Việt Nam sau 1975

Ngược lại, các tác phẩm sau 1975 lại hướng tới những con người đời thường trong cuộc sống, những số phận cá nhân hết sức phức tạp sự khác biệt giữa những con người được đưa vào tác phẩm qua hai thời kỳ là ở chỗ: Nếu như nhân vật trong văn học 1945 - 1975 là những con người mẫu mực, lý tưởng mà Đảng, cách mạng, nhà văn mong muốn có thể nêu gương cho mọi người noi theo học tập thì văn học sau 1975, con người trong đó vốn như nó hiện hữu trong cuộc sống. Nếu như trước đây với tư duy sử thi và cảm hứng lãng mạn, cách nhìn cuộc đời và con người của các nhà văn chủ yếu là cách nhìn đơn giản, một chiều, phiến diện và hết sức rạch ròi thiện - ác, cao cả - thấp hèn… Tâm hồn con người bây giờ ít phức tạp, không có sự giằng xé nội tâm trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa cái chung và cái riêng, giữa nghĩa vụ và quyền lợi riêng tư.

Vài nét về thể loại truyện ngắn và nhìn chung truyện ngắn Việt Nam 2008 - 2009

Truyện ngắn và ưu thế thể loại

Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái nhìn chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời… Truyện ngắn nói chung không phải vì “truyện” của nó. Do đó truyện ngắn luôn đáp ứng được nhu cầu tâm lý và thị hiếu của độc giả, đồng thời nó cũng là thể loại thu hút được rất nhiều thế hệ những người cầm bút, người đến trước, kẻ đến sau tập hợp thành một lực lượng hùng hậu từ các bậc lão thành như: Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyễn Mịnh Châu, Ma Văn Kháng, cho đến Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Hồ Anh Thái… Hơn nữa truyện ngắn lại là thể loại gần gũi, gắn bó với cuộc sống đời thường và đây chính là nơi để các nhà văn thử sức và khẳng định mình trên văn đàn Việt Nam với những gương mặt như: Lưu Minh Sơn, Tạ Duy Anh, Đoàn Lê, Ngô Phan Lưu… Đặc biệt là sự khẳng định mình của hàng loạt cây bút trẻ nữ như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Vừ Thị Hảo … Và gần đõy là sự xuất hiện của những nhà văn trẻ như: Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Nhật Chiêu… Sự tiếp nối này của các thế hệ cầm bút đã góp phần không nhỏ vào việc kế thừa và cách tân thể loại, làm cho truyện ngắn ngày càng phong phú và mới mẻ hơn.

Nhìn chung của truyện ngắn Việt Nam 2008 - 2009

Nhưng khi đã tự đặt mình vào vị thế của một người viết chuyên nghiệp, nhà văn phải luôn có ý thức về nghề và chính ý thức đó là động lực lớn thôi thúc họ lao động sáng tạo một cách tự giác, hướng tới những giá trị văn chương đích thực. …, những nhà văn xuất hiện trong giai đoạn văn học sau 1975 như Tạ Duy Anh, Đoàn Lê, Ngô Phan Lưu …, tiếp đến là sự xuất hiện của những cây bút trẻ như Y Ban, Di Li, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư… Đội ngũ tác giả, sự tiếp nối các thế hệ cầm bút này đã góp phần không nhỏ trong việc kế thừa và cách tân thể loại làm cho truyện ngắn ngày càng mới mẻ và phong.

Đổi mới về đề tài

Khái niệm về đề tài

Nhưng mục đích của văn học không bao giờ chỉ là giới thiệu những hiện tượng cụ thể cá biệt của đời sống hay của tưởng tượng mà để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa sâu rộng hơn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, đề tài, chủ đề hòa quyện vào nhau không tách như một số bài thơ trữ tình, tác phẩm ngụ ngôn… Người tiếp nhận có thể đi thẳng từ đề tài bên ngoài vào chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Những đổi mới về đề tài trong truyện ngắn Việt Nam 2008 - 2009 Hiện thực phức tạp của cuộc sống đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho

Đặc biệt là đề cập đến hạnh phúc tình yêu người phụ nữ trước cuộc sống đời thường ở những trạng thái diễn biến tâm trạng, bất hạnh, đau khổ, lầm lạc, hối hận… Một câu chuyện là một cảnh đời, một số phận mà các nhà văn tái hiện bằng cảm xúc chân thành và bằng tình yêu thương đằm thắm. Các truyện ngắn tiêu biểu cho nhóm đề tài này là: Gió lạ, Chuông chùa Bạch Vân, Thuyền rồng và Mỹ nhân, Cửa đền, Hồn của biển, Khi giấc mơ về, Bến đàn bà, Tìm hồn, Lung linh sóng nước… Điều làm chúng ta chú ý là ở chỗ cái nhìn của các tác giả đối với vấn đề tôn giáo, họ không viết về vấn đề nhạy cảm và tế nhị này với cái nhìn gay gắt của sự lên án những hiện tượng cuồng tín và dường như họ cũng không dùng ngòi bút của mình vào việc “hoàng dương chánh phá truyền bá giáo lý nhà phật”.

Đổi mới về cảm hứng

Khái niệm cảm hứng

Biêlinxki coi cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành” [24;39]. Đó có thể là cảm hứng bi kịch, cảm hứng kịch tính, cảm hứng thương cảm, cảm hứng lãng mạn hoặc là cảm hứng châm biếm và cảm hứng hài hước… Cảm hứng được nảy sinh trong ý thức con người do những mâu thuẫn của đời sống xã hội, của tính cách và hoạt động của những đại diện cho các giới ở một xã hội nào đó.

Những đổi mới về cảm hứng trong truyện ngắn Việt Nam 2008 - 2009

Trước hiện thực đó, ngòi bút của nhà văn bên cạnh sự tròn trặn của âm vang ngợi ca còn phải có cạnh sắc mới của tiếng nói phê phán - phê phán ở đây không đơn thuần là chỉ trích mà là phơi bày với ý thức trách nhiệm bức tranh chân thực về xã hội, chân dung về bộ mặt thật của nhiều kiểu người, phản ánh nhiều sự kiện, miêu tả khách quan những mặt xấu, mặt hạn chế của con người trong cuộc sống hiện nay. Bước sang thế kỷ XXI, trước hết đời sống xã hội với cơ chế thị trường đã trở nên phức tạp, căng thẳng, “hàng ngày hàng giờ diễn ra một cuộc đối chứng giữa hai mặt nhân cách và phi nhân cách, giữa hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và bóng tối vẫn còn rơi rớt bên trong tâm hồn mỗi con người - miếng đất nương náu và gieo mầm nhiều lỗi lầm và tội ác”, “cái nhất thời trong cái muôn đời, cái độc ác nằm giữa cái nhân hậu, cái cực đoan nằm giữa cái tinh thần xởi lởi cởi mở, cái nhảy cẫng lên lấc láo giữa cái dung dị, thái độ bình.

Đổi mới nghệ thuật xây dựng tình huống

Tình huống gay cấn éo le và tình huống đơn giản

Truyện ngắn Cái nón mê thủng chóp của Sương Nguyệt Minh đã tạo nên một tình huống gay cấn: Nhân vật Tôi được đặt trong tình thế phải lựa chọn giữa một bên là mặt phố to đùng ở Hà Nội và một bên là làng Yên Hạ nơi tôi đã sinh ra. Em gọi điện cho anh nhưng anh tắt máy, anh chát với người khác nhưng không trả lời em, đồng nghiệp em mời em đi ăn trưa, chuyện với đứa bé hàng xóm, chuyện đi siêu thị mua hàng… Tất cả những mẩu chuyện đó tưởng như rời rạc nhưng chúng được kết nối với nhau bằng một sợi dây đó là dòng suy tưởng của nhân vật em về con người trong xã hội hiện đại.

Tình huống bi kịch và tình huống hài kịch

Như vậy, nếu tình huống gay cấn éo le thường đặt nhân vật vào những thử thách để tự bộc lộ tính cách từ đó làm nổi bật chủ đề thì tình huống đơn giản thường chuyển tải những suy tư, suy ngẫm của tác giả về các vấn đề nhân sinh. Tạo nên tình huống có phần khác lạ đó nhà văn đã nói lên được sự phức tạp của cuộc sống khi giá trị con người không được đánh giá đúng, không đặt đúng chỗ thì không chóng thì chầy họ sẽ bị tha hóa.

Đổi mới nghệ thuật xây dựng nhân vật

Xây dựng nhân vật qua việc khắc họa ngoại hình, ngôn ngữ, tên gọi

Còn nhân vật Toan trong truyện ngắn Người của phố của tác giả Nguyễn Cẩm Hương lại được khắc họa những nét ngoại hình của một người mới ra tù như sau: “Thằng Toan xoa xoa bộ ngực phẳng lỳ bóng nhẩy mồ hôi dầu, ngửa cái cổ cũng tròn nhẵn không một đường gân, cùng với chiếc dây truyền bạc xỉn màu như cái xích chó Nhật lắc lắc một cách sảng khoái như kẻ vừa được tận hưởng một niềm hạnh phúc vô bờ bến. Nếu như tên gọi của con người ở ngoài đời chỉ mang ý nghĩa phân biệt người này với người kia thì ở trong văn học tên nhân vật lại thể hiện một quan niệm và nó góp phần thể hiện những đặc điểm, tính cách của nhân vật là một ký hiệu nổi bật trong chỉnh thể hình tượng nhân vật: “Cách đặt tên nhân vật là một dấu hiệu phản ánh quyền lực của tác giả trong việc tái hiện, miêu tả con người cũng tức là gắn với một quan niệm về con người mà tác giả muốn thể hiện, muốn truyền đạt tới người đọc”[20; 359].

Xây dựng nhân vật qua miêu tả tâm lý

Chỉ những nhân vật nữ - những người hay gặp khó khăn bi kịch trong đời sống mà không biết bày tỏ cùng ai thì độc thoại nội tâm mới là biện pháp hữu hiệu nhất, góp phần làm vơi đi những trăn trở, những khổ đau trong tâm hồn của họ. Nhưng chị vẫn tin và hy vọng rằng sẽ có những người đàn ông đang chờ và sẽ yêu chị thật lòng: “Khi còn trẻ đôi lúc chị còn tưởng tượng bao nhiêu là phấn hoa khắp cùng trời đất đã tụ hội về mà tạo ra vóc dáng hình hài bằng xương bằng thịt của mình.

Đổi mới về giọng điệu

Giọng chua chát, táo tợn, từng trải

Truyện ngắn Thầy dạy toán của Ma Văn Kháng kể về mối quan hệ của thầy Đôi với cô học trò mà theo lời thầy Tín thì: “Cái Đăng xinh xẻo, học lớp mười đã vàng đeo đầy tay, đầy cổ, nhưng sành sỏi đường buôn bán trục lợi, lăng loàn đanh đá, thô tục, khinh người. Chẳng hạn trong truyện ngắn Thầy dạy toán của Ma Văn Kháng đã viết: Ngày cơm no đêm cưỡi bò, sướng như tiên không biết, lại loe ngoe như nghe mọc ngược, tự dưng giữa trưa nứng quá, đuổi theo tớ đòi hỏi, bị vập mặt vào cột nhà, không mù là may!”[53;159].

Giọng suy tư, triết lý

Trong truyện ngắn 2008 - 2009 các nhà văn không chỉ quan tâm đến một vấn đề, chủ đề về cuộc sống xô bồ thời hiện đại mà họ còn tập trung vào các vấn đề khác như chủ đề tình yêu, chủ đề về thân phận người phụ nữ, chủ đề về đời sống tâm linh… Do vậy trong các sáng tác của mình các nhà văn không chỉ đưa ra những triết lý về cuộc sống mà chủ đề tình yêu cũng đuợc họ quan tâm, suy ngẫm tương đối đa diện. Nhân vật Rudolph trong truyện ngắn Dịu dàng như cỏ của Trần Thùy Mai là nói về khả năng am hiểu nghệ thuật của mình như sau: “Phải tạo móng tay theo một form riêng, có chiếu dài độ hai, ba milimet thì âm thanh mới trong và vang được (…).Đánh nhanh nhanh và mạnh mẽ hơn một chút, vì đây là chèo thuyền gondola trên sông Venice chứ không phải là mấy cô gái Huế chèo thuyền trên sông Hương đâu nhé”[53;30].