Có thể nói đây là một vấn đề mới vừa nổi côm trong xã hội, điển hình trong các trào lưu về phong cách ăn mặc, đi đứng… của giới nam có nhiều thay đổi, gây ra không ít những tranh cã
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
Giảng viên Hướng dẫn: Th.s Trần Thanh Hồng Lan
Sinh viên thực hiện : Cao Hoàng Đức Nhã
MSSV: 1317601010049 Khóa: 2013 - 2016 Ngành: Công Tác Xã Hội
Bình Dương, ngày tháng năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1.Lí do chọn đề tài 4
2.Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Đối tượng, khách thể, phạm vi, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4
3.1.Đối tượng nghiên cứu .4
3.2.Khách thể nghiên cứu .5
3.3.Phạm vi nghiên cứu .5
3.4 Cách tiếp cận .5
3.5.Phương pháp nghiên cứu .6
3.5.1 Nghiên cứu tư liệu có sẵn .6
3.5.2 Kỹ thuật nghiên cứu định tính .6
3.5.2.1 Phương pháp phỏng vấn sâu .6
3.5.2.2 Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn sâu 6
Bảng chọn mẫu phỏng vấn 7
3.5.2.3 kỹ thuật nghiên cứu phương pháp định tính .7
3.5.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích .7
4.Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 8
4.1.Ý nghĩa lý luận .8
4.2.Ý nghĩa thực tiễn 8
5.Những thuận lợi và hạn chế của đề tài 8
5.1.Thuận lợi .8
5.2.Hạn chế của đề tài .8
PHẦN NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.2.Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng 12
1.2.1.Tiếp cận theo nhu cầu .12
1.2.2.Lý thuyết học tập xã hội .13
1.2.3.Lý thuyết nhận thức hành vi .14
1.3.Câu hỏi nghiên cứu 16
1
Trang 31.4.Giả thuyết khoa học 16
1.5.Khung phân tích 17
1.6.Một số khái niệm liên quan 17
1.6.1 Quá trình hình thành giới .17
1.6.2 khái niệm về giới tính .18
1.6.3 Nhu cầu giới .19
1.6.4 Bất bình đẳng trong xã hội .19
1.6.5 Định kiến .20
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 21
2.1 Khái quát trường đại học Thủ Dầu Một 21
2.2 Khái quát chung về vấn đề cần nghiên cứu 21
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT QUAN NIỆM VỀ NAM TÍNH 21
3.1.Nguyên nhân chủ yếu 22
3.1.1 Trong giao dục .22
3.1.2 Bạn bè .23
3.1.3 Gia đình .23
3.2 Quan điểm về nam tính của sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một 23
3.2.1 Khái niệm về nam tính .23
3.2.2 Các yếu tố hình thành giới .24
3.2.3 Nhận thức của sinh viên về giới .24
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VỀ BIỂU HIỆN CỦA NAM TÍNh
27
4.1 Các yếu tố tác động đến việc hình thành quan niệm nam tính 27
4.1.1 Yếu tố văn hóa truyền thống .27
4.1.2 Yếu tố bạn bè .32
4.1.3 Yếu tố gia đình .35
4.1.4 Yếu tố giáo dục .39
4.2 Các yếu tố cá nhân của sinh viên 42
Trang 44.2.1 Thể chất .42
4.2.2 Tinh thần .43
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 44
Kết luận 44
Khuyến nghi 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 47
Phụ lục 48
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
2.2.Mục tiêu cụ thể
3 Đối tượng, khách thể, phạm vi, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
3.2.Khách thể nghiên cứu
3.3.Phạm vi nghiên cứu
3.4 Cách tiếp cận
3.5.Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Nghiên cứu tư liệu có sẵn 3.5.2 Kỹ thuật nghiên cứu định tính
3.5.2.1 Phương pháp phỏng vấn sâu
3.5.2.2 Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn sâu 3.5.2.3 kỹ thuật nghiên cứu phương pháp định tính
3
Trang 53.5.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích4.Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng
1.2.1.Tiếp cận theo nhu cầu
1.2.2.Lý thuyết học tập xã hội
1.2.3.Lý thuyết nhận thức hành vi
1.3.Câu hỏi nghiên cứu
1.4.Giả thuyết khoa học
1.5.Khung phân tích
1.6.Một số khái niệm liên quan
1.6.1 Quá trình hình thành giới
1.6.2 khái niệm về giới tính
1.6.3 Nhu cầu giới
1.6.4 Bất bình đẳng trong xã hội
Trang 61.6.5 Định kiến
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU
2.1 Khái quát trường đại học Thủ Dầu Một
2.2 Khái quát chung về vấn đề cần nghiên cứu
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT QUAN NIỆM VỀ NAM TÍNH
3.1.Nguyên nhân chủ yếu
3.2 Quan điểm của cá nhân về nam tính
3.2.1 Khái niệm về nam tính
3.2.2 Các yếu tố hình thành giới
3.2.2.1 Yếu tố xã hội 3.2.2.2 Yếu tố sinh học3.2.3 nhận thức của sinh viên về giới
3.2.3.1 Nam tính3.2.3.2 Nữ Tính
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VỀ BIỂU HIỆN CỦA NAM TÍNh
4.1 Các yếu tố tác động đến việc hình thành quan niệm nam tính
4.1.1 Yếu tố văn hóa truyền thống
5
Trang 74.1.4.1.Về giáo dục từ môi trường xã hội 4.1.4.2 Giáo dục từ gia đình
4.2 Các yếu tố cá nhân của sinh viên.
Trang 91.Lí do chọn đề tài
Đất nước chúng ta đang ngày càng phát triển trên nhiều phương diện, điển hình trong văn hóa, với sự giao thoa tiếp biến giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, tác động mạnh mẽ vào giới trẻ đặc biệt là tầng lớp sinh viên,với những cái nhìn chưa bao quát về văn hóa hiện đại trong đó không thể không nói đến vấn đề giới tính Có thể nói đây là một vấn đề mới vừa nổi côm trong xã hội, điển hình trong các trào lưu về phong cách ăn mặc, đi đứng… của giới nam có nhiều thay đổi, gây ra không ít những tranh cãi về quan niệm nam tính Với những quan niệm về nam tính chưa có sự thong nhất chung trong xã hội; từ đó, phần lớn cho thấy cách nhìn nhận của mọi người đặc biệt là trong sinh viên, học sinh chưa có cái nhìn bao quát về văn hóa của một xã hội hiện đại
Chính những nhìn nhận, đánh giá như trên; tôi mong muốn, một phần nào
đó qua đề tài: “Quan niệm của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một về nam tính”, có thể làm rỏ thêm về quan niệm nam tính trong thời kỳ đổi mới của đất
nước Qua đó, tôi cũng tìm hiểu thêm về các nguyên nhân tác động đến việc hình thành quan niệm nam tính, nhằm mục đích tạo nền tảng cơ sở để đưa ra các biện pháp hổ trợ xác thực.
Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
Tìm hiểu quan niệm của sinh viên ĐH Thủ Dầu Một về nam tính.
Các yếu tố tác động đến việc hình thành quan niệm nam tính.
2.2.Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu và làm rõ quan niệm của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
về các quan niệm như thế nào mới được cho là nam tính Từ đó đưa ra được các tiêu chí để dựa vào đó đánh giá các quan niệm của sinh viên về các biểu hiện không được cho là nam tính.
Với việc so sánh, phân tích các quan điểm đó trong mối quan hệ với các tư tưởng, xu hướng hiện đại của xã hội về hiện tượng xã hội này.Và hướng đến làm
rõ yếu tố tác động dẫn đến quan niệm của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một
về nam tính.
3 Đối tượng, khách thể, phạm vi, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Quan niệm của sinh viên về nam tính.
Trang 103.2.Khách thể nghiên cứu
Sinh viên đang theo học tại trường Đại học Thủ Dầu Một
3.3.Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Trường đại học Thủ Dầu Một.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: tìm hiểu quan niệm và cách nhìn nhận của sinh viên về những nam tính hoặc không nam tính Từ đó đưa ra một số nguyên nhân chính dẫn đến quan điểm trên, từ đó rút ra một số luận điểm và cách nhìn nhận mới đóng góp cho xu thế hiện nay về hiện tượng
Thời gian: tháng 10/2014 – 04/2015
Nhóm được khảo sát: sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một trong phạm vi
đề tài là các bạn sinh viên đang theo học tại trường đại học Thủ Dầu Một.
3.4 Cách tiếp cận
Dựa trên đinh nghĩa, quan niệm về giới tính-đinh kiến giới,bình đẳng giới:
Giới là quan điểm chỉ sự khác nhau giữa nam và nữ dựa trên những mong đợi, giá tri chuẩn mực xã hội, nhằm là rõ về đặc điểm và sự mong đợi của xã hội vào nam hay nữ giới Tạo sự khác nhau giữa nam tính và không nam tính nhằm mục đích chỉ ra các biểu hiện không được coi là chuẩn mực và từ đó thấy được sự thay đổi khác nhau giữa người nam tính khi xưa và trong thời nay Nó còn góp phần nói lên sự đồng hóa trong giao lưu tiến biến của nhiều nền văn hóa trên thế giới.
Đinh kiến giới là những quan điểm mà xã hội coi là thuộc tính riêng của giới nam hoặc nữ Biểu hiện của đinh kiến giới là tạo ra những rào cản trong xã hội,
có thể làm hạn chế cơ hội của cá nhân và sẽ làm rõ áp đặc mà xã hội đã quy đinh cho nam tính và nói lên các rào cản của văn hóa, truyền thống hay cũng chính là rào cản của giới nam về nam tính Đó sẽ là quan điểm chưa đúng trong cách nhìn
về nam tính ngoài ra nó còn là điều kiện cản trở sự phát triển về nhiều mặt của nam tính không chỉ vậy nó còn chất xúc tác khi có những cá nhân đi ngược lại những đinh kiến mà xã hội làm cho họ bi kỳ thi và xa rời thực tế.
Bình đẳng giới là đảm bảo về nhu cầu, lợi ích và cơ hội của mỗi người Nhằm thay đổi cách nhìn nhận của mỗi người về quan niệm sai lêch trong các biểu hiện của nam tính đăc biệt là đối tượng của đề tài sinh viên đại học Thủ Dầu Một Họ sẽ có cái nhìn mới mẽ, đúng đắn hơn về mọi người xung quanh, tạo ra sự
9
Trang 11bình đẳng giữa mọi người và là nhân tố tác động đến nhu cầu tự do của mỗi cá nhân.
3.5.Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Nghiên cứu tư liệu có sẵn
Là một đề tài nghiên cứu thực nghiệm xã hội học nên phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu đinh tính Bằng việc chọn lọc, tham khảo các tài liệu, đề tài đã nghiên cứu trước phù hợp với đề tài đang nghiên cứu để làm cơ sở kiến thức nền tảng mà đề tài hướng đến, nhằm giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề nghiên cứu Từ đó, đưa ra những đánh giá sát thực về quan điểm nhìn nhận của sinh viên về nam tính Đồng thời, người nghiên cứu sẽ có những đề xuất mang tính giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.
3.5.2 Kỹ thuật nghiên cứu đinh tính
3.5.2.1 Phương pháp phỏng vấn sâu
Bằng hình thức phỏng vấn sâu, nghiên cứu đinh tính nhằm hỗ trợ trong việc khai thác sâu những suy nghĩ, quan điểm, nhận thức của sinh viên về quan niệm nam tính, cũng như những tác động từ môi trường sống, gia đình, xã hội đến nhận thức của sinh viên.
Hình thức: phỏng vấn bán cấu trúc, dựa theo danh mục các câu hỏi mà đề tài nghiên cứu quan tâm
3.5.2.2 Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn sâu.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu trong đề tài, người nghiên cứu đã chọn mẫu phỏng vấn sâu là 20 sinh viên ngẫu nhiên ở các khoa thuộc lĩnh vực xã hội và lĩnh vựa tự nhiên, Việc chọn mẫu như trên nhằm giúp người nghiên cứu khai thácsâu những thông tin về quan điểm của sinh viên, giúp người nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu Ngoài ra, đề tài cũng chọn mẫu là sinh viên hệ tại chức để có cái nhìn phổ quát hơn trong nghiên cứu.
Trang 12Bảng chọn mẫu phỏng vấn 3.5.2.3 kỹ thuật nghiên cứu phương pháp đinh tính
Bằng phương pháp phỏng vấn sâu, nghiên cứu đinh tính nhằm hổ trợ chúng ta hiểu được những quan điểm của mỗi người và thêm nhiều những quan điểm mới trong khi phỏng vấn Công cụ được sử dụng trong nghiên cứu đinh tính
của đề tài này là phỏng vấn sâu bán cấu trúc, một bảng câu hỏi phỏng vấn sâu bao
gồm một số chủ đề được xây dựng để lấy thông tin sâu ở một số khía cạnh khó thu thập thông tin bằng nghiên cứu đinh lượng.
11
Mẫu phỏngvấn 20 sinhviên (100%)
Lĩnh vực Tự
Nhiên 8 sinh
viên (40%)
Lĩnh vực XãHội 8 sinhviên (40%)
Hệ sinh viênTại Chức 4sinh viên(20%)
Năm hai, 3 sinh viên (15%) Năm hai, 3
sinh viên (15%) Năm nhất,
2sinh viên (10%) Năm ba,3
sinh viên (10%) Năm hai, 3
sinh viên (10%) Năm ba,
3 sinh viên(15%)Năm hai,
3 sinh viên
(15%)Năm
nhất,2
sinh viên
(10%)
Trang 133.5.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích
Các tài liệu thu thập từ nhiều nguồn, kênh thông tin, sẽ được tiến hành tổng kết và phân bố theo từng chủ đề, đề mục cụ thể rõ ràng nhằm giúp người nghiên cứu dễ dàng xử lý giải quyết thông tin.
Ngoài ra, các tài liệu này cũng sẽ dùng để phân tích những quan điểm cả tiêu cực và tích cực, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm của sinh viên
về nam tính.
Nghiên cứu định tính: Đối với các cuộc phỏng vấn được ghi âm bằng
phương pháp phỏng vấn sâu sẽ được gỡ băng phỏng vấn và phân tích thông tin được ghi nhận.
4.Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
5.Những thuận lợi và hạn chế của đề tài
5.1.Thuận lợi
Đề tài được thực hiện ở tại trường, nơi người nghiên cứu đang học tập và hoạt động nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thu thập thông tin Các bạn sinh viên đây rất nhiệt tình trong việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn đã giúp cho người nghiên cứu có được những thông tin xác thực nhất về vấn đề nghiên cứu.
5.2.Hạn chế của đề tài
Về thời gian và kinh nghiệm: Do đề tài được thực hiện trong quá trình học với lich học khá dày nên tác giả không có nhiều thời gian làm bài Bên cạnh đó, tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong nghiên cứu khoa học, nên trong quá trình làm bài còn rất nhiều thiếu sót.
Về nội dung: Do hạn chế về thời gian, kinh phí và đây cũng là đề tài nhạy cảm, nên đề tài chỉ hướng vào khai thác sâu quan điểm của sinh viên về vấn đề nam tính.
Về phương pháp chọn mẫu: với phương pháp chọn mẫu như trên (xem phần “Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu”), điều đầu tiên khẳng
Trang 14đinh là mẫu thiết kế của đề tài không mang tính chất đại diện cho khu vực rộng,
mà phần nào chỉ đại diện cho đia bàn nơi khảo sát Vì vậy, việc so sánh kết quả của nghiên cứu này với nghiên cứu khác chỉ mang tính tham khảo cũng như việc suy rộng nghiên cứu cần được cân nhắc trước khi sử dụng.
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cũng bàn về vấn đề trên, trong cuốn sách Đồng tính luyến ái và những hệ lụy của tác giả Nguyễn Thi Lan Anh biên soạn đã đề cập đến vai trò của nhận
thức giới Theo đó, tác giả cho rằng “nhận thức giới được hiểu là khái niệm của tâm lý học hoặc tâm lý giới tính Đó là tính cách, khí chất, tư tưởng tình cảm và hành vi liên quan tới giới tính Cho nên chất lượng tính cũng chính là tự nhận
Và cũng trong cuốn sách này, bác sĩ Trần Bồng Sơn, nhà giới tính học nổi tiếng nhất tại Việt Nam đã cho rằng đồng tính có 2 dạng, đồng tính thật và đồng tính giả Theo ông, đồng tính thật là những người đồng tính bẩm sinh, và số người này rất hiếm Còn lại hầu hết những người đồng tính giả, bi bạn bè rủ rê để thử nghiệm các lối mới nhưng cuối cùng cũng trở về lối thường Sau trao đổi ý kiến với ông Sơn, các nhà nghiên cứu Colby, Cao và Doussantousse cho rằng quan điểm đó là ý kiến cá nhân của ông Sơn, chứ không phải từ các nghiên cứu hay tài liệu Tuy thế, vì bác sĩ Sơn có nhiều ảnh hưởng, quan điểm này đã được
Trong cuộc nghiên cứu của CCIHP vào năm 2011 về kỳ thi và phân biệt đối
xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới tại trường học, trong số 500 người trả lời, có 44% đã từng bi bạo lực (thể chất, tính thần, tình dục và kinh tế)
1Nguyễn Thị Lan Anh, Đồng tính luyến ái và những hệ lụy, Nxb Thanh Hóa
2Nguyễn Thị Lan Anh, Đồng tính luyến ái và những hệ lụy, Nxb Thanh Hóa,
Tr.115http://vtn.plun.asia/forum/showthread.php/31637-%C4%90%E1%BB%93ng-t
%C3%ADnh-luy%E1%BA%BFn-%C3%A1i-(Theo-Wikipedia)
13
Trang 15và phân biệt đối xử tại trường học Bản thân giáo viên và cán bộ trong trường học cũng gây ra những hình thức bạo lực như vậy (17%) Có đến 81,64% các hành vi bạo lực xẩy ra trong lớp, 46,88% ở sân trường và 33,2% ở bất cứ đâu trên đường về Hậu quả là 52% cảm thấy luôn căng thẳng la sợ khi ở trường học,
và có đến 33,59% có ý đinhtự tử Cuộc nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng trong nhóm LGBT những người chuyển giới đặc biệt là nhóm chuyển từ nam sang nữ
có nguy cơ bi bạo hành rất cao bởi vẻ ngoài của họ là tâm điểm cho sự kì thi Tình trạng bi bạo hành và quấy rối tình dục diễn ra phổ biến trong các nhóm đồng
Cũng tìm hiều về nam tính, nhưng với một khía cạnh khác John Beynon đã tìm hiểu về các tác động của văn hóa ảnh hưởng đến nam tính, trong cuốn Masculinities and Culture Ông quan niệm rằng, làm thế nào nam tính hình thành trong xã hội, văn hóa và lich sử; nam tính với những đặc tính như thế nào
và biểu hiện của nó ra sau; làm thế nào có thể nhận biết nam tính tốt nhất trong
hiện của các chuẩn mực nam tính vào giữa đến cuối thế kỷ XIX và, bằng cách tương phản, các phương tiện truyền thông gần đây nhiều hướng đến, nói lên sự thay đổi về quan niệm nam tính trong xã hội hiện đại thong qua các yếu tố văn
được nghiên cứu, từ nghiên cứu thực đia và tự động / tiểu sử và cuộc sống của lich sử phương pháp tiếp cận thông qua để ký hiệu học và việc sử dụng cả điện
tới cuộc tranh luận đương đại liên quan đến nam tính là các công trình về giới,
Tóm lại, qua việc tìm hiểu và tổng hợp các công trình nghiên cứu cũng như các bài viết của các tác giả đã giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan
3Phạm Quỳnh Phương, 2013, Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt
Nam,Nxb.Khoa học Xã hội, Tr.203-204
4 John Beynon, 2002, Masculinities and Culture,
Trang 16hơn về vấn đề nghiên cứu Lĩnh vực mà người nghiên cứu muốn hướng đến liên quan đến các quan niệm nam tính với những biến đổi trong các khía cạnh của xã hội Do đó, tuy nguồn tài liệu tiếp cận được khá hạn chế nhưng việc tổng quan tài liệu và công trình nghiên cứu trên là cơ sở lý luận hết sức quan trọng, giúp người nghiên cứu có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn trong quá trình nghiên cứu của mình
Hiện nay còn rất nhiều thách thức được đặt ra trong việc giải quyết các vấn đề về nhận thức giới tính vì đây là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, trong các quan điểm khoa học ở một số nghiên cứu cho thấy quan niệm về giới được quy đinh hình thành ở những năm đầu của cuộc đời của con người, với cả nam và nữ được khuôn mẫu với những biểu hiện nhất đinh.
Thể hiện giới tính của một cá nhân bao gồm nhiều yếu tố và có thể được thể hiện qua quần áo, hành vi, lựa chọn công việc, quan hệ cá nhân và các yếu tố khác Các yếu tố này không cụ thể và phát triển theo thời gian.
Từ đó cho thấy quan điểm sai lệch về hành vi và đặc tính của nam và nữ tràn ngập trong văn hóa chúng ta Một khi năng khiếu và sở thích của một người lệch khỏi quy tắc của số đông, chúng thường phải chiu bi kỳ thi và chế nhạo Thông thường trong những quan điểm này xã hội sẽ là yếu xúc tiến cá nhân thay đổi theo các quy tắc xã hội đặt ra từ trước, trong khi đó lại đi ngược nhu cầu và cảm giác thoải mái với bản thân của cá nhân Cho dù chúng không tuân theo các khuôn mẫu đinh sẵn.
Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ, việc hiểu rõ kiến thức về các khía cạnh của giới tính - tình dục sẽ giúp trẻ nhìn nhận về bản thân một cách tích cực, chính xác
và tránh những ngộ nhận về bản dạng giới của mình Thể hiện giới tính hay vai trò giới là một nhóm các chuẩn mực hành vi gắn liền với nam giới hay nữ giới được xã hội quy đinh và chấp nhận Đây có thể là một dạng phân chia công việc, vai trò cũng như vi trí xã hội giữa nam và nữ.
15
Trang 17“Nam giới là phái mạnh, phải đảm trách các công việc nặng nhọc, phải gánh vác gia đình, phải xung phong ra chiến trường…”, là vài ví dụ về khái niệm “nam tính”.
Ngoài những quan điểm trên, theo thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy nhận đinh: Đồng tính được biết đến như một xu hướng tình dục từ thời xa xưa Ngày nay, đồng tính không chỉ là một xu hướng tình dục, mà đó còn là một trào lưu mới của giới trẻ, một hiện tượng tâm lý xã hội đang nổi lên và phát triển mạnh
mẽ trong những năm gần đây, thu hút được nhiều người tham gia.
Từ những nhận đinh trên có thể thấy quan niệm về giới ở một xã hội đang phát triển như Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi và nhìn nhận về giới Từ đó nhóm đề tài muốn đưa ra cho mọi người có cái nhìn khác về quan điểm nam tính.
1.2.Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng
1.2.1.Tiếp cận theo nhu cầu
Tiếp cận theo nhu cầu là một hướng tiếp cận nhân văn hiện sinh Nói đến thuyết nhu cầu không thể không nhắc đến Abraham Maslow, nhà khoa học xã hội nổi tiếng người Mĩ đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950.
Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất đinh của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh
và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự
ưu tiên từ thấp tới cao Theo tầm quan trọng, cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau:
(1) Nhu cầu sinh lí: Đây là nhu cầu cơ bản nhất để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu về đồ ăn, nước uống, không khí, nhu cầu về tình dục… Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa.
Trang 18(2) Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: Con người cần có một môi trường sống an toàn, sức khỏe để đảm bảo sự tồn tại của họ Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được
và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được.
(3) Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: A.Maslow coi đó là nhu cầu thuộc về nhóm xã hội của con người, sự mong muốn được quan tâm của các thành viên trong nhóm xã hội (gia đình, người thân, bạn bè…) Ở cấp độ này con người có nhu cầu cần được yêu thương và thừa nhận, khẳng đinh vai trò, vi trí của họ trong xã hội, cảm giác thuộc về một nhóm nào đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển tâm lý và quan hệ xã hội của cá nhân
(4) Nhu cầu được tôn trọng: Con người luôn cần được đối xử bình đẳng, được lắng nghe và không bi coi thường Đây là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người.
(5) Nhu cầu được hoàn thiện và phát triển: Bậc cuối cùng và cao nhất trong
hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow có tác động lớn nhất đến sự hoàn thiện nhân cách Đó là nhu cầu được tự khẳng đinh mình, có cơ hội học hỏi và phát triển bản thân, được nghiên cứu, được sáng tạo, được thể hiện năng lực…để phát triển toàn diện Nhu cầu này được A.Maslow cho là nhu cầu quan trọng, song chúng được xếp ở thang bậc cuối cùng đã được đáp ứng.
Thuyết học tập xã hội được khởi nguồn từ quan điểm học tập của Jean Gabriel Tarde (1843-1904) Thuyết học tập xã hội cho rằng việc học tập của con người (cả về kiến thức, thái độ và hành vi) được thực hiện thông qua ba qui luật,
đó là sự tiếp xúc gần gũi, bắt chước người khác và sự kết hợp cả hai Tuy nhiên, việc học tập của mỗi cá nhân còn phụ thuộc vào các yếu tố bên trong cá nhân như động cơ học tập, sự cần thiết và giá tri đối với bản thân, sự trải nghiệm, kinh nghiệm sống, nền tảng kiến thức và khả năng phân tích
5https://www.google.com.vn/#q=l%C3%BD+thuy%E1%BA%BFt+h%E1%BB%8Dc+t%E1%BA%ADp+x%C3%A3+h
%E1%BB%99i+c%E1%BB%A7a+bandura
17
Trang 19Lý thuyết này được sử dụng để điều chỉnh hành vi của cá nhân trong nhóm Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng thuyết học tập vào thực tế, có một số nguyên tắc cần được chú ý:
Thứ nhất, hiệu quả sẽ đạt được ở mức cao nhất của học tập quan sát là
hành vi sẽ được thực hiện lại một cách cụ thể, thông qua việc tái tổ chức và tập diễn lại hành vi mang tính tượng trưng
Thứ hai, là mã hóa hành vi mẫu bằng lời nói hoặc hình tượng hóa Các cá
nhân có thể sẽ bắt chước hành vi được làm mẫu nếu như nó thích hợp, đúng đắn hay sẽ mang lại kết quả mà họ cho là có giá tri.
Từ đó có thể thấy, nếu xem quan điểm của sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một về nam tính là việc học hỏi từ xã hội thì việc ứng dụng lý thuyết học tập xã hội là hết sức phù hợp Vì dựa trên quan điểm này cho rằng, trong nhiều trường hợp, một người sẽ học tập hành vi của người khác và hành vi này sẽ được củng cố nếu được lặp lại nhiều lần, do vậy việc tiếp xúc, trao đổi qua lại nhiều lần giữa cá nhân và xã hội, sẽ tạo cho cá nhân có những đặc tính giống với xã hội đó.
Cũng như trong vấn đề quan điểm của sinh viên về nam tính, cho thấy được tác động của xã hội mang đậm chất truyền thống như Việt Nam lên quan điểm của sinh viên nói riêng và xã hội nói chung Chính vì đó là những khuôn khổ xã hội mà mỗi cá nhân luôn phải học theo Như việc quy đinh nam tính thì phải ăn, đi, đứng, nói năng phải cứng rắng, mạnh mẽ và làm những công việc kiếm tiền ngoài xã hội Còn nữ giới thì ngược lại.
Theo quan điểm của (Glasser- 1965) đã đưa ra lý thuyết nhận thức- hành
vi, và đánh giá rằng: hành vi bi ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải
về môi trường trong quá trình học hỏi Như vậy, rõ rang là hành vi không phù
hợp phải xuất hiện ừ việc hiểu sai và lý giải sai
Nội dung của thuyết: thuyết này cho rằng: chính tư duy quyết đinh phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết đinh Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp.
6 http://www.swvn.net/2013/09/thuyet-nhan-thuc-hanh-vi.html
Trang 20Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi.
Quan điểm về nhận thức và hành vi: có 2 quan điểm chính
Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức- hành vi thì các vấn đề nhân cách
hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên ngoài (Aron T Beck và David Burns có lý thuyết về
tư duy méo mó) Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngoài, do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực Suy nghĩ không thích nghi tốt đưa đến các hành vi của một cái tôi thất bại.(ví dụ, đứa trẻ suy nghĩ và chắc mẩm rằng mẹ mình không yêu thương mình bằng em mình, từ đó đứa trẻ xa lánh mẹ và tỏ thái độ khó chiu với
mẹ, không gần gũi…)
Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bẩm sinh), đều bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngoài, do đó con người có thể học tập các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức.
Như vậy, lý thuyết này cho ta thấy rằng, hành vi của con người không phải được tạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm.
Điều trớ trêu là những quan điểm sai lệch của xã hội biến hóa theo thời gian Trong những thập niên gần đây có một đợt sóng thay đổi vai trò và hành vi giới tính Thời nay, phụ nữ phải có thái độ quyết đoán và "nữ quyền" hơn phụ nữ
19
Trang 21thời xưa Nam giới được phép, hoặc thậm chí buộc phải diễn đạt khía cạnh "diu dàng" hơn, thương yêu hơn, và "nữ tính" hơn.
Dựa vào lý thuyết nhận thức hành vi người nghiên cứu có thể phân tích vấn
đề quan điểm của sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một về nam tính mà mình đang
nghiên cứu như sau:
Thuyết cho rằng: hành vi bi ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi Trong quá trình lao động và tiếp xúc
xã hội của con người , con người luôn học hỏi và phát triển,chính vì thế việc đánh giá sự hiểu biết của con người vô cùng quan trọng, nó được biểu hiện bằng hành
vi thể hiện ra bên ngoài Đó là yếu tố để đánh giá tương tác của nhận thức và hành vi con người.
Với việc áp dụng thuyết nhận thức hành vi vào đề tài quan điểm của sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một về nam tính cho ta thấy được: quan điểm của sinh viên bắt nguồn từ việc học hỏi bên ngoài xã hội, đó có thể là những quy đinh, đinh kiến mà xã hội áp đặt bắt chúng ta phải học theo, từ đó các nhận thức học hỏi của chúng ta được biểu hiện bằng các hành vi, kỳ thi, xa lánh, lên án với những đối tượng vượt ra khỏi chuẩn mực quy đinh về nam tính.
Thông nội dung chính từ thuyết nhận thức hành vi cho rằng chính tư duy quyết đinh phản chứ không phải do tác nhân kích thích quyết đinh Từ đó có thể cho thấy quan điểm của sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một về nam tính xuất phát từ các yếu bên ngoài xã hội, đó có thể là do môi trường sống, học tập và giao tiếp xã hội quy đinh, tạo thành thói quen và được sử dụng một cách đại trà Mà thực chất đó không hẳn là suy nghĩ và tìm hiểu, học hỏi từ chính bản thân của các bạn Nói đúng hơn đó là sự áp đặt suy nghĩ của xã hội vào suy nghĩ của chúng ta.
Chính từ việc học hỏi từ môi trường xã hội quy đinh, sinh viên sẽ có cách nhìn nhận theo những quy chuẩn mà xã hội đặt ra Từ việc học ở trường lớp cho đến việc học bên ngoài xã hội các bạn trang bi cho mình một nền kiến thức bắt nguồn từ văn hóa truyền thống về các quan điểm nam tính Với việc học hỏi và tiếp thu kiến thức như thế các bạn tạo cho mình một tư duy nhận thức phụ thuộc
và các quy đinh của xã hội.
Trang 22Từ nhận thức của cá nhân cho đến tập thể xã hội, các bạn sẽ thể hiện kiến thức, sự hiểu biết của mình bằng những hành vi, hành động mà chúng ta cảm thấy là phù hợp Đó là kết quả của một quá trình học hỏi tạo thành Dựa vào suy nghĩ chúng ta sẽ thể hiện một vấn đề nào đó theo những tư duy, nhận thức mà ta
có sẳn trong đầu, đó chính là thành quả của quá trình tích góp và học hỏi từ xã hội khi gặp một tình huống nào đó, với những kiến thức đã học và nhận thức vấn
đề chúng ta sẽ thể hiện nó qua hành vi của mình để biểu đạt cho người khác hiểu.
1.3.Câu hỏi nghiên cứu
Sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một quan niệm về nam tính như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình hình thành quan niệm nam tính của sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một?
1.4.Giả thuyết khoa học
Quan niệm giới tính và vai trò giới được hình thành trên cơ sở sinh học của mỗi người.
Các yếu tố như văn hóa truyền thống, bạn bè, gia đình, giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành quan điểm nam tính của sinh viên trường
ĐH Thủ Dầu Một.
21
Trang 237 John Beynon, 2002, Masculinities and Culture
sinh học:
giới tính Văn hóa xã hội:
Quy định vai trò giới
Quan niệm nam tính
Các yếu tố tác động đến việc hình thành quan điểm nam tính
Văn hóa truyền
Trang 24thuyết chế của xã hội đó quy đinh, quyết đinh hình thành nhận thức, nhân cách của con người.
Kể từ khi đứa trẻ sơ sinh chào đời, nó đã được đối xử tùy theo trẻ gái hay trai; thông qua sự khác biệt về quần áo, đồ chơi, màu sắc, có thể cả về dinh dưỡng; thậm chí cả về tính cảm của cha mẹ, anh chi Trẻ em trong gia đình được dạy dỗ từng giờ, từng ngày, trưởng thành qua năm tháng Chúng luôn luôn được điều chỉnh về hành vi, tâm lý, sao cho phù hợp với mong đợi của môi trường gia đình xung quanh Do các bậc cha mẹ luôn mong muốn, quy đinh, điều chỉnh và áp đặt cho con cái của mình phát triển hành vi, tâm lý, sao cho phù hợp với mong đợi của môi trường gia đình xung quanh về giới tính Mặc khác việc kiểm sóat từ gia đình không chỉ dừng ở giai đoạn trẻ em (theo quan niệm trẻ em của cục dân
số kế hoạch hóa gia đình quy đinh: trẻ em là người trong độ tuổi từ 0 đến 12 tuổi)
mà nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ hơn ở lứa tuổi thanh thiếu niên khi có những sai lệch về giới tính của giới nam.
Khi học trên ghế nhà trường, dù ở các cấp học khác nhau, các quan điểm
và tập quán xã hội tiếp tục củng cố các khung mẫu cụ thể của từng giới Chính nhà trường là nơi tác động lớn nhất trong việc hình hành giới Do quá trình học tập, trao đổi, tương tác với các cá thể trong một môi trường giáo dục chưa đầy đủ
về giáo dục kỹ năng như Việt Nam, thì việc môi trường giáo dục lại trở thành con dao hai lưỡi trong việc nhìn nhận và đánh giá về giới dựa trên các quan điểm và tập quán xã hội củng cố các khung mẫu cụ thể của từng giới trên nền văn hóa truyền thống.
Các thể chế xã hội như luật pháp, đường lối, chủ trương, chính sách…có tác động lớn, có ý nghĩa làm tăng sự khác biệt giữa hai giới nam và nữ Từ đó có thể nói thể chế xã hội là yếu tố tác động lớn, có ý nghĩa làm tăng sự khác biệt giữa
23
Trang 25hai giới nam và nữ Dựa trên những mong muốn mà xã hội quy đinh và điều khiển xã hội.
1.6.2 khái niệm về giới tính
Giới tính là sự khác biệt giới nam và nữ về mặt y – sinh học.
Với sự khác biệt sinh học giữa nữ giới và nam giới được quy đinh trong bộ nhiễm sắc thể giới tính thứ 23 và bộ mã di truyền Như vậy, có thể nói, giới tính- giới di truyền hay giới sinh học của mỗi cá thể phôi thai đã được quyết đinh ngay
từ khi thụ thai.
1.6.3 Nhu cầu giới
Nhu cầu giới là nhu cầu mà mỗi giới mong muốn, có yêu cầu, nguyện vọng được đáp ứng để thể hiện đầy đủ các vai trò của mình
Trước đây khi khoa học, y học chưa phát triển con người quan niệm: đồng tính là một bệnh và cố gắng chữa tri thay đổi người mắc bệnh Quan niệm này hình thành và tồn tại trong xã hội hang ngàn thế kỷ, chính vì thế nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của con người, xã hội Ngày nay khi khoa học, y học phát triển thì đồng tính được chứng minh không phải là một bệnh, trước sự thay đổi đó xã hội chưa chấp nhận về vấn đề trên.
Chính vì thế, nhu cầu của con người và nhu cầu của xã hội có sự đối lâp lẫn nhau Các mong muốn, có yêu cầu, nguyện vọng được đáp ứng để thể hiện đầy đủ các vai trò của mỗi cá nhân nhưng chưa được đáp ứng thỏa đáng Đó là quyền của con người được nêu rỏ trong quyền tự do của Liên Hiệp Quốc.
1.6.4 Bất bình đẳng trong xã hội
hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội.
biệt xã hội Đó là một quá trình trong đó con người tạo nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau bởi các đia vi, vai trò và những đặc điểm khác nhau Quá trình
Trang 26của sự khác biệt xã hội không đòi hỏi con người đánh giá các vai trò và các hoạt động cụ thể tồn tại như là quan trọng hơn những cái khác; tuy nhiên, sự khác biệt xã hội chuẩn bi cho sự bất bình đẳng xã hội, là một điều kiện trong đó con người có cơ hội không ngang bằng về nhiều mặt trong xã hội.Ở những xã hội khác nhau, bất bình đẳng cũng có những nét khác biệt Trong xã hội có quy mô lớn và hoàn thiện hơn thì bất bình đẳng xã hội gay gắt hơn so với trong các xã hội giản đơn Bất bình bình đẳng thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và kết quả cụ thể liên quan đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ, v.v Và một số những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội có đa dạng và khác nhau giữa các xã hội và nền văn hóa,được các nhà xã hội học đề cập đến -
Đó là:
Cơ hội trong cuộc sống: bao gồm tất cả những thuận lợi vật chất có thể cải
thiện chất lượng cuộc sống Nó không chỉ bao gồm những thuận lợi về vật chất, của cải, tài sản và thu nhập mà cả những điều kiện như lợi ích bảo vệ sức khỏe hay an ninh xã hội Cơ hội là những thực tế và những thực tế này cho thấy những lợi ích vật chất và sự lựa chọn thực tế của một nhóm xã hội, bất kể những thành viên của nhóm có nhận thức được điều đó hay không Trong một xã hội cụ thể, một nhóm người có thể có cơ hội, trong khi các nhóm khác thì không; và đó
là nguyên nhân khách quan của bất bình đẳng xã hội;
Địa vị xã hội: trái lại, với nguyên nhân khách quan trên, bất bình đẳng xã
hội về đia vi xã hội là do những thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận chúng Cơ sở đia vi xã hội có thể khác nhau - có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hội cho là ưu việt và được các nhóm xã hội khác thừa nhận; ví dụ, của cải, sự trong sạch về tôn giáo, đia vi chính tri, v.v Bất kể với nguyên nhân như thế nào, đia vi xã hội chỉ có thể được giữ vững bởi những nhóm xã hội nắm giữ đia vi đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận tính ưu việt của những nhóm đó.
1.6.5 Đinh kiến
quan của một sự kiện cụ thể Từ Đinh kiến thường được sử dụng để miêu tả
25
Trang 27những nếp suy nghĩ, quan điểm thường không thuận lợi, đánh giá chủ quan đối
Trang 28CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát trường đại học Thủ Dầu Một.
Trường Đại học Thủ Dầu Một – tiền thân là Cơ sở 5 của Trường Cao đẳng
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm đào tạo giáo viên THCS có trình
độ cao đẳng, sau đó trường được giao lại cho tỉnh Sông Bé, nay là tỉnh Bình Dương và trở thành Trường Sư phạm Cấp II của tỉnh Sông Bé Đến năm 1988, trường được công nhận là Trường Cao đẳng Sông Bé theo Quyết đinh số 168/HĐBT ngày 12/11/1988 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đến năm 1992, tất cả các trường Sư phạm tỉnh bao gồm: Trường Trung học Sư phạm, Sư phạm Mầm non, Cán bộ quản lí đã được sát nhập lại và lấy tên là Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương Trong quá trình phát triển đi lên, Trường được nâng cấp thành Trường Đại học Thủ Dầu Một theo quyết đinh
số 900/QĐ-TTg ngày 24/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ Gần 5 năm thành lập
và đi vào hoạt động, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã có tốc độ phát triển khá nhanh Với khóa học đầu tiên (2009-2010), toàn trường chỉ có 2.131 học sinh – sinh viên và cho tới hiện nay, trường đang đào tạo 22 ngành Đại học, 12 ngành Cao đẳng ở 4 lĩnh vực: Kinh tế, Kỹ thuật, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Sư phạm với quy mô gần 12.000 sinh viên
Về chất lượng đào tạo, tỷ lệ sinh viên cao đẳng, trung cấp tốt nghiệp đạt 72.5%, trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm 71% Hầu hết sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm phù hợp Đội tuyển sinh viên giỏi của trường tham gia các cuộc thi do tỉnh, trung ương tổ chức đều đạt kết quả cao Điều đó cho thấy, Đại học Thủ Dầu Một ngày càng phát triển và trở thành một trong những trường đại học uy tín đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà và trên cả nước.
2.2 Khái quát chung về vấn đề cần nghiên cứu.
Với đề tài quan niệm của sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một về nam tính, tác giả muốn tới việc nhìn nhận của sinh viên về nam tính theo các khía cạnh tích cực, vì đất nước chúng ta ngày một phát triển và thay đổi, trong quan niêm nam tính cũng thế, cần có sự thay đổi phù hợp để góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước.
27
Trang 29Để tìm hiểu về vấn đề này tác giả xoáy sâu vào các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành quan điểm nam tính: yếu tố, truyền thống văn hóa, gia đình, bạn bè, giáo dục Thông qua đó giúp sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một có cái nhìn mới mẽ hơn về vấn đề trên
.
Trang 30CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU
MỘT QUAN NIỆM VỀ NAM TÍNH
3.1.Nguyên nhân chủ yếu
Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay, đồi hỏi cần có sự đầu tư, hợp tác từ nước ngoài trên tất cả các phương diện Trong đó, vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất của xã hội là việc du nhập văn hóa từ nước ngoài Đây
là hệ lụy kéo theo của việc phát triển đất nước và cũng chính việc hội nhập quốc
tế, phát triển đất nước cũng đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho Việt Nam.
Đó là việc thay đổi nhiều quan niệm cổ hữu của xã hội truyền thống và thay vào
đó là các quan niệm mới xuất phát từ việc học hỏi những giá tri văn hóa tiến bộ trên thế giới một cách chọn lọc Bên cạnh những giá tri tốt đẹp mà quá trình hội nhập mang lại, chúng ta không thể không tránh khỏi những khó khăn trong việc tiếp biến văn hóa.
Chính quá trình hội nhập phát triển của đất nước là nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành các quan niệm nam tính, dựa trên bốn yếu tố chính, mà chúng ta chưa thể đáp ứng trọn vẹn trong quá trình phát triển của đất nước:
3.1.1 Trong giao dục
Trong giáo dục: với phương châm giáo dục kiến thức phần cứng cho học sinh mà giáo viên quên đi việc giáo dục kỹ năng cho sinh viên Mà trong một quốc gia đang phát triển đồi hỏi học sinh cần được trang bi đầy đủ kiến thức phần cứng và phần mềm còn gọi là kiến thức xã hội, chính vì thế trong quá trình tiếp biến văn hóa chúng ta chưa chuẩn bi đủ kiến thức để tiếp nhân luồng tư tưởng mới, từ đó dẫn đến việc hiểu sai về các giá tri văn hóa
Mặc khác dưới chế độ phong kiến hơn 1000 năm chúng ta đã chiu một hệ
tư tưởng văn hóa bó buộc với những đinh kiến xã hội về giới vô cùng sâu sắc và trong quá trình phát triển này chúng ta cần phải đào thải những giá tri đinh kiến ấy, thay vào đó là các quan niêm tiến bộ để xóa bổ các rào cản xã hội, tạo nền tảng ổn đinh cho đất nước phát triển thông qua việc truyền dạy từ nhà trường xã hội và gai đình
29