1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học kỹ NĂNG làm VIỆC NHÓM của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THỦ dầu một

27 21,9K 112

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 106,26 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTKhoa Công Tác Xã Hội  TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT - Giảng viên hướng dẫn: ThS.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Khoa Công Tác Xã Hội



TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

- Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Anh Vũ

- Nhóm sinh viên thực hiện:

Trần Thị Thảo Nguyễn Văn Quí Nguyễn Thị Hoa Ngô Thị Nhật Linh Nguyễn Luật Phạm Thị Hương Trần Xuân Tuyền

Trang 2

Bình Dương, tháng 6 năm 2015

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Ý nghĩa đề tài 3

2.1 Ý nghĩa thực tiễn 3

2.2 Ý nghĩa lý luận 3

3 Tổng quan tài liệu 3

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng 3

4.2 Khách thể nghiên cứu 3

4.3 Phạm vi nghiên cứu 3

4.3.1 Phạm vi nội dung 4

4.3.2 Phạm vi không gian 4

4.3.3 Phạm vi thời gian 4

5. Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

5.1 Mục đích nghiên cúu: 4

5.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

5.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Câu hỏi nghiên cứu 5

8 Khung lý thuyết 5

9 Nội dung dự kiến 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG I 6

Trang 3

1 Một số khái niệm có liên quan đến đề tài “kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Công

Tác Xã Hội-Trường Đại Học Thủ Dầu Một” 6

2 Cơ sở lý thuyết 8

CHƯƠNG II 8

1 Cách tập hợp thành một nhóm 8

2 Một số kỹ năng trong làm việc nhóm 11

3 Vai trò kỹ năng làm việc nhóm 13

CHƯƠNG III 14

1 Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay 14

2 Các yếu tố ảnh hưởng và khó khăn trong làm việc nhóm của sinh viên 14

3 Một số kiến nghị 15

KẾT LUẬN 16

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất nước phát triển đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng và bồi dưỡng nhân tài Song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo thì sinh viên cần phải năng động và sáng tạo trong các hoạt động cũng như việc học Hơn thế nữa, sinh viên cần có những kĩ năng trong quá trình học tập và làm việc.Một trong những kĩ năng quan trọng của sinh viên bậc đại học

là kĩ năng làm việc nhóm

Khoa Công Tác Xã Hội–Trường Đại Học Thủ Dầu Một là một khoa cần sự năng động và các kĩ năng mềm rất quan trọng, đặc biệt là kĩ năng làm việc nhóm Tuy nhiên đa phần các sinh viên từ bậc trung học phổ thông lên bậc đại học đều không thích ứng kịp với cách học và làm việc nhóm vì môi trường học khác nhau hoàn toàn Hầu hết sinh viên chưa ý thức được về những lợi ích mà làm việc nhóm đem lại, chưa có ý thức- tinh thần hợp tác cao trong khi làm việc tập thể,

Trang 4

sinh viên còn lơ là việc học tập, chưa có kĩ năng làm việc nhóm tốt Bên cạnh đómột số khác, tuy đã tham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy được sự thíchthú trong công việc cũng như không tạo ra được hiệu quả trong công việc củanhóm, chưa phát huy hết được khả năng của từng cá nhân, hiệu quả công việcchưa cao… Vì thế kỹ năng làm việc nhóm là hết sức cần thiết với sinh viên xãhội, vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về kỹ năng làm việc theo nhóm của sinh viênKhoa công tác xã hội là hết sức cần thiết Cho nên chúng tôi chọn đề tài “ Kỹ nănglàm việc nhóm của sinh viên khoa Công Tác Xã Hội-Trường Đại Học Thủ DầuMột” mong muốn cho các bạn sinh viên hiểu hơn về kỹ năng làm việc nhóm quantrọng ra sao, thông qua đó chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm về những khó khăn mà cácbạn gặp phải trong quá trình làm việc nhóm và đưa ra một số biện pháp giúp cácbạn có thể thuận lợi hơn trong quá trình làm việc nhóm.

2 Ý nghĩa đề tài

2.1 Ý nghĩa thực tiễn

Giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm và

có cái nhìn tích cực hơn trong quá trình học tập, phát huy năng lực của mỗi cánhân,trao đổi kiến thức một cách dễ dàng,thuận tiện.Trong quá trình làm việcgiúp sinh viên có kĩ năng giao lưu,chia sẻ làm nền tảng để hoà nhập vào môitrường làm việc sau này.Mặt khác,khi làm việc nhóm các thành viên cần phát huy

sự tự giác,xoá đi mặc cảm,rụt rè,trao đổi một cách cởi mở và thẳng thắng những ýtưởng,kiến nghị của mình với những thành viên khác Hiểu được khó khăn củasinh viên trong làm việc nhóm như không có thời gian, không tập trung vào vấn

đề, sợ làm không đúng, cơ sỡ vật chất không có, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau,không có sự quản lí tốt của nhóm trưởng,…

2.2 Ý nghĩa lý luận

Trang 5

Góp phần làm rõ “ mâu thuẫn là một phần không tránh được trong mối quan

hệ giữa con người với con người Đồng thời thuyết cũng cho rằng xung đột vàmâu thuẫn đóng góp vào sự thay đổi không ngừng của xã hội”.[15]

3 Tổng quan tài liệu

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

- Một số kỹ năng trong làm việc nhóm

- Vai trò của kỹ năng làm việc nhóm

- Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm

- Các yếu tố ảnh hưởng và khó khăn trong làm việc nhóm của sinh viên

- Đề ra một số biện pháp khắc phục

4.3.2 Phạm vi không gian

Trang 6

Trường Đại Học Thủ Dầu Một

4.3.3 Phạm vi thời gian

- Tìm chủ đề: 19/05/2015

- Viết tổng quan: 26/05/2015-12/06/2015

- Viết tiểu luận : 13/06/2015-23/06/2015

5 Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Mục đích nghiên cúu:

Tìm hiểu kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Công Tác Xã Trường Đại Học Thủ Dầu Một, qua đó biết thực trạng về kỹ năng làm việc nhómcủa các sinh viên Từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao-giúp đỡ các bạntham gia làm việc nhóm hiệu quả hơn, khơi dậy khả năng tiềm tàng, tính sáng tạocủa các thành viên.Tăng cường tính hợp tác của sinh viên để có nhiều động lựchoàn thành công việc, năng suất công việc hiệu quả hơn

Hội-5.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 7

+ Thứ hai: thực hiện những giải pháp sau:

Một nhóm hiệu quả là nhóm có sự lãnh đạo tốt;

Một nhóm hiệu quả phải có thông tin hiệu quả;

Một nhóm hiệu quả phải định nghĩa được các vai trò một cách rõ ràng; Một nhóm hiệu quả phải thiết lập được qui trình giải quyết mâu thuẫn;

Một nhóm hiệu quả phải xây dựng được hình mẫu tốt;

Đam mê công việc;…

5.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Tìm hiểu kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên

+ Khảo sát mức độ khả năng làm việc nhóm của sinh viên

+ Tìm hiểu các yếu tố gây khó khăn trong làm việc nhóm của sinh viên, từ đó đưa

ra một số đề suất nhằm nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hệ thống phương pháp sau:

- Phương Pháp Nghiên Cứu Luận: chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tư liệu

có sẵn

- Phương pháp phỏng vấn : nhằm thăm dò trực tiếp tiến trình làm việc nhóm

từ nhiều người khác nhau để thấy rõ những vấn đề mà sinh viên hay mắcphải trong quá trình làm việc là như thế nào

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: lập những câu hỏi trắc nghiệm sát thựctrong làm việc nhóm, những khó khăn, thuận lợi tồn tại trong làm việc theonhóm của sinh viên

- Phương pháp quan sát khoa học: tham gia vào các buổi hoạt động nhómtrong lớp học, các hoạt động trong trường như vui chơi, học tập ngoại khóa,

7 Câu hỏi nghiên cứu

Trang 8

- Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay như thế nào?

- Trong quá trình làm việc nhóm có những khó khăn gì?

- Một nhóm làm việc tốt cần có những tiêu chí gì?

- Giữa học nhóm và học cá nhân thì bạn thích học cái nào hơn?

8 Khung lý thuyết

9 Nội dung dự kiến

Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Công Tác Xã Hội- Trường Đại Học Thủ Dầu Một

Kiến nghị Nguyên nhân

Thực trạng

-Nhà trường nên tổ chức các khóa kỹ năng cho sinh viên, tạo điều kiện môi trường học cho sinh viên,…

- Giảng viên giúp các bạn hiểu làm nhóm là như thế nào và đánh giá không chỉ dựa trên kết quả mà còn vào quá trình làm việc của các bạn

- Sinh viên cần phân nhiệm vụ cho các bạn rõ ràng, tránh trược hợp không làm; các bạn không nên ôm công việc một mình làm; phải có kế hoạch tổ chức nhóm; trau dồi-rèn luyện kỹ năng thường xuyên bằng cách tham gia vào nhiều nhóm

để rút kinh nghiệm cho bản thân…

chưa tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng một cách đúng nhất cho các bạn…

nhìn vào kết quả

mà không quan tâm đến quá trình các bạn đã làm việc như thế nào.

Tạo các bạn tâm lí

ỉ lại,

có ý thức khi làm việc nhóm Chưa

có kỹ năng trong làm nhóm là phải

ra sao, chưa quản

lí nhóm tốt,…

Kỹ năng làm việc

nhóm của sinh viên

hiện nay chưa đạt

Trang 9

- Cơ sở lý luận: dựa vào thuyết xung đột của C.Wright Mills, RalfDahrendoif , Pareto và Collins.

- Kết quả nghiên cứu: biết được kỹ năng làm việc nhóm của các bạn sinh viênchưa toàn diện, các bạn chưa có một hiểu biết rõ ràng thế nào là một nhóm,

NỘI DUNG

CHƯƠNG I.

1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài “kỹ năng làm việc nhóm củasinh viên khoa Công Tác Xã Hội-Trường Đại Học Thủ Dầu Một”

1.1 Khái niệm về kỹ năng

Khi bàn về kỹ năng, tác giả Trần Trọng Thủy cũng cho rằng “Kỹ năng làmặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được các hành động tức là có kỹthuật hành động, có kỹ năng.” [2]

N.D.Levitov quan niệm “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tácnào đó hay một hành động phức tạp bằng cách lựa chọn và áp dụng nhữngcách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” Theo ông,người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắncác cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả Levitov chorằng, để hình thành kỹ năng, con người không chỉ nắm lý thuyết về hànhđộng mà phải biết vận dụng vào thực tiễn.[2]

Các tác giả K.K.Platanov và G.G.Golubev quan niệm là “kỹ năng là nănglực của người thực hiện công việc có kết quả và một chất lượng cần thiếttrong những điều kiện mới và trong khoảng thời gian tương ứng”.[2]

Trang 10

Tương tự X.I.Kixegov cho rằng “ kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả

hệ thống hành động phù hợp với mục đích và điều kiện thực hiện hệ thốngnày” Theo ông, các kỹ năng bao giờ cũng diễn ra dưới sự kiểm tra ý thứcnhiều hay ít Kỹ năng đòi hỏi việc sử dụng những kinh nghiệm đã thu đượctrước đây và những tri thức nhất định nào đó trong các hành động, mà thiếunhững điều này không có kỹ năng.[2]

- Từ điển tiếng Việt (1992) định nghĩa “Kỹ năng là khả năng vận dụng nhữngkiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”[16.tr.157]

- Từ điển Giáo dục học “kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạtđộng phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động

ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”[17.tr.220]

Như vậy, kỹ năng không phải là cái bẩm sinh mà do quá trình hoạt động, rènluyện , vận dụng tri thức và kinh nghiệm vào thực tiễn để đạt được nục đích

đề ra Chỉ có vận dụng vào thực tiễn thật nhiều thì kỹ năng mới hình thành

và tốt hơn

1.2 Khái niệm nhóm

- Theo từ điển tâm lí học của Vũ Dũng “nhóm là cộng đồng có từ hai ngườitrở lên, giữa các thành viên có chung lợi ích và mục đích, có sự tương tác vàảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình hoạt động chung” [18.tr.561]

Trang 11

- Marvin Shaw, nhà tâm lí học phương Tây, ông cho rằng” nhóm là cộng đồngngười có từ 3 người trở lên, giữa họ có sự tác động tương hỗ và ảnh hưởnglẫn nhau, tồn tại trong một thời gian nhất định, cùng nhau thực hiện hoạtđộng chung”

Như vậy, chúng tôi quan niệm nhóm là tập từ 2 người trở lên, có cùng mụctiêu và mục đích, có sự tương tác-hỗ trợ nhau Cùng tham gia các hoạt động,trao đổi, thảo luận các vấn đề mà liên quan đến nhóm Luôn đặt lợi ích củanhóm lên hàng đầu so với lợi ích cá nhân

1.3 Khái niệm sinh viên

Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng Ở đó họđược truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị chocông việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằngcấp đạt được trong quá trình học Quá trình học của họ theo phươngpháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học.1.4 Khoa Công Tác Xã Hội

Khoa Công tác xã hội (CTXH) thành lập theo Quyết định số1885/QĐ-ĐHTDM, ngày 14/11/2013 của Hiệu trưởng trường Đại họcThủ Dầu Một Hiện nay, khoa CTXH trường Đại học Thủ Dầu Một làđơn vị đầu tiên và duy nhất ở tỉnh Bình Dương được phép đào tạongành Công tác xã hội, bắt đầu tuyển sinh từ năm 2011 Đội ngũ

Trang 12

giảng viên của khoa gồm 02 Phó Giáo Sư và nhiều tiến sĩ, thạc sĩđược đào tạo trong và ngoài nước, đào tạo cho gần 500 sinh viên Vịthế của khoa không ngừng được củng cố và nâng cao, thông qua sốlượng sinh viên đăng ký học tăng vượt bậc qua từng năm.

-Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học về CTXH với các

tổ chức, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu trong và ngoài nước.[19]1.5 Trường Đại Học Thủ Dầu Một

Trường Đại học Thủ Dầu Một được thành lập vào năm 2009 theo quyếtđịnh số 900/QĐ-TTg ngày 24/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ

sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương, với mục tiêu phấnđấu trở thành trung tâm đào tạo – nghiên cứu phát triển khoa học côngnghệ, trung tâm văn hóa – giáo dục hàng đầu của tỉnh và khu vực

Trang 13

Trường Đại học Thủ Dầu Một chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22tháng 9 năm 2009, là trường Đại học trọng điểm, chịu sự quản lý nhànước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ủy Ban NhânDân tỉnh Bình Dương là cơ quan chủ quản của trường Đại học Thủ DầuMột.

Trường sẽ tăng cường hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu,các tổ chức ứng dụng khoa học – công nghệ trong nước và ngoài nướcnhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học

Trường Đại học Thủ Dầu Một thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạođại học, sau đại học để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoácủa tỉnh Bình Dương, của nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, cũng như đổi mới và phát triển giáo dục Đại học Việt Nam, nhằmđạt được uy tín ngang bằng với đại học của các nước tiên tiến trong khuvực và thế giới Tổng số HSSV đã được đào tạo, tốt nghiệp là 22.268.Trong đó đào tạo: Giáo viên THCS: 7.530; Giáo viên Tiểu học:9.506;Giáo viên Nhà trẻ-Mẫu giáo: 5.232

a Giai đoạn 1976-1986: 5.421 HSSV

b Giai đoạn 1987-1996: 8.827 HSSV

c Giai đoạn 1997-2006: 8.020 HSSV [14]

2 Cơ sở lý thuyết

Trang 14

“thuyết xung đột” Thuyết xung đột bắt nguồn từ nhà triết học nổi tiếng đồng thời

là một nhà xã hội học người Đức Karl Marx (1818 – 1883 ) Sau ông, các học giả khác như C.Wright Mills, Ralf Dahrendoif , Pareto và Collins…đã phát triển thuyết này sâu hơn

Thuyết xung đột nhấn mạnh mâu thuẫn là một phần không tránh được trong mối quan hệ giữa con người với con người Đồng thời thuyết cũng cho rằng xung đột

và mâu thuẫn đóng góp vào sự thay đổi không ngừng của xã hội Thuyết này chủ yếu dùng để giải thích mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội, giữa người giàu và người nghèo, hoặc giữa nhóm xã hội với nhau [13]

- Một số dạng xung đột:

+ Giữa các thành viên và lãnh đạo

+ Giữa các thành viên trong nhóm

+ Giữa các giới ( nam-nữ)

- Nguyên nhân dẫn đến xung đột

+ Do cạnh tranh nguồn lực, không thống nhất mục tiêu, bị lệ thuộc công việc, khác biệt về nhận thức, ;

+ Do căng thẳng, áp lực tâm lí từ người khác; Do sự phân chia quyền lợi, phân chia nhiệm vụ, vấn đề ưu tiên luôn xảy ra với các thành viên,

+ Tổ chức: Do hệ thống khen thưởng không bình đẳng, do vấn đề quyền lực giữa các thành viên, do môi trường làm việc, ; Do bất đồng quan điểm giữa các bên: vì mỗi cá nhân đều muốn “áp đặt” ý kiến của mình lên trên và cho ýkiến mình là đúng nên xảy ra mâu thuẫn và dẫn đến xung đột; tranh giành quyền lực;

- Ưu điểm của xung dột:

Giải phóng cảm xúc, xây dựng sự hợp tác, giúp cá nhân phát triển; sau xung đột giúp cho mọi người hiểu nhau hơn, và nhận thức của các cá nhân trong nhóm sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tương tác giữa các thành viên và đem lại hiệu quả cao trong công việc Thông qua giải quyết xung đột giúp cho nhóm kiểm tra lại tiến trình làm việc của mình, đồng thời, các nhu cầu, mục tiêu của nhóm sẽ dần thích hợp với các thành viên

+ nhược điểm:

Giải quyết xung đột thường mất nhiều thời gian, tâm lý căng thẳng luôn trong trạng thái strees lo lắng làm sao vượt qua người khác; xung đột kéo dàidẫn đến trì trệ công việc, hơn nữa là có thể phá vỡ nhóm

Ngày đăng: 23/08/2015, 14:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w