1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học nha trang

60 6,1K 36
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 344,31 KB

Nội dung

1.5 Câu hỏi nghiên cứu  Các nhân tố nào tác động tới kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên trường ĐạiHọc Nha Trang?. Ngoài những tác phẩm , bài báo nghiên cứu về những vấn đ

Trang 1

ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Giáo viên hướng dẫn: TS Hà Việt Hùng Sinh viên thực hiện:

Nha Trang, tháng 08 năm 2015

Trang 2

Bên cạnh đó cũng trân trọng gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên trường Đại họcNha Trang đã tham gia trả lời câu hỏi khảo sát để nhóm mình có được đầy đủ thông tin tàiliệu để làm bài báo cáo.

Và cuối cùng nhóm 1 xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến nhà trường- trường Đại học NhaTrang- đã tạo điều kiện và hỗ trợ đầy đủ trang thiết bị để nhóm 1 có cơ hội được học môn họcPhương pháp nghiên cứu khoa học - một môn học hết sức bổ ích và cần thiết giúp ích chosinh viên trong việc học tập và công việc trong tương lai sau khi tốt nghiệp

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

DANH MỤC CÁC HÌNH 6

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 7

1.1 Lý do chọn đề tài 7

1.2 Mục đích nghiên cứu 8

1.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8

1.4 Phạm vi nghiên cứu 8

1.5 Câu hỏi nghiên cứu 8

1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 8

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

2.1 Cơ sở lý luận 9

2.1.1 Lịch sử nghiên cứu kỹ năng 9

2.1.2 Lịch sử nghiên cứu kỹ năng làm việc nhóm 10

2.1.3 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 11

2.1.3.1 Nhóm , hoạt động theo nhóm 11

2.1.3.1.1 Khái niệm nhóm .11

2.1.3.1.2 Các đặc tính cơ bản của nhóm 11

a Chia sẻ mục tiêu 11

b Sự tương tác giữa các thành viên 12

c Có các quy tắc chung 12

d Vai trò của từng thành viên 12

2.1.3.2 Hoạt động học tập theo nhóm 14

a Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực 14

b Sự tiếp xúc trực tiếp thúc đẩy sự hợp tác 15

c Trách nhiệm với tư cách “tôi” và tư cách “chúng ta” 15

d Các kỹ năng trong nhóm nhỏ 15

e Đánh giá làm việc nhóm 16

2.1.3.3 Các mức độ và quá trình hình thành kỹ năng 17

2.1.3.4 Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập 18

Trang 4

2.1.3.4.1 Cấu trúc của KN LVN trong học tập 19

a Kỹ năng lắng nghe 19

b Kỹ năng thuyết trình 20

c Kỹ năng thảo luận 20

d Kỹ năng giải quyết vấn đề 22

e Kỹ năng hợp tác, chia sẻ 22

2.1.4 Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên 23

2.1.4.1 Đặc điểm phát triển tâm lý của sinh viên 24

2.1.4.2 Vai trò của làm việc nhóm trong học tập 26

2.2 Tổng quan nghiên cứu 26

2.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết 29

2.3.1 Mô hình nghiên cứu 29

2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Thiết kế nghiên cứu 30

3.2 Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) 31

3.2.1 Xây dựng thang đo 31

3.2.2 Thảo luận nhóm 31

3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi 32

3.3 Nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng) 32

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu 32

3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 32

3.3.2.1 Đặc trưng của mẫu nghiên cứu 32

3.3.2.2 Phân tích dữ liệu 33

3.3.3 Công cụ phân tích dữ liệu 35

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

4.1 Đánh giá thang đo 35

4.1.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha 35

Trang 5

4.1.1.1Biến độc lập “ khi các thành viên nhóm trình bày” 35

4.1.1.2 Biến độc lập “khi tôi thuyết trình” 35

4.1.1.3 Biến độc lập “khi tham gia thảo luận nhóm” 36

4.1.1.4 Biến độc lập “ khi giải quyết vấn đề của nhóm ” 36

4.1.1.5 Biến độc lập “Khi tham gia làm việc nhóm” 37

4.1.1.6 Biến phụ thuộc “Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập” 37

4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 38

4.1.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập 38

4.1.2.2 Các giả thuyết điều chỉnh 42

4.1.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc 43

4.1.3 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 43

4.2 Phân tích thống kê mô tả 46

4.2.1 Thống kê mô tả kỹ năng lắng nghe 46

4.2.2 Thống kê mô tả kỹ năng thuyết trình 46

4.2.3 Thống kê mô tả biến phụ thuộc kỹ năng làm việc nhóm 47

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

5.1 Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu của nghiên cứu 47

5.2 Một số đề xuất giải pháp và kiến nghị giúp sinh viên trường Đại Học Nha Trang có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả hơn 59

5.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

PHỤ LỤC 53

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.2.3 : Mức độ và ý nghĩa của thang đo 32

Bảng 3.3.2.1: Mô tả đặc trưng của mẫu nghiên cứu 33

Bảng 3.3.2.2: Mã hóa các biến quan sát 33

Bảng 4.1.1.1: Hệ số Cronbach alpha của Biến độc lập khi tham gia làm việc nhóm 35

Bảng 4.1.1.2: Hệ số Cronbach alpha của Biến độc lập khi tôi thuyết trình 36

Bảng 4.1.1.3: Hệ số Cronbach alpha của Biến khi tham gia thảo luận nhóm 36

Bảng 4.1.1.4: Hệ số Cronbach alpha của Biến khi giải quyết vấn đề của nhóm 37

Bảng 4.1.1.5: Hệ số Cronbach alpha của Biến độc lập khi tham gia làm việc nhóm 37

Bảng 4.1.1.6: Hệ số Cronbach alpha của biến Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập 38

Bảng 4.1.2.1: KMO and Bartlett's Test 38

Bảng 4.1.2.2: Bảng Rotated Component Matrix 39

Bảng 4.1.2.3: Bảng tóm tắt cơ cấu thang đo các kỹ năng 42

Bảng 4.1.2.4: KMO and Bartlett's Test biến phụ thuộc 43

Bảng 4.1.2.5 : Kết quả hồi quy của mô hình 44

Bảng 4.1.2.6 : Kết quả các hệ số hồi quy trong mô hình 44

Bảng 4.1.2.7 : Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết 45

Bảng 4.2: Khoảng giá trị của thang đó và ý nghĩa 46

Bảng 4.2.1: Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố Kỹ năng lắng nghe 46

Bảng 4.2.2: Thống kê mô tả các biến quan sát của nhân tố Kỹ năng thuyết trình 47

Bảng 4.2.3: Thống kê mô tả các biến quan sát của biến phụ thuộc Kỹ năng làm việc nhóm

trong học tập 47

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Đặc điểm của hoạt động 24

Hình 2: Mô hình nghiên cứu Kỹ năng làm việc nhóm 29

Hình 3: Quy trình nghiên cứu 31

Hình 4: Mô hình mới 41

Hình 5: Kết quả kiểm định mô hình hồi quy 45

Trang 7

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay đang đứng trước muôn vàn thời cơ vàthách thức, điều này đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam trong việc nâng caochất lượng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài Song song với việc nâng cao chất lượng trong việcđào tạo thì sinh viên cũng là đối tượng cần phải năng động và sáng tạo để tiếp thu những kiếnthức, phương pháp học tập mới mẻ Ở bậc đại học thì phương pháp làm việc theo nhóm đượcbiết đến như là một phương pháp học tập khá phổ biến Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm gầnnhư không thể tách rời với sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành kinh tế, nó có thể coinhư là hành trang mang theo khi sinh viên ra trường Nó đã trở thành một trong những tố chấtrất quan trọng đối với những ứng viên muốn thành công Các doanh nghiệp tuyển nhân viênluôn yêu cầu ứng viên có khả năng làm việc theo nhóm Đây cũng là lý do mà rất nhiều cáccông ty hiện nay, đặc biệt là các công ty nước ngoài yêu cầu ứng viên phải có khả năng làmviệc theo nhóm Nhận thấy mức độ quan trọng của công việc làm nhóm, nhóm chúng tôi đãquyết định chọn đề tài này để nghiên cứu Ngoài những những lí do nêu trên, theo nhóm còn

có những lí do khác của lợi ích khi làm việc nhóm đó là một hoạt động quen thuộc và thiếtthực đối với sinh viên Trong môi trường học tập và làm việc đều đòi hỏi kỹ năng làm việcnhóm Việc phân chia công việc khi làm việc nhóm sẽ giảm bớt áp lực công việc cho mỗi cánhân, đồng thời tiết kiệm thời gian cho cả tập thể, tạo hiệu quả cao hơn trong công việc Cùngvới sự hợp tác của nhiều người, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều ý tưởng sáng tạo, đề tài sẽđược khai thác triệt để, khắc phục được những trở ngại khi làm việc cá nhân Ngoài ra, làmviệc nhóm còn giúp sinh viên phát triển trên nhiều phương diện: về tri thức, tư duy (tiếp thu ýkiến, đưa ra đề xuất thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với nhau, lĩnh hội được nhiều kiến thứcmới, phát huy tính sáng tạo,…), hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp (kỹ năng lắng nghe, thuyếttrình, giải quyết vấn đề,…) Bên cạnh đó, làm việc nhóm còn phát triển các mối quan hệ xãhội thông qua việc giao lưu, giao tiếp với nhiều thành viên trong nhóm và về nhân cách chẳnghạn như phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân…

Có một kỹ làm việc nhóm tốt là hết sức cần thiết đối với tất cả các sinh viên không riêng gìkhoa kinh tế, vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về tình hình làm việc theo nhóm của sinh viên làđiều rất cần thiết

Những lý do trên là động lực thôi thúc nhóm quyết định nghiên cứu đề tài “KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG” Hy vọng đề tài

nghiên cứu của nhóm sẽ giúp cho các bạn sinh viên có thể nâng cao kỹ năng làm việc nhóm

Trang 8

hơn để từ đó tìm ra phương pháp học tập và cách làm việc nhóm hiệu quả trong môi trườngĐại học.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích:

 Khảo sát thực trạng biểu hiện kĩ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên trường Đạihọc Nha Trang

 Xây dựng mô hình, thang đo và kiểm định các giả thuyết về kỹ năng làm việc nhóm của sinhviên với các nhân tố đề xuất

 Khuyến khích các sinh viên trường Đại Học Nha Trang làm việc và học tập theo nhóm

 Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại Học Nha Trang thông qua việc đề

ra phương pháp học tập và làm việc theo nhóm phù hợp trong môi trường Đại Học, nhằmgiúp sinh viên phát huy tối đa năng lực cá nhân Tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp ratrường có thể hòa nhập tốt trong môi trường làm việc nhóm của doanh nghiệp

1.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu các biểu hiện trong kỹ năng làm việcnhóm của sinh viên trường Đại Học Nha Trang

 Khách thể nghiên cứu: Khảo sát được thực hiện trên các sinh viên trường Đại Học Nha Trang

từ các khóa K53, K54, K55, K56

1.4 Phạm vi nghiên cứu

 Nghiên cứu được thực hiện ở trường Đại Học Nha Trang trong khoảng thời gian từ tháng7/2015 đến tháng 8/2015

1.5 Câu hỏi nghiên cứu

 Các nhân tố nào tác động tới kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên trường ĐạiHọc Nha Trang?

 Thực trạng nhận thức về kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại Học Nha Trang?

 Ý thức của mỗi sinh viên đối với việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm ra sao?

 Mức độ hiểu biết của sinh viên về các kỹ năng bộ phận của kỹ năng làm việc nhóm ?

1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu:

 Giúp người học hoạt động các kỹ năng nhóm cần thiết

 Giúp sinh viên rèn luyện tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫnnhau

 Góp phần làm tăng hiệu quả học tập của sinh viên, rèn luyện cho sinh viên có khả năng tựhọc, thói quen và niềm say mê học tập suốt đời

 Tạo điều kiện cho sinh viên khi ra trường có thể hòa nhập tốt với môi trường làm việc

Trang 9

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lịch sử nghiên cứu kỹ năng

Kỹ năng là một trong những yếu tố giúp cho con người hoạt động có hiệu quả Do đó, vấn đềnghiên cứu kỹ năng đã được các nhà tâm lý học nghiên cứu từ lâu dưới nhiều góc độ khácnhau

- Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristot (384-322) đã xem kỹ năng như một phẩm chất, mộtphần phẩm hạnh của con người Ông cho rằng nội dung phẩm hạnh là “biết định hướng, biếtlàm việc, biết tìm tòi”

- Thế kỷ 19, các nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J Rutxo (Pháp), K.D.Usinxki (Nga),L.A.Kômenxki (Tiệp Khắc) cũng đã đề cập đến kỹ năng trí tuệ của học sinh và con đườnghình thành kỹ năng này

Tuy nhiên, từ thế kỷ 19 trở về trước vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống.Chỉ bắt đầu từ thế kỷ 20, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trên toàn thếgiới, kỹ năng trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng mang ý nghĩa thựctiễn cao

Nhưng nhìn chung việc nghiên cứu xuất phát từ hai quan điểm :

- Nghiên cứu kỹ năng trên cơ sở của tâm lý học hành vi mà đại diện là các tác giả: J.B.Oatson,B.F.Skiner, E.L.Toocđai, E.Tomen…

- Nghiên cứu kỹ năng trên cơ sở tâm lý học hoạt động mà đại diện là các nhà tâm lý học Liên

Xô (cũ) Điểm qua lịch sử nghiên cứu kỹ năng của các nhà tâm lý học, giáo dục học Xô viếtcho thấy có hai hướng chính sau:

+ Hướng thứ nhất: nghiên cứu kỹ năng ở mức độ khái quát Đại diện cho hướng nghiêncứu này có các tác giả: P.Ia.Galperia, P.V.Petropxki, V.X.Cudin, K.K.Platonov…Các tác giả

đã đi sâu nghiên cứu bản chất khái niệm kỹ năng, các qui luật hình thành và mối liên hệ giữa

kỹ năng và kỹ xảo

+ Hướng thứ hai: nghiên cứu kỹ năng ở mức độ cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau, như:

Trang 10

* Trong lĩnh vực lao động công nghiệp; V.V.Tsebbuseva (1973), V.G.Look (1980),E.A.Milerian (1979)…Các tác gải nghiên cứu kỹ năng trong mối quan hệ giữa con người vớimáy móc, công cụ, phương tiện lao động.

* Trong lĩnh vực hoạt động sư phạm: N.D.Lêvitov(1970), X.I.Kixegof(1976), G.X.Kaxchuc(1978), N.A.Menchinxcaia (1978)…

* Trong lĩnh vực hoạt động tổ chức: N.V.Cudomina (1976), L.T.Tiuptia (1987)…

Mặc dù nghiên cứu kỹ năng ở các hướng khác nhau nhưng các tác giả không có những quanđiểm trái ngược nhau về khái niệm kỹ năng mà những quan điểm đó thường bổ sung chonhau

2.1.2 Lịch sử nghiên cứu kỹ năng làm việc nhóm

Trong những thập kỷ gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng thuộc các lĩnh vựchoạt động cụ thể được các nhà tâm lý học và giáo dục học Việt Nam quan tâm Về kỹ nănglao động có Trần Trọng Thủy, Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Huân…Về kỹ năng sư phạm cóNguyễn Như An, Nguyễn Ngọc Bảo…Về kỹ năng giao tiếp có Nguyễn Thạc, Hoàng Anh…

Về kỹ năng học tập của sinh viên có Hà Thị Đức, Trần Quốc Thành…

Cùng với sự thay đổi hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trò của người học đượcphát huy tích cực tối đa Học theo nhóm là một trong những hình thức học tập phát huy tíchcực của người học, dạy học hướng về người học Vì thế , học theo nhóm trở nên rất phổ biến,đóng vai trò không thể thiếu ở trường đại học

Ngoài những tác phẩm , bài báo nghiên cứu về những vấn đề này như “Phương pháphọc tập theo nhóm” của TS.Trần Thị Thu Mai, trường đại học sư phạm tp.Hồ Chí Minh,

“Làm việc theo nhóm- một phương pháp học phát huy sức mạnh tập thể” của Phạm ThịHuyền, luận văn thạc sĩ Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang “Khảo sát và đánh giá một số kỹ năngtương tác trong tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường Đại học Tiền Giang” (2006) vàluận văn thạc sĩ của Kiều Ngọc Quý “Tổ chức học hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả dạy họctheo nhóm” (2009)

Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập củasinh viên Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề này càng trở nên cần thiết, góp phần vào việc rènluyện kỹ năng cho sinh viên, đáp ứng xu hướng giáo dục đào tạo ở bậc đại học hiện nay

Trang 11

2.1.3 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

2.1.3.1 Nhóm, hoạt động theo nhóm

2.1.3.1.1 Khái niệm nhóm

Khi nghiên cứu về nhóm, các tác giả đưa ra quan điểm như sau:

-Theo từ điển tâm lý học của Vũ Dũng “nhóm là cộng đồng có từ hai người trở lên, giữacác thành viên có chung lợi ích và mục đích, có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quátrình hoạt động chung”[11,tr.561]

-Theo A.V.Petrovxki thì “nhóm là một cộng đồng người thống nhất với nhau trên cơ sởmột hay một số dấu hiệu chung có quan hệ với việc thực hiện hoạt động chung và giao tiếpcủa họ”[40,tr.76]

-Với Marvia Shaw, nhà tâm lý học phương Tây,ông cho rằng “nhóm là cộng đồng người

có từ 3 người trở lên, giữa họ có sự tác động tương trợ và ảnh hưởng lẫn nhau, tồn tại trongmột thời gian nhất định, cùng nhau thực hiện hoạt động chung”[40,tr.76]

-Theo Trần Hiệp “nhóm là một cộng đồng có từ hai người trở lên, giữa họ có sự tươngtácvà ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung”[18,tr68]

-Ngoài ra, còn một số quan điểm khác về nhóm như “nhóm là một tổ chức bao gồmnhững thành viên được thành lập và tồn tại vì mục đích chung [36,tr330] hay “nhóm là tậphợp những cá nhân có các khái niệm bổ sung cho nhau, cùng nhau cam kết chịu trách nhiệmthực hiện một số mục tiêu chung”[25,tr.13]

-Như vậy, chúng tôi quan niệm nhóm là tập hợp hai người trở lên, giữa học có sự tươngtác lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung, nhằm được mục tiêu chung của nhóm

2.1.3.1.2 Các đặc tính cơ bản của nhóm

-Theo tâm lý học Xô Viết, tính thống nhất của nhóm dựa trên những dấu hiệu: đặc điểmhoạt động chung, thuộc tính xã hội hoặc giai cấp, đặc điểm tổ chức, mức độ phát triển đặcbiệt là “sự tồn tại của nhóm không tách rời hoạt động”[18,tr.67]

-Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh, nhóm phải có đủ 4 yếu tố:

a Chia sẻ mục tiêu

Trang 12

Một tập hợp người không thể được xem như một nhóm nếu họ không có cùng mục tiêu

và cùng chia sẽ trách nhiệm để cùng đạt được mục tiêu đó Khi trong tập thể người ta khôngthể chia sẽ mục tiêu thì lại có sự phân hóa thành nhiều nhóm Mục tiêu chung là điểm qui tụcác thành viên trong nhóm, mục tiêu cũng chính là động lực, là kim chỉ nam cho nhóm hoạtđộng Mục tiêu giúp các thành viên giải viết mẫu thuẫn và xác định cách làm việc của nhóm.Khi tham gia xây dựng mục tiêu chung , các thành viên trong nhóm sẽ thấy hứng thú và họđều cố gắng để đạt được

b Sự tương tác giữa các thành viên

Đây là yếu tố cơ bản LVN Để trở thành một nhóm, các thành viên cần có mối quan hệ

“mặt giáp mặt” kéo dài trong một thời gian nhất định Họ giao tiếp và ảnh hưởng lẫn nhau Họgiao tiếp với nhau bằng lời nói hay ngôn ngữ cơ thể Sự tham gia tích cực của nhóm viên sẽđem lại sự thỏa mãn và gắn bó với nhóm Tương tác phải hai chiều, chính tương tác là yếu tốchủ yếu làm thay đổi hành vi con người Trong tiếp xúc họ càng gắn bó với nhau thì nhómcàng dễ dàng đạt được mục đích chung, Chất lượng của tương tác mang ý nghĩa rất lớn vì nólàm tăng cường hiệu quả LVN

c Có các quy tắc chung

“Những quy định chung của nhóm là đặc tính quan trọng nhất trong việc giúp cho nhóm ổn định

và vận hành một cách có hiệu quả”[36,tr.335] Tập thể nào khi làm việc chung cũng cần xây dựngnội quy để mọi người tuân theo

Quy tắc là các luật lệ hướng dẫn hành vi mà nhóm đặc ra Những quy tắc có thể đượcthông báo, xác định một cách chính thức hoặc có khi được nhóm viên mặc nhiên chấp nhậnkhông cần hình thức Đối với các quy tắc này thì không thể áp đặt mà qua quá trình gắn bóvới nhau, các thành viên sẽ phát hiện và tuân thủ

d Vai trò của từng thành viên

Mọi cá nhân của nhóm có những vai trò riêng góp phần giúp nhóm hoạt động hiệu quả.Thường thì các vai trò là kết quả của quá trình phân chia trách nhiệm dựa vào khả năngchuyên môn cũng như những điều kiện khác Vai trò là khuôn mẫu các hành vi quen thuộc mà

cá nhân phát triển để phục vụ nhóm các vai trò này có thể thành nếp tùy đặc tính nhân cáchcủa nhóm viên và nhu cầu chung của nhóm Vì thế vai trò không luôn ở thế tĩnh mà ở thếđộng tùy phát triển để phục vụ nhóm Các vai trò này từ từ có thể thành nếp tùy đặc tính nhâncánh của nhóm viên và nhu cầu chung cầu chung của nhóm.Vì thế vai trò không luôn ở thế

Trang 13

tĩnh mà ở thế động tùy vào các tình huống khác nhau Một thành viên cùng một lúc có thể giữnhiều vai trò.

Rõ ràng, nếu chỉ tập hợp một số lượng người nào đó mà giữa họ không có mục tiêuchung, không có sự tương tác, không có sự chia sẽ nghĩa là “giữa họ không có hoặc độngchung thì đó không phải là nhóm mà là đám đông”[40,tr77], LVN tạo nên sự liên kết, thúcđảy tinh thần hợp tác, phụ thuộc giữa cá thành viên; mọi người cần cố gắn thể hiện tốt vai tròcủa mình: cùng chia sẽ trách nhiệm, cùng nhau hỗ trợ và cam kết giải quyết vấn đề chung củanhóm Khi cả nhóm hoạt động hiệu quả nhất là khi các cá nhân cùng đồng lòng phối hợp ăn ýhướng về một mục đích

Vì vậy, làm việc nhóm không hẳng chỉ là làm việc với nhiều người, làm việc nhím khácvới làm việc đông người, chúng ta so sánh sự khác biệt đó sau đây;

1 Các thành viên làm việc tương tác lẫn

nhau Họ hiểu rõ mục tiêu của nhóm

chỉ đạt két quả tốt hất bằng cánh hỗ trợ

cho nhau

2 Các thành viên cam kết chịu trách

nhiệm phần việc cảu mình trong nhóm

3 Họ đống góp kinh nghiệm tài năng của

mình vào sự thành công của cả nhóm

4 Các thành viên trung thực bọc lộ ý

kiến, tôn trọng lắng nghe người khác ,

đặc câu hỏi và sẵn sàng thay đổi quan

điểm

5 Các thành viên bình đẳng trong việc

bàn bạc đưa ra cánh giải quyết vấn đề

Mọi thành viên đều mong muốn cùng

nhau giải quyết vấn đề đó

1 Các thành viên làm việc độc lậpthường không có mục tiêu chung theokiểu “mạnh ai nấy làm”

2 Các thành viên chỉ tập trung vào côngviệc của bản thân, họ không liên quanđến mục tiêu của đám đông đó

3 Họ chỉ hoàn thành nhiệm vụ củamình, không biết hoặc không để ýđiều người khác

4 Các thành viên không tin tưởng nhau.Nếu có ý tưởng họ thường giữ riêngcho mình không chia sẽ, không dónnhạn sự gợi ý cảu người khác

5 Họ cảm thấy phiền lòng khi bất đồngquan diểm, họ không tham gia vàoviệc giải quyết vấn đề và không hề có

sự ủng hộ nào để giúp họ giải quyết

Trang 14

vấn đề

2.1.3.2 Hoạt động học tập theo nhóm

Khi nghiên cứu về hoạt động học tập nhóm, có các định nghĩa sau :

- A.T.Francisco (1993): hoạt động học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theophương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập.Người học trao đổi ý tưởng và kiến thức với các thành viên khác của nhóm… các thành viêntham gia tích cực và hợp tác với nhau để lĩnh hội kiến thức và kỹ năng mới

- Theo Slavin “nhóm học tập là một nhóm nhỏ bao gồm năm bảy học sinh… Sau khi giáoviên hướng dẫn, nêu ra mục đích của đề tài và phân phát các tài liệu… sau khi đọc tài liệu vàthay nhau đặt câu hỏi để bạn trả lời, cả nhóm đưa ra ý kiến và nhận định về nội dung và mụcđích của đề tài”

- Hoạt động học tập theo nhóm là hình thức người cùng nhau hợp tác trong nhóm để hoànthành công việc chung Học tập theo nhóm không đơn thuần là chia người học thành từngnhóm để cùng giải quyết một cấu hỏi khò mà một học sinh bình thường không thể giải quyếtđược, mà người học phải cùng nhau hợp tác trong học tập để hoàn thành công việc chung Như vậy, qua quan điểm của các tác giả về hoạt động học tập theo nhóm, có thể thấy “hoạt động học tập theo nhóm cũng là hình thức hợp tác” Học hợp tác là một quan điểm họctập rất phổ biến và đem lại hiệu quả giáo dục cao Quan điểm học tập này yêu cầu sự thamgia, đóng góp trực tiếp của người học vào quá trình học, đồng thời yêu cầu họ phải làm việccùng nhau để đạt được kết quả học tập chung

Học hợp tác theo David Johnson và Roger Johnson (1999) phải hội tụ các yếu tố sau:

a Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực: các thành viên trong nhóm phải cùng

nhau làm việc để đạt mục tiêu chung Yếu tố này giúp các thành viên hiểu rằng đóng góp củamỗi cá nhân là một yếu tố góp phần làm nên thành công của nhóm Mỗi người phải có tráchnhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao để cả nhóm hoàn thành nhiệm vụ chung Kết quả họctập của cả nhóm là công sức đóng góp của mỗi thành viên Mỗi thành viên không chỉ hoànthành nhiệm vụ của mình mà còn phải tham gia giúp đỡ các thành viên khác để cùng nhauhoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm “Sự phụ thuộc lẫn nhau” tồn tại khi các thành viên

Trang 15

trong nhốm gắn kết với nhau theo kiểu một cá nhân không thể thành công khi các thành viênkhác thất bại Trong thực tế, khi yếu tố này không tồn tại , các thành viên trong nhóm không

có cảm giác rằng họ đang làm việc chung, nên dễ dẫn đến cạnh tranh hay làm việc riêng lẻ.Ngoài ra, “sự phụ thuộc” này còn giúp các thành viên biết quân tâm đến ý kiến của nhaunhiều hơn và giao tiếp hiệu quả hơn Nếu một người trong nhóm không hoàn thành tráchnhiệm của mình, cả nhóm phải cùng chịu trách nhiệm

b Sự tiếp xúc trực tiếp thúc đẩy sự hợp tác: giúp đỡ nhau học tập, ủng hộ những

thành công và cố gắng của nhau Các thành viên trong nhóm phải gặp nhau thường xuyên đểthảo luận nhiệm vụ chung của nhóm Trong các buổi thảo luận này, mọi người khuyến khích,động viên nhau cùng tham gia, cùng chia sẻ, giúp nhau cải thiện kết quả học tập hoặc tìm racác nguồn tài liệu cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ chung Đây là cơ hội để các thành viêntiếp xúc với nhau nhiều hơn, lắng nghe người khác và đóng góp ý kiến của mình

c Trách nhiệm với tư cách “tôi” và tư cách “chúng ta”: mỗi thành viên phấn đấu cho

mình và nhóm Mỗi cá nhân phải hiểu họ được tính điểm dựa trên đóng góp của mình chonhóm, điều này giúp các thành viên chia đều trách nhiệm cùng nhau mà khồn đùn đẩy tráchnhiệm cho nhau Khi các thành viên có trách nhiệm với nhau, họ sẽ cùng nhau tạo nên độnglực khuyến khích nhau học tốt hơn Mỗi thành viên chỉ được công nhận khi có đóng góp chonhóm Khi thành tích cá nhân được nhóm công nhận, họ sẽ nổ lực hơn và phấn đấu nhiều hơncho thành công chung của nhóm

d Các kỹ năng trong nhóm nhỏ: bao gồm kỹ năng giao tiếp và kỹ năng học nhóm

như cách trình bày một quan điểm, biết chia sẻ nguồn thông tin, tài liệu hay thuyết phục ngườikhác hòa giải các ý kiến bất đồng, cùng nhau đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề chungcủa nhóm Để đạt được lợi ích khi học nhóm, người học buộc phải có những kỹ năng này.Nhiều nghiên cứu cho thấy những người học có đủ các kỹ năng trên, họ luôn có tinh thần hợptác và sẵn sàng giúp đỡ người khác Ngược lại, khi không có những kỹ năng giao tiếp thíchhợp, họ thường gặp khó khăn trong quá trình làm việc chung, thiếu tự tin và luôn tạo ra nhữngbất đồng Một trong những lý do khiến cá nhân bị đẩy ra khỏi nhóm là do họ thiếu kỹ nănggiao tiếp

Những kỹ năng giúp cá nhân giao tiếp và làm việc có hiệu quả trong nhóm:

*Kỹ năng cá nhân:

- Nghe chủ động (nghe và góp ý kiến)

Trang 16

- Nhận xét công bằng.

- Có trách nhiệm với hành vi của mình

- Biết phê phán, giải quyết bất đồng trên tinh thần xây dựng

*Kỹ năng nhóm nhỏ:

- Biết thay phiên nhau khi thảo luận

- Biết chia sẻ công việc

- Biết tham gia các quyết định dân chủ

-Biết hiểu quan điểm của người khác

-Biết phân biệt ý kiến đóng góp khác nhau của các thành viên

Đây là những kỹ năng không thể thiếu được và giúp người học thành công khi làm việcnhóm, nếu không sẽ dễ xảy ra tình trạng người học chỉ đơn giản là ngồi cạnh nhau, làm việc

cá nhân chứ nhân chứ không cùng nhau học và làm việc hợp tác

Ngoài ra, khi hợp tác để hoàn thành mục tiêu chung mọi thành viên cảu nhóm cần phải:

- Tìm hiểu và tin tưởng nhau

- Trao đổi thông tin chính xác

- Cho và nhận sự giúp đỡ của nhau

- Giải quyết bất đồng trên tinh thần xây dựng

Sinh viên chỉ thật sự hợp tác cùng nhau trong học tập và thành công khi họ được dạy,trải qua quá trình luyện tập và được khuyến khích áp dụng những kỹ năng này trong họcnhóm

e Đánh giá làm việc nhóm: đây là yếu tố quan trọng trong quá trình làm việc nhóm vì

dựa vào đó nhóm biết được họ đang làm việc như thế nào và làm sao để duy trì cách làm việchiệu quả Khi các thành viên tham gia đánh giá đóng góp của cá nhân cho hoạt động chungcủa nhóm, nó sẽ thúc đâye các thành viên phát huy năng lực cao hơn, khi các thành viên đượcđánh gía thường xuyên họ sẽ phải chú ý để giao tiếp hiệu qua hơn Ngoài ra ,quá trình đánggiá nhóm còn giúp các thành viên duy trì các quan hệ làm việc hiệu quả và phát triển các kỹnăng học nhóm

Trang 17

Như vậy, học theo nhóm chỉ mang tính hợp tác khi người học tham gia vào các hoạtđộng chung của nhóm Việc học tập của nhóm mang tính hợp tác là tranh đua Mục đích họctập là lý do chính cho sự tồn tại của nhóm Công việc của nhóm sẽ không hoàn thành nếukhông có sự đóng góp tích cực của từng cá nhân Thành viên trong nhóm phải nhận thức rằng

nổ lực của mỗi cá nhân là điều kiện thiết yếu cho sự thành công của nhóm và của chính họ Vìthế họ phải dựa vào nhau, hỗ trợ nhau, cùng nhau bàn bạc trao đổi thông tin cũng như quanđiểm riêng của mình và biết vận dụng các kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá đẻ giải quyếtvấn đề, hoàn thành công việc được giao

Trong học tập hợp tác, mục tiêu hoạt động là chung của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhânđược phân công một nhiệm vụ cụ thể, mỗi người đều có trách nhiệm riêng của mình Làmviệc nhóm phải được tổ chức sao cho mỗi người đều đóng góp tích cực vào hoạt động chungcủa nhóm Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng thành viên sẽ tạo điều kiện tối

đa cho sự hoàn thiện của mỗi cá nhân sẽ đóng góp cho thành công của nhóm Người học chỉhọc tốt hơn và đạt thành tích cao hơn khi làm việc trong nhóm được tổ chức với đầy đủ cácyếu tố trên

Trên cơ sở lý luận đã phân tích về nhóm, làm việc nhóm và hình thức học tập theonhóm, chúng tôi xác định: Làm việc nhóm trong học tập chính là hình thúc học tập theonhóm mà ở đó các thành viên trong nhóm phải hợp tác cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ họctập

Làm việc nhóm trong học tập chỉ đạt hiệu quả khi các thành viên trong nhóm biết:

- Xác định mục tiêu chung của nhóm

- Lắng nghe và chấp nhận người khác

- Trình bày quan điểm của mình

- Thảo luận và giải quyết vấn đề chung của nhóm

- Hợp tác và chia sẻ

2.1.3.3.2 Các mức độ và quá trình hình thành kỹ năng

Theo quá trình KN hình thành qua 5 giai đoạn

- Mức 1: có KN sơ đẳng , hành động được thực hiện theo cách thử và sai, dựa trên vốn hiểubiết và kinh nghiệm

Trang 18

- Mức 2: biết cách thực hiện hành động nhưng không hiệu quả.

- Mức 3: có những KN chung nhưng còn mang tính rời rạc, riêng lẻ

- Mức 4: có những kỹ năng chuyên biệt để hành động

Mức 5: vận dụng sang tạo những kỹ năng đó trong các tình huống khác nhau

Quá trình hình thành kỹ năng gồm 3 bước:

- Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích,cách thức và điều kiện hành động

- Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử mẫu

- Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện hành động nhằm đạt được mục đích đề ra

Mục đích là kết quả của hành động, định hướng cho hành động Nếu dừng lại ở đây thì chưa có kỹ năng, chỉ là lý thuyết tri thức về hành động

Giai đoạn làm thử theo mẫu tiến tới hình thành KN, giúp con người đối chiếu với tri thức, tiến hành thao tác để giảm bớt sai sót trong quá trình hành động để đạt kết quả

Cuối cùng muốn có KN con người phải luyện tập Giai đoạn này, các tri thức được cũng cốnhiều lần, các thao tác được ôn luyện các hệ thống, kết quả của hành động đạt được một cách chắc chắn hơn KN chỉ thực sự ổn định khi người ta hành động có kết quả trong những điều kiện khác nhau Việc luyện tập đạt được kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện luyện tập, đặt biệt là sự nỗ lực của cá nhân

Như vậy quá trình hình thành KN là quá trình hành động và luyện tập hành động trong thực tiễn đa dạng

2.1.3.4 Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập

Kỹ năng làm việc nhóm (KN LVN) trong học tập là khả năng vận dụng những tri thức và những kinh nghiệm đã có về làm việc nhóm Các thành viên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau

để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đến một mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể

Kỹ năng làm việc nhóm trong học tập được hình thành trước hết từ việc nhận thức đúngđắn về làm việc nhóm trong học tập, các thao tác kỹ thuật để thực hiện công việc, sau đó làphải thực hành và rèn luyện trong thực tiễn

2.1.3.4.1 Cấu trúc của KN LVN trong học tập

Trang 19

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận các vấn đề liên quan đến kỹ năng, nhóm và làm việc nhóm trong học tập, cũng như xuất phát từ mục đích và yêu cầu làm việc nhóm , chúng tôi cho rằng

kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên là một hệ thống cấu trúc, bao gồm các kỹ năng bộ phận sau:

Lắng nghe chính là chìa khóa của truyền thông khi tham gia LVN Biết lắng nghe, nghĩa làchú tâm vào ý kiến của các thành viên trong nhóm, chúng ta mới hiểu rõ tại sao và do đâu cónhững quan điểm khác biệt cũng như những hạn chế, qua đó chúng ta mới có thể đóng góp ýkiến xây dựng để các ý kiến trong nhóm được hoàn thiện hơn Lắng nghe cũng giúp ta thu thậpđược nhiều thông tin hơn, là cơ sở để ra quyết định và giải quyết vấn đề của nhóm một cáchkhoa học, khách quan

Lắng nghe không chỉ là tiếp nhận thông tin từ người nói, mà người nghe còn phân tíchtheo hướng tích cực, phản hồi bằng thái độ tôn trọng ý kiến của người nói dù đó là ý kiến tráingược với quan điểm của bản thân, không phê phán mà trái lại phải biết khuyến khích, khơidậy sự tự tin phát biểu ý kiến của người khác

Như vậy, biểu hiện của người có KN lắng nghe:

- Ngừng nói

- Biết chờ đến lượt

- Thể hiện cho người nói thấy rằng bạn muốn nghe

- Tránh những việc làm gây mất tập trung

- Đồng cảm với người nói

Trang 20

Với sự phân công của nhóm, các thành viên sẽ chuẩn bị đề tài, chủ động tìm kiếm tàiliệu liên quan… để trình bày trước nhóm hoặc lớp Thuyết trình thành công khi người nói cókhả năng diễn đạt ý tưởng của mình, biết cách trình bày ý kiến của mình về một vấn đề, phântích vấn đề cho mọi người hiểu đúng, biết cách chứng minh và bảo vệ ý kiến của mình Ngoài

ra, bài thuyết trình thành công sẽ tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhận thức, tình cảm, ý chí vàhành động của người nghe

Để thuyết trình thành công, người trình bày phải:

- Xác định mục tiêu trình bày

- Chuẩn bị nội dung đầy đủ

- Lập dàn ý tóm tắt

- Chuẩn bị các câu hỏi có liên quan

- Luôn giao tiếp với người nghe thông qua hệ thống phi ngôn ngữ

c Kỹ năng thảo luận

Thảo luận là phần tất yếu tạo nên hoạt động học tập theo nhóm , là hình thức các thànhviên trong nhóm cộng tác với nhau để trao đổi ý tưởng, quan điểm, chia sẻ nguồn thông tin đểcùng nhau hình thành cách giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận Thảo luận nhóm khắc phục tình trạng thụ động, lười suy nghĩ và thiếu hẳn sự phản hồi

từ phía người học Khi những vấn đề được nhóm đưa ra thảo luận, bàn bạc đòi hỏi các thànhviên phải tự sưu tầm tài liệu, phải động não cố gắng tìm hiểu và đưa ra ý kiến của mình, cùngnhau giải quyết nhiệm vụ học tập Qua đó, hình thành ở SV khả năng tìm tòi, quan sát, sosánh, nghiên cứu tài liệu, nhận xét, đánh giá, tổng hợp và sáng tạo Ngoài ra, tinh thần hợptác, thông cảm, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau cũng được phát huy giữa các thành viên trong

Trang 21

Nhờ không khí thảo luận cởi mở, sôi nổi sẽ tạo cơ hội cho các thành viên nhút nhátmạnh dạn hơn khi trình bày ý kiến của mình, học được cách tôn trọng và lắng nghe ngườikhác, tạo cho SV sự tự tin hứng thú trong học tập Hơn nữa, thảo luận nhóm sẽ làm cho kiếnthức của SV bớt phần chủ quan, phiến diện, ngược lại sẽ tăng tính khách quan và khoa học,kiến thức trở nên sâu sắc bền vững, dễ nhớ và nhớ lâu hơn

Thảo luận có rất nhiều loại khác nhau, bao gồm các thảo luận mà người tham gia phải:

- Chuẩn bị nội dung, thu thập dữ kiện liên quan đến nội dung thảo luận

- Thái độ lắng nghe, tôn trọng các ý kiến

- Có sự bình đẳng và chấp nhận lẫn nhau của nhóm viên

- Biết khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi phù hợp kích thích sự suy nghĩ của mọi người

- Biết điều động sự tham gia tích cực của các thành viên trong nhóm

- Biết chia sẻ thông tin, kinh nghiệm mình có cho các thành viên khác

- Phát hiện những khác biệt, mâu thuẫn trong các ý kiến, quan điểm và cùng nhau giải quyết

- Nối kết các ý kiến rời rạc thành hệ thống

- Mục tiêu phải được giải quyết sau buổi thảo luận

d Kỹ năng giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là khâu cuối cùng khi hoàn tất hoạt động chung của nhóm, “Giải phápcho một vấn đề do nhóm đề ra luôn tốt hơn giải pháp chỉ do một cá nhân nghĩ ra” Nhiệm vụ học tập được đưa ra để nhóm thảo luận, sau đó mọi người phải đi đến quyết định cuối cùng vàgiải quyết chúng theo hướng tối ưu nhất

Nhiều người trong nhóm với những kiến thức, kinh nghiệm khác nhau sẽ đưa ra quan

Trang 22

điểm, giải pháp khác nhau thậm chí trái ngược nhau Nhưng khi vấn đề của nhóm được đem

ra thảo luận sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích, thông tin đa dạng, giúp các thành viên học cách suy nghĩ, xem xét lại kiến thức của mình, giải quyết những khúc mắc chưa rõ và chấp nhận, phát triển thêm kiến thức mới Do đó, các thành viên của nhóm đồng lòng đi đến quyết định cuối cùng, sẵn sàng thực hiện giải pháp chung do nhóm đưa ra

Để ra quyết định và giải quyết vấn đề được nhanh chóng, hiệu quả các thành viên trongnhóm cần phải:

- Nhận diện vấn đề một cách rõ ràng

- Biết cách phát hiện vấn đề

- Phân tích vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau trên cơ sở khoa học, khách quan

- Lắng nghe ý kiến của tất cả thành viên

- Bám sát mục tiêu cần giải quyết

- Đưa ra nhiều giải pháp và chọn giải pháp phù hợp với mục tiêu làm việc của nhóm

- Nhận thức những mặt hạn chế của vấn đề chưa giải quyết được

- Các thành viên đều tham gia và thỏa mãn với cách giải quyết vấn đề của nhóm

Khi SV có ý thức hợp tác chia sẻ cùng người khác, họ dường như có khả năng biểu lộnhững hành vi mang tính xã hội, chấp nhận nhiệm vụ, bày tỏ sự nhiệt tình với các hoạt độngcủa nhóm, lớp và ngày càng tiến bộ hơn Biết chia sẻ và hợp tác là KN không thể thiếu nếuchúng ta muốn nhóm tồn tại và hoạt động hiệu quả Một nhóm được đánh giá là thành côngkhi kết quả hợp tác của nhóm hoàn toàn vượt xa về tính hiệu quả và khối lượng công việchoàn thành, khi so sánh với kết quả được thực hiện chỉ bởi một cá nhân Nhưng nếu kết quả

“ngược lại” có nghĩa là việc hợp tác, chia sẻ của nhóm đã thất bại

Trang 23

Sự phối hợp và tương tác giữa các thành viên trong nhóm chỉ diễn ra một cách hiệu quảkhi các thành viên trong nhóm hiểu mình và hiểu người, cùng chia sẻ mục tiêu và tráchnhiệm, mong muốn được lắng nghe người khác và tôn trọng sự nỗ lực của mọi thành viên,nhất là luôn tin rằng mỗi thành viên đều có một đóng góp quan trọng trong LVN Như vậy, biểu hiện của người biết hợp tác - chia sẻ khi làm việc nhómlà:

- Ý thức được vai trò của mình trong nhóm

- Tôn trọng các thành viên

- Biết chấp nhận và lắng nghe người khác

- Hòa đồng, thân thiện và cởi mở

- Quan tâm giúp đỡ các thành viên

- Tuân theo các nội qui của nhóm

- Hoàn thành công việc được giao

Tóm lại: LVN trong học tập chỉ mang lại hiệu quả cao khi người học có được các KN cần

thiết KN LVN trong học tập bao gồm các KN bộ phận KN lắng nghe, KN thuyết trình, KN thảo luận, KN giải quyết vấn đề và KN hợp tác, chia sẻ Các KN này quan hệ mật thiết với nhau và qui định lẫn nhau

2.1.4 Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên

 Hoạt động học : Là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tựgiác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những giá trị,những hình thứchành vi và những dạng hoạt động nhất định

 Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng “đối tượng của hoạt động là cái ta tác động vàonhằm thay đổi hoặc chiếm lĩnh Nó có thể là sự vật hiện tượng khái niệm con ngườihoặc mối quan hệ có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thúc đẩy hoạtđộng của con người

 Cấu trúc của hoạt động có sự tác động lần nhau

Trang 24

Hình 1 Đặc điểm của hoạt động

 Hoạt động học tập là hoạt đông chuyển hướng và tái tạo lại tri thức của người học Sụtái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại Và để tái tạo lại người học không có cáchnào khác là huy động lực lượng

 Hoạt động học tập của sinh viên bắt nguồn từ mục đích đã được xác định của từngsinh viên Mục đích là biểu tượng của sản phẩm hoạt động có khả năng thỏa mãn nhucầu nào đó của chủ thể, để đạt được mục đích con người phải sử dụng các điều kiện,phương tiện cần thiết

 Hoạt động có tính gián tiếp “Trong hoạt động, con người bao giờ cũng phải sử dụngnhững công cụ nhất định”.Công cụ tâm lý, ngôn ngữ và công cụ giao tiếp để thể hiệnnhững suy nghỉ của bản thân Hoạt động học là haotj động tiếp thu tri thức lý luận,khoa học, nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đờithường mà học phải tiến đến những tri thức có tính chọn lọc cao có tính khái quát, và

hệ thống hóa

 Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo màcòn hướng vào việc tiếp thu cả tri thức của bản thân hoạt động học Hoạt động học làhoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sịnh, sinh viên

2.1.4.1 Đặc điểm phát triển tâm lý của sinh viên

Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạtđộng chủ đạo Ở đây, chúng tôi quan tâm đến sinh viên, những người có hoạt động chủ đạo làhọc tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học.Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên là sự pháttriển tự ý thức Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năngđánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xuthế xã hội Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trường cao đẳng, đại học sư phạm, họ nhận

Hoạt động

Hành động Thao tác

Động cơ

Mục đích

Phương tiện

Trang 25

thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đóvới yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thểhiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoahọc Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực họctập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháphọc tập của họ.

Ở SV đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập,sinh hoạt hàng ngày Sinh viên là những trí thức tương lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu,khát vọng thành đạt Học tập ở đại học là cơ hội tốt để SV được trải nghiệm bản thân, vì thế,sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh củabản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thửthách để khẳng định mình

Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đóphải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ,sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn Sinh viên là lứa tuổi đạt đến

độ phát triển sung mãn của đời người Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoàibão Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện,hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng đượcphát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế Điều này phụ thuộcrất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên Bên cạnh đó, sự quan tâmđúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy

ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV

Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những người có trình độ nhất định, sinh viênkhông tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên Đó là sự thiếu chín chắn trongsuy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới Ngày nay, trong xuthế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hoá củachúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả văn hoáphương Đông và phương Tây Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền vănhoá khác là cần thiết Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợpvới sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cảnhững nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc

và không có lợi cho bản thân họ

Trang 26

Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổikhác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển(khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống,sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới Những yếu tố tâm lý này cótác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên.

2.1.4.2 Vai trò của làm việc nhóm trong học tập

- Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hình thức làm việc theo nhóm trong môi trườngđại học giúp sinh viên có cơ hội tiếp thu và phát triển các kỹ năng làm việc cần thiết trongtương lai như kĩ năng lãnh đạo, đàm phán, quản lý thời gian, cùng nhau giải quyết vấn đề, kĩnăng giao tiếp, và đôi khi cả kĩ năng dàn xếp mâu thuẫn Làm việc theo nhóm còn cải thiệntình hình học tập của nhiều sinh viên bằng cách làm tăng động lực học tập của các em,khuyến khích sinh viên học tập một cách có chủ đích hơn hoặc thay đổi thái độ học tập Mụcđích của hình thức làm việc theo nhóm trong trường đại học là để viết được các báo cáo, đề

án, tài liệu nghiên cứu và thuyết trình một cách tốt hơn thông qua việc kết hợp kiến thức, ýtưởng và tài năng của các thành viên trong nhóm

- Cùng tham gia phương diện không gian và thời gian với nhau tạo không gain tiếp xúcgiữa các thành viên, trong đó có sự trao đổi thông tin, cũng như khả năng nhân biết lẫn nhau

Có mục tiêu chung và kết quả được dự đoán phù hợp với lợi ích chung của nhóm, góp phầnthảo mãn nhu cầu của từng thành viên

- Trước mắt là những lợi ích thực sự mà nó mang lại: phát huy được hết khả năng củatừng cá nhân, hiệu quả công việc đạt ở mức cao nhất Sau đó, lợi ích “tiềm ẩn” mang lại chosinh viên chính là khi chúng ta làm việc theo nhóm ngay từ khi trên ghế giảng đường sau nàykhi ra trường chúng ta sẽ dễ dàng làm việc hơn trong các công ty vì hầu hết ngày nay cáccông ty đều có làm việc theo hình thức nhóm

- Làm việc theo nhóm thật sự hiệu quả, nhưng không phải dễ dàng mà có thể đạt ngayđược hiệu quả đó, bởi vì hiệu quả của nhóm không đơn giản là kết quả của mỗi cá nhân trongtập hợp ấy Mỗi chúng ta đều có kiến thức phương pháp, cá tính và quan điểm khác nhau màthông thường ai cũng thích làm việc theo cách của mình nhưng kết quả cuối cùng của làmviệc nhóm là phải tổng hợp tất cả các ý kiến của các cá nhân lại và làm cho mọi thànhviên trong nhóm ủng hộ các phương án cuối cùng

2.2 Tổng quan nghiên cứu

Trang 27

Như chúng ta đã biết, một trong những mục tiêu đào tạo của trường đại học là dạy kỹ năngcho SV Với sự thay đổi hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học, nhàtrường đổi mới nội dung, giáo trình, tổ chức và học, thời gian đào tạo linh hoạt, vận dụng linhhoạt phương pháp dạy và học thể hiện sự tương tác giữa thầy và trò đã giúp SV hình thànhnhững kỹ năng cần thiết để nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với môi trường hoàn toànmới, trong đó có kỹ năng làm việc nhóm SV học theo nhóm là hoạt động không thể thiếutrong nhà trường hiện nay Bởi lẽ ngày nay không ai có thể tự mình nắm vững tất cả các thôngtin của mọi lĩnh vực, điều đó có nghĩa là không phải công việc nào, vấn đề nào hay tình huốngnào….chúng ta đều có thể tự mình giải quyết hết được và mang lại hiệu quả cao Làm việctheo nhóm hay hoạt động cùng nhau trong nhóm giúp ta tập trung sức mạnh của nhiều ngườinhằm đảm bảo tính hiệu quả của công việc, phát huy tối đa năng lực của cá nhân, tìm ra giảipháp để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng….Làm nhóm không chỉ là môi trường giúpcho cá nhân phát triển mà nó còn là công cụ đổi mới và phát triển xã hội.

Hiện nay ở Việt Nam, việc đánh giá nêu ý kiến của sinh viên về hiệu quả làm việc nhóm ngàycàng được quan tâm và coi trọng

Đã có rất nhiều bài viết nói về kỹ năng làm việc nhómtrong học tập của sinh viên, rất nhiềubài nghiên cứu ở những yếu tố khác nhau để đánh giá việc làm nhóm được đăng tải trênmạng Tiêu biểu đó là công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2008của các tác giả thuộc nhóm ngành khoa học xã hội Bài nghiên cứu về “KHẢ NĂNG LÀMVIỆC THEO NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HIỆNNAY” Bài nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu : thực trạng khả năng làm việc theo nhóm củasinh viên, nguyên nhân hạn chế khả năng làm việc theo nhóm và các giải pháp.Sau đó nhómnghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát dựa trên 619 phản hồi của sinh viên từ năm 1 đếnnăm 4 của trường đại học KTQD để phân tích và từ đó họ đã đưa ra các giải pháp để việc làmnhóm hiệu quả hơn Qua điều tra cho thấy hầu hết SV đều cho rằng mình có thể đảm nhận vaitrò nhóm trưởng Khả năng đảm nhận vai trò này của SV các khóa cuối tốt hơn so với cáckhóa mới Bởi vì SV năm cuối có độ tự tin hơn hẳn về khả năng của mình khi làm việc theonhóm cũng như điều hành nhóm có hiệu quả “Khả năng làm việc với người khác trongnhóm”, phần lớn SV đều cho rằng họ có thể làm việc được với tất cả các thành viên trongnhóm của họ Cũng trong số liệu điều tra 619 SV trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đượchỏi về “kết quả công việc mà bạn đã từng làm theo nhóm” cho thấy càng SV năm cuối thìchất lượng làm việc theo nhóm càng hiệu quả và tốt hơn SV năm đầu.Tiếp đến họ khảo sát về

“sở thích làm việc nhóm” hầu hết các SV từ năm 1 đến năm 4 đều mong muốn được làm việc

Trang 28

nhóm Ngoài yếu tố sở thích họ còn xem xét các yếu tố “giới tính” có thực sự ảnh hưởng đếnlàm việc nhóm không? Qua khảo sát cho thấy giới tính ít có khả năng ảnh hưởng đến làm việcnhóm của SV Nhưng không phải là không có ảnh hưởng.Và trên thực tế mức độ làm việctheo nhóm của SV trường ĐHKTQD có sự tăng dần lên rõ rệt giữa SV năm 1, năm 2, năm 3

và năm 4.”Giờ giấc của SV” kết quả điều tra cho thấy rằng các thành viên trong nhóm làmviệc của họ thường xuyên đúng giờ Nhưng thực tế không phải vậy mà thường xuyên có sựchậm trễ trong giờ giấc làm việc nhóm Đây có thể là do đối tượng được điều tra không muốnthừa nhận thực tế khi họ và luôn có xu hướng tạo nên một nhóm thật đẹp mà mình đã từngtham gia trong tưởng tượng.Về “số lượng điều tra thành viên của nhóm’ kết quả điều tra chothấy có tới 54% số SV được điều tra cho rằng số lượng thành viên trong nhóm nên từ 3 đến 5người Về “cơ cấu nhóm”hầu hết các bạn SV được điều tra cho rằng nhóm nên có cơ cấu với

số lượng thành viên nam và nữ bằng nhau.Trong đó, yếu tố được đánh giá cao làkhả năng làmviệc với người khác trong nhóm, hầu hết SV đều mong muốn được làm việc nhóm Nhưngbên cạnh đó vẫn còn 1 số yếu tố bị đánh giá thấp là giờ cao su của SV khi tham gia làm việcnhóm, mọi người chưa có ý thức làm việc nhóm, thiếu sự nhiệt tình và sôi động trong các hoạtđộng và công việc của nhóm…

Hay là bài nghiên cứu luận văn thạc sỹ tâm lý học của tác giả Lê Ngọc Huyền về đề tài “KỸNĂNG LÀM HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠIHỌC SÀI GÒN “ Nghiên cứu này dựa trên sự khảo sát của 287 sinh viên năm 1 và năm 3 củatrường ĐHSG khối sư phạm thuộc khoa Tự nhiên và khoa Xã Hội trường ĐHSG được chọnngẫu nhiên Trong đề tài này tác giả chỉ nghiên cứu thực trạng nhận thức và mức độ biểu hiệncủa 5 kỹ năng: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thảo luận, kỹ năng giảiquyết vấn đề, kỹ năng hợp tác, chia sẻ Qua khảo sát kết quả điều tra cho thấy, đối với các kỹnăng bộ phận của kỹ năng làm việc nhóm trong học tập, SV có biểu hiện khuynh hướng ởmức cao, tuy còn một vài hạn chế nhất định Kỹ năng hợp tác chia sẻ được SV biểu hiện tốtnhất, xếp thứ 2 là kỹ năng giải quyết vấn đề, mức độ biểu hiện của kỹ năng lắng nghe của SVxếp thứ 3, xếp thứ 4 là kỹ năng thảo luận Kỹ năng thuyết trình của Sv có mức biểu hiện thấpnhất trong các kỹ năng làm việc nhóm

Qua các bài nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy được mức độ hài lòng của sinh viên đối với

kỹ năng làm việc nhómlà khác nhau đối với từng đối tượng Việc khác nhau này phụ thuộcvào yếu tố tâm lý của mỗi cá nhân Ngoài ra những yếu tố khách quan bên ngoài cũng ảnhhưởng tác động đến khả năng làm việc theo nhóm của mỗi sinh viên Điều này giúp chúng tanhận thấy rằng kết quả nghiên cứu trên mỗi đối tượng khác nhau sẽ đưa ra những điểm khác

Trang 29

H3

H4H5

nhau so với các nghiên cứu trước đó và nhóm hi vọng dựa vào đó có thể đóng góp một phầnkhông nhỏ vào việc hỗ trợ các bạn sinh viên trong việc từng bước cải thiện kỹ năng làm việcnhóm để đáp ứng được nhu cầu học tập của các bạn

2.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết

2.3.1 Mô hình nghiên cứu

Dựa vào các bài nghiên cứu đề tài có liên quan đến kỹ năng làm việc theo nhóm củasinh viên đã nêu trên, nhóm xin đưa ra mô hình lý thuyết như sau:

Hình 2 Mô hình nghiên cứu Kỹ năng làm việc nhóm

Mô hình bao gồm 5 thành phần là 5 biến độc lập:

- Kỹ năng lắng nghe (H1): là biết tập trung chú ý, tiếp nhận thông tin bằng mọi giác quan của

bản thân, đồng thời phân tích, đánh giá ý kiến của người nói theo chiều hướng tích cực để rồi

có khả năng thấu cảm, đón bắt được cảm xúc cũng như đoán được những gì người nói đangmuốn thể hiện

- Kỹ năng thuyết trình (H2): là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó

nhằm cung cấp thông tin nhằm thuyết phục người nghe chấp nhận quan điểm và có cùng suynghĩ với mình Kỹ năng thuyết trình trong làm việc nhóm sẽ đạt hiệu quả cao nếu như ngườitrình bày có khả năng diễn đạt ý tưởng cũng như ý kiến của mình về một vấn đề nhằm giúp mọingười dễ tiếp nhận thông tin và hiểu đúng Bên cạnh đó phải biết cách chứng minh và bảo vệ

Trang 30

quan điểm của mình Ở một mức độ cao hơn, một bài thuyết trình thành công sẽ tác động làmthay đổi hành vi của người nghe

- Kỹ năng thảo luận (H3): là phần tất yếu tạo nên hoạt động học tập theo nhóm, là hình thức

các thành viên trong nhóm cộng tác với nhau để trao đổi ý tưởng, quan điểm, chia sẻ nguồnthông tin để cùng nhau hình thành cách giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kếtluận.Thảo luận nhóm khắc phục tình trạng thụ động, lười suy nghĩ và thiếu hẳn sự phản hồi từphía người học Khi những vấn đề được nhóm đưa ra thảo luận, bàn bạc đòi hỏi các thành viênphải tự sưu tầm tài liệu, phải động não cố gắng tìm hiểu và đưa ra ý kiến của mình, cùng nhaugiải quyết nhiệm vụ học tập

- Kỹ năng giải quyết vấn đề (H4): là khâu cuối cùng khi hoàn tất hoạt động chung của nhóm

sau khi có những giải pháp đã được đề ra Mọi người cần phải suy nghĩ, phân tích, đánh giá vấn

đề dưới nhiều góc độ khác nhau, đồng thời giải quyết những vấn đề còn tồn đọng và phát triểnthêm kiến thức mới để đi đến quyết định cuối cùng, chấp nhận đem những giải pháp hợp lý vàtốt nhất trở thành hệ thống giải pháp chung cho cả nhóm

- Kỹ năng hợp tác, chia sẻ (H5): là kỹ năng không kém phần quan trọng để nhóm hoạt động

được hiệu quả Thật vậy, khi sinh viên có ý thức hợp tác chia sẻ cùng người khác, họ dườngnhư thể hiện sự nhiệt tình, cởi mở với các hoạt động của nhóm, đồng thời chấp nhận và hoànthành nhiệm vụ, thúc đẩy tập thể tiến bộ hơn Sự phối hợp giữa cách thành viên trong nhóm sẽdiễn ra hiệu quả khi mọi người có thể hiểu nhau, biết lắng nghe người khác, cùng chia sẻ tráchnhiệm, và tôn trọng sự nỗ lực của mọi thành viên

2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết về quan hệ của các biến độc lập với biến phụ thuộc:

- Giả thuyết H1: Kỹ năng lắng nghe quan hệ dương với kỹ năng làm việc nhóm

- Giả thuyết H2: Kỹ năng thuyết trình quan hệ dương với kỹ năng làm việc nhóm

- Giả thuyết H3: Kỹ năng thảo luận quan hệ dương với kỹ năng làm việc nhóm

- Giả thuyết H4: Kỹ năng giải quyết vấn đềquan hệ dương với kỹ năng làm việc nhóm

- Giả thuyết H5: Kỹ năng hợp tác, chia sẻ quan hệ dương với kỹ năng làm việc nhóm

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Thiết kế nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của nhóm được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứuchính thức

Ngày đăng: 28/08/2017, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Nguyễn Ánh Hồng (2004), “Một số vấn đề về hoạt động nhóm của sinh viên”, Tạp chí phát triển Giáo dục, (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về hoạt động nhóm của sinh viên
Tác giả: Nguyễn Ánh Hồng
Năm: 2004
10. Trần Thị Thu Mai (2000), “Về phương pháp học tập theo nhóm”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, (số 12/2000) tr.31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phương pháp học tập theo nhóm
Tác giả: Trần Thị Thu Mai
Năm: 2000
11. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (Tập 1-2), NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (Tập 1-2)
Tác giả: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2008
1. Nguyễn Như An (1990), Phương pháp dạy học giáo dục học, NXB Hà nội Khác
2. Hoàng Anh (chủ biên) (2007), Hoạt động – Giao tiếp – Nhân cách, NXB Đại học Sư phạm Hà nội Khác
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục Đại học Việt nam giai đoạn 2006 – 2020 Khác
4. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học Sư phạm Hà nội Khác
5. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách, NXB Đại học Quốc gia Hà nội Khác
6. Carl Rogers, Phương pháp dạy và học hiệu quả (người dịch: Cao Đình Quát), NXB Trẻ Khác
7. Nhiều tác giả (2010), Cẩm nang những kỹ năng thực hành xã hội cần thiết cho sinh viên, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh Khác
12. Nguyễn Thị Oanh (2007), Làm việc theo nhóm, NXB Trẻ.Website tham khảo Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w