1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học thủ dầu một hiện nay

90 4,4K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 244,6 KB

Nội dung

29 CHƯƠNG III – Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học thủ dầu một hiện nay...

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1.Mục tiêu tổng quát: 3

2.2.Mục tiêu cụ thể 3

3.Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4.Đối tượng – Khách thể - Phạm vi nghiên cứu 4

4.1.Đối tượng nghiên cứu 4

4.2.Khách thể nghiên cứu 4

4.3.Phạm vi nghiên cứu 4

5.Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 4

5.1.Ý nghĩa lý luận 4

5.2.Ý nghĩa thực tiễn 5

6.Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu 5

6.1.Phương pháp nghiên cứu 5

6.2.Kỹ thuật nghiên cứu 5

6.2.1.Kỹ thuật thu thập thông tin 6

6.2.2.Phương pháp xử lý và dữ liệu phân tích 8

7.Những thuận lợi và hạn chế của đề tài 8

7.1.Thuận lợi 8

7.2.Hạn chế của đề tài 8

8.Kết cấu của đề tài 9

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 11

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 11

1.2.Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng 16

1.2.1.Tiếp cận theo nhu cầu 16

1.2.2.Lý thuyết học tập xã hội 18

1.3.Câu hỏi nghiên cứu 19

1.4.Giả thuyết khoa học 19

Trang 2

1.6.Một số khái niệm liên quan 20

1.6.1.Hoạt động tình nguyện 20

1.6.2.Loại hình hoạt động tình nguyện trong giai đoạn hiện nay 21

1.6.3.Kỹ năng 22

1.6.4.Kỹ năng sống 22

1.6.5.Kĩ năng giao tiếp 24

1.6.6.Kĩ năng làm việc nhóm 25

1.6.7.Giáo dục kĩ năng sống 26

CHƯƠNG II – Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu 26

2.1.Khái quát về trường Đại học Thủ Dầu Một 26

2.2.Khái quát một số hoạt động tình nguyện chủ yếu của Trường Đại học Thủ Dầu Một 27 2.3.Đặc điểm mẫu nghiên cứu 28

2.4.Tình hình tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay 29

CHƯƠNG III – Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học thủ dầu một hiện nay 36

3.1.Mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động tình nguyện với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm 36

3.2.Hiệu quả của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một 39

3.2.1.Hiệu quả của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp 39

3.2.2.Hiệu quả của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm 44

3.3.Nhận thức của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm 49

3.3.1.Nhận thức của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp 49

3.3.2.Nhận thức của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm 54

PHẦN KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN 63

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHẦN PHỤ LỤC 70

PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát sinh viên 70

PHỤ LỤC 2: Tiêu chí phỏng vấn sâu 74

PHỤ LỤC 3: Tổng hợp kết quả khảo sát 76

Trang 4

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồnnhân lực có tay nghề, kiến thức chuyên sâu, mà còn hướng đến sự phát triển đầy đủ, tạo ragiá trị và năng lực cho mỗi cá nhân Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế -

xã hội và giao lưu quốc tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởngđến sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực này, trong đó một bộ phận không nhỏ làsinh viên Nếu không có năng lực để ứng phó vượt qua những thách thức đó và hành độngtheo cảm tính, thì những đối tượng này rất dễ gặp rủi ro và thất bại trong cuộc sống

Chính vì vậy trong Diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người họp tại Senegan(2000) Chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 nói rằng

“Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp”, và mục tiêu 6 yêu cầu “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kĩ năng sống của người học” Như vậy, học kĩ năng sống là quyền của người học và

chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong kĩ năng sống của người học [15]

Hiện nay, giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên là một vấn đề hết sức quan trọngtrong đào tạo đại học cũng như trong sự nghiệp giáo dục nói chung, nhằm cung ứngnguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Với yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện nay đã và đang đặt ra cho các trường đại học,cao đẳng nhiệm vụ không ngừng đổi mới công tác đào tạo, nhằm trang bị cho sinh viênnhững kiến thức toàn diện về tri thức khoa học, đạo đức, lối sống, kỹ năng nghề nghiệp,

kỹ năng ứng phó với những đòi hỏi của cuộc sống đang chuyển biến nhanh chóng từngngày

Bên cạnh việc cung cấp một lượng kiến thức lớn và chuyên sâu để làm nền tảng trithức giúp cho người học thành công trong học tập và lao động, thì việc trang bị cho sinhviên những kỹ năng thuộc về xã hội cũng không kém phần quan trọng trong giáo dục hiệnnay Những kỹ năng này được nhiều nhà chuyên gia trên thế giới nhận định rằng nó vôcùng cần thiết cho sự phát triển một cách toàn diện của người học “Với IQ người ta tuyểnlựa bạn nhưng với EQ người ta đề bạt bạn” [26] Ngày nay, người ta không chỉ quan tâmđến chỉ số IQ (Intelligence Quotient: Chỉ số thông minh) mà ngày càng chú ý hơn đến chỉ

số EQ (Emotional Quotient: Chỉ số thông minh cảm xúc) Bên cạnh đó, sự chủ động trongtiếp cận và giải quyết công việc cũng như sự năng động và nhạy bén trong tiếp cận cácvấn đề xã hội luôn được đánh giá cao Tuy nhiên, những điều này lại là kết quả của mộtquá trình tích lũy lâu dài và không phải là những điều mà kiến thức lý thuyết có thể đưalại

Ở nước ta, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và đào tạo đã thực hiện giáodục kỹ năng sống với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức UNICEF tại

Trang 5

Việt Nam Tuy nhiên, giáo dục kỹ năng sống hiện nay chỉ mới chú trọng vào việc xâydựng, nội dung này cho các đối tượng là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông

mà chưa quan tâm nhiều đến đối tượng bậc Cao đẳng và Đại học Trong khi thực tế chothấy sinh viên hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn trong khả năng thích ứng với xu thếchung, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kỹ năng sống cần thiết

Nhận thấy khiếm khuyết của nền giáo dục đại học Việt Nam về giáo dục kỹ năngsống và trước nhu cầu cao của xã hội, các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo huấn luyệnngắn hạn về kỹ năng sống đã mọc lên như nấm và thu hút khá đông người theo học Một

số trường đại học trước tình hình này cũng đã bước đầu chú trọng hơn đến việc giáo dục

kỹ năng sống cho sinh viên Và một trong nhiều hình thức nhằm giáo dục kĩ năng sốngcho sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay, thì việc tăng cường thực hành

kỹ năng sống, thông qua việc khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện

là một trong những giải pháp được nhiều sự lựa chọn của các trường hiện nay Tham giahoạt động tình nguyện mang đến cho sinh viên cơ hội được trải nghiệm thực tế, rèn luyện

và vận dụng các kiến thức đã học vào môi trường thực tế, giúp sinh viên khám phá lĩnhvực mà mình thật sự có tài năng và phát triển các kĩ năng mới - thậm chí là làm việc thực

Đào tạo thích ứng với nhu cầu xã hội là con đường tất yếu mà mọi trường Đại họcphải đạt tới, trong đó có Đại học Thủ Dầu Một Với qui mô gần 12.000 sinh viên, Đại họcThủ Dầu Một là trường đại học công lập duy nhất của tỉnh Bình Dương, với định hướngtrở thành một trong những trường đại học uy tín đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,bồi dưỡng nhân tài phục vụ quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương vàtrên cả nước Để thực hiện được sứ mạng đó, bên cạnh công tác đào tạo kiến thức chuyênmôn, thì giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên cũng là một trong những công tác trọng tâmcủa nhà trường Tuy nhiên, việc rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên thông qua hìnhthức tham gia hoạt động tình nguyện có phải là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất

Trang 6

trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên của trường hiện nay hay không Vàsinh viên của Trường Đại học Thủ Dầu Một có nhận thấy được sự tác động của việc thamgia tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và kỹnăng làm việc nhóm không, vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này

Chính vì lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một hiện nay” với mong muốn là thông qua

đó, có thể giúp cho Nhà trường, và đặc biệt là sinh viên có cái nhìn khái quát hơn về vấn

2.2 Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, tình hình tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên trường Đại học

Thủ Dầu Một hiện nay Việc tham gia được xem xét ở các khía cạnh sau:

 Nơi tham gia hoạt động

 Các loại hình tham gia hoạt động

 Mức độ tham gia

 Động cơ tham gia hoạt động

Thứ hai, mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động tình nguyện với sự hình

thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm

Thứ ba, đánh giá tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự

hình thành kỹ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên Đại học Thủ DầuMột Sự tác động được xem xét ở các khía cạnh sau:

+ Hiệu quả của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ nănggiao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một

+ Nhận thức của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc tham gia cáchoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm

Thứ tư, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động tình

nguyện trong việc hình thành kĩ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:

 Thu thập tài liệu và số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài đang nghiên cứu

Trang 7

 Nghiên cứu, khái quát và làm rõ một số lý thuyết cũng như khái niệm nhằm làm cơ

sở lý luận trong việc nghiên cứu đề tài Tìm ra mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạtđộng tình nguyện với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm Từ đó,chỉ ra được sự tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự hình thànhhai kĩ năng này cho sinh viên

 Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần nhỏ những giải phápnhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động tình nguyện trong việc hình thành kĩ năng giaotiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên Đại học Thủ Dầu Một nói riêng, và của sinhviên Bình Dương nói chung

4 ĐỐI TƯỢNG – KHÁCH THỂ - PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của việc tham gia các hoạt động tìnhnguyện đối với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viêntrường đại học Thủ Dầu Một hiện nay

5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

5.1 Ý nghĩa lý luận

Trang 8

Đề tài nghiên cứu có một số đóng góp:

Việc nhận định một cách cụ thể tác động của việc tham gia các hoạt động tìnhnguyện đến sự hình thành những kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho sinhviên là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng Nó không chỉ giúp cho sinh viên trongviệc học tập mà còn góp phần lớn trong việc hình thành những kỹ năng giao tiếp và kỹnăng làm việc nhóm cần thiết cho sinh viên trong cuộc sống và trên con đường lậpnghiệp

Tuy nhiên, hiện nay, đa số sinh viên chưa thật sự xem trọng và chưa nhận thứcđúng về vai trò của các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành hai kỹ năng nói trên Vìvậy, đề tài mong muốn bổ sung vào hệ thống lí luận các tài liệu tham khảo cho sinh viên,nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề này

Bên cạnh đó, trong quá trình ứng dụng lý thuyết công tác xã hội và xã hội họcnhằm đối chiếu với thực tiễn đã giúp tác giả có thể hiểu sâu sắc hơn các lý thuyết đã đượchọc

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các cấp quản lí, đặc biệt làcác tổ chức Đoàn – Hội có cái nhìn tổng quát về sự tác động của các hoạt động tìnhnguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên,những mong muốn của sinh viên về việc tham gia các hoạt động tình nguyện Đây là cơ

sở để các tổ chức Đoàn – Hội xây dựng các hoạt động tình nguyện phù hợp cho sinh viên,thúc đẩy sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động tình nguyện và rèn luyện kĩ năngcho sinh viên

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU

6.1 Phương pháp nghiên cứu

Là một đề tài nghiên cứu thực nghiệm xã hội học nên phương pháp nghiên cứuchính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng Thông qua việc thu thập, xử

lý và phân tích các thông tin định lượng, cũng như các dữ liệu thống kê sẵn có, đề tài sẽtìm hiểu các hoạt động tình nguyện chủ yếu mà sinh viên Đại học Thủ Dầu Một tham gia,đồng thời, chỉ ra sự tác động của việc tham gia đó đến việc hình thành kĩ năng giao tiếp

và kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên Từ đó, có cái nhìn khái quát về vấn đề nghiêncứu và dự báo xu hướng biến đổi trong tương lai

Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để giải thích

rõ hơn mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động tình nguyện với việc hình thành kĩnăng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên Từ đó, đưa ra những đánh giá sátthực về hiệu quả tích cực của các hoạt động tình nguyện mang lại cho việc hình thành kỹnăng mềm cho sinh viên Đồng thời, tác giả sẽ có những đề xuất mang tính giải pháp phùhợp với tình hình thực tế

Trang 9

6.2 Kỹ thuật nghiên cứu

6.2.1 Kỹ thuật thu thập thông tin

6.2.1.1.Kỹ thuật thu thập thông tin định lượng

Bằng cách phỏng vấn dựa trên bảng hỏi anket, thông tin định lượng được thu thập

sẽ phản ánh được nội dung chính đó tác động của việc tham gia hoạt động tình nguyện đốivới sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học ThủDầu Một hiện nay

Để đảm bảo các thông tin thu thập mang tính đại diện, đòi hỏi người nghiên cứuphải nắm được tổng số sinh viên toàn trường, cũng như số lượng sinh viên của từng nămhọc Nhưng do một số hạn chế về thời gian và kinh phí tổ chức nên chúng tôi quyết địnhtiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu cụm kết hợp ngẫu nhiên phân tầng

Quy trình chọn mẫu được tiến hành như sau:

 Bước 1: Coi mỗi khoa của trường Đại học Thủ Dầu Một là một cụm mẫu.Lập danh sách tất cả các khoa làm khung mẫu

 Bước 2: Trên cơ sở khung mẫu, chọn ra 10 khoa trong hai lĩnh vực xã hội

và lĩnh vực tự nhiên bằng phương pháp ngẫu nhiên phân tầng có tỉ lệ (hay còn gọi là mẫu

tỉ lệ hay mẫu hạn ngạch) theo tiêu chí là khoa được chọn phải có sinh viên năm 2, năm 3,năm 4 (hoặc năm cuối đối với hệ cao đẳng), và sinh viên được chọn phải là sinh viên cótham gia hoạt động tình nguyện (bằng cách sử dụng câu hỏi lọc trong lúc khảo sát) vàđang học từ năm 2 trở lên Theo đó, tỉ lệ được lập dựa trên tổng mẫu là 6:3:1 tương đươngvới tỉ lệ sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 là 90:45:15

 Việc lựa chọn theo những tiêu chí trên có ý nghĩa rằng, những sinh viên này

có thể cung cấp nhiều thông tin nhất cho vấn đề cần tìm hiểu, đáp ứng mục tiêu của cuộcnghiên cứu đề ra

 Với dung lượng mẫu là 150, việc chọn mẫu được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Mẫu chọn100%

n=150

Trang 10

 Lĩnh vực xã hội bao gồm: khoa Khoa học giáo dục, khoa Công tác xã hội, khoaQuản trị kinh doanh, khoa Ngoại ngữ, khoa Ngữ Văn.

 Lĩnh vực tự nhiên bao gồm: khoa Điện – Điện tử, khoa Công nghệ thông tin, khoaKiến trúc, khoa Xây dựng, khoa Môi trường

 Cấu trúc bảng hỏi gồm 22 câu hỏi trong đó có những câu hỏi đóng, câu hỏi mở,câu hỏi có nhiều lựa chọn và câu hỏi kết hợp Nội dung chính bao gồm hai phần cơ bảnsau:

 Phần 1: Gồm 3 câu hỏi về giới tính, ngành học và năm đang theo học của đốitượng nghiên cứu, dùng để mô tả đặc điểm mẫu điều tra và phân tổ chính khi xử lý thôngtin định lượng

 Phần 2: Gồm 19 câu hỏi về các hoạt động tình nguyện hiện nay mà các bạn sinhviên tham gia, mức độ tham gia, nhận thức về vai trò và sự tác động của việc tham giahoạt động tình nguyện đến sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm củasinh viên hiện nay

6.2.1.2.Phương pháp phỏng vấn sâu: bằng hình thức phỏng vấn sâu, nghiên cứu định

tính nhằm hỗ trợ trong việc khai thác sâu những suy nghĩ, quan điểm, nhận thức của sinhviên về vai trò của kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm, cũng như những tác độngcủa việc tham gia hoạt động tình nguyện đến sự hình thành hai kĩ năng này Tác giả chọnnhững bạn sinh viên trong khu vực khảo sát – là những người có thành tích nổi bật tronghoạt động tình nguyện, và có thái độ tích cực, nhiệt tình trong quá trình trả lời phiếu khảosát

Bên cạnh đó, để đảm bảo có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề đang nghiên cứu,chúng tôi tìm hiểu quan điểm từ phía các nhà lãnh đạo của các tổ chức Đoàn – Hội, cácphòng ban như Bí thư Đoàn trường, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Trưởng phòng Công tácsinh viên

Trang 11

Hình thức: phỏng vấn bán cấu trúc, dựa theo danh mục các câu hỏi mà đề tàinghiên cứu quan tâm.

6.2.1.3.Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn sâu:

06 sinh viên: gồm có 2 sinh viên năm 2, 2 sinh viên năm 3 và 2 sinh viên năm 4

(hoặc năm cuối), trong đó có 2 sinh viên chỉ tham gia hoạt động trong trường, 2 sinh viênchỉ tham gia hoạt động ngoài trường và 2 sinh viên tham gia cả hai Việc chọn mẫu nhưtrên nhằm giúp người nghiên cứu khai thác sâu những thông tin về quan điểm của sinhviên, giúp người nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu

02 cán bộ chuyên trách của những nơi tổ chức hoạt động tình nguyện mà sinh viên thường tham gia (gồm có 01 Bí thư Đoàn trường Đại học Thủ Dầu Một, 01 Phó giám đốc

Trung tâm hoạt động Thanh niên tỉnh Bình Dương) nhằm tìm hiểu những hoạt động tìnhnguyện chính hiện nay mà sinh viên tham gia, đồng thời khai thác sâu những thông tinliên quan đến công tác giáo dục kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viênthông qua các hoạt động tình nguyện

Tóm lại, toàn bộ mẫu điều tra có 150 đối tượng điều tra định lượng, 8 đối tượng điều

tra định tính

6.2.2 Phương pháp xử lý và dữ liệu phân tích

Các tư liệu thu thập từ nhiều nguồn như sách, báo, tạp chí, Internet… sẽ được tiếnhành tổng kết và điểm luận theo chủ đề, đề mục cụ thể và rõ ràng nhằm có một cái nhìnbao quát về các hoạt động tình nguyện nói chung và tác động của nó đến việc hình thành

kĩ năng mềm cho sinh viên nói riêng Ngoài ra, các tài liệu này cũng sẽ dùng để phân tíchnhững hiệu quả tích cực của các hoạt động tình nguyện mang lại trong việc hình thành kĩnăng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên Đại học Thủ Dầu Một

Các thông tin định lượng, thu thập từ bảng hỏi anket được xử lý và hệ thống theonội dung dựa vào phần mềm SPSS 20.0 Các câu hỏi mở cũng sẽ được mã hóa lại và cũngđược xử lý như những câu hỏi đóng

Đối với các cuộc phỏng vấn được ghi âm bằng phương pháp phỏng vấn sâu sẽđược gỡ băng phỏng vấn và phân tích thông tin được ghi nhận

7 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

7.1 Thuận lợi

 Đề tài được thực hiện ở tại trường nơi tác giả đang học tập và hoạt động nên cónhiều thuận lợi trong quá trình thu thập thông tin Các bạn sinh viên đây rất nhiệt tình

Trang 12

trong việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn đã giúp cho người nghiên cứu có được nhữngthông tin xác thực nhất về vấn đề nghiên cứu.

 Sự tận tình của giáo viên hướng dẫn đã giúp cho tác giả rất nhiều trong suốt quátrình thực hiện đề tài nghiên cứu

7.2 Hạn chế của đề tài

Về thời gian và kinh nghiệm: Do đề tài được thực hiện trong quá trình học với lịch

học khá dày nên tác giả không có nhiều thời gian làm bài Bên cạnh đó, tác giả chưa cónhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong nghiên cứu khoa học, nên trong quá trình làm bài cònrất nhiều thiếu sót

Về nội dung: Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài chưa đi sâu khai thác

tác động của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành nhiều kỹ năngsống khác mà chỉ tập trung ở hai kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm

Về phương pháp chọn mẫu: với phương pháp chọn mẫu như trên (xem phần

“Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu”), điều đầu tiên khẳng định là mẫu thiết

kế của đề tài không mang tính chất đại diện cho khu vực rộng, mà phần nào chỉ đại diệncho địa bàn nơi khảo sát Vì vậy, việc so sánh kết quả của nghiên cứu này với nghiên cứukhác chỉ mang tính tham khảo cũng như việc suy rộng nghiên cứu cần được cân nhắctrước khi sử dụng

8 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài chia thành 03 phần: Phần Mở đầu, Phần Nội dung và Phần Kết luận – Kiếnnghị Trong phần Nội dung, tác giả chia thành 03 chương, trong đó: Chương I: Cơ sở líluận và thực tiễn, Chương II: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu, ChươngIII: Đánh giá tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành

kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hoạt động tình nguyện vốn diễn ra trong đời sống của người dân Việt Nam từ thời

xa xưa trên tinh thần “Lá lành đùm lá rách” Hoạt động này trở thành phong trào thì có thể

Trang 13

kể đến các phong trào tình nguyện ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ,thời kỳ kiến quốc Hoạt động tình nguyện ngày càng đi vào cuộc sống trên nhiều lĩnh vựchoạt động khác nhau, đặc biệt, trong hơn 10 năm trở lại đây, hoạt động tình nguyện ở ViệtNam có nhiều khởi sắc Hoạt động tình nguyện tại Việt Nam hết sức đa dạng và phongphú cả về nội dung, tổ chức và hình thức hoạt động [34].

Tác giả Hữu Nam trong bài viết “Vài nét về phong trào tình nguyện ở Việt Nam” (2001),cũng đã nhấn mạnh đến tác động của hoạt động tình nguyện trong thời gian gần

đây đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, góp phần lớn trong công cuộc phát triểnđất nước Tuy vẫn tồn tại một số mặt hạn chế do còn nặng về hình thức, các hoạt độngthiếu sự phối hợp đồng bộ, chỉ đạo nhất quán, chưa coi trọng huấn luyện kỹ năng, nhưngphong trào tình nguyện ở Việt Nam nhìn chung đã có những tiến bộ đáng kể [5]

Trong bài viết “Hoạt động tình nguyện và cơ hội việc làm của sinh viên” (2013) đăng trên Hội thảo khoa học: “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực các ngành khoa học xã hội và nhân văn”, hai tác giả Nguyễn Thị Hồng Thắm và Lê Thị Ngọc Anh

đã đề cập đến những lợi ích, tình hình và một số giải pháp mở rộng và nâng cao chấtlượng hoạt động tình nguyện Tác giả cho rằng, rèn luyện những kỹ năng và kiến thức xãhội, cơ hội được trải nghiệm thực tế và thực hành ngành nghề chuyên môn là điều sinhviên có thể thu nhận được khi tham gia Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động này vẫnchưa thu hút sự quan tâm sinh viên, đồng thời kết quả mang lại còn khá khiêm tốn [17]

Cũng bàn về các hoạt động tình nguyện của sinh viên, trong báo cáo “Student volunteering in England: a critical moment, Education & Training” (Tạm dịch là: Hoạt động sinh viên tình nguyện ở Anh – Một phân tích về giáo dục và huấn luyện), hai tác giả

Jamie Darwen và Andrea Grace Rannard đã mô tả những thách thức và cơ hội mà hoạtđộng tình nguyện của sinh viên các trường đại học Anh đang đối mặt, và những đóng gópcủa nó vào một số hoạt động cốt lõi của giáo dục đại học, bao gồm cả dạy và học, việclàm và tham gia cộng đồng Bài viết đã có ý nghĩa đối với quản lý giáo dục đại học, sửdụng lao động, cộng đồng và sử dụng lao động tham gia học cao cấp trong giáo dục đạihọc Tác giả cho rằng, hoạt động tình nguyện của sinh viên sẽ không đáp ứng đầy đủ tiềmnăng của nó đối với giáo dục đại học ở Anh, nếu không có sự tác động mạnh mẽ hơn bằngtất cả các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực từ phía thể chế chính sách cấp quốc gia [30]

Hoạt động tình nguyện đã được mô tả trong nhiều cách khác nhau Trong bài viết

“Student learning from community engagement”(Tạm dịch là: Sinh viên học được từ sự ràng buộc cộng đồng) hai tác giả Juliet Millican và Tom Bourner cho rằng, hoạt động tình

nguyện của sinh viên thường đề cập đến các hoạt động diễn ra bên ngoài các chương trìnhgiảng dạy Tuy nhiên, nó cũng có thể được liên kết chặt chẽ hơn để học tập trong cácchương trình giảng dạy, thông qua sự tự nguyện và được xem là một phần công việc học

Trang 14

tập của sinh viên Ở Anh, loại hoạt động này đã được gọi là "hoạt động tình nguyện họctập liên kết" hay "học tập cộng đồng tham gia".

Bài viết đã mô tả một số tác động của hoạt động tình nguyện đối với sinh viên,cộng đồng, nhà tuyển dụng và các trường đại học của mình Và bài viết này đã lập luậnrằng hoạt động tình nguyện sinh viên đã có đóng góp giá trị cho lĩnh vực giáo dục đạihọc, đặc biệt là: dạy và học; việc làm, phát triển kỹ năng, kinh doanh và tham gia côngcộng Hoạt động tình nguyện mở rộng các kinh nghiệm đại học; tăng cường học tập từmột khóa học thông qua việc áp dụng một kỷ luật trong một bối cảnh thực tế; cải thiệnviệc làm và tạo cơ hội cho sinh viên tham gia với một cộng đồng rộng lớn hơn Tuynhiên, sự phát triển tương lai của hoạt động tình nguyện sinh viên phụ thuộc nhiều vào sựtiến bộ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thể chế chính sách [32]

Trong một bài viết khác “University Support for Student Volunteering in England: Historical Development and Contemporary Value” (Tạm dịch là Sự hỗ trợ của các trường đại học đối với sinh viên tình nguyện ở Anh: Sự phát triển mang tính lịch sử và giá trị đương đại”, tác giả Georgina Brewis và Clare Holdsworth cho thấy rằng, sinh viên

đóng góp đáng kể cho cuộc sống đại học và cộng đồng rộng lớn hơn thông qua hoạt độngtình nguyện cả chính thức và không chính thức Và nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinhviên đã có kinh nghiệm tốt hơn về hoạt động tình nguyện và xác định tác động lớn hơn vềphát triển cá nhân của họ, kỹ năng mềm, việc làm và nâng cao nhận thức cộng đồng [31]

Từ những bài viết trên đã cho thấy một bức tranh chung về hoạt động tình nguyệncủa sinh viên hiện nay Các tác giả mặc dù cách xa về mặt địa lí nhưng đều có chung mộtcách nhìn nhận về những tác động to lớn của các hoạt động tình nguyện đến sự phát triểncủa cộng đồng, của nền giáo dục và đặc biệt là sự phát triển của sinh viên Các tác giả đềuđồng quan điểm rằng, tham gia hoạt động tình nguyện sẽ giúp cho sinh viên phát triển về

cả năng lực, kiến thức, kĩ năng cũng như nhân cách cho bản thân để lấy đó làm nền tảngtrở thành những công dân tiên tiến và có ích

Trong bài viết “ Đoàn thanh niên – Hội sinh viên đồng hành với sinh viên trong việc nâng cao kỹ năng sống – Kinh nghiệm từ Đại học An Giang” tác giả Nguyễn Minh

Quân đã nêu bật một số các hoạt động của tổ chức Đoàn – Hội đã mang lại hiệu quả tíchcực cho sinh viên trong việc nâng cao kỹ năng sống, như phong trào 5 xung kích pháttriển kinh tế xã hội, 4 đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp; cuộc vận động Tuổitrẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác, Sinh viên 5 tốt; Xây dựng môi trường sống lànhmạnh…Tác giả nhấn mạnh đến vai trò của tổ chức Đoàn – Hội trong sự hình thành vàphát triển kỹ năng sống cho sinh viên, trong đó, đặc biệt chú trọng đến hai nhóm kỹ năng

tự bảo vệ bản thân và kỹ năng tự khẳng định bản thân trong thời đại mới Bên cạnh đó, kỹnăng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm cũng là những kỹ năng hết sức cần thiết trongthời đại hội nhập quốc tế [13]

Trang 15

Cũng liên quan đến vấn đề trên, trong bài viết “Lí do tham gia hoạt động tình nguyện”, tác giả Vũ Khâm đã đưa ra một loạt các lí do mà các bạn trẻ hiện nay thường

nói đến khi tham gia các hoạt động tình nguyện Trong đó, việc được học hỏi và phát triển

kĩ năng mới là lí do hàng đầu của các bạn trẻ hiện nay Theo tác giả, tham gia tình nguyện

là một phương tiện hoàn hảo để giúp bạn trẻ khám phá lĩnh vực mà mình thực sự có tàinăng và phát triển các kĩ năng mới

Trong bài viết, tác giả cũng đưa ra một bằng chứng hết sức thuyết phục về vai tròcủa hoạt động tình nguyện và kĩ năng đến cơ hội việc làm, qua một điều tra củaTimeBank (5) thông qua Reed Executive (6) với 200 doanh nghiệp hàng đầu của Anh chothấy:

• 73% nhà tuyển dụng sẽ chọn một ứng viên có kinh nghiệm làm tình nguyện hơn

là một người chưa từng trải qua công việc này

• 94% nhà tuyển dụng cho rằng công việc tình nguyện giúp bổ sung kỹ năng

• 94% những nhân viên đã từng tham gia hoạt động tình nguyện để học những kỹnăng mới đã gặt hái được kết quả như tìm được việc làm đầu tiên, được tăng lương hoặcthăng tiến [35]

Từ kết quả nghiên cứu trên, ta thấy, các nhà tuyển dụng rất quan tâm đến thànhtích tham gia các hoạt động tình nguyện ngoài kết quả học tập Điều này hoàn toàn dễhiểu, vì khi tham gia hoạt động tình nguyện mang đến cho sinh viên cơ hội được trảinghiệm, rèn luyện và vận dụng các kiến thức đã học vào môi trường thực tế, giúp sinhviên khám phá lĩnh vực mà mình thật sự có tài năng và phát triển và hoàn thiện kĩ năngsống giúp tăng khả năng làm việc hiệu quả sau này

Trong giáo trình chuyên đề “Giáo dục kĩ năng sống”, PGS.TS Nguyễn Thanh

Bình đã đề cập đến một cách tiếp cận mới đối với quá trình giáo dục nói riêng và quátrình sư phạm, quá trình đào tạo nói chung Đó là giáo dục kĩ năng sống, tiếp cận kĩ năngsống trong giáo dục Cách tiếp cận này sẽ giúp cho những người làm công tác giáo dụctiến hành quá trình đào tạo, giáo dục một cách phức hợp, trong đó có sự kết hợp hài hòakiến thức thái độ, giá trị, hành vi để có năng lực đáp ứng các thách thức trong xã hội hiệnđại đầy những bất định một cách tích cực, hiệu quả và mang tính xây dựng [16]

Tài liệu được viết chủ yếu dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả trong hợp tácvới UNESCO Hà Nội về giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam và hai chu kì đề tài cấp bộ vềgiáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT Điểm nổi bật nhất của tài liệu bên cạnh trìnhbày những vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống, tác giả còn cho thấymột bức tranh tổng quát về tình hình giáo dục kĩ năng sống tại Việt Nam hiện nay Và ôngđưa ra kết luận rằng, học kĩ năng sống là quyền của người học và giáo dục kĩ năng sống lànhiệm vụ quan trọng của nền giáo dục Tuy nhiên, giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam hiệnnay chưa thực hiện được quyền và đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trìnhgiáo dục kĩ năng sống phù hợp

Trang 16

Cũng bàn về kĩ năng sống, trong bài viết “9 kĩ năng cần thiết cho sinh viên” được

đăng trên tạp chí Pháp luật và xã hội năm 2013, tác giả Mai Thanh cho rằng, đối với sinhviên, để thành công, ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên cần phải nâng cao kĩ năngsống của bản thân và tác giả đã đưa ra 9 kĩ năng cần thiết nhất đối với sinh viên hiện nay.Trong đó có kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm [43]

Tác giả cho rằng, giao tiếp xã hội là yếu tố quan trọng, góp phần tạo dựng nênthành công trong bất kỳ lĩnh vực gì Một học giả người Mĩ Kinixti nói rằng “Sự thànhcông của một người chỉ có 15% dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn lại 85% phụ thuộcvào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó” Và trong cuộc sống hàngngày, con người thường xuyên phải tương tác với nhau trong nhiều môi trường khác nhau,chẳng hạn như trong môi trường làm việc Do đó, khả năng làm việc theo nhóm là yếu tốcần thiết và là tố chất quan trọng đối với những ứng viên muốn thành công khi đượctuyển dụng, khi khởi nghiệp và khi hành nghề

Trong bài viết “Thực trạng một số kĩ năng của sinh viên hiện nay”, Thạc sĩ Lê Thị

Bích Huệ đã cho thấy một thực trạng đáng lo ngại về sự thiếu hụt kỹ năng sống của sinhviên hiện nay Tác giả cho rằng, sự thiếu hụt đó đã gây ảnh hưởng lớn đến sự thành côngcủa sinh viên trong công việc cũng như trong cuộc sống Bằng chứng là theo điều tra mớinhất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có đến 13% sinh viên sau khi tốt nghiệpphải đào tạo lại và bổ xung kỹ năng mới, gần 40% phải được kèm cặp tại nơi làm việc và41% cần làm quen với công việc qua một thời gian nhất định mới có thể thích ứng Còntheo kết quả nghiên cứu trên 2.000 sinh viên tại Hà Nội, Cần Thơ, Thành phố Hồ ChíMinh…,hiện có 83% sinh viên tốt nghiệp được đánh giá là thiếu kỹ năng mềm, 37%không tìm được việc làm phù hợp vì nhiều nguyên nhân, trong đó, do thiếu yếu tố kỹnăng là chủ yếu [9]

Có thể thấy kỹ năng sống có tầm quan trọng đặc biệt và việc giáo dục kỹ năngsống cho sinh viên là một việc làm cần thiết nhằm giúp họ có những năng lực cần thiết đểthành đạt trong công việc, trong cuộc sống sau này Để giáo dục kỹ năng sống cho sinh

viên có hiệu quả, tác giả Nguyễn Đắc Thanh trong bài viết “Một số định hướng giáo dục

kỹ năng sống cho sinh viên hiện nay” cho rằng, trước tiên cần phải xác định mục tiêu, nội

dung, phương pháp giáo dục kỹ năng tương ứng với các ngành nghề và các hình thức cầnđược tiến hành đồng bộ Từ những khảo sát thực tế, tác giả đã đưa ra một số định hướngnhư lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giảng dạy các môn học;đưa hoạt động giáo dục kỹ năng sống như một hoạt động ngoại khóa bắt buộc; xây dựngmôn giáo dục kỹ năng sống thành một môn học độc lập, mời các cựu sinh viên thành đạtcủa khoa, trường về báo cáo kinh nghiệm; giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên thông quacác hoạt động Đoàn thanh niên, Hội sinh viên [11] Có thể thấy, trong 5 định hướng màtác giả đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên, có tới 2

Trang 17

định hướng đề cập đến vai trò của việc tham gia hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đoàn –Hội mà trong đó chủ yếu là các hoạt động xã hội đến sự hình thành và rèn luyện kỹ năngsống cho sinh viên.

Cũng bàn về giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên, Tiến sĩ Phạm Thị Bích Thủy

trong đề tài nghiên cứu khoa học “Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Thủ Dầu Một” được thực hiện năm 2013, đã tiến hành khảo sát thực trạng kỹ năng

sống và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trong nhà trường dựa trên bảng điều tra 100sinh viên và 23 giảng viên thuộc 3 ngành hệ cao đẳng: Ngoại ngữ, Sư phạm Văn và Giáodục Tiểu học Kết quả cho thấy thực trạng về nhận thức vai trò của kỹ năng sống và giáodục kỹ năng sống của sinh viên và giảng viên Đại học Thủ Dầu Một, và cho rằng các kỹnăng học và tự học, giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ, kỹ năng làm việc nhóm lànhững kỹ năng quan trọng hơn cả Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đưa ra một số hoạt độngnhằm rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên và kết quả cho thấy, việc tham gia các hoạtđộng, xã hội, từ thiện; các hoạt động sinh hoạt tập thể; các lớp học tập huấn kỹ năng sống

là những hình thức mang lại hiệu quả nhiều nhất cho sinh viên rèn luyện và trao dồi kỹnăng sống [22]

Từ một vài nghiên cứu trên, tuy chưa nhiều nhưng có thể thấy được vai trò củaviệc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng sống cho sinh viên

Tóm lại, thông qua quá trình tìm hiểu và tổng kết các công trình cũng như các bài

viết, chúng tôi nhận thấy rằng, việc nghiên cứu những tác động của việc tham gia hoạtđộng tình nguyện đối với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm chosinh viên cần có cái nhìn tổng thể và toàn diện Do một số hạn chế về thời gian và tài liệu,nên tác giả chưa cập nhật được nghiên cứu gần với đề tài nhất Nhưng qua quá trình tổngquan, có thể nhận thấy rằng, kĩ năng sống (đặc biệt là kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làmviệc nhóm) rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay Và việc tham gia hoạt động tìnhnguyện đã có những tác động nhất định đối với sự hình thành kĩ năng sống cho sinh viên.Ngoài ra, các yếu tố chủ quan (về quan niệm, nhận thức của sinh viên) và yếu tố kháchquan (các hoạt động tình nguyện của các tổ chức trong và ngoài nhà trường) giữ một vị tríquan trọng dẫn đến các tác động của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hìnhthành kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm của sinh viên Từ đó, tác giả đưa ra các vấn đề

cơ bản nêu trên khi tìm hiểu về vấn đề này

1.2 Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng

1.2.1 Tiếp cận theo nhu cầu

Trang 18

Tiếp cận theo nhu cầu là một hướng tiếp cận nhân văn hiện sinh Nói đến thuyếtnhu cầu không thể không nhắc đến Abraham Maslow, nhà khoa học xã hội nổi tiếngngười Mĩ đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950

Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cầnđược đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả

về thể chất lẫn tinh thần Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu vànhững nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao Theotầm quan trọng, cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau: [6]

(1) Nhu cầu sinh lí: Đây là nhu cầu cơ bản nhất để duy trì cuộc sống của con ngườinhư nhu cầu về đồ ăn, nước uống, không khí, nhu cầu về tình dục… Nếu thiếu những nhucầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầunày chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu kháccủa con người sẽ không thể tiến thêm nữa

(2) Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: Con người cần có một môi trường sống antoàn, sức khỏe để đảm bảo sự tồn tại của họ Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảothì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽkhông thực hiện được

(3) Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: A.Maslow coi đó là nhu cầuthuộc về nhóm xã hội của con người, sự mong muốn được quan tâm của các thành viêntrong nhóm xã hội (gia đình, người thân, bạn bè…) Ở cấp độ này con người có nhu cầucần được yêu thương và thừa nhận, khẳng định vai trò, vị trí của họ trong xã hội, cảm giácthuộc về một nhóm nào đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển tâm lý và quan hệ xãhội của cá nhân

(4) Nhu cầu được tôn trọng: Con người luôn cần được đối xử bình đẳng, được lắngnghe và không bị coi thường Đây là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người

(5) Nhu cầu được hoàn thiện và phát triển: Bậc cuối cùng và cao nhất trong hệthống thứ bậc nhu cầu của Maslow có tác động lớn nhất đến sự hoàn thiện nhân cách Đó

là nhu cầu được tự khẳng định mình, có cơ hội học hỏi và phát triển bản thân, đượcnghiên cứu, được sáng tạo, được thể hiện năng lực… để phát triển toàn diện Nhu cầu nàyđược A.Maslow cho là nhu cầu quan trọng, song chúng được xếp ở thang bậc cuối cùngbởi nó chỉ được đề cập tới khi những nhu cầu cơ bản ở các thang bậc nền tảng đã đượcđáp ứng

Theo quan điểm này thì hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu Và trên thực

tế cho thấy, việc một sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện có thể vì nhiều lí dokhác nhau Tuy nhiên, dù sinh viên tham gia tình nguyện với lí do gì đi nữa thì cũng xuấtphát từ nhu cầu cá nhân của bản thân sinh viên

Dựa trên lý thuyết này, có thể nhìn nhận việc được tham gia các hoạt động tìnhnguyện, được bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng sống là những nhu cầu hết sức quan trọng của

Trang 19

sinh viên hiện nay Nó thuộc nhóm các nhu cầu cấp cao, bao gồm nhóm nhu cầu xã hội,nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được hoàn thiện, phát triển.

Với nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: Khi tham gia hoạt động tình

nguyện, sinh viên trở thành thành viên của một nhóm nào đó, chẳng hạn nhóm tìnhnguyện bảo vệ môi trường, nhóm dạy học tình thương cho trẻ em đường phố, nhóm thanhniên tình nguyện mùa hè xanh…Trong quá trình tham gia đó, sinh viên muốn được để thểhiện năng lực của bản thân mình, được cống hiến và được thừa nhận giá trị của mìnhtrong nhóm, được sự quan tâm và yêu thương của các thành viên khác Điều này ảnhhưởng lớn đến sự phát triển tâm lí và kĩ năng sống của sinh viên, đặc biệt là kĩ năng giaotiếp và kĩ năng làm việc nhóm

Với nhu cầu được tôn trọng: Sinh viên tham gia vì cảm thấy được tôn trọng, cả về

nhân cách, phẩm chất và các giá trị của con người Khi tham gia hoạt động tình nguyện cóthể xuất phát từ những động cơ khác nhau, có người tham gia vì lý tưởng cao đẹp muốngiúp đỡ người khác, cũng có người tham gia chỉ vì cảm thấy vui Nhưng dù vì lí do gì thìcũng cần nên tôn trọng và đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên trong việc tiếp cậnthông tin và tạo điều kiện để sinh viên nâng cao kĩ năng sống trong quá trình tham giahoạt động tình nguyện

Với nhu cầu được hoàn thiện và phát triển: Việc được nâng cao và rèn luyện kĩ

năng sống là nhu cầu quan trọng hướng đến sự phát triển toàn diện cho sinh viên Trongquá trình tương tác khi tham gia hoạt động tình nguyện, bên cạnh việc rèn luyện và traodồi những khả năng vốn có của mình, sinh viên còn có thể học hỏi thêm nhiều điều bổ ích

từ các thành viên khác trong nhóm Chẳng hạn, có một số sinh viên trước đây chưa baogiờ biết lập kế hoạch, nhưng khi tham gia công tác mùa hè xanh, sinh viên biết phối hợpchặt chẽ với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ, biết lên kế hoạch và phân công nhiệm vụcho từng thành viên phù hợp với sở trường, năng lực Điều đó giúp sinh viên hoàn thiện

và phát triển những kĩ năng cần thiết giúp ích cho cuộc sống

Trong đề tài này, chúng ta cố gắng đo lường được sự thay đổi của bản thân sinhviên khi tham gia hoạt động tình nguyện Việc thay đổi này dù theo chiều hướng nào cũng

sẽ cho ta thấy mức độ thỏa mãn nhu cầu này dưới tác động của việc tham gia hoạt độngtình nguyện đối với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinhviên

1.2.2 Lý thuyết học tập xã hội

Trang 20

Thuyết học tập xã hội được khởi nguồn từ quan điểm học tập của Jean GabrielTarde (1843-1904) Thuyết học tập xã hội cho rằng việc học tập của con người (cả về kiếnthức, thái độ và hành vi) được thực hiện thông qua ba qui luật, đó là sự tiếp xúc gần gũi,bắt chước người khác và sự kết hợp cả hai Tuy nhiên, việc học tập của mỗi cá nhân cònphụ thuộc vào các yếu tố bên trong cá nhân như động cơ học tập, sự cần thiết và giá trịđối với bản thân, sự trải nghiệm, kinh nghiệm sống, nền tảng kiến thức và khả năng phântích

Lý thuyết này được sử dụng để điều chỉnh hành vi của cá nhân trong nhóm Tuynhiên, trong quá trình vận dụng thuyết học tập vào thực tế, có một số nguyên tắc cần được

chú ý Thứ nhất, hiệu quả sẽ đạt được ở mức cao nhất của học tập quan sát là hành vi sẽ

được thực hiện lại một cách cụ thể, thông qua việc tái tổ chức và tập diễn lại hành vi

mang tính tượng trưng Thứ hai, là mã hóa hành vi mẫu bằng lời nói hoặc hình tượng hóa.

Các cá nhân có thể sẽ bắt chước hành vi được làm mẫu nếu như nó thích hợp, đúng đắnhay sẽ mang lại kết quả mà họ cho là có giá trị [9]

Từ đó có thể thấy, nếu xem hoạt động tình nguyện như là một hình thức hoạt độngnhóm thì việc ứng dụng lý thuyết học tập xã hội là hết sức phù hợp Vì dựa trên quanđiểm này cho rằng, trong nhiều trường hợp, một người sẽ học tập hành vi của người khác

và hành vi này sẽ được củng cố nếu được lặp lại nhiều lần, có sự khích lệ hoặc không bịchỉ trích Khi tham gia vào một tổ chức hoạt động tình nguyện nào, cá nhân sẽ có cơ hộitiếp xúc với rất nhiều người khác nhau cả về kiến thức, trình độ lẫn kinh nghiệm sống.Trong quá trình tương tác đó, cá nhân sẽ học tập được những hành vi mới nếu hành vi đó

cá nhân cho là có giá trị Điều này có ý nghĩa trong việc giúp sinh viên hình thành và rènluyện kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng làm việc nhóm Một sinh viên trước đây rấtnhút nhát, không dám phát biểu ý kiến, khi tham gia vào một đội hình tình nguyện màtrong đó đội trưởng là người rất tự tin, năng động Bạn sinh viên này rất ngưỡng mộ vàmong muốn một ngày nào đó, mình có thể tự tin như đội trưởng của mình Xuất phát từđộng cơ đó cùng sự cố gắng của bản thân, sau một thời gian tham gia tình nguyện, bạnsinh viên này đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp thông qua việc học hỏi những hành

vi của đội trưởng cũng như các thành viên khác trong đội

Bên cạnh đó, áp lực nhóm cũng có thể giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mìnhphù hợp hơn Đơn cử như trong một buổi họp nhóm các thanh niên của chiến dịch mùa hèxanh, có một bạn tình nguyện viên đưa ra ý kiến rất hay về cách thức sinh hoạt của đội Ýkiến này được các thành viên khác rất đồng tình và đánh giá cao Được sự khích lệ đó bạntình nguyện viên này cảm thấy tự tin hơn và trong các cuộc họp sau đã rất tích cực đónggóp ý kiến cho đội Cũng trong trường hợp đó, một tình nguyện viên khác trước đây hay

có thói quen nói chen vào lúc người khác đang phát biểu, nhưng khi được nhắc nhở và sự

Trang 21

phản hồi khó chịu của những người xung quanh, cá nhân này đã dần tránh việc lặp lạihành vi không phù hợp đó.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu mà đề tài đặt ra, tác giả tập trung làm rõ các câu hỏinghiên cứu sau:

 Việc tham gia các hoạt động tình nguyện đã tác động như thế nào đến sự hìnhthành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Mộthiện nay?

 Nhận thức về vai trò của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hìnhthành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Mộthiện nay như thế nào?

1.4 Giả thuyết khoa học

Giả thuyết 1: Việc tham gia hoạt động tình nguyện đã tác động tích cực đến sự

hình thành kĩ năng giao tiếp của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một

Giả thuyết 2: Việc tham gia hoạt động tình nguyện đã tác động tích cực đến sự

hình thành kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một

Giả thuyết 3: Sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay nhận thức được vai trò của

việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩnăng làm việc nhóm

Trang 22

KĨ NĂNG LÀM VIỆC

NHÓM

Yếu tố khách quan

Nơi tổ chức hoạt độngLoại hình hoạt độngCách thức tổ chức

HÌNH THÀNH KĨ NĂNG

Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê - 1998): Tình nguyện là "Tự mình nhận lấy

trách nhiệm để làm (thường là việc khó khăn, đòi hỏi phải hy sinh), không phải do bắtbuộc"

Theo BS Lê Thị Kim Phượng, Trung tâm Truyền thông – giáo dục sức khỏeTP.HCM: Tình nguyện là sự tự nguyện, sẵn lòng đóng góp, một chút thời gian và kỹnăng, kiến thức của mình để giúp đỡ cộng đồng chung quanh như hàng xóm láng giềng,

tổ dân phố, khu phố mình cư ngụ, thành phố mình ở, đất nước của mình hay rộng hơn làcác nước trên thế giới Tình nguyện phải xuất phát từ trái tim và tình nguyện sẽ không cógiá trị nào nếu không thật sự là tình nguyện Tình nguyện về cơ bản là cống hiến thờigian, sức lực, kỹ năng mà không đòi hỏi lợi ích cá nhân

Một số định nghĩa khác có liên quan như: [40]

Sinh viên tình nguyện là những sinh viên có tấm lòng nhân ái, có ý thức tự giác và

có tinh thần tình nguyện tham gia hoạt động trong các đội hình thanh niên, sinh viên tình

Trang 23

nguyện, sẵn sàng làm các công việc khó khăn, gian khổ mà không nhất thiết phải cóquyền lợi vật chất cho bản thân.

Đội hình sinh viên tình nguyện là tổ chức đoàn kết, tập hợp lực lượng sinh viên

tình nguyện, có sức lôi cuốn mạnh mẽ trên tinh thần tình nguyện, xuất phát từ lòng nhân

ái, tính tích cực xã hội và hoài bão lý tưởng của tuổi trẻ nhằm thực hiện những nhiệm vụkhó khăn, đột xuất của địa phương, đơn vị vì lợi ích của xã hội và cộng đồng

Loại hình sinh viên tình nguyện: Là tập hợp những đội hình sinh viên tình

nguyện có những đặc trưng cơ bản giống nhau về nội dung hoạt động, về thời gian hoạtđộng hoặc quy mô cấp độ tổ chức hoạt động

Phong trào sinh viên tình nguyện: Là khái niệm chỉ hoạt động xã hội có sức lôi

cuốn đông đảo sinh viên tham gia với tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm cao, khôngquản ngại khó khăn gian khổ vì lợi ích của xã hội, cộng đồng, thông qua đó góp phần giáodục đạo đức, lý tưởng cho sinh viên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh

1.6.2 Loại hình hoạt động tình nguyện trong giai đoạn hiện nay

Loại hình sinh viên tình nguyện tham gia phát triển kinh tế

 Sinh viên tình nguyện đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên, sinh viên

 Sinh viên tình nguyện tham gia các chiến dịch tình nguyện về với đồng bào dântộc, vùng sâu, vùng xa để kết hợp thực hiện các chương trình như xây nhà tình nghĩa, ứngdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tu sửa đường giao thông, thuỷ lợi

Đội trí thức trẻ tình nguyện: Là loại hình hoạt động toàn diện tham gia phát triển

kinh tế xã hội ở nông thôn, miền núi Đội gồm những đội viên đã tốt nghiệp các trườngđại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tình nguyện về công tác tại cácvùng khó khăn của đất nước trong thời gian 2 năm

Sinh viên tình nguyện tham gia giữ gìn và bảo vệ quốc phòng, an ninh: Đội Xung

kích an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Sinh viên tình nguyện phòng chống tệ nạn xãhội

Sinh viên tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo:

Bao gồm các hoạt động như "Hiến máu nhân đạo", chống mù chữ, chống thất học,cứu trợ thiên tai, chăm sức khỏe cộng đồng, giáo dục viên đường phố, giúp đỡ các giađình chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, sinh viên tình nguyện tham gia các chươngtrình Dân số - Sức khoẻ - Môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Sinh viên tình nguyện bảo vệ môi trường: Ngày Thứ bảy tình nguyện, Ngày Chủ

nhật xanh, Ngày Cùng hành động, Kỳ nghỉ hồng Chương trình Bình Dương xanh…

Loại hình sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi

Đối tượng tham gia là sinh viên tình nguyện các trường đại học, cao đẳng có tổchức thi tuyển sinh hoặc thanh niên tình nguyện địa phương nơi có các trường đại học,cao đẳng tổ chức thi tuyển sinh

Trang 24

Theo Từ điển Tâm lý học của A.M.Colmman, “Kỹ năng là sự thông thạo, hiểu biếtchuyên môn sâu, là khả năng đạt được thành tích cao trong một lĩnh vực nhất định; cụ thể

là một cách thực hiện hành vi có sự phối hợp, có tổ chức, đạt được thông qua sự huấnluyện và thực hành” [30]

1.6.4 Kỹ năng sống

Khái niệm kĩ năng sống

Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theonhiều cách khác nhau

Theo WHO (1993), năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệuquả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống Đó cũng là khả năng của một cánhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp

và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh.Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộngnhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi nănglực tâm lý xã hội này [19]

Theo UNICEF (UNICEF Thái Lan,1995): Kĩ năng sống là khả năng phân tích tìnhhuống và ứng xử, khả năng phân tích cách ứng xử và khả năng tránh được các tình huống.Các kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiên thức “cái chúng ta biết” và thái

độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì vàlàm bằng cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng [16]

Tuy cách diễn đạt về kĩ năng sống ở mỗi tổ chức khác nhau, nhưng có thể thấy có

sự thống nhất hiểu kĩ năng sống thuộc về phạm trù năng lực (hiểu kĩ năng theo nghĩarộng), và kĩ năng theo cách hiểu này là năng lực bao hàm cả tri thức, thái độ và hành vi,hành động trong lĩnh vực đó Trong đề tài này, tác giả xem xét kĩ năng sống ở cả hai gócđộ:

 Xem kĩ năng sống là năng lực (kiến thức, thái độ, hành vi), đó chính là khả năng ápdụng những hiểu biết và kĩ năng để thực hiện, giải quyết có hiệu quả các vấn đềtrong tình huống mới

Trang 25

 Xem kĩ năng sống là khả năng tâm lí xã hội thì năng lực tâm lí xã hội đề cập tớikhả năng của con người biểu hiện những cách ứng xử đúng hoặc chính xác khitương tác với người khác hoặc trong tình huống khác nhau của môi trường xungquanh dựa trên nền văn hóa đó.

Đặc tính của kĩ năng sống [33]

Theo Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, kĩ năng sống bao gồm những đặctính sau:

 Đó là khả năng con người sống một cách phù hợp và hữu ích

 Đó là khả năng con người quản lí được các tình huống rủi ro, không chỉ đối vớibản thân mà còn thuyết phục được mọi người chấp nhận các biện pháp ngăn ngừa rủi ro

 Đó là khả năng con người quản lí một cách thích hợp bản thân, người khác và xãhội trong cuộc sống hang ngày, điều này có thể xem như năng lực tâm lí xã hội của kĩnăng sống

Phân loại kĩ năng sống [39]

Phân loại kĩ năng sống của UNICEF bao gồm các nhóm:

 Các kĩ năng giao tiếp và quan hệ liên nhân cách:

 Kĩ năng giao tiếp liên nhân cách

 Kĩ năng thương lượng/từ chối

 Kĩ năng lắng nghe/Sự đồng cảm

 Kĩ năng hợp tác và làm việc theo nhóm

 Kĩ năng vận động/tuyên truyền

 Các kĩ năng ra quyết định và tư duy tích cực:

 Kĩ năng quyết định và giải quyết các vấn đề

 Kĩ năng tư duy tích cực

 Các kĩ năng ứng phó và tự kiềm chế:

 Kĩ năng nhằm phát triển và kiểm soát nội tâm

 Kĩ năng xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng

 Kĩ năng tự nhận thức bản thân

 Kĩ năng ấn định mục tiêu

 Kĩ năng đánh giá/tự phân loại/tự giám sát bản thân

 Kĩ năng kiềm chế cảm xúc

 Kĩ năng ứng phó, xử lí với sự mệt mỏi, xâm hại và tổn thương

 Kĩ năng nhằm kiềm chế trạng thái căng thẳng (stress)

 Kĩ năng quản lí thời gian

 Kĩ năng tư duy tích cực, lạc quan

Trang 26

Theo cách phân loại này thì hai kĩ năng mà tác giả hướng tới trong đề tài là kĩ nănggiao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm thuộc nhóm kĩ năng giao tiếp và quan hệ liên nhâncách Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình đây là nhóm kĩ năng quan trọng nhất thể hiện khảnăng thiết lập, duy trì và củng cố các mối tương tác xã hội của con người Mỗi cá nhânphải biết cách cư xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ để có thể phát triển tối đatiềm năng sẵn có trong môi trường của mình [16.Tr.14]

1.6.5 Kĩ năng giao tiếp

Khái niệm giao tiếp

Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp và nhiều mặt nhiều cấp độ vì vậykhó có sự thống nhất hoàn toàn về khái niệm giao tiếp Tuy nhiên các định nghĩa về giaotiếp đều có những dấu hiệu cơ bản như sau:

 Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người nghĩa là chỉ riêng con ngườimới có giao tiếp thật sự khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ (nói, viết, hình ảnh nghệ thuật,

…) và được thực hiện chỉ trong xã hội loài người

 Giao tiếp là cách thể hiện mối quan hệ với một hay nhiều người khác trên cơ sởcủa các quan hệ kinh tế, chính trị,…của xã hội

 Giao tiếp được thể hiện ở sự thay đổi thông tin và sự hiểu biết lẫn nhau, sự suycảm và ảnh hưởng lẫn nhau

 Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người

Vậy, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con

người qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lí và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểubiết, suy cảm ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau [40]

Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng giao tiếp là khả năng nhận biết mau lẹ những biểu hiện bên ngoài và dự đoán được diễn biến bên trong của con người với tư cách là đối tượng giao tiếp Đồng thời, biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt một mục đích đã định [40]

Để hoạt động giao tiếp có hiệu quả, cần đảm bảo những yếu tố cơ bản sau [42]:

 Phải xây dựng được một bản thông điệp có hiệu quả, nghĩa là nội dung phải

rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu, truyền đạt thông tin mạch lạc, giọng nói rõ ràng, đủ nghe, đồngthời phải biết sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp

 Phải biết lắng nghe tích cực trong giao tiếp để hiểu rõ vấn đề, khuyến khíchngười nói, thể hiện sự tôn trọng người khác

 Nắm được môi trường xã hội khi giao tiếp (giao tiếp với ai? để làm gì? nhưthế nào? khi nào? trong bao lâu? )

Trang 27

 Các vai trò khác nhau mà các thành viên đảm nhận

Nhóm làm việc thực chất là một tập hợp những người có các năng lực bổ trợcho nhau (kiến thức, kỹ năng và khả năng), cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiệncác mục tiêu chung Bản chất của nhóm làm việc là sự chia sẻ, đóng góp của mỗithành viên vào việc thực hiện công việc chung của nhóm để đạt được mục tiêu đã đề ra

Vì vậy, mục đích của việc thành lập nhóm làm việc là để thực hiện những mục tiêu màmột cá nhân đơn lẻ khó có thể đạt được

Kỹ năng làm việc nhóm

Theo tác giả Bùi Loan Thùy, kĩ năng làm việc nhóm là khả năng tương tác giữacác thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc và phát triển tiềm năngcủa tất cả các thành viên

Một số yếu tố cần thiết để có được kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả: [3]

 Có lòng tin vào người khác, có sự tôn trọng, lắng nghe, quan tâm đến ý kiến củangười khác, có ý thức hợp tác, hoà nhập với những người cùng làm việc

 Khả năng giao tiếp tốt, thu hút được sự chú ý của mọi người, có khả năng thuyếtphục người khác, biết cách lập luận đưa ra được những lý lẽ thích hợp để bảo vệ ý kiếncủa mình và luôn khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến của riêng mình

 Khả năng kiểm soát tình huống, sự bình tĩnh, linh hoạt khi giải quyết các tìnhhuống phát sinh trong một thời gian ngắn

 Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, khả năng làm việc dưới áp lực cao, nhạy bén trongcông việc

 Có lối sống lạc quan, tính kiên trì, có tinh thần trách nhiệm với công việc chung và

sự quyết tâm đi đến đích

Trong đề tài, chúng tôi tìm hiểu những sự thay đổi của bản thân sinh viên khi thamgia hoạt động tình nguyện để đánh giá mức độ hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làmviệc nhóm của sinh viên căn cứ trên những biểu hiện cơ bản nêu trên Để đánh giá được

sự thay đổi đó, cần phải tiến hành nghiên cứu hồi cố cũng như tìm hiểu sự đánh giá từ

Trang 28

phía thầy cô giáo, bạn bè, những người cùng tham gia và cả phía nơi tổ chức hoạt động.Tuy nhiên, do một số hạn chế nên đề tài chỉ xem xét sự thay đổi bản thân dưới góc độ tựđánh giá của sinh viên.

1.6.7 Giáo dục kĩ năng sống

Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình, giáo dục kĩ năng sống là hình thành cách sốngtích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi nhữnghành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ vàcác kĩ năng thích hợp [16.tr 32]

CHƯƠNG II – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát về trường Đại học Thủ Dầu Một

Trường Đại học Thủ Dầu Một – tiền thân là Cơ sở 5 của Trường Cao đẳng Sưphạm thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm đào tạo giáo viên THCS có trình độ cao đẳng,sau đó trường được giao lại cho tỉnh Sông Bé, nay là tỉnh Bình Dương và trở thànhTrường Sư phạm Cấp II của tỉnh Sông Bé Đến năm 1988, trường được công nhận làTrường Cao đẳng Sông Bé theo Quyết định số 168/HĐBT ngày 12/11/1988 của Hội đồng

Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đến năm 1992, tất cả các trường

Sư phạm tỉnh bao gồm: Trường Trung học Sư phạm, Sư phạm Mầm non, Cán bộ quản lí

đã được sát nhập lại và lấy tên là Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương Trong quátrình phát triển đi lên, Trường được nâng cấp thành Trường Đại học Thủ Dầu Một theoquyết định số 900/QĐ-TTg ngày 24/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ

Gần 5 năm thành lập và đi vào hoạt động, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã có tốc

độ phát triển khá nhanh Với khóa học đầu tiên (2009-2010), toàn trường chỉ có 2.131 họcsinh – sinh viên và cho tới hiện nay, trường đang đào tạo 22 ngành Đại học, 12 ngành Caođẳng ở 4 lĩnh vực: Kinh tế, Kỹ thuật, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Sư phạm với quy môgần 12.000 sinh viên

Về chất lượng đào tạo, tỷ lệ sinh viên cao đẳng, trung cấp tốt nghiệp đạt 72.5%,trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm 71% Hầu hết sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm phù hợp.Đội tuyển sinh viên giỏi của trường tham gia các cuộc thi do tỉnh, trung ương tổ chức đềuđạt kết quả cao [22] Điều đó cho thấy, Đại học Thủ Dầu Một ngày càng phát triển và trởthành một trong những trường đại học uy tín đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chotỉnh nhà và trên cả nước

2.2 Khái quát một số hoạt động tình nguyện chủ yếu của Trường Đại học Thủ Dầu Một

Các hoạt động tình nguyện chủ yếu của Trường Đại học Thủ Dầu Một phần lớn là

do các tổ chức Đoàn – Hội tổ chức Trong đó, đơn vị chuyên trách chịu trách nhiệm chính

Trang 29

đó là Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Trường Do đó, để nắm rõ nhất tình hình hoạtđộng tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một trong thời gian qua, nghiêncứu chủ yếu sử dụng thông tin được cập nhật từ các văn bản của Văn phòng Đoàn thanhniên – Hội sinh viên trường để làm cơ sở

Và theo Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Đoàn trườngĐại học Thủ Dầu Một, năm học 2012 – 2013 toàn trường có 7188 đoàn viên trực thuộc 12

cơ sở Đoàn, trong đó có 11 Đoàn khoa và 1 chi đoàn Khối chuyên viên [1]

Trong những năm học vừa qua, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủyTrường và Thường trực Tỉnh Đoàn mà trực tiếp là Ban Thanh thiếu nhi Trường học; sự

hỗ trợ, tạo điều kiện của Lãnh đạo Trường và đặc biệt với sự nỗ lực của đoàn viên thanhniên Trường Đại học Thủ Dầu Một đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Qua đó, thểhiện khá rõ tính xung kích - sáng tạo của tuổi trẻ, ý thức tốt về tổ chức, kỷ luật nên tạođược sự thuận lợi trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Trường Trong đó,một số hoạt động tiêu biểu như sau:

Trong cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, Đoàn

trường chỉ đạo các cơ sở Đoàn phối hợp tổ chức các chuyến du khảo về nguồn, thăm vàtặng quà các gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng, viết bài cảm nhận về tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh

Chương trình "Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Bình Dương vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" đã triển khai ngày càng hiệu quả và trao tặng nhiều suất

học bổng cổ vũ đoàn viên thanh niên vượt qua những hoàn cảnh khó khăn để vươn lêntrong cuộc sống

Công tác giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống được triển khai sâu rộng, hiệu

quả thông qua cuộc vận động Sinh viên 5 tốt, hội thi Những người bạn cùng tiến, cuộc thi Olyypic các môn khoa học Mác – Lê nin và Tư Tưởng Hồ Chí Minh, các đợt du khảo về nguồn, đã góp phần tích cực trong việc giáo dục và định hướng cho đoàn viên thanh niên.

Công tác nâng cao sức khỏe thể chất, đời sống văn hóa tinh thần với nhiều hoạt

động truyền thống như: giải bóng đá “Cúp sinh viên Đại học Thủ Dầu Một”, ngày hội Sinh viên khỏe, cuộc thi: “Nét đẹp sinh viên – MISSTDMU”, “Duyên dáng sinh viên Bình Dương”; Hội thi cắm hoa “Tri ân thầy cô” ,“Tiếng hát tiếng anh TDMU OPEN” Tổ

chức các hoạt động tuyên truyền về pháp luật, sức khỏe tiền hôn nhân, phòng chống bệnhlao –HIV/AIDS

Thực hiện chương trình xung kích, tình nguyện vì cộng đồng với nhiều hoạt động ý

nghĩa như tổ chức vận động quyên góp ủng hộ nhân dân Tỉnh Lào Cai, ủng hộ Hội người

mù tỉnh Bình Dương, thăm và tặng quà cho các em tại các trung tâm trẻ em mồ côi, cơ

nhỡ, người gia neo đơn trên địa bàn tỉnh, tổ chức “Ngày hội hiến máu nhân đạo”, Chương

Trang 30

trình “Tiếp sức mùa thi”, chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè”, thường xuyên ra quân các ngày thứ 7 tình nguyện, Chủ nhật xanh.

Với nhiều loại hình hoạt động phong phú và đa dạng, trong những năm vừa qua,Đoàn trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo được nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh thu hút

sự tham gia đông đảo của sinh viên Qua đó, thể hiện khá rõ tính xung kích - sáng tạo củatuổi trẻ, góp phần tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong toàn thể ĐVTN – Sinh viên củaTrường, đồng thời góp phần cùng Nhà trường hoàn thành các mục tiêu - nhiệm vụ đã đề

ra trong năm học 2012 – 2013

2.3 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Theo kết quả khảo sát tại bảng 2.1 cho thấy, trong tổng số 150 sinh viên tham gia

hoạt động tình nguyện, có 90 sinh viên đang theo học các ngành thuộc lĩnh vực xã hội(như Sư phạm, Công tác xã hội, Quản trị kinh doanh, Ngoại ngữ), chiếm tỷ lệ 60% và 60sinh viên đang theo học các ngành thuộc lĩnh vực tự nhiên (như Điện tử, Công nghệ thông

tin, Kiến trúc, Xây dựng, Môi trường), chiếm tỉ lệ 40% (xem phụ lục 3 bảng 1) Trong đó, sinh viên đang học năm 2 là 60%, năm 3 là 30% và năm 4 là 10% (xem phụ lục 3 bảng 2).

Trong tổng số mẫu nghiên cứu, có 52 sinh viên là nam (chiếm 34,7%) và 98 sinh viên là

nữ (chiếm 65,3%) (xem phụ lục 3 bảng 3) Có thể thấy, trong tổng số mẫu nghiên cứu thì

số lượng sinh viên nữ tham gia hoạt động tình nguyện chiếm tỉ lệ nhiều hơn gần gấp đôisinh viên nam có tham gia hoạt động này Tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ sinh viên toàntrường

Giới tính

Tần số

Tầnsuất % Tần số

Tầnsuất % Tần số

Tầnsuất %

Lĩnh vực tựnhiên

Bảng 2.1: Các đặc điểm nhân khẩu của sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

2.4 Tình hình tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay

Trang 31

Kết quả khảo sát 150 sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện, trong đó có hơnmột nửa sinh viên vừa tham gia hoạt động trong trường, vừa tham gia hoạt động ngoàitrường (chiếm 51,3%), số sinh viên chỉ tham gia hoạt động ngoài trường chiếm tỷ lệ thấp

nhất (15,3%) và số sinh viên chỉ tham gia hoạt động trong trường chiếm 33,3% (xem phụ lục 3 bảng 5)

Nhà trường Ngoài nhà trường

Cả hai

33.333 15.333

51.333

Nơi tham gia hoạt động

Biểu đồ 2.1: Nơi tham gia hoạt động tình nguyện

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

Từ biểu đồ trên có thể thấy, việc tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viênkhông còn chỉ bó hẹp trong khuôn viên của nhà trường, mà ngày càng mở rộng ra các tổchức bên ngoài Lý giải về điều này, Phó giám đốc Trung tâm hoạt động Thanh niên cho

biết thêm “hiện nay, số lượng sinh viên của trường Đại học Thủ Dầu Một tham gia các hoạt động của Trung tâm cũng như các tổ chức khác, chẳng hạn như Câu lạc bộ môi trường… chiếm tỷ lệ cao nhất so với các trường đại học trên toàn tỉnh Một trong những

lý do thu hút sự tham gia đông đảo này là vì các hoạt động của các tổ chức bên ngoài thường đa dạng và phong phú hơn, đáp ứng đươc nhu cầu tham gia tình nguyện của sinh viên Một phần nữa là khi tham gia kết hợp giữa các hoạt động trong và ngoài nhà trường, sinh viên có nhiều cơ hội trải nghiệm hơn và quan trọng hơn là có thể vận dụng được kiến thức trong nhà trường vào môi trường thực tế, điều đó giúp cho việc học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng của sinh viên nhanh tiến bộ hơn” (xem phụ lục 2, MPV8).

Điều đó cho thấy nhu cầu tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên ngày càngcao Trong đó, loại hình hoạt động xã hội, từ thiện như dạy học tình thương, xóa mù chữ,giúp đỡ gia đình chính sách, trợ giúp thiên tai… thu hút sự tham gia đông đảo của các bạnsinh viên (chiếm 24,9% số lượt trả lời), kế đến là các hoạt động bảo vệ môi trường (chiếm21,4%), đứng thứ ba là hiến máu nhân đạo (chiếm 16,3%), tham gia mùa hè xanh chiếm

tỷ lệ 10,9% Và các loại hoạt động khác như tham gia bảo vệ quốc phòng, an ninh, thamgia phát triển kinh tế, tiếp sức đến trường cũng là những loại hình tình nguyện thu hút sự

tham gia của sinh viên hiện nay (xem phụ lục 3 bảng 6)

Trang 32

Tiếp sức mùa thi Bảo vệ quốc phòng, an ninhTham gia phát triển kinh tếHoạt động xã hội từ thiệnMàu hè xanhHiến máu nhân đạoBảo vệ môi trườngTiếp sức đến trường

1 2 3 4 5 6 7 8

10.9 5.6

3.7

24.9 11.7

16.3

21.4 5.6

Loại hình tình nguyện

%

Biểu đồ 2.3: Loại hình tình nguyện

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

Qua đó có thể thấy rằng, sinh viên ngày càng có xu hướng tìm đến các loại hoạt

động tình nguyện hướng đến cộng đồng Và “việc sinh viên lựa chọn tham gia loại hoạt động tình nguyện này hay loại hình kia phụ thuộc vào nhiều yếu tố Chẳng hạn như là do

sở thích, do đặc thù ngành học, và quan trọng nhất là yếu tố thời gian Có một số bạn rất thích đi mùa hè xanh nhưng Chiến dịch này lại trúng ngay đợt các bạn đi thực tập nên cũng không thể tham gia được và đăng kí tham gia các loại hình khác phù hợp hơn” Bên cạnh đó, “mỗi loại hình tình nguyện đều có những đặc điểm riêng, tùy thuộc vào mục đích mà mỗi bạn sinh viên sẽ có xu hướng tham gia khác nhau Chẳng hạn như, tham gia mùa hè xanh thì giúp bạn rèn luyện khả năng thích nghi môi trường mới, tiếp sức mùa thi giúp bạn giao tiếp tốt hơn… Nhưng nói chung thì hoạt động tình nguyện nào ít nhiều cũng sẽ giúp cho các bạn rèn luyện kỹ năng của mình”– Bí thư Đoàn trường cho biết thêm (xem phụ lục 2, MPV7) Điều đó cho thấy, các loại hình hoạt động tình nguyện hiện

nay rất đa dạng và phong phú Nó giúp cho việc tham gia hoạt động tình nguyện của sinhviên ngày càng trở nên khá dễ dàng và thuận tiện hơn Sinh viên có nhiều cơ hội tham giacác hoạt động phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình Và mỗi loại hình hoạt độngđều ít nhiều giúp sinh viên hình thành những kỹ năng cần thiết Bên cạnh đó, việc lựachọn tham gia loại hình tình nguyện nào có sự khác biệt giữa sinh viên ở những năm họckhác nhau không, được xem xét qua bảng so sánh dưới đây

Kết quả tại bảng 2.2 cho thấy, phần lớn sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 đều có

xu hướng thích tham gia một số các loại hình hoạt động tình nguyện như nhau, chẳng hạnnhư tham, gia hoạt động xã hội, từ thiện, tham gia bảo vệ môi trường, hiến máu nhân đạo.Trong đó tham gia hoạt động xã hội, từ thiện, chiếm tỷ lệ cao nhất trong sự lựa chọn cácloại hình tham gia, với tỷ lệ sinh viên năm 2 thường tham gia loại hình này là 51,3%, sinhviên năm 3 là 22% và năm 4 là 7,3% Kế đến là tham gia bảo vệ môi trường cũng chiếm

tỷ lệ cao thứ hai trong sự lựa chọn của sinh viên các năm (năm 2 chiếm 40,7%, năm 3chiếm 21,3%, năm 4 chiếm 7,3), tiếp theo là hiến máu nhân đạo và một loại hình tình

Trang 33

nguyện khác Điều đó cho thấy dù là ở năm học nào thì tham gia hoạt động xã hội, từthiện và bảo vệ môi trường là hai loại hình tình nguyện thu hút sự tham gia đông đảo nhấtcủa các bạn sinh viên ở các năm học Bên cạnh đó, kết quả so sánh cũng cho thấy, không

có khác biệt giữa sinh viên nam và nữ, sinh viên học ở lĩnh vực xã hội và lĩnh vực tự

nhiên trong việc lựa chọn loại hình tham gia tình nguyện (xem phụ lục 3 bảng 8)

Năm học

TổngNăm 2 Năm 3 Năm 4

Tham gia phát triển kinh tế Tần suất %Tần số 128 32 32 1812

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

Để nắm được tình hình tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Đạihọc Thủ Dầu Một, việc đánh giá mức độ tham gia của sinh viên là yếu tố quan trọng chothấy sự tham gia tích cực hay không của sinh viên trong các hoạt động tình nguyện

Trang 34

Rất t

hườn

g xuyên

Thỉn

h tho

ảng

Rất hiếm khi

0 15

Biểu đồ 2.4: Mức độ tham gia hoạt động tình nguyện

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

Kết quả khảo sát tại biểu đồ 2.4 cho thấy, trong 150 đối tượng nghiên cứu, sốlượng sinh viên thường xuyên tham gia hoạt động tình nguyện chiếm tỷ lệ cao nhất(39,3%), tiếp theo là sinh viên tham gia ở mức độ bình thường chiếm tỷ lệ 24,7% và thấp

nhất là ở mức độ rất hiếm khi tham gia (chiếm 4,7%) (xem phụ lục 3 bảng 7) Qua đó có thể thấy rằng, “sinh viên rất hào hứng và tích cực trong việc tham gia hoạt động tình nguyện Bằng chứng là trong những năm vừa qua, Đoàn trường đã thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, trong đó có hoạt động tình nguyện và đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các bạn sinh viên Về mặt tinh thần, đa số các bạn khi đăng kí tham gia tình nguyện đều có một tinh thần chủ động, nhiệt tình và tham gia rất tích cực” (xem phụ lục 2, MPV7), đồng chí Bí thư Đoàn trường đã cho biết thêm.

Và một trong một những lí do chủ yếu mà các đối tượng khảo sát đưa ra khi đượchỏi về động cơ tham gia hoạt động tình nguyện, phần lớn câu trả lời là vì muốn được họchỏi thêm nhiều kĩ năng (chiếm 22,1%), kế đến là tham gia vì cảm thấy vui (chiếm 20,7%),

lí do muốn có thêm nhiều bạn bè chiếm tỷ lệ 19,8% và tham gia vì được cộng điểm rènluyện chiếm 15,5% Các lý do khác như tham gia để thể hiện bản thân, cơ hội nghềnghiệp cũng được nhiều sự lựa chọn của các đối tượng khảo sát, trong khi đó lí do ít được

đề cập tới nhất đó là tham gia vì bạn bè rủ rê (4,9%) (xem phụ lục 3 bảng 9)

Kết quả khảo sát tại biểu đồ 2.5 cho thấy, lí do chủ yếu mà các đối tượng

khảo sát đưa ra khi được hỏi về động cơ tham gia hoạt động tình nguyện, phần lớn câu trảlời là vì muốn được học hỏi thêm nhiều kĩ năng (chiếm 22,1%), kế đến là tham gia vì cảmthấy vui (chiếm 20,7%), lí do muốn có thêm nhiều bạn bè chiếm tỷ lệ 19,8% và tham gia

vì được cộng điểm rèn luyện chiếm 15,5% Các lý do khác như tham gia để thể hiện bảnthân, cơ hội nghề nghiệp cũng được nhiều sự lựa chọn của các đối tượng khảo sát, trong

khi đó lí do ít được đề cập tới nhất đó là tham gia vì bạn bè rủ rê (4,9%) (xem phụ lục 3 bảng 9)

Trang 35

Được cộng điểm rèn luyện

Cảm thấy vui Thể hiện bản thân Bạn bè rủ rê

15.5

19.8 20.7 22.1 10.6

6.3 4.9

Lí do tham gia tình nguyện

%

Biểu đồ 2.5: Lý do tham gia hoạt động tình nguyện

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

Áp dụng lý thuyết nhu cầu cho thấy, tham gia hoạt động tình nguyện là nhu cầukhông thể thiếu đối với sinh viên Dựa trên lý thuyết này, cũng có thể nhìn nhận việcđược bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng sống là những nhu cầu hết sức quan trọng của sinhviên hiện nay Tham gia hoạt động tình nguyện với mong muốn được học hỏi thêm nhiều

kỹ năng, được rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình là nhu cầu cao nhất của sinh viêntrong tháp nhu cầu của A.Maslow Bên cạnh đó, tham gia hoạt động tình nguyện vì cảmthấy vui hay muốn có thêm nhiều bạn bè thể hiện nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết củasinh viên Vì khi tham gia hoạt động tình nguyện, sinh viên trở thành thành viên của mộtnhóm, được thể hiện năng lực của bản thân mình, được cống hiến và được thừa nhận giátrị của mình trong nhóm Việc tham gia hoạt động tình nguyện dù xuất phát từ nhữngđộng cơ khác nhau, nhưng đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của mỗi sinh viên hướng đến sựphát triển toàn diện của bản thân Và sự khác nhau trong động cơ tham gia tình nguyện cóphụ thuộc vào trình độ học vấn hay kinh ngiệm sống của mỗi người, được xem xét quabảng so sánh dưới đây

Trang 36

Năm học

TổngNăm 2 Năm 3 Năm 4

Bảng 3.3: So sánh giữa sinh viên các năm học về lý do

tham gia hoạt động tình nguyện

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

Kết quả so sánh cho thấy, lý do nhiều nhất mà sinh viên năm 2 đưa ra khi tham giahoạt động tình nguyện là vì cảm thấy vui, chiếm tỷ lệ cao nhất (43,3%) Trong khi đó,phần lớn sinh viên năm 3 và năm 4 tham gia hoạt động tình nguyện vì mong muốn họchỏi được nhiều kỹ năng Điều đó cho thấy sự khác nhau trong động cơ thúc đẩy sự thamgia hoạt động tình nguyện của sinh viên ở các năm học khác nhau Một sinh viên năm 2

chia sẻ, “tham gia tình nguyện vui lắm, được đi đây đi đó, được quen biết nhiều bạn bè mới Sau những ngày học căng thẳng thì đi tình nguyện sẽ cảm thấy vui hơn, thoải mái hơn, bớt áp lực hơn vì làm được những việc có ích Nó như một món ăn tinh thần giúp cuộc sống của mình nhiều màu sắc hơn” (xem phụ lục 2, MPV4) Và một ý kiến khác của một sinh viên năm 4 thì cho rằng, “lúc mới tham gia thì cũng nghĩ là đi cho vui thôi, nhưng càng tham gia thì càng thấy mê Đi hoạt động tình nguyện mình có dịp làm quen với nhiều người, học hỏi được nhiều cái hay, cái mới, và quan trọng là học được nhiều kỹ năng mới Ví dụ như tham gia chương trình học kì quân đội ở Trung tâm thanh niên, mình được tập huấn nhiều kỹ năng lắm như kỹ năng làm việc nhóm nè, kỹ năng sinh hoạt… ” (xem phụ lục 2, MPV5)

Trang 37

Tiểu kết Chương II

Thông qua việc khái quát về trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay, Chương 2giúp hiểu rõ hơn bối cảnh chung của trường mà trong đó đối tượng khảo sát đang thamgia học tập và hoạt động Bên cạnh đó, Chương 2 cho thấy một cái nhìn khái quát về một

số hoạt động tình nguyện chủ yếu mà Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức trong thờigian qua Từ đó có cái nhìn tổng quan về một số đặc điểm cũng như tình hình tham giahoạt động tình nguyện của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay

Với 150 đối tượng khảo sát là những sinh viên có tham gia hoạt động tình nguyện,

tỷ lệ sinh viên học trong lĩnh vực xã hội nhiều gấp 2/3 sinh viên trong lĩnh vực tự nhiên(chiếm 90% đối tượng khảo sát), trong đó sinh viên nữ chiếm tới 65,3%, nhiều gần gấpđôi số sinh viên nam tham gia hoạt động tình nguyện Bên cạnh đó, sinh viên học cácngành thuộc lĩnh vực xã hội có xu hướng tham gia nhiều hơn so với sinh viên học ở lĩnhvực tự nhiên Tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ sinh viên toàn trường

Để nắm rõ hơn tình hình tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại họcThủ Dầu Một hiện nay, nghiên cứu đưa ra một số đặc điểm về các yếu tố tác động đếnviệc tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên hiện nay

Thứ nhất, các yếu tố khách quan (nơi tổ chức hoạt động và loại hình hoạt động):

hiện nay, việc tham gia hoạt động tình nguyện đã không còn bó hẹp trong khuôn viên màtrường mà ngày càng có xu hướng lan rộng ra các tổ chức bên ngoài nhà trường Và sốlượng sinh viên tham gia ở cả hai phạm vi hoạt động này chiếm tỷ lệ khá lớn (51,3%).Điều này cho thấy nhu cầu tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên ngày càng cao

và đa dạng ở nhiều loại hình hoạt động Trong đó, loại hình tình nguyện được sự quantâm và tham gia nhiều nhất của sinh viên là các hoạt động xã hội, từ thiện (chiếm 24,9%

số lượt trả lời) và bảo vệ môi trường (21,4%) Qua đó có thể thấy rằng, sinh viên ngàycàng có xu hướng tìm đến các loại hoạt động tình nguyện hướng đến cộng đồng và việctham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên ngày càng trở nên khá dễ dàng và thuận tiệnkhi hiện nay, có rất nhiều tổ chức hoạt động tình nguyện với nhiều loại hình đa dạng vàphong phú Sinh viên có nhiều cơ hội tham gia hoạt động tình nguyện phù hợp với nhucầu và điều kiện của mình

Thứ hai, các yếu tố chủ quan (mức độ và lý do tham gia tình nguyện): phần lớn

sinh viên thường xuyên tham gia hoạt động tình nguyện chiếm tỷ lệ cao nhất (39,3%) và

tỷ lệ sinh viên rất hiếm khi tham gia tình nguyện khi biết thông tin khá thấp (chiếm 4,7%)

Có thể thấy sinh viên rất hào hứng và tích cực trong việc tham gia hoạt động tình nguyện

Để có động lực thúc đẩy việc tích cực tham gia hoạt động tình nguyện, phần lớn các lý do

mà sinh viên đưa ra là tham gia tình nguyện được học hỏi thêm nhiều kĩ năng chiếm tỷ lệcao nhất trong các đáp án (22,1%) Điều này là một trong những căn cứ rất quan trọngchứng minh việc tham gia hoạt động tình nguyện tác động đến sự hình thành kĩ năng cho

Trang 38

sinh viên Và việc được học hỏi, phát triển kỹ năng là một nhu cầu quan trọng hướng đến

sự phát triển toàn diện cho sinh viên, đó là nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu củaA.Maslow hướng tới sự hoàn thiện và phát triển của con người

CHƯƠNG III – TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HIỆN NAY

3.1 Mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động tình nguyện với sự hình thành

kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm

Qua kết quả khảo sát cho thấy, đại đa số sinh viên trả lời phỏng vấn đều cho rằngviệc tham gia hoạt động tình nguyện giúp hình thành kỹ năng sống (chiếm tỷ lệ 96% mẫunghiên cứu) và chỉ có một phần rất ít sinh viên cho rằng, tham gia hoạt động tình nguyện

không giúp hình thành kỹ năng sống (chiếm 0,4%) (xem phụ lục 3 bảng 10)

Và kết quả tại biểu đồ 3.1 cho thấy, trong tổng số 460 lượt trả lời thì có tới 140

lượt trả lời cho rằng tham gia hoạt động tình nguyện giúp hình thành kĩ năng giao tiếp,chiếm tỷ lệ cao nhất 30,4%, kế đến là kỹ năng làm việc nhóm chiếm 27,2%, tiếp theo làcác nhóm kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo (15,9%), kỹ năng lập kế hoạch (15,2%) và cuối

cùng là kỹ năng giải quyết xung đột (11,3%) (xem phụ lục 3 bảng 11)

0 15 30

Kỹ năng hình thành khi tham gia tình nguyện

Biểu đồ 3.1: Kỹ năng hình thành khi tham gia hoạt động tình nguyện

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

Từ đó có thể thấy rằng, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm là hai kỹ năngđược hình thành nhiều nhất khi tham gia hoạt động tình nguyện Điều đó cho thấy mốiquan hệ giữa việc tham gia hoạt động tình nguyện và sự hình thành kỹ năng mà cụ thể là

kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm Mối quan hệ đó được biểu hiện qua kết quảkhảo sát dưới đây

Trang 39

0.0 20.0 40.0 12.7

35.3 43.3

8.7 14.0

49.3

15.3 21.3

Mối quan hệ giữa hoạt động tình nguyện và kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng làm việc nhóm

%

Biểu đồ 3.2: Mối quan hệ giữa việc tham gia hoạt động tình nguyện với sự hình

thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

Thông qua biểu đồ cho thấy, kết quả so sánh mối quan hệ giữa việc tham gia hoạtđộng tình nguyện và sự hình thành kỹ năng giao tiếp với mối quan hệ giữa việc tham giahoạt động tình nguyện và sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm có những điểm khác biệtnhau Kết quả khảo sát cho thấy, việc tham gia hoạt động tình nguyện và sự hình thành kỹnăng giao tiếp có mối quan hệ hai chiều, đó là mối quan hệ hỗ trợ và phát triển lẫn nhau

(chiếm tỷ lệ cao nhất 43,3%) Trong khi đó, đối với kỹ năng làm việc nhóm, việc tham gia

hoạt động tình nguyện với sự hình thành kỹ năng này là mối quan hệ một chiều khi có tới49,3% sinh viên cho rằng, kỹ năng làm việc nhóm hỗ trợ cho việc tham gia hoạt động tình

nguyện (xem phụ lục 3 bảng 12) Lý giải cho điều này, một sinh viên chia sẻ “trước khi đăng kí tham gia một hoạt động tình nguyện nào, thường là tụi em phải trải qua một cuộc phỏng vấn Và để được chọn, ít nhất tụi em cũng phải có một chút xíu kỹ năng giao tiếp

cơ bản Và khi tham gia tình nguyện đó chính là quá trình tụi em rèn luyện và hoàn thiện hơn kỹ năng giao tiếp của mình Trong khi đó kỹ năng làm việc nhóm sẽ hỗ trợ tốt hơn trong việc tham gia hoạt động tình nguyện vì kỹ năng này chủ yếu được hình thành trong học tập hơn là tham gia tình nguyện” (xem phụ lục 2, MPV1)

Và theo kết quả khảo sát cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể giữa việc hìnhthành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm khi tham gia hoạt động tình nguyện,trong đó, tỷ lệ sinh viên cho rằng tham gia hoạt động tình nguyện giúp hình thành kỹ nănggiao tiếp là 12,7% và kỹ năng làm việc nhóm là 14% Tuy nhiên, ở một quan điểm tráichiều cho rằng, giữa việc tham gia hoạt động tình nguyện và sự hình thành kỹ năng không

có mối quan hệ với nhau có sự chênh lệch khá lớn giữa nhóm kỹ năng giao tiếp và kỹnăng làm việc nhóm Kết quả khảo sát 150 đối tượng cho biết, có 8,7% sinh viên cho rằngtham gia hoạt động tình nguyện không có mối quan hệ với sự hình thành kỹ năng giaotiếp Trong khi đó, gần 1/4 số sinh viên khảo sát cho rằng, sự hình thành kỹ năng làm việc

Trang 40

nhóm không có mối quan hệ với việc tham gia hoạt động tình nguyện (chiếm tỷ lệ 21,3%)

(xem phụ lục 3 bảng 12) Đồng chí Bí thư Đoàn trường chia sẻ“khi tổ chức các hoạt động cho sinh viên, Đoàn trường đặc biệt quan tâm đến tính giáo dục của các hoạt động, đặc biệt là giáo dục về kỹ năng sống Thường thì sinh viên quan tâm nhiều nhất đến kỹ năng giao tiếp vì nó rất gần gũi và cần thiết cho học tập cũng như trong tham gia tình nguyện Tuy nhiên, cũng có một bộ phận sinh viên cho rằng kỹ năng làm việc nhóm cần thiết trong các bài tập trên lớp và trong tham gia tình nguyện, kỹ năng này cần thiết cho các bạn đội trưởng, nhóm trưởng hơn nên những thành viên khác thường ít quan tâm và không nhận thấy được mối quan hệ giữa chúng” (xem phụ lục 2, MPV7).

Từ những kết quả trên có thể nhận thấy rằng, giữa việc tham gia hoạt động tìnhnguyện và kỹ năng giao tiếp có mối quan hệ hai chiều và giữa việc tham gia hoạt độngtình nguyện với kỹ năng làm việc nhóm là mối quan hệ một chiều, trong đó nhấn mạnhđến sự hỗ trợ của kỹ năng làm việc nhóm đến việc tham gia hoạt động tình nguyện Đó lànhận định chung của các đối tượng khảo sát Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm hiểu xemgiữa sinh viên của các năm học có khác nhau trong nhận thức về mối quan hệ giữa việctham gia hoạt động tình nguyện với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việcnhóm

Mối quan hệ giữa tham gia hoạt động tình nguyện

và sự hình thành kỹ năng

Năm học (%)Năm 2 Năm 3 Năm 4Hoạt động tình nguyện

kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

Kết quả từ bảng khảo sát cho thấy, khi đánh giá về mối quan hệ giữa việc tham giahoạt động tình nguyện và sự hình thành kỹ năng, sự đánh giá của sinh viên năm 2, năm 3,năm 4 là tương đương nhau Hầu hết khi nhìn nhận về mối quan hệ giữa tham gia hoạtđộng tình nguyện và sự hình thành kỹ năng giao tiếp, sinh viên học ở những năm khácnhau đều cho rằng, hoạt động tình nguyện và kỹ năng giao tiếp có mối quan hệ hỗ trợ,

Ngày đăng: 24/11/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w