CHƯƠNG II – ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học thủ dầu một hiện nay (Trang 26 - 47)

2.1. Khái quát về trường Đại học Thủ Dầu Một

Trường Đại học Thủ Dầu Một – tiền thân là Cơ sở 5 của Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm đào tạo giáo viên THCS có trình độ cao đẳng, sau đó trường được giao lại cho tỉnh Sông Bé, nay là tỉnh Bình Dương và trở thành Trường Sư phạm Cấp II của tỉnh Sông Bé. Đến năm 1988, trường được công nhận là Trường Cao đẳng Sông Bé theo Quyết định số 168/HĐBT ngày 12/11/1988 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đến năm 1992, tất cả các trường Sư phạm tỉnh bao gồm: Trường Trung học Sư phạm, Sư phạm Mầm non, Cán bộ quản lí đã được sát nhập lại và lấy tên là Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. Trong quá trình phát triển đi lên, Trường được nâng cấp thành Trường Đại học Thủ Dầu Một theo quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 24/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Gần 5 năm thành lập và đi vào hoạt động, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã có tốc độ phát triển khá nhanh. Với khóa học đầu tiên (2009-2010), toàn trường chỉ có 2.131 học sinh – sinh viên và cho tới hiện nay, trường đang đào tạo 22 ngành Đại học, 12 ngành Cao

đẳng ở 4 lĩnh vực: Kinh tế, Kỹ thuật, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Sư phạm với quy mô gần 12.000 sinh viên.

Về chất lượng đào tạo, tỷ lệ sinh viên cao đẳng, trung cấp tốt nghiệp đạt 72.5%, trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm 71%. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm phù hợp. Đội tuyển sinh viên giỏi của trường tham gia các cuộc thi do tỉnh, trung ương tổ chức đều đạt kết quả cao [22]. Điều đó cho thấy, Đại học Thủ Dầu Một ngày càng phát triển và trở thành một trong những trường đại học uy tín đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà và trên cả nước.

2.2. Khái quát một số hoạt động tình nguyện chủ yếu của Trường Đại học Thủ Dầu Một

Các hoạt động tình nguyện chủ yếu của Trường Đại học Thủ Dầu Một phần lớn là do các tổ chức Đoàn – Hội tổ chức. Trong đó, đơn vị chuyên trách chịu trách nhiệm chính đó là Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Trường. Do đó, để nắm rõ nhất tình hình hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một trong thời gian qua, nghiên cứu chủ yếu sử dụng thông tin được cập nhật từ các văn bản của Văn phòng Đoàn thanh niên – Hội sinh viên trường để làm cơ sở.

Và theo Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Đoàn trường Đại học Thủ Dầu Một, năm học 2012 – 2013 toàn trường có 7188 đoàn viên trực thuộc 12 cơ sở Đoàn, trong đó có 11 Đoàn khoa và 1 chi đoàn Khối chuyên viên. [1]

Trong những năm học vừa qua, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy Trường và Thường trực Tỉnh Đoàn mà trực tiếp là Ban Thanh thiếu nhi Trường học; sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Lãnh đạo Trường và đặc biệt với sự nỗ lực của đoàn viên thanh niên Trường Đại học Thủ Dầu Một đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Qua đó, thể hiện khá rõ tính xung kích - sáng tạo của tuổi trẻ, ý thức tốt về tổ chức, kỷ luật nên tạo được sự thuận lợi trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Trường. Trong đó, một số hoạt động tiêu biểu như sau:

Trong cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, Đoàn trường chỉ đạo các cơ sở Đoàn phối hợp tổ chức các chuyến du khảo về nguồn, thăm và tặng quà các gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng, viết bài cảm nhận về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Chương trình "Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Bình Dương vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" đã triển khai ngày càng hiệu quả và trao tặng nhiều suất học bổng cổ vũ đoàn viên thanh niên vượt qua những hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

Công tác giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống được triển khai sâu rộng, hiệu quả thông qua cuộc vận động Sinh viên 5 tốt, hội thi Những người bạn cùng tiến, cuộc thi

Olyypic các môn khoa học Mác – Lê nin và Tư Tưởng Hồ Chí Minh, các đợt du khảo về nguồn, đã góp phần tích cực trong việc giáo dục và định hướng cho đoàn viên thanh niên.

Công tác nâng cao sức khỏe thể chất, đời sống văn hóa tinh thần với nhiều hoạt động truyền thống như: giải bóng đá “Cúp sinh viên Đại học Thủ Dầu Một”, ngày hội

Sinh viên khỏe, cuộc thi: “Nét đẹp sinh viên – MISSTDMU”, “Duyên dáng sinh viên Bình Dương”; Hội thi cắm hoa “Tri ân thầy cô” ,“Tiếng hát tiếng anh TDMU OPEN”. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về pháp luật, sức khỏe tiền hôn nhân, phòng chống bệnh lao –HIV/AIDS.

Thực hiện chương trình xung kích, tình nguyện vì cộng đồng với nhiều hoạt động ý nghĩa như tổ chức vận động quyên góp ủng hộ nhân dân Tỉnh Lào Cai, ủng hộ Hội người mù tỉnh Bình Dương, thăm và tặng quà cho các em tại các trung tâm trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, người gia neo đơn trên địa bàn tỉnh, tổ chức “Ngày hội hiến máu nhân đạo”, Chương trình “Tiếp sức mùa thi”, chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè”, thường xuyên ra quân các ngày thứ 7 tình nguyện, Chủ nhật xanh.

Với nhiều loại hình hoạt động phong phú và đa dạng, trong những năm vừa qua, Đoàn trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo được nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên. Qua đó, thể hiện khá rõ tính xung kích - sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong toàn thể ĐVTN – Sinh viên của Trường, đồng thời góp phần cùng Nhà trường hoàn thành các mục tiêu - nhiệm vụ đã đề ra trong năm học 2012 – 2013.

2.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Theo kết quả khảo sát tại bảng 2.1 cho thấy, trong tổng số 150 sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện, có 90 sinh viên đang theo học các ngành thuộc lĩnh vực xã hội (như Sư phạm, Công tác xã hội, Quản trị kinh doanh, Ngoại ngữ), chiếm tỷ lệ 60% và 60 sinh viên đang theo học các ngành thuộc lĩnh vực tự nhiên (như Điện tử, Công nghệ thông tin, Kiến trúc, Xây dựng, Môi trường), chiếm tỉ lệ 40% (xem phụ lục 3 bảng 1). Trong đó, sinh viên đang học năm 2 là 60%, năm 3 là 30% và năm 4 là 10% (xem phụ lục 3 bảng 2). Trong tổng số mẫu nghiên cứu, có 52 sinh viên là nam (chiếm 34,7%) và 98 sinh viên là nữ (chiếm 65,3%) (xem phụ lục 3 bảng 3). Có thể thấy, trong tổng số mẫu nghiên cứu thì số lượng sinh viên nữ tham gia hoạt động tình nguyện chiếm tỉ lệ nhiều hơn gần gấp đôi sinh viên nam có tham gia hoạt động này. Tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ sinh viên toàn trường. Giới tính Nam Nữ Tổng Tần số Tần suất % Tần số Tần suất % Tần số Tần suất %

Năm học Năm 2 29 32 61 68 90 100 Năm 3 16 36 29 64 45 100 Năm 4 7 47 8 53 15 100 Ngàn h học Lĩnh vực xã hội 22 24 68 76 90 100 Lĩnh vực tự nhiên 30 50 30 50 60 100

Bảng 2.1: Các đặc điểm nhân khẩu của sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

2.4. Tình hình tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay

Kết quả khảo sát 150 sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện, trong đó có hơn một nửa sinh viên vừa tham gia hoạt động trong trường, vừa tham gia hoạt động ngoài trường (chiếm 51,3%), số sinh viên chỉ tham gia hoạt động ngoài trường chiếm tỷ lệ thấp nhất (15,3%) và số sinh viên chỉ tham gia hoạt động trong trường chiếm 33,3% (xem phụ lục 3 bảng 5).

Biểu đồ 2.1: Nơi tham gia hoạt động tình nguyện

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

Từ biểu đồ trên có thể thấy, việc tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên không còn chỉ bó hẹp trong khuôn viên của nhà trường, mà ngày càng mở rộng ra các tổ chức bên ngoài. Lý giải về điều này, Phó giám đốc Trung tâm hoạt động Thanh niên cho biết thêm “hiện nay, số lượng sinh viên của trường Đại học Thủ Dầu Một tham gia các hoạt động của Trung tâm cũng như các tổ chức khác, chẳng hạn như Câu lạc bộ môi trường… chiếm tỷ lệ cao nhất so với các trường đại học trên toàn tỉnh. Một trong những lý do thu hút sự tham gia đông đảo này là vì các hoạt động của các tổ chức bên ngoài thường đa dạng và phong phú hơn, đáp ứng đươc nhu cầu tham gia tình nguyện của sinh viên. Một phần nữa là khi tham gia kết hợp giữa các hoạt động trong và ngoài nhà trường, sinh viên có nhiều cơ hội trải nghiệm hơn và quan trọng hơn là có thể vận dụng được kiến thức trong nhà trường vào môi trường thực tế, điều đó giúp cho việc học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng của sinh viên nhanh tiến bộ hơn” (xem phụ lục 2, MPV8).

Điều đó cho thấy nhu cầu tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên ngày càng cao. Trong đó, loại hình hoạt động xã hội, từ thiện như dạy học tình thương, xóa mù chữ, giúp đỡ gia đình chính sách, trợ giúp thiên tai… thu hút sự tham gia đông đảo của các bạn sinh viên (chiếm 24,9% số lượt trả lời), kế đến là các hoạt động bảo vệ môi trường (chiếm 21,4%), đứng thứ ba là hiến máu nhân đạo (chiếm 16,3%), tham gia mùa hè xanh chiếm

tỷ lệ 10,9%. Và các loại hoạt động khác như tham gia bảo vệ quốc phòng, an ninh, tham gia phát triển kinh tế, tiếp sức đến trường cũng là những loại hình tình nguyện thu hút sự tham gia của sinh viên hiện nay (xem phụ lục 3 bảng 6).

Biểu đồ 2.3: Loại hình tình nguyện

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

Qua đó có thể thấy rằng, sinh viên ngày càng có xu hướng tìm đến các loại hoạt động tình nguyện hướng đến cộng đồng. Và “việc sinh viên lựa chọn tham gia loại hoạt động tình nguyện này hay loại hình kia phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như là do sở thích, do đặc thù ngành học, và quan trọng nhất là yếu tố thời gian. Có một số bạn rất thích đi mùa hè xanh nhưng Chiến dịch này lại trúng ngay đợt các bạn đi thực tập nên cũng không thể tham gia được và đăng kí tham gia các loại hình khác phù hợp hơn”. Bên cạnh đó, “mỗi loại hình tình nguyện đều có những đặc điểm riêng, tùy thuộc vào mục đích mà mỗi bạn sinh viên sẽ có xu hướng tham gia khác nhau. Chẳng hạn như, tham gia mùa hè xanh thì giúp bạn rèn luyện khả năng thích nghi môi trường mới, tiếp sức mùa thi giúp bạn giao tiếp tốt hơn… Nhưng nói chung thì hoạt động tình nguyện nào ít nhiều cũng sẽ giúp cho các bạn rèn luyện kỹ năng của mình”– Bí thư Đoàn trường cho biết thêm (xem phụ lục 2, MPV7). Điều đó cho thấy, các loại hình hoạt động tình nguyện hiện nay rất đa dạng và phong phú. Nó giúp cho việc tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên ngày càng trở nên khá dễ dàng và thuận tiện hơn. Sinh viên có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình. Và mỗi loại hình hoạt động đều ít nhiều giúp sinh viên hình thành những kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, việc lựa chọn tham gia loại hình tình nguyện nào có sự khác biệt giữa sinh viên ở những năm học khác nhau không, được xem xét qua bảng so sánh dưới đây.

Kết quả tại bảng 2.2 cho thấy, phần lớn sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 đều có xu hướng thích tham gia một số các loại hình hoạt động tình nguyện như nhau, chẳng hạn như tham, gia hoạt động xã hội, từ thiện, tham gia bảo vệ môi trường, hiến máu nhân đạo. Trong đó tham gia hoạt động xã hội, từ thiện, chiếm tỷ lệ cao nhất trong sự lựa chọn các loại hình tham gia, với tỷ lệ sinh viên năm 2 thường tham gia loại hình này là 51,3%, sinh viên năm 3 là 22% và năm 4 là 7,3%. Kế đến là tham gia bảo vệ môi trường cũng chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong sự lựa chọn của sinh viên các năm (năm 2 chiếm 40,7%, năm 3 chiếm 21,3%, năm 4 chiếm 7,3), tiếp theo là hiến máu nhân đạo và một loại hình tình nguyện khác. Điều đó cho thấy dù là ở năm học nào thì tham gia hoạt động xã hội, từ thiện và bảo vệ môi trường là hai loại hình tình nguyện thu hút sự tham gia đông đảo nhất của các bạn sinh viên ở các năm học. Bên cạnh đó, kết quả so sánh cũng cho thấy, không có khác biệt giữa sinh viên nam và nữ, sinh viên học ở lĩnh vực xã hội và lĩnh vực tự nhiên trong việc lựa chọn loại hình tham gia tình nguyện (xem phụ lục 3 bảng 8)

Năm học

Tổng Năm 2 Năm 3 Năm 4

Loại hình tham gia

Tiếp sức mùa thi Tần suất %Tần số 3020 11.317 64 35.353 Bảo vệ quốc phòng, an

ninh

Tần số 17 6 4 27

Tần suất % 11.3 4 2.7 18

Tham gia phát triển kinh tế Tần số 12 3 3 18

Tần suất % 8 2 2 12

Hoạt động xã hội từ thiện Tần số 77 33 11 121

Tần suất % 51.3 22 7.3 80.7

Mùa hè xanh Tần suất %Tần số 16.725 15.323 96 5738

Hiến máu nhân đạo Tần số 51 20 8 79

Tần suất % 34 13.3 5.3 52.7

Bảo vệ môi trường Tần số 61 32 11 104

Tần suất % 40.7 21.3 7.3 69.3

Tiếp sức đến trường Tần số 9 15 3 27

Tần suất % 6 10 2 18

Tổng Tần suất %Tần số 9060 4530 1510 150100

Bảng 3.2: So sánh sự tham gia các loại hình tình nguyện của sinh viên các năm học khác nhau

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

Để nắm được tình hình tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một, việc đánh giá mức độ tham gia của sinh viên là yếu tố quan trọng cho thấy sự tham gia tích cực hay không của sinh viên trong các hoạt động tình nguyện.

Biểu đồ 2.4: Mức độ tham gia hoạt động tình nguyện

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài được tiến hành khảo sát vào tháng 3/2014)

Kết quả khảo sát tại biểu đồ 2.4 cho thấy, trong 150 đối tượng nghiên cứu, số lượng sinh viên thường xuyên tham gia hoạt động tình nguyện chiếm tỷ lệ cao nhất (39,3%), tiếp theo là sinh viên tham gia ở mức độ bình thường chiếm tỷ lệ 24,7% và thấp nhất là ở mức độ rất hiếm khi tham gia (chiếm 4,7%) (xem phụ lục 3 bảng 7). Qua đó có thể thấy rằng, “sinh viên rất hào hứng và tích cực trong việc tham gia hoạt động tình nguyện. Bằng chứng là trong những năm vừa qua, Đoàn trường đã thường xuyên tổ chức

hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, trong đó có hoạt động tình nguyện và đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các bạn sinh viên. Về mặt tinh thần, đa số các bạn khi đăng kí tham gia tình nguyện đều có một tinh thần chủ động, nhiệt tình và tham gia rất tích cực” (xem phụ lục 2, MPV7), đồng chí Bí thư Đoàn trường đã cho biết thêm.

Và một trong một những lí do chủ yếu mà các đối tượng khảo sát đưa ra khi được hỏi về động cơ tham gia hoạt động tình nguyện, phần lớn câu trả lời là vì muốn được học hỏi thêm nhiều kĩ năng (chiếm 22,1%), kế đến là tham gia vì cảm thấy vui (chiếm 20,7%), lí do muốn có thêm nhiều bạn bè chiếm tỷ lệ 19,8% và tham gia vì được cộng điểm rèn luyện chiếm 15,5%. Các lý do khác như tham gia để thể hiện bản thân, cơ hội nghề nghiệp cũng được nhiều sự lựa chọn của các đối tượng khảo sát, trong khi đó lí do ít được đề cập tới nhất đó là tham gia vì bạn bè rủ rê (4,9%) (xem phụ lục 3 bảng 9).

Kết quả khảo sát tại biểu đồ 2.5 cho thấy, lí do chủ yếu mà các đối tượng khảo sát đưa ra khi được hỏi về động cơ tham gia hoạt động tình nguyện, phần lớn câu trả lời là vì muốn được học hỏi thêm nhiều kĩ năng (chiếm 22,1%), kế đến là tham gia vì cảm thấy vui (chiếm 20,7%), lí do muốn có thêm nhiều bạn bè chiếm tỷ lệ 19,8% và tham gia vì được cộng điểm rèn luyện chiếm 15,5%. Các lý do khác như tham gia để thể hiện bản

Một phần của tài liệu Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học thủ dầu một hiện nay (Trang 26 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w