- Tìm ra nguyên nhân, hệ quả của việc “ sống thử”, từ đó đề xuất những giải pháp để kiểm soát việc “sống thử”, góp phần giúp giới trẻ bảo vệ bản thân trước những tác động của xã hội, đồn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Quan niệm của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ
về hiện tượng “Sống thử”.
Mã số đề tài : TSV2014-31
Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội học
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Quan niệm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ
về hiện tượng “Sống thử”.
TSV2014-31
Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội học
Sinh viên thực hiện: Võ Thanh Dũ, Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: NV12W7A1, Khoa Khoa học Xã Hội và Nhân Văn
Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Văn học
Người hướng dẫn: Ths Trần Vũ Thị Giang Lam
Trang 3Cần Thơ, 26 tháng 12 năm 2014
Trang 4Danh sách các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
- Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Vũ Thị Giang Lam
- Sinh viên thực hiện:
1 Võ Thanh Dũ
2 Dương Thị Trúc Ngoan
Trang 5MỤC LỤC Trang
DANH MỤC BẢNG 1
DANH MỤC HÌNH 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 6
A MỞ ĐẦU 7
1 Lí do chọn đề tài 8
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
2.1 Ngoài nước 9
2.2 Trong nước 10
3 Mục tiêu nghiên cứu 16
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 16
5 Phương pháp nghiên cứu 17
B NỘI DUNG 18
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 19
1.1 Cơ sở lí luận 19
1.1.1 Sự tương tác xã hội 19
1.1.2 Sử dụng cặp phạm trù “Nguyên nhân- kết quả” của phép biện chứng duy vật 20
1.1.3 Lí thuyết “Kiểm soát xã hội” 23
1.2 Các khái niệm cơ bản 24
1.2.1 Khái niệm “Quan niệm” 24
1.2.2 Khái niệm “Hiện tượng” 24
1.2.3 Khái niệm “Văn hóa” 25
Trang 61.2.4 Khái niệm “Sống thử” 27
1.2.5 Khái niệm “Sống thật” 27
1.2.6 Khái niệm “Hôn nhân” 28
1.2.7 Phân biệt “Sống thử, Sống thật và Hôn nhân” 29
1.2.8 Khái niệm “Thiết chế” 33
2.1 Quan niệm của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ về hiện tượng “ Sống thử” 34
2.2 Các yếu tố tác động đến quan niệm “sống thử” của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ 52
2.2.1 Các yếu tố khách quan 52
2.2.2 Các yếu tố chủ quan 54
CHƯƠNG 3: HỆ QUẢ VÀ GIẢI PHÁP VỀ HIỆN TƯỢNG “SỐNG THỬ” CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 56
3.1 Hệ quả mang lại 56
3.1.1 Tác động tích cực 56
3.1.2 Tác động tiêu cực 57
3.2 Giải pháp 62
3.2.1 Vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái 62
3.2.2 Vai trò, trách nhiệm của nhà trường 63
3.2.3 Vai trò và trách nhiệm của nhà chức trách 65
C KẾT LUẬN 68
D PHỤ LỤC 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 95
Trang 7Bảng 2.2: Thể hiện tỉ lệ đồng tình, tán thành việc “sống thử” phân theo giới tính,
khối ngành và khu vực sinh sống 42
Bảng 2.3: Tỉ lệ (%) mức độ sinh viên Trường Đại học Cần Thơ “ Sống thử” hiện
Bảng 2.8: Thể hiện tỉ lệ sự đồng ý chấp nhận “sống thử” khi người yêu ngỏ lời 50
Bảng 2.9:Thái độ đánh giá chung của SV TĐHCT về hiện tượng “sống thử” hiện
nay của giới trẻ 51
Bảng 3.1: Mức độ tác động ảnh hưởng của hiện tượng “ sống thử” đến văn hóa
Việt Nam 62Bảng 3.2: Ý kiến của SV TĐHCT về việc pháp luật cấm sinh viên và giới trẻ
“Sống thử” 67
Danh mục hình
Hình 2.1: Mức độ quan tâm đến hiện tượng “sống thử” của SV TĐHCT 36
Trang 8Hình 2.3: Những yếu tố chủ quan tác động đến quan niệm “ sống thử” của SV
KT&QTKD Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
MT&TNTN Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiênNN&SHUD Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụngNC&PTCNSH Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ
Trang 9BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Quan niệm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ về hiện
tượng “Sống thử”.
- Sinh viên thực hiện: Võ Thanh Dũ
- Lớp: NV12W7A1 Khoa: KHXH&NV Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: ThS Trần Vũ Thị Giang Lam
2 Mục tiêu đề tài:
- Tìm hiểu về quan niệm “sống thử” của sinh viên Đại học Cần Thơ.
- Tìm ra nguyên nhân, hệ quả của việc “ sống thử”, từ đó đề xuất những giải pháp để kiểm soát việc “sống thử”, góp phần giúp giới trẻ bảo vệ bản thân trước
những tác động của xã hội, đồng thời, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thờihiện đại
Trang 10thì chưa có công trình nghiên cứu nào Qua đó, ta có được cái nhìn khái quát về
quan niệm “sống thử” của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ hiện nay.
- Đề tài kết hợp nhiều phương pháp phù hợp, bổ trợ cho nhau trong quátrình nghiên cứu Như phương pháp định tính, định lượng, thảo luận, phỏng vấn
để thấy được quan niệm của SV TĐHCT hiện nay rõ ràng, cụ thể hơn
4 Kết quả nghiên cứu:
- SV TĐHCT có quan niệm về “sống thử” rất khác nhau giữ các nhóm sv
nam, nữ; giữa khối ngành tự nhiên và khối ngành xã hội; khu vực nông thôn vàthành thị; đã và chưa có người yêu
- Quan niệm của SV TĐHCT về hiện tượng “sống thử” có cách nhìn
“thoáng” hiện đại, nhưng vẫn mang đậm và chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Đa số SV TĐHCT không chấp nhận “sống thử”, số còn lại chưa có ý kiến
về hiện tượng “sống thử” hiện nay.
5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, và khả năng áp dụng của đề tài:
Cung cấp cho nhà trường nhiều thông tin về hiện trạng “ sống thử” hiện
nay của SV TĐHCT Từ đó, giúp cho nhà trường có nhiều thông tin để nâng caohiệu quả tuyên truyền, giáo dục Bên cạnh đó, các đơn vị sau có thể tham khảo,làm tư liệu nghiên cứu (Trung tâm học liệu, phòng công tác sinh viên, ĐoànTrường Đại học Cần Thơ, Đoàn Khoa…) và sinh viên cũng có thể dùng làm tưliệu tham khảo, nghiên cứu về vấn đề xã hội hiện nay
Ngày 31 tháng 12 năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
Trang 11Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Trang 12
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Võ Thanh Dũ
Sinh ngày: 26 tháng 12 năm 1992
Nơi sinh: Hòa An - Phụng Hiệp - Hậu Giang
Lớp: NV12W7A1 Khóa: 38
Khoa: Khoa học Xã hội và Nhân văn
Địa chỉ liên hệ: Hòa An- Phụng Hiệp - Hậu Giang
Điện thoại: 01664383996 Email: dub1201417@student.ctu.edu.vn
II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến
Trang 14A MỞ ĐẦU
Trang 151 Lí do chọn đề tài
Thời gian gần đây, báo chí đưa rất nhiều trường hợp nam - nữ “sống thử”
với những kết quả mang lại hầu như không tốt Như trường hợp của sinh viên
Trần Nguyễn Kim Hồng, quê tại Kiên Giang Kim Hồng đã “ sống thử” với bạn
trai được một thời gian thì cô đã treo cổ tự sát trong phòng trọ vì ghen tuông,thiếu suy nghĩ trong tình yêu Sự ra đi của Kim Hồng là nỗi đau của cả gia đình
“Gia đình tôi có hai con gái, Hồng tốt nghiệp THPT rồi đến Cần Thơ học được khoảng 2 năm nay Nhà nghèo, tôi những mong con gái học có cái nghề khi ra trường có công việc ổn định để tự lo cho bản thân, nhưng nào ngờ …”, mẹ Hồng
nói trong đau khổ và nước mắt khi cô con gái mất (Mai Anh, 2014) Theo các
chuyên gia, hiện tượng “sống thử” ngày càng phổ biến trong giới trẻ Điều này
không những tác động đến sự phát triển tâm sinh lý của chính họ trong hiện tạilẫn tương lai, mà còn ảnh đến sự phát triển của đất nước cùng nền tảng đạo đức
của xã hội Cho đến nay đã có nhiều thông tin trên báo chí về việc “ sống thử”
của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng, nhưng những công trình nghiên
cứu về vấn đề “sống thử” thì còn hạn chế Các đề tài nghiên cứu chỉ tập trung ở
các địa bàn đông dân cư như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số nơitrong cả nước Còn trong phạm vi Trường Đại Học Cần Thơ về vấn đề này, chođến nay chưa thấy có công trình nghiên cứu nào Trong khi đó, theo thống kê sốliệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến năm 2013 cả nước có 421 trường Đại học,Cao đẳng với số lượng sinh viên là 2,177,299 sinh viên Còn theo thống kê củaTrường Đại học Cần Thơ thì số lượng chiếm khoảng 35.439 sinh viên chính quy,chưa tính đến sinh viên cao đẳng, vừa học vừa làm, và hệ khác, đó là một con sốkhông nhỏ Trường Đại học Cần Thơ là trung tâm văn hóa, giáo dục của Đồngbằng sông Cửu Long, giữ vai trò đào tạo những con người vừa hồng vừa chuyên
Trang 16phục vụ cho địa phương và cho cả nước Trong thời gian qua, Trường Đại họcCần Thơ đã thực hiện khá tốt trọng trách của mình và trong tương lai nhiệm vụ
ấy càng nặng nề hơn trong bối cảnh cả nước đang hội nhập cùng xu hướng toàn
cầu hóa Vì vậy, việc nghiên cứu quan niệm về hiện tượng “sống thử” của sinh
viên Trường Đại học Cần Thơ trong bối cảnh xã hội hiện nay là hết sức cần thiết,nhằm hướng đến những giải pháp hướng sinh viên tới những cách sống phù hợp,
tránh được những hệ lụy mà việc “sống thử” mang lại.
Với mong muốn giúp cho các bạn sinh viên SV TĐHCT có cách nhìn sángsuốt, đúng đắn về cuộc sống ngõ đầu, có được một cuộc sống hạnh phúc trọnvẹn ở tương lai Chính vì thế mà chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu quan
niệm của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ về hiện tượng “sống thử” này.
Thiết nghĩ, đây là việc làm thiết thực và có ý nghĩa trong hiện tại lẫn tương lai,không những giúp các bạn trẻ có cái nhìn đúng đắn về hạnh phúc và hôn nhân,
mà còn góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Ngoài nước
Ở Trung Quốc, việc chủ nhà trọ để các cặp “ vợ chồng” sinh viên thuê để
“sống thử” trong những ngày nghỉ và ngày lễ là dịp để họ kinh doanh phát tài Hiện tượng “sống thử” trong sinh viên Trung Quốc đã trở thành mốt thời
thượng Tư tưởng của sinh viên Trung Quốc ngày nay rất cởi mở, hiện tượngsống chung trước hôn nhân không còn là điều lạ, chỉ cần không phạm pháp, việc
bỏ tiền thuê nhà sống chung ngoài trường là có thể hiểu được và cần khoandung, không nên chỉ trích quá mức Có sinh viên còn cho rằng: bây giờ là thờiđại nào mà còn truy xét, ngăn cấm người ta tự do yêu đương, tự do chọn lối sống
mà họ thích Cũng có ý kiến lại cho rằng: cuộc sống sinh viên là quãng thời gianđẹp nhất trong đời, cần phải tập trung cho việc học, không nên phung phí thờigian cho chuyện yêu đương tình ái Nếu sống chung với nhau, nhất định sẽ có
Trang 17những vấn đề cản trở việc học, đó là một hành vi vô trách nhiệm với gia đình vàchính bản thân mình Chính vì thế mà năm 2004, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã
ban hành lệnh cấm sinh viên thuê nhà trọ để “sống chung” Với động thái này,
tuy còn gặp nhiều vấn đề tranh cãi, nhưng lại chứng tỏ một hành động cương
quyết muốn chấm dứt hiện tượng “sống thử” trong giới sinh viên của Bộ Giáo
dục Trung Quốc (Nguyễn Thị Phượng, 2011)
Giáo sư W Bradford Wilcox, thuộc Đại học Virginia cho rằng “Tỷ lệ ly
hôn đối với các cặp vợ chồng đã trở lại mức mà chúng tôi thấy trước cuộc cách mạng ly hôn hồi thập niên 1970 Tuy nhiên, tính bất ổn gia đình lại đang gia tăng đối với con cái người Mỹ Điều này có vẻ chiếm một phần vì nhiều cặp vợ
chồng có con cái sống thử, và điều này rất bất ổn ” Viện Giá trị Hoa Kỳ kết
luận: “Việc sống thử gia tăng là mối đe dọa tiềm ẩn đối với chất lượng và tính
ổn định của đời sống con cái trong các gia đình ngày nay ” (Trầm Thiên Thu,
2011)
Một nghiên cứu cũng ở Mĩ cho biết, khi nghiên cứu về mối quan hệ giađình với 309 gia đình mới thành lập cho biết những đôi chung sống trước kếthôn ít hạnh phúc hơn Phụ nữ than phiền về chất lượng quan hệ sau khi kết hôn.Mối quan hệ tình dục không đủ làm nền tảng cho hôn nhân bền vững suốt đời.Một nghiên cứu bởi Dr.Joyce Brothers cho thấy, sống chung trước khi cưới ảnhhưởng xấu đến chất lượng hôn nhân Những hành vi gây cãi cọ, đánh đập, quáttháo hay diễn ra, người chồng có xu hướng đẩy hết việc gia đình cho người vợ
nhiều hơn những cặp không “sống thử” Giáo Sư Kahn Đại học Maryland đã
thực hiện một cuộc nghiên cứu với 2.746 phụ nữ đã cho thấy, những cô dâu từng
“sống thử” có những bất hòa dẫn đến ly dị chiếm khoảng 60% Tình dục là lý do chính thôi thúc họ “sống thử” Nhưng nó không phải là yếu tố hấp dẫn duy nhất
để đi đến cuộc hôn nhân bền vững Thời gian “ sống thử” càng lâu thì sức hấp dẫn tình dục càng giảm Bởi vì khi đã “sống thử” như vợ chồng thì việc quan hệ
Trang 18tình dục thường xuyên là khó tránh khỏi Đến khi họ kết hôn thì sức hấp dẫn đó
đã suy yếu nhiều, không đủ sức hòa giải những xung đột và tan vỡ xảy ra (ĐỗTrung Hòa, 2011)
2.2 Trong nước
Năm 1977, Tổ Tâm lí học cấp 1 trong quyển “Tâm lí học”, NXB Giáo
dục cho rằng những mối quan hệ và các mặt hoạt động của con người càngphong phú thì càng nảy sinh nhiều nhu cầu, và do đó xúc cảm càng dồi dào,càng có nhiều ấn tượng, đời sống tình cảm con người càng phong phú, phức tạp.Như nhu cầu ăn uống, nhu cầu được yêu thương, chăm sóc những nhu cầu đó đãtác động rất lớn đến cuộc sống của giới trẻ nói chung và lứa tuổi dậy thì nóiriêng (Tổ Tâm lí học cấp 1, 1977) Cho đến năm 1999 thì Vũ Thị Nho, trong
“Tâm lí học phát triển”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, “ tình yêu
Nam- Nữ ở tuổi sinh viên là một vấn đề rất đặc trưng hình thành ở tuổi dậy thì” Ở thời kỳ này, tâm sinh lý của các em chuyển sang giai đoạn mới và các
em sẽ bị chi phối trong mọi hoạt động Khi bước vào lứa tuổi dậy thì, tâm sinh
lý của cả nam và nữ đều có những thay đổi rất lớn Những cảm xúc như yêu,ghét, vui, buồn… diễn ra một cách bất chợt, khó mà đoán trước được Chính vìtrong lứa tuổi, giai đoạn dậy thì nên các em có nhu cầu tình cảm là điều tất yếu.Bên cạnh đó, hiện nay xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ Vì vậy,chúng ta nên cẩn trọng trong vấn đề tình yêu, hôn nhân, việc tiếp thu các thông,các đặc điểm của nền văn hóa khác nhau khi giao lưu Do đó, mà năm 2008
NXB Thanh Niên đã cho xuất bản cuốn “Những cạm bẫy trong tình yêu
nam-nữ cần biết” của Phan Kim Huê Tác giả cho rằng “Trong cuộc sống tiếp xúc
hàng ngày với người nước ngoài, với các nền văn hóa khác nhau, tránh bắt chước những thói hư tật xấu của người nước ngoài” Tác giả cũng đề cập vấn đề
yêu cuồng sống vội của giới trẻ, đua đòi một cách lệch lạc cái mà những người
trẻ gọi là “như Tây” mặc dù họ chưa biết cuộc sống ở bên phương Tây như thế
Trang 19nào Phan Kim Huê cho rằng, do giới trẻ ngày nay, yêu một cách mù quáng mà
dễ bị người khác giăng bẫy lợi dụng về thể xác và tiền bạc Cho nên, năm 2013,
Phan Thị Mai Hương đã chỉ ra “Xu hướng đạo đức, lối sống của thanh niên
hiện nay”, đăng trên Tạp chí Tâm Lý Học, số 12 đã chỉ rõ, bất cứ một hiện
tượng xã hội nào đều cũng nằm trong mối quan hệ biện chứng với các sự vậthiện tượng khác trong xã hội và giữa chúng có mối tác động qua lại đa chiều Xuhướng của thời đại từ các yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội, sự toàn cầu hóa vàquá trình hiện đại quá đất nước đã làm thay đổi quan niệm và cách sống củachúng ta, đặc biệt là giới trẻ - tương lai, trụ cột của nước nhà
Hiện nay, vấn đề “sống thử” đã trở thành vấn đề “nóng bỏng” được đông đảo
mọi người quan tâm, chú ý Đặc biệt là các nhà văn hóa, xã hội học, bởi vấn đề
“sống thử” có những tác động rất mạnh mẽ đến văn hóa, các vấn đề xã hội của một quốc gia Chính vì hiện tượng “sống thử” có những đặc điểm, những tác
động rất phức tạp và rất khác nhau đến những đặc điểm văn hóa, xã hội của mỗiquốc gia rất khác nhau, nên dưới những góc nhìn của các nhà văn hóa, xã hộihọc của mỗi nước cũng rất khác nhau Vì vậy, năm 2005 trang báoVnexpress đã
cho đăng bài viết “Sống thử dưới góc nhìn của các nhà xã hội, văn hóa ” của
Như Trang Bài viết cho rằng nhiều người không ủng hộ việc chung sống trướchôn nhân, song nhiều chuyên gia nghiên cứu về gia đình, văn hóa đều cho rằng
phải chấp nhận vấn đề “sống thử” như một tất yếu của xã hội hiện đại Và để
giảm thiểu những hậu quả do lối sống này đem lại, bạn trẻ cần được cảnh báo,giúp đỡ Cũng trong bài viết này, tác giả đề cập đến ý kiến của Tiến sĩ triết học,chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh Khiếu Theo tiến sĩ,đối với Việt Nam, hiện tượng này còn mới, nhưng ở phương Tây vào những năm60-65 của thế kỷ trước, trong cuộc cách mạng giải phóng tình dục thì việc sốngchung trước hôn nhân là rất bình thường Họ gặp, sống với nhau một thời gian
rồi chia tay và sống với người khác “ Đấy không phải là sống thử mà là sống
Trang 20thật, sống hết sức nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa Tất cả từ tình cảm,
tình dục, chi tiêu là đều thật” Tiếp theo là bài viết “Sống thử trước hôn nhân:
Nên hay không?” của Đỗ Trung Hoà trong đăng trên Tạp chí Hạnh phúc gia
đình, số ra vào ngày 19/8/2011 đã phân tích khá tỉ mỉ những rủi ro trước mắt và
lâu dài của các đối tượng “sống thử” Trong bài viết này, có đề cập đến ý kiến
của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng hiện tượng sống thử mang trongmình nhiều yếu tố tiêu cực hơn là tích cực, không thuận lợi cho sự phát triển của
xã hội Tiêu cực ở chỗ “sống thử” làm con người tự do phóng túng, tình cảm bị
chai sạn và đặc biệt nó tàn phá tình yêu - món quà thượng đế ban tặng Đó làchưa kể đến hậu quả về sức khỏe khi bạn nữ có bầu, phải sinh con hoặc nạo hútthai Tích cực thì như bạn trẻ đã nói là thỏa mãn nhu cầu tình dục, tiết kiệm chi
phí sinh hoạt “Tuy nhiên, tiện ích do sống thử mang lại không thể bù đắp những tổn thất do nó gây ra”, Tiến sĩ Thái nhấn mạnh Với lập luận gia đình bền vững
là cốt lõi của xã hội, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức cho rằng, nếu xã hội mà toàn
thanh niên chỉ thích “sống thử”, không thích xây dựng gia đình ổn định thì sẽ
“bất an vô cùng”.
Năm 2006, Tổng cục dân số- kế hoạch hóa gia đình đã nêu lên số liệu củaHội Phụ sản khoa và sinh đẻ có kế hoạch, tỷ lệ phá thai trong nghiên cứu tậptrung đông nhất ở lứa tuổi từ 20-24 với 64,74% Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có20,5% là học sinh, sinh viên đã từng phá thai trong tổng mẫu nghiên cứu Trongmột công bố năm 2008 của bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết có hơn 31%trong tổng số 154 trường hợp phá thai từ 17-22 tuần tuổi là đối tượng học sinh,
sinh viên Đến năm 2008, Trịnh Trung Hòa cho xuất bản quyển sách “ Kết hôn
nên biết”, do NXB Thanh Niên phát hành Tác giả đã chỉ ra hàng loạt những hệ
lụy do việc sống chung như vợ chồng trước khi kết hôn mang lại như mang thaingoài ý muốn, phải vừa mang thai vừa đi học, cuộc sống gặp nhiều khó khăn vềtài chính khi trở thành những ông bố, bà mẹ trong khi còn đi học, thường xuyên
Trang 21xảy ra bất hòa Vì vậy mà năm 2011, trang báo Luật Bắc Việt đã đăng bài
nghiên cứu của Th.S Lưu Phương Thảo “Hiện tượng chung sống trước hôn
nhân của giới trẻ độc thân tại Tp HCM trong mối quan hệ với gia đình trẻ ”
do Sở Khoa học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh quản lí Kết quả nghiên cứucho thấy, những nguyên nhân dẫn đến chung sống như vợ chồng trước hôn nhânlà: Vì tình yêu (71,7%), vì chưa có điều kiện kết hôn (41,6%), xa nhà cô đơn(19,5%), cho đỡ tốn kém (8,4%) Ngoài ra, đó còn vì lý do đồng tiền (Kim Anh,2011) Bên cạnh đó, vào năm 2012, nhóm sinh viên Đại học Tây Nguyên đã thực
hiện nghiên cứu về “Quan niệm của sinh viên về hiện tượng sống thử” Bài
viết đã chỉ ra những cách nhìn nhận đánh giá khác nhau về vấn đề này của giớitrẻ Qua cuộc khảo sát khoảng 300 SV ở Khoa Sư phạm với phiếu điều tra gồm
30 câu hỏi, kết quả cho thấy, có đến 98% SV đã nghe nói về vấn đề này, và gần60% cho rằng hiện tượng này là rất phổ biến Kết quả báo cáo cũng cho thấy
37% SV cho rằng “sống thử” vi phạm pháp luật, phần lớn còn lại cho rằng không vi phạm luật pháp Về nguyên nhân, 71% SV cho rằng “ sống thử” là do tình yêu thúc đẩy, 74% SV cho “sống thử” là do xa gia đình, 63% cho là để thỏa mãn nhu cầu tình dục Phần lớn SV (85,7%) khi được hỏi đều nhận định “ sống thử” ảnh hưởng đến chuẩn mực văn hóa, đạo đức của người Việt; 96% cho rằng
sẽ gây hậu quả về sức khỏe, tâm lý, kết quả học tập, đôi khi khá nặng nề, nhất làđối với nữ Nối tiếp các nghiên cứu ở một số khu vực trong cả nước nghiên cứu
về vấn đề “sống thử” hiện nay Vì vậy, vào năm 2013, An Thị Hồng Hoa đã làm
luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “Nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử”
nghiên cứu trường hợp Đại học Tây Bắc Luận văn đã chỉ ra rằng có 50,7% sinh
viên cho rằng “sống thử” là không tốt, có 40,3% là bình thường, và chỉ có 9,0%
họ cho rằng sống thử là tốt Từ đó cho thấy, sinh viên đại học Tây Bắc có cáinhìn về tình yêu nghiên về truyền thống Kết quả cũng cho thấy nguyên nhân
dẫn đến việc “sống thử” là để tiết kiệm chi phí có tới 50,3%, 28,8% cho rằng
Trang 22“sống thử” giúp cho việc ăn uống được đầy đủ hơn, còn 66% “ sống thử” là để
có thời gian ở bên nhau nhiều, “sống thử” để giúp đỡ nhau học tập chiếm 25,6%,
70,3% là để thỏa mãn nhu cầu tình dục Điều đó cho thấy, giới trẻ hiện nay đaphần đều chiều theo những dục vọng của bản thân mà quên đi những giá trị tốt
đẹp của cuộc sống Chính vì hiện tượng “sống thử” có nhiều vấn đề phức tạp,
khó giải quyết nên vào năm 2014, Hoa Lê đã tường thuật lại buổi giao lưu
“Sống thử nên hay không?” cuộc tranh luận giữa Giáo sư – Nhà giáo nhân dân
Nguyễn Lân Dũng và các bạn sinh viên một cách thẳng thắn về những hệ lụy mà
vấn đề “sống thử” gây ra, trong bài viết “Tranh cãi gay gắt giữa Giáo Sư Lân
Dũng và các bạn trẻ về sống thử” Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “ Sống
thử” được so sánh ngang hàng như sự nguy hiểm của việc hút thuốc lá, tai nạn giao thông… Khi việc “sống thử” không thành có thể gây ra hậu quả vô cùng tai
hại Do chưa trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản nên khi đã mangthai thì tìm đến cơ sở nạo phá thai chui Tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi thành niên lênđến 18-20%, trong có có đến 60-70% học sinh, sinh viên ở độ tuổi 13-19 tuổi
Đây là con số đáng báo động ở nước ta Ông chia sẻ thêm: “ Nhiều cặp sống thử với nhau một thời gian hạnh phúc rồi đổ vỡ, hoặc có đến được hôn nhân nhưng hạnh phúc không được trọn vẹn Tỷ lệ ly hôn do mâu thuẫn lối sống là 27,7%, nguyên nhân do sống thử gây nên Trước những con số Giáo sư Dũng đưa ra, một bạn trẻ tranh luận: “Sống thử, các cặp hôn nhân biết được nhau Nếu họ cảm thấy không hợp, thì sẽ kết thúc từ trước đó Như vậy, vô hình trung đã giảm
tỷ lệ ly hôn” “Muốn hiểu nhau có vô vàn cách, chứ không nhất thiết phải sống thử mới hiểu được nhau”, giáo sư Nguyễn Lân Dũng phản biện Bạn Nguyễn Văn Thiệu (Đại học Mỏ - Địa chất) chia sẻ: “Việc sống thử sẽ tiết kiệm được tiền thuê nhà, giảm chi phí ăn uống, không phải làm việc nhà, tìm hiểu nhau được kỹ lưỡng hơn và có những trải nghiệm đích thực cho cuộc sống gia đình sau này (kinh nghiệm quan hệ vợ chồng, quan hệ với gia đình và quản lý kinh
Trang 23tế) Vì vậy, với em việc trải nghiệm sống thử cũng không phải là xấu ” Đối với nước ta hiện nay trinh tiết vẫn được coi trọng và khắt khe với “ sống thử” Nếu
hậu quả đáng tiếc xảy ra, thì cả bạn nam và bạn nữ đều bị ảnh hưởng lớn đến
cuộc sống và tương lai Tuy nhiên, ông cũng nói thêm: Lựa chọn “ sống thử”
hay không là do quyết định của mỗi bạn trẻ Xã hội, gia đình, bạn bè không ai có
quyền ngăn cấm trước quyết định đó Có bạn trẻ cho rằng: “ Giả sử em sống thử,
và bạn gái em có bầu Nhiều khi em muốn chịu trách nhiệm trước bạn gái và đứa con của mình Tuy nhiên, lại chịu sức ép, sự cản trở cho cha mẹ ” Ở đây, cần sự thấu hiểu và can thiệp đúng mức của gia đình khi sự việc xảy ra.“ Các bạn đã đủ trưởng thành thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước việc làm của mình Bố mẹ chỉ có thể chia sẻ, giúp đỡ chứ không chịu trách nhiệm hộ các bạn được”, giáo sư Lân Dũng chia sẻ Chính vì vậy, mà mỗi bạn trẻ cần có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề “sống thử” Không để tình cảm át đi lí trí để dẫn đến
những quyết định bồng bột nhất thời ảnh hưởng đến hạnh phúc và tương lai Còn
theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Thì tại khoản 1 Điều 11
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơquan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thựchiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này Mọi nghi thức kết hônkhông theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý
Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn” (Nguyễn Thị Phượng, 2011).
Tóm lại, những bài viết, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đềunêu lên những đặc điểm lối sống, tâm sinh lí của giới trẻ rất phức tạp và những
con số “báo động” về thực trạng lối “sống thử”của giới trẻ hiện nay Có ý kiến đồng tình cho rằng việc “sống thử” là không xấu Bên cạnh đó, cũng có ý kiến trái chiều, phản đối và ngăn cản lối “sống thử” này của giới trẻ Các kết quả cho
Trang 24thấy những hậu quả, tổn thương rất lớn về tinh thần, tình cảm, sức khỏe cho các
cặp “sống thử”, đặc biệt là hậu quả xấu mang lại cho Nữ giới lớn hơn so với Nam giới Vì vậy, “Sống thử” đã và đang trở thành một vấn nạn trong và ngoài
nước, đã là vấn đề khiến các chuyên gia giáo dục, tâm lí, xã hội học quan tâm,
lo lắng và nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp cho hiện tượng này
3 Mục tiêu nghiên cứu.
- Tìm hiểu về quan niệm “sống thử” của sinh viên Đại học Cần Thơ
- Tìm ra nguyên nhân, hệ quả của việc “sống thử”, từ đó đề xuất những giải pháp để kiểm soát việc “sống thử”, góp phần giúp giới trẻ bảo vệ bản thân trước
những tác động của xã hội, đồng thời, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thờihiện đại
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm của SV TĐHCT về hiện tượng “ sống thử”.
- Phạm vi nghiên cứu Về thời gian nhóm nghiên cứu thực hiện từ01/6/2014 đến 31/12/2014 Còn về không gian thì chúng tôi thực hiện trongTĐHCT
5 Phương pháp nghiên cứu.
- Về phương pháp phân tích thì nhóm nghiên cứu tiến hành t ìm hiểu, phân
tích tư liệu, bài viết có nội dung nói về vấn đề “ sống thử”, sức khỏe sinh sản và
hôn nhân gia đình Qua đó để thấy được tác động của việc sống chung trước hônnhân đến sự phát triển và nền tảng đạo đức xã hội
- Phương pháp xây dựng bảng câu hỏi: Tiến hành xây dựng bảng câu hỏi(mỗi bảng 30 câu hỏi) khảo sát và phát phiếu điều tra bằng bảng câu hỏi: 350bảng Bên cạnh đó, chúng tôi còn xây dựng bảng câu hỏi cho phần phỏng vấnsâu (16 câu hỏi)
Trang 25- Phương pháp phỏng vấn sâu: nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâungẫu nhiên 70 sinh viên (35 nam, 35 nữ) TĐHCT Bên cạnh đó, chúng tôi còn tổ
chức thảo luận về vấn đề “sống thử” trong sinh viên Trường Đại học Cần Thơ.
- Về phương pháp thống kê, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS16.0 để xử lí các thông tin định lượng từ quá trình điều tra, để đánh giá vấn đề
6 Giả thuyết nghiên cứu.
Hiện nay, sinh viên Trường Đại học Cần Thơ xem hiện tượng “ sống thử” là
vấn đề tất yếu trong sự phát triển của xã hội Ngày càng có xu hướng sống
“thoáng” cởi mở trong vấn đề tình yêu, hôn nhân và gia đình Bởi họ cho rằng
“sống thử” không có tác động gì đến truyền thống văn hóa của Việt Nam, khi mà
cuộc sống ngày càng hiện đại con người có nhiều điều tiếp cận thông tin Bêncạnh đó, sinh viên Trường Đại học Cần Thơ còn cho rằng, do sống xa gia đình,thỏa mãn nhu cầu tình yêu, tình dục, quyền cá nhân của mỗi người nên họ cho
rằng “sống thử” là chuyện bình thường trong xã hội ngày nay.
Trang 26B NỘI DUNG
Trang 27CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Sự tương tác xã hội
Theo Tạ Minh thì tương tác xã hội là khái niệm được quy từ hai khái niệmquan hệ xã hội (mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, trong quá trình hoạtđộng thực tiễn) và hoạt động xã hội (hoạt động cơ bản, có mục đích nhằm duytrình sự tồn tại và phát triển) nó nói lên rằng mỗi hoạt động có mục đích của conngười chỉ trở thành hoạt động xã hội khi nó nằm trong và thông qua một số mốiquan hệ giữa các chủ thể hoạt động Đồng thời, nó còn đề cập tới mối liên hệ xãhội đều gắn liền với một hoạt động xã hội nhất định Điều đó cho thấy, tất cả cácquá trình, hành động trong xã hội đều chịu sự tác động qua lại giữa các sự vật,hiện tượng trong thực tiễn
Simmel là một triết gia người Do Thái được sinh ra ở Đức vào thế kỉ XIX
Theo Simmel thì xã hội được tạo thành từ các “nguyên tử xã hội” là sự tương
tác giữa các cá nhân Theo ông tương tác phụ thuộc vào số lượng các thành viêntrong nhóm Nếu trong nhóm hai người mà có một người từ chối không tiếp tụcquan hệ thì nhóm có nguy cơ bị phá vỡ Tư tưởng của Simmel được Thomas làsáng lập viên trường phái Chicago - cái nôi của thuyết tương tác biểu trưng chorằng: cái cách mà cá nhân hiểu biết hay lí giải về tình huống xảy ra sẽ có ảnhhưởng tới quyết định hành động của họ (Lê Ngọc Hùng 2002) Điều đó chứng tỏcho thấy, sự hiểu biết về tình yêu, tình dục, hôn nhân hạnh phúc gia đình saunày của tuổi trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn, và tác động sâu sắc đến văn hóa trong hôn
nhân của người Việt Nam và việc “sống thử” của giới trẻ hiện nay nói chung và
của sinh viên Đại học Cần Thơ nói riêng
Trang 28Môi trường sống xã hội đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi cánhân Môi trường sẽ quyết định ngoại hình, cách suy nghĩ, quan điểm sống củamỗi con người chúng ta Môi trường ở đây chúng tôi đề cập đó chính là môitrường xã hội: đó là những cách ứng xử hành vi, các thiết chế văn hóa, thiết chếgia đình, thiết chế của xã hội do con người đặt ra phù hợp với các giá trị chuẩnmực của con người Từ khi sinh ra, gia đình chính là nhóm người – môi trường
xã hội đầu tiên Nhân cách, lối sống của mỗi người được các thành viên tronggia đình như ông bà, cha, mẹ…giáo dục thông qua những quy tắc truyền thống
của mỗi gia đình “Con người ta phát triển quan niệm về bản thân thông qua cái nhìn, quan điểm của người khác về họ, thông qua sự tương tác với những tha nhân quan trọng” (2; tr.217) Xã hội được tạo thành từ sự tương tác giữa các cá
nhân trong xã hội, tất cả các hành vi, cử chỉ, sự vật hiện tượng xã hội nào củacon người cũng có những ý nghĩa nhất định của nó Điều đó cho thấy, trong xãhội hiện đại, sự giao lưu và xâm nhập, tác động của các nền văn hóa khác nhau
sẽ có tác động rất lớn đối với nền văn hóa truyền thống của mỗi đất nước Chính
vì thế mà những thiết chế, giá trị, chuẩn mực xã hội có tác động, ảnh hưởng rấtlớn đến sự phát triển của xã hội
Vì vậy, chúng tôi áp dụng lí thuyết tương tác xã hội vào trong công trìnhnghiên cứu này, để lí giải những điều kiện môi trường, xã hội tác động đến nhậnthức, quan điểm sống và khả năng tư duy của sinh viên Đồng thời, sự tác độngcủa những người quan trọng trong đời sống cá nhân của sinh viên Trường Đại
học Cần Thơ đến suy nghĩ về hiện tượng “Sống thử” hiện nay ra sao.
1.1.2 Sử dụng cặp phạm trù “Nguyên nhân- kết quả” của phép biện
chứng duy vật.
C.Mác được sinh ra trong một gia đình trí thức tại Đức, cha là một vị luật
sư danh tiếng, từ nhỏ ông được cha mình là Heinrich Marx quan tâm, chăm sóchơn cả, chính Heinrich Marx là chỗ dựa tinh thần rất quan trọng trong việc giáo
Trang 29dục nhân cách, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ từ nhỏ cho C.Mác Sau này lớn lên,C.Mác trở thành một nhà triết học, nhà lí luận chính trị và là lãnh tụ của phong
trào cách mạng vô sản, đồng thời ông là “cha đẻ” của chủ nghĩa duy vật lịch sử
và là người sáng lập ra chủ nghĩa Cộng sản của thế kỉ XIX, điều đó cho thấy sựgiáo dục, quan tâm của gia đình có tác động rất lớn đến mỗi cá nhân Đồng thời,
sự tương tác qua lại giữa các sự vật, hiện tượng trong xã hội là điều tất yếukhông thể phủ nhận trong xã hội
Ông đã kế thừa một cách có chọn lọc phép biện chứng của Hegel và sángtạo phát triển nó trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa giới tự nhiên, conngười và hiện thực xã hội Phép duy vật biện chứng của C.mac yêu cầu chúng taphải xem xét các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội phải thông qua cácmối liên hệ, tác động qua lại, trong sự mâu thuẫn và vận động liên tục khôngngừng của quá trình hình thành và phát triển của nó trong quá trình vận độngcủa xã hội Nên khi lí giải các sự vật, hiện tượng xã hội hay tự nhiên chúng taphải xem xét quá trình vận động, thay đổi của nó thông qua những tác nhân thúcđẩy dẫn đến hình thành các sự vật, hiện tượng đó
Nguyên nhân chính là sự tương tác qua lại với nhau giữa các mặt trongcùng một sự vật, hiện tượng hoặc sự tương tác qua lại với nhau giữa các sự vậthiện tượng Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hay trong xã hội đềuluôn luôn vận động và luôn luôn biến đổi Trong cuộc sống hiện thực của chúng
ta, không thể tồn tại những sự việc, sự vật, hiện tượng nào đó mà không cónguyên nhân của nó Nguyên nhân là tác nhân, động lực thúc đẩy để thực hiện
hành động, còn kết quả là “sản phẩm” của nguyên nhân là cái cuối cùng được xem là “sản phẩm” của quá trình hoạt động đem lại Nguyên nhân và kết quả là
hai mặt của một vấn đề và nó luôn biện chứng cho nhau Như hiện tượng mưatrong tự nhiên, mưa nhờ có nước bốc hơi rồi ngưng tụ lại đến một lúc nào đó khigặp điều kiện thích hợp nước đó sẽ rơi xuống, rồi nước lại bốc hơi và ngưng tụ
Trang 30lại, và sẽ thành một vòng tròn quy luật của mưa trong tự nhiên Chính vì thế mà
giữa nguyên nhân và kết quả chính là mối quan hệ tồn tại khách quan.“Không
có nguyên nhân nào không có kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên” (4; tr.85) Tuy nhiên, để nguyên
nhân sinh ra kết quả đòi hỏi nó phải trải qua quá trình hình thành rất phức tạp.Bởi, nguyên nhân còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố từ điều kiện môi trường tựnhiên, xã hội Trong những điều kiện khác nhau thì nguyên nhân sẽ sinh ranhững kết quả rất khác nhau Và nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác độngcùng chiều trong một sự vật, hiện tượng thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiềuđến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn Ngược lại, nếunhững nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, và cản trở tácdụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau, thì điều đó sẽ ngăn cản sựxuất hiện của kết quả
Chính vì thế cho nên, nếu chúng ta muốn tìm đúng nguyên nhân của sự vậthiện tượng nào đó thì phải có thái độ nhìn nhận và đánh giá một cách kháchquan từ chính bản thân sự vật, hiện tượng Cũng chính vì thế mà hiện tượng
“sống thử” của giới trẻ hiện nay có nhiều cách nhìn nhận đánh giá theo hai chiều hướng đồng ý cho giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng “ sống thử” với nhau,
còn xu hướng thứ hai là phản đối vì họ cho rằng giới trẻ nói chung hiện nay và
sinh viên nói riêng “sống thử” với nhau chưa thật sự phù hợp với điều kiện kinh
tế của sinh viên, đại bộ phận còn phụ thuộc vào gia đình chưa thể tự làm ra tiền
để sống như “vợ chồng” như một gia đình thật sự, đặc biệt là điều kiện văn hóa
Việt Nam chưa cho phép họ sống như phương Tây Chính điều kiện môi trường
văn hóa đã góp phần hạn chế việc “sống thử” và những hiểu biết về sức khỏe
Trang 31sinh sản còn hạn chế đã đưa đến những kết quả là hệ lụy xấu do trong quá trình
“sống thử” mang lại là nạo phá, tác động xấu cuộc sống hôn nhân sau này… Chính vì thế, nếu mà chúng ta muốn loại bỏ những hệ luỵ mà việc “ sống thử” thì
chúng ta phải loại bỏ những nguyên nhân mang lại những hệ lụy không mongmuốn đó
Vì vậy, trong đề tài này, chúng tôi vận dụng cặp phạm trù “Nguyên kết quả” của phép biện chứng duy vật để giải thích những nguyên nhân nào đã
nhân-tác động đến quan điểm, nhận thức của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ về
hiện tượng “Sống thử” hiện nay Và kết quả mà nó mang lại là gì? Tác động tích
cực hay tiêu cực đến bản thân, gia đình và văn hóa truyền thống tốt đẹp của
người Việt Nam hiện nay Thật sự là chúng ta đang “ hòa nhập” hay “hòa tan” về
văn hóa người Việt Nam
1.1.3 Lí thuyết “kiểm soát xã hội”
Kiểm soát xã hội là một trong những chức năng của thiết chế xã hội.Chính sự kiểm soát xã hội đã làm nên tính ổn định và phát triển của xã hội, đồng
thời nó còn “đảm bảo cho cái đáng có và ngăn chặn cái lệch lạc” Cái đáng có ở
đây chính là những chuẩn mực, quy phạm của xã hội, nhằm mục đích khuyếnkhích con người tuân thủ và làm theo những giá trị tốt đẹp đó Đồng thời, việcchúng ta kiểm soát xã hội còn nhằm mục đích ngăn chặn, giám sát và có khi sẽchừng phạt những hành vi lệch lạc (trái với những chuẩn mực, đạo đức xã hội,quy định của pháp luật) bằng nhiều hình thức chính thức và phi chính thức như:pháp luật, tôn giáo hay dư luận xã hội (Trần Thị Phụng Hà, 2011)
Mỗi hành vi, hoạt động xã hội của con người luôn có những biến đổi và
tác động qua lại lẫn nhau Các hoạt động xã hội đó, có thể mang lại các kết quảtích cực hoặc tiêu cực đến cho con người có thể về vật chất và có thể là tinhthần Đồng thời, nó cũng có thể tác động vừa tích cực, vừa tiêu cực đến mộtphần hoặc toàn bộ các hoạt động của các chủ thể hoạt động hành động đó
Trang 32Chẳng hạn như, một người đàn ông nghèo khổ, vì thương vợ con luôn trong
hoàn cảnh “thiếu trước hụt sau” nên ông ta quyết định đi ăn trộm đồ của người khác, để cuộc sống vợ con ông ta có phần “ đỡ hơn” Với hành động ăn cắp này,
ông ta đã thỏa mãn được nhu cầu tinh thần là ông ta đã thể hiện được tình
thương yêu vợ và con của ông ta, và họ sẽ có cuộc sống “ đỡ” khổ hơn, và ông
ta đã thỏa mãn được nhu cầu về vật chất của cả gia đình Nhưng với hành độngtrộm cấp của ông ta, thì ông ta đã vi phạm các quy định của pháp luật và quyphạm đạo đức trong cộng đồng được xã hội xem là việc làm xấu, và ông ta cóthể bị ngồi tù và xã hội lên án vì hành động ăn cắp Nếu truy xét nguyên nhânthì chính sự đói khổ, nghèo túng mới dẫn con người ta đi đến con đường xấu
Vì vậy, nếu muốn kiểm soát xã hội đạt hiệu quả thì chúng ta nên xem xét
nguyên nhân sâu xa trong tận cùng của sự việc, chứ không nên nhìn bề “ nổi” của
nó mà đánh giá phán xét để rồi đưa ra cách kiểm soát máy móc Phải kiểm soát
xã hội bằng tình thương, sự bao dung giữa người với người, sự tiến bộ phát triểncủa xã hội nhưng phải phù hợp với những chuẩn mực, đạo đức và văn hóa truyềnthống của dân tộc Chúng ta không nên, kiểm soát xã hội một các máy móc, gặpkhuôn, lỏng lẻo, cẩu thả một cách dễ dãi theo những nền xã hội khác mà điềukiện xã hội văn hóa Việt Nam chưa thể cho phép
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm “Quan niệm”
Theo từ điển tiếng Việt của nhóm tác giả Minh Tân, NXB Thanh Hóa, 1999
thì “quan niệm” chính là “Hiểu, nhận thức như thế nào về một vấn đề Ví dụ: Chúng ta quan niệm như thế là đúng” Còn theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý thì “Quan niệm” chính là “nhìn nhận về một sự vật, một vấn đề”
(8; tr 803)
Qua đó ta thấy được giữa các tác giả đều có cùng quan điểm về “ quan niệm” đó chính là cách đánh giá, nhìn nhận riêng của mỗi người vào một sự vật,
Trang 33hiện tượng xã hội, hay một vấn đề nào đó Quan niệm có thể thay đổi theo thờigian và bị tác động bởi lứa tuổi, tâm lí, giới tính, trình độ học vấn và môi trường
xã hội
1.2.2 Khái niệm “Hiện tượng”
Theo từ điển Tiếng Việt của nhóm tác giả Bùi Quang Tịnh thì “hiện tượng”
có ba nghĩa Nghĩa thứ nhất, “hiện tượng” là “Triết hình tượng trạng thái đang biến chuyển hiện ra trong ý thức cái mình cảm biết được về phương diện vật chất cũng như tinh thần: hiện tượng sinh học” Theo nghĩa thứ hai thì “hiện tượng” chính là “tất cả cái gì hiện ra trong thời gian và không gian và bày những tương quan định bằng nhiều thứ loại nó có một thực thể khách quan Nếu theo nghĩa thứ ba thì “hiện tượng” chính là “cái gì có tính cách bất thường” Còn theo Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì cho rằng: “ hiện tượng” là “trạng thái sự vật, sự việc xảy ra trong tự nhiên, xã hội: hiện tượng lao động vô tổ chức kỉ luật” hay “hiện tượng” là “hình thức biểu hiện ra bên ngoài có thể thu nhận được một cách đơn lẻ” (8; tr 803).
Nhìn chung, “hiện tượng” là cái xảy ra và biểu hiện ra bên ngoài mà chúng
ta có thể nhìn thấy được Chẳng hạn như mưa bão là hiện tượng tự nhiên, tứcgiận là hiện tượng tâm lí, hiện tượng suy đồi đạo đức là hiện tượng xã hội
1.2.3 Khái niệm “Văn hóa”
Văn hóa là một khái niệm rộng, phong phú và phức tạp về ngữ nghĩa, hiện
nay chúng ta có hàng trăm định nghĩa về “văn hóa” Được nhiều nhà khoa học
thuộc các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu tìm hiểu, mỗi một lĩnh vực sẽ có cách
định nghĩa riêng về khái niệm “văn hóa”, và tùy vào mục đích nghiên cứu mà
người ta sẽ có những hướng tiếp cận khác nhau
Theo lĩnh vực dân tộc học: Văn hoá là một tổng thể phức tạp, bao gồm các
hiểu biết, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất kỳ một năng
Trang 34lực nào khác mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xãhội.
Còn theo từ điển triết học: “Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội- lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển của xã hội ”(15; tr.1329).
Điều đó cho thấy văn hóa mang đậm nét tính thực tiễn và lịch sử của mỗi dântộc nói chung
Với Hồ Chí Minh thì người lại có cách định nghĩa bao quát tất cả trong các
lĩnh vực Và hạn chế được cách hiểu và định nghĩa phiến diện về “ văn hóa”, chỉ
đề cập đến tinh thần mà không đề cập đến lĩnh vực vật chất hoặc đề cập đến lĩnhvực vật chất mà không đề cập tinh thần Người đã đưa ra định nghĩa về văn hóa
như sau “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (11; tr.431).
Chính vì sự phong phú, đa dạng và phức tạp về lĩnh vực nghiên cứu mà
“văn hóa” có nhiều định nghĩa khác nhau Nhưng tựu chung lại thì văn hóa Việt Nam là “tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước ”
Nói một cách khái quát thì mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa rấtriêng biệt Cũng chính vì sự riêng biệt về bản sắc văn hóa đó, nó đã làm nên sựkhác nhau rất rõ nét về cách sống, cách suy nghĩ, thói quen, những chuẩn mựcgiá trị của của mỗi con người Đối với mọi người phụ nữ ở các quốc gia đạo hồi
thì phải ăn mặc kín đáo và che phủ toàn bộ cơ thể kể cả gương mặt và tay bằng
Trang 35trang phục Và tất nhiên, những phụ nữ hồi giáo sẽ không được mặc bikini khi đibơi như những phụ nữ khác không theo đạo hồi, mà họ phải mặc burkini (đồ bơikín không hở ngực và che kín tới mắt cá chân) Còn đối với những phụ nữ không
theo đạo hồi thì họ có thể thỏa sức diện những trang phục “ mát mẻ” khi đi bơi.
Đó là nét văn hóa rất riêng biệt giữa những người theo và không theo đạo hồi.Chúng ta không thể so sánh nền văn hóa này hay, cao hơn hoặc nền văn hóa kiaxấu, thấp kém Mà chúng ta nên xem nó – nền văn hóa đó nó có thực sự gópphần vào sự phát triển bền vững của xã hội, quốc gia đó và toàn nhân loại haykhông, có vì sự tự do phát triển tinh thần và vật chất theo sự vận động của vũtrụ? Và nền văn hóa đó có thật sự đưa con người đến các giá trị chân, thiện, mỹ.Đồng thời, văn hóa phải thực hiện việc kiểm soát, ngăn chặn các hành vi lệchchuẩn đi ngược các giá trị mà được đông đảo toàn xã hội đồng tình, chấp nhận
Đó mới là chức năng hàng đầu và cốt lõi mà văn hóa phải thực hiện được
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Quan niệm của sinh viên Trường Đại học
Cần Thơ về hiện tượng sống thử”, chúng tôi tiếp cận “văn hóa” theo nghĩa: Văn hóa đó chính là “đời sống tinh thần của xã hội, là hệ các giá trị, truyền thống lối sống, là năng lực sáng tạo của dân tộc, là cái để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác” để phù hợp hơn với nội dung nghiên cứu của đề tài.
1.2.4 Khái niệm “ Sống thử”
Là việc mà Nam – Nữ cùng chung sống, cùng hoặc thuê riêng nhà trọ ở
chung để, cùng sinh hoạt như “vợ chồng” (sinh hoạt tình dục, chi tiêu tài
chính…), chưa có sự thừa nhận của cha mẹ 2 bên (chưa tiến hành nghi thức kếthôn theo phong tục cưới gả của người Việt Nam…) bạn bè, những người xungquanh chưa thừa nhận mối quan hệ của 2 người, cũng như chưa có sự thừa nhậncủa luật pháp giữa hai người có bất kì mối quan hệ pháp lí nào theo luật hônnhân gia đình ở nước ta hiện nay Nếu hai người cảm thấy không thích hợp sống
Trang 36chung với nhau nữa thì có thể đường ai nấy đi, không có sự ràng buộc nào vềtrách nhiệm với nhau.
1.2.5 Khái niệm “Sống thật”
Theo thông tư liên tịch Số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
Hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000
của Quốc hội “Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình” đã qui định:
“Nam và nữ được coi là chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận; Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình ”.
Điều đó có nghĩa, việc mà Nam- Nữ chung sống như “vợ chồng” có sự
chấp thuận của cha mẹ hai bên gia đình, đã trải qua các nghi thức kết hôn theophong tục, tập quán, được sự thừa nhận của bạn bè, của dư luận xã hội về mốiquan hệ giữa hai người, nhưng chưa có sự thừa nhận của pháp luật theo luật hôn
nhân gia đình ở nước ta hiện nay đó là “sống thật” Nếu nhìn từ góc độ hôn nhân truyền thống, thì kiểu “sống thật” này, đã được xem là hai người đã kết hôn, trở
Trang 37thành vợ, chồng chính thức, có trách nhiệm đối với nhau và được pháp luậttruyền thống công nhận.
1.2.6 Khái niệm “hôn nhân”
Trong xã hội phong kiến truyền thống Việt Nam, việc Nam- Nữ tự do yêuđương và tiến tới hôn nhân do bản thân họ quyết định là điều hiếm thấy Bởitrong xã hội phong kiến Việt Nam ngày xưa, hôn nhân thường do sự mai mối
hay do cha mẹ “chỉ phúc giao hôn” từ khi đứa trẻ còn nằm trong bụng, nếu sinh
ra hai đứa trẻ cùng là Nam hoặc Nữ thì cho họ kết nghĩa anh - em, tỉ- muội
Hoặc giả, họ sẽ chọn những gia đình “môn đăng hộ đối” để kết nghĩa sui gia.
Trong xã hội phong kiến ngày xưa, các nghi thức trong lễ cưới chính là các thiết
chế, là “pháp luật” để xác định Nam- Nữ trở thành vợ chồng chính thức Và trầu
– cau chính là biểu tượng của sự thủy chung, son sắt, mặn nồng của đôi tân lang
và tân nương trong ngày cưới Nối tiếp những vẻ đẹp của văn hóa truyền thốngtrong ngày cưới, trầu cau- trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần, là lễ vậtkhông thể thiếu trong ngày cưới của bao thế hệ người Việt Nam
Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình toàn cầu hóa, các
nghi thức trong hôn lễ cũng có phần “ thay đổi” Và trong quan niệm, suy nghĩ của mỗi người trong vấn đề hôn nhân, gia đình cũng có những “ diễn biến” phức
tạp
Nếu xét về mặt văn hóa thì “hôn nhân là quan hệ xã hội mang tính văn hóa tán đồng cho quan hệ tình dục và sinh sản” (Bruce J Cohen, 1995) Còn
theo quy định tại điều 3 của luật hôn nhân gia đình sửa đổi bổ sung năm 2014
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì “ Hôn nhân là quan hệ giữa vợ
và chồng sau khi kế hôn.
Trang 38Hay hôn nhân chính là “mối quan hệ được thừa nhận hợp pháp, giữa người đàn ông và người đàn bà trưởng thành, đem lại những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định” (3; tr.245).
Nhìn chung, từ thời phong kiến cho đến thời hiện đại ngày nay, vấn đề hônnhân gia đình đều được xét trên hai mặt là văn hóa và pháp luật Ngày xưa, cácđôi tân lang, tân nương làm lễ bái đường xong thì được pháp luật thừa nhận làtrở thành vợ chồng chính thức Còn ngày nay, các đôi tân lang, tân nương ngoàiviệc làm lễ cưới ra còn phải đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để đăng kíkết hôn theo quy định của nhà nước và pháp luật mới được xem là vợ chồngchính thức
1.2.7 Phân biệt “Sống thử, Sống thật và Hôn nhân”
“Sống thử”, “sống thật” và “hôn nhân” là những khái niệm có nhiều điểm
tương đồng, nhưng nó cũng có những điểm dị biệt và khó xác định Chính vì vậy
mà nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân biệt những điểm giống và khác nhau dựa
trên các mặt: tính pháp lí, xét về mặt văn hóa và hình thức chung sống xem bảng
Trang 39- Không có sự ràngbuộc, không có bất
cứ trách nhiệm haybổn phận với nhau
về mặt pháp lí
- Không đượcpháp luật thừanhận là vợ,chồng
- Không có sựràng buộc vớinhau về mặt pháplí
Khác
nhau.
- Không được phápluật thừa nhận làvợ,chồng
- Không có sự ràngbuộc, không có bất
cứ trách nhiệm haybổn phận với nhau
về mặt pháp lí
- Được các thiếtchế làng xã chấpnhận
- Được pháp luậtthừa nhận là vợ,chồng chính thức
- Có sự ràngbuộc, có bổnphận và tráchnhiệm với nhau
về tài sản, vànuôi dưỡng concái
Trang 40- Được bạn bè,người thân và dưluận xã hội chấpnhận và được họxem như vợchồng chính thức
và có thể bị phảnđối
- Được xem làhành vi đi ngượclại truyền thốngngười Việt Nam
Và bị dư luận xãhội lên tiếng chêbai, chỉ trích
- Không trải quacác nghi thức kếthôn theo phongtục, tập quán của
- Có sự chứngkiến chấp nhậncho sống chungcủa cha, mẹ dòng
họ hai bên
- Được xem làchuyện bình
thường “trai lớn dựng vợ - Gái lớn gả chồng”.
-Trải qua cácnghi thức kết hôntheo phong tục,tập quán của mỗitộc người
- Có hoặc không
có sự chứng kiếncủa gia đình haibên
- Được xem làsống và làm theopháp luật
-Có đăng kí kếthôn theo phápluật hiện hành cóhoặc không trảiqua các nghi thứckết hôn theophong tục, tậpquán của mỗi tộcngười