1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức của sinh viên trường đại học thủ dầu một về việc hiến tặng giác mạc

70 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 422,35 KB

Nội dung

Ý nghĩa lý luận Đề tài: “Nhận thức của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một về việc hiến, tặng giác mạc” là một đề tài khá mới mẻ vì ở Việt Nam có rất ít đề tài nghiên cứu về vấn đề này

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA: CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM HỌC: 2014 - 2015

TÊN ĐỀ TÀI:

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VỀ HIẾN

TẶNG GIÁC MẠC

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA: CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA

CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM HỌC: 2014 - 2015

TÊN ĐỀ TÀI:

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU

MỘT VỀ HIẾN TẶNG GIÁC MẠC

Giáo viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Hoàng Dũng

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Bích Tâm

Lê Thị Thúy Hằng Dân tộc: Kinh

Lớp, khoa: D13XH01 - Công Tác Xã Hội

Năm thứ: 2/Số năm đào tạo: 4

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Họ và tên: Lê Thị Bích Tâm

Sinh ngày: 27 tháng 11 năm 1995

Nơi sinh: Ninh Thuận

Trang 4

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Nhận thức của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về hiến tặng giác

mạc

- Sinh viên thực hiện: Lê Thị Bích Tâm

-Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Hoàng Dũng

-Đề tài chúng tôi khai thác để làm rõ mối quan hệ giữa nhận thức của sinh viên với việc

hiến tặng giác mạc như thế nào Tuy nhiên hiện nay vẫn còn rất ít những tác giả có đề tàinghiên cứu nhận thức về việc hiến, tặng giác mạc Đặc biệt trong khách thể nghiên cứu làsinh viên, nhất là tại địa bàn trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, hầu nhưchưa có đề tài nào nghiên cứu Đó là tính mới của nghiên cứu về “ nhận thức của sinh

viên trường Đại học Thủ Dầu Một về việc hiến tặng giác mạc”

4 Kết quả nghiên cứu:

- Nhận thức của sinh viên về giác mạc và hiến, tặng giác mạc khá tốt

- Những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên

+Yếu tố chủ quan: Thời gian, sức khoẻ, hoàn cảnh và môi trường sống

Trang 5

+Yếu tố khách quan: Gia đình, truyền thông, tôn giáo, các chương trình, hoạt động tình nguyện, giảng viên.

5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài:

- Đưa việc hiến tặng giác mạc đến gần với cuộc sống

- Làm tiền đề cơ bản,mở ra những hướng nghiên cứu mới sau này

6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài

[1] Điều tra về tình hình mù lòa ở Việt Nam của Viện mắt Trung ương (2002)

[2] Văn Thanh, Hiến tạng: Người cho ít, vướng mắc nhiều (2012)

[3] GS Trần Đông A, Báo cáo chuyên đề "Tổng quan về ghép tạng năm 2008”

[4] Luận án Tiến sĩ Y học của GS TS Lê Trung Hải, "Nhận thức, thái độ và sự chấpnhận của cộng đồng đối với việc hiến, ghép mô, BPCT người tại Hà Nội, Đà Nẵng vàthành phố Hồ Chí Minh."

[5] Phan Hồng Vân “Mối liên hệ giữa nhận thức, thái độ và sự chấp nhận của cộng đồng

về việc hiến ghép mô, BPCT người ở Việt Nam”

[6] Hiến Pháp 1992 và Bộ luật Dân sự 1995 và Quyền hiến bộ phận cơ thể người

[7] Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam-Những tài liệu tuyên truyền về hiến tạng-11/8/2014

[8] Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Căn cứ vào Hiến pháp

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Ngày 10 tháng 5 năm 2015

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

Trang 6

Danh sách các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài:

1 Lê Thị Bích Tâm

- Lớp: D13XH01 Khoa: Công tác xã hội

- Năm sinh: 27/11/1995 Giới tính: Nữ

- Nơi sinh: Ninh Thuận

- ĐT: : 0924034203 Email : tamruagia@gmail.com

2 Lê Thị Thúy Hằng

- Lớp: D13XH01 Khoa: Công tác xã hội

- Năm sinh: 15/3/1995 Giới tính: Nữ

- Nơi sinh: Khánh Hòa

- ĐT: 01695680857 Email: thuyhang15395@gmail.com

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Không có công việc nào mà không cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trựctiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi tham gia nghiên cứu khoacho đến nay, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy côtrong khoa Công tác xã hội và bạn bè xung quanh Vì vậy chúng tôi xin gửi lời tri âm,cảm ơn sâu sắc đến những người đã giúp chúng tôi hoàn thành thật tốt đề tài này

Lời đầu tiên chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiệncho sinh viên nói chung và nhóm chúng tôi nói riêng có cơ hội tham gia nghiên cứu khoahọc cấp trường Qua đó tạo điều kiện cho chúng tôi có thể học tập và thực hành đượckiến thức đã được học nhằm trải nghiệm kiến thức để có những kinh nghiệm thực tế phục

vụ cho công việc sau này

Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô ở khoaCông tác xã hội – trường Đại học Thủ Dầu Một đã hết lòng khuyến khích, truyền dạykiến thức, kinh nghiệm và nhiệt huyết để chúng tôi hoàn thành được công việc tốt nhất.Trong thời gian tham gia nghiên cứu, khoa đã tổ chức những buổi học nâng cao năng lựcnghiên cứu khoa học cho sinh viên, thật sự rất bổ ích và lý thú Qua những buổi học đóchúng tôi đã học được rất nhiều kiến thức quý báu và đã hỗ trợ rất nhiều cho quá trìnhhoàn thành đề tài của mình

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hoàng Dũng đã tận tâm hướng dẫn, độngviên tinh thần và chỉ bảo hết lòng cho chúng tôi Cám ơn thầy đã truyền dạy cho chúngtôi những kinh nghiệm thật sự rất hữu ích và quý báu Nếu không có sự hướng dẫn củahầy thì chúng tôi đã không thể hoàn thành được đề tài này Chân thành cảm ơn thầy rấtnhiều!

Xin gửi lời cảm ơn đến 15 bạn sinh viên đã dành thời gian quý báu của mình tham giaphỏng vấn để cung cấp thông tin cho nhóm

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng chúng tôi và chưa có

ai công bố trước đó Các thông tin phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm có được từ kết quảnghiên cứu của chúng tôi với sinh viên đại học Thủ Dầu Một

Trang 9

MỤC LỤC Phần 1: Mở đầu

Trang 10

1 Ý nghĩa lý luận

Chương II: KẾT QUẢ TRỰC TIẾP CỦA ĐỀ TÀI

2 Khái quát sinh viên đại học Thủ Dầu Một

Trang 11

3 Thực trạng nhận thức của sinh viên về hiến, tặng giác mạc

3.1 Nhận thức của sinh viên về giác mạc và hiến tặng giác mạc

3.2 Những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên

Chương III: KẾT LUẬN 1 Những điểm phát hiện chính của đề tài

2 Những hướng gợi mở của đề tài

3 Những giới hạn của đề tài

Bảng hỏi phỏng vấn

Tài liệu tham khảo

Biên bảng phỏng vấn sâu

Biên bảng thảo luận nhóm

Trang 12

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BPCT: Bộ phận cơ thể

TW: Trung ương

Trang 13

Phần 1: Mở đầu

I.Lý do chọn đề tài

Xã hội ngày càng hiện đại, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ y họccũng không ngừng phát triển đặc biệt là lĩnh vực ghép mô và bộ phận cơ thể người, trong

đó ghép giác mạc đang là vấn đề rất được quan tâm

Hằng năm, trên thế giới ước tình có hàng triệu người có nhu cầu cần ghép mô và bộphận cơ thể (BPCT) người Đặc biệt là nhu cầu cần ghép giác mạc đang gia tăng theo thờigian tại các quốc gia Tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay trên phạm vi toàn cầu làthiếu nguồn cung cấp giác mạc ở người Trong số những người mù và khiếm thị, có đến90% số người mù lòa sống ở các quốc gia nghèo nhất thế giới, Việt Nam được xếp trongnhóm các nước Mặt khác, số lượng người mù trên thế giới có xu hướng gia tăng

Dự tính do sự gia tăng dân số, tăng tuổi thọ và một số nguyên nhân khác, số người mùtrên thế giới sẽ tăng gấp 2 lần vào năm 2020 nếu như chúng ta không có những biện phápphòng chống mù lòa hữu hiệu Theo cách tính này, đến năm 2020 ở Việt Nam sẽ có hơnmột triệu người mù và hơn ba triệu người khiếm thị Theo kết quả điều tra của WHO,hiện nay trên toàn thế giới có khoảng hơn 50 triệu người mù và 135 triệu người khiếmthị Số người mù gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là trẻ em Cứ 5 giây lại có một người mù

và cứ một phút lại có một trẻ em bị mù Ở Việt Nam, vào năm 2002, kết quả điều tra vềtình hình mù lòa của Viện mắt Trung ương đã cho biết, hiện có khoảng 900.000 ngườikhiếm thị, trong đó có khoảng hơn 600.000 người bị mù, chiếm khoảng 1,2% dân số cảnước Theo tính toán của các nhà chuyên môn thì số người mù trên thế giới sẽ tăng gấp 2lần vào năm 2020 nếu như không có những biện pháp hữu hiệu để phòng chống hiệntượng không có hoặc bị giảm thị lực Và ở Việt Nam đến năm 2020 sẽ có khoảng hơnmột triệu người mù và hơn ba triệu người khiếm thị Đây là một trở ngại lớn trong quátrình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn đổi mới đất nước Có thể thấy gánh nặng mù lòangày càng gia tăng sẽ gây trở ngại lớn trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triểnkinh tế – văn hóa – xã hội [1]

Mỗi năm, cả nước có thêm khoảng 85.000 người mù cả hai mắt, cũng ngần ấy người

mù một mắt do đục thuỷ tinh thể Khu vực phía Nam có đến 1.000 trường hợp đăng kýđược ghép giác mạc nhưng TP.HCM chỉ mới giải quyết được khoảng 200 trường hợp.Đáng nói, toàn bộ nguồn giác mạc này đều do thế giới gửi tặng chứ chưa nhận được từngười cho trong nước Như vậy có thể thấy nhu cầu cấy ghép giác mạc là rất lớn do sốlượng người mù cao song tỷ lệ người tham gia hiến tặng lại quá thấp, không đáp ứng

Trang 14

được nhu cầu Vì vậy chúng tôi chọn đề tài này để tìm hiểu xem nhận thức của mọi ngườiđặc biệt là sinh viên như thế nào về việc hiến tặng giác mạc Chúng tôi mong muốn đưaviệc hiến, tặng giác mạc đến gần cuộc sống hơn Hiện nay, nước ta có rất ít đề tài nghiêncứu về vấn đề trên nên đề tài của chúng tôi sẽ phần nào đáp ứng được cơ sở nghiên cứu

để đánh giá và có những điều chỉnh phù hợp về vấn đề hiến, tặng giác mạc [2]

II.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu

Nhận thức của sinh viên cũng như các yếu tố tác động đến việc hiến, tặng giác mạc

- Những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên: Khách quan, chủ quan

IV Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài và đạt được những mục tiêu đã đề ra chúng tôi sẽ thực hiện nhữngnhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Thu thập tài liệu và tìm kiếm thông tin về số liệu, thống kê, nghiên cứu liên quan đến đềtài

- Tìm hiểu và chọn lọc nội dung của những lý thuyết; khái quát và làm rõ các khái niệm

có trong đề tài để làm cơ sở lý luận và đặt câu hỏi nghiên cứu

Trang 15

- Tổng hợp và xử lý những tài liệu, thông tin đã thu thập để hoàn thành tổng quan và đềcương chi tiết cho đề tài.

- Lập bảng câu hỏi nghiên cứu và khảo sát trong 30 sinh viên thuộc các khoa khác nhaucủa trường đại học Thủ Dầu Một.(Làm sao để chọn mẫu thưa thầy? Nhóm em làm địnhtính nên định tổ chức thảo luận nhóm thì chọn khoảng 10-15 sinh viên khoa mình vì dểtập hợp Còn lại phỏng vấn sâu bất kỳ sinh viên của khoa khác Được không thầy?)

- Tổng hợp và thống kê những thông tin thu nhận được từ các cuộc thảo luận nhóm vàphỏng vấn sâu

- Đánh giá những kết quả thu thập được và đưa ra những nhận định về mức độ nhận thứccủa sinh viên về hiến, tặng giác mạc

- Khái quát các thông tin đã nghiên cứu trong đề tài để làm cơ sở lý luận và thực tiễn chosinh viên có nhận thức đúng liên quan đến việc hiến tặng giác mạc

V Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu

1.Phương pháp nghiên cứu

Do những hạn chế chủ quan cũng như nghiên cứu mang tính khai phá với nghiên cứunày nên chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin định tính cũng như sửdụng các số liệu thống kê sẵn có để phục vụ cho đề tài Thông qua quá trình sử dụngphương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm; phương pháp nghiên cứu tư liệu sẵn có

để thu thập, xử lý và phân tích những thông tin định tính sau đó khái quát lên thànhnhững nhận định, những đánh giá khách quan về các yếu tố tác động và nhận thức củasinh viên về hiến, tặng giác mạc

2 Kỹ thuật nghiên cứu

2.1 Kỹ thuật thu thập thông tin

2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin định tính

Bằng các câu hỏi nghiên cứu thông qua các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu,

thông tin sẽ phán ánh nội dung cần tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu của đề tài

2.1.2 Phương pháp chọn mẫu

-Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.

-Mẫu được chọn ngẫu nhiên bao gồm 20 đơn vị mẫu là sinh viên của các khoa trong

trường đại học Thủ Dầu Một từ năm I đến năm cuối Trong đó có khoảng 15 cuộc phỏngvấn sâu và một cuộc thảo luận nhóm

-Tỷ lệ nam, nữ tồn tại ngẫu nhiên theo từng lớp

2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Trang 16

-Sau khi thu thập các tài liệu, số liệu, thông tin liên quan đến đề tài thông qua sách báo,

tạp chí, thư viện, internet, dữ liệu sẽ được tổng hợp và chọn lọc cẩn thận theo từng chủ

đề và từng mục cụ thể để đề tài có tính logic và khái quát hơn

-Khi thu thập được các thông tin từ các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu chúngtôi sẽ chắt lọc và hệ thống và đánh giá lại các thông tin theo một trình tự thích hợp

VI Ýnghĩa đề tài nghiên cứu

1 Ý nghĩa lý luận

Đề tài: “Nhận thức của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một về việc hiến, tặng giác

mạc” là một đề tài khá mới mẻ vì ở Việt Nam có rất ít đề tài nghiên cứu về vấn đề này

đặc biệt khách thể nghiên cứu là sinh viên Vì vậy chúng tôi hy vọng qua nghiên cứu sẽgóp phần bổ sung về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nghiên cứu sau này liên quanđến hiến, tặng giác mạc

Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ mở ra một hướng tiếp cận mới sau này

2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu sẽ được đăng lên báo hoặc tạp chí của trường từ đó cung cấp cho Nhà

trường những thông tin cấp thiết về nhận thức của sinh viên Trường Đại học Thủ DầuMột hiện nay đối với vấn đề hiến, tặng giác mạc Từ đó, nhà trường nói chung cũng nhưđoàn trường nói riêng có thể vạch ra những kế hoạch, những hoạt động có ý nghĩa thật sựnhằm tạo điều kiện để tất cả các sinh viên có thể tham gia nhằm nâng cao nhận thức của

họ và đưa việc hiến, tặng giác mạc nói riêng và hiến BPCT người nói chung gần với cộngđồng hơn

Phần hai: Kết quả nghiên cứu

Chương I Cơ sở lí luận của đề tài

1.Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1 Tình hình ghép mô, BPCT người

Hiến ghép mô, BPCT người ở một số nước trên thế giới

Theo báo cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới số lượng bệnh nhân được ghép mô, BPCTngười được ghép ngày càng gia tăng Chỉ tính năm 2004 đã có tới 90.000 ca được ghéptạng các loại trên toàn Thế Giới và 191 quốc gia có khả năng ghép mô, BPCT người ởcác trình độ khác nhau Số ca ghép tính trên 1 triệu dân hằng năm cho các khu vực làchâu Mỹ (bao gồm cả vùng Caribee) 45 ca, châu Âu 32 ca, châu Á-Thái Bình Dương 7-8ca

Theo báo cáo của Mạng lưới chia sẻ mô, tạng Mỹ tính đến 19/5/2006, số ca ghép tạngtrong năm 2005 là 28.111 ca trong đó ghép thận là 16.477, ghép gan là 6.444, ghép phổi

Trang 17

1.408, ghép tim 1.127 Tại Châu Âu, Pháp trung bình có 2.400 ca ghép/năm (chiếm tỉ lệ43,7 trên một triệu dân) Đứng thứ 2 là Anh với 2059 ca ghép/năm (chiếm tỉ lệ 33,7 trênmột triệu dân) và Đức là 2033 ca ghép/năm (chiếm tỉ lệ 33 trên một triệu dân) Riêngghép thận của châu Âu là 6775 ca/năm trên tổng số 231,5 triệu dân (chiếm tỉ lệ 29,26 trênmột triệu dân) Tại Châu Á, Trung Quốc là nước phát triển kỹ thuật ghép mô, BPCTngười mạnh mẽ nhất Từ năm 1993 đến năm 2004 Trung Quốc đã ghép được 59.540 caghép thận, 6.125 ca ghép gan, 248 ca ghép tim, 15 ca ghép phổi và ghép đồng thời nhiềutạng khác nhau Năm 2004 trên toàn Trung Quốc có 56 trung tâm ghép tim, 166 trungtâm ghép gan và 348 trung tâm ghép thận với rất nhiều kỹ thuật ghép tạng khác nhau chongười lớn và trẻ em Tại Thái Lan, trung bình có 100 ca ghép/năm với 3 Trung tâm ghép,thực hiện thành công 42 trường hợp ghép gan, 61 ca ghép tim, 15 ca ghép tim phổi Tạichâu Á, tạng được ghép nhiều nhất là thận, sau đó đến gan Nhật Bản là nước phát triển

kỹ thuật ghép gan hơn hẳn các nước khác trong khu vực với 150 ca ghép/năm Quanhững con số ta có thể thấy việc ghép mô, BPCT người trên thế giới đa số là ghép thận,gan, tim còn việc ghép giác mạc vẫn chiếm một số lượng nhỏ

Số lượng bệnh nhân chờ được ghép mô, BPCT người ngày càng cao vượt quá khả năngđáp ứng của y học do không có nguồn cung cấp mô, BPCT Tình trạng thiếu mô, BPCT

để ghép là rất trầm trọng Tại các quốc gia đã phát triển, tình trạng thiếu mô, BPCT choviệc ghép cũng luôn là vấn đề lớn, nan giải Các báo cáo hàng năm của Mạng lưới ghép

và thu gom mô, tạng Mỹ cũng cho thấy khoảng trống giữa số bệnh nhân đang chờ ghép

và số mô, BPCT hiến thu gom được ngày càng rộng ra Những con số thống kê tại Mỹcũng cho thấy số ca ghép tạng ở Mỹ chỉ thỏa mãn khoảng 1/3 nhu cầu của người bệnh.Giống như các nước khác, ở Anh có sự cách biệt ngày càng tăng giữa số bệnh nhân chờghép tạng và số tạng sẵn có để ghép Năm 2005, số bệnh nhân trong danh sách chờ tăngthêm 9%, trong khi số tạng sẵn có để ghép lại giảm đi 7% Do việc thiếu tạng ghép trầmtrọng nên số bệnh nhân tử vong trong khi chờ đợi ghép tạng cũng rất lớn Chỉ tính riêngnăm 2004, số bệnh nhân tử vong trong khi chờ đợi được ghép tạng tại Mỹ là 22.348 bệnhnhân, ở Anh là 273 và ở Pháp là 115 bệnh nhân Theo số liệu của Hội đồng ghép tạngchâu Âu 15-30% bệnh nhân trong danh sách chờ ghép tim, phổi, gan ở lục địa châu Âuchết trong khi chờ đợi có tạng hiến Tại châu Á, ước tính mỗi năm có một triệu bệnh nhân

bị suy thận mạn giai đoạn IV nhưng chỉ có khoảng 60.000 bệnh nhân được ghép thận(50% từ người chết não và 50% từ người cho sống) Số lượng bệnh nhân chờ ghép mô,BPCT ngày càng gia tăng trong khi đó nguồn hiến tặng không đủ để đáp ứng-cung không

đủ cầu, dẫn đến những hậu quả không mong muốn

Đặc biệt theo số liệu của WHO mỗi năm trên thế giới có khoảng 10 triệu người bị mù

do hỏng giác mạc, nhưng chỉ khoảng 120.000 người được ghép giác mạc Báo cáo dựthảo Kế hoạch Quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn 2014 – 2019 của Ban chỉ đạo

Trang 18

Quốc gia phòng chống mù lòa (Bộ Y tế) công bố sáng ngày(16/10), cho thấy: Hiện trênthế giới có khoảng 314 triệu người mù và thị lực thấp (trong đó ước khoảng 45 triệungười mù, những người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 80%) Cứ 5 giây, thế giới có 1 người bị

mù, cứ 1 phút có thêm 1 trẻ bị mù, 90% người mù sống ở các nước nghèo và đang pháttriển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn (Việt Nam được xếp trong nhómcác nước này) Số lượng người mắc các bệnh về mắt đang gia tăng và có nguy cơ dẫn đến

mù lòa rất cao nhưng nguồn hiến, tặng giác mạc quá ít so với việc hiến các mô, BPCTngười khác như tim, thận, gan,…Vậy nên cần có biện pháp can thiệp vào quá trình hiến,tặng giác mạc để góp phần giảm thiểu số lượng người mù trên thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng

Hiện nay, hai nguồn cung cấp mô, tạng chủ yếu cho việc cấy ghép là nguồn cho sống vànguồn lấy từ tạng các tử thi ở giai đoạn chết não Nguồn cho sống chỉ đáp ứng dưới 10%nhu cầu Vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới, nguồn nội tạng chủ yếu lấy từ tử thi ỞAnh 80% nguồn cung ghép tạng đặc lấy ở tử thi Ở Thái Lan, 3/4 trường hợp ghép thậnlấy từ tử thi Việc ghép thận từ người cho sống không có quan hệ gia đình họ hàng khôngđược chấp thuận ở Thái Lan Tại Trung Quốc, khoảng 90% số bệnh nhân được ghép từnguồn thận người chết não

Tuy vậy, việc ghép tạng từ nguồn chết não chỉ phổ biến ở các nước Âu, Mỹ, nơi đã pháttriển kỹ thuật ghép mô, BPCT từ lâu và trình độ nhận thức của người dân cao hơn Còntại đa số các nước đang phát triển như các quốc gia châu Á thì nguồn tạng chủ yếu từnguồn sống người thân cho nhau Vào năm 2001, tỉ lệ ghép gan và thận từ nguồn ngườichết não ở Mỹ là 51 và 61,9 và ở Tây Ban Nha là 18,7 và 31,3 trên một triệu dân Trongkhi đó, tỉ lệ chung ở châu Á thấp hơn đáng kể là 0,3 trên một triệu dân (ghép gan) và 4,3trên một triệu dân (ghép thận) Những con số cũng đã nói lên rằng nhận thức có vai tròrất quan trọng trong việc hiến mô, BPCT Các nước phương Tây đã nhận thức được tầmquan trọng của việc hiến tạng từ rất sớm nên họ có tỷ lệ hiến, tặng rất cao so với với cácnước phương Đông Chúng ta cần phải thấy được việc hiến, tặng mô, BPCT người chịutác động rất lớn bởi nhận thức của con người

Tình hình hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam

Trong báo cáo chuyên đề "Tổng quan về ghép tạng năm 2008", GS Trần Đông A chobiết đầu năm 2009 Việt Nam sẽ thực hiện ghép tạng với người cho chết não và bước đầu

sẽ thực hiện với ghép gan và thận Về các ca ghép tạng từ nguồn cho chết não: Sau khiLuật ban hành được một năm (từ tháng 4/2008) đã có những ca ghép từ người cho chếtnão được ghi nhận tại Bệnh viện Chợ Rẫy (ghép thận), Học viện Quân y 103 (ghép thận,tim, gan), Bệnh viện Việt Đức (ghép thận, gan, tim) và Bệnh viện Trung ương Huế (ghéptim) Tính đến thời điểm nghiên cứu tháng 4/2011 có 22 trường hợp được ghép tạng từ

Trang 19

người cho chết não được thực hiện tại các bệnh viện này gồm: 17 ca ghép thận, 2 ca ghépgan, 3 ca ghép tim Số người cho chết não là 10 người Tính đến thời điểm tháng 5/2012,tổng số các ca ghép tạng từ nguồn chết não là 23 ca ghép thận, 4 ca ghép gan và 5 caghép tim Nguồn cho từ người chết não vẫn còn rất hạn chế do vậy các ca ghép tạng phảigiải quyết nhiều khó khăn như tâm lý người cho và nhận, quá trình lấy và ghép phức tạphơn, chi phí cao hơn, v.v

Với các ca ghép tạng từ người cho sống: Từ sau 1/7/2007 cho đến nay đã có thêm hơn

200 ca ghép tạng, nâng tổng các ca ghép tạng lên hơn 400 ca Như vậy, chỉ sau hơn 3năm, số trường hợp được ghép đã tương đương với quãng thời gian 15 năm trước khi cóLuật Nguồn cho sống cũng thay đổi, xuất hiện một số trường hợp cho sống không cùnghuyết thống Sau khi Luật ra đời, số các cơ sở y tế thực hiện ghép tạng tăng lên Hiện có

12 cơ sở ghép thận, 4 trung tâm ghép gan và 3 trung tâm ghép tim Số lượng các ca ghéptuy có tăng so với trước đây, nhưng còn rất xa cung mới đáp ứng cầu Giáo sư Trần Đông

A cho rằng pháp luật sau khi ra đời dẫn đến các cơ sở y tế thực hiện ghép tạng tăng lên vàđây cũng là yếu tố quan trọng trong việc tác động đến nhận thức của người dân từ đónâng cao tỷ lệ hiến, tặng mô, BPCT người Giáo sư đi sâu vào tìm hiểu tác động của phápluật đến việc hiến, tặng mô, BPCT người vì vậy sẽ có cái nhìn cụ thể và chi tiết về yếu tốnày Trong đề tài chúng tôi chỉ chọn riêng phần hiến, tặng giác mạc để tìm hiểu sâu hơn

và nhận thấy rằng còn nhiều yếu tố khác cũng tác động đến nhận thức của người dânnhưng chưa được giáo sư đề cập đến như: yếu tố gia đình người hiến, tôn giáo, kinhtế, Đề tài của chúng tôi sẽ không chỉ tìm hiểu về yếu tố pháp luật mà còn các yếu tốkhác có tác động như thế nào đến việc hiến, tặng giác mạc nhằm đưa ra một cái nhìn kháiquát và đầy đủ hơn.[3]

Theo số liệu được cập nhật theo bản Nhận xét Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học của GS.

TS Lê Trung Hải cho Đề tài "Nhận thức, thái độ và sự chấp nhận của cộng đồng đối vớiviệc hiến, ghép mô, BPCT người tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh." côngnghệ ghép tạng phát triển chậm do thiếu nguồn tạng hiến, đến nay mới có tổng số khoảng

430 trường hợp được ghép tạng từ cả nguồn cho sống và chết não Về cấy ghép mô, ViệtNam đã tiến hành ghép giác mạc từ những năm 1950, sau đó các phẫu thuật được tiếnhành rải rác trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ và đã có những kết quả đáng kể.Năm 2005, bệnh viện Mắt TW đã triển khai Dự án "Ngân hàng Mắt" do Tổ chức Orbis tàitrợ, đã nhận được 198 giác mạc viện trợ từ Mỹ thông qua các tổ chức quốc tế và đã đượcBệnh viện mắt TW ghép cho 198 bệnh nhân Việt Nam Ngân hàng Mắt bắt đầu hoạt động

từ 1/7/2007 và chính thức được thành lập vào tháng 2/2010

Hiện nay, Việt Nam có tới 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc cần được ghépgiác mạc trong khi mỗi năm bệnh viện Mắt TW chỉ tiến hành được từ 100 - 150 ca thành

Trang 20

công từ nguồn giác mạc chủ yếu từ các tổ chức quốc tế tài trợ hoặc các đồng nghiệp quốc

tế gửi tặng Đây là con số như "muối bỏ biển" so với nhu cầu thực tế Cho đến nay, sốngười đăng ký hiến giác mạc đã lên hơn 40.000 người, nhưng con số hiến thực tế rất thấp

Do nguồn cung mô, tạng hiện nay quá thiếu không đáp ứng được nhu cầu cấy ghép điềutrị của người bệnh nên hàng trăm bệnh nhân đã phải ra nước ngoài ghép tạng mà ngành y

tế hầu như không quản lý được Vấn đề tài chính cho việc cấy, ghép cũng cần được quantâm xem xét.[4]

Trong luận án Tiến sĩ Y học của GS TS Lê Trung Hải cho Đề tài "Nhận thức, thái độ

và sự chấp nhận của cộng đồng đối với việc hiến, ghép mô, BPCT người tại Hà Nội, ĐàNẵng và thành phố Hồ Chí Minh." Tác giả đã chỉ ra được các yếu tố tác động đến nhậnthức của mọi người về việc hiến, tặng mô, BPCT một cách đầy đủ và hệ thống nhưnggiáo sư chỉ nghiên cứu trên địa bàn các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố

Hồ Chí Minh còn trên địa bàn tỉnh Bình Dương và trường đại học Thủ Dầu Một chưa cócuộc nghiên cứu nào nghiên cứu về việc hiến, tặng giác mạc Chúng tôi không nghiêncứu về nhận thức của mọi người và tất cả các mô, BPCT người mà chỉ nghiên cứu về giácmạc và nhận thức trong sinh viên-những thế hệ trẻ, dễ tiếp nhận những tri thức và tưtưởng mới để xem họ mức độ nhận thức của họ ra sao, qua đó cung cấp một cái nhìn toàndiện cho vấn đề nhận thức về việc hiến, tặng giác mạc của sinh viên đại học Thủ DầuMột

Phan Hồng Vân “Mối liên hệ giữa nhận thức, thái độ và sự chấp nhận của cộng đồng

về việc hiến ghép mô, BPCT người ở Việt Nam” nghiên cứu đã chúng minh được có mốiliên hệ chặt chẽ giữa nhận thức, thái độ và sự chấp nhận của cộng đồng về việc hiến ghép

mô, BPCT người Những người có sự hiểu biết về việc chấp nhận hiến, tặng mô, BPCT

sẽ có thái độ tích cực hơn những người chưa có hiểu biết về vấn đề này Tác giả đã sửdung phương pháp mô tả cắt ngang và chọn mẫu ngẫu nhiên bằng phiếu điều tra gửi đếntừng họ gia đình ở các thành phố lớn Đề tài đã phân tích được mối tương quan giữa cácyếu tố một cách cụ thể và chi tiết, khái quát được mối quan hệ giữa nhận nhận thức, thái

độ và sự chấp nhận của cộng đồng về việc hiến ghép mô, BPCT người ở Việt Nam.Nhưng chưa đi sâu vào các nguyên nhân tác động đến việc hiến ghép mô, BPCT người

Đề tài của chúng tôi mang tính khai phá nên sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để tìmhiểu vấn đề Qua đó chúng tôi sẽ tìm hiểu được những yếu tố tác động đến nhận thức vềhiến ghép mô, BPCT người để đưa ra hướng khắc phục phù hợp

Trang 21

Một nghiên cứu về kiến thức và thái độ của các sinh viên Trung Quốc với việc hiếntạng sống và phân tích các tác động đến việc ra quyết định, được tiến hành trên 434 sinhviên chọn mẫu ngẫu nhiên, sử dụng bộ câu hỏi tự điền Kết quả cho thấy có 49,8% sẵnsàng hiến tạng sống; 58,4% tin rằng việc hiến tạng sống có thể làm dịu bớt tình trạngkhan hiếm tạng; 48,2% nghĩ rằng tỉ lệ hồi phục của người nhận ghép từ người hiến sống

là tương tự hoặc thậm chí cao hơn việc hiến khi chết; 62,4% chỉ hiến cho người thân nếucần; 48,0% đã tranh luận rằng việc bồi thường phần nào là một phương pháp hiệu quả đểtăng việc hiến tạng sống; 53,7% muốn hiến thông qua các trung tâm ghép Như vậy, thái

độ về giá trị cuộc sống, mối liên quan giữa sự toàn vẹn của cơ thể, sức khỏe và tập quánvăn hóa, lo lắng về tác động của các biến chứng sau phẫu thuật là các yếu tố ảnh hưởngđến các quyết định của cá nhân

Nghiên cứu trên các sinh viên sau đại học tại 123 bệnh viện trường học ở miền nam Ấn

Độ cho thấy 97% biết về hiến tạng qua các thông tin đại chúng, nhưng chỉ có 23% biếtkhái niệm về "tử thi", "chết não" Nhìn chung, trên thế giới tỉ lệ hiểu biết về hiến ghép

mô, BPCT người trong khoảng từ 60% đến 85% với việc sử dụng các biến kiến thức khácnhau Tỉ lệ này khác nhau tùy thuộc vào tình trạng phát triển của mỗi nước Động cơ choviệc hiến được chỉ ra có mối liên hệ với kiến thức và nhận thức về hiến ghép mô, BPCTngười Phần lớn bằng chứng nghiên cứu của chủ đề này là từ các quốc gia đã phát triển

Các nghiên cứu ở Tây Ban Nha cho thấy hai nguyên nhân chính của việc mất nhữngngười hiến là tương tự trên toàn thế giới, đó là: (1) sự từ chối của gia đình người hiến và(2) tỉ lệ thấp các bệnh nhân chết não được xác định hoặc được chuyển Nghiên cứu năm

1995 tại Mỹ về gia đình của những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn hiến mô, BPCT cho thấy86,5% được yêu cầu hiến nhưng chỉ có 47,3% đồng ý Kết quả của các nghiên cứu kháccũng cho kết quả tương tự Một nghiên cứu hồi cứu bệnh án bệnh nhân tử vong ở các đơn

vị chăm sóc tích cực của toàn nước Mỹ từ 1997 đến 1999 trong khu vực dịch vụ của 36 tổchức thu gom mô, BPCT cho thấy thiếu sự ưng thuận của gia đình với yêu cầu hiến lànguyên nhân cơ bản dẫn đến khoảng cách giữa số người hiến tiềm năng và số người hiếnthực tế Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự đồng ý của gia đình với việc hiếnghép tạng đã được tiến hành tại chín bệnh viện chấn thương ở miền nam Pennsylvania vàmiền bắc Ohio từ năm 1994 đến năm 1999 Trong tổng số 420 bệnh nhân đủ tiêu chuẩnhiến thì chỉ có 238 trường hợp đã hiến Các nghiên cứu khác tại Mỹ cũng chỉ ra rằng mặc

dù phần lớn các cá nhân đều thể hiện thái độ đồng tình với việc hiến mô, BPCT người,nhưng tỉ lệ đồng ý cho người thân của họ hiến tại thời điểm chết chỉ chiếm khoảng 54%.Yếu tố gia đình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trọng việc hiến, tặng mô, BPCT, ngườithân trong gia đình tác động mạnh mẽ đến người hiến không chỉ ở phương tây mà đặcbiệt ở phương đông thì yếu tố này còn chi phối mạnh hơn nữa

Trang 22

Một số các nghiên cứu đã chỉ ra việc hiến tạng sẽ được chấp nhận nếu các tôn giáokhông phản đối Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến hiến tạngtại Pakistan cho thấy những người tin rằng việc hiến tạng được tôn giáo của mình chophép có tỉ lệ hiến tạng cao hơn Nghiên cứu trên các sinh viên sau đại học ở miền nam Ấn

Độ cho thấy có 89% muốn hiến tạng của họ và có 95% tin tưởng rằng việc hiến tạngkhông chống lại tôn giáo của họ Các tín đồ Thiên chúa giáo xem việc hiến mô, BPCTnhư một hành động của tình yêu và từ thiện Còn các tín đồ Phật giáo thì tin rằng việchiến mô và BPCT là vấn đề của lương tâm và đánh giá cao hành động của lòng trắc ẩn.Yếu tố tôn giáo có sự tác động rất mạnh đến nhận thức của người dân, nó chi phối rất lớnđến đến việc hiến mô, BPCT nên nếu muốn tăng tỷ lệ hiến, tặng không thể không chú ýđến yếu tố này

Yếu tố pháp luật, Năm 1991, Tổ chức Y tế Thế giới đã có qui định các mô, BPCT có thểlấy khỏi cơ thể người chết cho mục đích cấy, ghép nếu có sự đồng ý theo luật pháp yêucầu và không có lý do nào tin rằng người chết chống lại việc lấy này Tổ chức Y tế thếgiới (WHO) đã thông qua Nghị quyết về việc phát triển các hoạt động cấy ghép năm

2004 Thậm chí tổ chức UNNESCO đã thành lập một cơ quan trực tiếp liên quan đến lĩnhvực này là Ủy ban quốc tế về Đạo đức y sinh Cơ quan này cũng đã công bố Tuyên bốtoàn cầu về đạo đức sinh học và quyền con người Trong đó đã đưa ra những nguyên tắcchung nhằm bảo vệ quyền con người và được thừa nhận rộng rãi như nguyên tắc khôngđược thương mại hóa bộ phận cơ thể người, mô, máu, tế bào; nguyên tắc bảo vệ ngườichưa thành niên và những người được pháp luật bảo hộ; phải có sự đồng ý của đương sự

về việc hiến

Một số nghiên cứu ở Việt Nam về hiến mô, BPCT người

Cho đến nay chưa thấy một cuộc điều tra nào tại Việt Nam được tiến hành trên diệnrộng đánh giá về nhận thức, thái độ và sự chấp nhận của cộng đồng với việc hiến ghép

mô, BPCT người Chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minhkhảo sát về vấn đề này Điều tra tiến hành năm 1998 tại quận Tân Bình, thành phố Hồ ChíMinh bằng phỏng vấn trực tiếp người lớn được chọn mẫu ngẫu nhiên (N=785) với mụctiêu xác định ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến việc hiến mô, BPCT ở ViệtNam cho thấy 75% người trả lời đã từng nghe biết về việc hiến mô, BPCT, nhưng chỉ có55% số người biết việc ghép mô, BPCT đã được tiến hành ở Việt Nam Sáu mươi tư phầntrăm người trả lời đồng ý để người thân hiến mô, BPCT sau khi chết và 66% sẽ hiến mô,BPCT của chính họ sau khi chết, 21% hiến đa mô, BPCT Một cuộc điều tra năm 2005 tại

tp Hồ Chí Minh của GS Nguyễn Thế Hiệp và các đồng nghiệp cho thấy, trong số hơn1.200 người được hỏi có 63% đồng ý cho một phần gan của mình cho người thân bị bệnhgan giai đoạn cuối, gần 80% đồng ý hiến gan của người thân sau khi chết cho bệnh nhân

Trang 23

cần được ghép gan Như vậy, các kết quả điều tra cho thấy khoảng 3/4 người được hỏibiết về hiến ghép mô, BPCT người, nhưng chỉ có 2/3 số người trả lời sẵn sàng hiến mô,BPCT sau khi chết và cũng có khoảng 2/3 có thể hiến một phần gan khi sống cho ngườithân nếu cần Các nghiên cứu trên chỉ mang tính thống kê, mô tả chưa giải thích, đánh giáđược các yếu tố tác động đến nhận thức của cộng đồng về việc hiến, tặng mô, BPCTngười.

Yếu tố tôn giáo, tâm linh, Việt Nam là một quốc gia nằm ở châu Á vì thế người ViệtNam còn nặng quan niệm ''chết toàn thây'' nên những gia đình có người thân bị chết khólòng chấp nhận cho sử dụng mô, tạng của người thân họ

Yếu tố kinh tế, thương mại hóa, theo nghiên cứu tại quận Tân Bình năm 1998, có nhiều

ý kiến nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống thương mại hóa việc hiến ghép mô,BPCT nhưng cần có chế độ đãi ngộ như miễn phí chăm sóc sức khỏe cho gia đình ngườihiến hay là khuyến khích bằng tiền như là một phần thưởng cho việc hiến Chi phí phẫuthuật, xét nghiệm cho người hiến tặng giác mạc vẫn chưa được bảo hiểm y tế giải quyết.Vướng mắc này đã “cản đường” người cho

Yếu tố luật pháp, về mặt pháp lý Quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người đã đượcquy đinh trong Hiến Pháp 1992 và Bộ luật Dân sự 1995 và lần đầu tiên Quyền hiến bộphận cơ thể người; hiến xác sau khi chết được thừa nhận và quy định ở Điều 33 Quyềnhiến bộ phận cơ thể; Điều 34 Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết; Điều 35Quyền nhận bộ phận cơ thể người Hiện nay nhu cầu được ghép mô, BPCT người để điềutrị ở Việt Nam rất lớn và ngày một gia tăng Ngày 1/12/2005, Bộ Y tế đã trình Thủ tướngChính phủ dự án Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Ngày29/11/2006 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10

đã thông qua Luật này và Chủ tịch Nước đã ký Lệnh công bố Luật số 20/2006/L-CTN,theo đó, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác sẽ có hiệu lực thihành từ ngày 01/7/2007 Luật này được xây dựng trên những quan điểm chỉ đạo: (1)Tôntrọng sự tự nguyện của người hiến, người được ghép mô, bộ phận cơ thể người; (2) Vìmục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; (3) Không nhằmmục đích thương mại; (4) Giữ bí mật về thông tin có liên quan đến người hiến, ngườiđược ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác;(5) Phù hợp với Hiến pháp, Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005 và điều kiện kinh tế, xã hội

ở Việt Nam Luật gồm 6 chương và 40 điều qui định cụ thể Nếu so sánh với một số nướctrên thế giới như Singapore, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, v.v thì việc qui định các quyền lợi đốivới người đã hiến mô, BPCT người là rất lớn, thể hiện tính chất nhân đạo và đặc thù củađất nước Trong khi đó, với các nước trên, người đã hiến mô, BPCT người luôn trên tinhthần tự nguyện và không có bất kỳ một lợi ích vật chất nào Chương III của Luật có các

Trang 24

điều qui định về thủ tục đăng ký hiến xác và thủ tục thay đối, hủy bỏ đơn đăng ký hiến

mô, BPCT người sau khi chết và hiến xác (điều 19, 20) Trong chương này cũng qui địnhrất cụ thể và chi tiết về chết não và điều kiện xác định chết não (điều 28, 29), thủ tục vàthẩm quyền xác định chết não (điều 27) Có điểm cần lưu ý là bác sĩ trực tiếp tham giaghép mô, BPCT người và bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho người chết não không đượctham gia nhóm chuyên gia xác định chết não Bộ Y tế đã có kế hoạch số 21/KH-BYTngày 12/1/2007 về việc triển khai thi hành Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT người và hiến,lấy xác [6]

Đến nay các văn bản dưới Luật đã được các cấp có thẩm quyền ban hành tương đối đầy

đủ về các quy trình kỹ thuật ghép gan, thận từ người cho sống, qui định tiêu chuẩn chếtnão, quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức nhân lực, hồ sơ, thủ tụchoạt động của các cơ sở y tế có hiến ghép, ngân hàng mô, các thủ tục đăng ký hiến, Chỉcòn văn bản qui định qui trình kỹ thuật cho việc ghép mô, tạng từ người cho chết nãođang được xây dựng và hoàn thiện để ban hành Nghị định 56/2008/NĐ-CP đã được banhành ngày 29/4/2008 về tổ chức, hoạt động của Ngân hàng mô và Trung tâm điều phốiquốc gia về ghép BPCT người Việc Trung tâm điều phối hiến ghép quốc gia chưa hoạtđộng là một hạn chế trong việc huy động nguồn mô, tạng từ người chết não cho việc cấy,ghép Hiện nay đã có một số ngân hàng mô được thành lập như Ngân hàng Mắt thuộcBệnh viện Mắt trung ương, Học viện Quân y, Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh việnHuyết học và truyền máu Với sự ra đời của Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCT người vàhiến lấy xác, các biện pháp tổng thể sẽ được áp dụng để phát triển ngành kỹ thuật y họcghép mô, BPCT người ở Việt Nam và tăng cường cung cấp mô, BPCT người để cứu sốngnhiều người bệnh hơn nữa Theo lãnh đạo Bộ y tế, việc đưa ra khung pháp lý sẽ góp phầnthực hiện mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có thể thực hiện được 1000 ca ghép thận,80-100 ca ghép gan, 20-30 ca ghép tim và 10-15 ca ghép phổi, đặc biệt là 2.000 ca ghépgiác mạc

Thông qua những tài liệu mà nhóm chúng tôi đã tổng quan được có thể thấy rằng hiếntặng giác mạc là một vấn đề cấp thiết hiện nay của nước ta nói riêng và của Thế Giới nóichung bởi số lượng bệnh nhân mắc bệnh và nhu cầu cấy ghép giác mạc ngày một caosong số lượng hiến tặng lại vô cùng ít ỏi Thực trạng này một phần là do nhận thức củacộng đồng chưa thật sự sâu sắc và đúng đắn vậy nên đề tài của chúng tôi hy vọng sẽ gópphần thay đổi nhận thức của mọi người để có thể cải thiện được tình trạng hiến tặng giácmạc hiện nay

Kế thừa những thành tựu của các tác giả và những công trình nghiên cứu hoặc bài viếttrên là nguồn tài liệu tham khảo đa dạng và hữu ích cho đề tài của chúng tôi Từ đấy,chúng sẽ làm cơ sở cho chúng tôi trong việc tìm ra một hướng đi mới cho đề tài của mình

Trang 25

và tìm hiểu sâu hơn về vấn để mà đề tài chúng tôi đang khai thác để có thể làm rõ mốiquan hệ giữa nhận thức của sinh viên với việc hiến tặng giác mạc như thế nào Tuy nhiênhiện nay vẫn còn rất ít những tác giả có đề tài nghiên cứu nhận thức về việc hiến, tặnggiác mạc Đặc biệt trong khách thể nghiên cứu là sinh viên, nhất là tại địa bàn trường đạihọc Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu Vậy nênthông qua đề tài nghiên cứu về “ nhận thức của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một vềviệc hiến tặng giác mạc” chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc nângcao nhận thức của sinh viên trong trường và của cộng đồng về hiến tặng giác mạc đểnhững kiến thức về hiến tặng giác mạc nói riêng và BPCT người nói chung đến gần vớimọi người hơn Rất mong nghiên cứu này của chúng tôi sẽ phục vụ cho nhu cầu lý luận

và thực tiễn của sinh viên, nhà trường và xã hội Vì đây là một đề tài khá mới mẻ nên sẽvừa là khó khăn song cũng là cơ hội để chúng tôi có công trình nghiên cứu mới từ đó làm

cơ sở lý luận cho các đề tài nghiên cứu có liên quan sau này thông qua việc khảo sát thực

tế, phục vụ cho khoa học và thực tiễn Đây cũng là cơ hội để có thể khám phá và tìm hiểusinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một có nhận thức như thề nào về vấn đề hiến tặng giácmạc như hiện nay để từ đó cùng nhau thay đổi nhận thức của cộng đồng

2.Câu hỏi nghiên cứu

- Sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một nhận thức như thế nào về việc hiến, tặng giác

mạc?

- Những nguyên nhân làm hạn chế người hiến, tặng giác mạc là gì?

3 Giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết 1: Sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một có nhận thức khá đầy đủ về việc

hiến, tặng giác mạc

- Giả thuyết 2: Những nguyên nhân làm hạn chế người hiến, tặng giác mạc là : yếu tố gia

đình, người thân của người hiến; yếu tố tôn giáo tín ngưỡng; yếu tố pháp luật, chính sách

4 Quan điểm lý thuyết vận dụng

Quan điểm nhận thức, nhân cách và hành vi của George Kelly

Trong quan điểm của George Kelly ông cho rằng mọi người có những cấu trúc tâmthức về thực tế rất khác nhau Hai thế hệ khác nhau (già và trẻ) sẽ có những hệ cấu trúctâm thức rất khác nhau Các em bé cũng có một hệ cấu trúc riêng Vì thế nhận thức, nhâncách, hành vi của sinh viên cũng sẽ khác với những thế hệ, tầng lớp khác trong xã hội Ýthức của chúng ta về sự khác biệt giữa các hệ cấu trúc tâm thức là có thực Nhiều người

có xu hướng tin rằng hệ cấu trúc của họ sẽ tốt hơn hệ cấu trúc của người khác Chúng tathường có khuynh hướng so sánh hệ cấu trúc tâm thức của mình với những người xung

25

Trang 26

quanh Theo Kelly thì chẳng ai có một hệ cấu trúc tâm thức hoàn thiện vì thế giới chúng

ta đang sống quá phức tạp, quá rộng lớn để cho một cá nhân có thể dung nạp trọn vẹn vàrồi có một cái nhìn hoàn hảo Vì hệ cấu trúc tâm thức của mọi người không hoàn toànđóng cửa, nên mỗi một cách nhìn là một lối tiếp cận về một thực tế đặc trưng với những

hệ giá trị tư duy của người đó, mang đậm tính năng tức thời tại một nơi chốn vào mộtthời điểm nhất định Theo Kelly, chúng ta không có một con số hạn định những cấu trúctâm thức để chúng ta trang bị cho mình Vì thế ta sẽ thay đổi một lăng kính không phùhợp bằng một lăng kính khác Chúng tôi tin rằng qua nghiên cứu của chúng tôi sinh viên

sẽ có một nhận thức mới hoàn thiện hơn về việc hiến, tặng giác mạc

Lý thuyết lựa chọn hợp lí

Friedman và Hechter đã đưa ra lý thuyết lựa chọn hợp lí với mục đích là các chủ thể(actor) Cả hai tác giả không quan tâm đến tính chất sở thích hay là cơ sở tạo ra sự mongmuốn (nhu cầu) của chủ thể mà chủ yếu quan tâm đến sự lựa chọn của chủ thể phù hợpvới hệ thống sở thích của họ Nghĩa là không quan tâm đến cái mà chủ thể mong muốn

mà chỉ quan tâm đến cách mà chủ thể sử dụng để đạt đến mục đích cuối cùng và kết quảđạt được có phù hợp với mong muốn của chủ thể hay không

Friedman và Hechter cho rằng đối với chủ thể thì không có nhiều sự lựa chọn hay cơmay có sẵn bởi trên thực tế không có nhiều cơ may cho các trường hợp Như vậy, bắtbuộc họ phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu hay những sở thích cơ bản, cầnthiết nhất và đạt đến mục đích cuối cùng Nhưng trong khi đó chủ thể cũng luôn có xuhướng tính đến lợi ích kế tiếp của họ nên hai ông đã đặt vấn đề trong sựu lựa chọn củachủ thể có xét đến chi phí (cost) với cái mà anh ta đạt được, có tính đến khả năng thựchiện của bản thân Nếu chủ thể nhận thức mục đích với giá trị cao nhất không phù hợpvới khả năng hiện tại của bản thân thì anh ta dễ dàng lựa chọn một phương án khác phùhợp với khả năng của anh ta hơn

Tuy nhiên, ông phát hiện ra chủ thể trong quá trình hành động chịu tác động của hainhóm yếu tố:

- Thứ nhất, sự hiếm hoi của các tiềm năng Mỗi chủ thể hành động có các tiềm năng khácnhau cũng như cách thâm nhập khác nhau vào các tiềm năng khác nhau Trong đề tài này,

có thể hiểu tiềm năng là mức sống, thông tin về siêu thị, về hàng hoá, dịch vụ… củangười tiêu dùng Đối với những người có nhiều tiềm năng, mục đích có thể đạt được dễdàng hơn so với những người có ít tiềm năng Liên quan đến vấn đề tiềm năng là vấn đềchi phí, giá phải trả Trong việc theo đuổi mục đích, các chủ thể phải quan tâm đến giácủa hành động lôi cuốn nhất kế tiếp của họ Các chủ thể có thể chọn cách không theođuổi mục đích có giá trị cao nhất nếu cơ may quá ít và tiềm năng của bản thân là khôngđáng kể Tóm lại, các chủ thể hành động luôn tối đa hoá điều lợi cho mình

Trang 27

- Thứ hai, các thể chế xã hội Các thể chế xã hội đã áp đặt các khuôn mẫu hành động chocác cá nhân thông qua các tiêu chí, các qui luật, các nguyên tắc tạo ra sự ảnh hưởng có hệthống tới các kết quả xã hội.

Truyền thông, tôn giáo,kinh tế

Nhu cầu tìm hiểu về hiến, tặng giác mạc của sinh viên Nhận thức của sinh viên về hiến, tặng giác mạcYếu tố cá nhân:

Giới tính, độ tuổi,

khoá học

Yếu tố gia đình

Trang 28

Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự phảnánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và khôngngừng tiến đến gần khách thể Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong

bộ óc con người, nhận thức bao gồm; Nhận thức cảm tính và Nhận thức lý tính, chúng cómối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở, mục đích và tiêu chuẩn của Nhận thức là thựctiễn xã hội Khái niệm về nhận thức này đã phản ánh tương đối đầy đủ nội hàm của nó.Nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con người, nếu không có Nhậnthức thì con người sẽ mãi mãi ở trạng thái của một đứa trẻ sơ sinh

Căn cứ vào tính chất phản ánh, có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai giaiđoạn lớn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

- Nhận thức cảm tính: chủ yếu chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện

tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan Nhận thức cảm tính bao gồmhai quá trình: Cảm giác và tri giác

Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện

tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta

Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của

sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta

- Nhận thức lý tính: Là giai đoạn nhận thức cao hơn nhận thức cảm tính Nó phản ánh

những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ, quan hệ bản chất của sự vật, hiện tượngtrong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết Nhận thức lý tính bao gồmhai quá trình: Tư duy và tưởng tượng

Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ,

quan hệ bên trong có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan

mà trước đó con người chưa biết

Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh

nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểutượng đã có

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với nhau Nhận thứccảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lýtính Ngược lại, nhận thức lý tính chi phối, tác động trở lại nhận thức cảm tính, giúp conngười nhận thức đúng đắn, đầy đủ về thế giới

6.2 Sinh viên

Thuật ngữ "sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng La-tinh "Student" có nghĩa là người làmviệc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức Nó được dùng cùng nghĩatương đương với từ "Student" trong tiếng Anh, "Etudiant" trong tiếng Pháp và "Cmgenm"trong tiếng Nga "Sinh viên" là để chỉ những người theo học ở bậc đại học và phân biệt

Trang 29

với học sinh đang theo học ở bậc phổ thông Theo ngôn ngữ Hán Việt, từ "sinh viên"được diễn nghĩa ra là người bước vào cuộc sống, cuộc đời Còn theo Từ điển tiếng Việt,khái niệm "sinh viên" được dùng để chỉ người học ở bậc đại học Theo Quy chế công tácHọc sinh Sinh viên trong các trường đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì: " sinh viên"

là người đang theo học hệ đại học và cao đẳng Từ đó ta có thể hiểu: khái niệm "sinhviên" là những người đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng - nơi đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội

6.3 Mô

Theo luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006: Mô làtập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năngnhất định của cơ thể người ( Giác mạc cũng là mô trong cơ thể người)

6.6 Người khiếm thị

Khiếm thị hay còn gọi là triệu chứng mất khả năng cảm nhận thị giác một phần hoặc

hoàn toàn (mù, đui) Người khiếm thị là người sau khi được điều trị hoặc điều chỉnh khúc

xạ mà thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sángtối, và bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và thực thi cáchoạt động hàng ngày Riêng mắt người bị mù hoàn toàn không có khả năng nhận thứcsáng tối, không thấy được những gì xung quanh Chứng mù mắt có thể do rối loạn bẩmsinh, sinh lý hay thần kinh

6.7 Thủ tục đăng ký hiến, tặng giác mạc

Nguyên tắc của việc hiến mô, tạng

- Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép

-Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học

-Không nhằm mục đích thương mại

Trang 30

-Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trườnghợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Nếu muốn đăng ký hiến mô, tạng hoặc hiến xác thì phải liên hệ tới đâu?

1 Nếu một người muốn đăng ký hiến mô, tạng trước hoặc sau khi chết, chết não, Ngườihiến có thể đến bất kỳ cơ sở y tế nào gần nhất bày tỏ ý nguyện đó Cơ sở y tế đó sẽ cótrách nhiệm tiếp nhận thông tin và báo về Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận

cơ thể người-Bộ Y tế để thông tin đến cơ sở y tế có chức năng phù hợp tiếp nhận đơnđăng ký hiến mô, tạng của người muốn hiến và hoàn tất các thủ tục pháp lý, tư vấn, cấpthẻ đăng ký hiến mô, tạng (hiến sau khi chết), hiến xác cho người đăng ký hiến

2 Hoặc người hiến có thể trực tiếp tới cơ sở y tế có chức năng lấy, ghép mô, tạng đểđăng ký hiến (khi còn sống hoặc sau khi chết): Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; BV Quân

Y 103; BV Nhi Trung ương; BV Bạch Mai; BV 198; BV ĐK Xanh Pôn; BV Trungương Huế; BV ĐK Đà Nẵng; BV Chợ Rẫy; BV Nhi đồng 2; BV Nhân dân Gia Định;Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh; BV Nhân dân 115; BV ĐK Kiên Giang; Ngân hàngGiác mạc-BV Mắt Trung ương; Trung tâm mô, phôi - Đại học Y Hà Nội; Ngân hàng Mô-

BV Bỏng Lê Hữu Trác; Đại học Y Phạm Ngọc Thạch; Ngân hàng tế bào gốc: Mekophar

3 Nếu người hiến muốn đăng ký hiến xác thì có thể đăng ký với một trong các trườngđại học y khoa: Đại học Y Hà Nội; Đại học Y Thái Nguyên; Đại học Y Thái Bình; Đạihọc Y Hải Phòng; Học viện Quân Y; Đại học Y Huế; Đại học Y Tây Nguyên; Đại học YCần Thơ; Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh; Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

4 Ngoài ra, Người hiến có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm điều phối quốc gia về ghép

bộ phận cơ thể người-Bộ Y tế để được tư vấn, đăng ký hiến tặng mô, tạng, hiến xác vàđiều phối đến cơ sở y tế có chức năng lấy, ghép mô, tạng hoặc tiếp nhận xác.[7]

Theo luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Căn cứ vào

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá

X, kỳ họp thứ 10;

Điều 12 Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống

1 Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 (Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô,

bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác) của Luật này có quyềnbày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình với cơ sở y tế

Trang 31

2 Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người, cơ

sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơthể người

3 Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâmđiều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tếquy định tại Điều 16 của Luật này để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến

4 Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thểngười, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm sau đây:

a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộphận cơ thể người;

b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe chongười hiến;

c) Báo cáo danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống cho Trungtâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người

5 Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tếnhận đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống

6 Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống;việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống

Điều 13 Thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người

sống

1 Trường hợp muốn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở ngườisống thì người đã đăng ký hiến gửi đơn đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ đến cơ sở y tế đãtiếp nhận đơn đăng ký hiến

2 Cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau đây:

a) Tiếp nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở ngườisống của người đã đăng ký hiến;

b) Trong thời gian hai ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, thông báo cho Trung tâmđiều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người về việc thay đổi, hủy bỏ đơn đăng kýhiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống

3 Việc thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống có hiệulực kể từ khi cơ sở y tế nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơthể ở người sống

Trang 32

4 Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn thay đổi, huỷ bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận

cơ thể ở người sống

Điều 16 Điều kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người

1 Cơ sở y tế lấy, ghép bộ phận cơ thể người phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ đội ngũ cán bộ y tế có năng lực, trình độ chuyên môn về lấy, ghép bộ phận cơthể người, gây mê, hồi sức sau ghép được cơ sở y tế hoặc cơ sở đào tạo cấp giấy chứngnhận hoặc văn bằng chuyên khoa;

b) Có trưởng kíp ghép bộ phận cơ thể người là người đã trực tiếp thực hiện ca ghép trênngười;

c) Có ít nhất ba phòng liên hoàn khép kín, bố trí một chiều, bảo đảm vô trùng, bao gồmphòng lấy, xử lý và bảo quản bộ phận cơ thể người, phòng ghép và phòng hồi sức saughép;

d) Có phòng kỹ thuật dành riêng cho việc theo dõi, chăm sóc liên tục người hiến hoặcngười được ghép;

đ) Có đơn vị ghép thực nghiệm;

e) Có phòng xét nghiệm;

g) Có đơn vị lọc máu, chạy thận nhân tạo đối với trường hợp ghép thận;

h) Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế về thăm dò chức năng, huyết học, hóa sinh, vi sinh,miễn dịch, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, định lượng nồng độ thuốc chống thảighép để bảo đảm việc chẩn đoán và theo dõi người hiến, người được ghép trước, trong vàsau khi ghép;

i) Có đủ cơ số thuốc cần thiết đáp ứng yêu cầu thực hiện quá trình lấy, ghép và phục hồisau khi ghép

2 Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; điềukiện của cơ sở y tế lấy, ghép mô; trình tự, thủ tục cho phép cơ sở y tế lấy, ghép bộ phận

cơ thể người, cơ sở y tế lấy, ghép mô hoạt động

Điều 17 Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người

1 Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiệnviệc hiến mô tại cơ sở y tế

2 Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:

a) Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận

cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;

Trang 33

b) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

c) Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;

d) Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Ytế

3 Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ vàcấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người

Điều 18 Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết

1 Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọnghiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế

2 Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người saukhi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép

bộ phận cơ thể người

3 Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâmđiều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tếquy định tại Điều 16 của Luật này để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến

4 Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thểngười, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm sau đây:

a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộphận cơ thể người;

b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe chongười hiến;

c) Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;

d) Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơthể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người

5 Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi ngườiđăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến

6 Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khichết; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khichết

Điều 19 Thủ tục đăng ký hiến xác

1 Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọnghiến xác với cơ sở y tế

Trang 34

2 Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến xác, cơ sở y tế có trách nhiệmthông báo cho cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại Điều 23 củaLuật này.

3 Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác củangười hiến có trách nhiệm sau đây:

a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác;

b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn;

c) Cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến

4 Việc đăng ký hiến xác có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến

5 Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến xác; việc tư vấn cho người hiếnxác

Điều 20 Thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến xác

1 Trường hợp muốn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở ngườisau khi chết hoặc hiến xác thì người đã đăng ký hiến gửi đơn đề nghị thay đổi hoặc hủy

bỏ đến cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến đã tiếp nhận đơnđăng ký hiến

2 Cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại khoản 1Điều này có trách nhiệm sau đây:

a) Tiếp nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người saukhi chết, hiến xác của người đã đăng ký hiến;

b) Cấp lại thẻ hoặc thu hồi thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết,hiến xác cho người đăng ký hiến nếu người đó đã được cấp thẻ;

c) Trong thời gian hai ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, thông báo cho Trung tâmđiều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người về việc thay đổi, hủy bỏ đơn đăng kýhiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết

3 Việc thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết,hiến xác có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của ngườihiến nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký

4 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu đơn thay đổi, huỷ bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận

cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác [8]

Trang 35

Chương II KẾT QUẢ TRỰC TIẾP CỦA ĐỀ TÀI 1.Khái quát địa bàn nghiên cứu.

Trường Đại học Thủ Dầu Một, địa chỉ: Trần Văn Ơn, Thủ Dầu Một, Bình Dương, ViệtNam được thành lập vào năm 2009 theo quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 24/6/2009 củaThủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương.Trường chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2009 Trường Đại học Thủ DầuMột là trường Đại học trọng điểm đặt dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh BìnhDương, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và các vùng phụ cận

Hiện nay, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện để hình thành 7khoa (Khoa Sư phạm, Khoa Môi trường, Khoa Xây dựng, Khoa Kiến trúc, Khoa Côngnghệ thông tin, Khoa Điện – Điện tử, Khoa Kinh tế), 3 Bộ môn (Bộ môn Lý luận chínhtrị, Bộ môn Ngoại ngữ, Bộ môn Giáo dục thể chất) và 6 đơn vị sự nghiệp (Trung tâmThông tin – Tư liệu – Thư viện; Trung tâm Nghiên cứu Xã hội, Trung tâm Tin học, Trungtâm Ngoại ngữ, Trung tâm Du học - Dịch vụ sinh viên nước ngoài, Trung tâm Bồi dưỡngvăn hóa) Trường luôn tăng cường các mối quan hệ với các trường đại học, các tổ chức,trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiêncứu khoa học Trường Đại học Thủ Dầu Một thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo đạihọc, sau đại học để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh BìnhDương, của nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như đổi mới và pháttriển giáo dục Đại học Việt Nam, nhằm đạt được uy tín ngang bằng với đại học của cácnước tiên tiến trong khu vực và thế giới

2.Khái quát sinh viên đại học Thủ Dầu Một

Trường đại học Thủ Dầu Một có 11440 sinh viên theo số liệu năm 2014 trong đó sinhviên năm nhất là 4295 sinh viên, sinh viên năm hai 2864 sinh viên, sinh viên năm ba

3472, sinh viên năm tư 809 sinh viên và đang có xu hướng tăng dần Sinh viên Thủ DầuMột rất năng động và tích cực tham gia vào các phong trào của trường đưa ra như mùa hèxanh, hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi, sinh viên 5 tốt không những thế họ còn lànhững đoàn viên tích cực hoạt động ở khu phố nơi mình sống và tham gia các chươngtrình ngoài trường như giờ trái đất, dọn dẹp khu phố, nấu cơm từ thiện, phát cơm, phátquà cho những người ở bệnh viện hay có hoàn cảnh khó khăn các chương trình đấy thuhút nhiều sinh viên tham gia Sinh viên là thế hệ trẻ nên họ đầy nhiệt huyết và có tinhthần tự nguyện cao nên sẵn sàng tham gia khi có phát động Trong trường đại học ThủDầu Một đặc biệt là dãy sau thư viện và vườn học tập sinh viên lúc nào cũng tập trungđông để học tập và trao đổi kiến thức qua đó cho thấy sinh viên rất chăm chỉ, ham học hỏi

và có tinh thần tự giác học tập cao Đặc biệt các sinh viên còn hay chia sẽ, truyền tai vớinhau các thông tin khi biết được các chương trình của các khoa để tham gia nên tạo được

Ngày đăng: 20/07/2021, 07:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w