Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008

130 479 3
Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam)   savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Mục lục…………………………………………………………………… 1 A. Mở đầu …………………………………………………………….…. 4 B. Nội dung . 10 Chương 1: Những nhân tố tác động đến mối quan hệ hợp tác hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008…………… . 10 1.1 Sự tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hóa QuảngTrị-Savanakhẹt… 10 1.1.1 Sự tương đồng về địa lý…………………………………………… 10 1.1.2 Sự tương đồng về lịch sử, văn hóa………………………………… 14 1.2 Quan hệ Quảng Trị- Savanakhẹt trước năm 1986……………………. 17 1.2.1 Quan hệ Quảng Trị- Savanakhẹt trước 1954……………………… 17 1.2.2 Quan hệ Quảng Trị- Savanakhẹt giai đoạn 1954- 1975……………. 22 1.2.3 Quan hệ Quảng Trị- Savanakkhẹt giai đoạn 1976- 1986………… . 28 1.3 Những nhân tố tác động đến mối quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008……………………………… . 43 1.4 Quan hệ Quảng Trị- Savanakhẹt trong bối cảnh quan hệ Việt Nam- Lào…………………………………………………………… 47 Tiểu kết chương 1………………………………………………………. 53 Chương 2: Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa- giáo dục và an ninh quốc phòng Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986-2008……… 55 2.1 Quan hệ hợp tác kinh tế Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008… 55 2.1.1 Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp và thủy lợi……. 55 2.1.2 Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực công nghhiệp và xây dựng cơ bản 61 2.1.3 Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại……………… . 64 2.2 Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008………………………………………… . 69 1 2.2.1 Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, xã hội………………… 69 2.2.2 Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo…………………. 77 2.3 Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực an ninh- quốc phòng Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008………………………………. 83 2.3.1 Quan hệ hợp tác về an ninh quốc phòng………………………… . 83 2.3.2 Quan hệ hợp tác về bảo vệ biên giới………………………………. 85 Tiểu kết chương 2………………………………………………………. 95 Chương 3: Một số nhận xét trong quan hệ hợp tác Quảng Trị-Savanakhẹt………………………………………………… 97 3.1 Những thành tựu trong quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt………………………………………………… 97 3.2 Những khó khăn, thách thức trong quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt………………………………………………… 103 3.3 Triển vọng trong quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt………… 108 C. KẾT LUẬN………………………………………………………… 112 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………. 115 E. PHỤ LỤC…………………………………………………………… 124 2 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT ASEAN :Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – Association of Southeast Asian Nation AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – ASEAN Free Trade Area CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân ĐCS : Đảng Cộng sản NXB : Nhà xuất bản TTLT : Trung tâm lưu trữ UBCQ : Ủy ban chính quyền UBND : Ủy ban nhân dân. USD : United States of Dollas – Đô la Mỹ VNĐ : Việt Nam đồng 3 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Quảng Trị - Savanakhẹt là hai tỉnh thuộc hai nước Việt Nam và Lào, là hai tỉnh láng giềng “kết nghĩa anh em” gắn bó keo sơn, không chỉ gần gũi nhau về địa lý, lịch sử mà còn gần gũi nhau về văn hóa. Cho nên hai tỉnh có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau từ lâu đời. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân hai tỉnh Quảng Trị - Savanakhẹt đã phát huy được truyền thống yêu nước của mình. Qua những thăng trầm biến cố của lịch sử, quan hệ giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt vẫn không ngừng củng cố và phát triển. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sự phối hợp tác chiến của nhân dân hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt đã góp phần cùng nhân dân hai nước Việt Nam và Lào hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1975), cùng với sự chuyển biến giữa hai quốc gia Việt Nam và Lào, mối quan hệ giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt cũng gắn chặt hơn không chỉ về chính trị, đối ngoại, mà còn có bước chuyển biến mới trong quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa- xã hội và an ninh quốc phòng. Trong đó quan hệ hợp tác về kinh tế và chính trị có vị trí quan trọng và là cơ sở chủ yếu của mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng và Việt Nam- Lào nói chung đánh dấu tình hữu nghị, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau “chia ngọt sẽ bùi”, kết tình anh em của hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt. Tất cả vì thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của hai dân tộc. Ngày nay với xu thế “toàn cầu hóa”, “khu vực hóa” đang diễn ra và phát 4 triển mạnh mẽ như vũ bão. Việc duy trì, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam- Lào nói chung cũng như hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách hoàn chỉnh có hệ thống về mối quan hệ hợp tác này hết sức cần thiết, mang tính khoa học và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Quan hệ Việt Nam- Lào nói chung và quan hệ Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng đang diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi. Xu thế hội nhập quốc tế diễn ra, buộc các nước cùng nhau tham gia hội nhập, cùng nhau phát triển. Hòa chung với các quốc gia trên thế giới và khu vực, Việt Nam và Lào cũng đã tham gia vào hội nhập các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt ASEAN) và còn tăng cường hơn nữa sự hợp tác kinh tế, coi hợp tác kinh tế là chủ yếu, sự hợp tác và phát triển là yêu cầu của mỗi quốc gia. Hai bên tham gia trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, hiểu biết lẫn nhau. Qua đây cho thấy, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt là một phần nằm trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam- Lào. Do đó, việc đẩy mạnh và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh không những đem lại thành tựu thiết thực trong mọi lĩnh vực mà còn góp phần làm cho quan hệ hợp tác giữa hai nước được tăng cường hơn nữa cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để hai nước Việt Nam- Lào vững chắc hơn trên con đường hội nhập khu vực và thế giới. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008 nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình hợp tác cũng như tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa hai tỉnh cũng như hai nước ngày càng bền vững. Xuất phát từ những lý luận thực tiễn trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Quan hệ hợp tác Quảng Trị (Việt Nam) - Savanakhẹt (Lào) từ 1986 đến 2008” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ cho mình, nhằm góp phần thêm trong 5 việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương. Thông qua đề tài chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình giúp nhân dân hai tỉnh Quảng Trị - Savanakhẹt hiểu rõ hơn về mối quan hệ hợp tác, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ và tăng cường tinh thần đoàn kết gắn bó của nhân dân Quảng Trị - Savanakhẹt, cũng như nhân dân hai nước Việt Nam- Lào ngày càng bền chặt hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có nhiều công trình đã nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Lào. Nhưng chưa có một công trình cụ thể nào đi sâu nghiên cứu về quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh thuộc khu vực hành lang kinh tế Đông- Tây, là hai tỉnh giáp ranh thuộc tỉnh nghèo của Việt Nam và Lào. Cho nên việc nghiên cứu về quan hệ hợp tác giữa Quảng Trị - Savanakhẹt nằm trong tổng thể của mối quan hệ Việt- Lào. Nghiên cứu về đề tài này đã có nhiều tác giả khai thác, nhưng ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Trong cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” các tác giả: Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh Nxb giáo dục (2005), đã chỉ ra mối quan hệ của các nước trong khu vực, trong đó có nói đến quan hệ Viêt- Lào. Trong cuốn “Quan hệ Việt- Lào, Lào - Việt” của trường Đại học khoa học xã hội nhân văn - ĐHQGHN xuất bản năm 1993 đã đề cập đến vấn đề quan hệ hợp tác của hai quốc gia. Trong cuốn “ Quan hệ Việt Nam - Lào từ 1975 - 2005 của Nguyễn Thị Phương Nam- Luận án tiến sĩ (2007) đã nêu lên một cách cụ thể về hợp tác giữa hai nước trên mọi phương diện. Trong cuốn “ Ngoại giao Việt Nam” Nhà xuất bản Công an nhân dân phát hành 2004, tác giả Lưu Văn Lợi đã trình bày khá rõ nét về ngoại giao Việt Nam. Trong đó có đề cập đến ngoại giao Việt – Lào. 6 Trong cuốn “ 25 năm hợp tác kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật Việt Nam- Lào” của tác giả Vũ Công Quý, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, đã nêu nổi bật lên quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội giữa hai nước Việt Nam- Lào trong giai đoạn mới. Tạp chí “ Mối quan hệ giữa Việt Nam- Lào trong bối cảnh Đông Nam Á” Hội thảo khoa học 25 năm quan hệ hợp tác Việt - Lào và 40 năm quan hệ ngoại giao hai nước, cũng nêu lên mối quan hệ của hai nước. Tạp chí “Nhìn lại quan hệ hợp tác Việt - Lào trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh thời kỳ 1991 - 2001” của Nguyễn Hoàng Giáp cũng nêu rõ về mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh. Những công trình nghiên cứu nêu trên, về cơ bản phản ánh mối quan hệ hợp tác Việt Nam- Lào, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu đề cập đến quan hệ hợp tác giữa Quảng Trị- Savanakhẹt. Tuy nhiên, cũng có mọt số ít các công trình khai thác, khám phá về quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh, nhưng đó chưa phải là những công trình nghiên cứu có tính chất chuyên sâu đầy đủ, toàn diện về mối quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008. Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã tham khảo các nguồn liệu khác nhau như: các báo cáo tổng kết, các văn kiện, nghị quyết, các văn bản thống kê, ngoài ra còn có các sách, báo, tạp chí có liên quan về quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào nói chung và Quảng Trị - Savanakhẹt nói riêng, làm cho luận văn thêm sinh động phong phú. Từ những thực tiễn trên cho thấy, đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Trị- Savanakhẹt. Vì thế việc tìm hiểu về mối quan hệ hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008 là một vấn đề cấp thiết, còn khá mới mang tính khoa học. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ hợp tác Quảng Trị - Savanakhẹt từ 1986 đến 2008. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu chủ yếu vào quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa giáo dục và an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, luận văn còn nghiên cứu đến những nhân tố tác động đến quan hệ như về nhân tố địa lý, văn hóa lịch sử và những bước phát triển mới. Về mặt thời gian: Luận văn bao quát từ 1986 đến 2008. 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của luận văn là hệ thống hóa toàn bộ tiến trình phát triển của quan hệ hợp tác Quảng Trị - Savanakhẹt trên các lĩnh vực. Từ đó đưa ra những nhận xét chung về chiều hướng và triển vọng của quan hệ hợp tác hai tỉnh. Nhiệm vụ của luận văn là giải quyết một cách có hệ thống các sự kiện, cố gắng dựng lại một cách chân thực, khách quan, khoa học và có hệ thống toàn bộ tiến trình lịch sử giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã tham khảo các nguồn liệu khác nhau, nhưng chủ yếu là dựa trên những nguồn tài liệu cơ bản sau: Các báo cáo tổng kết, các văn bản, các biên bản ghi nhớ quá trình hợp tác giữa hai tỉnh lưu tại trung tâm lưu trữ và một số trung tâm khác của Quảng Trị. Một số văn kiện của ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào, ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam- Lào của nhiều tác giả có liên quan đến đề tài này. 8 Để thực hiện luận văn này, chúng tôi còn tham khảo thêm một số các sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án… có liên quan về quan hệ hợp tác Việt Nam- Lào nói chung và Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng, làm cho luận văn thêm sinh động, phong phú. Về mặt phương pháp: luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, là kim chỉ nam để chúng tôi xử lý những nguồn liệu, phân chia giai đoạn lịch sử. Trong luận văn này, chúng tôi còn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logíc, phương pháp tổng hợp thống kê và các phương pháp khác có liên quan như: phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng kết kinh nghiệm sử dụng nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra. 6. Đóng góp của đề tài Theo ý kiến chủ quan của bản thân, luận văn có những đóng góp chủ yếu sau: Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt giai đoạn từ 1986 đến 2008. Luận văn đã phác họa lại một cách tổng thể và khách quan về mối quan hệ giữa hai tỉnh. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt, luận văn đã đưa ra một số nhận xét, đánh giá và một số kết luận chung, một số định hướng có tính tham khảo thiết thực cho quan hệ hợp tác giữa Quảng Trị- Savanakhẹt trong giai đoạn mới. Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử địa phương giữa Quảng Trị- Savanakhẹt nói chung. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: 9 Chương 1: Những nhân tố tác động đến mối quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt từ 1986 đến 2008. Chương 2: Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa- giáo dục và an ninh quốc phòng giữa Quảng Trị - Savanakhẹt từ 1986 đến 2008. Chương 3: Một số nhận xét về quan hệ hợp tác Quảng Trị - Savanakhẹt từ 1986 đến 2008. 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:07

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1.3. Quan hệ xuất khẩu hai chiều QuảngTrị-Savanakhẹt - Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam)   savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008

Bảng 2.1.3..

Quan hệ xuất khẩu hai chiều QuảngTrị-Savanakhẹt Xem tại trang 70 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy, các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới Quảng Trị- Savanakhẹt có xu hướng giảm dần, nhờ vào sự kiểm soát chặt chẽ của Ban biên giới giữa hai tỉnh, công tác phối hợp chống buôn lậu và vận chuyển trái phép giữa các lực  - Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam)   savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008

ua.

bảng số liệu ta thấy, các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới Quảng Trị- Savanakhẹt có xu hướng giảm dần, nhờ vào sự kiểm soát chặt chẽ của Ban biên giới giữa hai tỉnh, công tác phối hợp chống buôn lậu và vận chuyển trái phép giữa các lực Xem tại trang 92 của tài liệu.
Bảng 2.3.2. Tổng số người vượt biên trái phép qua biên giới Quảng Trị- Savanakhẹt  - Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam)   savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008

Bảng 2.3.2..

Tổng số người vượt biên trái phép qua biên giới Quảng Trị- Savanakhẹt Xem tại trang 94 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan