Quan hệ hợp tác về bảo vệ biên giới

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008 (Trang 88 - 100)

B. Nội dung

2.3.2Quan hệ hợp tác về bảo vệ biên giới

Song song với quá trình hợp tác và giữ gìn an ninh quốc phòng trên địa bàn hai tỉnh, công tác bảo vệ biên giới quốc gia cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực hợp tác giữa Quảng Trị- Savanakhẹt giai đoạn từ 1986 đến 2008.

Mặc dù, việc phân giới cắm mốc trên thực địa với chiều dài 206km giữa Quảng Trị- Savanakhẹt bắt đầu từ năm 1978 và hoàn thành năm 1989, nhưng cho đến trước khi Hiệp định quy chế biên giới giữa hai nước Việt Nam- Lào được ký năm 1990, tình hình biên giới giữa Quảng Trị- Savanakhẹt quản lý chưa ổn định, vẫn còn lộn xộn. Quần chúng nhân dân sống dọc biên giới vẫn quen với tập quán cũ, chưa nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của quốc giới, cũng như trách nhiệm bảo vệ biên giới chưa thật nghiêm túc. Ngoài ra, biên giới Việt- Lào thuộc địa phận Quảng Trị- Savanakhẹt dài, hiểm trở, đi lại khó khăn, lực lượng biên phòng lại mỏng, phương tiện trang bị còn hạn chế, cho nên rất khó khăn trong việc bảo vệ biên giới. Tình trạng buôn lậu, vượt biên trái phép, khai thác tài nguyên khoáng sản, lấy vợ, gả chồng…tự do, không thông qua chính quyền địa phương vẫn thường xuyên xảy ra, trong đó nổi bật lên vấn đề xâm canh, xâm cư trái phép.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lực lượng biên phòng hai bên chưa quán triệt đầy đủ các chỉ thị của Trung ương cũng như chính quyền hai tỉnh đến quần chúng nhân dân vùng biên giới. Nhất là trước năm 1989, khi Quảng Trị vẫn thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, vấn đề an ninh biên giới gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, điều này thể hiện rõ trong việc xâm canh, xâm cư của các hộ đồng bào người Pakô Quảng Trị di cư sang Sêpôn, nhất là

việc cư dân di cư sang sinh sống ở dọc sông Sêpôn là rất lớn, họ di cư một cách tự do.

Để hoàn chỉnh cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ biên giới, Hiệp định quy chế biên giới quốc gia được ký ngày 1/3/1990, giữa hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để hai nước, hai tỉnh quản lý xây dựng đường biên giới hữu nghị lâu dài, góp phần bảo vệ an ninh biên giới, tăng cường tình đoàn kết đặc biệt giữa nhân dân hai nước và tạo điều kiện cho việc làm ăn sinh sống của nhân dân hai bên biên giới ngày càng được nâng cao.

Hợp tác bảo vệ biên giới là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam- Lào. Sự ổn định chính trị, an ninh quốc gia là điều kiện đảm bảo để phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội. Ngay sau khi có Hiệp định quy chế biên giới Việt Nam- Lào, hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục việc thực hiện Hiệp định đến các cán bộ, lực lượng vũ trang, bộ đội biên phòng, hải quan, nhất là việc triển khai từng bản, từng chòm, từng người dân ở khu vực biên giới, các tổ chức chính quyền xã đã kết hợp với các đồn biên phòng, lấy đồn biên phòng làm nòng cốt để tuyên truyền, vận động, tổ chức cho nhân dân học tập.

Đặc biệt, kể từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VII (Việt Nam), nhất là sau chuyến tham dự Đại hội Đảng lần VII của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn năm 1991 và chuyến thăm Lào của Tổng bí thư Đỗ Mười năm 1992, vấn đề mở cửa, hợp tác giữa hai nước được đặc biệt quan tâm. Trong đó, việc giải quyết vấn đề biên giới được dứt điểm kết thúc. Cũng từ sau Hiệp định, các cuộc gặp gỡ luân phiên, hai bên đã báo cáo tình hình kịp thời và tìm ra những biện pháp đấu tranh với các hoạt động chống buôn lậu, ma túy, vượt biên trái phép, xâm canh, xâm cư qua biên giới.

lượng quản lý bảo vệ biên giới hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt đã phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, nghiêm chỉnh thực hiện hiệp định quy chế biên giới quốc gia. Hàng năm nhiều cán bộ cấp cao như Chủ tịch tỉnh, Bí thư Đảng bộ hai tỉnh thường xuyên có các hoạt động thăm viếng, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Đặc biệt, tháng 10/2001 đã tổ chức hội đàm thường niên biên giới giữa Ban biên giới Quảng Trị với Ban biên giới Savanakhẹt, Ban biên giới hai bên đã phối hợp, duy trì tốt các cuộc họp thường niên và đột xuất để cùng nhau giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quản lý bảo vệ biên giới và an ninh quốc phòng [2;19]. Nhờ đó, tuyến biên giới Quảng Trị- Savanakhẹt luôn ổn định, được Ban biên giới hai nước Việt Nam- Lào đánh giá cao, là một trong những tuyến biên giới mẫu mực.

Tháng 11/2006, theo lời mời của Ban biên giới Savanakhẹt, Bí thư tỉnh Quảng Trị, đồng chí Nguyễn Viết Niên đã có chuyến thăm và làm việc với Ban biên giới Savanakhẹt. Tại buổi gặp gỡ này, hai bên đã trao đổi kinh nghiệm cho nhau về quản lý, bảo vệ chính trị và an ninh biên giới, ngoài ra hai bên còn vạch rõ đường lối phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh quốc gia.

Cùng với quá trình giữ gìn an ninh quốc gia trên địa bàn hai tỉnh, thì vấn đề đường biên giới quốc gia cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bởi vì, biên giới như “mái nhà chung” cho cả Việt Nam- Lào. Hầu hết cư dân sống ở khu vực biên giới là các dân tộc ít người, họ sống theo phong tục tập quán cũ lối cũ, nhất là các dân tộc như Pakô, Vân Kiều, sống chủ yếu trên vùng cao, di cư từ chỗ này sang chỗ khác, tạo ra nhiều điểm xâm canh, xâm cư dọc biên giới, gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý an ninh xã hội. Hầu hết dân tộc ít người có trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất thấp kém. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Đảng và Chính quyến hai tỉnh đã quan tâm hơn nhiều với những chủ trương, chính sách mới nên đời sống của đồng bào

cư dân vùng này đã từng bước được cải thiện hơn. Nhân dân hai bên biên giới có mối quan hệ truyền thống lâu đời như quan hệ họ hàng, bà con, quan hệ dân tộc, thân tộc…nên thường xuyên qua lại thăm hỏi, trao đổi làm ăn buôn bán. Do đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nên khu vực biên giới thường xảy ra các tệ nạn xã hội, trong đó nổi bật lên hiện tượng buôn bán ma túy, buôn lậu và vượt biên trái phép.

Bên cạnh đó, hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt gặp nhiều bất lợi do thiên tai lũ lụt gây ra, đồng thời những phần tử xấu lợi dụng phá hoại cách mạng. Tại khu vực biên giới giữa đoạn hai tỉnh Quảng Trị- Savanakkhẹt xuất hiện một số toán phản động lưu vong và phỉ móc nối với các tổ chức phản động trong nước để xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng, thậm chí còn có biểu hiện cấu kết với bọn buôn lậu, vận chuyển ma túy vào Việt Nam thông qua hai cửa khẩu Lao Bảo và Đensavẳn.

Đường biên giới tiếp giáp giữa Việt Nam- Lào qua địa phận Quảng Trị- Savanakhẹt, địa hình khá hiểm trở, có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, dân cư sống tập trung dọc theo sông Sêpôn- sông biên giới chung của hai nước Việt Nam- Lào. Cho nên, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép qua hai bên cánh gà cửa khẩu Lao Bảo dọc theo sông Sêpôn để nhập lậu vào Việt Nam. Mặt hàng buôn bán chủ yếu là thuốc lá ngoại, rượu, nước giải khát, nồi cơm điện, hàng điện tử và một số hàng tiêu dùng khác do Thái Lan sản xuất, các mặt hàng do Lào sản xuất được nhập lậu không đáng kể [8;18]. Cụ thể, từ năm 2001 đến 2008 cục hải quan biên phòng Quảng Trị đã phát hiện và bắt giữ 3.021 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép. (xem bảng 2.3.1)

Bảng 2.3.1. Tổng số vụ buôn lậu và vận chuyển trái phép qua biên giới Quảng Trị- Savanakhẹt

Năm Tổng số vụ buôn lậu và vận chuyển trái phép Trị giá 2001- 2004 481 120,36 2005 134 487,37 2006 1794 902,61 2007 658 119,90 2008 251 18,65

Nguồn tổng hợp từ Ban biên giới Quảng Trị [11]; [20]

Qua bảng số liệu ta thấy, các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới Quảng Trị- Savanakhẹt có xu hướng giảm dần, nhờ vào sự kiểm soát chặt chẽ của Ban biên giới giữa hai tỉnh, công tác phối hợp chống buôn lậu và vận chuyển trái phép giữa các lực lượng chức năng tại khu vực biên giới diễn ra khá tốt, đặc biệt giữa hải quan và bộ đội biên phòng hai tỉnh. Tuy nhiên, trong công tác quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu vẫn còn một số hạn chế nhất định, nhất là công tác phối hợp đấu tranh chống tội phạm, nguyên nhân là: do có sự chênh lệch về địa lý, về ngôn ngữ và do lợi ích, quy định quản lý, chức năng nhiệm vụ của các ngành ở mỗi địa phương có sự khác nhau.

Tình hình buôn lậu ma túy ở khu vực biên giới Quảng Trị- Savanakhẹt diễn ra hết sức phức tạp, là một trong những vấn đề cấp thiết đối với các cấp, các chính quyền hai tỉnh quan tâm. Không chỉ là hoạt động buôn bán, vận chuyển ma túy ở các cặp cửa khẩu quốc tế, mà ở nơi đây, việc buôn bán vận chuyển ma túy thường xuyên xảy ra trên sông biên giới chung của hai nước (sông Sêpôn). Qua theo dõi và điều tra của lực lượng phòng chống ma túy, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị cùng với công an tỉnh Savanakhẹt đã bắt giữ nhiều đường dây hoạt động ma túy với tính chất tinh vi xảo quyệt, phạm vi hoạt động rộng trong việc móc nối với các đối tượng để mua bán, vận chuyển

ma túy, hoạt động tập trung chủ yếu trên địa bàn đường 9. Trong những năm gần đây, hoạt động mua bán vận chuyển ma túy ngày càng nhiều hơn, năm 2006 công an tỉnh Savanakhẹt phối hợp với bộ đội biên phòng Quảng Trị bắt giữ 32 vụ cùng với 12 đối tượng, thu giữ 1656 viên ma túy tổng hợp. Tháng 10/2007 công an huyện Mường Noòng tỉnh Savanakhẹt bắt giữ 2 vụ và 3 đối tượng, thu giữ 204 viên ma túy tổng hợp WY. Tháng 12/2007 tại bản Đông huyện Sêpôn, lực lượng phòng chống ma túy, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với công an Savanakhẹt bắt 4 đối tượng người Lào thu 8.100 viên ma túy, với 1.200 USD, 27.950 bạt Thái Lan, hơn 50,3 triệu kíp Lào, 4 ô tô, 5 xe máy, 5 khẩu súng và một số tang vật khác có liên quan hoạt động mua bán ma túy. Vừa qua tháng 9/2008 công an cửa khẩu quốc tế Đensavẳn kiểm tra, phát hiện Võ Thị Sen ở bản Ka Tăng ( Lao Bảo) làm nghề xe kéo hàng qua lại biên giới, vận chuyển 6 bánh lá cần sa khô trọng lượng 8,5kg. Đồn biên phòng đã kịp thời phối hợp với lực lượng công an địa phương bắt giữ đối tượng, chuyển giao các cơ quan chức năng xử lí [4;70].

Ngoài công tác phòng chống buôn bán, vận chuyển ma túy qua khu vực biên giới Quảng Tri- Savanakhẹt, tội phạm sử dụng ma túy ở địa phương này diễn ra rất nhiều. Bởi vì, Quảng Trị tiếp giáp với Savanakhẹt, có cửa khẩu quốc tế, có sông Sêpôn, có núi rừng hiểm trở, dân trí ở khu vực này lại thấp kém, rất thuận lợi cho việc sử dụng, mua bán và vận chuyển ma túy.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý cũng như việc tuyên truyền đến đồng bào dân cư ở khu vực biên giới của các ban ngành hai tỉnh về tác hại của ma túy là rất lớn, họ đã nhận thức được mối nguy hiểm khi sử dụng ma túy, cho nên phần nào các cư dân ở đây cũng đã không còn sử dụng ma túy.

Cùng với việc mua bán, vận chuyển trái phép, thì tình hình vượt biên trái phép giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt cũng đang là một vấn đề đáng quan tâm. Do đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nên khu vực dọc biên giới thường

xảy ra các tệ nạn xã hội, việc vượt biên trái phép của người Quảng Trị sang Lào là để làm ăn buôn bán và khai thác tiềm năng sẵn có của Lào, người Lào xâm phạm vào Việt Nam là những người dân di cư hoặc vận chuyển buôn bán trái phép (xem bảng 2.3.2).

Bảng 2.3.2. Tổng số người vượt biên trái phép qua biên giới Quảng Trị- Savanakhẹt

Năm Đợt Tổng số người Quảng Trị trao trả cho

Savanakhẹt

Tổng số người Savanakhẹt trao trả cho

Quảng Bình 1990-1993 21 98 151 1994-1995 52 102 167 1996-2001 50 198 263 2002-2004 63 175 254 2005-2006 32 106 98 2007-2008 21 92 32

Nguồn tổng hợp từ Ban biên giới Quảng Trị [20]; [47]

Theo bảng thống kê, việc trao trả người vượt biên trái phép trong những năm qua giữa Quảng Trị- Savanakhẹt đã có xu hướng giảm dần, việc xâm canh, xâm cư tự do của cư dân vùng biên giới không còn diễn ra như trước nữa. Nhân dân bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của vấn đề biên giới quốc gia. Việc qua lại biên giới đã đi vào nề nếp có nguyên tắc thực hiện đầy đủ các thủ tục giấy tờ xuất nhập cảnh. Chính quyền địa phương cùng với đồn biên phòng một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân qua lại, mặt khác tăng cường quản lý chặt chẽ về thủ tục giấy phép, kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn những trường hợp thực hiện không đúng nội quy quy chế biên giới. Nhờ đó mà vấn đề vượt biên trái phép qua biên giới trong phạm vi hai tỉnh ngày càng một giảm dần, không còn lộn xộn như trước.

Như vây, một trong những thắng lợi to lớn trong việc hợp tác bảo vệ biên giới giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt là việc đảm bảo không xảy ra hiện tượng xâm canh, xâm cư của cư dân dọc biên giới. Nhờ sự quan tâm của các ban ngành hai tỉnh cũng như việc làm của nhân dân ở đây đã có tác động mạnh tới tình hình trật tự an ninh quốc gia trên địa bàn biên giới Quảng Trị- Savanakhẹt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đường biên giới Quảng Trị- Savanakhẹt với chiều dài 206km, trong công tác tuần tra bảo vệ mốc giới, đường biên gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên, công tác tuần tra phần nào dễ dàng hơn. Trong những năm qua, đồn biên phòng Quảng Trị đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, chủ động phối hợp với dân quân các xã biên giới tổ chức tuần tra đơn phương và phối hợp với đồn biên phòng Savanakhẹt song phương tuần tra bảo vệ biên giới theo định kỳ. Tính từ năm 2005 đến 2008, đồn biên phòng Quảng Trị đã đơn phương tổ chức tuần tra được 367 đợt với 1020 đồng chí tham gia, phối hợp tuần tra song phương 56 đợt với 1537 đồng chí tham gia. Theo định kỳ hàng năm, thực hiện phát quang, sơn sửa mốc quốc giới theo thỏa thuận hai bên, đồn biên phòng Quảng Trị chủ động phối hợp với Savanakhẹt để triển khai và chịu mọi kinh phí. Từ năm 2001-2005, đã tiến hành phát quang, sơn mốc được 5 lần với kinh phí khoảng 80 triệu VNĐ, tháng 6/2002 đã hoàn thành căm mốc phụ từ mốc R16 đến S2 và xác định lại vị trí mốc S2 do cắm sâu vào đất Quảng Trị 200m [4;58] Nhờ vậy, đường biên, cột mốc giữa hai tỉnh luôn được nguyên trạng, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới của hai tỉnh luôn được giữ vững.

Nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết gắn bó giữa nhân dân hai tỉnh, đồng thời cũng tăng cường hơn nữa công tác quản lý bảo vệ đường biên, cột mốc, tỉnh Quảng Trị đã có chủ trương “kết nghĩa bản- bản

hai bên biên giới”. Tháng 4/2005 tổ chức thí điểm kết nghĩa giữa bản Cà Tăng

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008 (Trang 88 - 100)