Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008 (Trang 66 - 72)

B. Nội dung

2.1.3Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại

Ngoài quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp, thủy lợi và công nghiệp- xây dựng cơ bản, thì quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại là điều rất cần thiết đối với các cấp chính quyền và lãnh đạo hai tỉnh quan tâm, chú trọng. Hợp tác thương mại là lĩnh vực phát triển sớm, các chuyến thăm hỏi, các Hiệp định thư, hội nghị thường niên, các văn bản ký kết giữa hai tỉnh đều xác định phương hướng cũng như biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế thương mại, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên dựa trên nguyên tắc cùng có lợi, chuyển từ hình thức hợp tác một chiều sang quan hệ đối tác.

Từ sau thời kỳ đổi mới đất nước, mở cửa hội nhập, quan hệ thương mại giữa Quảng Trị- Savanakhẹt có sự thay đổi và phát triển với quy mô ngày càng lớn, cùng với việc tăng cường quan hệ giữa hai nước Việt Nam- Lào.

Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước bước đầu tạo nền tảng cho sự phát triển và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Nhờ chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý của hai bên mà thương mại Việt Nam- Lào tăng trưởng đều.

Về phía Việt Nam, sau khi hai nước ký Hiệp định thương mại năm 1991, Bộ thương mại đã ban hành quy chế về hàng hóa của Lào quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1998, để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam, từ trung ương đến địa phương tăng cường hợp tác buôn bán với Lào để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường Lào. Chính phủ hai bên đã khuyến khích các doanh nghiệp của mình thực hiện quy chế hàng đổi hàng, đồng thời Việt Nam tiến hành giảm 50% thuế nhập khẩu đối với hàng của Lào vào Việt Nam.

Phía Lào, chính phủ kêu gọi các doanh nghiệp của Lào tăng cường buôn bán hơn nữa với Việt Nam, coi việc buôn bán với Việt Nam là một phần nổ lực nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng hóa Thái Lan. Cũng trong năm 1998, để khuyến khích các doanh nghiệp Lào hợp tác buôn bán với nhiều đối tác của Việt Nam, chính phủ Lào quyết định giảm 1/2 thuế nhập khẩu đối với hàng hóa cùng chủng loại với Thái Lan mà có xuất xứ từ Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng quyết định miễn thuế cho các công ty Lào đang làm ăn với các đối tác Việt Nam. Đây là cơ hội giúp tăng cường sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam với hàng hóa Thái Lan trên thị trường Lào.

Chính sự quan tâm của Đảng, chính phủ hai bên mà quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam- Lào nói chung và hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng đã không ngừng phát triển. Các ngành, nghề buôn bán diễn ra ngày càng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa, nhất là của cư dân dọc biên giới càng thêm phong phú. Chính vì thế, giai đoạn 1986-2008, quan hệ thương mại giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt không

ngừng phát triển, ngoài những mặt hàng như dệt may, giày dép, Quảng Trị đã xuất sang Savanakhẹt các mặt hàng mới như: điện, vật liệu xây dựng, nông sản, hàng dân dụng…Về phía Savanakhẹt xuất sang Quảng Trị các mặt hàng chủ yếu như: gỗ các loại, thạch cao, tấm nguyên liệu, đồ điện tử, các thiết bị phụ tùng, ô tô, xe máy nguyên chiếc, ngoài ra còn xuất sang Quảng Trị các động vật nuôi sống…[3;8].

Nhìn chung, mối quan hệ kinh doanh buôn bán giữa các doanh nghiệp Quảng Trị với Savanakhẹt có phát triển, nhưng chưa mạnh và chưa ổn định. Tuy nhiên, phương thức kinh doanh buôn bán đã dần dần đi vào nề nếp, thực hiện các hợp đồng kinh tế, tuân thủ các quy định của hai tỉnh và các thông lệ về mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa.

Ngày 25/11/2006, đồng chí Vi Lay Văn Phôm Khê, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Savanakhẹt đã chính thức sang thăm và trao đổi quan hệ hợp tác thương mại giữa hai tỉnh, đồng thời mời lãnh đạo tỉnh Quảng Trị sang dự lễ khánh thành cầu hữu nghị II. Tại buổi lễ này đồng chí Vi Lay Văn Phôm Khê đã nêu rõ “đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác thương mại đầu tư, thường xuyên trao đổi những thông tin, từ đó có kế hoạch xúc tiến hợp tác đầu tư liên doanh phát triển các lĩnh vực kinh tế. Phối hợp cùng nhau phát triển khu kinh tế thương mại Lao Bảo- Đensavẳn, các thành phần kinh tế hai bên được khuyến khích trao đổi nông sản có xuất xứ từ mỗi nước dưới hình thức đổi hàng bằng các loại hàng hóa được chính phủ hai nước cho phép” [3;12].

Cho đến nay, nhờ vào sự quan tâm của các cấp, các ngành và của lãnh đạo hai tỉnh mà khu kinh tế thương mại cửa khẩu biên giới Lao Bảo- Đensavẳn hoạt động có hiệu quả, hàng hóa qua lại ngày càng nhiều, bên cạnh đó, khu vực biên giới có thêm các cửa khẩu phụ như bản Thanh- bản Đenvilay; Tà Rùng- Ra Cồ cũng diễn ra trao đổi hàng hóa, nhiều chủng loại phong phú và đa dạng. Cặp cửa khẩu Lao Bảo- Đensavẳn là địa điểm giao

lưu, trao đổi buôn bán quan trọng nhất của hai tỉnh. Tại địa điểm này, cư dân tập trung đông đúc, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, cơ chế chính sách đổi mới, thông thoáng, trở thành khu vực phát triển sôi động không chỉ đối với riêng hai tỉnh, hai nước Việt Nam- Lào mà cũng là nơi được giao lưu, trao đổi phát triển đối với các nước trong khu vực.

Trong những năm gần đây, chính phủ hai nước Việt- Lào có chủ trương đầu tư phát triển kinh tế cửa khẩu dọc biên giới, nên các hoạt động kinh tế, giao lưu thương mại ở đây không ngừng tăng lên, việc qua lại mua bán hàng hóa, thực hiện các hợp đồng kinh tế ngày càng nhiều. Việc mở cửa giao lưu buôn bán giữa hai tỉnh từ những thập kỷ 90 trở lại đây, đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết được nạn thiếu hụt hàng hóa, làm tăng mức sống của nhân dân, đóng góp một phần trong ngân sách địa phương. Tuy nhiên, các hình thức buôn bán lớn đã tạo cơ hội cho các hình thức buôn lậu ngày càng phát triển tinh vi, làm cho tình trạng chảy máu tài nguyên không thể kiểm soát được, làm cho môi trường hoạt động kinh tế thiếu lành mạnh, tệ nạn xã hội diễn ra ảnh hưởng đến trật tự an ninh biên giới của hai tỉnh.

Theo thống kê từ Ban kinh tế đối ngoại của Quảng Trị, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt trong giai đoạn này tăng hơn so với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giai đoạn trước đó. Chẳng hạn như, trong những thập kỷ 80 kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều chỉ đạt khoảng 200.000 USD, sang thập kỷ 90 kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều lên 1.306.000 USD, thì sang thập kỷ XX (tính đến năm 2008) kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Quảng Trị- Savanakhẹt chiếm tỉ trọng lớn đạt 48.088.000 USD. (xem bảng 2.1.3)

Bảng 2.1.3. Quan hệ xuất khẩu hai chiều Quảng Trị-Savanakhẹt

(Đơn vị: USD) Năm

Quảng Trị xuất sang Savanakhẹt Savanakhẹt xuất sang Quảng Trị Tổng số 1993-1995 123.000 356.000 479.000 1995-1996 130.000 220.000 350.000 1996-1997 129.000 310.000 439.000 1997-1999 298.000 307.000 405.000 1999-2003 374.000 569.000 943.000 2004 569.000 910.000 1.479.000 2005 437.000 1.016.000 1.653.000 2006 1.570.000 7.819.000 9.389.000 2007 3.651.000 10.362.000 14.013.000 2008 4.957.000 13.851.000 18.891.000 Tổng cộng 13.698.000 34.695.000 49.394.000

Nguồn tổng hợp từ các báo cáo hàng năm của Ban kinh tế đối ngoại Quảng Trị. [7]; [18]; [12]

Theo bảng thống kê số liệu cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Quảng Trị- Savanakhẹt có chiều hướng tăng nhanh, nhưng mức độ tăng không đồng đều, còn khá chênh lệch về tỉ trọng xuất khẩu và nhập khẩu, các mặt hàng của Savanakhẹt có tỷ trọng nhập siêu cao hơn so với các mặt hàng xuất siêu của Quảng Trị, năm 2004 hàng hóa của Savanakhẹt qua Quảng Trị có sự tăng trưởng khá cao chiếm 67,5%, tính đến năm 2008 tỉ trọng hàng hóa của Savanakhẹt qua Quảng Trị chiếm gần 90%, trong đó chủ yếu là các mặt hàng như gỗ các loại, thạch cao, đồng tấm, còn hàng hóa Quảng Trị sang Savanakhẹt chỉ chiếm trên 10%, chủ yếu là các mặt hàng dân dụng, vật liệu xây dựng [11;7].

Để đẩy mạnh quan hệ hợp tác hơn nữa lĩnh vực thương mại trong những năm tiếp theo, hai tỉnh cần nổ lực hợp tác để tương xứng cân bằng của mối

quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam- Lào và mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi bên trong bối cảnh khu vực và thế giới đang diễn ra và có nhiều biến động.

Như vậy, nhìn một cách tổng thể, hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt giai đoạn 1986-2008 có sự chuyển biến và phát triển không ngừng về chất lẫn lượng, quan hệ hợp tác toàn diện bước đầu đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của hai nước Việt Nam- Lào. Là sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp hợp tác từng phần theo yêu cầu sang hoạch toán có kế hoạch kinh doanh cùng có lợi, từ quan hệ viện trợ nhỏ bé sang quan hệ đối tác bằng cách xây dựng chiến lược trong từng giai đoạn thông qua các chương trình, dự án, tập trung ưu tiên vào lĩnh vực mà phía bạn đang quan tâm về vấn đề phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt, từ khi hai nước trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thì hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều mặt hàng, nhiều sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ các nước trong khu vực được Công ty thương mại hai tỉnh hợp tác có hiệu quả.

Nét nổi bật trong hợp tác kinh tế giai đoạn từ sau đổi mới cho đến nay giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt là hợp tác ưu tiên phát triển không chỉ giới hạn hợp tác trong phạm vi hai tỉnh mà còn mở rộng sang các đối tác mới, đặc biệt là với Thái Lan, các mặt hàng có xuất xứ từ Thái Lan, đã mở rộng sang thị trường các nước như phụ tùng, linh kiện xe ô tô, đồ điện tử, xe máy…Những lĩnh vực như hợp tác nông- lâm nghiệp, thủy lợi và thương mại đã đem lại kết quả tốt và được tỉnh bạn đánh giá cao. Trong hợp tác đầu tư thương mại đã có chuyển biến kịp thời theo hướng liên doanh, liên kết, sản xuất liên doanh cùng có lợi, phù hợp với xu thế mở cửa, hội nhập.

Tuy nhiên, hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt giai đoạn này vẫn còn nhiều thiếu sót, vẫn chưa chú trọng, trong đó có nhiều

nguyên nhân dẫn đến hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh chưa đạt kết quả khả quan. Muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt, thì cần phải tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, các thành phần kinh tế tham gia.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008 (Trang 66 - 72)