Những thành tựu trong quan hệ hợp tác

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008 (Trang 100)

B. Nội dung

3.1Những thành tựu trong quan hệ hợp tác

Savanakhẹt

Quảng Trị- Savanakhẹt là hai tỉnh láng giềng, từ rất lâu đời nhân dân hai tỉnh đã có mối quan hệ thân thiết. Điều này mở ra nhiều khả năng hợp tác phát triển toàn diện giữa hai tỉnh.

Từ lâu nhân dân hai tỉnh có truyến thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ (1975), chuyển quan hệ hai nước Việt- Lào sang trang sử mới. Đặc biệt, từ khi hai nước ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác (1977), từ quan hệ chủ yếu về chính trị, quân sự chuyển sang quan hệ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả, không chỉ đối với hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng mà cả Việt Nam- Lào nói chung cũng đạt được nhiều thành tựu trong con đường hợp tác.

Thứ nhất: Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh giai đoạn 1986- 2008 rất đáng tự hào, bước đầu đã giúp nhân dân hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt ổn định tình hình kinh tế, văn hóa- xã hội, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng. Nhất là sau 1986, Việt Nam- Lào tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa đất nước, hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng, Việt Nam- Lào nói chung ban đầu chủ yếu là hợp tác theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nhưng từ năm 1986 trở lại đây là sự chuyển dần từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, từ hợp tác từng vụ việc theo yêu cầu sang hạch toán kinh doanh, bình đẳng cùng có lợi, có chiến lược trong từng giai đoạn bằng các Hiệp định, chương trình, dự án. Năm 1989, tỉnh Quảng Trị tái lập, phát huy truyền thống kết nghĩa keo sơn, Quảng Trị đã tăng cường hơn nữa trong vấn đề hợp tác, lấy kinh tế làm trọng tâm phát triển.

Hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh giai đoạn từ 1986 đến 2008 có sự chuyển biến không ngừng về chất so với giai đoạn trước đó, phát triển cao hơn, toàn diện hơn đáp ứng được yêu cầu đổi mới, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của hai nước. Nhất là từ thập kỷ 20 của thế kỷ XXI, cơ hội hội nhập kinh tế ngày càng đáp ứng yêu cầu cần thiết đối với hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng và Việt Nam- Lào nói chung. Đặc biệt từ khi hai nước trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhiều mặt hàng có xuất sứ từ các nước ASEAN, nhất là hàng của Thái Lan như: phụ tùng, linh kiện xe gắn máy, ô tô, đồ điện tử…được các công ty thương mại hai tỉnh hợp tác có hiệu quả.

Hợp tác kinh tế đã tập trung ưu tiên những lĩnh vực mà tỉnh Savanakhẹt đang cần để phát triển kinh tế- xã hội như hợp tác thương mại, hay hợp tác nông- lâm nghiệp, những lĩnh vực này đem lại kết quả tốt và được Savanakhẹt đánh giá cao. Hợp tác đầu tư thương mại đã có những chuyển biến kịp thời theo hướng liên doanh liên kết, sản xuất kinh doanh cùng có lợi phù hợp với cơ chế mở cửa, hội nhập với xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa hai nước. Hai tỉnh đã phối hợp chặt chẽ bảo đảm tốt nhu cầu hàng hóa quá cảnh của nhau, đồng thời phát huy cao tinh thần “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, Quảng Trị đã tiết kiệm nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ cho Savanakhẹt để xây dựng một số công trình phúc lợi xã hội và dân sinh. Năm 2005, tỉnh Savanakhẹt bị lũ lụt Quảng Trị đã kịp thời thăm hỏi và trích nguồn ngân sách 350 triệu VNĐ để mua 60 tấn giống lúa và 2 vạn cá giống, đồng thời cử một số cán bộ kỹ thuật sang giúp Savanakhẹt triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai, để ổn định đời sống cho nhân dân Savanakhẹt.

Bước sang thế kỷ XXI, cơ hội hội nhập kinh tế ngày càng cao, yêu cầu đời sống ngày một lớn nên vấn đề hợp tác kinh tế càng được ưu tiên, đem lại

hiệu quả thiết thực trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội cũng như an ninh quốc phòng giữa hai tỉnh nói riêng và Việt Nam- Lào nói chung trong thời kỳ mới.

Thứ hai: Trong lĩnh vực hợp tác văn hóa, giáo dục, Quảng Trị- Savanakhẹt coi việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai tỉnh ban đầu còn có những hạn chế nhất định, nhưng hai tỉnh đã nổ lực phấn đấu và xây dựng được một nền văn hóa mới, mang tính dân tộc đậm nét. Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, ổn định đời sống chính trị xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng đối với hai nước Việt Nam- Lào nói chung và hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng.

Từ sau khi hai nước Việt Nam- Lào tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa đến nay, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt đang có sự thay đổi mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Các hoạt động trao đổi, giao lưu văn hóa giữa hai tỉnh, nhất là nhân dân các huyện vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới được diễn ra thường xuyên và liên tục, là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa mới, loại bỏ dần các phong tục, tập quán lạc hậu đã tồn tại bao đời nay, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình hợp tác phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn hai tỉnh.

Hợp tác giao lưu văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình, phim ảnh giữa hai tỉnh trong giai đoạn này không chỉ đơn thuần là giúp đỡ, hỗ trợ nhau mà hợp tác văn hóa đang dần gắn với nền kinh tế thị trường. Thông qua các hoạt động giao lưu văn hhóa tổ chức hàng năm giữa hai tỉnh trong thời gian qua đã và đang góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội hai nước cũng như hai tỉnh. Đồng thời, để thắt chặt hơn nữa mối

quan hệ hai nước Việt Nam- Lào, Quảng Trị- Savanakhẹt đã tiến hành tổ chức kết nghĩa với huyện, các ban ngành với nhau. Năm 1996, Hướng Hóa (Quảng Trị) đã kết nghĩa với huyện Sêpôn, Mường Noòng. Mặc dù lúc này còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng huyện Hướng Hóa thường xuyên cử cán bộ sang giúp bạn phát triển kinh tế, đồng thời Quảng Trị cũng có các dự án phòng chống dịch bệnh, nhất là khu vực tiểu vùng sông Mêkông. Các trạm xá quân y của các đồn biên phòng cũng như bệnh viện tuyến tỉnh Quảng Trị, bên cạnh khám chữa bệnh cho nhân dân Savanakhẹt. Đặc biệt, trong những năm vừa qua bệnh sốt xuất huyết, sốt rét ở các huyện khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hai tỉnh rất nhiều, Quảng Trị đã cấp thuốc và điều trị cho rất nhiều người dân và còn hướng dẫn nhân dân vùng này cách phòng chống, nhân dân ý thức được tác hại của căn bệnh nguy hiểm này nên hưởng ứng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Năm 2008 bệnh cúm A (H1N1) đang diễn ra trên khắp thế giới, gây nhiều nguy hiểm đến cho loài người, Quảng Trị- Savanakhẹt cũng không nằm ngoài vùng kiểm soát dịch bệnh này, nhất là khu vực cửa khẩu Lao Bảo- Đensavẳn.

Trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, Quảng Trị đã đào tạo các cán bộ, công nhân kỹ thuật Savanakhẹt, khi trở về công tác luôn là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng trong điều kiện đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật của Savanakhẹt còn rất thiếu thốn.

Mặt khác, trong lĩnh vực hợp tác tìm kiếm mộ liệt sỹ, các cán bộ và nhân dân Savanakhẹt đã nhiệt tình giúp Quảng Trị tìm kiếm, cất bốc, đưa về nước gần 1500 hài cốt liệt sỹ là quân tình nguyện Việt Nam. Riêng năm 2005- 2006 đã đưa về nước 173 hài cốt liệt sỹ. Công tác tổ chức đưa đón hài cốt liệt sỹ về Việt Nam được hai bên quan tâm tổ chức trang nghiêm, thắm tình hữu nghị.

Như vậy, những thành tựu trong lĩnh vực hợp tác văn hóa, giáo dục giữa Quảng Trị- Savanakhẹt rất đáng kể, bước đầu đã góp phần thiết thực cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của hai tỉnh, đồng thời tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển giữa hai dân tộc Việt Nam- Lào.

Thứ ba: Trong lĩnh vực hợp tác an ninh quốc phòng, sau năm 1986 mặc dù cuộc kháng chiến của nhân dân hai nước Viêt- Lào giành thắng lợi đã trải qua hơn 10 năm, nhưng các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn chưa từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng, chia rẽ tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam- Lào và hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt. Từ những thách thức đó, trung ương hai Đảng nhấn mạnh có hợp tác an ninh quốc phòng chặt chẽ mới giữ vững được sự ổn định về chính trị và an ninh quốc gia, tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, đồng thời góp phần vào việc giữ gìn hòa bình, ổn định hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hai Đảng, hai Nhà nước xem việc hợp tác giữa các tỉnh, nhất là các tỉnh có chung đường biên giới là cơ sở quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Nhờ đó mà trong lĩnh vực hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai tỉnh giai đoạn 1986-2008 thu được nhiều thành tựu rất khả quan.

Việc giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ là công việc khó khăn và phức tạp. Lãnh thổ, đất đai là vấn đề thiêng liêng của Tổ quốc và cũng là quyền lợi trực tiếp của nhân dân hai biên giới. Vì thế, phải cả hai bên cùng tham gia, cho nên kết quả đạt được trong việc giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ đoạn Quảng Trị- Savanakhẹt diễn ra tốt đẹp. Ngày 18/7/1977, chính phủ hai nước Việt Nam- Lào ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác, tiến hành hoạch định biên giới giữa hai quốc gia và hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt được chọn làm thí điểm việc phân định biên giới hai nước Việt Nam- Lào. Việc phân định biên giới được hai bên tiến hành và hoàn thành nhanh chóng, nhất là công tác phân giới

cắm mốc, kết quả đem lại thật lớn lao, có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam- Lào và hai tỉnh Quảng Tri- Savanakhẹt.

Hiệp định quy chế biên giới được ký ngày 1/3/1990, giữa hai nước Việt Nam- Lào là cơ sở pháp lý quan trọng để hai nước, hai tỉnh quản lý xây dựng đường biên giới hữu nghị lâu dài. Từ những năm 90 trở lại đây, công tác bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới quốc gia giữa hai tỉnh đã có sự khởi sắc, việc xâm canh, xâm cư, vượt biên trái phép trên địa bàn hai tỉnh được giải quyết nhanh hơn. Đây là kết quả của sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành hai tỉnh, nhất là các đồn biên phòng, các xã, các huyện có chung đường biên giới với nhau. Trong quá trình đàm phán giải quyết hai tỉnh đã kết hợp tốt giữa pháp lý, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của mỗi quốc gia, đồng thời luôn luôn giữ vững và phát huy tinh thần đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai dân tộc Việt Nam- Lào nói chung và nhân dân hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng. Phương châm là kiên trì, chống nóng vội, cứng nhắc giải quyết lấy thuyết phục, giáo dục là chính.

Quá trình thực hiện Hiệp định quy chế biên giới, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo hai tỉnh, thì việc tham gia phối hợp của tất cả các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và các đơn vị địa phương và nhân dân hai tỉnh, đặc biệt là nhân dân sống hai bên biên giới có ý nghĩa to lớn. Sự phối hợp đó đã tạo thành sức mạnh tổng hợp để tiến hành công tác tuyên truyền thực hiện quy chế biên giới của hai tỉnh đạt được hiệu quả cao.

Thực hiện thỏa thuận hợp tác tiểu vùng Mêkông (GMS) và chủ trương cải cách thủ tục hành chính giữa các nước trong khu vực, nhằm đẩy mạnh hoạt động giao lưu, hợp tác với tỉnh bạn, Quảng Trị đã tiến hành ký kết với Savanakhẹt triển khai giai đoạn I về “kiểm tra một lần, một điểm dừng” tại

cặp cửa khẩu Lao Bảo- Đensavẳn. Đây là cặp cửa khẩu đầu tiên giữa Việt Nam- Lào tiên phong đi đầu trong 6 nước tiểu vùng thực hiện thí điểm mô hình này, bước đầu đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu tại cặp cửa khẩu Lao Bảo- Đensavắn, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác Việt- Lào.

Lợi dụng tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh bạn còn gặp nhiều khó khăn, bọn phản động gia tăng hoạt động tuyên truyền, chiến tranh tâm lý, kích động, chia rẽ tình đoàn kết Việt- Lào, phá hoại sự lãnh đạo của hai Đảng, nhất là các dịp diễn ra các sự kiện chính trị, kinh tế- xã hội quan trọng. Chúng tiến hành các hoạt động gây tác động đến tư tưởng của một bộ phận cán bộ, nhân dân hai tỉnh. Trước tình hình đó, lãnh đạo các ngành công an, quân sự, bộ đội biên phòng giữa hai tỉnh thường xuyên phối hợp, hướng dẫn giúp bạn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn biên giới trên tuyến đường biên. Nhờ vậy, đường biên, cột mốc giữa hai tỉnh luôn được bảo vệ nguyên trạng, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới giữa hai bên luôn được giữ vững. Quảng Trị là tỉnh đầu tiên trong 13 tỉnh, thành phố có chung đường biên giới với Lào được triển khai xây dựng dự án tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam- Lào, hai cột mốc đầu tiên giáp với Savanakhẹt (605-1 và 605-2) đã hoàn thành xây dựng.

Có thể nói, những thành tựu mà Quảng Trị- Savanakhẹt đạt được trong quá trình hợp tác toàn diện từ 1986 đến 2008 là rất tự hào và có ý nghĩa vô cùng to lớn, thiết thực trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, góp phần ổn định đời sống cho nhân dân hai tỉnh, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, hữu nghị hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam- Lào nói chung và hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng.

3.2 Những khó khăn và thách thức trong quá trình hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt.

Ngoài những thành tựu mà hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt đạt được trong quá trình hợp tác toàn diện, thì bên cạnh đó cũng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.

Thứ nhất: Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, Quảng Trị xuất phát điểm là tỉnh nghèo của Việt Nam, cho nên hợp tác phát triển kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Bước đầu trong phương thức hợp tác, hiệu quả hợp tác thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi bên, chủ yếu là phía Quảng Trị viện trợ cho bạn theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, với tinh thần tương thân, tương ái, hạt gạo cắn đôi, san sẻ một phần trách nhiệm khó khăn với bạn. Vì thế, trong quan hệ hợp tác, hiệu quả về mặt kinh tế không cao, một số công trình xây dựng tiến độ thi công chậm, kéo dài gây lãng phí, tốn kém.

Hợp tác thương mại giữa hai tỉnh chủ yếu là dưới hình thức đổi hàng, có những năm nhiều mặt hàng Quảng Trị không có nhu cầu sử dụng nhưng vẫn phải nhập giúp bạn một lượng hàng hóa khá lớn. Đó là nguyên nhân dẫn

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008 (Trang 100)