Những nhân tố tác động đến mối quan hệ hợp tác

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008 (Trang 45)

B. Nội dung

1.3Những nhân tố tác động đến mối quan hệ hợp tác

Savanakhẹt từ 1986 đến 2008

Từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến chuyển, xu thế toàn cầu hóa tác động đến mọi quốc gia trong khu vực và thế giới. Đặc biệt là “chiến tranh lạnh” kết thúc, quan hệ Xô- Mỹ sau bốn thập kỷ đối đầu căng thẳng. Sau một thời gian đối đầu căng thẳng vào cuối 1989 trong cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Tổng thống Liên Xô Goocbachốp và Tổng thống Mỹ Bush, hai bên đã ra tuyên bố chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang và “chiến tranh lạnh”, chuyến quan hệ từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác cùng phát triển.

Cuộc khủng hoảng năng lượng vào những năm 70 của thế kỷ XX cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tác động trực tiếp đến tình hình quan hệ quốc tế giai đoạn này. Trong khi các nước nước tư bản chủ nghĩa đưa ra những điều chỉnh mới bằng việc ứng dụng

thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, còn các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu Liên Xô, lại cho rằng chủ nghĩa xã hội luôn luôn ưu việt, vì thế không cải tổ. Nhưng khi buộc phải cải tổ thì các nhà cải tổ lại mắc những sai lầm, đó là do tính chủ quan, duy ý chí, giáo điều, xa rời thực tế, xa rời nguyên lý chủ nghĩa Mác- Lênin, muốn tiến nhanh, tiến thẳng lên chủ nghĩa Cộng sản dẫn đến khủng hoảng toàn diện và cuối cùng thì sụp đổ hoàn toàn.

Cùng nằm trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, nhưng Trung Quốc lại sớm nhận thức được mối nguy hiểm từ cuộc khủng hoảng. Cho nên ngay từ ban đầu đã tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa đất nước, không giống với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc cải cách, mở cửa đất nước dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm “kim chỉ nam” cho hành động. Từ công cuộc cải cách đó đã đưa lại kết quả đáng kể cho Trung Quốc, không những đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng mà còn tạo ra bước đột phá lớn, phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực và đứng vào danh sách các cường quốc trên thế giới.

Từ thành công của công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc, cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đã đưa đến một bài học thực tiễn và những kinh nghiệm có giá trị đối với Việt Nam và Lào trong quá trình định hướng đường lối phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Xu thế “toàn cầu hóa” đang diễn ra và phát triển mạnh mẽ, cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại đang diễn ra như vũ bão. Những thành tựu to lớn của nó đã làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước, đã thu hút các nước ở những mức độ khác nhau và có tác động mạnh đến bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất trong việc chuyển dịch cơ

cấu kinh tế đối với đời sống xã hội. Việt Nam- Lào là hai nước có xuất phát điểm thấp, cho nên việc thực hiện “quốc tế hóa”, “toàn cầu hóa là một vấn đề hết sức khó khăn và đầy thử thách. Mặc dù đã trải qua một thời gian khá dài của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhưng do nhận thức giáo điều, rập khuôn “mô hình Xô viết” cho nên Việt Nam cũng như Lào đã không tránh khỏi những sai lầm và dẫn đến khủng hoảng. Để khắc phục những vấn đề còn tồn động từ cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, Đảng và Chính phủ hai nước Việt Nam- Lào đã đề ra đường lối đổi mới.

Công cuộc đổi mới đất nước được tiến hành vào năm 1986, bắt đầu từ Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội IV Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Vấn đề đổi mới ở đây không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà làm cho nó được thực hiện một cách có hiệu quả, nhằm khơi dậy tiềm năng vốn có, phát huy sức mạnh nội lực, thực hiện chính sách mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại, hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

Công cuộc đổi mới đất nước hai nước Việt Nam- Lào, là nhân tố thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển lên tầm cao mới. Cũng xuất phát điểm từ sau công cuộc đổi mới này, các đường lối mới cũng như luật đầu tư nước ngoài với chính sách mở cửa đã tạo ra hành lang pháp lý, một môi trường thuận lợi cho quan hệ giữa hai nước. Từ quan hệ chủ yếu bằng hình thức viện trợ, bao cấp nay chuyển sang quan hệ đối tác, hợp tác bình đẳng có lợi. Văn kiện Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 khẳng định: phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam- Lào, đoàn kết tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi nước, hợp tác toàn diện giúp đỡ nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc là quy luật sống còn của hai dân tộc anh em [100;91]. Tại Đại hội Đảng lần thứ IV của Lào cũng nêu: “công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải kết hợp chặt chẽ với phân công quốc tế. Chúng ta xây dựng một nền

kinh tế phù hợp với khả năng và điều kiện của đất nước, liên kết và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam” [55;92].

Đứng trước sự biến đổi nhanh chóng của tình hình khu vực và thế giới, mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước đặt ra yêu cầu phải duy trì hòa bình, ổn định an ninh, tạo môi trường thuận lợi trong mối quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới. Trong những năm 80 của thế kỷ XX, nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ đối ngoại trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội, hai nước Việt Nam- Lào cùng với các nước ASEAN bắt đầu có sự nhìn nhận về nhau tích cực hơn.

Tháng 2/1985, tại Hội nghị Ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí cử Inđônêxia làm đại diện đối thoại trực tiếp với Việt Nam, tìm cách giải quyết “vấn đề Cămpuchia” một bất đồng lâu nay giữa khối ASEAN với ba nước Đông Dương. Tháng 9/1989, để tỏ rỏ thiện chí hợp tác, Việt Nam đã đơn phương rút hết quân đội ra khỏi Cămpuchia. Đây là bước tiến mới của việc thực thi chính sách quan hệ tốt với các nước bạn láng giềng trong khu vực.

Ngày 23/10/1991, Việt Nam đã cùng với các nước có liên quan ký Hiệp định Pari về Cămpuchia. Sự kiện này được các nước trong khu vực và trên thế giới đánh giá cao, dưới con mắt của các nhà lãnh đạo ASEAN, thì giờ đây Việt Nam và Lào không còn là “nguy cơ” thường xuyên với các nước trong khu vực, thay vào đó là sự hợp tác để cùng nhau xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Từ những tác động to lớn của tình hình khu vực và thế giới trong những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, quan hệ của hai nước Việt Nam- Lào đã có sự chuyển biến không ngừng. Ngoài việc củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Việt Nam- Lào đã hỗ trợ nhau một cách có hiệu quả

trong việc chủ động hội nhập khu vực và quốc tế. Có thể nói, sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước Việt Nam- Lào trong thời gian qua là nền tảng, cơ sở vững chắc để quan hệ hợp tác giữa các địa phương cùng chung đường biên giới nói chung và hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng, có điều kiện phát triển cao hơn, thiết thực hơn trên tất cả các lĩnh vực.

1.4 Quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt trong bối cảnh quan hệ Việt Nam- Lào.

Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, “núi liến núi, sông liền sông”, uống chung dòng nước sông Mêkông, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn, Việt Nam và Lào vốn có sự gần gũi thân thiết. Vì vậy, nhờ vào sự đoàn kết chặt chẽ giữa hai dân tộc “sát cánh bên nhau” mà quan hệ Việt Nam- Lào đem lại nhiều thành quả thiết thực.

Quan hệ Việt Nam- Lào được hình thành từ rất sớm, khi mới bắt đầu xuất hiện cư dân Việt cổ và Lào cổ đã có sự giao lưu văn hóa với nhau. Văn hóa là nhịp cầu nối để các quốc gia dân tộc xích lại gần nhau, chính sức mạnh của yếu tố văn hóa truyền thống đã góp phần xây đắp nên tình cảm đặc biệt giữa nhân dân hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt, mà trong suốt chiều dài lịch sử không một thế lực hay sức mạnh nào có thể chia cắt được.

Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam- Lào được ký vào ngày 18/7/1977 tại Viêng Chăn, là mốc quan trọng về mặt lịch sử trong quan hệ giữa hai nước. Việt Nam- Lào, cũng như ba nước Đông Dương luôn đoàn kết và hợp tác toàn diện với nhau để chống kẻ thù chung, xây dựng đất nước. Đó là một nhân tố cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của cách mạng hai nước Việt Nam- Lào. Trong chiến tranh, mỗi thắng lợi trên chiến trường của Lào cũng như chiến trường Việt Nam đều có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến nhau và hơn thế nữa, những thắng to lớn trên chiến trường chính Việt Nam đã góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho

quân, dân Lào giành thắng lợi quyết định. Hai dân tộc Việt Nam- Lào đã biết vận dụng sáng tạo chính sách hòa hợp dân tộc “thêm bạn, bớt thù”.

Sau khi giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975, phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó gần gũi. Hợp tác hữu nghị, hai dân tộc đi đến ký với nhau một hiệp ước vào ngày 18/7/1977 “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt- Lào”, Hiệp ước là cơ sở pháp lý đầu tiên bảo đảm cho nhân dân hai nước có cơ hội phát huy tình hữu nghị truyền thống và sự đoàn kết, đồng thời cũng là nguyện vọng thiết tha của hai dân tộc Việt Nam- Lào bấy lâu.

Hiệp ước đã khẳng định: hai dân tộc cần phải bảo vệ và phát huy tốt mối quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, tăng cường tinh thần đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau, hợp tác lâu dài, cùng có lợi, giúp đỡ nhau về mọi mặt trên tinh thần quốc tế trong sáng, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và hữu nghị. Đặc biệt trong Hiệp ước này, hai bên đã nhất trí, ngoài việc tăng cường trao đổi quan hệ hợp tác hàng năm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, thì hai bên sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để đẩy mạnh mối quan hệ giữa các địa phương có chung đường biên giới với nhau.

Như vậy, Hiệp ước đã chuyển quan hệ Việt Nam- Lào sang một thời kỳ mới, từ quan hệ chủ yếu về chính trị, quân sự và ngoại giao, chuyển sang quan hệ toàn diện: chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa- xã hội và khoa học kỹ thuật. Trong đó, quan hệ hợp tác về kinh tế là cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài giữa hai nước Việt Nam- Lào. Chính Hiệp ước này là nhân tố quan trọng để các địa phương của hai nước Việt Nam- Lào nói chung và hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng có cơ sở pháp lý để tăng cường mối quan hệ hợp tác phát triển lâu dài trên tất cả các lĩnh vực.

Sau khi Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam- Lào có hiệu lực, tại Đại hội lần thứ III của Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1982), chỉ rõ “trước sau như một, chúng ta làm hết sức mình để củng cố và tăng cường tình đoàn

kết chiến đấu, mối quan hệ đặc biệt, sự hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam- Cămpuchia” [65;84]. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác Việt Nam- Lào trước năm 1986 vẫn chưa có hiệu quả thiết thực, đang còn mang nặng tính bao cấp, tương trợ giúp đỡ nhau chưa đẩy mạnh hợp tác sản xuất, kinh doanh bình đẳng cùng có lợi. Cho nên, chưa có chương trình hợp tác dài hạn giữa hai Chính phủ, hai Nhà nước. Đó cũng là tình trạng chung trong quan hệ hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam- Lào.

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến chuyển, xu thế “khu vực hóa”, “toàn cầu hóa”, đã tác động mạnh đến mọi quốc gia, dân tộc. Việt Nam- Lào cũng chịu sự tác động của xu thế đó. Để hội nhập với khu vực và trên trường quốc tế, hai nước Việt Nam- Lào đang đứng trước những yêu cầu cấp thiết, tất yếu phải tiến hành đổi mới đất nước, nhằm hoàn thiện chế độ xã hội của mình, từng bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, ở giai đoạn này hai nước luôn duy trì và đẩy mạnh các cuộc gặp gỡ cấp cao hàng năm giữa các lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhằm thúc đẩy, tăng cường khối đoàn kết, xây dựng mối quan hệ chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, để khai thác và phát huy tối đa tiềm năng của mỗi nước.

Bước sang năm 1986, Đảng và Nhà nước Việt Nam cùng với Đảng Nhân dân cách mạng Lào, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Cùng với công cuộc đổi mới đó mà quan hệ hợp tác giữa Việt Nam- Lào cũng có bước phát triển mới về mục tiêu, phương hướng hợp tác cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong đó, trọng tâm được nhấn mạnh nhất sau khi thực hiện đổi mới, đó là quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, hai bên giảm dần quan hệ mang tính quan liêu bao cấp, tập trung trước đó, mà chuyển sang sản xuất, kinh doanh cùng có lợi và hợp tác các chiến lược trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.

giữa các cấp lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước, nhằm tăng khối đoàn kết. Năm 1992 là năm đánh dấu quan trọng trong quá trình hoạt động đối ngoại giữa hai nước. Trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào của đồng chí Đỗ Mười- nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, hai bên ra tuyên bố chung đó là: hai nước cần thiết phải củng cố chất lượng và hiệu quả của việc hợp tác.

Đến năm 1995 và 1997, Việt Nam- Lào đã chính thức được kết nạp vào “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á” (gọi tắt ASEAN). Điều này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, với các nước thành viên trong khối ASEAN, mở ra cơ hội lớn để Việt Nam- Lào đẩy mạnh nhanh quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật.

Tháng 11/2001 trong chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng Chính phủ Nhân dân cách mạng Lào, ông Bunnhăng Vôlắcchít, hai bên đã ký nhiều văn kiện quan trọng về hợp tác kinh tế, văn hóa- xã hội, nhằm xây dựng cơ sở vững chắc cho quan hệ hai nước trong giai đoạn đổi mới. Cũng trong năm này, Tổng bí thư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng chí Nông Đức Mạnh đã sang thăm chính thức Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Tại đây, lãnh đạo hai nước lại tiếp tục khẳng định việc duy trì mối quan hệ hợp tác giữa Việt- Lào, nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác, góp phần thúc đẩy mức thu nhập của nhân dân hai nước. Cũng từ đây củng cố lại hòa bình, an ninh, ổn định hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới trong giai đoạn thiên niên

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008 (Trang 45)