Triển vọng trong quan hệ hợp tác Quảng Trị Savanakhẹt

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008 (Trang 111 - 115)

B. Nội dung

3.3Triển vọng trong quan hệ hợp tác Quảng Trị Savanakhẹt

Bước vào thế kỷ XXI, triển vọng quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục và an ninh quốc phòng giữa hai tỉnh là vô cùng to lớn. Bởi triển vọng này dựa trên những cơ sở vững chắc từ mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam- Lào và hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt. Từ những thuận lợi về địa lý, văn hóa nên dễ có sự tương trợ giúp đỡ nhau thực hiện những thỏa thuận và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình hợp tác.

Trong quá trình hợp tác, Quảng Trị- Savanakhẹt phát triển khá toàn diện, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa của thế giới. Hai bên đã xác định trọng tâm là hợp tác kinh tế, coi hợp tác kinh tế là cốt lõi của mối quan hệ hợp tác. Bên cạnh đó, Quảng Trị- Savanakhẹt đã chuyển đổi cách thức hợp tác từ mối quan hệ hợp tác một chiều chuyển sang mối quan hệ đối tác kinh tế hai chiều, hợp tác cùng có lợi, vận hành theo cơ chế thị trường.

Hợp tác đầu tư thương mại đã có bước chuyển biến kịp thời theo hướng liên doanh liên kết, sản xuất, kinh doanh bình đẳng, phù hợp với cơ chế mở cửa, hội nhập với xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa của hai nước, góp phần thực hiện chủ trương của hai Đảng, hai Nhà nước mở tuyến đường phát triển hành lang kinh tế đông- tây qua địa bàn hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt làm trọng tâm. Cũng như hai nước Việt Nam- Lào nói chung, hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt có tiềm năng về nguồn lực hợp tác cho phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội. Điều đó tạo cho hai tỉnh có điều kiện hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực. Có thể bổ sung cho nhau vừa trên cơ sở truyền thống, vừa đảm bảo lợi ích hợp tác cùng có lợi.

Trong giai đoạn hợp tác từ 1986 đến 2008, nhìn chung hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng chưa thật cao, chưa thích ứng được với nhịp độ phát triển của hai nước nói riêng, với khu vực và trên thế giới nói chung. Vấn đề đặt ra đối với hai tỉnh ở đây là cần phải đổi mới nội dung và hình thức hợp tác như thế nào để kế thừa và phát huy tốt lợi thế đó.

Hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng và hai nước Việt Nam- Lào nói chung trong thế kỷ XXI chịu sự tác động lớn bởi tình hình khu vực và thế gới. Trong đó, toàn cầu hóa và khu vực hóa trở thành xu hướng chủ yếu trong quan hệ quốc tế mà không một quốc gia dân tộc nào có thể bỏ qua. Trước sự thay đổi đó, quan hệ hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt cần phải đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa, trong đó nhiệm vụ bảo vệ ạn ninh quốc phòng là một trong những vấn đề lớn đã được hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam- Lào quan tâm đặc biệt. Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai tỉnh không những giữ vững tình hình an ninh chính trị của địa phương, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội mà còn góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh

của hai nước và khu vực.

Quảng Trị có vị trí thuận lợi để mở rộng giao lưu hợp tác phát triển kinh tế thương mại với nhiều địa phương cũng như với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới thông qua khu kinh tế thương mại Lao Bảo cùng với một số hải cảng sẽ góp phần hạn chế sự biệt lập với thế giới và biển Đông của Savanakhẹt nói riêng và Lào nói chung. Mặt khác, còn tạo khả năng hình thành nên tuyến hành lang phát triển kinh tế dọc tuyến đường 9, nối liền giữa hai tỉnh và hai nước, đồng thời mở rộng quan hệ thương mại, thu hút các nguồn vốn đầu tư và nguồn tài trợ (ODA) vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội của hai tỉnh được sâu rộng hơn. Từ đó, có khả năng liên kết kinh tế với nhiều tỉnh của hai nước và tiến xa hơn là với các nước trong khu vực ASEAN.

Hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt là sự hợp tác toàn diện, cùng với hợp tác kinh tế là trọng tâm, các lĩnh vực hợp tác khác cũng không ngừng phát triển, đạt nhiều kết quả. Quảng Trị có tiềm năng lớn trong hợp tác phát triển kinh tế thương mại, dựa vào các cửa khẩu quốc tế và quốc gia như cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo- Đensavẳn là hai trung tâm kinh tế lớn không chỉ đối với hai tỉnh mà còn rất quan trọng đối với hai nước Việt Nam- Lào. Cho nên, việc phát triển giao lưu buôn bán diễn ra ở khu vực này hết sức sôi nổi, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng biên giới giao lưu tiếp xúc, trao đối hàng hóa với nhau, thúc đẩy việc cải thiện đời sống. Nhờ đó mà hai tỉnh có cơ hội tiếp cận với nhiều loại hình buôn bán, sản xuất, kích thích trao đổi hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân hai tỉnh.

Trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, hợp tác giữa hai tỉnh trong việc xây dựng và bảo vệ hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nối liền giữa hai bên là vấn đề thiết yếu, nên được đầu tư nhiều hơn, nhằm đẩy nhanh hơn

quá trình hội nhập kinh tế- xã hội giữa hai nước và khu vực. Hai tỉnh cần tăng cường đầu tư liên kết bổ sung cho nhau để phát triển hơn nữa các ngành như công nghiệp, xây dựng cơ bản, phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế- xã hội của hai bên.

Hợp tác Quảng Trị- Savanakhẹt trong lĩnh vực an ninh quốc phòng là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước Việt Nam- Lào quan tâm, chú trọng. Để ổn định lâu dài đường biên giới và xây dựng đường biên giới hữu nghị đoàn kết đoạn do hai tỉnh quản lý thì việc trước mắt hai tỉnh cũng như hai nước cần thực hiện là: ổn định phát triển kinh tế ở khu vực biên giới là cơ sở, nền tảng để ổn định biên giới quốc gia và xây dựng đường biên giới hữu nghị, kết hợp chặt chẽ kinh tế với an ninh quốc phòng, nâng cao hiệu qua sử dụng các nguồn lực vừa phục vụ phát triển kinh tế vừa phục vụ an ninh quốc phòng. Khu vực biên giới hai nước nói chung và hai tỉnh nói riêng là nơi tập trung nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Cho nên khâu then chốt để giữ được dân, ổn định được lòng dân, ngoài việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của hai Đảng, hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt cần phải điều tra nghiên cứu và đề ra các biện pháp cụ thể như tập trung xây dựng cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể, dân quân…để tạo sự ổn định thống nhất về chính trị ở các huyện, các thôn bản vùng biên giới.

Bước vào thế kỷ XXI, xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa đang phát triển như vũ bão, quan hệ quốc tế đang có sự hòa dịu mở ra xu hướng hợp tác phát triển. Nhưng chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động vẫn chưa từ bỏ âm mưu chống phá chủ nghĩa xã hội. Do vậy, nhiệm vụ hợp tác an ninh quốc giữa hai nước Việt Nam- Lào nói chung, hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói riêng trong thế kỷ XXI, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa để bảo vệ và xây dựng xã hội chủ nghĩa trên mỗi quốc gia, cũng như góp phần vào sự ổn định chung của khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008 (Trang 111 - 115)