Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008 (Trang 72 - 79)

B. Nội dung

2.2.1Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, xã hội

Đây là lĩnh vực hợp tác quan trọng, lâu dài và có nhiều điều kiện thuận lợi, bởi vì Quảng Trị- Savanakhẹt là hai tỉnh giáp ranh, gần gũi nhau không chỉ về địa lý, mà gần gũi nhau cả về văn hóa- lịch sử.

Hàng năm, trên cơ sở Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam- Lào, hai Bộ văn hóa đều ký kết Nghị định thư hợp tác văn hóa trên các lĩnh vực. Việt Nam giúp Lào đào tạo cán bộ chuyên ngành văn hóa, thông tin, mở các lớp tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ văn hóa, cử chuyên gia giúp Lào về công tác quản lý. Việc duy trì thường xuyên các cuộc họp song phương hàng năm giữa Sở văn hóa- thông tin Quảng Trị và Sở văn hóa- thông tin Savanakhẹt là cơ sở quan trọng để cho các ban ngành và nhân dân hai bên tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác giao lưu văn hóa. Vì thế, các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai tỉnh diễn ra thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp và làm giàu thêm sắc thái văn hóa của mỗi dân tộc.

Trong các Nghị định thư về hợp tác kinh tế- văn hóa từ 1986 đến nay giữa Quảng Trị- Savanakhẹt luôn nhấn mạnh rõ mục tiêu của ngành văn hóa

là: khuyến khích các ngành, các cấp tăng cường giao lưu, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, báo chí tuyên truyền, phát thanh truyền hình…Thông qua những hoạt động hợp tác, giao lưu văn hóa này, hai bên mong muốn làm cho nhân dân vùng cao biên giới nói riêng và nhân dân hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt nói chung càng thêm sâu đậm, hiểu nhau hơn, góp phần xây dựng một đường biên giới quốc gia hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc Việt Nam- Lào. Vì thế, để hợp tác có hiệu quả, các hoạt động trao đổi văn hóa phải linh hoạt hơn, nội dung chương trình giao lưu phải mang tính cập nhật.

Hợp tác giao lưu văn hóa giữa hai tỉnh giai đoạn 1986-2008, không chỉ đơn thuần giúp đỡ, hỗ trợ nhau, mà hợp tác văn hóa đang dần gắn với nền kinh tế thị trường. Cho nên, một trong những thách thức lớn đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hóa nói chung là làm sao để tìm ra được phương thức hoạt động văn hóa đáp ứng được cơ chế thị trường. Vấn đề này không chỉ đối với riêng quan hệ hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt mà cũng là một nổi lo trong quan hệ giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Việt Nam- Lào. Tuy nhiên, không vì thế mà làm ảnh hưởng đến sự trao đổi hợp tác văn hóa giữa hai tỉnh.

Trong những năm từ cuối thế kỷ 80 đến nay, các hoạt động trao đổi, giao lưu văn hóa được diễn ra thường xuyên, không ngừng với hàng chục lượt đoàn văn hóa nghệ thuật giữa hai tỉnh đã sang thăm và biểu diễn giao lưu văn hóa với nhau. Nhìn chung, hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra sôi nổi, với những chương trình giới thiệu sâu rộng về quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam- Lào, về đất nước, con người trong thời kỳ đổi mới cũng như những thành tựu và hạn chế của hai tỉnh thông qua việc quảng bá, qua các phưong tiện thông tin đại chúng. Những tiết mục mà các đoàn nghệ thuật hai tỉnh mang lại cho công chúng với nội dung ngày càng phong phú và đa dạng, nhất là các tiết

mục biểu diễn của đoàn nghệ thuật Savanakhẹt, mỗi khi sang giao lưu biểu diễn, phục vụ cho nhân dân Quảng Trị, luôn được nhân dân trong tỉnh trào đón nhiệt tình.

Đặc biệt, trong năm 1995 nhân ngày kỷ niệm 50 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945- 2/9/1995) và 20 năm Quốc khánh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2/12/1975- 2/12/1995), đã diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa nhân dân hai tỉnh rất sôi nổi, dưới nhiều hình thức biểu diễn khác nhau, trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Bên cạnh đó, việc trao đổi, giao lưu văn hóa còn diễn ra dưới nhiều hình thức như: tổ chức cuộc hội thảo nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt- Lào và 25 năm ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác, đồng thời cũng diễn ra các buổi triển lãm, phim ảnh… Năm 2007, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Việt- Lào trong trái tim ta”, đã lôi cuốn quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng một cách nhiệt tình. Có thể nói, thông qua các hoạt động trao đổi, giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai tỉnh được tổ chức hàng năm trong thời gian qua đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi địa phương. Đồng thời, thông qua các hoạt động này làm tăng thêm sự hiểu biết tin cậy lẫn nhau trên cơ sở bình đẳng, tinh thần hữu nghị, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng hợp tác.

Từ sau khi đổi mới đất nước, mở cửa giao lưu hợp tác cho đến nay, được sự nhất trí của các cấp lãnh đạo, cũng như các ban ngành khác của hai tỉnh, Sở văn hóa thông tin Savanakhẹt đã sang thăm quan, tìm hiểu, khảo sát và trao đổi học hỏi kinh nghiệm về các lĩnh vực quản lý như: quản lý hoạt động văn hóa, quản lý biểu diễn nghệ thuật, quản lý công tác thư viện, quản lý bảo tồn các di sản văn hóa…Ngoài ra, còn học hỏi những kinh nghiệm về công tác xây dựng các mô hình phát triển văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp trong cơ

chế thị trường, đồng thời hai tỉnh còn khuyến khích các tổ chức xã hội có nghiên cứu hoạt động giao lưu trao đổi lẫn nhau.

Song song với trao đổi, hợp tác văn hóa nghệ thuật thì chương trình hợp tác trong lĩnh vực thể dục, thể thao giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt từ những năm 90 trở lại đây diễn ra ngày một sôi nổi và mở rộng. Đặc biệt là giữa các vùng miền núi giáp ranh biên giới, các đoàn thể thao của tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt luôn có nhiều chuyến thăm quan thi đấu hữu nghị với nhau. Các hoạt động giao lưu thi đấu nhiều môn như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông hay điền kinh. Qua các hoạt động này, hai bên đã tạo thêm cơ hội cho nhân dân hai tỉnh hiểu biết nhau hơn, có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về công tác phát triển môn thể thao quần chúng, nhằm thúc đẩy phong trào thể dục thể thao giữa hai tỉnh ngày càng trở nên phong phú, đa dạng.

Bước sang thập kỷ XX, thể dục, thể thao Việt Nam nói chung và thể thao Quảng Trị nói riêng đang có những bước tiến vững chắc trên đấu trường thể thao khu vực. Chính điều này đã tác động trực tiếp đến việc hợp tác trao đổi giữa các môn thể thao trong tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt.

Ngoài lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt còn có hoạt động trao đổi trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, phim ảnh và báo chí. Đây là lĩnh vực phát triển nhanh trong quá trình giao lưu văn hóa giữa hai tỉnh trong giai đoạn 1986-2008, bên cạnh đó Quảng Trị- Savanakhẹt còn tổ chức trao đổi những kinh nghiệm và nghiệp vụ phát thanh, truyền hình. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội. Năm 2001, được sự chỉ đạo của ủy ban các cấp chính quyền tỉnh, Sở thông tin- văn hóa tỉnh Savanakhẹt đã đề nghị Sở thông tin- văn hóa Quảng Trị giúp bạn về kinh nghiệm quản lý, sử dụng phóng viên, xây dựng hệ thống truyền thanh, truyền hình. Đồng chí Suphan Kaumecchai phó trưởng Sở văn hóa- thông tin tỉnh Savanakhẹt nêu rõ “chúng tôi vừa là tỉnh có chung đường

biên giới với tỉnh bạn, và nhờ vào sự giúp đỡ nhiệt tình trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, học hỏi kinh nghiệm, chúng tôi muốn biết sử dụng về quản lý kỹ thuật, cho nên chúng tôi muốn tỉnh bạn giúp đỡ” [5;37].

Trong lĩnh vực này, hai tỉnh đã có những hoạt động trao đổi trên sách báo, phim ảnh, in ấn, phát thanh truyền hình, đồng thời còn có những chương trình có giá trị về thời sự, chính trị, văn hóa- xã hội khác như ghi băng đài, video, vô tuyến. Ngoài ra, còn cung cấp một số bộ phim do các hãng phim truyện Việt Nam sản xuất gửi cho Savanakhẹt, để phát sóng truyền thanh, truyền hình phục vụ cho nhân dân trong tỉnh. Hàng năm, trên cơ sở thỏa thuận của Sở văn hóa- thông tin hai tỉnh, tỉnh Quảng Trị nhận bồi dưỡng, huấn luyện giúp bạn một số phóng viên, kỹ thuật viên và mở rộng phủ sóng, phát thanh và phát hình chuyển tiếp khu vực. Đối với tỉnh bạn Savanakhẹt, do tình hình trong tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, phương tiện truyền thông còn yếu kém, cho nên việc cung cấp các phim ảnh, phát thanh truyền hình đến với Quảng Trị vẫn còn ít, những phim truyền hình mang tính chất đơn sơ, chưa có hiệu quả cao.

Để đáp ứng được yêu cầu về phát thanh truyền hình phục vụ đầy đủ cho nhân dân, buộc các cấp lãnh đạo, chính quyền tỉnh Savanakhẹt phải tăng cường hơn nữa trong việc bồi dưỡng kinh nghiệm cho các phóng viên, kỹ thuật viên, để ngày càng phục vụ có hiệu quả cho nhân dân trong tỉnh và nhân dân khu vực biên giới. Năm 2002 Savanakhẹt, nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của Quảng Trị, đã xây dựng và sửa chửa mở rộng diện phủ sóng trong toàn tỉnh. Chính điều này đã tạo ra một chương trình có giá trị về kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội để phát phục vụ cho nhân dân và có những bộ phim tài liệu, hay những chương trình thời sự về đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân Savanakhẹt gửi cho Quảng Trị.

Có thể nói, sự hợp tác, trao đổi giúp đỡ của Quảng Trị với Savanakhẹt về phát thanh truyền hình trong thời gian qua là rất đáng kể, đem lại những kết quả đáng khích lệ cho nhân dân tỉnh bạn, đặc biệt là nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới xa xôi có được cơ hội nắm bắt thông tin cập nhật và áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế vào công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng. Nhằm xóa bỏ những tập quán canh tác, những thủ tục lạc hậu, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân trong từng bản làng.

Bên cạnh với các hoạt động giao lưu, trao đổi hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, phát thanh truyền hình, phim ảnh, công tác liên kết, kết nghĩa giữa các huyện, các ban ngành đoàn thể cơ sở giữa hai tỉnh trong giai đoạn này cũng ngày càng nhiều hơn. Việc kết nghĩa hai bên sẽ có điều kiện giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, đồng thời giúp đỡ lẫn nhau trong việc bảo vệ trật tự an ninh biên giới. Một điều đáng lưu ý trong công tác hợp tác cùng nhau thúc đẩy kinh tế, văn hóa- xã hội phát triển, hai bên đã tổ chức các hội nghị, hội thảo. Đặc biệt, trong dịp tổ chức khánh thành cầu Hữu nghị II, cũng như lễ hội văn hóa, du lịch “Nhịp cầu xuyên Á” tổ chức ở Quảng Trị vào tháng 7/2007, đã chứng tỏ thế mạnh trong lĩnh vực hợp tác giao lưu văn hóa giữa hai tỉnh Quảng Trị- Savanakhẹt [4;39].

Như vậy, công tác giao lưu, kết nghĩa giữa hai tỉnh được diễn ra trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện, cùng có lợi vì mục đích chung là phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng của từng địa phương.

Bên cạnh sự chuyển biến đáng kể trong mối quan hệ hợp tác phát triển văn hóa giữa Quảng Trị- Savanakhẹt, trong thời gian qua lĩnh vực hợp tác khám chữa bệnh và chăm sóc y tế cho nhân dân trong tỉnh đang có sự thay đổi lớn. Trước những năm 80, quan hệ hợp tác y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân

dân giữa hai tỉnh chưa thường xuyên diễn ra, do nhu cầu về kinh tế cũng như giao thông đi lại giữa hai tỉnh chưa thuận tiện, nên việc quan tâm chăm sóc sức khỏe, cũng như việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho tỉnh bạn là rất khó khăn. Cho đến đầu những năm 90, thì việc khám chữa bệnh do các trung tâm y tế bệnh viện giữa hai tỉnh đã duy trì và ngày càng có sự quan tâm hơn. Hình thức khám chữa bệnh cho nhân dân miễn phí được đề ra, nhưng áp dụng lại tùy thuộc vào từng đối tượng bệnh nhân, như những bệnh nhân gặp khó khăn, hộ chính sách được yêu tiên hay trẻ em dưới 6 tuổi. Do nhu cầu về kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đến những năm đầu thập kỷ XX, việc khám chữa bệnh dưới hình thức miễn phí không phù hợp nữa. Cho nên, bệnh viện Quảng Trị cũng như Savanakhẹt đã thống nhất chỉ không thu phí với những người đã có công với đất nước sang điều dưỡng, còn tất cả mọi đối tượng khi đi khám chữa bệnh phải thực hiện đúng thủ tục, nguyên tắc viện phí đầy đủ.

Việc khám chữa bệnh cho nhân dân theo hình thức mới đã đạt kết quả tốt. Trong những năm 90, hai tỉnh đã điều trị 126 bệnh nhân, trong đó chủ yếu là bệnh viện Quảng Trị điều trị cho các bệnh nhân của Savanakhẹt sang và từ năm 2002-2008, số bệnh nhân được hai tỉnh điều trị tăng lên nhiều so với giai đoạn trước là 576 bệnh nhân. Đặc biệt, vừa qua tỉnh Quảng Trị phối hợp với bệnh viện tuyến tỉnh cùng với tỉnh Savanakhẹt triển khai thực hiện dự án phòng chống dịch bệnh qua biên giới như dịch bệnh sốt rét, sốt suất huyết, tiêu chảy và quan trọng là dịch bệnh đang diễn ra và lây lan nhanh trên khắp thế giới đó là dịch cúm A (H1N1). Tại khu vực cửa khẩu Quảng Trị có sự tham gia giám sát và tham quan học tập của đoàn y tế Savanakhẹt. Đây là dịch bệnh có thể lây lan nhanh từ người sang người, cho nên việc nâng cao kỹ năng quản lý hoạt động chuyên môn và phòng chống bệnh, nhằm tuyên truyền và phòng dịch tốt cho nhân dân hai tỉnh, nhất là nhân dân vùng cửa khẩu.

Ngoài việc khám chữa bệnh cho các cán bộ cũng như nhân dân Savanakhẹt, ngành y tế Quảng Trị còn cử đoàn cán bộ, y bác sĩ bệnh viện đi khảo sát, đánh giá, đưa ra phương án phòng chống dịch bệnh. Đồng thời đưa ra chương trình hỗ trợ thuốc và trang thiết bị y tế cho các huyện biên giới, ngoài ra còn triển khai dự án mô hình thí điểm phòng chống sốt rét tại huyện Đensavẳn đem lại kết quả tốt. Thông qua mô hình thí điểm này, Sở y tế hai tỉnh trong những năm qua đã và đang triển khai thành công ra các huyện thuộc vùng sâu, vùng xa biên giới. Nhờ sự hỗ trợ của Quảng Trị mà các huyện vùng sâu, vùng xa của Savanakhẹt không còn đại dịch sốt rét, đảm bảo cho nhân dân có sức khỏe, nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh, nhân dân ở vùng này đã thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Một trong những việc làm có ý nghĩa đối với nhân dân hai tỉnh đó là công tác “đền ơn đáp nghĩa”. Quảng Trị- Savanakhẹt đã phối hợp với nhau trong việc tìm kiếm, cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào. Từ năm 2001-2008, hai tỉnh đã phối hợp với lực lượng quân đội nhân dân và địa phương tìm kiếm quy tập về nghĩa trang Trường Sơn Quảng Trị 631 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở Lào, đồng thời đã phối hợp tổ chức lễ đón, tưởng niệm và an táng liệt sỹ trang nghiêm, đúng với nghi thức [23;76].

Có thể nói, các hoạt động trao đổi, giao lưu văn hóa, xã hội giữa hai tỉnh

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác quảng trị (việt nam) savanakhẹt (lào) từ năm 1986 đến 2008 (Trang 72 - 79)