Chỉ thị đã đề ra “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-OOO -NGUYỄN CÔNG THÀNH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸTHUẬT CAOTHẮNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2011-2015
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Trang 2Lời cảm ơn Với tình cảm kính trọng và chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với :
- Ban Giám Hiệu, Khoa Sau đại học Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ công chức Trường Đại học Vinh đã trực tiếp giảng dạy và tư vấn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và viết luận văn.
- Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS,TS Thái Văn Thành trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường CĐKT Cao Thắng
- Các đồng chí Trưởng,Phó phòng chức năng, trưởng phó khoa và các thầy cô giáo của trường CĐKT Cao Thắng
Trang 3MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 5
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5
4.Giả thiết khoa học……… 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu ……… 5
6 Phương pháp nghiên cứu……… 6
7 Những đóng góp mới của luận văn…… ……… 7
8 Cấu trúc luận văn……… 7
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT . 8
1.1 Lịch sử về nghiên cứu vấn đề ……… 8
1.2.Một số khái niệm cơ bản……… 11
1.3 Công tác phát triển đội ngũ giảng viên Đại học –Cao đẳng……… 16
Kết luận chương 1 30
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG TP HCM……….…
31 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng Thành Phố Hồ Chí Minh………
2.2 Tổ chức bộ máy, quy mô, chất lượng đào tạo, Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng Thành Phố Hồ Chí Minh………
31 32 2.3 Thực trạng đội ngũ giảng viên của trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng TP HCM ……… 42
2.4 Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng Thành Phố Hồ Chí Minh ……… 63
Trang 42.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển Đội ngũ giảng viên
trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng TP HCM……… 72
Kết luận chương 2 ……… 76
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG TP HCM GIAI ĐOẠN 2011-2015 ……….
77 3.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp……… 77
3.2 Một số giải pháp phát triển ĐNGV trường CĐKT Cao Thắng TP HCM giai đoạn 2011-2015 ……… 78
3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp……… 94
3.4 Kết quả thăm dò khảo sát để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ……… 97
Kết luận chương 3 ………. 104
KẾT LUẬN……… 105
Kết luận ……… 104
Kiến nghị ……… 107
Danh mục và các tài liệu tham khảo ………. 109
PHỤ LỤC ………. 112
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CĐKT Cao Đẳng Kỹ Thuật
TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo
Trang 5NCKH Nghiên cứu khoa học
ĐH-CĐ Đại học, cao đẳng
CĐCN Cao đẳng chuyên nghiệp
HSSV Học sinh sinh viên
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
KT-XH Kinh tế, xã hội
ĐNGV Đội ngũ giảng viên
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1 Quy mô và ngành nghề đào tạo
Bảng 2.2 Thống kê về điểm chuẩn tuyển sinh Cao đẳng chuyên nghiệp của trườngCĐKT Cao Thắng TPHCM qua các năm
Bảng 2.3 Thống kê chất lượng đào tạo của sinh viên CĐCN chính quy những năm gần đây
Bảng2.4 Số lượng giảng viên và cán bộ nhân viên hành chính
Trang 6Bảng 2.5 Thống kê số lượng HSSV đang được đào tạo tại trường CĐKT Cao Thắng TPHCM
Bảng 2.6.Thống kê trình độ GV trường CĐKT Cao Thắng TPHCM
Bảng 2.7.Cơ cấu ngành nghề của đội ngũ giảng viên
Bảng 2.8 Cơ cấu về độ tuổi và thâm niên giảng dạy của đội ngũ giảng viên năm học 2011-2012
Bảng 2.9 Thống kê tuổi đời, giới tính và thâm niên giảng dạy của GV cơ hữu trường CĐKT Cao Thắng TPHCM
Bảng 2.10 Cơ cấu về trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giảng viên
Bảng 2.11.: Thống kê kết quả thi đua năm học 2010-2011
Bảng 2.12: Thống kê về công tác nghiên cứu khoa học của GV trường CĐKT CaoThắng TPHCM qua các năm
Bảng 2.13 Thống kê về cấp độ đề tài NCKH của GV trường CĐKT Cao Thắng TPHCM qua các năm
Bảng 2.14 Thống kê thực trạng chất lượng đề tài NCKH của GV trường CĐKT Cao Thắng TPHCM qua các năm
Bảng.(2-15 ).Kết quả điều tra thực trạng về phẩm chất chính trị của ĐNGV
Bảng 2.18 Kết quả điều tra công tác quy hoạch phát triển ĐNGV
Bảng 2.19 Kết quả điều tra thực trạng công tác tuyển chọn ĐNGV
Bảng 2.20 Kết quả điều tra thực trạng công tác sử dụng ĐNGV
Bảng 2.21 Kết quả điều tra thực trạng công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng
ĐNGV
Trang 7Bảng 2.22 Kết quả điều tra thực trạng các chính sách đãi ngộ , thu hút GVBảng 2.23 Kết quả điều tra công tác kiểm tra, đánh giá đối với ĐNGV
Bảng 3.1 Tổng hợp đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp
Bảng 3.2 Tổng hợp đánh giá về tính khả thi của các giải pháp
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý nhân sự
Sơ đồ 1.2: Các nguyên tắc tuyển chọn giảng viên
Sơ đồ 1.3: Tiến trình đào tạo, phát triển giảng viên
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức nhà trường
Sơ đồ 2.5: Cơ cấu tổ chức, bộ máy
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ2.1 Quy mô ngành nghề đào tạo
Biểu đồ 2.2 Chất lượng sinh viên CĐCN chính quy từ năm 2005 đến 2011Biểu đồ 2.3 Số lượng giảng viên , nhân viên và cán bộ quản lý
Biểu đồ 2.4.Mô tả số lượng đề tài NCKH hàng năm
Biểu đồ 2.5 Mô tả Số lượng về cấp độ các đề tài NCKH qua các năm
Biểu đồ 2.6 Mô tả Chất lượng các đề tài NCKH
Biểu đồ 3.1 Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Nếu không có thầy giáo thì không
có giáo dục” 22 Tr, 57và nhận xét về công việc của người thầy giáo “Có gì vẻ
vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất”.22 Tr, 89
Nghị quyết lần thứ 2 Trung ương khóa VIII đã khẳng định rằng “Giáo viên
là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên sẽ tạo được sự chuyển biến về chất lượng giáo dục, đáp ứng được yêu cầu mới của đất nước”. 13 Tr, 38
Trang 9Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo duc Chỉ thị đã đề ra
“Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” 1 Tr, 2
Đồng thời chỉ thị cũng nêu ra những mặt hạn chế “đội ngũ nhà giáo có những hạn
chế, bất cập, số lượng giảng viên còn thiếu nhiều, cơ cấu giảng viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học……Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của các nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế-xã hội, tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện” 1 Tr, 1.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra và nhằm hạn chế những bất cập yếukém, Chỉ thị đã đưa ra một trong những nhiệm vụ cho toàn Đảng cũng như ngành
Giáo dục đó là: “ Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đủ số lượng và cân đối về
cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục” 1 Tr, 2
Những quan điểm chỉ đạo đúng đắn của Đảng ta đã đi vào cuộc sống bằngcách thể hiện trong Luật Giáo dục Nói về vai trò của người thầy giáo, Điều 15 đã
ghi: “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.”
29 Tr, 3 và Luật giáo dục cũng quy định “Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
nhà giáo, có chính sách sử dụng đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật
Trang 10chất tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình, giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”.29 Tr, 3
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đấtnước và hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức, trình độ chấtxám cao, yêu nước … càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thànhcông của công cuộc phát triển đất nước Vì vậy, giáo dục ngày càng có vai trò vànhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đápứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ( KT – XH) Điều này bắt buộc phảiphát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên cao đẳng, đại học nóiriêng đáp ứng được yêu cầu trên Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam2009-2020 của Bộ Giáo dục - Đào tạo khi đưa ra các giải pháp chiến lược để phát
triển giáo dục nước nhà thì:“Giải pháp 2: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục” 5 Tr, 9là giải pháp hết sức quan trọng và mang tính đột phá
Cho nên muốn đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu sự pháttriển kinh tế - xã hội ( KT – XH) của đất nước trong thời kỳ hội nhập, bắt buộccác cơ sở giáo dục phải phát triển đội ngũ nhà giáo ở một tầm cao mới Giáo dụcđại học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó đội ngũgiảng viên ở các trường đại học, cao đẳng nhất là các trường khối khoa học côngnghệ có nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đàotạo kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thànhnhững người công dân vừa có đức lại vừa có trình độ kỹ thuật tiên tiến, kỹ năngnghề nghiệp cao đáp ứng được yêu cầu cấp bách về nguồn nhân lực có trình độcao cho hiện nay và tương lai lâu dài của đất nước Chính vì vậy mà việc pháttriển đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng kỹ thuật là việc làm cần thiếtmang tính quyết định về sự tồn tại và phát triển của cơ sở giáo dục đó
Trang 11Trường cao đẳng kỹ thuật (CĐKT) Cao Thắng, nằm ở trung tâm thành phố
Hồ Chí Minh (TP HCM), là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng củađất nước ở khu vực phía nam Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam,TPHCM chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của
cả quốc gia Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TPHCM trở thành một đầu mốigiao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường
bộ, đường sắt, đường thủy và đường không Vào năm 2007, thành phố đónkhoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam Cáclĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, TPHCM đều giữ vai trò quantrọng bậc nhất Vì vậy đòi hỏi nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có trình độ caocàng ngày càng lớn Trường CĐKT Cao Thắng TP HCM có vai trò quan trọngtrong việc đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ, kinh tế, nghiên cứu khoahọc, chuyển giao công nghệ đặc biệt là đào tạo nhân lực có tay nghề cao cung cấpcho TP.HCM và các địa phương ở phía Nam nhằm thực hiện sự nghiệp CNH,HĐH đất nước
Căn cứ vào tình hình phát triển KT-XH của đất nước, của địa phương.Truyền thống hoạt động của nhà trường và thực tiễn tình hình phát triển của nhàtrường hiện nay, căn cứ vào xu thế phát triển của xã hội của khoa học kỹ thuật và
công nghệ Nhà trường có sứ mệnh: “Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao,
thực hiện ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành công nghệ ,trong đó lấy đào tạo nhân lực của các lĩnh vực, cơ khí, điện-điện tử, ô tô, công nghệ thông tin, viễn thông làm trọng điểm.” 09 Tr, 9 Ngoài ra căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi của sựphát triển, nhu cầu của người học và mong mỏi của cán bộ giảng viên, nhà trường
định hướng tầm nhìn chiến lược là: “Phấn đấu trở thành trường đại học kỹ thuật
Trang 12Cao Thắng có thương hiệu và uy tín trong khu vực và trên cả nước, kể từ sau năm 2015” 09 Tr, 10 .
Với bề dày hơn một thế kỷ và được sự quan tâm của Bộ giáo dục, Bộ côngthương, Ủy ban nhân dân TPHCM Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng đã đạtđược nhiều thành tựu to lớn trong việc thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ được giao,khẳng định được chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
…Có một thương hiệu vững chắc ở khu vực phía Nam
Tuy nhiên trước sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của đất nước đặcbiệt là ở TPHCM là trung tâm phát triển giáo dục đào tạo khoa học công nghệcàng ngày càng cao Nhưng ĐNGV của trường còn nhiều bất cập
- Số lượng giảng viên cơ hữu của trường còn thiếu, chưa đáp ứng được sựtăng trưởng về quy mô đào tạo của nhà trường
- Trình độ giảng viên không đồng đều và nhìn chung còn yếu về kỹ năngnghề nghiệp, khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng tự học, tự bồi dưỡng củađội ngũ giảng viên mặc dù đã có nhiều cố gắng và lãnh đạo nhà trường quan tâmnhưng vẫn còn ở mức độ thấp
- Cơ cấu đội ngũ giảng viên chưa đồng bộ, nhiều khoa, bộ môn lực lượnggiảng viên còn quá mỏng, chưa đáp ứng được một số tiêu chí để nâng cấp trườnglên bậc đại học
Vì vậy, nhiệm vụ sắp tới của trường nhất thiết phải phát triển ĐNGV đạt cả
số lượng, chất lượng và cơ cấu Xuất phát từ những lý do lý luận và thực tiễn nêu
trên, tôi chọn nghiên cứu "Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015 " làm đề tài luân văn của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 13Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng
kỹ thuật Cao Thắng TPHCM để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng
nhiệm vụ chính trị của Nhà trường giai đoạn 2011-2015
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1.Khách thể nghiên cứu:
Công tác phát triển ĐNGV trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng TP Hồ ChíMinh
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp phát triển ĐNGV trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng TPHCM giai đoạn 2011-2015
4 Giả thuyết khoa học.
Nếu đề xuất được các giải pháp có tính khoa học và có tính khả thi thì cóthể phát triển ĐNGV trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng TP HCM giai đoạn2011-2015 đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng đáp ứngyêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn này
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung vàĐNGV các trường đại học, cao đẳng nói riêng
5.2 Đánh giá thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV của trườngCao đẳng kỹ thuật Cao Thắng - TP HCM
5.3 Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường Caođẳng kỹ thuật Cao Thắng -TPHCM giai đoạn 2011-2015 đáp ứng nhu cầu pháttriển nhà trường
6 Phương pháp nghiên cứu.
Trang 14Dựa theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩaMác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình nghiên cứu Luận văn sẽ sửdụng và kết hợp sử dụng chủ yếu các phương pháp sau.
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm:
6.1.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
Phương pháp này sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vănbản của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Công thương, trường Caođẳng kỹ thuật Cao Thắng -TPHCM
6.1.2 Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
Phương pháp này nhằm thu thập và phân tích các dự liệu, từ đó nghiên cứu
và rút ra các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng
cơ sở thực tiễn của đề tài với các phương pháp sau:
6.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (An-ket)
Sử dụng hệ thống câu hỏi để thu thập các thông tin về thực trạng ĐNGV
và công tác phát triển ĐNGV của nhà trường cũng như khảo sát tính cần thiết vàtính khả thi của các giải pháp
6.2.2 Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia
Là phương pháp thu thập các thông tin cần thiết dựa vào trí tuệ của cácchuyên gia có trình độ cao Trong đề tài tác giả sử dụng các nhà quản lý giáo dục,các nhà giáo lâu năm có kinh nghiệm giảng dạy có chuyên môn và uy tín cao
6.3 Phương pháp thống kê toán học.
Trang 15Phương pháp này dùng để thống kê số lượng, chất lượng ĐNGV Xử lý các
số liệu đã thống kê, kiểm định độ tin cậy của các biện pháp kiểm định thống kê,kiểm định độ tin cậy của các giải pháp phát triển ĐNGV, từ đó đề xuất nhằm đưa
ra kết luận phục vụ cho công tác nghiên cứu
7 Những đóng góp mới của luận văn.
- Đóng góp về mặt lí luận:
Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về công tác phát triển ĐNGV đạihọc, cao đẳng trong thời kỳ đổi mới
- Đóng góp về mặt thực tiễn:
+ Đánh giá một cách có khoa học về thực trạng ĐNGV và công tác pháttriển ĐNGV của trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng - TP HCM
+ Đề xuất được một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trườngCao đẳng kỹ thuật Cao Thắng có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đáp ứng đượcyêu cầu phát triển của trường giai đoạn 2011-2015
8 Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có cấu trúc 3 chương
Chương I Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên ở các
trường cao đẳng kỹ thuật
ChươngII Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao
đẳng kỹ thuật Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh
Chương III Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao
đẳng kỹ thuật Cao Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015
Trang 17cao đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế xã hội của nước họ Từ
đó, họ đã đề xuất nhiều giải pháp có hiệu quả
Các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục của khối XHCN trong những công
trình nghiên cứu của mình đã cho rằng “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà
trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ giáo viên” 10 Tr, 45
Vasilij Aleksandrovich Sukhomlinskij ( 1918 - 1970), nhà sư phạm XôViết, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Liên Xô cho rằng: “Một trong
những giải pháp hữu hiệu nhất để phát triển đội ngũ giáo viên là phải bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy được tính sáng tạo trong lao động của họ và tạo khả năng ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm, phải biết lựa chọn giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành những giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khác nhau” 33 Tr, 54
Một số giải pháp để nâng cao chất lượng mà tác giả quan tâm là tổ chức hộithảo chuyên môn, qua đó giáo viên có điều kiện trao đổi những kinh nghiệm vềchuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ của mình
Ở tất cả các nước trên thế giới, từ nước chậm phát triển, đang phát triển đếnnước phát triển bất luận là nước giàu hay nước nghèo, đội ngũ giảng viên có vaitrò quan trọng quyết định đến việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,bồi dưỡng nhân tài và qua đó nâng cao vị thế và trình độ phát triển của mỗi quốcgia Ví dụ một quốc gia ở Đông Nam Á như Singapore, Singapore là nước cónền kinh tế phát triển mà nguyên nhân là họ có một nền giáo dục phát triển đứng
ở vị trí cao của thế giới do họ chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.Hay chính sách và chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới của HànQuốc đã hoạch định dựa theo yêu cầu phát triển của thế kỷ XXI với một quốc giahiện đại Đây là các nước có nền giáo dục phát triển mà Việt Nam cần học tập
Trang 18- Dự án hỗ trợ Bộ GD&ĐT do Ủy ban châu Âu tài trợ.
Một số đề tài nghiên cứu về giáo dục như:
Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới (Đề tài khoa
học mã số KX-07, năm 1996) ; Khoa học quản lý giáo dục của Trần Kiểm (1996);
Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực của Trần Khánh Đức
(2002); Lý luận dạy đại học của Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức; Quản lý giáo dục của Bùi Minh Hiền (2006); Phát triển nguồn nhân lực con người - Giáo trình
dành cho học viên chuyên ngành quản lý giáo dục của Đặng Quốc Bảo (2009)
Công trình: "Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đại học và giáo viên
dạy nghề", của Phạm Thành Nghị.
Một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu về lĩnh vực phát triển đội ngũ giảngviên ở các trường cao đẳng, đại học như
- Nguyễn Thị Thanh (1999), Các giải pháp tổ chức nhằm ổn định đội ngũ
cán bộ giảng dạy ở Trường Đại học Sư phạm (Luận văn thạc sĩ QLGD Đại học
Sư phạm Hà Nội)
- Nguyễn Sơn Thành (2004), Một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng
viên Trường Đại học Hải Phòng đến năm 2010 (Luận văn thạc sĩ QLGD Đại học
Sư phạm Hà Nội)
- Nguyễn Đình Dũng (2005), Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên
Trường Cao đẳng Thống kê (Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội).
Trang 19- Dương Đức Sáu (2005), Các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên
trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà
Nội
- Hoàng Văn Thực (2007), Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên
Trường CĐSP Hoà Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
- Nguyễn Hùng (2008), Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường
Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Đắc Lăk.
- Phan Văn Thạch (2008), Quy hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên
trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm phả đến năm 2015
- Đặng Văn Doanh (2008), Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường
cao đẳng KT-KT thuộc đại học Thái Nguyên
- Nguyễn Văn Quyết (2010), Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng
viên trường ĐHCN-TPHCM cơ sở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.
Qua các dự án, các công trình nghiên cứu cũng như các luận văn về pháttriển đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng, các trường Đại học nêu trên chothấy tầm quan trọng và tính cấp bách của nó Trên cở sở kế thừa các công trình
nghiên cứu được công bố liên quan đến đề tài luận văn nghiên cứu Vì thế, Một số
giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng kỹ thuật Cao
Thắng Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 -2015 nhằm đáp ứng mục tiêu,
nhiệm vụ nhà trường đặt ra, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân
lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đối với trường Cao
đẳng kỹ thuật Cao Thắng Thành phố Hồ Chí Minh đây là công trình nghiên cứuđầu tiên đề cập đến vấn đề phát triển ĐNGV
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Giảng viên và đội ngũ giảng viên.
Trang 20Truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc ta cho rằng người làm nghề dạy học
là người có học vấn uyên thâm và mang nó truyền thụ cho người khác Nghề dạy
học được xã hội tôn vinh và đặt ở vị trí thứ hai trong thứ bậc xã hội, "Quân - Sư –
Phụ Đứng đầu là vua- thứ 2 đến thầy- thứ ba mới đến cha
Ngày nay, chúng ta gọi thống nhất những người làm nghề dạy học là "nhà
giáo" Theo Điều 70, Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam: "Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường
hoặc cơ sở giáo dục khác" "Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên" 29 Tr, 25
Giảng viên
Theo hướng dẫn của vụ tổ chức cán bộ của bộ nội vụ quy định “giảng
viên” mã số ngạch công chức 15.111 có chức trách “Là công chức chuyên môn
đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng.
Chất lượng giảng viên
Chất lượng giảng viên là toàn bộ thuộc tính bản chất của giảng viên Nhữngthuộc tính này gắn bó với nhau trong một tổng thể thống nhất tạo nên giá trị vàchất lượng giảng viên và làm cho người giảng viên khác với những người làmnghề khác Chất lượng giảng viên phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của cơ sởgiáo dục mà giảng viên đang làm việc
Chất lượng giảng viên bao gồm những thuộc tính bản chất như:
+ Đạo đức, tư tưởng chính trị của giảng viên
+ Trình độ giảng viên (chuyên môn, nghiệp vụ,…);
+ Kỹ năng sư phạm của giảng viên
Trang 21Vị trí, chức năng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của giảng viên trường Cao đẳng
Vị trí, chức năng của giảng viên: Luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định
vị trí, vai trò của nhà giáo như sau:
“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.[29,
tr.6]
Nhà giáo của trường cao đẳng, đại học được tuyển dụng theo phương thức
ưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi, có phẩm chất tốt và người
có trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt độngthực tiễn, có nguyện vọng trở thành nhà giáo Trước khi được giao nhiệm vụgiảng dạy, giảng viên cao đẳng, đại học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sưphạm
Theo Điều lệ trường cao đẳng kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐTngày 28/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ vàquyền hạn của giảng viên trường Cao đẳng
Tiêu chuẩn giảng viên
1 Giảng viên trường cao đẳng phải có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; cótrình độ chuyên môn, sức khoẻ tốt, lý lịch bản thân rõ ràng
2 Giảng viên các trường cao đẳng phải có trình độ từ đại học trở lên phùhợp với các môn học của ngành đào tạo Ưu tiên tuyển chọn sinh viên tốt nghiệpđại học loại khá, giỏi và người có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ có kinh nghiệmhoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành giảng viên Những người tốtnghiệp các ngành ngoài sư phạm phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
3 Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ và nhân viên các đơn vị trong trường caođẳng do Hiệu trưởng quy định.[3, tr.16]
Trang 22Nhiệm vụ của giảng viên
1 Giảng viên, cán bộ, nhân viên trường cao đẳng phải nghiêm chỉnh chấphành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Thực hiện đầy đủcác quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy chế tổ chức hoạt động của trường
và các quy định khác do Hiệu trưởng ban hành
2 Giảng viên trường cao đẳng phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể dướiđây:
- Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình đã được Bộ Giáo dục vàĐào tạo và nhà trường quy định; viết giáo trình, phát triển tài liệu phục vụgiảng dạy học tập theo sự phân công của trường, khoa, bộ môn;
- Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phươngpháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học;
- Tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyểngiao công nghệ theo sự phân công của trường, khoa, bộ môn;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách củangười học, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học, hướngdẫn người học trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư tưởng, đạo đứctác phong, lối sống;
- Không ngừng tự bồi dưỡng nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy
để nâng cao chất lượng đào tạo;
- Hoàn thành tốt các công tác khác được trường, khoa, bộ môn giao [8,tr.17]
Quyền của đội ngũ giảng viên
- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo các chế độ chínhsách quy định cho nhà giáo, cán bộ và nhân viên; được hưởng các chế độ nghỉ lễ
Trang 23theo quy định của Nhà nước và được nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ học kỳ theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng để nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được thi nâng bậc, chuyển ngạch giảng viên, vàcác quyền lợi khác theo quy định của pháp luật
- Được Nhà nước xét tặng các danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu
tú, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và các danh hiệu thi đua khác
- Giảng viên có quyền đề nghị bố trí giảng dạy đúng chuyên môn đã đượcđào tạo, xác định nội dung các giáo trình giảng dạy phù hợp với quy định chungcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Giảng viên có quyền lựa chọn phương pháp và phương tiện giảng dạythích hợp nhằm phát huy tối đa năng lực cá nhân, bảo đảm chất lượng và hiệu quảđào tạo
- Được ký hợp đồng giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáodục, nghiên cứu khoa học ngoài trường theo quy định của Luật Lao động, Quychế thỉnh giảng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và Quy chế tổ chức, hoạtđộng của trường [3, tr 18]
Đội ngũ giảng viên
Theo từ điển Tiếng Việt, đội ngũ: Là “khối đông người cùng chức năng
nghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng” 13 Tr, 328
Các khái niệm đội ngũ dùng cho các thành phần trong xã hội như: Đội ngũtrí thức, đội ngũ công nhân, viên chức… Đó là một khối đông người, được tổchức thành một lực lượng để cùng thực hiện một mục đích chung
Tóm lại, đội ngũ là một nhóm người được tập hợp và tổ chức thành một lực
lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể có cùng nghề nghiệp hoặckhông cùng nghề nghiệp nhưng cùng có chung một mục đích nhất định
Trang 24Từ khái niệm nêu trên về đội ngũ chúng ta có thể quan niệm rằng: Đội ngũ giảng viên là một tập thể bao gồm những giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ở
bậc đại học và cao đẳng, được tổ chức thành một lực lượng, có chung nhiệm vụthực hiện các mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho nhà trường hoặc cơ sở giáo dục đó
Chất lượng đội ngũ giảng viên
Chất lượng đội ngũ giảng viên là toàn bộ thuộc tính, những yếu tố ảnhhưởng của đội ngũ giảng viên Những thuộc tính và yếu tố ảnh hưởng này gắn bóvới nhau trong một tổng thể thống nhất tạo nên giá trị và sự tồn tại của đội ngũgiảng viên và làm cho đội ngũ giảng viên khác với đội ngũ khác Theo định nghĩachất lượng phù hợp với mục tiêu thì chất lượng đội ngũ giảng viên phù hợp với mụctiêu phát triển giáo dục của cơ sở giáo dục mà đội ngũ giảng viên đang làm việc
Chất lượng đội ngũ giảng viên bao gồm những thuộc tính bản chất tạo nênchất lượng của giảng viên: Phẩm chất của giảng viên; Trình độ của giảng viên(chuyên môn, nghiệp vụ,…); Năng lực của giảng viên
Chỉ với khái niệm chất lượng giảng viên chưa nói lên được quy mô giảngviên và cơ cấu của đội ngũ giảng viên Vì vậy nói đến chất lượng đội ngũ giảngviên còn có các yếu tố ảnh hưởng và chi phối như: Số lượng thành viên trong độingũ (hoặc quy mô đội ngũ); Cơ cấu của đội ngũ kết hợp chặt chẽ với chất lượnggiảng viên tạo nên chất lượng đội ngũ giảng viên
1.2.2 Phát triển và phát triển đội ngũ giảng viên
Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm "phát triển" được hiểu là: "Biến đổi hoặc
làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao,đơn giản đến phức tạp".23 Tr, 743
Phát triển đội ngũ giảng viên
Trang 25Phát triển đội ngũ giảng viên là làm cho đội ngũ giảng viên trưởng thànhđáp ứng đòi hỏi yêu cầu của mục tiêu giáo dục, đào tạo, cho từng cơ sở giáo dục
và sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và cho toàn xã hội
Phát triển đội ngũ giảng viên có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọimặt của đội ngũ giảng viên trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sựtăng thêm về qui mô, số lượng và chất lượng giảng viên Đó là sự tiến bộ về nhậnthức, trình độ chuyên môn - nghiệp vụ, khả năng chuyên môn đạt đến chuẩn vàtrên chuẩn của yêu cầu, các tiêu chí dành cho giảng viên trường Đại học, Caođẳng, chú trọng đến sự phát triển bền vững Theo định nghĩa của Hội đồng thế
giới về phát triển bền vững (WCDE): "Sự phát triển bền vững là sự phát triển đáp
ứng các yêu cầu hiện tại và có khả năng thích ứng với yêu cầu của thế hệ kế tiếp sau".
1.3 CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG.
1.3.1 Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giảng viên Đại học, cao đẳng.
1.3.1.1 Phát triển đội ngũ giảng viên theo Tư tưởng Hồ Chí Minh.
"Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất
cần thiết" [18, tr.498] Để thực hiện nhiệm vụ cách mạng vẻ vang đó, cần phải tăng
cường đầu tư cho giáo dục, trong đó có công tác xây dựng và phát triển đội ngũ
nhà giáo đóng vai trò quan trọng Vì: "… Nếu không có thầy giáo thì không có
giáo dục…Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói đến kinh tế, văn hóa" [22, tr.57].Từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định "Những người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất” và là “những người anh hùng vô danh"
[22, tr.89] Đồng thời với sự đánh giá cao vai trò của đội ngũ nhà giáo, Chủ tịch
Hồ Chí Minh nêu lên nhiều quan điểm về công tác xây dựng đào tạo đội ngũ nhà
Trang 26giáo Theo Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là xâydựng đội ngũ những người thầy giáo Người khẳng định trách nhiệm đó của toàn
xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước với vai trò là người lãnh đạo và quản lý
Đảng, Nhà nước phải "quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà
trường về mọi mặt" [17, tr.404], trong đó xây dựng đội ngũ nhà giáo là nội dung
trọng tâm
Trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc Người yêu cầu cán bộ làm công tác
quản lý giáo dục "phải đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán bộ cũ theo tôn chỉ
kháng chiến và kiến quốc" [17, Tr462] Để có một hệ thống lý luận về khoa học
quản lý giáo dục, theo Hồ Chí Minh là "phải đi sâu vào việc điều tra, nghiên cứu,
tổng kết kinh nghiệm" [18, Tr501], nhằm chủ động nắm bắt được suy nghĩ của đội
ngũ nhà giáo, phát huy ưu điểm, phát hiện và khắc phục nhược điểm, thiếu sóttrong quá trình quản lý Đồng thời, phải trang bị cho đội ngũ nhà giáo lý luận củachủ nghĩa Mác-Lênin vì trường học của chúng ta là trường học xã hội chủ nghĩa,mỗi thầy cô giáo phải là người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận đó
Mặt khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng sự nỗ lực phấn đấu của mỗi nhàgiáo là động lực chủ yếu để phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chấtlượng Từ những quan điểm của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể rút ra một số yêucầu đối với nhà giáo như sau: Nhà giáo phải phát huy tinh thần học tập không
ngừng Người vẫn thường dẫn lại câu nói của Lênin: "Học, học nữa, học mãi" để nhắc nhở các thầy, cô giáo "dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt
và học tốt….phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn…." [18,
tr.403] Bác khuyên cán bộ và giáo viên "chớ tự túc, tự mãn, cho là giỏi rồi thì
dừng lại, mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải trước Cho nên phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em
và giúp vào việc cải tạo xã hội" [20, tr.489]
Trang 27Mỗi giáo viên phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng,
ra sức học tập lý luận chính trị vì "giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của
Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân" [15, tr.190].
Nói về phương pháp giảng dạy Bác đã chỉ rõ “Thầy giáo ngày nay không phải
như trước chỉ biết gõ đầu trẻ Bây giờ thầy giáo có trách nhiệm với nhân dân, đào tạo cán bộ ra phục vụ nhân dân Cách dạy, quan niệm dạy phải khác Dạy sao cho học sinh mau hiểu, mau nhớ, lý luận đi đôi với thực hành” " [16, tr.225].
Bàn về đạo đức, chí khí của nhà giáo Người yêu cầu " khó khăn thì phải chịu
trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ Đây là đạo đức cách mạng " [16, tr.332] để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hoá, chuyên môn, đức là chính trị Cho nên thầy giáo cô giáo phải gương mẫu ” [21, tr.492]
Ngày nay, trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp đổimới đất nước, toàn xã hội cùng với ngành giáo dục rất quan tâm đến việc xâydựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu cân đối và đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu thời kỳmới Để thực hiện thắng lợi, Đảng và Nhà nước cần quán triệt sâu rộng và tích
cực triển khai trong toàn xã hội, trước hết là ngành giáo dục Tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về phát triển đội ngũ nhà giáo
1.3.1.2 Phát triển đội ngũ giảng viên là thực hiện nghị quyết và chỉ thị của Đảng và nhà nước về giáo dục đại học.
Quan điểm về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo được Đảng và Nhànước ta hết sức quan tâm trong suốt quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là trongthời kỳ CNH, HĐH đất nước Kết luận Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa IX
nêu rõ: "Các cấp ủy Đảng từ Trung ương tới địa phương quan tâm thường xuyên
công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý về mọi mặt, coi đây là
Trang 28một phần trọng tâm của công tác cán bộ; đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới" [10, tr.3] Quan điểm này được
khẳng định lại trong Chỉ thị 40/CT/TW (15/6/2004) của Ban Bí thư: "Xây dựng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng,
đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo" [1, tr.2.]
Trong Điều 15, Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định: "Nhà nước tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò trách nhiệm của mình" [29, tr.14] Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 của Chính phủ
cũng đã nêu rõ: "Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ
cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu cầu vừa tăng về qui mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục" [4 tr.30]
Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg, ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt đề án: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
QLGD giai đoạn 2005-2010 xác định mục tiêu tổng quát: "Xây dựng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ QLGD theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo" [7, tr.40]
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP, ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới
cơ bản và toàn diện giáo dục cao đẳng, đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020
xác định: "Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về
Trang 29số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến" [6, tr.3]
Theo Kết luận 242-TB/T.Ư ngày 15/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyếtTrung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm
2020, Bộ Chính trị đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với yêu cầu đổi mới cănbản, toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà [12] Đây lànhững định hướng quan trọng giúp cho ngành giáo dục về công tác phát triểnĐNGV ở các cơ sở
1.3.1.3 Phát triển đội ngũ giảng viên là căn cứ vào dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020.
“ Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại” 05 Tr, 1
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 tiếp tục thực hiện giaiđoạn cuối của Chiến lược giáo dục 2001-2010 với những điều chỉnh cần thiết, tạonhững bước chuyển căn bản của giáo dục trong thập niên tới
Những tồn tại yếu kém cũng đã được phân tích một cách khoa học về công
tác phát triển đội ngũ nhà giáo như sau:“ Còn thiếu quy hoạch tổng thể đào tạo
đội ngũ nhà giáo dẫn đến tình trạng đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu Ở các trường cao đẳng, đại học, số giảng viên có trình
độ thạc sĩ và tiến sĩ còn quá ít còn có biểu hiện vi phạm đạo đức lối sống, làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của người thầy trong xã hội Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo còn thiếu hiệu quả Các chế độ chính sách đối với nhà giáo chưa thỏa đáng, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong bản thân mỗi người thầy.” 05 Tr, 1
Trang 30Định hướng cho công tác phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũgiảng viên trong các trường Đại học, Cao đẳng “chiến lược” đã đưa ra các giải
pháp là:
- Thực hiện chế độ hợp đồng thay cho biên chế, có chính sách miễn giảmhọc phí, cung cấp học bổng đặc biệt để thu hút các học sinh giỏi vào học tại các
trường sư phạm Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo sư phạm
- Để tăng số lượng GV chiến lược đưa ra giải pháp“Thực hiện đề án đào
tạo giảng viên cho các trường đại học cao đẳng từ 2008 đến năm 2020 với ba phương án đào tạo: đào tạo ở trong nước, đào tạo ở nước ngoài và kết hợp đào tạo trong và ngoài nước.”
- Để nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra, đánh giá “Tiếp tục đánh
giá theo chuẩn nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp và giảng viên đại học.”
- Để tăng cường chất lượng GV phải “Tăng cường các khóa bồi dưỡng
nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài”
- Để tạo động lực cho GV phải: “ Có chính sách khuyến khích thực sự đối
với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng- Thu hút các nhà khoa học nước ngoài có uy tín và kinh nghiệm, các trí thức Việt kiều tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.”05 Tr, 9
1.3.2 Yêu cầu, nội dung phát triển đội ngũ giảng viên.
Yêu cầu.
+ Phát triển đội ngũ giảng viên đủ số lượng đáp ứng nhu cầu phát triển quy
mô đào tạo của cơ sở giáo dục
+ Phát triển đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn và trênchuẩn
Trang 31+ Chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm,tay nghề của đội ngũ giảng viên.
+ Phát triển đội ngũ giảng viên đúng theo định hướng, hiệu quả đáp ứngngày càng cao đòi hỏi của xã hội
Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên.
Về số lượng giảng viên
Số lượng giảng viên là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ này, nó phảnánh quy mô của đội ngũ giảng viên tương xứng với quy mô của mỗi trường đạihọc, cao đẳng Số lượng giảng viên phụ thuộc vào sự phân chia tổ chức trong nhàtrường
Số lượng giảng viên của mỗi trường đại học, cao đẳng phụ thuộc vào quy
mô phát triển nhà trường, nhu cầu đào tạo và các yếu tố khác, chẳng hạn như: chỉtiêu biên chế, công chức của nhà trường, các chế độ chính sách đối với đội ngũgiảng viên Tuy nhiên, dù trong điều kiện nào, muốn đảm bảo hoạt động giảngdạy thì người quản lý cũng đều cần quan tâm đến việc giữ vững sự cân bằng động
về số lượng giảng viên với nhu cầu đào tạo và quy mô phát triển của nhà trường
Về cơ cấu đội ngũ giảng viên
Theo từ điển Tiếng Việt, “Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm
thực hiện các chức năng của chỉnh thể” Như vậy, có thể hiểu cơ cấu đội ngũ
giảng viên là một thể thống nhất, hoàn chỉnh, bao gồm:
- Về chuyên môn: Đảm bảo tỷ lệ giảng viên hợp lý giữa các đơn vị trong
nhà trường, phù hợp với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của từng chuyên ngành đàotạo
- Về lứa tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh
tình trạng hụt hẫng về đội ngũ giảng viên trẻ kế cận, cần có thời gian nhất định đểthực hiện
Trang 32- Về giới tính: Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa giảng viên nam và giảng viên
nữ trong từng khoa, tổ, bộ môn và chuyên ngành đào tạo của nhà trường
- Về chính trị: Duy trì sự cân đối về tỷ lệ giảng viên trong các tổ chức
chính trị - xã hội như: Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản HồChí Minh, Công đoàn,…giữa các phòng, khoa, tổ bộ môn trong nhà trường
Về chất lượng đội ngũ giảng viên
Về phẩm chất: Phẩm chất của các giảng viên tạo nên phẩm chất của đội
ngũ giảng viên, phẩm chất đội ngũ giảng viên tạo nên linh hồn và sức mạnh củađội ngũ này Phẩm chất đội ngũ giảng viên trước hết được biểu thị ở phẩm chấtchính trị, đó là yếu tố rất quan trọng giúp cho người giảng viên có bản lĩnh vữngvàng trước những biến động của xã hội Trên cơ sở đó thực hiện hoạt động giáodục toàn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho sinh viên có hiệu quả Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác, có
chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ là cái xác không hồn Phải có chính trị rồi mới có chuyên môn… Nói tóm lại, chính trị là đức, chuyên môn là tài, có tài
mà không có đức là hỏng.” 20 Tr, 492
Giáo dục có tính chất toàn diện, bên cạnh việc dạy “chữ” và dạy “nghề” thìđiều rất cần thiết là dạy cho sinh viên cách học để làm người, là xây dựng nhâncách cho sinh viên Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của côngnghệ thông tin và truyền thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng đã và đangtrực tiếp đón nhận nhiều luồng tri thức, nhiều luồng văn hoá khác nhau Sự nhạycảm cũng như đặc tính luôn thích hướng tới cái mới của tuổi trẻ rất cần có sựđịnh hướng trong việc tiếp cận và tiếp nhận các luồng thông tin đó Việc khôngngừng nâng cao tính tích cực chính trị cho đội ngũ giảng viên là rất cần thiết, bảođảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa của giáo dục đại học Việt Nam, kết hợp
Trang 33một cách hài hoà giữa tính dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại trong đàotạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục đại học Việt Nam.
Phẩm chất đạo đức mẫu mực cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầucủa giáo dục nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng Cùng với năng lựcchuyên môn, phẩm chất đạo đức được coi là yếu tố nền tảng của nhà giáo Trong
sự nghiệp “trồng người” phẩm chất đạo đức luôn có vị trí nền tảng Nhà giáo nói
chung và đội ngũ giảng viên nói riêng phải có phẩm chất đạo đức trong sáng đểtrở thành tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo, để giáo dục đạo đức và xây dựngnhân cách cho thế hệ trẻ
Về kiến thức: Trình độ của đội ngũ giảng viên là yếu tố phản ánh khả
năng trí tuệ của đội ngũ này, là điều kiện cần thiết để họ thực hiện nhiệm vụ giảngdạy và nghiên cứu khoa học Trình độ của đội ngũ giảng viên trước hết được thể
hiện ở trình độ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ Ở khả năng tiếp cận và
cập nhật của đội ngũ này với những thành tựu mới của thế giới, những tri thứckhoa học hiện đại, những đổi mới trong giáo dục và đào tạo để vận dụng trực tiếpvào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình Mặt khác, trong xuthế phát triển của xã hội hiện đại, ngoại ngữ và tin học cũng là những công cụ rấtquan trọng giúp người giảng viên tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến trên thếgiới tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ, năng lực giảngdạy và nghiên cứu khoa học Hiện nay, trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũgiảng viên đã và đang được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập
Về kỹ năng sư phạm
Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan
hay tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; hoặc là phẩm chất tâm
lý, sinh lý tạo ra cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó.”
[24, tr.678]
Trang 34Đối với đội ngũ giảng viên, năng lực được hiểu là trên cơ sở hệ thống trithức mà người giảng viên được trang bị, họ phải hình thành và nắm vững hệthống các kỹ năng để tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả Kỹ năng của
người giảng viên được hiểu là “khả năng vận dụng những kiến thức thu được vào
hoạt động sư phạm” biến nó thành kỹ xảo Kỹ xảo “là kỹ năng đạt tới mức thuần thục” [24, tr.544]
Giảng dạy và nghiên cứu là hai hoạt động cơ bản, đặc trưng của ngườigiảng viên đại học, cao đẳng Vì vậy nói đến năng lực của đội ngũ giáo viên cầnphải xem xét trên hai góc độ chủ yếu là năng lực giảng dạy và năng lực nghiêncứu khoa học
Năng lực giảng dạy của người giảng viên là khả năng đáp ứng yêu cầu họctập, nâng cao trình độ học vấn của đối tượng; khả năng đáp ứng sự tăng lên vềquy mô đào tạo; khả năng truyền thụ tri thức mới cho sinh viên… Điều đó phụthuộc rất lớn vào trình độ, kỹ năng của người giảng viên; điều kiện và thiết bị dạyhọc và được thể hiện ở chất lượng và hiệu quả đào tạo
Năng lực của người giảng viên còn được thể hiện ở việc khơi dậy tinh thầnsay mê học tập cho sinh viên; gợi mở những vấn đề mới để các em có nhu cầu tìmkiếm tri thức giải quyết vấn đề một cách khoa học và tìm kiếm chân lý khoa học;bồi dưỡng cho các em khả năng tự học, tự nghiên cứu
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác phát triển đội ngũ giảng viên.
Để cho quá trình phát triển đội ngũ giảng viên có hiệu quả có thể sử dụng
phương pháp tiếp cận hệ thống Mô phỏng theo cách tiếp cận này của tác giả
Harold Kootz, Cyril O’Donell, Heinz Weihrich25 Tr, 434 như : “sơ đồ 1.1.Hệthống quản lý nhân sự”
Trang 35Theo tác giả Trần Kiểm trong “Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo
dục” Có thể tóm tắt 7 hoạt động sau đây trong việc phát triển đội ngũ giảng viên.
32 Tr, 326
Kế hoạch hóa nguồn giảng viên Nhằm bảo đảm nhu cầu nguồn giảng
viên luôn được đáp ứng về số lượng và chất lượng Vấn đề này liên quan chặt chẽvới các trường sư phạm, sư phạm kỹ thuật… Kế hoạch hóa nguồn giảng viên làcông việc hằng năm phải đặt ra công việc cụ thể là:
- Các nhân tố bên trong là các giảng viên cần thiết, các bộ phận cần mở rộng haythu gọn, việc cử giảng viên đi đào tạo lại( chuẩn hóa hoặc nâng cao trình độ…)
- Các nhân tố bên ngoài như là tính hấp dẫn của cơ sở giáo dục trong việcthu hút nhân lực bên ngoài vào làm giảng viên, đặc điểm của thị trường lao động
Nguồn từ bên ngoài
Nguồn nội bộ
Tuyển mộ,lựa chọn, sắp xếp ,
đề bạt
Đào tạo
Phát triển Đánh giá
Chỉ đạo Kiểm tra
Trang 36Quy trình kế hoạch hóa nguồn giảng viên bao gồm các bước
Bước 1: Phân tích tình hình sử dụng đội ngũ giảng viên hiện có
Bước 2: Dự báo nhu cầu nguồn lực giảng viên
Bước 3: Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên thông qua kếhoạch
Bước 4: Đề ra giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển giảng viên
Công tác tuyển dụng :
- Thông báo chỉ tiêu, yêu cầu của cơ sở giáo dục đối với các ứng viên dựtuyển ( Nêu các tiêu chuẩn cụ thể đạc biệt là tiêu chuẩn về phẩm chất năng lựcbao gồm trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm)
Các nguyên tắc cụ thể trong tuyển chọn giảng viên
Cơ câú cán
bộ cân đối lâu năm mới trẻ
Tạo
ê kíp trong công tác, trong quản lý
Bảo đảm
bù trừ
bổ sung
Năng độngl inh hoạt
Phát triển
Sơ đồ 1.2: Các nguyên tắc tuyển chọn giảng viên
Trang 37- Lập danh sách, hồ sơ các ứng viên tương ứng với kế hoạch nhân sự
Những nguyên tắc cụ thể trong việc tuyển chọn giảng viên trình bày trong
“sơ đồ 1.2 :Các nguyên tắc tuyển chọn giảng viên” 30 Tr, 327
Chọn lựa:
Bao gồm việc xem xét các hồ sơ , các cuộc khảo sát, trắc nghiệm, thẩmđịnh, đánh giá các ứng viên do những người quản lý trực tiếp tiến hành.Họ sẽ làngười lựa chọn cuối cùng và sử dụng người được lưa chọn Việc đánh giá phảitheo chuẩn khách quan , công khai , công bằng Có như vậy thì ngững giảng viênđược lựa chọn sẽ thấy tự hào vì mình xứng đáng và sẽ có động lực trong công tácsau này
Bố trí sử dụng:
Là quá trình giúp giảng viên mới được tuyển chọn nhanh chóng hòa nhập
và thích nghi với yêu cầu của cơ sở giáo dục Họ sẽ được thông báo mục đích,
Trang 38yêu cầu, chính sách của cơ sở giáo dục và những hành vi được mong đợi của cơ
sở giáo dục từ họ
Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển:
Nhằm nâng cao năng lực sư phạm của mỗi giảng viên Việc huấn luyệnkhông gì hiệu quả bằng xuất phát từ công việc thực tế , từ hoạt động giáo dục ,giảng dạy hằng ngày của họ để bồi dưỡng họ, việc kiểm tra giảng viên phải nhằmmục đích phát triển giảng viên
- Các nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên:
+ Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của giảng viên
+ Đảm bảo sự đóng góp của cá nhân giảng viên cho cơ sở giáo dục
+ Lợi ích và tiềm năng của giảng viên phải gắn với cơ sở giáo dục
- Chiến lược phát triển giảng viên:
+ Chiến lược về cơ cấu + Chiến lược con người + Chiến lược về chuyênmôn
- Tiến trình đào tạo, phát triển giảng viên tuân theo mô hình
Xác định nhu
cầu đào tạo, phát
triển giảng viên
Xây dựng các mục tiêu cụ thể
Lựa chọn nội dung chương trình kế hoạch đào tạo
Đánh giá rút
kinh nghiệm
Tiến hành có hiệu quả chương trình đào tạo
Lựa chọn phương pháp, phương thức, phương tiện
Trang 39
Đánh giá giảng viên:
Các nguyên tắc đánh giá giảng viên căn cứ vào “pháp lệnh công chức năm
2003 và các quyết định 14/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 04/5/2007…”
Nguyên tắc chung: Căn cứ vào mục tiêu ;Bảo đảm tính khách quan;Thường
xuyên và hệ thống ,toàn diện.
Nguyên tắc cụ thể:Thống nhất nhân cách, tâm lý, ý thức với hoạt động giáo
dục; Phát triển; Bảo đảm tính lịch sử; bảo đảm tính toàn diện.
Các phương pháp đánh giá giảng viên gồm: Nghiên cứu lý lịch, tiểu sử, hồsơ; quan sát, trò chuyện, phỏng vấn; phân tích kết quả hoạt động thực tiễn
Đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp, sa thải:
- Thuyên chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu
- Thuyên chuyển lâu dài theo yêu cầu công việc hoặc hợp lý hóa gia đình
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở phân tích lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên, chương 1 đã
hệ thống hoá và đưa ra một số khái niệm liên quan đến việc phát triển đội ngũ
Sơ đồ:1.3 Tiến trình đào tạo, phát triển giảng viên
Trang 40giảng viên Phát triển là sự biểu hiện sự thay đổi, sự tăng tiến về số lượng lẫn chấtlượng của sự vật hiện tượng, của con người trong cộng đồng và trong xã hội.
Cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ giảng viên còn được thể hiện ở sựkhẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này trong bối cảnh đất nướcđang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhậpquốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyếtđịnh sự thành công của công cuộc phát triển đất nước đó là ở quan điểm của tưtưởng Hồ Chí Minh, ở sự định hướng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nêu rõmục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ sốlượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu củathời kỳ mới
Phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng là một quá trình các chủ thểquản lý sử dụng tổng hợp các biện pháp tác động vào đội ngũ giảng viên của Nhàtrường nhằm bảo đảm cho đội ngũ này phát triển đủ về số lượng, đồng bộ về cơcấu và đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng với nhu cầu đào tạo của Nhà trường
Các khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn về xây dựng và phát triển ĐNGVđược nêu ra ở chương 1 sẽ tạo cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nhằm pháttriển ĐNGV Trường CĐ KT Cao Thắng TP HCM giai đoạn hiện nay, góp phầnthúc đẩy chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục cao đẳng, đại học nói riêng
Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG