Thế giới nhân vật trong KAfKA bên bờ biển của HARUKI MURAKAMI luận văn thạc sỹ ngữ văn

123 3.2K 31
Thế giới nhân vật trong KAfKA bên bờ biển của HARUKI MURAKAMI luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---------------------- NGUYỄN THỊ Ý LAN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KAfKA BÊN BỜ BIỂN CỦA HARUKI MURAKAMI CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH VINH - 2011 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề .2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 5. Phương pháp nghiên cứu 10 6. Cấu trúc luận văn .10 Chương 1 : Kafka bên bờ biển trên hành trình sáng tạo của Haruki Murakami 11 1.1. Vài nét về cuộc đời và con đường sáng tạo Haruki Murakami 11 1.1.1. Vài nét về cuộc đời 11 1.1.2. Quá trình sáng tác 13 1.2. Một cái nhìn khái lược về sáng tác của Haruki Murakami 17 1.2.1 Quan niệm nghệ thuật .17 1.2.2. Đề tài sáng tác tiêu biểu .21 1.2.3. Những đặc sắc nghệ thuật. .24 1.3. Kafka bên b bi n – m t d u m c trên h nh trình sáng t o c a ờ ể ộ ấ ố à ạ ủ Haruki Murakami .28 1.3.1 Quá trình hình thành .28 2 1.3.2 Tóm tắt nội dung tác phẩm .33 1.3.3 Những thành công đặc sắc của tác phẩm 35 Chương 2 : Sự phong phú đa dạng của hệ thống nhân vật trong Kafka bên bờ biển 39 2.1 Nhân vật và vai trò nhân vật trong tác phẩm tự sự 39 2.1.1 Giới thuyết khái niệm nhân vật 39 2.1.2. Vai trò nhân vật trong tác phẩm tự sự .40 2.2. Hệ thống nhân vật trong Kafka bên bờ biển .42 2.1. Nhân vật là con người 42 2.2.2. Nhân vật Mèo , Quạ .52 2.2.3. Nhân vật siêu nhiên .54 2.3. Kết cấu nhân vật .56 2.3.1. Nhân vật người kể chuyện .56 2.3.2. Nhân v t trung tâm 64ậ 2.3.3. H th ng nhân v t ph .68ệ ố ậ ụ Chương 3 . Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Kafka bên bờ biển .72 3.1. Sử dụng phương thức huyền thoại hóa .72 3.1.1. Đặt nhân vật trong thế giới dị thường .72 3.1.2. Sử dụng yếu tố phi lý .75 3.1.3. Sử dụng bút pháp huyền thoại trong miêu tả nhân vật 79 3.2. Khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ .88 3.2.1. Khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ người kể chuyện .88 3 3.2.2. Sử dụng ngôn ngữ nhân vật .92 3.3. Sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật cơ bản .97 3.3.1. Thủ pháp dòng ý thức 97 3.3.2. Thủ pháp liên tưởng, đồng hiện .102 3.3.3. Thủ pháp độc thoại nội tâm .105 K t lu nế ậ 109 T i li u tham kh oà ệ ả .114 MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Haruki Murakami là một hiện tượng của văn học đương đại Nhật Bản. Ông là nhà tiểu thuyết tài năng, có cá tính mạnh mẽ, phong cách độc đáo, ông có một sự nghiệp văn học phong phú, đặc sắc và trở thành nhà văn được đọc nhiều nhất hiện nay ở Nhật Bản. Từ thời điểm nhận giải thưởng nhà văn mới Gunzu năm 1979 đến nay, hoạt động và sáng tạo nghệ thuật, tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng bốn mươi thứ tiếng trên thế giới. Murakami đã trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mỹ danh “Nhà văn được yêu thích”, “Nhà văn bet-sellei”, “Nhà văn trẻ”. Trên thế giới, Haruki Murakami đã âm thầm bước lên hàng ngũ nhà văn hàng đầu thế giới. Ở Mỹ, tiểu thuyết của H. Murakami có 8 cuốn được dịch sang tiếng Anh. Tác phẩm của Murakami đã tiêu thụ được hơn một triệu bản. Trong xuất bản nước Anh, tuy tiểu thuyết dịch chỉ chiếm trên dưới 6%, nhưng mười năm nay đã xuất bản 10 tác phẩm của Murakami. Đặc biệt, nơi hình thành cơn sốt đọc Murakami mang tính đại chúng vẫn là Đông Á như: Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Haruki Murakami sáng tác trên cả hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhưng thành công hơn cả là thể loại tiểu thuyết với những tác phẩm như: Lắng nghe gió hát (1979), Rừng Na uy (1987), Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời (1992), Kafka bên bờ biển (2002) Các tác phẩm của ông luôn đặt ra nhiều vấn đề về quá trình phát triển của đất nước Nhật Bản, như sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tăng trưởng kinh tế khiến tâm hồn con người trở nên trống rỗng. Trong những năm gần đây, sáng tác của Haruki Murakami đã lần lượt được dịch và giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên những bài viết, những đề tài nghiên cứu về H. Murakami đa phần đều chỉ mới khái lược vài nét về sự nghiệp và phong cách của ông, hoặc tập trung tranh luận về tác phẩm, như Rừng Na uy hay Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời mà chưa đi sâu khảo sát 5 một cách có hệ thống. Nghiên cứu tiểu thuyết Kafka bên bờ biển, vì vậy góp phần tìm hiểu tài năng nghệ thuật của Haruki Murakami. 1.2. Kafka bên bờ biển là một trong những tác phẩm được xem là thành công nhất của Haruki Murakami. Tác phẩm thể hiện một hình thức tự sự mới lạ. Với tác phẩm này, ông được tặng giải thưởng F. Kafka của Hội nhà văn Cộng hòa Séc. Nghiên cứu thế giới nhân vật trong Kafka bên bờ biển không chỉ để hiểu những sáng tạo nghệ thuật của Haruki Murakami mà còn tiếp cận những khuynh hướng tìm tòi, thể nghiệm của các nhà tiểu thuyết hậu hiện đại, điều mà đến nay ở Việt Nam chưa có nhiều thành tựu. 1.3. Với Kafka bên bờ biển, Murakami đã khám phá những tồn tại sâu kín của con người, từ đó lý giải vấn đề tồn vong của xã hội loài người. Tiểu thuyết mang đậm tính siêu thực, ám ảnh, mà rõ nhất là ở thế giới nhân vật. Nghiên cứu thế giới nhân vật đó là hướng tiếp cận có ý nghĩa để khám phá thế giới nghệ thuật đặc sắc và nhiều bí ẩn của tác phẩm. 1.4. Tác phẩm với hơn 500 trang và dường như ở trang nào cũng chứa đựng những điều huyền bí, mê hoặc, sự phong phú trong thể hiện tính cách nhân vật. Qua hệ thống nhân vật, tác phẩm đã phản ánh hiện thực nhiều chiều về con người và đất nước Nhật Bản đương đại. Thông qua hình ảnh nhân vật Kafka và Nakata và những nhân vật khác, nhà văn muốn đưa đến cho người đọc những vấn đề mà lịch sử xã hội không giải quyết được mà chỉ có con người tự tìm câu trả lời. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thế giới nhân vật trong tác phẩm, vì vậy không chỉ để hiểu về tài năng sáng tạo của H. Murakami mà còn gợi mở nhiều vấn đề lý luận tiểu thuyết hậu hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nhà văn Haruki Murakami hiện đang là một trong số tác giả nổi tiếng và ăn khách nhất trên thế giới, tên tuổi của ông nhanh chóng trở thành một sức hút kỳ lạ đối với những ai yêu thích văn chương. Những tác phẩm của Haruki Murakami luôn được chào đón nồng nhiệt ở quê nhà Nhật Bản và 6 cả ở phương Tây xa xôi. Điều đó chứng tỏ tài năng văn chương bậc thầy của nhà văn xứ sở hoa anh đào này. Ẩn sau lớp phủ của cái chết, tình yêu, nhục thể,…tiểu thuyết Haruki Murakami phản ánh những khát khao về một sự tồn tại đích thực, sự bình yên trong cuộc sống, sự thăng hoa của tình yêu. Với 30 năm cầm bút, ông đã vẽ nên một bức tranh về nước Nhật thời hậu chiến bao trùm bởi tâm trạng lãnh đạm, chán nản qua những trang văn khi siêu thực, lúc kỳ ảo và rải rác pha trộn những yếu tố tâm lý triết học phương Tây. Đánh giá về tiểu thuyết H. Murakami, nhà nghiên cứu Mitsuyoshi Numano nhấn mạnh: “Tác phẩm của H. Murakamivăn phong trau chuốt, cốt truyện, cấu tứ khéo léo, đan xen khéo léo giữa hiện thực và kỳ ảo, mang phong vị Nhật Bản vừa đủ trong bầu không khí kiểu Âu Mĩ và có sự đồng cảm với cuộc sống thành thị của những người độc thân trẻ tuổi. Nhưng bên cạnh những lý do kể trên thì cái chính là bởi những điều mà H. Murakami đặt ra trong tác phẩm. Những tác phẩm: Rừng Na uy, Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển, Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời, đến Người tình Spunik là những hành trình đầy trăn trở, những cuộc lãng du kỳ lạ trong hiện thực, những cuộc vượt thoát ra ngoài không gian thời gian và thám hiểm vào cõi nội tâm đầy bí ẩn của con người”. Với nhà văn H. Murakami, sáng tạo phải gắn với hiện thực, thông qua các kiệt tác của mình đã chứng minh rằng ông không làm cái việc đáng chán là gom nhặt các mảnh vỡ của hiện thực để xây dựng một hình ảnh nguỵ tạo về thế giới hoàn hảo như con người muốn nhìn thấy, ông bình thản chấp nhận cái thế giới như nó vốn có. Bằng những tuyệt phẩm của mình, H. Murakami đã từng bước chinh phục độc giả toàn cầu, góp phần khẳng định tên tuổi của mình – một thần tượng của văn hoá Nhật Bản đương đại. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu giới thiệu H. Murakami chưa có nhiều thành tựu. Sau hàng loạt tác phẩm của H. Murakami được dịch và giới thiệu ở nước ta, sự quan tâm của công chúng đối với tác phẩm H. Murakami là rất lớn, nhất là độc giả trẻ. Ngày 17 tháng 3 năm 2007, tại Hà Nội, lần đầu tiên đã 7 diễn ra hội thảo về chuyển dịch và xuất bản tác phẩm của hai tác giả Nhật Bản với chủ đề Thế giới của Haruki Murakami và Banana Yoshimoto. Tại đây các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số ý kiến đáng chú ý. Nhà nghiên cứu, dịch giả Nhật Chiêu đã đề cập đến vấn đề truyền thống và hiện đại trong tiểu thuyết H. Murakami. Ông viết: “Khi nhắc đến văn học Nhật Bản, người ta thường nghĩ đến Kimino và hoa anh đào. Tuy nhiên Murakami là nhà văn của thế kỷ 21 và ông viết những gì đang diễn ra ở Nhật Bản. Tác phẩm của ông thẫm đẫm bản sắc Nhật Bản” [14]. Ở một cái nhìn khác, dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng đã đặt vấn đề về cái gọi là bản sắc dân tộc trong tiểu thuyết H. Murakami. Ông viết: “Nói đến văn học Nhật Bản, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là võ sĩ, trà đạo, kimono. Các nhà văn Việt Nam nên lấy các tác phẩm của Murakami làm tiền lệ để suy nghĩ xem bản sắc là cái gì và làm thế nào để có được một tác phẩm lớn” [62, tr. 15]. Vào năm 1996, Rừng Na uy là tác phẩm đầu tiên của Haruki Murakami được chuyển ngữgiới thiệu ở Việt Nam (Trịnh Lữ dịch, Nxb Hội Nhà văn). Tác phẩm ngay lập tức thu hút sự quan tâm của độc giả cũng như giới nghiên cứu trên các diễn đàn của văn chương Việt. Tiếp sau đó, các cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Haruki Murakami liên tục được chuyển ngữ và ra mắt bạn đọc. Diễn đàn văn chương Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu “nhập cuộc” khi bản dịch “Biên niên kí chim vặn dây cót” của Trần Tiễn Cao Đăng được nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Nhã Nam ấn hành năm 2006. Dịch giả của cuốn sách đã đánh giá: “…có lẽ chỉ với một tiểu thuyết “nặng kí” như “Biên niên kí chim vặn dây cót”, tầm vóc của Murakami như một nhà văn của thứ “văn chương lớn” mới bộc lộ đầy đủ trước người đọc tất cả sự đồ sộ và phức tạp của nó” [45, tr. 3]. Một số nhà nghiên cứu khác cũng đồng tình với Trần Tiễn Cao Đăng về giá trị của cuốn sách và ra sức giới thiệu nó như một cuốn sách “đáng đọc”. 8 Năm 2007, nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã cho xuất bản cuốn Truyện ngắn Murakami – nghiên cứu và phê bình của Hoàng Long. Cuốn sách giới thiệu 5 truyện ngắn của Kawabata, 14 truyện ngắn tiêu biểu của Murakami đặt trong sự đối sánh qua đó thấy được sự vận động của văn hóa Nhật Bản từ Kawabata đến Haruki Murakami. Cuốn sách còn nhìn lại những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời H. Murakami tác động tới sự ra đời của các tác phẩm văn học. Điều đó giúp ta không chỉ hiểu văn mà còn hiểu đời của H. Murakami. Bên cạnh đó, đã xuất hiện một số bài viết bàn về nghệ thuật tự sự; nghệ thuật thể hiện tâm lý; thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Murakami; thông điệp nhạc Jazz, vấn đề tính dục . trong tiểu thuyết H. Murakami. Nhiều blog (nhật ký trên mạng), forum (diễn đàn) đã được mở ra để thảo luận, đánh giá, trao đổi sáng tác của Murakami. Cùng với nó là sự xuất hiện của nhiều trang Web cũng đăng khá nhiều tin bài về Murakami và những sáng tác của ông. Tuy nhiên, nhìn chung các bài viết mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu, cảm nhận bước đầu về tác phẩm Murakami. Có thể nói, sáng tác của Murakami thực sự đã trở thành một hiện tượng trong đời sống văn dịch ở nước ta những năm gần đây. Bên cạnh đó hàng loạt các bài nghiên cứu của các tác giả khác cũng đồng loạt xuất hiện. Từ Katherine Knorr với Một tiểu thuyết gia Nhật Bản trong hành trình tìm kiếm những lý tưởng đã mất đăng trên Diễn đàn Người đưa tin Quốc tế đến Khoảng không gian tinh thần – Những điều kì lạ bên trong những thế giới Haruki Murakami đăng trên Báo thành phố Philadelphia, Mĩ, tháng 12.1997… Tất cả đều hướng đến việc công nhận tài năng của Murakami. Các bài luận văn nghiên cứu về Murakami cũng xuất hiện khá nhiều, đáng kể nhất có thể nói là Haruki Murakami và Nhật Bản ngày nay của Aoki Tamotsu xuất bản tại Xưởng in Đại học Hawaii – tháng 12.1996. Tính đến nay, có khoảng trên 20 đầu sách thực sự có giá trị viết về nhà văn Haruki Murakami và các tác phẩm của ông. Từ Tiểu thuyết mới Nhật 9 Bản: Văn hóa đại chúng và văn học truyền thống trong sáng tác của Haruki Murakami và Banana Yoshimoto của Giorgio Amitrano (NXB Cheng & Tsui, 26.01.1996), Khiêu vũ với cừu: Đi tìm sự đồng nhất trong tiểu thuyết của Haruki Murakami của Matthew Carl Strecher (Trung tâm Nhật Bản, Đại học Michigan, tháng 03.2002) đến Haruki Murakami và âm nhạc của ngôn từ của Jay Rubin (NXB Vintage, 06.01.2005)… “The Wind – Up Bird Chronicle” là bản dịch tiếng Anh của “Nejimaki- dori kuronikuru” , tức Biên niên ký chim vặn dây cót, xuất bản ở Nhật năm 1992. Jay Rubin chuyển ngữ sang Anh ngữ, xuất bản ở Mỹ cuối năm 1994 đầu năm 1995 (NXB Knopf ấn hành). Dường như ngay lập tức tên tuổi của Murakami được nâng lên tầm thế giới và có lẽ người đọc ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương tôn sùng ông như một nhà tiểu thuyết Nhật Bản đáng được nhắc đến nhiều nhất. Các động thái tiếp nhận "The Wind - Up Bird Chronicle" gần như thuần nhất, độc giả thế giới nhận ra được những giá trị “vượt ngưỡng” mà một tác phẩm văn học có thể đạt được. "The Wind - Up Bird Chronicle", do vậy, đã làm tốn khá nhiều giấy mực của các tạp chí lớn trên thế giới. Các trang Web về sách đưa tên ông lên hàng đầu, các bài giới thiệu, các cuộc trả lời phỏng vấn, các bài luận văn ở giảng đường đại học… tất cả đều muốn nói đến "The Wind - Up Bird Chronicle" của Murakami: “Tác phẩm là một sự khó hiểu có chủ ý, một sự khó hiểu của hình ảnh phi lý, thế giới phi lý. Nó không dễ đọc, nhưng không bao giờ không hấp dẫn” (Phoebe – Lou Adams, “Nguyệt san Đại Tây Dương”), "Biên niên kí chim vặn dây cót" có trong nó những cơn bão, chủ yếu trong sự sáng tạo không bằng phẳng của nó” (Jamie James, “The New York Times”)… 2.2. Murakami đến với văn chương như một sự tình cờ, ngẫu nhiên của số phận. Ông đi theo con đường riêng, trong đó việc chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây, đặc biệt là của văn hóa Mỹ được xem là một dấu ấn. Điều này đã khiến cho ông phải chịu đựng sự chỉ trích mạnh mẽ của giới nghiên cứu phê 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan