1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tâm lý học sự hình thành và phát triển phạm trù hoạt động trong tâm lý học mác xít

18 48 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 110 KB

Nội dung

Mặc dù hiện nay có sự thống nhất trong giới tâm lý học, lấy đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là tâm lý, song vẫn cùng tồn tại nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tâm lý học ngày nay trở thành lĩnh vực đa ngành nhằm phục vụ những nhu cầu đa dạng của cuộc sống, nên việc hình thành quan điểm tiếp cận nhiều phạm trù trong nghiên cứu tâm lý học là điều đương nhiên. Tâm lý học Mácxít là nền tâm lý học đứng trên quan điểm duy vật biện chứng để nghiên cứu nguồn gốc, bản chất của tâm lý. Để giải quyết những vấn đề cơ bản của mình tâm lý học Mác xít cũng dựa trên một hệ thống phạm trù đã được nhiều thế hệ các nhà tâm lý học xây nên, trong đó các phạm trù cơ bản gồm: phạm trù phản ánh (phản ánh tâm lý);

Trang 1

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHẠM TRÙ HOẠT ĐỘNG

TRONG TÂM LÝ HỌC MÁC – XÍT

Mặc dù hiện nay có sự thống nhất trong giới tâm lý học, lấy đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là tâm lý, song vẫn cùng tồn tại nhiều cách tiếp cận khác nhau Tâm lý học ngày nay trở thành lĩnh vực đa ngành nhằm phục vụ những nhu cầu đa dạng của cuộc sống, nên việc hình thành quan điểm tiếp cận nhiều phạm trù trong nghiên cứu tâm lý học là điều đương nhiên Tâm lý học Mác-xít là nền tâm lý học đứng trên quan điểm duy vật biện chứng để nghiên cứu nguồn gốc, bản chất của tâm lý Để giải quyết những vấn đề cơ bản của mình tâm lý học Mác- xít cũng dựa trên một hệ thống phạm trù đã được nhiều thế hệ các nhà tâm lý học xây nên, trong đó các phạm trù cơ bản gồm: phạm trù phản ánh (phản ánh tâm lý); phạm trù hoạt động, phạm trù nhân cách và phạm trù giao tiếp Bốn phạm trù này là những khái niệm tâm

lý học lớn nhất, có khả năng bao quát các phạm trù, khái niệm tâm lý khác và đóng vai trò chủ đạo trong giải quyết các vấn đề chính của tâm lý học Trong

đó, hoạt động là phạm trù cơ bản của triết học Mác được các nhà tâm lý học Liên xô nghiên cứu vận dụng vào trong tâm lý học và trở thành phạm trù cơ bản, trung tâm của tâm lý học Mác- xít

********************

Phạm trù hoạt động lần đầu tiên xuất hiện không phải trong tâm lý học

mà là trong triết học cổ điển Đức Chính Hêghen nhà triết học duy tâm người Đức là người đầu tiên xây dựng nên cả một học thuyết về phạm trù hoạt động Ông đã phát hiện ra phạm trù hoạt động và xem phạm trù hoạt động là cái xuyên suốt của tinh thần tuyệt đối, hoạt động chính là cái được sinh ra từ nhu cầu nội tại của cái tinh thần tuyệt đối Theo Hêghen: “…nền tảng thế giới quan triết học của mình là tinh thần tuyệt đối được hiểu như đấng tối cao sáng

Trang 2

tạo ra thế giới tự nhiên và con người Mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ta,

từ những sự vật tự nhiên cho đến những sản phẩm hoạt động của con người, chỉ là hiện thân của tinh thần tuyệt đối được hiểu như là thực thể sinh ra mọi cái trên thế giới”1 Như vậy, mặc dù Hêghen là người đầu tiên xây dựng nên phạm trù hoạt động, nhưng quan niệm của ông về phạm trù này chưa đúng đắn Hoạt động theo quan niệm của Ông không phải là hoạt động của con người thực mà là hoạt động của cái tinh thần tuyệt đối, đó là quan niệm hoàn toàn duy tâm về hoạt động của con người

Các nhà tâm lý học trong lịch sử quan niệm về hoạt động của con người với nhiều trường phái khác nhau, thực chất của cuộc đấu tranh xác định đối tượng nghiên cứu của các trường phái tâm lý học

Khuynh hướng thứ nhất: xác định đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là “cái tâm lý” thuần nhất

Đại biểu cho khuynh hướng này là các trường phái tâm lý học duy tâm nội quan, tâm lý học ý thức, tâm lý học liên tưởng, tâm lý học Gestalt, Phân tâm học…Các trường phái này đã đồng nhất tâm lý với hiện tượng ý thức, các trạng thái tâm lý như những quá trình ý thức tự nảy sinh; coi tâm lý là những quá trình chỉ xuất hiện trong “cái tôi”; tâm lý là những quá trình do niềm tin sinh ra trong bản thân “dòng ý thức” thường trực; thậm chí phân tâm học lại lấy các trạng thái tâm lý xuất phát từ cái “vô thức” sâu thẳm trong cơ thể, toàn

bộ cuộc sống của con người cũng như các trạng thái tâm lý đều bắt nguồn từ cái vô thức đó tâm lý học Gestalt chọn “tri giác” làm khái niệm trung tâm và nhấn mạnh tính chất cấu trúc toàn vẹn của các cấu tạo tâm lý và cho rằng các cấu trúc vật lý, sinh lý và tâm lý tương ứng với nhau Sự tương ứng ấy về thực chất chỉ là bề ngoài, cho nên các hiện tượng tâm lý chỉ là nguyên nhân của chính chúng mà thôi,…

1 Lịch sử triết học, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr.

Trang 3

Các trường phái tâm lý học trên đây chỉ nghiên cứu tâm lý trong các hiện tượng ý thức cá nhân, họ cho rằng muốn nghiên cứu được tâm lý chỉ có một cách duy nhất là tự mình quan sát, tự mình trải nghiệm để hiểu tâm lý của chính mình Người khác không thể hiểu được tâm lý của mình, có chăng cũng chỉ là thông cảm mà thôi hoặc cùng lắm là “suy bụng ta ra bụng người” Như vậy các trường phái tâm lý này khi nghiên cứu phân tích các hiện tượng tâm

lý vẫn chủ yếu đứng trên lập trường hiện tượng luận thuần tuý, chủ yếu là lấy

các hiện tượng tâm lý để giải thích các hiện tượng tâm lý Tức là đặt chúng trong một hệ thống kín, nội tại trong tâm hồn hay trong cơ thể Nói cách khác các trường phái này nghiên cứu tâm lý theo hướng duy tâm nội quan, kết quả nghiên cứu của họ không nhìn thấy, không đo đếm được nên nó thiếu chính xác và không khách quan

Để khắc phục hạn chế này vào năm 1879 khi làm giáo sư triết học ở Leipzig, Wundt đã tổ chức ra phòng thực nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới, nhằm nghiên cứu tâm lý người bằng phương pháp thực nghiệm Nhưng phương hướng chỉ đạo trong nghiên cứu tâm lý của Ông là các hiện tượng tâm lý đều ở trong vòng các hiện tượng tinh thần của con người và đều xuất phát từ ý thức Ông không hề xem xét tới các hoạt động của con người, theo Ông hoạt động không liên quan gì đến tâm lý của họ, tất cả mọi thứ là do

“tổng giác” tạo ra tức là do cảm giác, tri giác của con người tạo ra chứ không phải do hoạt động của con người với thế giới xung quanh Do đó tâm lý học của Wundt còn được gọi là tâm lý học duy tâm chủ quan, ý chí luận, lấy phương pháp nội quan làm phương pháp nghiên cứu tâm lý người Vì vậy, trước sự phát triển của khoa học và sự biến đổi của thực tiễn xã hội thời điểm

đó đã làm cho tâm lý học duy tâm nội quan đi vào bế tắc

Nhằm khắc phục tình trạng này các trường phái tâm lý học khách quan chủ nghĩa như tâm lý học Gestalt và phân tâm học ra đời Tâm lý học khách quan ra đời đã mở ra một cách nhìn mới khác với cách nhìn lâu nay trong tâm

Trang 4

lý học truyền thống, về đối tượng và phương pháp nghiên cứu tâm lý học Những nội dung cơ bản trong tâm lý học khách quan đã trở thành phương hướng chỉ đạo cho sự phát triển của khoa học tâm lý và có ảnh hưởng nhất định tới các ngành khoa học khác khi nghiên cứu về con người Bên cạnh đó tâm lý học khách quan cũng còn nhiều hạn chế, thiếu sót như: quá nhấn mạnh cái vô thức mà không thấy được vai trò của hoạt động của con người

Như vậy tất cả các trường phái tâm lý học theo khuynh hướng thứ nhất đều không đề cập đến hoạt động của con người, không coi hoạt động là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học Do đó các trường phái tâm lý học này rơi vào bế tắc và không thể đi xa hơn nữa

Khuynh hướng thứ hai: thuyết hành vi của J.Watson

Từ sự bế tắc của các dòng phái tâm lý học theo khuynh hướng thứ nhất

đã dẫn đến sự xuất hiện của trường phái tâm lý học theo khuynh hướng thứ hai, đó là thuyết hành vi của J.Watson Đây là những ý tưởng rất tiến bộ của J.Watson thời kỳ đó

Theo khuynh hướng này, xác định đối tượng nghiên cứu của tâm lý học

là hành vi, đây được coi là một bước tiến quan trọng trong lịch sử tâm lý học,

đã đánh dấu thời kỳ phát triển mới của tâm lý học khách quan Trong tâm lý học hành vi cổ điển, thì hành vi của người và hành vi của động vật bị đơn giản hoá thành những cử động cơ thể Hành vi chẳng qua chỉ là một tổ hợp các phản ứng nhằm đáp lại các kích thích từ bên ngoài Quan niệm ấy được biểu đạt bằng công thức nổi tiếng S  R Trong công thức này thì hành vi chỉ được coi là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể với môi trường Còn tâm lý, ý thức chẳng qua chỉ là những hiện tượng phụ, không có vai trò gì trong việc điều khiển hành vi Theo J.Watson thì tâm lý học hành vi không phủ nhận tâm

lý, ý thức, nhưng họ không quan tâm tới việc mô tả trạng thái ý thức mà chỉ quan tâm tới hành vi của con người; quan tâm tới những biểu hiện bề ngoài Theo các nhà hành vi, tâm lý học phải nghiên cứu hành vi người, nghĩa là đưa

Trang 5

cuộc sống hàng ngày vào đối tượng nghiên cứu của tâm lý học, vì hành vi của con người là biểu hiện tâm lý bên trong của họ, đây là điểm khác biệt cơ bản giữa tâm lý học hành vi của J.Watson với tâm lý học “duy linh” trước đó Như vậy, việc lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu của tâm lý học thực sự là một đóng góp tích cực, là hướng nghiên cứu táo bạo, là cơ sở đầu tiên khuyến khích các nhà khoa học, các nhà tâm lý học đi sâu khám phá thế giới tâm lý con người với những quan điểm phù hợp hơn Phương pháp luận trong nghiên cứu về con người của tâm lý học hành vi đã phủ nhận phương pháp duy tâm nội quan, coi “thế giới ý thức với tư cách là một thế giới huyền bí khép kín trong “hồn” Việc các nhà hành vi chỉ quan tâm nghiên cứu hành vi là cái có thể quan sát được đã làm cho tâm lý học trở thành một khoa học khách quan

và chuyển sang lập trường của chủ nghĩa duy vật Giáo sư Phạm Minh Hạc cho rằng: “nhờ đưa phạm trù hành vi vào tâm lý học, thuyết Watson trong một mức độ nhất định đã giúp tâm lý học thoát được thần bí “ý thức”, “hồn”,

“tâm hồn” và khởi đầu trào lưu mang tinh thần duy vật máy móc, nhằm khẳng định phương pháp tiếp cận khách quan dùng vào nghiên cứu các hiện tượng tâm lý Đó chính là ý nghĩa tuyệt vời của lý thuyết tâm lý học hành vi”2

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của tâm lý học hành vi là quan niệm về con người và đời sống tâm lý con người một cách cơ học, máy móc giống như tâm lý động vật, Watson đã loại trừ các hiện tượng của ý thức, tư tưởng, tình cảm, các quá trình sinh lý thần kinh,… ra khỏi các quá trình kích thích – phản ứng Như vậy, Watson đã không thấy được tâm lý con người hình thành trong hoạt động, biểu hiện trong hoạt động

Để khắc phục những hạn chế của Watson, thuyết hành vi mới của E Tolman và C Hull, hay thuyết hành vi bảo thủ của B.F Skinner đã có những thay đổi song về bản chất vẫn không thay đổi Họ vẫn không hề thừa nhận có

2 Phạm Minh Hạc, H nh vi v ho ành vi và ho ành vi và ho ạt động, Viện khoa học giao dục, H N ành vi và ho ội 1983 tr 63

Trang 6

sự tham gia của tâm lý, ý thức vào quá trình điều khiển hành vi, hạ thấp hành

vi của con người xuống ngang hàng với hành vi của động vật

Khuynh hướng thứ ba: Thống nhất ý thức với hoạt động

Luận điểm về sự thống nhất giữa ý thức và hoạt động đã xuất hiện vào thời kỳ mà trong hoàn cảnh tâm lý học hành vi đi vào bế tắc, đòi hỏi phải có một trường phái tâm lý học mới thực sự khách quan, khoa học và cách mạng

ra đời, đó là tâm lý học Mác xít Ở giai đoạn tiền phát triển của tâm lý học Xô Viết, K.N.Coóc-nhi-lốp (1879 – 1957) đã đưa ra cách giải quyết vấn đề này Ông chủ trương kết hợp quan điểm của tâm lý học hành vi với quan điểm của tâm lý học nội quan Theo suy nghĩ như vậy, đã đưa ra thuyết “phản ứng học”, coi đó là lý luận tâm lý học Mác-xít K.N.Coóc-nhi-lốp đã nói nhiều tới hoạt động lao động của con người và vai trò của hoạt động này trong việc hình thành tâm lý Tuy nhiên, khi phân tích các đề án do K.N.Coóc-nhi-lốp tiến hành, người ta nhận thấy ông giải thích phạm trù hoạt động đóng khung trong phạm vi thuyết vị sinh lý là nguyên tắc phản ứng một chiều Quan điểm

bổ khuyết cái cũ bằng thuyết hành vi chủ nghĩa đã không tránh khỏi việc giữ nguyên quan điểm sai trái của tâm lý học nội quan về ý thức và quan điểm máy móc về hành vi Mặc dù cách giải quyết còn sai lầm, song lần đầu tiên trong lịch sử khoa học, K.N.Coóc-nhi-lốp đã đưa ra yêu cầu tâm lý học phải trở thành tâm lý học Mác xít cách mạng, khoa học, được phát biểu một cách công khai, rõ ràng và có ý nghĩa thực sự

Sau bản báo cáo trên, hàng loạt các nhà tâm lý học Xô viết đi vào nghiên cứu hoạt động của con người, trong đó có M.Ia.Basôv (1872 – 1931) nhà tâm lý học người Nga, ông là người đầu tiên có công khám phá ra phạm trù hoạt động trong tâm lý học M.Ia.Basôv cho rằng, ý thức con người bao giờ cũng được hình thành trong hoạt động và chỉ trong hoạt động Đây là sự phát triển mới trong nhận thức về phạm trù hoạt động của các nhà tâm lý học Liên Xô ở thời kỳ này Nhưng các nghiên cứu của ông về “hoạt động”

Trang 7

trong tâm lý học vẫn chỉ dừng lại ở một khái niệm chưa đầy đủ, nhất là vấn đề hoạt động có đối tượng của con người Vì vậy nó đòi hỏi các nhà tâm lý học Xô viết phải tiếp tục nghiên cứu và làm rõ phạm trù hoạt động

Sau khi phân tích các xu hướng tâm lý học chủ yếu đầu thế kỷ XX, L.X.Vưgôtxki (1896 – 1934) người có công lao sáng lập, đặt nền móng cho tâm lý học hoạt động, đã đi đến một kết luận cần phải xây dựng một nền tâm

lý học lấy phạm trù hoạt động làm phạm trù then chốt Ông đã quán triệt tư tưởng của Mác - Ăng ghen về phạm trù hoạt động và coi đó như là một phạm trù cơ bản để hiểu về tâm lý, tâm hồn con người

Theo Lép Xêminôvich Vưgốtxki, Tâm lý học Mác xít phải đi vào nghiên cứu tâm lý, ý thức con người, với phương pháp nghiên cứu tâm lý thông qua hoạt động L.X.Vưgốtxki đã đề xuất cách tháo gỡ tình trạng khủng hoảng trong tâm lý học hiện thời và khẳng định sự cần thiết phải xây dựng một nền tâm lý học mới thực sự khách quan, khoa học Nền tâm lý học đó không nghiên cứu phản ứng, phản xạ hay hành vi đơn thuần mà nghiên cứu ý thức, hoạt động có ý thức của con người Nhiệm vụ hàng đầu của tâm lý học hoạt động là đặt con người vào vị trí trung tâm Tâm lý học hoạt động phải khác với tâm lý học mô tả và giải thích, các nhà tâm lý học Xô viết phải đề ra cho bản thân mình nhiệm vụ lý giải bản chất các chức năng tâm lý chuyên biệt của con người, và điều khiển sự vận hành của các chức năng ấy cũng như tìm cơ chế hình thành các chức năng ấy Để giải quyết được nhiệm vụ này, tâm lý học phải thoát khỏi thế giới trạng thái hay quá trình ý thức khép kín, phải hướng tới việc nghiên cứu các quá trình hành vi và ý thức người tham gia vào cuộc sống của họ Nói cách khác, là cần phải nghiên cứu ý thức hay

tác động qua lại với môi trường xung quanh Từ đây phạm trù hoạt động đã trở thành đối tượng nghiên cứu của tâm lý học và là phạm trù trung tâm trong

Trang 8

tâm lý học Mác xít Trên cơ sở đó, vào năm 1925 ông đã công bố bài báo có tính chất cương lĩnh mở đầu cho nền tâm lý học hoạt động “ý thức là vấn đề của tâm lý học hành vi” Trong bài báo này ông chỉ ra rằng: không thể lấy bất

cứ một nền tâm lý học nào trong số các trường phái tâm lý học nêu trên làm điểm xuất phát để xây dựng một nền tâm lý học thực sự khoa học, kể cả tâm

lý học hành vi, một trào lưu tâm lý học được phổ biến hầu hết trong thế giới

tư bản Bởi vì “nếu loại trừ vấn đề ý thức, thì bản thân tâm lý học tự ngăn mình không nghiên cứu bất cứ một vấn đề phức tạp nào của hành vi con người”3 Trong bài báo có ý nghĩa mở đầu, Vưgôtxki đã nêu lên một số luận điểm cơ bản, trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh: Nghiên cứu tâm lý người phải bằng phương pháp hoạt động, phải hoàn toàn đoạn tuyệt với quan điểm sử dụng duy nhất phương pháp nội quan Đây là quan niệm đúng đắn, khoa học của tâm lý học Mác xít trong việc xác định hoạt động là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học

Như vậy, có thể thấy cương lĩnh mở đầu xây dựng nền tâm lý học Mác xít của Lép Xêminôvich Vưgốtxki có sự khác biệt cơ bản với bài báo

có tính chất cương lĩnh của Watson Thuyết hành vi tuy đã tạo ra không khí khoa học hoàn toàn mới khác hẳn với các trường phái tâm lý học thời

đó, nhưng họ đã mắc sai lầm khi chỉ coi hành vi là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học còn các yếu tố khác như ý thức, hoạt động… của con người đều bị loại bỏ Khác với các nhà hành vi, các nhà tâm lý học Mác xít khẳng định rằng, đối tượng của tâm lý học Mác xít không chỉ là mặt tâm

lý của hoạt động với tính cách là cơ sở của phản ánh và biểu hiện tâm lý, cũng không phải là “cuộc sống tâm lý” của những tâm thế và nhu cầu như là những yếu tố chủ yếu của cơ thể Đối tượng của tâm lý học Mác xít là hoạt động của con người, hoạt động giữ chức năng đưa chủ thể vào cải tạo thế giới khác quan, và cũng giữ chức năng chuyển thế giới khách quan vào trong chủ thể

3 Tâm lý học, Tập 1, Nxb Giáo ducj, 1977, tr 53

Trang 9

Trong tâm lý học Mác xít, nguồn gốc của tâm lý nói chung được nảy sinh từ những biến đổi trong sự tác động giữa con người và môi trường, nghĩa là nảy sinh từ hoạt động của con người Do đó chỉ có bằng phương pháp tiếp cận hoạt động mới có thể nghiên cứu được một cách đầy đủ nội dung tâm lý của con người Mối quan hệ qua lại giữa con người và thực tiễn xung quanh được xác định là sự tác động qua lại có nội dung hoạt động giữa chủ thể và đối tượng Trong đó, sự tác động được coi là cái thứ nhất, tâm lý là cái thứ hai, quá trình tác động ấy con người cải tạo tự nhiên bằng hoạt động của mình, và sản xuất ra thế giới đối tượng Sản phẩm đối tượng là do con người tạo ra, là những lực lượng bản chất của con người được đưa ra ngoài thành sản phẩm Nói cách khác là quá trình hoạt động con người đã truyền vào sản phẩm lao động của mình toàn bộ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, vốn sống, kinh nghiệm tức là truyền tâm lý của mình vào trong sản phẩm đồng thời trong quá trình hoạt động con người đã tiếp thu lĩnh hội các giá trị văn hoá, tinh thần các kinh nghiệm xã hội - lịch sử có trong đối tượng Đây là quá trình hình thành tâm

lý - ý thức, tức là hình thành tri thức, kỹ xảo, kỹ năng,…và các thuộc tính nhân cách của con người Những hoạt động của con người không phải là các phản ứng đối với các kích thích bên ngoài, mà nó là quá trình chuyển hoá của chủ thể thành khách thể và ngược lại Hay nói cách khác, hoạt động của con người cùng lúc thực hiện hai quá trình là quá trình chủ thể hoá đối tượng (con người tạo ra sản phẩm) và quá trình đối tượng hoá chủ thể (con người lĩnh hội các thao tác nằm trong đối tượng, các quan hệ sau đối tượng) Với quan niệm như vậy, hoạt động trở thành chìa khoá để các nhà khoa học tâm lý có khả năng nghiên cứu một cách khách quan các hiện tượng tâm lý của con người,

và đồng thời làm cho phạm trù hoạt động thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu của tâm lý học Quá trình phân tích làm sáng tỏ nội dung luận điểm của tâm lý học Mác xít về việc xác định phạm trù hoạt động là đối tượng của tâm

lý học, chúng ta đã xác định được con đường nảy sinh, hình thành và phát

Trang 10

triển tâm lý, ý thức ở người: tâm lý người được hình thành trong quá trình con người thực hiện các hoạt động và qua sản phẩm của hoạt động Các nhà tâm

lý học Mác xít cho rằng ý thức không phải là cái tồn tại trong thế giới tâm lý nội tại khép kín tách biệt, mà là cái tồn tại thông qua hoạt động thực tiễn của con người; tâm lý, ý thức có vai trò tích cực trong việc định hướng, điều khiển hành vi hoạt động của con người Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta không thể nhận dạng trực tiếp được tâm lý, ý thức mà chỉ nhận biết chúng một cách gián tiếp thông qua hoạt động của chủ thể và phân tích sản phẩm hoạt động của họ

Kế thừa những luận điểm khoa học về phạm trù hoạt động mà L.X Vưgốtxki đã trình bày, Rubinstêin là một trong những nhà tâm lý học đầu tiên thấy rõ nhiệm vụ hàng đầu khi cải tổ tâm lý học là nhiệm vụ xây dựng được

cơ sở triết học mới làm nền tảng cho tâm lý học Mác xít Từ nhận thức đó, ông đã viết bài báo rất cơ bản với tiêu đề: “Những vấn đề tâm lý học trong tác phẩm của Các Mác”, trong bài báo này Rubinstêin đã phân tích những nội dung tâm lý học trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” của C.Mác, ông cho rằng chỉ có trong tác phẩm ấy chúng ta mới tìm thấy cả một

hệ thống các luận điểm trực tiếp đề cập đến tâm lý học Rubinstêin cũng chỉ

ra rằng học thuyết duy vật biện chứng về hoạt động của con người là hạt nhân trong luận điểm của C.Mác về tâm lý học, do đó chúng ta phải sử dụng luận điểm này để giải quyết những vấn đề cơ bản của tâm lý học, như vấn đề ý thức và hoạt động, vấn đề cái tâm lý và thế giới đối tượng, vấn đề nhân cách…Theo ông: “Quan niệm trung tâm đó của Mác về sự hình thành tâm lý con người trong quá trình hoạt động thông qua sản phẩm của hoạt động đó đã giải quyết vấn đề mấu chốt của tâm lý học hiện đại và vạch ra con đường đi tới cách giải quyết vấn đề đối tượng của tâm lý học hoàn toàn khác với các khuynh hướng đang chống đối nhau trong tâm lý học hiện đại”4

4 Tâm lý học - những cơ sở lý luận và phương pháp luận, Học viện Chính trị quân sự, 1984, tr.38

Ngày đăng: 16/07/2021, 10:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w