1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Can lộc trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973)

69 591 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 182 KB

Nội dung

Trờng đại học vinh Khoa lịch sử === === đào thị ngọc trâm khoá luận tốt nghiệp đại học can lộc trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965- 1973) Chuyên ngành:Lịch sử Đảng Giáo viên hớng dẫn: ThS. Nguyễn Khắc Thắng vinh 05 - 2005 1 Lời cảm ơn .*** Để hoàn thành khoá luận này tôi xin trân trọng cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đở tận tình của thầy giáo hớng dẫn Nguyễn Khắc Thắng cùng các thầy, cô giáo trong khoa Lịch Sử trờng Đại Học Vinh. Nghiên cứu " Can Lộc trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ" (1965-1973) là một vấn đề khá lớn, nó liên quan chặt chẻ đến tiến trình lịch sử giai đoạn 1954-1975. Do đó việc nghiên cứu không kém phần phức tạp. Do khả năng nghiên cứu còn hạn chế, điều kiện t liệu và thời gian có hạn, chắc chắn khoá luận sẻ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của tất cả mọi ngời quan tâm đến vấn đề này. Phần a: Dẫn Luận 2 1. Lý do chọn đề tài: Cuối 1964 đứng trớc sự thất bại của chiến lợc "Chiến tranh đặc biệt "đế quốc Mỹ đã ồ ạt đa quân viễn chinh và quân ch hầu vào miền Nam Việt Nam thực hiện chiến lợc chiến tranh mới Chiến tranh cục bộ và mở rộng chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Xã hội chủ nghĩa nhằm ngăn chặn sự chi viện miền Băc cho chiến trờng miền Nam củng nh làm nhụt ý chí của nhân dân hai miền. Đúng trớc âm mu của kẻ thù Trung ơng Đảng đã nhanh chóng lảnh đạo nhân dân miền Bắc chuyển từ thời bình sang thời chiến,vừa chiến đấu vừa sản xuất chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và không ngừng chi viện cho chiến trờng miền Nam ruột thịt. Nằm trên dãi đất hẹp miền trung Can lộc không chỉ có vị trí chiến lợc quan trọng trên địa bàn toàn tỉnh mà nó có vị trí xung yếu nhất trên toàn quân khu IV. Do đó Can Lộc trong chiến tranh phá hoại đã trở thành trọng điểm đánh phá của địch. Chúng đã sử dụng tất cả các loại vũ khí phơng tiện hiện đại, với tất cả thủ đoạn đánh phá tàn bạo nhất. Không có loại máy bay nào địch không sử dụng đánh vào Can Lộc, không có loại bom nào mà địch không sử dụng đánh vào Can Lộc, tất cả chỉ mục đích nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế và chặn đứng sự chi viện của miền Bắc đối miền Nam tại khu vực này. Thc hiện chủ trơng của Trung uơng Đảng, Bộ quốc phòng, Bộ t lệnh quân khu IV và Đảng ủy Hà Tĩnh là bằng mọi giá là chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, giữ vững mạch máu giao thông, bảo đảm chi viện liên tục, kịp thời cho các chiến trờng đánh thắng quân thù. Đảng bộ và nhân dân Can Lộc đã cùng chung một ý chí vợt qua mọi khó khăn gian khổ, quyết bám trụ quê hơng vừa sản xuất vừa chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại, vừa chi viện cho chiến trờng miền Nam. Với tinh thần bất khuất kiên cờng "không có gì quý hơn độc lập tự do". Qua những năm tháng hào hùng, lịch sử đã ghi nhận thành tích lớn lao những chiến công oanh liệt mà nhân dân Can Lộc đã dành đợc trong cuộc 3 kháng chiến chống Mỹ nói chung và trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại nói riêng. Những chiến công đó đã đợc con cháu mãi mãi muôn đời ghi nhớ công ơn. Với tất cả những lý do trên tôi quyết định chọn vấn đề "Can Lộc trong thờichiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1973)" làm dề tài luận văn tốt nghiệp đại học cho mình. 2. Lịch sử vấn đề: Cho tới nay cha có một công trình nghiên cứu về vấn đề "Can Lộc trong thờichiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ(1965-1973)". Tuy nhiên bên cạnh đó có một số quốn sách đã xuất bản có đề cập đến vấn đề "Can Lộc trong thờichiến tranh phái hoại của dế quốc Mỹ" nh: - Trong quốn "Lịch sử Đảng bộ huyện Can Lộc (1954-1975) của Ban chấp hành Đảng bộ huyện " (8/1999). Tác phẩm có đề cập đến cuộc chiến tranh phá hoạiCan Lộc nhng nó chỉ ở dạnh khái quát. - Trong quốn "Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến (1954-1975)" Đảng ủy Bộ chỉ huy quân sự , tỉnh Hà Tĩnh 12/1994. Tác phẩm có đề cập đến chiến tranh phá hoạiCan Lộc nhng cha cụ thể mà nằm trong cuộc chiến tranh phá hoại ở tỉnh Hà Tĩnh. - Trong quốn "lịch sử đảng bộ Hà Tĩnh (1954-1975)" nhà xuất bản chính trị quốc gia . Tác phẩm đề cập đến sự lảnh đạo của Đảng bộ Hà Tĩnh trong chiến tranh phá hoại của toàn tỉnh, trong đó Can Lộc củng nằm trong sự lảnh đạo chung ấy. - Trong quốn "Ngã ba Đồng Lộc _ngã ba anh hùng" tỉnh đoàn Hà Tĩnh 2003.Tác phẩm có đề cập đến chiến tranh phá hoạiCan Lộc, nhng phạm vi chỉ dừng lại ở Ngã ba Đồng Lộc. Ngoài ra còn có một số nghị quyết, báo cáo l u tại văn phòng Tĩnh uỷ, Huyện uỷ, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, Ban chỉ huy quân sự huyện Can Lộc, cùng một số luận văn đại học ,cao học . trong thời kỳ ( 1965-1973). 4 Nhìn chung tất cả những tác phẩm và tài liệu trên chỉ đợc đặt trong bối cảnh chung của quốn sách cha đợc tách thành một vấn đề riêng có tính hệ thống để tập trung nghiên cứu cụ thể đề tài này.Tuy vậy đây cũng là cơ sở t liệu giúp chúng tôi định hớng vấn đề. Trên cơ sở thu thập những t liệu này cùng với việc tham khảo các bậc lão thành lãnh cach mạng, các vị lảnh đạo chủ trì của huyện lúc bấy giờ, cùng với những nhân chứng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong thời kì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ . Tôi quyết tâm viết đề tài"Can Lộc trong thờichiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ 1965-1973". 3.Nhiêm vụ và mục đích nghiên cứu: Qua đề tài này chúng tôi muốn làm nổi bật đợc vai trò lãnh đạo đúng đắn kịp thời của Đảng bộ, Ban chỉ huy quân sự các cấp chính quyền trớc âm mu thủ đoạn thâm độc của đế quốc Mỹ, từng bớc làm thất bại ý đồ của chúng . Đó là sự dũng cảm thông minh bất khuất, kiên cờng của quân và dân Can Lộc vừa chiến đấu vừa sản xuất quyết tâm giữ vững mạch máu giao thông với tinh thần "Tất cả vì miền Nam ruột thịt" để vợt qua "ma bom bão đạn " của vùng đất "chảo lửa túi bom" làm nên những chiến công vang dội mà sử sách muôn đời còn ghi. Đó là những tấm gơng dũng cảm kiên cờng mu trí, là sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhân dân . Đã trở thành ngọn đuốc soi đờng cho ý chí cách mạng toàn quân, toàn dân bùng lên, đó là mời cô gái ngã ba Đồng Lộc, chiến sỹ Vơng Đình Nhỏ, Nguyễn Tri Ân, La Thị Tám, Võ Thị Tần, Nguyễn Tiến Tuẩn . Những chiến công đó, những con ngời đó đã trở thành những tợng đài bất khuất trong lòng dân tộc và sự ngỡng mộ của thế giới. 4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài "Can Lộc trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ 1965-1973"chúng tôi đã đi sâu vào khai thác các nguồn tài liệu sau đây. 5 * Tài liệu thành văn : Là những tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo huyện, các nhà nghiên cứu lịch sử, các bậc lão thành cách mạng viết về cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của Đảng bộ và nhân dân Can Lộc. - Báo cáo củaTỉnh ủy, Huyện ủy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban chỉ huy quân sự huyện trong chiến tranh từ năm 1965- 1973. - Các công trình nghiên cứu Trung ơng và địa phơng * Tài liệu điền giả: Nghiên cứu trực tiếp tại các khu di tích, hiện vật lịch sử. Lời kể của các đồng chí lãnh đão, cán bộ lão thành, các nhân vật, nhân chứng lịch sử đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ tại Can Lộc. Luận văn này sử dụng phơng pháp lịch sử để tái hiện sinh động cuộc chiến đấu, đánh giá sự kiện lịch sử một cách chân thực. Hơn nữa nguồn tài liệu chủ yếu dới dạng văn bản báo cáo, chỉ thị nghị quyết cho nên phải sử dụng phơng pháp lôgic để đối chiếu xử lý t liệu phân tích suy luận. Ngoài ra còn sử dụng phơng pháp điều tra điền giả khảo sát thực tế, tìm hiểu địa bàn nơi xẩy ra sự kiện lịch sử gặp gỡ các nhân chứng, nghe nhân dân kể lại để thẩm định đánh giá. 5. Bố cục luận văn: Luận văn này gồm: 67 trang , ngoài phần dẫn luận tài liệu tham khảo, nội dung chủ yếu đợc trình bày trong 3 chơng Ch ơng 1 : Khái quát về đặc điểm tự nhiên và lịch sử xã hội huyện Can Lộc. Ch ơng 2 : Can Lộc trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968). Ch ơng3 : Can Lộc sản xuất và chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ (1969-1973) 6 Phần b: Nội dung Chơng 1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và lịch sử xã hội huyện Can Lộc. 1.1. Đặc điểm tự nhiên: Can Lộc là một huyện đồng bằng ven biển của Hà Tĩnh rộng 424km 2 nằm từ 18.2 đến 18.3 vĩ độ bắc, 105.37 đến 105.44 kinh độ đông, phía bắc giáp huyện Nghi Xuân, tây giáp huyện Đức Thọ, tây nam giáp huyện Hơng Khê , đông nam giáp huyện Thạch Hà, đông giáp biển đông. Huyện lỵ Nghèn cách thành phố Vinh 30km về phía nam và cách thị xã Hà Tĩnh 20km về phía bắc. Qua các thời kỳ lịch sử huyện Can Lộc đã mang nhiều tên gọi khác nhau. Xa thuộc huyện Hàm Hoan, quận Cửu Chân về sau lần lợt đổi tên thành huyện Phù Lĩnh (năm 271), huyện Việt Thờng (năm 679 ), huyện Phỉ Lộc (năm1010), huyện Thiên Lộc (năm 1469), đến năm Tự Đức thứ 15 (1862) là huyện Can Lộc. Địa hình có 3 vùng, vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Dảy núi Hồng Lĩnh điệp trùng 99 "đỉnh non tiên", tạo nên bức tờng thành che chắn gió, đảm bảo phía đông bắc là một danh sơn nổi tiếng tiêu biểu cho Châu Hoan thủa trớc và Nghệ Tĩnh ngày nay. Dãy Trà Sơn với 4 mạch núi song song cài bện vào nhau chạy dài trên 15 km và dựa lng vào dãy Trờng Sơn hùng vĩ, che chắn bớt gió tây nam trong mùa nắng nóng. ở giữa đồng bằng lác đác nổi lên những đồi núi nhỏ nh núi Nghèn, núi Cài, núi Mòi, núi Bin . Cảnh tơng phản giữa rừng núi đồng bằng sông ngòi và mặt biển tạo nên vẻ đẹp tự nhiên hiền hoà tơi mát. Sông Nghèn là tên gọi chung cho các đoạn sông Cài, sông Hạ Vàng, sông Thuần Chân và sông kênh Cạn. Đây là tàn d của một phá cổ, men theo giải đất thấp trủng chạy quanh co từ đầu đến cuối huyện theo hớng Đông bắc- Tây nam. 7 Sông Nghèn chảy ra sông Lam. ở phía bắc nối với sông Minh Lơng và rót ra biển cả. Phía đông nam qua sông Đò Điệm và cửa Sót ,sông Nghèn còn nhận n- ớc của sông Nhe và sông Già, cùng nhiều hợp lu nhỏ khác của các khe suối bắt nguồn từ hai dãy Trà Sơn Hồng Lĩnh. Với hệ thống sông ngòi dày đặc nh vậy nên Can Lộc là một trong những huyện trên các ngã đờng có nhiều cầu nhiều đò nhất. Can Lộc chỉ có một xã tiếp giáp bờ biển là xã Thịnh Lộc, bờ biển dài khoảng 12km. Ngoài ra Can Lộc còn có 15km đờng quốc lộ 1A đi qua 6 chiếc cầu, có 15km đờng quốc lộ 15A với 3 cầu, 5 cống, có tuyến đờng giao liên 20 km xuyên qua nhiều xã đến tận các cơ sở tạo thành mạng lới giao thông thuỷ bộ thuận lợi giữa nhiều vùng trong huyện và các địa bàn khác trong tỉnh. Can lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Mặt khác thời thiết hàng năm chia thanh hai mùa rõ rệt. Mùa ma kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 chịu ảnh hởng nhiều của bão và áp thấp nhiệt đới, gây ảnh hởng lũ lụt lớn tập trung vào các tháng 9- 10 hàng năm. Lợng ma bình quân từ 2200mm đến 2300mm. Lợng ma cao nhất 2700mm, thấp nhất 1600mm. Đột biến có năm lợng ma lên tới 3500mm (1989). Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, trong những tháng từ tháng 1 đến tháng 3 thờng có gió mùa đông bắc gây những đợt rét đậm kéo dài, nhiệt độ hạ thấp từ 10 0 C đến 13 0 C, cũng có khi 8 0 C đến 9 0 C. Từ tháng 4 đến tháng 8 thờng có những đợt gió Tây nam (gió lào) kéo dài nắng nóng gay gắt, đa nhiệt độ lên 37 0 C đến 38 0 C, có khi 39 0 C. Khắc nghiệt nhất đối với Can Lộc vẫn là nạn khô nóng của gió nam lào và nạn úng lụt của ma bão. Thời tiết chuyển đột ngột thất thờng "tháng 5 năm tật , tháng 10 mời tật". Hoàn cảnh thiên nhiên đó đã hun đúc cho con ngời Can Lộc một truyền thống cần cù chịu khó, một nắng hai sơng, đoàn kết sức mạnh giám đơng đầu với thiên nhiên. 1.2. Đặc điểm lịch sử xã hội. 8 Do điều kiện tự nhiên tác động và chi phối nên c dân Can Lộc sản xuất lúa gạo là sản phẩm chính ngoài các sản phẩm nông lâm ng nghiệp nh lúa gạo, chè, lạc, đậu, trâu bò, lợn, gỗ củi , giang nâu, cá biển . còn có các sản phẩm thủ công nghiệp chế biến từ nguyên liệu nông lâm hải khoáng sản phục vụ nhu cầu của nhân dân và cung cấp công cụ cho sản xuất. Can Lộc cũng là một vùng quê có nhiều nghành nghề truyền thống nh mật mía ở ích Hậu, chiêú cói Nghèn vải lụa Tràng Lu, Tỉnh Thạch, đúc đồng Vĩnh Gia, đúc lỡi cày Vĩnh Hoà, rèn Trung Lơng, và một số nghành nghề khác nh mộc nề , may mặc, sửa chữa cơ khí dân dụng, chế biến bún bánh, thực phẩm đợc khôi phục . C dân ở đây luôn đoàn kết gắn bó với nhau bằng tính cộng đồng cao, hình ảnh quen thuộc của mỗi làng là cây đa bến nớc sân đình đâu đâu cũng có. Ngời dân Can Lộc đã gắn bó đoàn kết với nhau thành một cộng đồng cao để đấu tranh với thiên nhiên cũng nh với kẻ thù xâm lợc. Từ đây đã hun đúc cho mỗi ngời đức hi sinh lòng vị tha cao cả để lu truyền mãi mãi cho những lớp ngời dân Can Lộc tiếp bớc noi theo. Địa giới hành chính huyện củng có nhiều thay đổi.Thời xa phần đất của huyện từ "đầu Mênh" đến "cuối Sót".Mênh là sông Minh Lơng nay thuộc xã Trung lơng thị xã Hồng Lĩnh.Sót là cửa Sót thuộc làng Vĩnh Luật nay là xã Thạch Kim huyên Thạch Hà.Thời đó tổng Lai Thạch còn thuộc huyện La Sơn, tổng Đoài trong xã Trảo Nha còn thuộc huyện Thạch Hà. Năm Khải Định thứ 6 (1921) triều Nguyễn cắt hai tổng Lai Thạch về phủ Đức Thọ và tổng Đoài thuộc phủ Thạch Hà về huyện Can Lộc. Đến trớc Cách Mạng tháng 8 -1954, huyện Can Lộc có 7 tổng: Tổng Trung L- ơng, tổng Đậu Liêu, tổng Lai Thạch, tổng Nga Khê, tổng Đoài, tổng Nội Ngoại và tổng Phù Lu. Đầu năm 1947 tỉnh Hà Tĩnh chuyển các làng Lộc Nguyên (An Lộc), Vĩnh Hoà( Bình Lộc), Phờng Mỹ(Mỹ lộc), và thôn Đào Tiên (một thôn nằm trong xã Thịnh Lộc) thuộc huyên Thạch Hà về Can Lộc. Năm 1949 cắt 2 xã Hồng Tiên ( Trung Lơng ), Thiên Thuận (Đức Thuận) nguyên thuộc tổng 9 Trung Lơng huyện Can Lộc về huyện Đức Thọ. Cắt xã Cổ Kênh (Thạch Kênh) về huyện Thạch Hà . Năm 1991 cắt tiếp 2 xã Minh Lộc ( Đậu Liêu) và Thuận Lộc về Thị xã Hồng Lĩnh. Địa giới đó đợc ổn định cho tới ngày nay. Huyện lỵ thửa xa đóng ở Minh Lơng ( Trung lơng), về sau lần lợt dời về huyện thị ( Phù Lu) ; Ninh Xá (Đậu Liêu) ; Phổ Hợp (Thiên Lộc) ; Đồng Huề (Vợng lộc) ;Khiêm ích ( Đồng Lộc) . Đến năm Bảo Đại thứ hai (1927) giời về Thị trấn Nghèn. Can Lộc có một nền văn hoá phát triển khá sớm, là một trong những huỵện "trội hẳn về văn học" trong phủ Đức Quang, nhân dân thuận hoà hiếu học . Qua các thời kỳ thi cử hán học, số ngời đậu đạt khá cao. Kể từ các khoa thi thứ XIII dới thời Trần và khoa thi cuối cùng thời Nguyễn, Can Lộc có 42 ngời đỗ đại khoa, chiếm tới 1/3 số ngời đậu đạt khoa của tỉnh. Đã có một thời trờng học, th viện vùng Can Lộc đã trở thành cái nôi của "Hồng Sơn Văn Phái". Biết bao lời lẽ tốt đẹp đã đợc truyền tụng để nói về sự thông minh học giỏi của giới sỹ tử ở nơi đây nh: "Bút cấm chỉ, sỹ Thiên Lộc", "văn Lai Thạch, sách Hoan Hậu ",Tràng An Tứ Hổ"' Thiên Lộc Tứ Hổ" . Can Lộc đã sản sinh ra nhiều tên tuổỉ đợc cả nớc biết đến nh: Thám Hoa Đặng Bá Tỉnh ở Tùng Lộc, Nguyễn Huy Oánh ở Tràng Lu, Phan Kính ngời làng Vĩnh Gia, Nguyễn Thiếp ngời ở làng Mật Thiết. Thời kì nào cũng có những tác giả, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học tự nhiên tiêu biểu. Lớp trớc có Đặng Dung, Đặng Minh Thiêm, Nguyễn Huy Tự; lớp sau có Lu Công Đạo, Ngô Đức Kế, Võ Liêm Sơn . Rồi Xuân Diệu, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Đình Tứ . Trong đội ngũ tác giả hán nôm, huyện Can Lộc có 45 ngời chiếm hơn 16% tổng số tác giả của Nghệ Tĩnh, những danh nhân đó đợc sinh thành nuôi dỡng, gắn với từng vùng quê, góp phần tạo nên bản sắc mỗi vùng văn hoá. Những tài liệu khoả cổ học, dân tộc học và nhất là truyền thuyết dân gian, những câu chuyện lich sử hiện còn lu giữ đã cho ta thấy Can Lộc là một miền đất đã có từ xa xa trong lịch sử dân tộc ta. Những câu chuyện huyền sử về núi 10 . lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965- 1968). Ch ơng3 : Can Lộc sản xuất và chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ (1969 -1973) 6 Phần. sức của cho tuyền tuyến lớn miền Nam. 2.2. Can Lộc trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965- 1968) Giữa 1965 chiến lợc" ;Chiến tranh

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc năm 1954-1975, những sự kiện quân sự (1998) viện lịch sử bộ quốc phòng xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc năm 1954-1975, những sự kiện quân sự (1998)
2. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc vĩ đại. NXB sự thật Hà Nội năm 1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc vĩ đại
Nhà XB: NXB sự thật Hà Nội năm 1975
3. Địa chí huyện Can Lộc - sở văn hoá Hà Tĩnh 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí huyện Can Lộc
4. Đơn vị anh hùng lực lợng vũ trang nhân dân (tập 6-7-8). NXB quân đội nhân dân Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đơn vị anh hùng lực lợng vũ trang nhân dân
Nhà XB: NXB quân đội nhân dân Hà Nội 2002
5. Hà Tĩnh kháng chiến chống Mỹ cứu nớc (1954-1975). Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, xuất bản 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Tĩnh kháng chiến chống Mỹ cứu nớc (1954-1975)
6. Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến (1945-1975). Đảng uỷ bộ chỉ huy quân sự Hà Tĩnh, xuất bản 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến (1945-1975)
7. Lê Mẫu Hãn (1998) Đại cơng lịch sử Việt Nam (tập III). NXB giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cơng lịch sử Việt Nam (tập III)
Nhà XB: NXB giáo dục Hà Nội
9. Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản sự thật Hà Nội năm 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản sự thật Hà Nội năm 1989
11.Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh (Tập2) 1954-1675 nhà xuất bản chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh (Tập2)
Nhà XB: nhà xuất bản chính trị quốc gia
12.Lịch sử Đảng bộ cộng sản Việt Nam huyện Can Lộc tập 3 (thời kỳ 1954-1975) ban chấp hành Đảng bộ huyện Can Lộc xuất bản 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ cộng sản Việt Nam huyện Can Lộc tập 3 (thời kỳ 1954-1975)
13.Những chặng đờng lịch sử vẻ vang của tổ chức đoàn và phong trào thanh niên huyện Can Lộc. Huyện đoàn Can Lộc xuất bản năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chặng đờng lịch sử vẻ vang của tổ chức đoàn và phong trào thanh niên huyện Can Lộc
15.Ngã ba Đồng Lộc - Ngã ba anh hùng. Tỉnh đoàn Hà Tĩnh xuất bản năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngã ba Đồng Lộc - Ngã ba anh hùng
21.Sức mạnh Việt Nam- Nhà xuất bản quân đội nhân dân Việt Nam 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức mạnh Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản quân đội nhân dân Việt Nam 1976
10.Hồ sơ lu tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh Khác
16.T liệu tại ban sử tỉnh uỷ Hà Tĩnh Khác
17.T liệu lu tại bộ chỉ huy quân sự Hà Tĩnh Khác
18.T liệu lutại văn phòng huyện uỷ Can Lộc Khác
19.T liệu lu tại ban chỉ huy quân sự huyện Can Lộc Khác
20.T liệu lu tại khu di tích ngã ba Đồng Lộc Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w