Trên mặt trận sản xuất văn hoá-giáo dục-y tế.

Một phần của tài liệu Can lộc trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 38 - 43)

Song song với công cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảm đảm giao thông vận tải thông suốt cung cấp kịp thời sức ngời và sức của cho chiến trờng miền Nam thì công tác ổn định và phát triển sản xuất, chăm lo đời sống văn hoá-giáo dục- y tế cho nhân dân cũng không kém phần

quan trọng. Bởi vì thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ là yếu tố trực tiếp phục vụ cho cuộc chiến tranh, sản xuất ổn định , phát triển thì mới cung cấp đợc lơng thực thực phẩm cho chiến trờng cũng nh bảo đảm giao thông vận tải.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của lĩnh vực sản xuất, thực hiện chủ trơng của Trung ơng Đảng và tỉnh ủy, ngay từ đầu vụ đông xuân 1964-1965 huyện ủy đã phát động nhân dân đẩy mạnh sản xuất lơng thực thực phẩm, phát triển một số vùng cây công nghiệp làm nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp. Phấn đấu với mức cao nhất để bảo đảm hậu cần tại chỗ, "Lúa, lang, lợn, lạc" trở thành phơng hớng sản xuất chủ yếu của các hợp tác xã nông nghiệp và gia đình xã viên trong huyện.

Dới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Can Lộc ngày càng nhận thức rõ giá trị công việc và nhiệm vụ của mình ở hậu phơng. Với ý thức sản xuất thêm một cân thóc, nuôi thêm một con gà, trồng thêm một luống rau là góp phần đánh giặc Mỹ, là tiếp sức cho ngời thân ra chiến trờng chiến đấu, cho đồng bào miền Nam ruột thịt. Ngay cả trong những ngày tháng ác liệt nhất nhân dân Can Lộc vẫn bám đất, bám làng, bám ruộng đất để sản xuất và bảo vệ sản xuất. Với phong trào "3 sào, 5 việc" "tay cày tay súng" nhân dân Can Lộc đã làm nên một năm 1965 thắng lợi giòn giã trên mặt trận sản xuất nông nghiệp. Sản lợng đạt cao nhất 43.230 tấn và có khối lợng lơng thực cung ứng cho nhà nớc lớn nhất, so với trớc là 9.188 tấn. Gia súc gia cầm phát triển đã đáp ứng nhu cầu về thực phẩm phục vụ nhân dân, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nớc.

Từ năm 1966 Can Lộc sôi nổi hởng ứng phong trào "cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ", "dũng sỹ diệt Mỹ trên đồng ruộng", tích cực làm thuỷ lợi, kiến thiết ruộng đồng, làm phân bón, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tham gia cải tiến quản lý hợp tác xã, khắc phục khó khăn góp phần đa sản xuất nông nghiệp huyện nhà tiếp tục phát triển, dành đợc nhiều thành tích mới.

Năm 1967-1968 đế quốc Mỹ thờng xuyên bắn phá hệ thống đê điều của ta, kèm theo đó là lũ lụt, thiên tai, việc bảo vệ tu sửa đê điều đợc coi trọng. Có

những thời điểm trên đê La Giang có hàng vạn ngời dân Can Lộc vừa chiến đấu bảo vệ đê vừa hộ đê khỏi bị phá vỡ.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp cũng có nhiều tiến bộ mới. Các giống lúa có năng suất cao nh mộc tuyền, bào thai lùn đợc đa vào gieo trồng các hợp tác xã đã chuyển lên bậc cao phần lớn là quy mô thôn. Trong chiến tranh, 1/3 số hợp tác xã đã sử dụng 65 máy bơm nớc chạy dầu cỡ 20 mã trở lực trở xuống, máy tuốt lúa, máy xay xát, máy nghiền thức ăn gia xúc chạy bằng dầu diezen..

Bằng những cố gắng cao độ trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ nhân dân Can Lộc đã cùng với đồng bào Hà Tĩnh thực hiện một bớc khẩu hiệu "Hà Tĩnh tự túc đợc lơng thực và đánh thắng giặc Mỹ xâm lợc". Mặc dù gặp nhiều khó khăn do chiến tranh phá hoại của địch lại liên tiếp bị thiên tai cho nên sản lơng lợng thực những năm 1965-1968 có giảm nhng nhìn chung sản l- ợng nông nghiệp toàn huyện vẫn đợc giữ vững, năng suất có nơi tăng đến cuối 1968, can lộc đã có 2 trong số 3 hợp tác xã của toàn tỉnh dã vợt qua cửa ải "5 tấn thóc và 2 con lợn/ha gieo trồng" là Thanh Hào (Trung Lộc), Mật Thiết (Kim Lộc). Ngoài việc đảm bảo đợc nhu cầu tối thiểu về ăn cho nhân dân, Can Lộc còn hoàn thành cung cấp lơng thực cho nhà nớc.

Về tiểu thủ công nghiệp: Ngoài hợp tác xã cơ khí Hồng Lĩnh và hệ thống lò rèn, xởng đúc ở nông thôn, nghề nung vôi, gạch, ngói, ép dầu, ép mật, dệt chiếu dợc duy trì và phát triển. Xởng đóng thuyền của huyện đợc khôi phục và phát triển với 50 thợ. Hai hợp tác xã vận tải đờng thuỷ đợc thành lập góp phần tích cực vào nhiệm vụ chuyên chở hàng hoá trong huyện và tham gia vận chuyển l- ơng thực, hàng hoá ra tuyền tuyến lớn.

Cuộc chiến tranh mà đế quốc Mỹ gây ra là cuộc chiến tranh toàn dân. không chỉ tấn công bằng không quân, hải quân và những cơ quan đầu nảo, vào những huyết mạch giao thông của ta mà chúng còn tấn công trên cả những mặt nh văn hoá, giáo dục, y tế. Song nhân dân Can Lộc một lòng chiến đấu chống

lại những âm mu thủ đoạn ấy và trên thực tế Đảng bộ và nhân dân Can Lộc đã đạt đợc những chiến công to lớn trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế.

Cha bao giờ hoạt động văn hoá văn nghệ quần chúng lại sôi nổi nh những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nớc. Phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" phát triển rộng khắp mọi nơi. Những lời ca tiếng hát là nguồn cổ vũ tinh thần nhân dân vừa sản xuất vừa chiến đấu và nó cũng chính là thứ không thể thiếu trên chiến trờng, động viên ngời lính chiến đấu vì lý tởng cao đẹp, vì sự nghiệp thống nhất nớc nhà.

ở Can Lộc nhiều hợp tác xã đã xây dựng "Đội văn nghệ nghiệp d" với những tiết mục tự biên tự diễn thể hiện cao độ tinh thần lạc quan yêu đời và lòng tin tất thắng của dân tộc. Hai đội chiếu bóng lu động của huyện với máy và các cuộn phim thồ trên xe đạp hoặc vác trên vai đã vợt qua ma bom bão đạn, bám sát trận địa, công trờng, xóm làng để đa điện ảnh phục vụ chiến sỹ đồng bào góp phần động viên mọi ngời lao động sản xuất chiến đấu.

Hệ thống th viện của các hợp tác xã cũng đợc nâng cấp và mở rộng cung cấp các sách báo về kỹ thuật thâm canh cho xã viên, và những tin tức thời sự chiến trờng tiêu biểu là th… viện hợp tác xã Vinh Quang (Tùng Lộc) đã đợc ủy ban hành chính tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Văn hoá tặng bằng khen.

Với truyền thống hiếu học, kính thầy, yêu trò, học sinh và đội ngũ giáo viên các trờng, lớp mẫu giáo, vỡ lòng, và phổ thông cấp I, II, III trong huyện vẫn đợc duy trì việc dạy và học trong hoàn cảnh chiến tranh. Sau sự kiện địch ném bom vào trờng phổ thông Đồng Lộc các trờng phổ thông trong huyện đều phải sơ tán, nhân dân đã làm lán, đắp hầm hào giao thông cho học sinh làm… lớp tiếp tục học. Giáo viên và học sinh đến trờng phải nguỵ trang và đội mũ rơm để tránh bom Mỹ.

Mặc dù hoàn cảnh chiến tranh ác liệt song việc học của các em vẫn đợc duy trì bảo đảm 90% học sinh cuối cấp thi đỗ tốt nghiệp, nhất là nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đực cách mạng cho học sinh.

Ngoài ra Can Lộc còn tổ chức các lớp học bổ túc văn hoá nhằm bồi dỡng trình độ cấp II cho cán bộ cơ sở, trình độ cấp III cho cán bộ nhân viên cấp huyện. Cả 32 xã đều có lớp học bổ túc văn hoá.

Hợp tác xã nông nghiệp Bắc Kinh (ích Hậu) đã phổ cập trình độ văn hoá cấp II cho hầu hết nam nữ xã viên trẻ đợc Bộ trởng bộ Giáo dục và Bộ trởng bộ Văn hoá cấp bằng khen.

Mạng lới y tế của huyện phát triển nhanh chóng đã làm khá tốt việc chăm sóc sức khoẻ chữa bệnh cho nhân dân và cấp cứu chiến thơng tại chỗ.

Bệnh viện nhiều lần phải sơ tán, đợc trang bị thuốc men, phơng tiện mổ, xẻ, bác sỹ phẫu thuật có nhiệm vụ chữa bệnh cho nhân dân và dân công, thanh niên xung phong, bộ đội thơng binh trên địa bàn huyện Can Lộc. Mặc dù phơng tiện thuốc men có hạn, lại hoạt động dới hầm, hào, nhng với tấm lòng "Lơng y nh tử mẫu" nhân viên y tế đã làm việc suốt cả ngày đêm. có những kíp mổ phải đứng 24giờ mỗi ngày trong suốt nửa tháng liền để kịp thời cấp cứu chấn thơng.

Ngành y tế huyện đã khẩn trơng đào tạo thêm 400 cán bộ y tế xã và hợp tác xã tăng cờng thêm trang thiết bị y tế đáp ứng đợc yêu cầu khám, chữa bệnh cấp cứu. Hệ thống trạm xá xã có nhiều "Tủ thuốc hợp tác xã" đã góp phần chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, hạn chế thơng vong trong chiến tranh.

Dù còn những han chế song 4 năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá trong chiến tranh là nhiệm vụ của hậu phơng. Đảng bộ Can Lộc đã có những bớc tiến về mọi mặt lãnh đạo quân và dân lập nên nhiều thành tích góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ gây ra ở miền Bắc và các vùng cả nớc đánh bại chiến lợc "Chiến tranh cục bộ" của chúng ở miền Nam. Thắng lợi đó buộc Mỹ phải ngừng ném bom ở miền Bắc và "phi Mỹ hoá chiến tranh ở miền Nam".

can lộc sản xuất và chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc mỹ (1968-1972).

Một phần của tài liệu Can lộc trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w