Khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá xã hội sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ.

Một phần của tài liệu Can lộc trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 45 - 48)

phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ.

Thực hiện chủ trơng của Trung ơng Đảng, chính phủ các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh uỷ Hà Tĩnh, ngay sau khi địch ngừng ném bom miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân Can Lộc đã ra sức tranh thủ hoà bình đẩy mạnh khôi phục công tác sản xuất và phát triển kinh tế văn hoá _xã hội.

Đảng bộ và nhân dân Can Lộc đã nhanh chóng tập trung vào ba mũi tấn công chính; giải phóng giao thông, đảm bảo giao thông vận tải thông suốt. khắc phục hậu quả chiến tranh, mở rộng diện tích sản xuất, mở mang thuỷ lợi . Đồng tâm làm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu.

Ngay sau khi vừa bớc chân ra khỏi cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đầy cam go và ác liệt mà đế Quốc Mỹ gây ra cho Miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân Can Lộc đã bắt tay vào công tác khôi phục và phát triển kinh tế, các đồng ruộng hoang hoá đợc cải tạo lại tiếp tục gieo trồng. Tăng cờng hơn nữa công tác thuỷ lợi, phát triển thêm công cụ sản xuất, sức kéo, cung cấp đầy đủ l- ơng thực, thực phẩm cho nhân dân và tiếp tục chi viện cho chiến trờng lớn miền Nam.

Với khí thế chiến thắng và tinh thần cách mạng tiến công dựa vào sức mình là chính, trong năm 1969 nhân dân Can Lộc đã hăng hái lao động sản xuất và thu đợc những thắng lợi đáng kể trong việc khôi phục, ổn định cuộc sống và chi viện cho tuyền tuyến.

Đầu năm 1970 Bộ chính trị đã tiến hành 3 cuộc vận động lớn. Vận động lao động sản xuất; vận động phát huy dân chủ và tăng cờng chế độ làm chủ tập thể của quần chúng xã viên ở nông thôn, vận động nâng cao chất lợng Đảng viên và kết nạp lớp Hồ Chí Minh. Hởng ứng 3 cuộc vận động đó, cùng với toàn miền Bắc, Can Lộc sôi nổi thi đua đẩy mạnh học tập, lao động sản xuất nhằm khôi phục phát triển kinh tế.

Để phục vụ cho việc khôi phục và phát triển nông nghiệp Can Lộc đã quan tâm triệt để đến vấn đề thuỷ lợi. Trong những năm 1969-1972 huyện đã đ- ợc sự giúp đỡ của tỉnh, Bộ Thuỷ lợi để từng bớc xây dựng một số hồ đập mới ở chân dãy Trà Sơn và Hồng Lĩnh, xây dựng trạm bơm điện Thuận Lộc, trang bị hàng loạt máy bơm chạy bằng diezen cho các hợp tác xã ở những vùng cha có nớc tới và đủ nớc tới tự chảy. Toàn huyện dấy lên phong trào kiến thiết ruộng đồng theo phơng châm "3 thẳng", kết hợp chặt chẽ việc cải tạo mặt bằng đồng ruộng và phát triển kênh mơng tới tiêu hợp lý và xây dựng giao thông nội đồng.

Từ năm 1970, phong trào xây dựng"Cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ" đợc nâng lên một bớc. Tuy nhiên do thời tiết không thuận lợi, hạn hán và lũ lụt lớn, một phần vì cơ sở vật chất và kỹ thuật bị chiến tranh tàn phá cha khôi phục đợc hết, sản lợng lơng thực toàn huyện chỉ đạt 30.300 ngàn tấn. Năm1971 đạt 35 ngàn tấn; năm 1972 đạt 35.081 ngàn tấn xấp xỉ mức đạt năm 1963,1964. Đàn lợn phát triển chậm, đàn trâu có tăng. Đàn lợn năm 1971 đạt 6.753 con, năm 1972 có 6.432 con. Đàn trâu có 9.993 con, 1971 có 10.765 con. Năm 1972 có 11.277 con. Sản lợng lơng thực tính theo đầu ngời hàng năm đạt 260-270kg [12,108]. Tuy nhiên Can Lộc cố gắng hết mình phấn đấu đạt đợc mục tiêu 5 tấn thóc/1ha trên diện tích ruộng 2 vụ lúa và 2 con lợn/ha gieo trồng.

Song song với kinh tế nông nghiệp các ngành nghề khác cũng có bớc phát triển nh sản xuất gạch ngói, vôi ở Thuận Lộc, đan lát, dệt chiếu ở làng Trảo Nha (Đại Lộc), cơ khí ở Nghèn…

Bên cạnh đó trên mặt trận văn hoá- xã hội, Can Lộc đã đạt đợc nhiều thành công đáng kể. Một trong những thành tích nổi bật trong thời gian này là tiếp tục phát triển ngành giáo dục. Ngay trong 4 năm chiến tranh phá hoại ác liệt lần thứ nhất (1965-1968) ngành giáo dục vẫn không ngừng đợc mở rộng ở tất cả mọi cấp học, kể cả giáo dục phổ thông và giáo dục bổ túc văn hoá. Trong điều kiện thời bình (1969-1972) ngành giáo dục càng đợc mở rộng hơn. Năm học 1968-1969 Can Lộc có 32 trờng mẫu giáo với 3.255 học sinh, 32 trờng cấp I với 16.633 học sinh, 23 trờng cấp II với 5.595 học sinh và 2 trờng cấp III với 860 học sinh. Sang năm 1972 có 3 trờng cấp III với 2.137 học sinh. [12, 109].

Công tác chăm lo sức khoẻ, y tế cho nhân dân cũng đợc quan tâm triệt để. Hệ thống giờng bệnh, phòng khám đợc tăng lên. đội ngũ y bác sỹ ngày càng đợc nâng cao tay nghề, cơ số thuốc men và dụng cụ y tế đợc cung ứng nhiều hơn bảo đảm tốt về sức khoẻ cho nhân dân trong huyện.

Để phục vụ nhân dân về đời sống tinh thần Đảng bộ huyện đã phát động phong trào văn hoá văn nghệ sâu rộng. Các xã đều có đội văn nghệ của mình, vừa hát vừa sản xuất chiến đấu góp phần cổ vũ động viên nhân dân sản xuất phát triển kinh tế cũng nh vừa sản xuất vừa chiến đấu, do vậy đã tạo nên đợc môt không khí vui tơi phấn khởi hăng hái lao động trên khắp toàn huyện.

Trong lúc cùng với nhân dân miền Bắc bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá xã hội thì đế quốc Mỹ lại tiếp tục thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai với mức độ và quy mô lớn hơn gấp nhiều lần so với lần thứ nhất. Do đó Can Lộc lại tiếp tục bớc vào một giai đoạn mới đầy cam go và quyết liệt. Giai đoạn vừa sản xuất vừa chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.

Một phần của tài liệu Can lộc trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 45 - 48)