1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh

107 3K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 16,94 MB

Nội dung

Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời, trong đó tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng Trong Luật giáo dục ghi rõ “Mục tiêu giáo dục tiểu học là nhằm giúp họcsinh hình thành những cơ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:

- Ban giám hiệu trường Đại học Vinh và trường Đại học Sài Gòn

- Quý thầy cô khoa sau đại học, khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại họcVinh, quý thầy cô phòng Tổ chức cán bộ trường Đại học Sài Gòn

- Tất cả quý thầy, cô đã tham gia quản lý, hướng dẫn, giảng dạy trong suốtkhóa học

- Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư-Tiến sĩ NguyễnThị Mỹ Trinh, người thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốtquá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

- Ban giám hiệu và giáo viên các trường tiểu học quận 5 : Trần Quốc Toản,

Lê Văn Tám, Chương Dương và Nguyễn Viết Xuân đã hỗ trợ tôi khảo sát, thu thập

xử lý nhiều thông tin số liệu để tôi hoàn thành luận văn

- Chân thành cám ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 5, Sở Giáodục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tinh thần và kinh phí để tôi hoànthành khóa học

- Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong quátrình học tập và nghiên cứu

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn chắc chắn còn nhiềuthiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cácnhà quản lý thực tiễn và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn

Trân trọng cám ơn

Tác giả

Võ Thành Linh

Trang 2

Mở đầu 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Mục đích nghiên cứu 9

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9

3.1 Khách thể nghiên cứu 9

3.2 Đối tượng nghiên cứu 9

4 Giả thuyết khoa học 10

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 10

7 Phương pháp nghiên cứu 10

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 10

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 10

7.2.1.Phương pháp điều tra 10

7.2.2 Phương pháp quan sát 10

7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 10

7.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được 11

8 Những đóng góp của luận văn 11

9 Cấu trúc luận văn 11

Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài 1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 12

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 12

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 14

1.2 Một số khái niệm cơ bản 15

1.2.1 Đạo đức 15

1.2.2 Giáo dục đạo đức 17

1.2.3 Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 18

Trang 3

1.2.4 Hoạt động ngoài giờ lên lớp 23

1.3 Hoạt động ngoài giờ lên lớp với việc giáo dục đạo đức cho HSTH 25

1.3.1 Vai trò của HĐNGLL đối với việc GDĐĐ cho HSTH 25

1.3.2 Mục đích, nhiệm vụ của HĐNGLL đối với việc giáo dục đạo đức 28

1.3.3 Nội dung giáo dục đạo đức thông qua HĐNGLL 31

1.3.4 Các phương pháp GDĐĐ thông qua HĐNGLL 34

1.4 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng GDĐĐ thông qua HĐNGLL cho HSTH 34

1.4.1 Nhận thức của các đối tượng có liên quan 34

1.4.2 Năng lực tham gia và quản lý HĐNGLL của đội ngũ GVCN, tổng phụ trách Đội ở các trường Tiểu học 35

1.4.3 Về các điều kiện thực hiện GDĐĐ thông qua HĐNGLL 36

1.4.4 Sự ủng hộ của gia đình, xã hội .37

1.5 Đặc điểm phát triển của học sinh tiểu học 37

1.5.1 Đặc điểm phát triển nhận thức 37

1.5.2 Đặc điểm phát triển tình cảm 39

1.5.3 Về hành vi đạo đức 39

Kết luận chương 1 40

Chương 2: Thực trạng GDĐĐ thông qua HĐNGLL ở các trường TH trên địa bàn quận 5, thành phố Hồ Chí Minh 42

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, truyền thống văn hóa và giáo dục của quận 5, thánh phố Hồ Chí Minh .42

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 42

2.1.2.Đặc điểm kinh tế, văn hoá dân tộc ở quận 5 42

2.1.3 Tình hình giáo dục 45

Trang 4

2.2 Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở quận 5, thành

phố Hồ Chí Minh 46

2.2.1.Thực trạng đạo đức của học sinh tiểu học quận 5 46

2.2.2.Thực trạng GDĐĐ cho HSTH tại quận 5- thành phố Hồ Chí Minh 52

2.3 Thực trạng GDĐĐ cho HSTH thông qua HĐNGLL ở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh 55

2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua HĐNGLL 56

2.3.2 Thực trạng sử dụng các biện pháp, hình thức HĐNGLL để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 57

2.4 Nguyên nhân của thực trạng 66

2.4.1 Nguyên nhân thành công 66

2.4.2 Nguyên nhân hạn chế 68

Kết luận chương 2 68

Chương 3: Một số biện pháp GDĐĐ cho HSTH trên địa bàn quận 5 thông qua HĐNGLL 70

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 70

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 70

3.1.2 Đảm bảo tính khoa học 70

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 71

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi cao 71

3.2 Một số biện pháp GDĐĐ cho HSTH thông qua HĐNGLL 71

3.2.1 Nâng cao nhận thức của giáo viên về GDĐĐ cho HSTH thông qua HĐNGLL .71

3.2.2 Bồi dưỡng năng lực tổ chức các HĐNGLL nhằm GDĐĐ cho HSTH 72

3.2.3 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐNGLL để GDĐĐ cho HSTH .73

Trang 5

3.2.4 Đổi mới phương pháp GDĐĐ thông qua HĐNGLL 74

3.2.5 Xây dựng quy trình tổ chức các HĐNGLL để GDĐĐ cho HSTH 75

3.2.6 Đảm bảo tốt các điều kiện cần thiết để GDĐĐ thông qua HĐNGLL cho HSTH 81

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất 76

Kết luận chương 3 84

Kết luận và kiến nghị 85

1 Kết luận 85

2 Kiến nghị 86

Tài liệu tham khảo 88

Phụ lục luận văn 91

Trang 6

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

Hoạt động ngoài giờ lên lớp HĐNGLL

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1 : Khảo sát nhận thức về các chuẩn mực đạo đức

Bảng 2.2 Khảo sát thái độ của HS với các chuẩn mực đạo đức

Bảng 2.3 : Thực trạng thực hiện các hành vi đạo đức của HSTH

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về nhận thức đối với chuẩn mực đạo đức "Biết ơn thầy,

cô giáo"

Bảng 2.5: Khảo sát thái độ của học sinh đối với chuẩn mực “Biết ơn thầy giáo, côgiáo”

Bảng 2.6: Khảo sát về hành vi của học sinh

Bảng 2.7:Chất lượng GDTH của học sinh quận 5 trong 3 năm gần đây:

Biểu đồ 2.7.1 : Biểu đồ thể hiện kết học tập trong 3 năm gần đây của HSTH quận 5Bảng 2.8 : Kết quả điều tra nhận thức của GVTH về HĐNGLL

Bảng 2.9: Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò của HĐNGLL

Bảng 2.10 : Khảo sát về mức độ sử dụng các biện pháp

Bảng 2.11: Các hình thức HĐNGLL dùng để giáo dục đạo đức cho HSTH:

Bảng 2.12 : Bảng khảo sát những khó khăn thường gặp khi tổ chức các HĐNGLL.Bảng 2.13: Đánh giá về hiệu quả tổ chức các HĐNGLL để giáo dục đạo đức choHSTH

Bảng 3.1 : Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Thế kỉ XXI – một thế kỉ phát triển với những đặc điểm cơ bản: sự bùng nổcủa công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, sự hợp tác giữa cácnước trong khu vực, giữa khu vực và các nước trên thế giới đang diễn ra và biếnđổi cực kì nhanh chóng Vì vậy, hơn lúc nào hết, giờ đây, con người vừa là mụctiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội

Sự phát triển của thời đại đòi hỏi thế hệ trẻ cần phải được trang bị những giátrị đạo đức và nhân văn có tính phổ quát để trở thành con người: “Nhân văn - Nhânbản - Nhân ái”, có trình độ khoa học kĩ thuật, có năng lực nghề nghiệp, có cá tính,độc lập, tự chủ, năng động sáng tạo, có tinh thần hợp tác, cầu tiến Vì vậy, việc bồidưỡng, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ - nhất là lứa tuổi tiểu học - là điều hết sứccần thiết

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh,

rèn luyện bền bỉ mới thành Người viết “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” Phải rèn luyện,

tu dưỡng đạo đức suốt đời, trong đó tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng

Trong Luật giáo dục ghi rõ “Mục tiêu giáo dục tiểu học là nhằm giúp họcsinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạođức, về trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục họctrung học cơ sở”[1]

Như vậy, giáo dục đạo đức (GDĐĐ) là một trong những nội dung giáo dụcquan trọng ở bậc tiểu học, bởi lẽ giáo dục đạo đức nhằm hình thành ở trẻ nhữnghiểu biết ban đầu về các chuẩn mực đạo đức và quy tắc hành vi xã hội, phát triểntình cảm đạo đức, thói quen đạo đức từ đó, góp phần giáo dục toàn diện học sinh

Trang 9

tiểu học, cũng như tạo tiền đề thuận lợi cho công tác giáo dục đạo đức ở các bậchọc tiếp theo

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) là một hình thức, mộtphương tiện quan trọng trong GDĐĐ cho học sinh tiểu học (HSTH) Công tácGDĐĐ phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa giảng dạy lý thuyết và tổ chức thực hành,kết hợp các hình thức giáo dục trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp Thông quaHĐNGLL tất cả các em được tham gia, được bày tỏ và được vận dụng những kiếnthức đã học một cách tổng hợp, hình thành cho học sinh những kỹ năng, thái độ,hành vi và các giá trị về đạo đức

Tuy nhiên, thực tiễn GDTH cho thấy, việc GDĐĐ cho HSTH thông quaHĐNGLL chưa được quan tâm đúng mức Vì vậy việc đưa ra các biện phápGDĐĐ, đặc biệt khai thác thế mạnh của các HĐNGLL để nâng cao hiệu quảGDĐĐ ở bậc tiểu học là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạnhiện nay

Từ những lý do trên, nên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện

pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố Hồ Chí Minh”

2 Mục đích nghiên cứu.

Xác định một số biện pháp GDĐĐ thông qua HĐNGLL ở các trường tiểuhọc, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HSTH trên địa bànquận 5, thành phố Hồ Chí Minh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động GDĐĐ cho HSTH thông qua HĐNGLL

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Trang 10

Một số biện pháp GDĐĐ thông qua HĐNGLL ở các trường tiểu học trên địabàn quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

4 Giả thuyết khoa học.

Nếu tìm ra một số biện pháp GDĐĐ thông qua HĐNGLL có tính khoa học,khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác GDĐĐ cho học sinh tiểu học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về GDĐĐ cho HSTH thông qua HĐNGLL

- Nghiên cứu thực trạng GDĐĐ thông qua HĐNGLL ở các trường tiểu họctrên địa bàn quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp GDĐĐ thông qua các HĐNGLL ởcác trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu, khảo sát thực tiễn và tổ chức thực nghiệm ở một sốtrường tiểu học của quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh Đó là trường Tiểu học TrầnQuốc Toản, trường Tiểu học Lê Văn Tám, trường Tiểu học Chương Dương vàtrường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóanhững tài liệu lý luận có liên quan để xây dựng cở sở lý luận cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

7.2.1 Phương pháp điều tra

Nghiên cứu thực trạng GDĐĐ thông qua HĐNGLL ở các trường tiểu họctrên địa bàn quận 5 và thăm dò về tính hiệu quả của các biện pháp được đề xuất

7.2.2 Phương pháp quan sát

Quan sát các biểu hiện đạo đức, các hoạt động GDĐĐ thông qua HĐNGLL

Trang 11

7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tổng kết kinh nghiệm của các nhà giáo dục về các vấn đề có liên quan đến

đề tài nghiên cứu

7.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được

8 Những đóng góp của luận văn.

- Hệ thống hoá lý thuyết về GDĐĐ cho HSTH thông quan HĐNGLL

- Làm rõ thực trạng GDĐĐ thông qua HĐNGLL ở trường tiểu học, nguyênnhân của thực trạng đó

- Đề xuất được một số biện pháp GDĐĐ cho HSTH thông qua HĐNGLL vớimột quy trình tổ chức chặt chẽ

9 Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạtđộng ngoài giờ lên lớp

Chương 3: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thôngqua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Trang 12

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài.

Giáo dục theo nghĩa xã hội học là một hiện tượng xã hội, bản chất là sự tiếpnối kinh nghiệm xã hội, lịch sử qua các thế hệ Quá trình giáo dục được tổ chức,thực hiện một cách có ý thức theo định chuẩn xã hội Giáo dục khi đó có mục tiêu,nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức xác định

Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là nhằm phát triển toàn diện nhân cáchngười được giáo dục (chủ yếu là học sinh) Sự phát triển toàn diện nhân cách đóbao hàm sự phát triển về thể chất (thể lực, thể hình, thể năng), tâm trí (trí tuệ tìnhcảm) và năng lực thực tiễn (cái mà C.Mác gọi là năng lực kỹ thuật tổng hợp,phương Tây gọi là kĩ năng xã hội, còn Unesco gọi là kĩ năng sống)

Học sinh không phải là khách thể mà phải là chủ thể của quá trình giáo dục,việc giáo dục không chỉ diễn ra trên lớp, trong trường học mà còn phải thực hiện ởngoài lớp, ngoài trường theo phương thức kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xãhội thông qua các hình thức như học tập, lao động, vui chơi, giải trí, sinh hoạt dãngoại, tham quan, cắm trại, sinh hoạt đội nhóm,

Đây chính là những tư tưởng giáo dục lớn của nhân loại và của dân tộc ViệtNam được đúc kết từ bao đời nay và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Nhữngnhà giáo dục tiêu biểu cho các thời kì lịch sử cổ đại cho đến nay luôn thể hiện tưtưởng này trong quan điểm giáo dục của mình Giáo dục kết hợp với lao động sảnxuất, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội,

Như Khổng Tử (551- 479 trước Công nguyên), một triết gia, một nhà giáodục lỗi lạc của Trung Hoa cổ đại muốn rằng: qua giáo dục để tạo ra lớp người “Trị

quốc” cũng phải học gắn với hành Ông khẳng định: “Đọc thuộc ba trăm thước

Trang 13

kinh thư giỏi, giao cho việc hănh chính không lăm được, giao cho việc đi sứ không

có khả năng đối đâp, học kiểu như vậy chẳng có ích gì”.

Đặc biệt J.A Kômenxki (1592-1670) được coi lă “Ông tổ của nền sư phạmcận đại” đê có những đóng góp lớn lao cho nền giâo dục trín thế giới Trong đó,ông đặc biệt quan tđm đến việc kết hợp học tập ở trín lớp vă hoạt động ngoăi lớpnhằm giải phóng hình thức học tập “giam hêm trong bốn bức tường” của hệ thống

nhă trường giâo hội thời trung cổ Ông khẳng định “Học tập không phải lă lĩnh hội kiến thức trong sâch vở mă lĩnh hội kiến thức từ mặt trời, mặt đất, từ cđy sồi, cđy dẻ”[38].

C Mâc vă F Anghen - người sâng lập ra học thuyết câch mạng XHCN vă lẵng tổ của nền giâo dục hiện đại Hai ông xâc định mục đích của nền giâo dục xêhội chủ nghĩa lă tạo ra “Con người phât triển toăn diện” Muốn vậy phải theo

“Phương thức giâo dục kết hợp với lao động sản xuất” Đđy chính lă phương thứcgiâo dục hiện đại”[13]

N.K.Cơrupxkaia (1869-1939) – Nhă giâo dục Xô Viết vĩ đại đê phđn tích rấtsđu sắc ý nghĩa của hoạt động lao động, hoạt động chính trị xê hội Bă đânh giâ caovai trò hoạt động của Đoăn Thanh niín, Đội Thiếu niín, qua câc hoạt động ngoăitrường, ngoăi lớp Bă cho rằng qua hoạt động thực tiễn thế hệ trẻ được “tự giâodục”,qua đó mă hình thănh vă phât triển nhđn câch của người lao động mai sau[21]

Petxtalozi (1746-1827), một nhă giâo dục lớn của Thụy Sĩ vă thế giới ở thế

kỉ XIX, với lòng nhđn âi sđu sắc, ông muốn cứu vớt trẻ em mồ côi, con nhă nghỉobằng con đường giâo dục, thông qua thực nghiệm giâo dục của ông, đó lă việc ôngdựng ra “trại mới” - Ở đđy, trẻ vừa được học văn hóa, vừa lao động (trồng cđy thiínthảo để sản xuất thuốc nhuộm vải) - lao động ngoăi lớp, ngoăi trường học Theo

Trang 14

ông hoạt động ngoăi lớp không chỉ tạo ra của cải vật chất mă còn lă con đường đểgiâo dục toăn diện học sinh [21].

A X Macarencô (1888-1939) nhă giâo dục Xô Viết vĩ đại, người có cônglăm một cuộc thực nghiệm giâo dục vĩ đại gần 20 năm ở “trại lao động Goocki văDeczinxki” nhằm cải tạo trẻ em phạm phâp Thănh công của cuộc thực nghiệm năychính lă ở chỗ Macarencô không chỉ giâo dục trẻ em phạm phâp trong trường mẵng đê gắn liền giâo dục trong lao động, trong sinh hoạt tập thể vă hoạt động xêhội Ông đê chứng minh chđn lý giâo dục của học thuyết Mâc- Lí nin vă khâi quâtthănh câc quan điểm giâo dục xê hội chủ nghĩa rất cơ bản, đó lă:

+ Giâo dục trong hoạt động xê hội

+ Giâo dục trong tập thể, bằng tập thể

+ Giâo dục trong lao động

+ Giâo dục bằng tiền đồ, viễn cảnh

Từ triết lý của C.Mâc về bản chất xê hội của câ nhđn lă “Tổng hoă câc quan

hệ xê hội” đến những lý luận về sự kết hợp giâo dục, xđy dựng môi trường giâodục…lă một chặng đường dăi hơn nửa thế kỷ của thế kỷ XX Tất cả những lýthuyết giâo dục xê hội chủ nghĩa lă cơ sở lý luận cơ bản của việc tổ chức hoạt độnggiâo dục ngoăi giờ lín lớp hiện nay

1.1.2 Câc nghiín cứu trong nước.

Ở nước ta có nhiều công trình nghiín cứu đê đề cập đến nhiều khía cạnhkhâc nhau của HĐNGLL như vai trò, hình thức tổ chức, biện phâp tổ chức trongnhă trường vă ngoăi nhă trường ở câc bậc học khâc nhau: Giâo dục mầm non, giâodục tiểu học, giâo dục trung học cơ sở, giâo dục trung học phổ thông, giâo dục đạihọc

Trong sự nghiệp đổi mới giâo dục, HĐNGLL được chính thức đưa văo trongchương trình giâo dục phổ thông với yíu cầu thực hiện bắt buộc vă thống nhất

Trang 15

trong toàn quốc dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Để triển khai chươngtrình và sách giáo viên “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” ở phổ thông, nhiềutác giả, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới nhiều lĩnh vực khác nhau của HĐNGLL Trong sách “Hoạt động ngoài giờ lên lớp” Hà Nhật Thăng- Sách giáo viên từlớp 6 đến lớp 9 [27], [28], [29], [30] cũng đã nêu lên mục tiêu, nội dung, chươngtrình, phương tiện, trang thiết bị của việc tổ chức HĐNGLL, hướng dẫn cụ thể việcthực hiện các chủ điểm giáo dục, cũng như đánh giá kết quả tổ chức hoạt động này.

Trong bài viết của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà [11] đã đưa ra một số biệnpháp giáo dục quyền trẻ em cho HSTH qua HĐNGLL

Trong bài viết của tác giả Nguyễn Dục Quang đã đề cập đến vấn đề đổi mớinội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐNGLL, giáo dục quốc tế cho họcsinh qua HĐNGLL [19], ngoài ra còn có các luận văn Thạc sĩ, các khoá luận đạihọc đã nghiên cứu vấn đề này ở các khía cạnh khác nhau

- Tác giả Đỗ Nguyên Hạnh trong công trình nghiên cứu của mình [14] đãxuất phát từ đặc điểm ham thích HĐNGLL của học sinh đã đề xuất các hình thứchoạt động: trưng bày ảnh, bình thơ, tiếp xúc với người thực, việc thực, thamquan…có tác dụng tốt đối với việc củng cố, giáo dục tình cảm, bổ sung kiến thức,

ý thức tập thể của học sinh

- Còn tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy với bài viết “Các hình thức tổ chứchoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học” [33] đãgiúp cho giáo viên và học sinh có thêm nhiều hình thức tổ chức HĐNGLL đạt hiệuquả

Như vậy hầu hết các công trình đã đề cập đến vấn đề HĐNGLL chú trọngnhiều đến bậc phổ thông trung học, mà ít đề cập đến các biện pháp giáo dục đạođức cho HSTH thông qua HĐNGLL

1.2 Một số khái niệm cơ bản.

Trang 16

1.2.1 Đạo đức.

Đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris): lề thói (moralis nghĩa là

có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa) Còn “luân lí” thường xem như đồng nghĩa với

“đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là "Êthicos" nghĩa là lề thói, tập tục Chứng tỏrằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói, tập tục và biểu hiện mốiquan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày

Ở phương Đông, "Đạo" là một trong những phạm trù quan trọng nhất củatriết học Trung Quốc cổ đại "Đạo" có nghĩa là con đường, đường đi, con đườngsống của con người trong xã hội Khái niệm đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinhvăn đời nhà Chu và từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều

“Đức” dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo,

là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý Như vậy có thể nói đạo đức của người TrungQuốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗingười phải tuân theo

Trong từ điển Liên Xô do M.M Rodentan chủ biên (1986) định nghĩa rằng

“Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội, thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội”.

Trong giáo trình “Đạo đức học” do tác giả Trần Hậu Kiểm định nghĩa “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người và con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội” [3, tr 9].

Đạo đức hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao gồmnhững nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác

Trang 17

dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác vàtoàn xã hội [7].

Có thể nói đạo đức là một hình thái ý thức được hình thành rất sớm trong lịch

sử phát triển nhân loại và được mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm Sựphát triển của đạo đức xã hội từ thấp đến cao như những nấc thang giá trị của vănminh con người trên cơ sở phát triển của sức sản xuất vật chất và thông qua sự đấutranh gạn lọc, kế thừa mà nội dung đạo đức ngày càng phong phú và hoàn thiệnhơn

Đạo đức xã hội bao gồm: ý thức xã hội, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức.+ Ý thức đạo đức : là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lươngtâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành

vi, ứng xử của cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân

+ Hành vi đạo đức : là sự biểu hiện trong ứng xử thực tiễn của ý thức đạo đức

mà con người đã nhận thức và lựa chọn, đó là sự ứng xử trong các mối quan hệgiữa cá nhân với cá nhân, với tự nhiên, với xã hội và với chính mình

+ Quan hệ đạo đức : là hệ thống những mối quan hệ giữa người với người trong

xã hội, xét về mặt đạo đức quan hệ đạo đức thể hiện dưới các phạm trù bổn phận,trách nhiệm, quyền lợi… giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, cộng đồng,

và toàn xã hội

1.2.2 Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong toàn bộ công tácgiáo dục ở nhà trường Bác Hồ đã dạy “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cảtài lẫn đức” Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng “đạo đức là cáigốc quan trọng của con người phát triển toàn diện mà nhà trường phổ thông cótrách nhiệm đào tạo, do đó công tác giáo dục đạo đức phải được xem là then chốt

Trang 18

trong nhà trường Nếu công tác này được quan tâm đúng mức sẽ có tác dụng thúcđẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”

Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức của học sinh dưới những tác động có mục đích có kế hoạch được lựa chọn về nội dung, phương pháp, phương tiện phù hợp với đối tượng giáo dục và sự phát triển kinh tế - xã hội nhất định.

Giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông là một quá trình giáo dục bộphận trong quá trình giáo dục tổng thể và có quan hệ biện chứng với các bộ phậngiáo dục khác như: giáo dục trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động và hướngnghiệp, giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện

Quá trình giáo dục đạo đức giống như các quá trình giáo dục khác là có sựtham gia của chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục

- Chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là: Thầy côgiáo, cha mẹ học sinh và những lực lượng giáo dục trong xã hội

- Học sinh là đối tượng của quá trình giáo dục, chịu tác động của giáo viên

và các lực lượng giáo dục khác Học sinh còn là chủ thể tích cực, tự giác tiếp thucác chuẩn mực đạo đức và tham gia các hoạt động giao lưu để thể hiện các giá trịđạo đức

- Mục đích của giáo dục đạo đức là hình thành những phẩm chất tốt đẹptrong nhân cách học sinh

- Nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức học sinh hiện nay cũng chính lànhững phẩm chất đạo đức quan trọng của thế hệ trẻ Việt Nam cần phải có: đó là laođộng sáng tạo, yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, yêu hòa bình, có tinh thần cộngđồng và quốc tế, có lòng nhân ái xã hội chủ nghĩa tinh thần đoàn kết hợp tác giúp

đỡ lẫn nhau có thái độ xây dựng và bảo vệ môi trường, có thái độ đúng đắn với tựnhiên và bản thân

Trang 19

1.2.3 Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

1.2.3.1 Mục đích của hoạt động GDĐĐ cho HSTH

- GDĐĐ cho HSTH nhằm cung cấp cho các em những tri thức đạo đức, bồidưỡng tình cảm đạo đức và hình thành ở các em những thói quen hành vi đạo đức 1.2.3.2 Nội dung giáo dục đạo đức cho HSTH

Nội dung giáo dục đạo đức chính là giáo dục các mối quan hệ xã hội như:

a) Quan hệ giữa cá nhân với bản thân Các quan hệ này gắn chặt với sự tự ýthức, với ý chí hành động, các tác động điều chỉnh bản thân học sinh được thể hiệntrong học tập, trong lao động, trong sinh hoạt, và trong đời sống cộng đồng của họcsinh, đó là:

+ Tính kỷ luật

+ Tính thật thà, khiêm tốn

+ Lòng dũng cảm, lòng tự trọng, trau dồi văn hoá ứng xử

+ Có ý chí nghị lực, tự tin và khát vọng vươn lên

b) Quan hệ giữa cá nhân đối với những người xung quanh Đây là mối quan

hệ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của học sinh với các phẩm chất đạo đức biểuhiện:

+ Kính trọng, lễ phép và biết ơn ông bà, cha mẹ, anh chị và những người lớntuổi trong gia đình, thương yêu, chăm sóc, nhường nhịn em nhỏ, tôn trọng phụ nữ + Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo, có tinh thần doàn kết và giúp đỡ bạn bè,thông cảm, đoàn kết hợp tác, tôn trọng lợi ích của người khác và của tập thể

c) Quan hệ cá nhân đối với xã hội: mối quan hệ đó được thể hiện ra ở phẩmchất chủ yếu đó là:

+ Trung thành với lý tưởng xây dựng một xã hội theo định hướng xã hội chủnghĩa, yêu quê hương đất nước, hiểu biết về các quốc gia khác, tích cực tham giacác hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh

Trang 20

+ Tự hào với quá khứ và truyền thống vẻ vang của dân tộc.

+ Biết ơn các bậc tiền bối, các anh hùng liệt sĩ đã có công dựng nước và giữnước

d) Quan hệ cá nhân đối với lao động Đó là các phẩm chất:

+ Yêu lao động, tinh thần trách nhiệm, tính cần cù, ý thức kỷ luật trong laođộng, thái độ chăm chỉ học tập, lòng say mê khoa học và kỹ thuật, quý trọng ngườilao động, quý trọng và bảo vệ các thành quả lao động xã hội và các di sản văn hoá + Biết tiết kiệm tiền của và thời giờ

Trong qua trình giáo dục đạo đức cho HSTH phải rèn luyện để có được cácphẩm chất đạo đức thể hiện trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng

e) Những thói quen, những đức tính sơ đẳng…thực hiện theo các chuẩn mựcđạo đức nhân đạo của loài người là các yếu tố quan trọng tạo nền tảng để hìnhthành và phát triển nhân cách mới Lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, thái độ laođộng, tinh thần kỷ luật tự giác chỉ có thể hình thành trên nền tảng được giáo dục từbậc tiểu học Để HSTH thực hiện tốt các mối quan hệ, những điều quy định, quytắc, luật lệ… một cách tự giác và lâu bền thì đòi hỏi giáo viên ở trên lớp phải có sựgiảng giải giúp HSTH nhận thức ý nghĩa và nội dung chuẩn mực đạo đức trong cácquy định đó và phải làm thường xuyên kết hợp với giảng dạy có hệ thống: giảithích, nhắc nhở, động viên, hình thành được bầu không khí đạo đức, xây dựng đượcnền nếp lớp tự quản tốt Ngoài ra, việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội

là hết sức quan trọng Đó là điều kiện, phương tiện có tác dụng tốt nhất trong việcgiáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

1.2.3.3 Hình thức giáo dục đạo đức.

a) Giáo dục đạo đức thông qua môn học nhằm giúp học sinh nắm được cácyêu cầu về đạo đức của xã hội đối với mỗi cá nhân, biểu thị dưới dạng: Chuẩn mực

Trang 21

đạo đức; Các quy tắc đạo đức; Các khái niệm đạo đức; Các nguyên tắc đạo đức;Các tư tưởng đạo đức…

- Môn đạo đức ở bậc tiểu học có nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh nắmđược điều sơ đẳng trong ứng xử hàng ngày, nắm được các chuẩn mực hành vi đạođức sơ đẳng trong các hoạt động và các quan hệ hàng ngày, phân biệt được thế nào

là hành vi tốt - xấu, đúng - sai

- Các môn học khác góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh vềlòng nhân ái, yêu nước, yêu bạn bè, niềm tin…khơi dậy ở học sinh những tình cảmtrong sáng Giúp các em làm việc tốt, có thái độ bất bình trước những hành vi xấu,việc làm chưa tốt

b) Giáo dục đạo đức cho HSTH thông qua HĐNGLL: nhằm hình thành chohọc sinh những kinh nghiệm đạo đức, kỷ xảo và thói quen đạo đức Đặc trưng củaHĐNGLL là hoạt động diễn ra trong các môi trường giáo dục, với quy mô và hìnhthức khác nhau Một số hình thức tổ chức như:

+ Hái hoa dân chủ

+ Hội thi văn nghệ

+ Thi kể chuyện

+ Sinh hoạt lớp theo chủ điểm, chủ đề…

Hình thức tổ chức có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả HĐNGLL, nó manglại sự hấp dẫn của hoạt động, thu hút được nhiều học sinh tham gia nhiệt tình và cóhiệu quả

1.2.3.4 Phương pháp giáo dục đạo đức.

Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức hoạt động chung và giao lưugiữa giáo viên, tập thể học sinh và từng học sinh nhằm làm cho mọi học sinh lĩnhhội được nền văn hoá đạo đức của loài người và của dân tộc

Trang 22

Các phương pháp giáo dục đạo đức ở tiểu học rất phong phú, đa dạng, có thểchia thành các nhóm:

a) Nhóm phương pháp trực quan:

- Phương pháp nêu gương: Là phương pháp dùng những tấm gương sáng của

cá nhân hoặc tập thể để giáo dục, kích thích học sinh học tập và làm theo nhữngtấm gương mẫu mực đó Nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức

và tình cảm đạo đức của học sinh Khi quan sát, phân tích những tấm gương vềhành vi đạo đức học sinh có điều kiện nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nộidung đạo đức mới

- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan: là phương pháp sử dụng cácphương tiện trực quan nó thường sử dụng với phương pháp kể chuyện nhằm làmcho chuyện kể có sức hấp dẫn, không bị khô khan, trừu tượng, giúp học sinh sẽhình thành được những biểu tượng về hành vi đạo đức, học sinh dễ nhớ và nắmvững tri thức, những hình ảnh đã lĩnh hội được

b) Nhóm phương pháp dùng lời:

- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên

và học sinh về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi đã được giáo viênchuẩn bị trước

- Phương pháp kể chuyện: Là phương pháp dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để

mô tả diễn biến quan hệ giữa các nhân vật, sự việc theo một câu chuyện Thông quacâu chuyện nhằm hình thành ở học sinh những xúc cảm đạo đức, xúc cảm thẩm mỹmạnh mẽ, sâu sắc

- Phương pháp khen thưởng là phương pháp mà giáo viên có thể nhận xéthọc sinh từ những việc làm nhỏ, biểu dương bất kì một hành động nào tốt của họcsinh như việc khen thưởng việc thực hiện nề nếp học tập, đạo đức, giữ gìn vệ sinh,các hoạt động khác mà các em đã thực hiện có hiệu quả

Trang 23

- Phương pháp trách phạt là phương pháp biểu thị sự không đồng tình, sự phêphán những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực xã hội, từ đó giáo dục họcsinh không vi phạm các hành vi đạo đức sai trái không theo đúng các chuẩn mực xãhội đã quy định.

c) Nhóm phương pháp thực hành, trò chơi:

- Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho học sinh nhập vai vàonhân vật trong những tình huống đạo đức giả định để các em bộc lộ thái độ hành viứng xử

- Phương pháp trò chơi: Là cách tổ chức cho học sinh thực hiện những thaotác, hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua một tròchơi nào đó

- Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp chia học sinh thành các nhómnhỏ để các em tự do trao đổi ý kiến, bày tỏ thái độ, chia sẻ kinh nghiệm về một vấn

đề đạo đức nào đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên

- Phương pháp dự án: Là phương pháp trong đó người học thực hiện mộtnhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn Thực hànhnhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trìnhhọc tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểmtra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện

1.2.4 Hoạt động ngoài giờ lên lớp.

HĐNGLL bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thểthao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá, hoạt động bảo vệ môi trường, lao độngcông ích và các hoạt động xã hội khác

- Nghị quyết 133 của Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: “Trong nhà trường Tiểu học có hai kế hoạch Đó là kế hoạch dạy học và kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”.

Trang 24

- Điều 27, Điều lệ trường Tiểu học quy định như sau: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục - thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá, các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường, các hoạt động lao động công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học”.

-Theo T.A.Ilina: “Công tác giáo dục học sinh ngoài giờ học thường được coi là công tác giáo dục ngoại khoá Công tác này bổ sung và làm giàu thêm công tác giáo dục nội khoá Trước tiên là phương tiện để phát hiện đầy đủ tài năng và năng lực của trẻ em, làm thức tỉnh hứng thú và thiên hướng của học sinh đối với một hoạt động nào đó; đó là một hình thức tổ chức việc thực tập về hành vi đạo đức, để xây dựng kinh nghiệm cuả hành vi này”[ 12, tr 61-62].

- Tác giả Đặng Vũ Hoạt quan niệm: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học –

kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hoá văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường…)”[ 15, tr 7].

Từ các định nghĩa trên, có thể thấy rằng: HĐNGLL - còn được gọi là hoạtđộng ngoại khóa - là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài thời gian học tập trênlớp Đây là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổchức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường, hoạt động tiếp nối và thống nhấthữu cơ với các hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển

Trang 25

nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xãhội đối với thế hệ trẻ.

HĐNGLL do nhà trường tổ chức và quản lý với sự tham gia của các lựclượng xã hội Nó được tiến hành xen kẽ hoặc tiếp nối chương trình dạy học trongphạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trongsuốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quátrình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc

HĐNGLL là một hoạt động quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diệnnhân cách học sinh, chính vì vậy nó được quy định bắt buộc trong các nhà trường,đặc biệt là trường tiểu học

Vậy, HĐNGLL là một hoạt động cơ bản, được thực hiện một cách có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch ở bên ngoài giờ học các môn học góp phần thực hiện quá trình hình thành nhân cách cho học sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

1.3 Hoạt động ngoài giờ lên lớp với việc giáo dục đạo đức cho HSTH

1.3.1 Vai trò của HĐNGLL đối với việc GDĐĐ cho HSTH.

- HĐNGLL giúp nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu, tố chất của họcsinh để từ đó có định hướng giáo dục đúng đắn HĐNGLL bổ trợ cho việc dạy họctrên lớp, giúp HS mở rộng kiến thức, cập nhật thông tin, các thành tựu khoa học,tạo hứng thú học tập, hiểu biết sâu sắc thêm lịch sử đất nước, nâng cao hiểu biết vềcác giá trị truyền thống của dân tộc, từ đó khơi dậy cho học sinh lòng tự hào dântộc, lí tưởng cống hiến cho dân tộc HĐNGLL với các chương trình hấp dẫn, kiếnthức tích hợp của nhiều lĩnh vực khoa học có tác dụng bổ trợ cho hoạt động dạyhọc trên lớp nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời kiến thức học sinh ngày được

mở rộng và cập nhật các thông tin mới

Trang 26

- HĐNGLL tạo điều kiện thuận lợi, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạocủa học sinh, biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục: Tự giáo dục là phươngthức tự khẳng định, được hình thành thông qua hoạt động mà cá nhân phát huy tối

đa vai trò chủ thể Tự giáo dục được bắt đầu từ khi xây dựng các mục tiêu lý tưởngcho tương lai, tiếp đó là tìm các biện pháp và quyết tâm thực hiện các mục tiêu đãxác định, thường xuyên tự kiểm tra các kết quả và phương thức thực hiện, tìm cácgiải pháp sáng tạo mới, xác định quyết tâm mới, để tiếp tục hoàn thiện bản thân

- HĐNGLL là điều kiện, là môi trường để học sinh phát huy tính tích cựcchủ động sáng tạo của bản thân Vai trò chủ thể có điều kiện được phát huy, họcsinh được giao việc, được chủ động hoàn thành theo mục tiêu hoạt động Ví dụ:Hoạt động "Về nguồn" với các chủ đề khác nhau: tham quan Khu di tích lịch sử,bảo tàng chứng tích chiến tranh; Học tập theo tấm gương anh hùng lịch sử, Họcsinh tham quan nhiều khu di tích, bảo tàng Sau đó các em sẽ làm bài thu hoạch,nêu lên cảm nghĩ của mình về chuyến đi Mỗi em sẽ có cảm nhận riêng có của bảnthân tạo cho hoạt động thêm ý nghĩa

- HĐNGLL tạo cơ hội phát triển các kĩ năng và năng lực ở học sinh, gópphần nâng cao giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu đổi mới để Việt Nam có thể hộinhập với nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới

- Qua HĐNGLL học sinh hình thành được một số năng lực: năng lực tổ chứcquản lý; năng lực tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị-xãhội; khả năng làm việc độc lập; khả năng diễn đạt trước đám đông; khả năng phản

xạ nhanh; hình thành quan niệm sống đúng đắn: Lý tưởng sống của thanh niêntrong giai đoạn công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, biết đấu tranh với nhữngbiểu hiện sai trái của bản thân và của ngưới khác

Trang 27

- HĐNGLL góp phần giáo dục tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung, là môitrường nảy nở các tình cảm tốt đẹp, nâng cao tinh thần trách nhiệm với bản thân,bạn bè và xã hội.

- Để thực hiện tốt các HĐNGLL đòi hỏi tập thể học sinh phải có sự hợp tác,đoàn kết giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ, phải có sự tương tác giữa cácthành viên, chẳng hạn qua các hội thi, giáo viên giao nhiệm vụ cho chi đội tự thảoluận hợp tác chặt chẽ với nhau với các phân đội và lập kế hoạch, chương trình, quacác hoạt động tham quan du lịch, cắm trại, các đội viên trong chi đội sẽ gắn kết vớinhau, biết chia sẻ, hợp tác giúp đỡ nhau nhiều hơn

- HĐNGLL hướng hứng thú của học sinh vào các hoạt động bổ ích, làmgiảm thiểu tình trạng yếu kém về đạo đức của học sinh

Trong quá trình tham gia HĐNGLL, các em được giao tiếp với nhau rộnghơn vừa giao lưu với bạn trong lớp, vừa giao lưu với các bạn khác lớp, các bạncùng trang lứa ngoài trường

HĐNGLL là một sân chơi thú vị với nhiều hình thức phong phú, nên khi họcsinh đầu tư thời gian vào hoạt động bổ ích sẽ giảm thời gian tham gia vào các hoạtđộng không lành mạnh, hạn chế nhóm tự phát, tránh ảnh hưởng xấu Học sinh yếukém đạo đức thường có nhận thức sai lệch về cuộc sống, về các chuẩn mực đạo đức

và có những hành vi lệch chuẩn so với yêu cầu xã hội Tham gia HĐNGLL sẽ pháthuy được tính tích cực của học sinh yếu kém về đạo đức, các em có thể điều chỉnhnhận thức, hành vi phù hợp với yêu cầu giáo dục Nhờ hoạt động và dư luận tập thểlành mạnh sẽ điều chỉnh quá trình phát triển thái độ, kĩ năng sống của học sinh.Được tham gia vào từng hoạt động các em được rèn luyện hành vi và thói quen đạođức và biết ứng xử phù hợp với các mối quan hệ trong xã hội

Trang 28

HĐNGLL giúp nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu của học sinh, từ đó

có kế hoạch bồi dưỡng nhằm giúp các em phát triển năng khiếu, sở thích của bảnthân trong học tập và cuộc sống

HĐNGLL là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục của nhàtrường với thực tiễn xã hội HĐNGLL là các “giờ học thực hành”, các giờ học đặcbiệt này đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức lý luận đã học trong sách vở màphải có vốn hiểu biết thực tế sống động, biết vận dụng vào giải quyết các tìnhhuống cụ thể Có như vậy, HĐNGLL làm cho quá trình đào tạo của nhà trường trởnên phù hợp hơn, thiết thực với thực tiễn xã hội

1.3.2 Mục đích, nhiệm vụ của HĐNGLL đối với việc giáo dục đạo đức

1.3.2.1 Mục đích :

a/ Củng cố kiến thức về đạo đức và hành vi đạo đức:

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức củanhà trường Từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội

đã góp phần rất lớn trong việc củng cố kiến thức về đạo đức và hành vi đạo đứchình thành nhân cách của học sinh Chính trong các HĐNGLL, các em mới có dịp

cọ xát thực tế , đối chiếu thực tế sinh động với những kiến thức về đạo đức và hành

vi đạo đức đã học trên lớp, từ đó giúp các em khắc sâu hơn kiến thức

b/ Rèn luyện các hành vi và thói quen đạo đức:

HĐNGLL giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mìnhtheo các hành vi và thói quen đạo đức đã được học Có thể nói việc các hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp đã xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đadạng, một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định,gắn giáo dục đạo đức với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống, biếncác nhu cầu đạo đức khách quan của xã hội thành những nhu cầu đạo đức của bản

Trang 29

thân học sinh Do vậy , cần thiết phải kết hợp việc học tập đạo đức trên lớp với việcrèn luyện kĩ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất của cáchành vi và thói quen đạo đức, giải quyết mối quan hệ giữa lí thuyết và thựchành ,đáp ứng nhu cầu hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học

c/ Bồi dưỡng thái độ đúng đắn với các chuẩn mực và hành vi đạo đức:

Thái độ đúng đắn với các chuẩn mực và hành vi đạo đức được hình thành vàphát triển thông qua các hoạt động có ý thức Chính trong quá trình sống, học tập,lao động, giao lưu, vui chơi giải trí… học sinh đã tự bồi dưỡng thái độ đúng đắnvới các chuẩn mực và hành vi đạo đức, từ đó hình thành và phát triển nhân cáchcủa mình Thực tế cuộc sống với nhiều tình huống đạo đức phong phú: thiện và ác,tốt và xấu đan xen lẫn nhau HĐNGLL đối với việc giáo dục đạo đức đã giúp các

em phân biệt được thật và giả , đúng và sai , từ đó giúp các em tự bồi dưỡng thái độ

đúng đắn với các chuẩn mực và hành vi đạo đức đã học

1.3.2.2 Nhiệm vụ của HĐNGLL đối với việc giáo dục đạo đức

a/ Nhiệm vụ giáo dục nhận thức về đạo đức và hành vi đạo đức:

- HĐNGLL giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những kiến thức vềđạo đức và hành vi đạo đức đã được học trên lớp (qua những hình thức sinh hoạtcâu lạc bộ, tham quan, sưu tầm, sinh hoạt theo các chuyên đề Những hoạt động đócòn giúp các em có những hiểu biết mới, mở rộng nhãn quan về thế giới xungquanh, cộng đồng xã hội

- HĐNGLL giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội có những hiểu biếtnhất định và tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

- HĐNGLL giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đạo đức đã học đểgiải quyết vấn đề đạo đức do đời sống thực tiễn đặt ra Qua đó củng cố thêm kiến

Trang 30

thức đạo đức, tạo ra các phản ứng nhanh nhạy trong ứng xử các tình huống đạo đứcphù hợp với các chuẩn mực và hành vi đạo đức.

- HĐNGLL giúp học sinh định hướng nhận thức, biết tự điều chỉnh hành viđạo đức, lối sống cho phù hợp, làm giàu thêm những kinh nghiệm thực tế, xã hội vềđạo đức và hành vi đạo đức cho các em

- HĐNGLL còn giúp học sinh hiểu biết đúng đắn về các vấn đề có tính thờiđại như vấn đề quốc tế, hợp tác hòa bình và hữu nghị, vấn đề chủ quyền biển Đông,vấn đề bảo vệ về môi sinh, môi trường, vấn đề pháp luật, vấn đề về quyền và bổnphận của trẻ em và các vấn đề nhận thức về đạo đức và hành vi đạo đức liên quankhác mà xã hội đang quan tâm

b/ Nhiệm vụ giáo dục thái độ đúng đắn với các chuẩn mực đạo đức và hành

vi đạo đức:

- HĐNGLL tạo cho học sinh hứng thú và lòng ham muốn hoạt động Qua đógiáo dục thái độ đúng đắn với các chuẩn mực đạo đức và hành vi đạo đức, bồidưỡng cho học sinh tình cảm đạo đức trong sáng (tình yêu quê hương đất nước,tình cảm thầy trò, tình cảm bạn bè….), học sinh biết phân biệt phải - trái, trắng -đen, kính yêu, trân trọng ủng hộ cái tốt, cái đẹp, biết từ chối cái xấu, cái không phùhợp

- HĐNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào các giá trị đạođức mà các em phải vươn tới, tích cực phấn đấu để trở thành người công dân cóích cho xã hội Từ đó, giáo dục các em lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹpthêm truyền thống của nhà trường, quê hương, đất nước

- HĐNGLL còn góp phần giáo dục cho học sinh tính đoàn kết, hữu nghị vớicác bạn quốc tế, với các dân tộc khác trên thế giới

c/ Nhiệm vụ rèn luyện hành vi và thói quen đạo đức:

Trang 31

- HĐNGLL rèn luyện cho học sinh hành vi và thói quen đạo đức thể hiện qua

việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, hình thành những thóiquen tốt trong học tập, trong lao động, trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ củangười học sinh trong trường và nhiệm vụ của người công dân nhỏ tuổi ngoài xã hộinhư phấn đấu trở thành con ngoan , trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, thựchiện tốt An toàn giao thông , bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, thực hiện nếp sốngvăn minh nơi công cộng, ủng hộ cái đúng, nói không với cái sai trong gia đình vàngoài xã hội …

- HĐNGLL rèn cho học sinh những kĩ năng tự quản trong đó có kĩ năng tổchức, kĩ năng điều khiển hoạt động tập thể có hiệu quả, kĩ năng khái quát, tổnghợp, nhận xét đánh giá kết quả hoạt động

- HĐNGLL rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm chủ bản thân, giáo dục tựđiều chỉnh, kĩ năng hòa nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ

1.3.3 Nội dung giáo dục đạo đức thông qua HĐNGLL.

HĐNGLL bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thểthao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa; hoạt động bảo vệ môi trường; lao độngcông ích và các hoạt động xã hội khác

Các HĐNGLL ở trường tiểu học rất đa dạng và phong phú về nội dung,thường được tiến hành ở những dạng hoạt động sau:

- Hoạt động chính trị- xã hội là hoạt động mang tính định hướng xã hội nên

có ý nghĩa xã hội rất lớn, được biểu hiện với tính giáo dục không thể thiếu ở nhữnghoạt động có liên quan đến những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, các sựkiện chính trị, xã hội trong nước và quốc tế đang được quan tâm Các hoạt động tìmhiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương, dân tộc Các hoạt động nhânđạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa như quỹ nhi đồng, đóng góp ủng hộ cho nạn nhân

Trang 32

chất độc da cam, làm vệ sinh sạch sẽ môi trường … để khắc sâu vào tâm trí ngườihọc, củng cố niềm tin, hiểu rõ những giá trị tinh hoa của dân tộc.

- Hoạt động văn hoá nghệ thuật là hoạt động giúp cho học sinh tiếp cận vớicái hay, cái đẹp của cuộc sống con người, tạo nên quan hệ thẩm mĩ giữa người vớingười, giữa con người với tự nhiên, từ đó hướng vào những hiểu biết, những tìnhcảm chân thành của mình đối với quê hương, đất nước, với thiên nhiên, với conngười và với bản thân mình Hướng cho học sinh có những hiểu biết, những tìnhcảm chân thành đối với quê hương đất nước, con người, với thiên nhiên và cả chínhbản thân mình

- Hoạt động thể dục thể thao là hoạt động có vị trí quan trọng trong nhàtrường, là người bạn đồng hành giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triểnthể chất Việc tham gia các hoạt động là điều kiện cho học sinh tăng cường sứckhỏe, rèn luyện thể lực góp phần xây dựng cho các em các phẩm chất tốt như : ýthức kỉ luật, có tinh thần đồng đội, kiên trì, đoàn kết Nội dung của hoạt động nàyđược thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:

+ Sinh hoạt văn hoá, văn nghệ

+ Các cuộc thi

+ Tổ chức tham quan

+ Thể dục giữa giờ, thể dục nhịp điệu

+ Đấu cờ tướng, cờ vua, bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội + Tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng

+ Câu lạc bộ thể dục, thể thao…

- Hoạt động lao động công ích là hoạt động góp phần cho học sinh rèn luyệntính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, tự lập, tự quản, chịu khó giúp cho học sinhhoàn thiện nhân cách của người lao động mới, có ý thức cao với những việc làmphục vụ xã hội, phục vụ con người như tạo cảnh quan môi trường xung quanh,

Trang 33

“Cổng trường em sạch đẹp, an toàn”, đồng thời biết nhắc nhở, động viên mọi ngườicùng thực hiện.

- Hoạt động vui chơi giải trí là hoạt động rất cần thiết không thể thiếu trongviệc phát triển tự nhiên của con người, là nhu cầu sinh lí giúp trẻ thư giãn, ngănchặn sự mệt mỏi, cân bằng trạng thái tâm lí nhằm góp phần làm giảm sự căng thẳngkhông cần thiết, tạo sự hưng phấn tích cực, phát triển trí tuệ, thúc đẩy khả năng họctập Chính việc tạo sân chơi sao cho hấp dẫn là tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kĩnăng giao tiếp, tổ chức, điều khiển, có khả năng xử lí tình huống nhanh nhạy, cótinh thần tập thể giúp học sinh phát triển thể chất, tinh thần

- Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật là hoạt động giúp các em tiếp cậnvới những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến Điều đó sẽ tạo cho các em sựsay mê, tìm tòi, kích thích các em học tốt hơn Những hoạt động này có thể là sưutầm những bài toán vui, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ khoa học, tìm hiểu lịch sửcác danh nhân, các nhà bác học

HĐNGLL nếu khơi dậy được nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi kiến thứckhám phá cái mới của lứa tuổi học sinh tiểu học thì nội dung sẽ được mở rộngphong phú Ngoài ra phải đảm bảo đến việc học tập, rèn luyện hàng ngày của các

em từng khối, lớp và nhà trường; phải đảm bảo kiến thức văn hoá phù hợp với lứatuổi, bám sát từng chủ đề hoạt động trọng tâm từng tháng, có như vậy HĐNGLLmới đáp ứng được từng mục tiêu của từng hoạt động và mục tiêu chung của giáodục Nội dung nghèo nàn, đơn điệu không phù hợp với lứa tuổi sẽ khó thu hút đượccác em tham gia hoạt động, kết quả sẽ không cao

Về thời gian dành cho HĐNGLL phải đảm bảo cân đối, phù hợp trong cáchoạt động nhà trường Nếu thời lượng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến học tập văn hoá

và ngược lại quá ít sẽ khó cho việc tổ chức một hoạt động có bài bản, có được kếtquả hình thành những phẩm chất đạo đức, những kỹ năng cần thiết

Trang 34

1.3.4 Các phương pháp GDĐĐ thông qua HĐNGLL:

Các phương pháp GDĐĐ thông qua HĐNGLL có thể phân loại theo banhóm cơ bản sau đây :

- Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và tích lũy kinh nghiệmứng xử của học sinh, bao gồm: Đòi hỏi sư phạm; Tạo dư luận xã hội; Tạo thóiquen; Rèn luyện; Giao công việc; Tạo tình huống giáo dục

- Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân, bao gồm các phươngpháp: Đàm thoại; Kể chuyện; Nêu gương

- Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xửcủa học sinh, bao gồm các phương pháp: Thi đua; Khen thưởng; Trách phạt

Khi tổ chức một HĐNGLL cụ thể nào, giáo viên đều có thể sử dụng nhiều

phương pháp GDĐĐ khác nhau Chẳng hạn: Khi tổ chức hình thức HĐNGLL “Thi

kể chuyện”, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp giáo dục như: Đàm thoại;

Kể chuyện; Nêu gương; Rèn luyện,

Việc sử dụng nhiều phương pháp giáo dục khi tổ chức một HĐNGLL bất kìgiúp cho giáo viên khai thác được vốn sống, vốn kinh nghiệm đạo đức của họcsinh Đồng thời, hướng các em vận dụng ngay hiểu biết của mình vào việc ứng xửtrong những tình huống đa dạng

1.4 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng GDĐĐ thông qua HĐNGLL cho HSTH

1.4.1 Nhận thức của các đối tượng có liên quan:

1.4.1.1 Của giáo viên

Nhìn chung giáo viên còn chưa nhận ra tầm quan trọng của HĐNGLL, họquan niệm rằng HĐNGLL chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần nào đó, không quantrọng, chưa có tác dụng GDĐĐ như các môn học chính khóa trên lớp Mặt khác, giáo

Trang 35

viên cho rằng HĐNGLL không thuộc về chuyên môn nên không cần phải chú tâmnhiều về hoạt động đó.

Xuất phát từ những quan niệm trên, các HĐNGLL không được giáo viên quantâm đúng mức, chuẩn bị còn sơ sài, không hướng dẫn học sinh một cách đầy đủ vềchủ đề cần quan tâm làm cho giờ hoạt động không có hiệu quả và không có tác dụngrèn kĩ năng cho học sinh

1.4.1.2 Của học sinh

Còn nhiều học sinh cũng xem đây là một hoạt động không quan trọng nêncũng không nghiêm túc thực hiện bởi người hướng dẫn của các em cũng “làm chocó” để báo cáo Ngoài ra, do sự thiếu trách nhiệm của giáo viên nên giờ hoạt độngcũng không thu hút được các em tham gia Học sinh dần dần sẽ cảm thấy nhàm chántrong các hoạt động này và không có hứng thú hoạt động một cách sôi nổi Thậm chí

có nhiều học sinh tỏ ra lơ là trong các HĐNGLL (làm việc riêng, nói chuyện, )

1.4.2 Năng lực tham gia và quản lý HĐNGLL của đội ngũ GVCN, tổng phụ trách Đội ở các trường Tiểu học:

Đội ngũ GVCN giờ đây đã đủ chuẩn và trên chuẩn Giáo viên học tập nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xãhội Theo tinh thần Chỉ thị 40-CT/TW của Bộ Chính trị về việc xây dựng, nâng caochất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chúng ta cần phải tăngcường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện,nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục giao đoạn 2001 – 2010 vàchấn hưng đất nước Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục được chuẩn hóa đảm bảo chất lượng Chỉ thị này đã đề cập đến tính cần thiếtphải tổ chức, bồi dưỡng giáo viên

Trang 36

Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết phải được tổ chứcthường xuyên và nghiêm túc Muốn như vậy công tác bồi dưỡng giáo viên, nhất làcác nhiệm vụ cụ thể như HĐNGLL thì phải tiến hành ngay tại nhà trường trong từnghoạt động cụ thể Thông qua việc thực hiện, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm trongtừng hoạt động sẽ giúp giáo viên có thể bổ sung những vấn đề mới, bù đắp nhữngthiếu hụt và tránh sự cứng nhắc, lạc hậu trong xu thế phát triển như vũ bão của trithức khoa học, cũng như những vần đề cấp bách trong xã hội hiện nay.

Bên cạnh năng lực chuyên môn của giáo viên, năng lực tổng phụ trách Đội ởtrường tiểu học cũng rất cần thiết Người tổng phụ trách đội là cánh tay đắc lực củaHiệu trưởng trong việc điều khiển học sinh, tổ chức các HĐNGLL Các hoạt độngnày có được tổ chức tốt thì mới có tác dụng giáo dục đạo đức cho các em Cho nên,năng lực của người tổng phụ trách Đội cũng cần được nâng lên đáp ứng nhu cầungày càng cao của trường tiểu học hiện nay

1.4.3 Về các điều kiện thực hiện GDĐĐ thông qua HĐNGLL:

Để thực hiện tốt việc GDĐĐ cho học sinh thông qua HĐNGLL,yếu tố cầnthiết, đó là: cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian, con người (các lực lượng giáo dục).Trong đó, con người là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của GDĐĐthông quan HĐNGLL và yếu tố về cơ sở vật chất giữ vai trò quan trọng không thểthiếu của quá trình

Bên cạnh việc GDĐĐ cho học sinh thông qua HĐNGLL theo chương trìnhbắt buộc, tổng phụ trách Đội còn được chỉ đạo thực hiện chương trình HĐNGLL tùyvào mỗi thời điểm trong năm học, tùy vào các đối tượng học sinh khác nhau Dưới

sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, hàng tuần, hàng tháng Liên đội đều có những chủ điểmhoạt động phù hợp với chương trình hoạt động phong phú gắn liền với lứa tuổi tiểuhọc

Trang 37

Cải tiến nội dung phương pháp hoạt động cho phù hợp với tâm lý, đáp ứngnhu cầu nguyện vọng của học sinh Đổi mới hình thức hoạt động để học sinh hứngthú tự nguyện tham gia Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các lớp, pháthuy vai trò tiên phong của Liên đội, Chi đội trong việc tham gia các HĐNGLL.

Động viên mọi thành viên của trường tham gia các HĐNGLL Tổ chức tốt độingũ giáo viên chủ nhiệm của các lớp để làm tốt HĐNGLL, sử dụng những giáo viên

có năng khiếu về hoạt động để làm nòng cốt các hoạt động

1.4.4 Sự ủng hộ của gia đình, xã hội:

Ngoài giờ học vất vả trên lớp, các em được tham gia sinh hoạt đội nhóm,hoạt động vui chơi, giải trí Các hoạt động này không phải “tùy thích” thì tổ chứcthực hiện mà là những hoạt động có mục đích, mang nội dung hình thức hoạt độnggiáo dục rõ ràng Được tổ chức chặt chẽ và chỉ đạo từ trên xuống, những HĐNGLLlàm cho các em hứng thú tham gia, không những tạo ra một sân chơi bổ ích, thú vị,giúp rèn luyện thân thể mà còn góp phần GDĐĐ cho học sinh

Những HĐNGLL mang lại lợi ích một cách thiết thực, cho nên, hội cha mẹhọc sinh thường ủng hộ công tác này và thường ủng hộ kinh phí cho hoạt động:xây dựng sân bãi, mua sắm trang thiết bị Bên cạnh đó, các tổ chức quần chúng xãhội cũng đóng góp ý kiến, xây dựng các phong trào cho nhà trường, tạo ra một sânchơi vô cùng bổ ích và thú vị cho các em

1.5 Đặc điểm phát triển của học sinh tiểu học.

1.5.1 Đặc điểm phát triển nhận thức.

1.5.1.1 Tri giác:

Nhận thức của học sinh ở lứa tuổi này đã phần nào mang tính khái quát, các em

đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sự vật, biết phân biệt các sắc thái của chi tiết

để đi đến so sánh tổng hợp Từ đó thấy được mối quan hệ giữa các sự vật hiệntượng và có khả năng tri giác sự vật hiện tượng như là một chỉnh thể Trong quá

Trang 38

trình nhận thức trẻ chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát Vì thếkhi giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải có định hướng cung cấp cho các emnhững tri thức đạo đức, chuẩn mực đơn giản, chuẩn xác và hiện đại.

1.5.1.5 Tư duy:

Học sinh cuối bậc tiểu học tư duy đã có thay đổi về chất, tư duy trừu tượngphát triển mạnh mẽ Các em đã biết tổng hợp các sự vật hiện tượng, tích lũy đượcnhiều kinh nghiệm hơn phát triển rõ rệt hơn so với các lớp đầu bậc tiểu học nhất làtrình độ phân tích, khái quát hóa, óc phê phán thể hiện rõ nhất là ở học sinh khá

Trang 39

giỏi Các em lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, thái độ không chỉ một chiều Vì vậyngười giáo dục cần chú ý đến câu hỏi “ Tại sao’’ để kích thích tư duy và giúp họcsinh hiểu sâu hơn bản chất, ý nghĩa, giá trị của những điều đã lĩnh hội được Nhữngnội dung, hình thức giáo dục đạo đức cần lựa chọn sao cho gần gũi với cuộc sốngthực của học sinh, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

1.5.2 Đặc điểm phát triển tình cảm.

- Tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực quan và giàu cảm xúc

- Tình cảm trí tuệ của các em đang hình thành và phát triển Các em suy nghĩbằng “ hình thù, màu sắc, âm thanh và xúc cảm’’(Usinxki) Các em rất thích đượcnghe kể chuyện, đặc biệt là các em rất nhạy cảm với những thành tích mà mình đãđạt được Tình cảm thẩm mĩ của các em học sinh tiểu học đang phát triển Các emthích cái đẹp trong thiên nhiên, yêu cỏ cây, hoa lá, yêu con vật nuôi trong nhà, yêuhoạt động nghệ thuật… Những đặc điểm tình cảm trên của học sinh tiểu học, giáoviên cần triệt để khai thác những hình ảnh trực quan để tạo cho các em những xúccảm tích cực Tận dụng văn học nghệ thuật làm phương tiện giáo dục tình cảm đạođức cho học sinh Tổ chức cho các em được thường xuyên tham gia các HĐNGLLnhư thăm hỏi thầy cô giáo, bạn bè, giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng, bà

mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn … dùng tìnhcảm để cảm hoá và tác động đến các em, tránh thuyết lý một cách áp đặt, cứngnhắc Thương yêu nhưng phải nghiêm, điều đó mới có tác động mang lại hiệu quảgiáo dục

1.5.3 Về hành vi đạo đức.

1.5.3.1 Tri thức và niềm tin đạo đức.

Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đứcquy định hành vi của họ trong quan hệ với người khác, với cộng đồng Có tri thứcthôi chưa đủ đảm bảo cho hành vi đạo đức Con người cần có niềm tin Niềm tin

Trang 40

đạo đức là sự tin tưởng một cách sâu sắc của cá nhân vào tính khách quan của cácchuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải thực hiện đầy đủ các chuẩnmực ấy.

1.5.3.2 Động cơ và tình cảm đạo đức.

Hành vi đạo đức luôn luôn được thúc đẩy bởi động cơ đạo đức và tình cảmđạo đức Động cơ đạo đức là yếu tố bên trong thúc đẩy hoạt động của con ngườitrong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội Khicon người xuất hiện các hành vi đạo đức thì thường xuất hiện sự rung cảm của cánhân đối với hành vi của mình và của người khác Sự rung cảm ấy( tích cực haytiêu cực) là tình cảm đạo đức Nó trở thành một trong những động cơ thúc đẩy vàđiều chỉnh hành vi đạo đức Do đó, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học khôngnhững cung cấp cho các em những tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là hìnhthành ở các em động cơ đạo đức và tình cảm đạo đức trong cuộc sống

1.5.3.3 Thói quen đạo đức.

Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức đã ổn định của con người Thói

quen đó được thể hiện trong những tình huống muôn hình muôn vẻ, được xem nhưnhu cầu đạo đức Nhu cầu này được thoả mãn thì con người thấy thoải mái, hàilòng Nhu cầu không được thoả mãn thì thấy khó chịu Muốn có thói quen đạo đứcthì phải tổ chức cho học sinh hoạt động một cách có hệ thống các hành vi đạo đứctrong các tình huống khác nhau

Kết luận chương 1:

HĐNGLL giữ vị trí quan trọng trong giáo dục phổ thông nói chung và tronggiáo dục tiểu học nói riêng Thông qua các HĐNGLL đã góp phần khép kín thờigian, không gian giáo dục đối với học sinh HĐGDNGLL không đơn giản chỉ làsân chơi, trong đó các em có thể vừa là người tổ chức, vừa là thành viên tham dự

Ngày đăng: 18/12/2013, 13:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1: Khảo sát nhận thức về các chuẩn mực đạo đức - Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh
Bảng 2. 1: Khảo sát nhận thức về các chuẩn mực đạo đức (Trang 47)
Bảng 2.2  Khảo sát thái độ của HS với các chuẩn mực đạo đức. - Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh
Bảng 2.2 Khảo sát thái độ của HS với các chuẩn mực đạo đức (Trang 47)
Bảng 2. 3: Thực trạng thực hiện các hành vi đạo đức của HSTH. - Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh
Bảng 2. 3: Thực trạng thực hiện các hành vi đạo đức của HSTH (Trang 48)
Bảng 2.3 : Thực trạng thực hiện các hành vi đạo đức của HSTH. - Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh
Bảng 2.3 Thực trạng thực hiện các hành vi đạo đức của HSTH (Trang 48)
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về nhận thức đối với chuẩn mực đạo đức "Biết ơn thầy, cô giáo". - Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát về nhận thức đối với chuẩn mực đạo đức "Biết ơn thầy, cô giáo" (Trang 49)
200 100,0 b Rủ nhau đi chơi vì được nghỉ học 52 26,0 - Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh
200 100,0 b Rủ nhau đi chơi vì được nghỉ học 52 26,0 (Trang 50)
Bảng 2.5: Khảo sát thái độ của học sinh đối với chuẩn mực “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”. - Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh
Bảng 2.5 Khảo sát thái độ của học sinh đối với chuẩn mực “Biết ơn thầy giáo, cô giáo” (Trang 50)
Bảng 2.5:  Khảo sát thái độ của học sinh đối với chuẩn mực “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”. - Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh
Bảng 2.5 Khảo sát thái độ của học sinh đối với chuẩn mực “Biết ơn thầy giáo, cô giáo” (Trang 50)
Bảng 2.6: Khảo sát về hành vi của học sinh. - Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh
Bảng 2.6 Khảo sát về hành vi của học sinh (Trang 51)
Bảng 2.6:  Khảo sát về hành vi của học sinh. - Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh
Bảng 2.6 Khảo sát về hành vi của học sinh (Trang 51)
trắng và bàn ghế, mà quên đi việc tổ chức các HĐNGLL với nội dung, hình thức phong phú để giúp HS hình thành các phẩm chất nhân cách tốt nhất. - Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh
tr ắng và bàn ghế, mà quên đi việc tổ chức các HĐNGLL với nội dung, hình thức phong phú để giúp HS hình thành các phẩm chất nhân cách tốt nhất (Trang 53)
Bảng 2.7 Chất lượng GDTH của học sinh quận 5 trong 3 năm gần đây: - Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí minh
Bảng 2.7 Chất lượng GDTH của học sinh quận 5 trong 3 năm gần đây: (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w