1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tiểu luận nghiên cứu giới từ trong eligsh

52 5,6K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 515,5 KB

Nội dung

Tiểu luận nghiên cứu CÁCH SỬ DỤNG GIỚI TỪ trong Tiếng Anh

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài: Nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt.

2 Cấp dự thi: Đề tài cấp khoa

3 Nhóm sinh viên thực hiện:

- Họ và tên: Lê Thị Hà (trưởng nhóm)

Trịnh Thị An

Tạ Thị Thuý Hằng

Lê Thị Thanh Hoa

Hoàng Lê Thuỷ Linh

- Lớp: K13 ĐHSP Tiếng Anh

- Khoa: Ngoại Ngữ

4 Giáo viên hướng dẫn: ThS Trịnh Thị Hằng

5 Thời gian thực hiện: tháng 8/2011 – tháng 4/2012

6 Đơn vị chủ trì: Khoa Ngoại Ngữ

Trang 2

MỤC LỤC

2.2 Các loại giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt 13

Trang 3

CHƯƠNG 3

SO SÁNH SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU

VỀ NHÓM GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NHÓM GIỚI

TỪ ĐỊNH VỊ TRONG TIẾNG ANH CỦA CÁC SINH VIÊN KHỐI KHÔNG CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

36

Trang 4

5.3.4 Bài tập chọn giới từ 41

5.3.6 Bài tập điền giới từ thích hợp vào chỗ trống 43

2 Hạn chế của nghiên cứu này và một số đề xuất cho

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hầu hết người học tiếng Anh đã từng học qua và biết đến các giới từ

“to”, “in”, “into”, “at”, “on”, “about”, “above”, “across”, “among”,

“around”… và nhiều giới từ khác nữa nhưng ít người biết giới từ là mộttrong những “nút cổ chai” quan trọng cản trở việc nói tiếng Anh trôi chảy.Khi học tiếng Anh đến phần này, người học thường ít chú ý đến chúng.Trong khi đó, giới từ được sử dụng rất nhiều trong các đoạn hội thoại

Xét về mức độ phổ biến của các từ vựng trong tiếng Anh, giới từ trongtiếng Anh xếp hạng về mức độ xuất hiện như sau:

- “To”: xếp thứ 4

- “In”: xếp thứ 6

- “Into”: xếp thứ 64

- “Out”: xếp thứ 65

Trang 5

(Theo Phạm Quang Hùng www.wordcount.org/main.php)

Do đó, giới từ cũng có vai trò rất quan trọng trong diễn đạt ngôn ngữ tức

kỹ năng nói trong tiếng Anh Khi không sử dụng thành thạo các giới từ nàythì người học không thể nói tiếng Anh tốt Vì vậy, cách dùng giới từ là mộtphần ngữ pháp rất quan trọng và rất cần thiết trong quá trình dạy và học mộtngoại ngữ Khi không phân biệt được các nhóm giới từ hay cách dùng củatừng loại giới từ thì người học sẽ gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đếnkết quả học tập

Tiếng Anh có rất nhiều giới từ và việc nhớ hết ngữ nghĩa cũng như cách

sử dụng chúng là một vấn đề không dễ Trong quá trình học tiếng Anh, việc

sử dụng giới từ là một trong những khó khăn đối với người học Nhận thứcrằng giới từ tiếng Anh là một thách thức đối với người học, nhiều chuyênluận, sách dạy cũng như sách bài tập chuyên về giới từ đã được biên soạn

Và trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng giành khá nhiều thời gian choviệc giảng và luyện loại từ này Xét thấy giới từ có nhiều nhóm, tuy nhiên,nhóm giới từ định vị được coi là một trong những khó khăn lớn nhất

Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nhóm giới từ định vị trongtiếng Anh và tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu của mình

Trang 6

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng giới từtiếng Anh cho sinh viên; nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu: Nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh vàtiếng Việt

b Khách thể nghiên cứu: 120 SV các lớp không chuyên ngữ trườngĐại học Hồng Đức

c Phạm vi nghiên cứu: Giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tìm hiểu thực tiễn (phương pháp quan sát sư phạm)

- Phương pháp điều tra giáo dục

Trang 7

PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến giới từ như:

- “Đối chiếu chuyển dịch 3 giới từ “at”, “in”, “on” với các giới từ tươngđương trong tiếng Việt” (Luận văn thạc sỹ của Tạ Mỹ Nga, trường Đại họcKHXH & NV thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005)

- “Ngữ nghĩa của các giới từ chỉ không gian trong tiếng Anh trong sựđối chiếu với tiếng Việt” (Trần Quang Hải)

- “Những khác biệt cơ bản trong sử dụng giới từ định vị chỉ các quan hệkhông gian trong tiếng Anh và tiếng Việt - Major differences in the use ofEnglish and Vietnamese locative prepositions describing spacial relation”

Trang 8

(Luận văn thạc sỹ của Trần Quang Hải, Đại học Ngoại ngữ - Đại học ĐàNẵng).

- “Giới từ không gian, những khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt từgóc độ logic và văn hoá” (Luận văn thạc sỹ của Cao Xuân Hiền, năm 2006)

- “Nghiên cứu ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ tiếng Anh đối chiếuvới tiếng Việt” (Luận án tiến sỹ của nguyễn Cảnh Hoa, năm 2001)

- “Nghiên cứu giới từ định vị theo hướng ngữ dụng” (Luận án tiến sỹcủa Trần Quang Hải, năm 2001)

1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Các nghiên cứu liên quan về giới từ cũng là những đề tài được nhiềunhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, tìm hiểu và tiến hành nghiên cứunhư:

- “ACL-SIGSEM workship on the linguistic demensions ofprepositions and their use in computational linguistic formalisms andapplications” (Kenneth C.Litkowski and Orin Hargraves – University ofEssex-Colchester, United Kingdom 171-179, 2005)

- “Generic classes of prepositions” (Orin Hargraves – CL Researchworking paper 06.01 CL Research, Damascus, MD, 2006)

- “Integrating data from the preposition project into frameNet”(Kenneth C.Litkowski - CL Research working paper 07.01 CL Research,Damascus, MD, 2007)

- “The linguistic dimensions of prepositions and their use incomputational linguistic formalisms and applications” (KennethC.Litkowski and Orin Hargraves, 2005)

Trang 9

- “Preposition disambiguation based on Chain clarifying relationshipscontexts” (Popescu, Octavian and Tonelli, Sara and Pianta, Emanuele,2007).

- “Arab EFL University students’ errors in the use of prepositions”(Yousef Sharif Tahaineh, 2010)

1.3 Sự cần thiết của đề tài

Các nghiên cứu liên quan đến giới từ như đã nêu ở trên thuộc phạm vitrong nước hay ngoài nước đã phần nào thể hiện được nội dung và cung cấpcho học sinh, sinh viên những tài liệu, những kiến thức bổ ích nhất định vềlĩnh vực giới từ Như luận văn thạc sỹ của Trần Quang Hải, Đại học Ngoạingữ - Đại học Đà Nẵng đã chỉ ra được những khác biệt cơ bản trong sử dụnggiới từ định vị chỉ các quan hệ không gian trong tiếng Anh và tiếng Việt.Hoặc nghiên cứu của Yousef Sharif Tahaineh với đề tài “Arab EFLUniversity students’ errors in the use of prepositions” đã phân tích được thựctrạng sử dụng giới từ cũng như chỉ ra được các lỗi sai trong việc học và làmcác bài tập liên quan đến giới từ của các sinh viên Ả Rập tại trường Đại họcEFL Hay luận văn thạc sĩ của Tạ Mỹ Nga, trường Đại học KHXH & NVthành phố Hồ Chí Minh đã có nghiên cứu và làm sáng tỏ về sự chuyển dịch

3 giới từ “at”, “in” và “on” giữa tiếng Việt và tiếng Anh Tuy nhiên, tất cảnhững nghiên cứu trên đều mới chỉ hoặc là sự khái quát chung, hoặc đưa rakết quả nghiên cứu ở những khía cạnh nhỏ nhất định mà vẫn chưa đáp ứngđược nhu cầu học giới từ của sinh viên Vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôitiến hành nghiên cứu đề tài “Nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếngViệt” với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến giới từ, cụ thể

là nhóm giới từ định vị được coi là khó khăn lớn nhất và phức tạp nhất đốivới sinh viên trong việc học và làm các bài tập về giới từ, đồng thời chúngtôi mong muốn đề tài nghiên cứu của mình sẽ giúp ích cho sinh viên trongvấn đề học giới từ tiếng Anh

Trang 10

CHƯƠNG 2 NHÓM GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ TRONG NGỮ PHÁP

TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 2.1 Định nghĩa

Trong việc học tiếng Anh, giới từ là một trong những phần quan trọngquyết định đến kết quả và thành tích hoc tập cũng như xác định năng lực họctập của mỗi học sinh, sinh viên Học và làm nhiều bài tập về giới từ tiếngAnh nhưng ít ai lại để ý và hiểu sâu về khái niệm giới từ là gì? Vấn đề nàycũng đã thu hút rất nhiều sự chú ý và các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ranhiều ý kiến khác nhau về giới từ

- Theo Nguyễn Xuân Khánh - Nguyễn Thanh Chương trong “Văn phạmtiếng Anh thực hành”: “Giới từ là một từ hoặc một nhóm từ nối danh từ hoặcmột từ tương đương danh từ với các phần khác của một câu”

Trang 11

- Theo Phan Thị Hồng Nhung - Nguyễn Bảo Trang trong “Tổng ôn tậpkiến thức tiếng Anh” thì “Giới từ là loại từ thể hiện mối quan hệ giữa cácdanh từ, đại từ, tính từ và động từ với các từ khác trong một câu Thườngcác giới từ xuất hiện trước danh từ, ngữ danh từ hoặc mệnh đề danh ngữ”.

- Mai Lan Hương – Hà Thanh Uyên trong “Giải thích ngữ pháp tiếngAnh” đưa ra định nghĩa: “Giới từ là từ hoặc nhóm từ thường được dùngtrước danh từ hoặc đại từ để chỉ sự liên hệ giữa danh từ hoặc đại từ này vớicác thành phần khác trong câu”

- Cùng chung cách hiểu như trên, Nguyễn Khuê định nghĩa: “Giới từ lànhững từ đứng trước danh từ (hoặc tương đương như danh từ) để chỉ sự liên

hệ giữa danh từ ấy với một từ khác trong câu” trong “Ngữ pháp tiếng Anh –Nhà xuất bản Đại học Sư phạm”

- Trong “Cẩm nang sử dụng giới từ tiếng Anh”, Xuân Bá định nghĩa:

“Giới từ là từ được dùng để chỉ mối quan hệ giữa những cụm từ hoặc từtương đương danh từ với một số từ khác trong câu Trong trường hợp này,danh từ hoặc từ tương đương danh từ là tân ngữ của giới từ”

- Trong “Ngữ pháp tiếng Anh”, Vũ Thành Phương định nghĩa: “Giới từ

là từ nối dùng để nối danh từ hay đại từ với từ đứng trước”

Ngoài ra, còn một số định nghĩa khác như:

- “Giới từ là tiếng dùng để liên lạc một tiếng với túc từ của nó” (Trần

Trọng Kim - Phạm Duy Khiêm – Bùi Kỷ Việt Nam văn phạm).

- “Giới từ là một loại hư từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối liên

từ phụ (hoặc từ tổ phụ) với từ chính (hoặc tổ từ chính) biểu thị quan hệ ngữ

pháp hai đơn vị đó” (Nguyễn Kim Thản Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt).

Trang 12

- “Quan hệ từ (giới từ và liên từ) là những từ có khả năng đi kèm vớiđoản ngữ với tư cách là những cái dấu nối hai chiều, nối đoản ngữ với mộtđơn vị nào đấy ở trước để tạo thành một đơn vị lớn hơn” (Nguyễn Tài Cẩn.

Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ).

- “Giới từ là những trợ nghĩa ngữ pháp, luôn đi trước danh từ, đại từ, số

từ để giới hạn hành động hay sự kiện về địa điểm cụ thể, thời gian cụ thểhoặc biểu thị nguyên nhân, mục đích, đối tượng, phương tiện và cách thức

cụ thể diễn ra hành động trong câu” (Nguyễn Văn Thành Tiếng Việt hiện đại - Từ pháp học).

Tóm lại, từ những ý kiến trên, chúng ta thấy rằng có nhiều cách hiểu,nhiều quan điểm về khái niệm giới từ là gì? Mỗi một định nghĩa đều thể hiệnmột quan điểm riêng, nội dung riêng về giới từ Từ những định nghĩa về giới

từ nêu trên ta có thể rút ra một cách hiểu đầy đủ hơn về giới từ như sau:

“Giới từ là một từ hoặc một nhóm từ nối danh từ hoặc động từ, đại từ, tính

từ với các từ khác trong một câu để thể hiện mối quan hệ của chúng trongcâu hoặc để giới hạn hành động hay sự kiện về địa điểm cụ thể, thời gian cụthể, hoặc biểu thị nguyên nhân, mục đích, đối tượng, phương tiện và cáchthức cụ thể diễn ra hành động trong câu”

2.2 Các loại giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt

2.2.1 Các loại giới từ trong tiếng Anh

Giới từ trong tiếng Anh được phân chia thành nhiều nhóm, theo mỗi tácgiả, mỗi nhà nghiên cứu thì giới từ được chia theo cách khác nhau

- Theo Xuân Bá trong “Bài tập trắc nghiệm giới từ tiếng Anh”, các giới

từ tiếng Anh được chia thành 7 nhóm sau:

Trang 13

1 Giới từ chỉ thời gian (Prepositions of time)

2 Giới từ chỉ nơi chốn, hay giới từ đinh vị (Prepositions of place orposition)

3 Giới từ chỉ nguyên nhân, lý do (Prepositions of cause/ reason)

4 Giới từ chỉ mục đích (Prepositions of purpose)

5 Giới từ chỉ thể cách (Prepositions of manner)

6 Giới từ chỉ phương tiện (Prepostions of means)

7 Giới từ chỉ sự quan hệ (Prepositons of relation)

- Theo Nguyễn Khuê trong “Ngữ pháp tiếng Anh”, giới từ được chiathành 6 loại sau:

1 Giới từ chỉ địa điểm (Prepositions of place)

2 Giới từ chỉ thời gian (Prepositions of time)

3 Giới từ chỉ sự chuyển động (Prepositions of motion)

4 Giới từ chỉ cách thức (Prepositions of motion)

5 Giới từ chỉ nguyên nhân (Prepositions of cause)

6 Giới từ chỉ mục đích (Prepositions of purpose)

- Theo Mai Lan Hương và Hà Thanh Uyên trong “Giải thích ngữ pháptiếng Anh”, giới từ có 4 nhóm chính:

Trang 14

STT Nhóm giới từ

1 Giới từ chỉ nơi chốn (Prepositions of place)

2 Giới từ chỉ thời gian (Prepositions of time)

3 Giới từ chỉ sự chuyển động (Prepositions of movement)

4 Các loại giới từ khác (Other types of prepositions)

- Mục đích hoặc chức năng

- Nguyên nhân

- Tác nhân hay phương tiện

- Sự đo lường, số lượng

1 Giới từ chỉ thời gian (Preposition of time)

2 Giới từ chỉ nơi chốn hay vị trí (Prepositions of place or position)

3 Giới từ chỉ nguyên nhân/ lý do (Prepositions of cause/ reason)

4 Giới từ chỉ mục đích (Prepositions of purpose)

Trang 15

5 Giới từ chỉ thể cách (Preposition of manner)

6 Giới từ chỉ phương tiện (Prepositions of manner)

7 Giới từ chỉ sự quan hệ (Prepositions of relation)

8 Giới từ chỉ sự di chuyển, hướng di chuyển (Prepositions ofmovement, direction)

9

Một số loại giới từ khác (Some other types of prepositions)

- Giới từ chỉ tác nhân (Prepositions of agent)

- Giới từ chỉ dụng cụ (Prepositions of instrument)

- Giới từ chỉ người hoặc vật đi kèm (Prepositions of accompaniment)

- Giới từ chỉ sự kết hợp (Prepositions of association)

- Giới từ chỉ sự đo lường (Prepositions of measure)

- Giới từ chỉ sự tương tự, sự giống nhau (Prepositions of similarity)

- Giới từ có nghĩa “với tư cách là” (Prepositions meaning “in thecapacity”)

2.2.2 Các loại giới từ trong tiếng Việt

Các giới từ trong tiếng Việt được chia thành 8 nhóm sau:

1 Giới từ chỉ nơi chốn (Giới từ định vị) Tại, ở, gần…

4 Giới từ chỉ nguyên nhân, mục đích Do, vì, bởi

Trang 16

5 Giới từ chỉ phương tiện, công cụ, chất liệu Dùng

Ở bên trên, cao hơn

- Phòng ngủ của tôi ở bên trênphòng khách

3

Across

Vd He shouted to me from

across the room.

Ngang qua, chéo qua, ở bên kia

- Anh ấy gọi tôi ngang qua phòng

Vd The baby is standing among

the crowed at the football match

Trang 17

Vd We can see the turtles below

the surface of the lake

Ở bên dưới, thấp hơn

- Chúng ta có thể nhìn thấy nhữngcon rùa ở bên dưới mặt hồ

Vd I always sit beside my sister

when watching films

Vd The cat lies between the dog

and the duck

Trang 18

Vd My house lies beyond the

Vd You should throw waste

paper into the dustbin.

Vd The magazine is on the floor

near the table.

Gần

- Tờ tạp chí nằm trên sàn gầnchiếc bàn

Trang 19

Vd The dog is next to bed. - Chú chó ở bên cạnh giường.

Ở dưới đáy, dưới cùng

- Những con số được viết ở dướicùng của trang giấy

27

Onto

Vd The boat was driven onto the

roads

Về phía trên, lên trên

- Con thuyền đẫ bị trôi giạt lêntrên những tảng đá

Trang 20

Outside

Vd During the break time,

students were playing outside the

- Anh ấy ở nhà tôi

Trang 21

Vd Try to keep this information

within the family.

- Cố gắng giữ tin tức này ở tronggia đình thôi nhé

2.3.2 Giới từ định vị trong tiếng Việt

1 Bên, bên cạnh Nhà tôi ở nằm bên cạnh bưu điện tỉnh.

2 Dưới Ngôi nhà này được xây dưới chân cầu.

3 Đến

= Tới

Hôm qua, tôi đã đi đến nhà Lan làm bài tập nhóm.

4 Gần Nhà tôi ở rất gần biển

5 Giữa Hiệu sách nằm ở giữa bệnh viện và trường học.

6 Khỏi Xe buýt rời khỏi bến lúc 8h.

7 Lên Xe đang đi lên dốc.

8 Ở Một công viên đẹp nằm ở cạnh bờ sông.

9 Ngoài Một vài bức thư rơi ra ngoài thùng.

10 Qua Bạn phải đi qua cây cầu này thì mới tới nhà tôi.

11 Ra Mẹ của tôi đã đi ra Hà Nội.

12 Sau Linh đứng sau cánh cửa.

13 Tại Tuần tới, bộ phim “Cuốn theo chiều gió” sẽ được

chiếu tại rạp chiếu phim Cenimax.

14 Tận Cô ấy làm việc tận Cà Mau.

15 Trên Bút đặt trên bàn.

16 Trong Quyển nhật ký được đặt sâu trong tủ.

Trang 22

17 Từ Nó đi từ Thanh Hoá ra Hà Nội mất 5 giờ đồng hồ.

18 Trước Anh ấy đang đợi tôi trước cổng bệnh biện.

19 Vào Bố của tôi đã đi vào rừng từ sáng sớm.

20 Về Cậu bé đi về nhà rất muộn.

21 Xuống Đàn dê đang đi xuống núi.

22 Xung quanh Nhà Mai trồng hoa xung quanh vườn.

CHƯƠNG 3 SO SÁNH SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU VỀ NHÓM GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Khi bàn về nhóm các giới từ định vị dùng chỉ các quan hệ không gianđộng và tĩnh và những nhân tố ngữ dụng tác động đến sự lựa chọn giới từđịnh vị để sử dụng trong các diễn đạt không gian dựa trên cứ liệu tiếng Anh

và tiếng Việt, chúng ta thấy có nhiều nét tương đồng và sự khác biệt nhấtđịnh về ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa giữa hai ngôn ngữ này

3.1 Sự giống nhau

a Giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt đều là những từ dùng để nối danh từ

hoặc một từ tương đương danh từ với một thành phần khác của một câu

Vd 1 Tiếng Anh: There are some apples on the table.

2 Tiếng Việt: Chiếc xe đang chạy trên đường.

Trang 23

b Người Anh và người Việt đều có chung quan niệm lấy con người làm

trung tâm trong việc áp đặt khung quy chiếu theo những đặc tính của conngười cho các sự vật khác, cùng chung cách lựa chọn theo điểm nhìn để mô

tả các quan hệ không gian

Vd - Tiếng Anh: Most of the iceberg is under the water (Phần lớn của núi

băng trôi chìm dưới mặt nước)

- Tiếng Việt: Anh ấy đang ngồi dưới gốc cây.

c Về vị trí ngữ pháp trong câu: giới từ thường xuất hiện sau động từ và

trước danh từ, ngữ danh từ hoặc mệnh đề danh ngữ

Vd - Tiếng Anh: I go to school.

- Tiếng Việt: Con mèo nằm trên ghế.

3.2 Sự khác nhau

3.2.1 Sự khác nhau về phương diện ngữ pháp

a Thông thường, giới từ tiếng Anh được đặt như tiếng Việt Tuy nhiên, nó

có thể đặt trước từ nghi vấn hoặc đại từ

Vd You can inquire about that in the front of offce

(Bạn có thể thẩm định lại về điều đó ở công sở phía trước).

b Trong tiếng Anh người ta không thể đặt ra các quy luật về các phép dùng

giới từ định vị mang tính cố định cho mỗi giới từ đó, cùng một giới từ nhưngkhi đi với những từ loại khác nhau thì tạo ra nghĩa khác nhau Còn trongtiếng Việt thì giới từ thường mang tính chất cố định

Vd

1 The book is on the table Con chó nằm ở ngoài sân.

Trang 24

(Quyển sách đang ở trên bàn).

2

She depend on her family.

(Cô ấy phụ thuộc vào gia đình

của mình).

Con chó ở bên ngoài sân.

c Khi thay đổi vị trí của giới từ trong câu tiếng Anh có thể làm thay đổi

nghĩa của câu đó; còn trong tiếng Việt thì không

Vd.

1

A letter was read from his friend

in the class room

(Bức thư được đọc từ bạn của

anh ấy ở trong lớp học).

Cô ấy đi ra từ lớp học.

2

A letter from his friend was read

in the class room

(Bức thư từ bạn của anh ấy

được đọc ở trong lớp học).

Cô ấy từ lớp học đi ra.

3.2.2 Sự khác nhau về phương diện ngữ nghĩa - ngữ dụng

Trang 25

a Khi mô tả quan hệ “trên”, người Anh luôn ý thức đến nét nghĩa có tiếp

xúc giữa đối tượng được định vị (trajector) và đối tượng quy chiếu(landmark)

Vd Để diễn tả quan hệ “trên”, người Anh phân biệt dùng “on”, “above”,

“over” Trong khi đó, người Việt hoàn toàn không quan tâm đến khía cạnhnghĩa này, chỉ sử dụng một giới từ duy nhất “trên”

b Khi mô tả quan hệ “trên” và “dưới”, người Anh luôn ý thức đến sự phân

biệt đối tượng định vị có nằm trong vùng quy chiếu thẳng đứng, trong vùng

Trang 26

của đối tượng quy chiếu hay không Trong khi đó, người Việt không cầnquan tâm đến khía cạnh này Người Việt chỉ cần chia cắt không gian thànhhai vùng: bên trên và bên dưới đối tượng quy chiếu (hoặc bộ phận trội củađối tượng quy chiếu) và phân biệt nó bằng hai từ “trên”/”dưới”.

Vd Người Anh diễn tả quan hệ “trên” bằng nhiều giới từ như “on”, “over”,

“above”, “on the top of”, “upon”; quan hệ “dưới” bằng các giới từ như

“under”, “underneath”, “below” Trong khi đó, người Việt chỉ dùng hai giới

từ “trên” và “dưới” để diễn tả mối quan hệ này

1 The bug is on the bag.

(Con bọ hung ở trên cái cặp). Bây giờ chiếc máy bay đang lượn

(Họ đã xây một căn phòng mới

bên trên gara).

5 The Ship is upon the wide sea.

(Con tàu đang lênh đênh trên Họ sống tận bên dưới chân đồi.

Ngày đăng: 17/12/2013, 14:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Nguyễn Hạnh Dung. Bài tập tiếng Anh 9. Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập tiếng Anh 9
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
7. Võ Thị Thuý Anh – Tôn Nữ Phương Chi. Sổ tay tiếng Anh 9. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay tiếng Anh 9
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
8. Hoàng Xuân Hoa - Nguyễn Thanh Hà - Nguyễn Thị Thuận. Những kiến thức cơ bản môn tiếng Anh Trung học Phổ thông. Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kiến thức cơ bản môn tiếng Anh Trung học Phổ thông
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
9. Xuân Bá. Bài tập trắc nghiệm giới từ tiếng Anh. Nhà xuất bản thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập trắc nghiệm giới từ tiếng Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản thế giới
10. Lưu Hoằng Trí. Bộ đề thi trắc nghiệm khách quan tiếng Anh. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ đề thi trắc nghiệm khách quan tiếng Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
11. Phạm Thị Hồng Nhung - Nguyễn Bảo Trang. Tổng ôn tập kiến thức tiếng Anh. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng ôn tập kiến thức tiếng Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
12. Nguyễn Khuê. Ngữ pháp tiếng Anh. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
13. Mai Lan hương – Hà Thanh Uyên. Giải thích ngữ pháp tiếng Anh. Nhà xuất bản Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải thích ngữ pháp tiếng Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đà Nẵng
14. Nguyễn Xuân Khánh - Nguyễn Thanh Chương. Văn phạm tiếng Anh thực hành. Nhà xuất bản trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn phạm tiếng Anh thực hành
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ
15. Nguyễn Chí Hoà. Ngữ pháp tiếng Việt thực hành. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt thực hành
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
19. Phạm Thị Mỹ Trang - Đỗ Ngọc Phương Trinh – Hoàng Đỗ Trọng. Các lỗi thường gặp khi sử dụng giới từ tiếng Anh. Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lỗi thường gặp khi sử dụng giới từ tiếng Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
4. Trần Quang Hải. Major differences in the use of English and Vietnamese locative prepositions describing spacisl relations Khác
5. Đinh Lư Giang. Một vài nhận xét về định vị không gian trong tiếng Việt qua so sánh với tiếng Pháp Khác
18. Đại học Quốc gia Hà Nội. The pleasure in studying Khác
20. Dương Văn Mua. Cái thú vị học tiếng Anh Khác
21. Xuân Bá. Cẩm nang sử dụng giới từ trong tiếng Anh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8 - Đề tài tiểu luận nghiên cứu  giới từ trong eligsh
1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8 (Trang 2)
Dưới đây là bảng tóm tắt những khác biệt cơ bản về giá trị thông báo giữa giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt (bảng 1): - Đề tài tiểu luận nghiên cứu  giới từ trong eligsh
i đây là bảng tóm tắt những khác biệt cơ bản về giá trị thông báo giữa giới từ định vị trong tiếng Anh và tiếng Việt (bảng 1): (Trang 31)
Bảng 1. Sự khác biệt cơ bản về giá trị thông báo giữa đối tượng định vị Anh - Việt - Đề tài tiểu luận nghiên cứu  giới từ trong eligsh
Bảng 1. Sự khác biệt cơ bản về giá trị thông báo giữa đối tượng định vị Anh - Việt (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w