1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tiểu luận KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

55 12K 94

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 764,5 KB

Nội dung

Đề tài tiểu luận PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài: Kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ

-Trường Đại học Hồng Đức - Thực trạng và giải pháp

2 Cấp dự thi: Đề tài cấp trường

3 Nhóm sinh viên thực hiện:

- Họ và tên: Lê Thị Hà (trưởng nhóm)

4 Giáo viên hướng dẫn: ThS Trịnh Thị Hằng

5 Thời gian thực hiện: 8 tháng (từ tháng 08/2012 đến tháng 04/2013)

6 Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức

7 Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa Ngoại Ngữ

Trang 2

BẢNG CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO

Trang 3

MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI BẢNG CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG THUYẾT

2.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10

2.2 Vai trò của việc làm thuyết trình trong quá trình học tập 13

Trang 4

của sinh viên

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 2 KHOA NGOẠI NGỮ - TRƯỜNG ĐHHĐ

3.2 Nguyên nhân của thực trạng về kỹ năng thuyết trình của

sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ - ĐHHĐ 20

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO SINH VIÊN NĂM THỨ 2 KHOA NGOẠI NGỮ - TRƯỜNG ĐHHĐ

23

4.4 Một số gợi ý cho việc cải thiện kỹ năng thuyết trình của

sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ - ĐHHĐ 26

Trang 5

2 Hạn chế của nghiên cứu và một số đề xuất cho nghiên cứu

(24/04/2013) từng đưa ra nhận định: “Giao tiếp được xem là tiền đề cho việc phát triển kỹ năng thuyết trình” Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có được khả

năng giao tiếp tốt và đạt được sự thành công trong giao tiếp Đó là do sinh viênthường mắc phải những hạn chế cơ bản sau:

Thứ nhất, kỹ năng mềm của sinh viên còn nhiều hạn chế Nhiều sinh viênthường hay rụt rè trước đám đông và thể hiện sự giao tiếp còn hạn hẹp trong cáctình huống đối thoại; chưa biết cách sử dụng và phát huy các kỹ năng làm việcnhóm, kỹ năng tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề… Theo quan sát và tìm hiểu,chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Tiếng Anh - Trường

Trang 6

Đại học Hồng Đức có ít điều kiện được thực hành trong một môi trường giao tiếptốt với đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ cũng như có sự hướng dẫn trực tiếp từ các giảngviên nước ngoài Thêm vào đó, rất nhiều sinh viên do quá chú trọng vào chuyênmôn học tập mà làm giảm đi sự năng động trong môi trường giao tiếp và làm hạnchế tính tích cực, chủ động cũng như khả năng tự học của sinh viên.

Thứ hai, thực tế cho thấy, khi thuyết trình, bên cạnh lời nói sinh viên còn phải

sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như nét mặt, nụ cười, cử chỉ, ánhmắt, diện mạo, tư thế,…Do đó, kỹ năng thuyết trình không chỉ đơn giản là gồm các

kỹ năng giao tiếp bằng lời nói mà còn là giao tiếp bằng miệng, bằng tai, hay bằng

cử chỉ, văn bản… Tuy nhiên, đa phần sinh viên cho rằng kỹ năng thuyết trình là sựphát biểu, diễn giải ý kiến của mình bằng lời nói trước đám đông Chính điều này

đã vô hình chung làm giảm đi tầm quan trọng cũng như ý nghĩa thiết thực mà kỹnăng thuyết trình mang lại cho sinh viên

Chính vì tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình đối với sinh viên chuyênngành Tiếng Anh và những hạn chế, yếu kém ở trên, chúng tôi chọn đề tài “Kỹnăng thuyết trình của sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại họcHồng Đức - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Giả thuyết khoa học

Căn cứ vào quá trình quan sát và tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đưa ra một số giảthuyết khoa học như sau:

- Thuyết trình là một kỹ năng quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt là sinhviên Tuy nhiên, thuyết trình luôn mang những đặc điểm khác nhau giữa các khoa,các ngành, và có sự khác biệt giữa thuyết trình bằng Tiếng Anh và thuyết trìnhbằng Tiếng Việt

- Thực trạng kỹ năng thuyết trình bằng Tiếng Anh của sinh viên còn tồn tạinhiều hạn chế và có sự thể hiện không đồng đều giữa các sinh viên Những hạn chếnày do nhiều yếu tố chi phối

- Nếu sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ được học tập, bồi dưỡng và rènluyện, trau dồi thêm về kỹ năng thuyết trình thì khả năng thuyết trình của sinh viên

sẽ được nâng cao

3 Mục đích nghiên cứu

Trang 7

Chúng tôi nghiên cứu “Kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ 2 KhoaNgoại Ngữ - Trường Đại học Hồng Đức - Thực trạng và giải pháp” nhằm mục đíchgiải quyết những vấn đề sau:

- Khảo sát thực trạng năng lực thuyết trình của sinh viên năm thứ 2 KhoaNgoại Ngữ - Trường Đại học Hồng Đức

- Đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên phát triển kỹ năng thuyết trình - một

kỹ năng vô cùng quan trọng trong quá trình học tập cũng như công việc sau này

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng về kỹ năng thuyết trình bằng Tiếng Anh

của sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Tiếng Anh và một số giải pháp

b Khách thể nghiên cứu: 150 sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Tiếng Anh

-Trường Đại học Hồng Đức

c Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu kỹ năng thuyết trình bằng Tiếng Anh của

sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Tiếng Anh trong giai đoạn tiến hành trình bàytrước lớp – giai đoạn chính của quá trình thuyết trình

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sưu tầm, tra cứu và nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đềnghiên cứu; phân tích, tổng hợp hệ thống hoá theo mục đích nghiên cứu của đề tài

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

5.2.1 Phương pháp quan sát

Theo dõi quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là theo dõi cácbuổi học tập và thảo luận nhóm của sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Tiếng Anhnhằm đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp giúp nâng caokhả năng thuyết trình cho sinh viên

5.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát

Tiến hành xây dựng phiếu khảo sát dành cho đối tượng là sinh viên năm thứ 2Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hồng Đức nhằm thu thập những thông tin cầnthiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng kỹ năng thuyết trình trongsinh viên

Trang 8

5.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn một số sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Tiếng Anh về các vấn đềliên quan đến kỹ năng thuyết trình nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu

5.2.4 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến các chuyên gia để xây dựng công cụ điều tra và khẳng định giá trịcủa các giải pháp giúp nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên tốt hơn

5.2.5 Phương pháp hỗ trợ

Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đềnghiên cứu

6 Hiệu quả phạm vi sử dụng

Sau khi hoàn thành, nghiên cứu là:

- tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu khoa học

- tài liệu tham khảo cho học sinh và sinh viên trong quá trình học tập

- tài liệu tham khảo giúp giáo viên áp dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy,đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho sinh viên năm thứ 2 Khoa NgoạiNgữ

PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong việc phát huy khả năng giaotiếp đã được nhiều đề tài nghiên cứu cũng như nhiều sách báo đề cập đến Ở ViệtNam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như:

- “Sử dụng phương tiện trực quan trong các bài thuyết trình trên lớp của sinh viên năm thứ 2” (Sinh viên Vũ Phương Trà, lớp K36A9 - Trường Đại học Ngoại

Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội)

Đề tài nghiên cứu về cách sử dụng các phương tiện trực quan cho các bàithuyết trình trên lớp của sinh viên năm thứ 2 một cách hiệu quả, cũng như thựctrạng của việc sử dụng phương tiện trực quan và một số gợi ý, cách chọn và giớithiệu phương tiện trực quan Tuy nhiên, do những gợi ý này đều được xây dựngdựa trên kinh nghiệm cũng như ý kiến cá nhân của người thực hiện nên không thểtránh khỏi những hạn chế như việc đưa ra một số gợi ý chưa có tính bao quát,không khách quan và sức thuyết phục chưa cao

Trang 9

- “Nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên Tiếng Anh Thương mại năm 2: Nhu cầu và khuyến nghị” (Sinh viên Nguyễn Thị Hoàng Báu, lớp 08CNATM03,

Khoa Tiếng Anh chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng)

Đề tài tập trung phân tích nhu cầu học giao tiếp của các sinh viên Tiếng AnhThương mại năm 2, Khoa Tiếng Anh chuyên ngành qua các tình huống thực tế để

từ đó đề ra phương pháp giao tiếp hiệu quả, cụ thể là vai trò của hoạt động ngoạikhoá Đồng thời, thông qua các hoạt động này sinh viên có thể hình thành choriêng mình những chiến lược giao tiếp hữu hiệu Đề tài cũng đã đưa ra một sốkhuyến nghị trực tiếp cho nhà trường và cho bản thân người học nhằm tạo điềukiện cho sinh viên Tiếng Anh Thương mại hình thành năng lực giao tiếp thực tế,giúp ích cho công việc sau này khi ra trường Tuy nhiên, số lượng sinh viên đểkhảo sát chỉ có 20 sinh viên, điều này là quá ít để có thể đánh giá một cách kháchquan và toàn diện về thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm 2 Khoa TiếngAnh chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng Điều này dẫntới những kiến nghị và đề xuất còn hạn chế và tính hiệu quả chưa cao

- “Kỹ năng thuyết trình - Chuẩn bị” (Tâm Việt Group – Đào tạo và tư vấn).

Tâm Việt Group đã đưa ra các bước để chuẩn bị thuyết trình, đó là: Xác địnhtình huống, phân tích thính giả và diễn giả, xác định mục tiêu, thu thập thông tin,tập luyện Bên cạnh đó, còn cần phải biết giới hạn vấn đề, đánh giá môi trường bênngoài, xác định thính giả…

- “Kỹ năng thuyết trình – Tài liệu phục vụ chuyên đề rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên thiệt thòi trường Đại học An Giang” (TS Hồ Thanh Mỹ Phương và

nhóm cộng tác viên: Trương Thị Mỹ Dung, Đoàn Mỹ Ngọc)

Tài liệu này cung cấp các nội dung cơ bản về lý thuyết dùng kèm theo cáchoạt động trong các lớp chuyên đề giúp sinh viên thành công trong học tập cũngnhư trong công việc sau này

- “Kỹ năng thuyết trình bằng Tiếng Anh của sinh viên năm thứ 3 Khoa Tiếng Anh - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp”

(Sinh viên Nguyễn Thị Phương Huyền, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học ĐàNẵng, 2008)

Trang 10

Đề tài này tập trung nghiên cứu kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ 3Khoa Tiếng Anh - Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng Theo đó, đề tàichỉ giới hạn vào việc nghiên cứu kỹ năng thuyết trình bằng Tiếng Anh của sinhviên trong giai đoạn tiến hành trình bày trước lớp – giai đoạn chính của quá trìnhthuyết trình nhằm tìm hiểu về kỹ năng thuyết trình của sinh viên cũng như nhữngkhó khăn của các bạn để từ đó đưa ra một số kiến nghị giúp sinh viên phát triển kỹnăng thuyết trình - kỹ năng vô cùng quan trọng trong quá trình học tập và làm việcsau này Đề tài cũng đã chỉ ra một số lỗi mà sinh viên thường hay mắc phải khitham gia thuyết trình và đưa ra một số giải pháp về phía sinh viên, giảng viên vànhà trường Tuy nhiên, đề tài vẫn tồn tại một số hạn chế như: Số lượng tài liệutham khảo không nhiều, do đó dẫn tới việc đưa ra các giải pháp còn ít, chưa cụ thể

và chưa có sức thuyết phục cao

1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Các vấn đề liên quan đến kỹ năng thuyết trình cũng là những đề tài đượcnhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, tìm hiểu và tiến hành nghiên cứunhư:

- “Maximize Your Presentation skills: How to speak, look and act on your way to the top” (Ellen Kaye).

Tác giả cuốn sách đã đưa ra kinh nghiệm thực tế về kỹ năng thuyết trình giúpcho sinh viên nắm vững được tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong họctập cũng như trong công việc sau này

- Theo Baker và Westrup (2000), sinh viên cần phải làm thuyết trình và đượcgiáo viên nhận xét, đánh giá

- “How to Teach English” (Harmer – 1998).

Harmer đã đưa ra 3 lý do mà sinh viên cần phải được tạo điều kiện làm bàithuyết trình Đó là: “Được luyện tập, được giáo viên nhận xét và có hứng thú tronghọc tập”

Trang 11

- “Learning Oral Presentation Skills” (A Rhetorical Analysis with

Pedagogical and Professional Implications Richard J Haber MD, LoreleiA.Lingard PhD)

Theo nghiên cứu này thì kỹ năng thuyết trình là trung tâm thông tin liên lạc.Tuy nhiên, rất ít người hiểu rõ về kỹ năng này dù đã được học Nghiên cứu đã sửdụng các nguyên tắc tu từ để định lượng, như nghiên cứu cách sinh viên học các kỹnăng thuyết trình và những giá trị chuyên môn được truyền đạt trong quá trìnhthuyết trình Sinh viên và giảng viên có nhận thức khác nhau về mục đích của bàinói, và điều này đã được phản ánh trong thực tiễn Sinh viên mô tả và tiến hành

trình bày như một hoạt động lưu trữ dữ liệu dựa trên nguyên tắc chi phối bởi “trật tự” và “cấu trúc” Trong khi đó, giảng viên tiếp cận trình bày như một phương tiện linh hoạt của “giao tiếp” và một phương pháp để “xây dựng” các chi tiết của một trường hợp cụ thể, riêng biệt Sinh viên học thuyết trình bằng cách “thử” chứ

không phải thông qua giảng dạy với một mô hình nhất định nào đó, bởi điều này

có thể làm chậm phát triển các kỹ năng giao tiếp và có thể mang lại một số giá trịngoài ý muốn Dạy và học các kỹ năng thuyết trình có thể được cải thiện bằng cáchnhấn mạnh một bối cảnh cụ thể, xác định nội dung và làm cho rõ ràng các quy tắc

“ngầm” của bài thuyết trình.

- “Giving Presentations” (Mark.E and Nina.O – 1992).

Nghiên cứu này đã đề cập đến những phương thức, bí quyết giúp nâng cao kỹnăng thuyết trình của sinh viên

- “Using Real-World Standard to Enhance Students’ Presentation Skills”

(Pittenger, Khushwant K S; Miller, Mary C; Mott, Joshua – 2004)

Nghiên cứu này đã ghi nhận tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cáctiêu chuẩn mới nhất của nó Các kỹ năng giao tiếp cần thiết cho sinh viên kinhdoanh là đáp ứng các tiêu chuẩn trong thế giới thực Bài viết này đã được tiến hànhthực nghiệm tại một trường Đại học nhỏ miền Trung Tây bằng cách áp dụng cáctiêu chuẩn này để đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên

- “Effective Presentation skills: A practical Guide for better speaking” (Steve

Mandel)

Cuốn sách này hướng dẫn người đọc thuyết trình một cách tự tin, nhiệt tình vàthuyết phục bởi sự nhấn mạnh về tính cần thiết của việc chuẩn bị và thực hành

Trang 12

Cuốn sách cũng cung cấp những cách thức để tổ chức và tiến hành thuyết trìnhhiệu quả; cách thức để vượt qua nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông cũng như việcnắm bắt và duy trì tâm lý của thính giả.

1.3 Sự cần thiết của đề tài

1.3.1 Cơ sở lý luận

Các nghiên cứu liên quan đến kỹ năng thuyết trình như đã nêu ở trên thuộcphạm vi trong nước hay ngoài nước đã phần nào thể hiện được nội dung và cungcấp cho học sinh, sinh viên những tài liệu, những kiến thức bổ ích nhất định về kỹnăng thuyết trình Như Tâm Việt Group – Đào tạo và tư vấn đã đưa ra các bước đểchuẩn bị một bài thuyết trình tốt Hoặc bài nghiên cứu của Tiến sĩ Hồ Thanh Mỹ

Dung cùng nhóm cộng tác Trương Thị Mỹ Dung, Đoàn Mỹ Ngọc với đề tài “Kỹ năng thuyết trình – Tài liệu phục vụ chuyên đề rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên thiệt thòi trường Đại học An Giang” đã đề cập đến những nội dung cơ bản về

lý thuyết dùng kèm theo các hoạt động trong các lớp chuyên đề Hay cuốn sách

của Ellen Kaye “Maximize your presentation skills: How to speak, look and act on your way to the top” đã đưa ra nhiều thông tin bổ ích giúp cho người đọc có được

những kỹ năng nghề nghiệp rất quan trọng và nổi bật giữa đám đông Tuy nhiên,tất cả những nghiên cứu ở trên đều mới chỉ hoặc là sự khái quát chung, hoặc là đưa

ra kết quả nghiên cứu ở những khía cạnh nhỏ nhất định mà vẫn chưa đáp ứng đượcnhu cầu học hỏi và rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên Do đó, nhómnghiên cứu chúng tôi quyết định nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình của sinh viênnăm thứ 2 chuyên ngành Tiếng Anh - Trường Đại học Hồng Đức nhằm tìm hiểu về

kỹ năng thuyết trình cũng như những khó khăn của sinh viên để từ đó đưa ra một

số kiến nghị giúp sinh viên phát triển kỹ năng thuyết trình Đồng thời, chúng tôimong muốn đề tài nghiên cứu của mình sẽ giúp ích được nhiều cho sinh viên trongvấn đề thuyết trình bằng Tiếng Anh

1.3.2 Cơ sở thực tiễn

Trong những năm gần đây, tính chủ động và khả năng tự học của sinh viênđược đặc biệt nhấn mạnh thông qua hình thức áp dụng phương pháp dạy học lấyngười học làm trung tâm Bên cạnh đó, trong việc dạy và học Tiếng Anh, khả năng

sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp tốt cũng là một trong những mục tiêu được đặt lênhàng đầu Để nâng cao khả năng tự học, giao tiếp tốt và tính chủ động của sinh

Trang 13

viên, rất nhiều trường Đại học, trong đó có trường Đại học Hồng Đức đã áp dụngphương thức mới – yêu cầu sinh viên làm bài thuyết trình trước lớp ở một số mônhọc Bởi thuyết trình là một trong những kỹ năng cần thiết mà mỗi sinh viên cầnphải rèn luyện Học kỹ năng thuyết trình không những học được cách nói trướcđám đông, học các kỹ năng áp dụng trong hội thoại, phát triển kỹ năng giao tiếpkhi tham gia tuyển dụng mà còn có cơ hội thực hành, tích luỹ kinh nghiệm và cóthêm tự tin Không những thế, thuyết trình còn là phương tiện để thể hiện suy nghĩ,

ý tưởng của mình và để khẳng định bản thân

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH 2.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Khái niệm về kỹ năng

- Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam trong

“Từ điển Bách khoa Việt Nam 2” (Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2002;

trang 49-50): “Kỹ năng là giai đoạn trung gian giữa tri thức và kỹ xảo trong quá trình nắm vững một phương thức hành động Đặc điểm đòi hỏi sự tập trung chú ý cao, sự kiểm soát chặt chẽ của thị giác, hành động chưa bao quát, còn có tác động thừa Được hình thành do tập luyện hay do bắt chước”.

- Theo tác giả Nguyễn Lân trong “Từ điển Tiếng Việt” (chỉnh lý và bổ sung,

Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội - 1997): “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn”.

Các tác giả: Kỳ Duyên, Đức Bốn, Đăng Khoa trong “Ngôn ngữ Việt Nam

-Từ điển Tiếng Việt” (Nhà xuất bản Thanh niên, 2012) cho rằng: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vào thực tế”.

Trang 14

- Nhóm tác giả: Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan - Nguyễn Văn Thàng trong

“Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội – 2001): “Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới”.

- Theo Thái Xuân Đệ - Lê Dân trong “Từ điển Tiếng Việt” (Nhà xuất bản

Hồng Bàng): “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tế”.

- Xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động hay hoạt động nào

đó Theo quan niệm này thì kỹ năng được coi như là phương tiện thực hiện hànhđộng phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững

“Người có kỹ năng là người nắm vững tri thức về hành động và thực hiện nó trong hoạt động thực tiễn theo các yêu cầu khác nhau Ở đây, mức độ phát triển của kỹ năng biểu hiện ở mức độ hiểu và biết vận dụng đúng đắn tri thức về hành động”.

Chính mức độ hiểu, vận dụng đúng đắn các tri thức hành động trong điều kiệnkhác nhau quy định mức độ phát triển kỹ năng Đại diện cho quan niệm này là cáctác giả: P.N.Gônbôlin, V.A.Kruchetxki, A.G.Côvaliôv, Trần Trọng Thuỷ, …

- Xem xét kỹ năng nghiêng về mặt năng lực của con người Theo quan niệmnày, kỹ năng được coi không chỉ đơn thuần là kỹ thuật hành động mà còn là một

biểu hiện của năng lực con người Kỹ năng được hiểu là “năng lực thực hiện một công việc có kết quả với chất lượng cần thiết, trong một thời gian nhất định, trong điều kiện mới Kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt, tính mục đích” Đại diện cho quan niệm này là các tác giả: K.K.Platônov,

A.V.Petrovxki, Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ánh Tuyết, TrầnQuốc Thành, …

Ngoài ra, còn có hai quan niệm khác nhau về kỹ năng:

- Quan niệm về kỹ năng có tính chất nguyên sinh của các tác giả: Đức Minh,

Phạm Cốc, Vũ Thị Xuân Các tác giả này cho rằng: “Kỹ năng là cách vận dụng tri thức vào thực tiễn Kỹ năng nguyên sinh được hình thành lần đầu tiên qua các hành động giản đơn, đó là kỹ năng ban đầu”.

- Quan niệm về kỹ năng có tính chất thứ sinh của các tác giả: A.V.Petrovxki,

I.B.Itelxon và V.V.Tsebueva, V.V.Davưdov, Nguyễn Ánh Tuyết, … Các tác giả

cho rằng: “Kỹ năng là cách thức hành động trên cơ sở tổ hợp những tri thức và kỹ

Trang 15

xảo Kỹ năng được luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà trong cả những điều kiện đã thay đổi”.

Như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng Những định nghĩanày thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của ngườiviết Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng, kỹ năng được hình thành khichúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặplại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó Kỹ năng luôn có chủ đích vàđịnh hướng rõ ràng Trên cơ sở những khái niệm về kỹ năng của các tác giả trong

và ngoài nước, nhóm nghiên cứu chúng tôi quan niệm: “Kỹ năng là khả năng triển khai hành động một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo trong hoạt động thực tiễn, dựa trên cơ sở hiểu sâu sắc và đầy đủ hành động đó”.

2.1.2 Khái niệm về thuyết trình

- Theo Wikipedia: “Thuyết trình là quá trình trình bày nội dung của một chủ

đề cho người nghe; những dụng cụ trực quan được sử dụng để minh họa cho nội dung của bài nói”.

- Tác giả Phan Như Ý (chủ biên), cùng các cộng tác viên: Đỗ Việt Hùng, Phan

Xuân Thành trong “Từ điển Tiếng Việt căn bản” (Nhà xuất bản Giáo dục 1998) cho rằng: “Thuyết trình là trình bày một cách hệ thống và sáng rõ một vấn đề trước đông người”.

- Theo Blogtiengviet.net: “Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng tới người nghe”.

- Theo Byrne (1989): “Thuyết trình là hoạt động do giáo viên tổ chức nhằm yêu cầu học sinh thể hiện khả năng giao tiếp tốt nhất”.

- H.Huntley (2007-2008) cho biết: “Thuyết trình là một bài nói ngắn của một người hoặc nhóm người trước một nhóm người nghe về một chủ đề cụ thể nào đó”.

Trang 16

- Theo Dieucanbiet.edu.vn: “Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể, hiểu, tạo dựng quan hệ, thực hiện”.

- Theo Ban biên soạn New Era trong “Từ điển Tiếng Việt” (Nhà xuất bản Hồng Đức): “Thuyết trình là đứng ra trình bày một vấn đề gì trước nhiều thính giả”.

- Nhóm tác giả: Kỳ Duyên, Đức Bốn trong “Ngôn ngữ Việt Nam - Từ điển Tiếng Việt” (Nhà xuất bản Thanh Niên) định nghĩa: “Thuyết trình là trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người”.

Từ những quan niệm trên về khái niệm thuyết trình, nhóm nghiên cứu chúng

tôi hiểu: “Thuyết trình là quá trình trình bày nội dung của một chủ đề cụ thể nào

đó trước nhiều người, có sự kết hợp sử dụng những dụng cụ trực quan để minh hoạ cho nội dung của bài nói nhằm cung cấp thông tin, thuyết phục người nghe”.

“Kỹ năng thuyết trình” theo kynang.edu.vn là “trình bày, giải thích và giới

thiệu một vấn đề Trong đó, bạn phải vận dụng cách nói chuyện cho nó hợp logic với vấn đề cần thuyết trình”.

Như vậy, nhóm nghiên cứu đưa ra quan điểm về kỹ năng thuyết trình như sau:

“Kỹ năng thuyết trình là khả năng trình bày rõ ràng một vấn đề cụ thể nào đó trước nhiều người nhằm cung cấp thông tin, thuyết phục và gây ảnh hưởng tới người nghe”.

2.2 Vai trò của việc làm thuyết trình trong quá trình học tập của sinh viên

- Tăng cường năng lực sáng tạo của sinh viên trong việc học

- Giúp sinh viên trở nên chủ động, tự tin

- Phát triển bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết

- Nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Anh của sinh viên

- Hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm

- Tăng mức độ hứng thú đối với việc học

- Hình thành thói quen tự học

2.3 Những kỹ năng cần thiết trong thuyết trình

- Kỹ năng giao tiếp: Một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối

đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hàng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệuquả, thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp

Trang 17

- Kỹ năng tổ chức: Nắm rõ cấu trúc của một bài thuyết trình để tổ chức, sắp

xếp một bài thuyết trình logic, rõ ràng, và mang tính thuyết phục cao

- Tư duy phản biện: Là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và

đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác nhau cho vấn đề đã đặt ranhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề

- Khả năng thiết kế và sử dụng những dụng cụ trực quan hỗ trợ cho bài thuyết trình: Như việc sử dụng Power point, tranh ảnh minh họa hoặc những vật dụng

thực tế một cách hiệu quả trong quá trình thuyết trình

- Khả năng sử dụng ngôn ngữ hình thể trong khi thuyết trình: Là sự giao tiếp

có hiệu quả với thính giả bằng ánh mắt, nụ cười, cử chỉ…

- Kỹ năng làm việc nhóm: Là một loạt những thay đổi diễn ra khi một nhóm

những cá nhân tập hợp lại và hình thành một đơn vị hoạt động gắn kết và hiệu quả.Nếu hiểu rõ quá trình này, có thể đẩy mạnh sự hoạt động của nhóm Có hai tập hợp

kỹ năng mà một nhóm cần phải có, đó là kỹ năng quản trị và kỹ năng giao tiếpgiữa các cá nhân

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA

SINH VIÊN NĂM THỨ 2 KHOA NGOẠI NGỮ

TRƯỜNG ĐHHĐ 3.1 Thực trạng

Qua nghiên cứu bằng phương pháp quan sát kết hợp phỏng vấn và phiếu điềutra, nhóm nghiên cứu chúng tôi thấy rằng sinh viên năm thứ 2 – Khoa Ngoại Ngữ -ĐHHĐ có nhiều cơ hội để thuyết trình trước lớp và có ý thức trong việc sử dụngcác yếu tố khác nhau nhằm làm cho bài thuyết trình trở nên sinh động hơn và cósức thuyết phục cao hơn Tuy nhiên, hiệu quả của các bài thuyết trình vẫn chưathực sự cao và năng lực thuyết trình của các sinh viên là không đồng đều Chúng ta

có thể thấy rõ điều này qua các phân tích sau:

3.1.1 Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thuyết trình nói chung

Trang 18

84.5

0 20 40 60 80 100

A Diễn đạt lại những điều mình muốn nói trước công chúng

B Trình bày thuyết phục người nghe chấp nhận những vấn đề mình nói đến

C Đơn thuần là một buổi nói chuyện giữa người nói và người nghe

D Ý kiến khác

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các sinh viên đều đã từng làm bài thuyếttrình trước lớp Và 79,3% trong số họ nhận thức được rằng kỹ năng thuyết trình làthực sự cần thiết Hơn nữa, sinh viên cũng đã có cái nhìn đúng đắn về thuyết trình

Có tới 84,5% tổng số sinh viên có quan điểm: “Thuyết trình là trình bày thuyết phục người nghe chấp nhận những vấn đề mình nói đến” Tuy nhiên, vẫn còn một

số sinh viên chưa xem trọng tính cần thiết của kỹ năng thuyết trình Và họ chỉ nghĩ

đơn giản rằng: “Thuyết trình là sự diễn đạt lại những điều mình muốn nói” hay

“chỉ đơn thuần là một buổi nói chuyện giữa người nói và người nghe” Vì vậy,

điều này đã tạo nên sự phát triển không đồng đều về năng lực thuyết trình giữa cácsinh viên

Trang 19

3.1.2 Nhận thức của sinh viên về mục tiêu của bài thuyết trình

D Học hỏi, trau dồi kiến thức

Khi làm bài thuyết trình, mỗi sinh viên đều đặt ra cho mình một mục tiêuriêng Theo khảo sát, có tới 91,4% sinh viên tham gia thuyết trình với mục đíchhọc hỏi và trau dồi kiến thức Sinh viên cho rằng, thuyết trình có thể giúp họ đàosâu kiến thức, nâng cao hiểu biết và bổ sung kinh nghiệm thực tế, điều mà rất quantrọng trong học tập cũng như công việc sau này Bên cạnh đó, với một số sinhviên, thuyết trình còn là cơ hội để sinh viên thể hiện tài năng và khẳng định bảnthân Tuy nhiên, vẫn có những sinh viên chưa thực sự hứng thú với việc làm thuyếttrình Qua kết quả các phiếu điều tra, có tới 20,7% sinh viên thừa nhận rằng họ làmthuyết trình chỉ để đối phó, và một số ít đặt thành tích lên hàng đầu

3.1.3 Nhận thức của sinh viên về cách tổ chức một bài thuyết trình

Trang 20

Biểu đồ thể hiện nhận thức của SV về cách tổ chức

một bài thuyết trình

24.1

43.1 3.5

29.3

A B C D

Biểu đồ 3: Sự đề cập ý chính trong bài thuyết trình của sinh viên Chú thích:

3.1.4 Tâm lý chung của sinh viên trong quá trình thuyết trình

Trang 21

10 20 30 40 50 60 70 80

%

Biểu đồ thể hiện tâm lý chung của SV trong qúa trình thuyết trình

Biểu đồ 4: Cách thức trình bày bài thuyết trình của sinh viên

Chú thích:

A Trình bày hết sức nhiệt tình và hăng say

B Ghi nhớ các ý chính và từ khoá, tránh nhìn tài liệu

C Đọc nguyên văn tài liệu hoặc những thông tin trình chiếu trên Power point

D Ý kiến khác (Giao lưu với người nghe qua các câu hỏi và nhìn về phía thính giả).

Theo khảo sát, 27,6% sinh viên trình bày hết sức nhiệt tình và hăng say vớibài thuyết trình của mình và 17,2% sinh viên thường chú ý ghi nhớ các ý chính và

từ khoá, tránh nhìn vào tài liệu Tuy nhiên, lại có tới 55,2% sinh viên không tự tintrong khi thuyết trình với những biểu hiện tâm lý như khó thở, hồi hộp, tim đậpnhanh, đỏ mặt, lo lắng và run sợ, hay nói lắp bắp… Và thật ngạc nhiên khi trong

phiếu khảo sát với câu hỏi “Hạn chế của bạn trong khi thuyết trình là gì?” thì có

tới 79,3% sinh viên mắc lỗi là đọc nguyên văn tài liệu hoặc những thông tin đangđược trình chiếu trên Power point Cùng với đó là 17,2% sinh viên thiếu sự tươngtác với người nghe; 24,1% chưa có sự phân chia thời gian hợp lý và 5,2% sinh viêncho ý kiến khác là cấu trúc ngữ pháp và vốn từ vựng kém Như vậy, tất cả các sinhviên đều gặp những vấn đề hạn chế nhất định trong khi thuyết trình mà nguyênnhân là do chưa thực hành thuyết trình nhiều và thiếu hiểu biết về cách xây dựngmột bài thuyết trình thành công; và đôi khi là do khả năng tư duy hạn hẹp

Trang 22

3.1.5 Thiết kế và sử dụng dụng cụ trực quan cho bài thuyết trình

Hầu hết tất cả các sinh viên được khảo sát đều có sử dụng dụng cụ trực quan

để hỗ trợ cho bài thuyết trình của mình: Có tới 89,7% sinh viên thường thuyết trìnhbằng hình thức áp dụng Power point; 24,1% sinh viên dùng tranh ảnh minh hoạ và6,9% sử dụng vật dụng thực tế Và họ cũng đã đánh giá rất cao về hiệu quả củaviệc sử dụng dụng cụ trực quan đối với bài thuyết trình trên hai phương diện: Giúpbài thuyết trình trở nên sinh động, tăng sức thuyết phục và góp phần làm thay đổikhông khí, thu hút người nghe Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy rằngsinh viên chưa có kỹ năng về thiết kế và sử dụng dụng cụ trực quan một cách hiệuquả Hầu hết các sinh viên chỉ quan tâm đến tính chất có sẵn của các dụng cụ trựcquan mà chưa chú ý đến cách dùng hay để ý xem đặc điểm các dụng cụ trực quan

đó có thực sự phù hợp với bài thuyết trình hay không? Hoặc những sai lầm trongviệc thiết kế, sử dụng dụng cụ trực quan như việc thiết kế Power point với nhữngslide động, nhiều màu sắc, hay việc cho quá nhiều chữ, cỡ chữ không phù hợp vớicác slide, chưa tạo hiệu ứng hoặc tạo hiệu ứng không khoa học Sự hạn chế trongviệc sử dụng các dụng cụ trực quan xuất phát từ một số khó khăn như: khả năng tàichính hạn hẹp hay sự thiếu nguồn cung cấp phương tiện trực quan… Vì vậy, sinhviên thường khắc phục những khó khăn đó bằng cách chấp nhận sử dụng nhữngdụng cụ trực quan có sẵn mà ít khi tìm tòi hay nghĩ tới việc tự tạo ra các dụng cụtrực quan cho mình như in tranh ảnh màu, thiết kế vật dụng…

3.1.6 Khả năng sử dụng ngôn ngữ cử chỉ

Trang 23

Biểu đồ thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ cử chỉ của SV

5.2 12

41.4

B C D

Biểu đồ 5: Đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ cử chỉ của sinh viên

trong việc làm bài thuyết trình Chú thích:

3.1.7 Khả năng phản biện

Trang 24

82.8

10.3

0 0

20 40 60 80 100

%

Biểu đồ thể hiện khả năng phản biện của SV sau khi thuyết trình

Biểu đồ 6: Hoạt động của sinh viên sau khi thuyết trình

Chú thích:

A Đặt câu hỏi cho người nghe

B Đợi câu hỏi từ người nghe và trả lời

C Không làm gì

D Ý kiến khác

Phần phản biện được đánh giá là quan trọng và cần thiết Vì nó không nhữnggiúp sinh viên mạnh dạn hơn mà còn cho thấy khả năng bảo vệ chính kiến của bảnthân Theo khảo sát, có 6,9% sinh viên sau khi thuyết trình thường đặt câu hỏi chongười nghe và 82,8% đợi câu hỏi từ người nghe và trả lời Yếu tố giúp tạo nênthành công cho phần phản biện đó là người nghe biết đặt câu hỏi có vấn đề vàngười nói biết nắm bắt yêu cầu của câu hỏi đó và trả lời đầy đủ, đúng ý, ngắn gọn,

rõ ràng Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: người nghe hầu như không đặt câu hỏi chongười thuyết trình Và theo kết quả phiếu điều tra, có tới 10,3% sinh viên sau khithuyết trình xong đã về chỗ ngồi và không làm gì Có nhiều nguyên nhân dẫn đếnthực trạng này Một mặt, do người nghe không chú ý nên không nắm bắt được nộidung bài và không thể đưa ra câu hỏi thích hợp Mặt khác, trong trường hợp ngườinghe có tập trung tới bài thuyết trình song vẫn không đặt được câu hỏi hoặc một sốsinh viên sau khi thuyết trình xong, không làm gì, thì nguyên nhân là do sinh viên

Trang 25

thiếu tư duy phê phán, tư duy phản biện hoặc chưa tự tin nói lên chính kiến củamình.

Tóm lại, dựa vào việc phân tích thực trạng và kết quả từ phiếu điều tra với chỉ6,8% rất tốt; 10,4% tốt; 55,2% bình thường và 27,6% không tốt về năng lực thuyếttrình của sinh viên, nhóm nghiên cứu nhận thấy bên cạnh những bài thuyết trìnhthành công thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong kỹ năng thuyết trình bằng TiếngAnh của sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ - ĐHHĐ

3.2 Nguyên nhân của thực trạng về kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ - ĐHHĐ

Từ việc quan sát, điều tra, nghiên cứu thực trạng kỹ năng thuyết trình kết hợpvới phỏng vấn ý kiến của một số sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Tiếng Anh(Bảng phụ lục), nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thống nhất đưa ra kết luận rằng cónhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong kỹ năng thuyết trình của sinh viênnăm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ - ĐHHĐ và chúng được thể hiện cụ thể ở hai khíacạnh là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan

3.2.1 Nguyên nhân khách quan

- Sinh viên thường không được chủ động trong việc lựa chọn chủ đề cho bài thuyết trình.

Hầu hết các chủ đề của bài thuyết trình là do giáo viên lựa chọn và yêu cầusinh viên chuẩn bị để trình bày trước lớp Do vậy, sinh viên thường ít có hứng thúvới chủ đề thuyết trình hoặc chủ đề đó không phải là thế mạnh hay không thuộcphạm vi hiểu biết sâu sắc của sinh viên Điều này dẫn đến thành công của bàithuyết trình là không cao

- Trang thiết bị hỗ trợ cho việc thuyết trình còn nhiều hạn chế.

Sinh viên trường Đại học Hồng Đức nói chung và sinh viên Khoa Ngoại Ngữnói riêng đang thực hiện hình thức học tập theo tín chỉ Vì vậy, phòng học các bộmôn là không cố định Thực tế cho thấy, các trang thiết bị hỗ trợ công tác học tậpnhư máy vi tính, máy chiếu, loa, micro,… hiện tại còn nhiều hạn chế, chưa có đủ ởcác phòng học; cùng với đó là chất lượng chưa cao dẫn tới chưa đáp ứng được nhucầu học tập, trong đó có cả vấn đề thuyết trình của sinh viên

- Đối tượng của buổi thuyết trình ở các cấp độ khác nhau làm cho sinh viên cảm thấy lúng túng và thiếu tự tin khi trình bày vấn đề.

Trang 26

Ngoài việc thuyết trình trước lớp về một chủ đề nào đó do giáo viên yêu cầu,đôi khi sinh viên còn phải thuyết trình về một số báo cáo hay các công trình nghiêncứu khoa học trước nhiều đối tượng khác nhau (Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo, giáoviên và sinh viên đến từ các khoa khác nhau) Chính vì vậy, việc thuyết trình trướccác đối tượng khác nhau, ở các cấp độ, quy mô khác nhau đã có ảnh hưởng khôngnhỏ tới hiệu quả của bài thuyết trình.

3.2.2 Nguyên nhân chủ quan

- Sinh viên chưa nắm vững được những kiến thức cơ bản về kỹ năng thuyết trình.

Sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngoại Ngữ chưa được học môn “Kỹ năng thuyếttrình” nên họ chưa có những hiểu biết nhất định cũng như vốn kiến thức cơ bản về

kỹ năng này Tuy nhiên, đã có rất nhiều môn học yêu cầu thuyết trình không chỉbằng Tiếng Việt (Kiến thức địa phương Thanh Hoá, Cơ sở Văn hoá Việt Nam) mà

cả bằng Tiếng Anh, như: Kỹ năng nói, Văn hoá Anh-Mỹ, Từ vựng học…Vì vậy,thực trạng sinh viên chưa có hứng thú với đề tài còn chiếm tỷ lệ cao, cùng với đó

là sự chuẩn bị của sinh viên chưa tốt

- Các kỹ năng mềm của sinh viên còn nhiều hạn chế.

Sinh viên Khoa Ngoại Ngữ nói chung, đặc biệt là sinh viên năm thứ 2 đượcnhìn nhận là có nhiều hạn chế về kỹ năng mềm Vấn đề này được biểu hiện ở việcgiao tiếp hàng ngày với thầy cô - bạn bè và ở thái độ, niềm tin của sinh viên Đaphần sinh viên rất ít khi chủ động giao tiếp với thầy cô Nhiều sinh viên đượcphỏng vấn tâm sự rằng họ có cảm giác ngại và lo sợ, sinh viên sợ mình nói sai và

sợ bị chê Chính vì vậy, sinh viên thường rất lúng túng và chưa có sự khéo léo, tếnhị trong các tình huống giao tiếp hàng ngày Điều này cũng dẫn đến sinh viênkhông tự tin trong thuyết trình

- Sinh viên chưa có phương pháp học khoa học, thiếu tính sáng tạo và chưa

có ý thức học hỏi, rèn luyện.

Hầu hết các sinh viên chỉ học từ các giáo trình chính, chỉ học theo yêu cầugiáo viên đưa ra và học một cách thụ động, máy móc, rập khuôn, phụ thuộc nhiềuvào tài liệu, không có sự học hỏi, tìm tòi thêm từ các nguồn tài liệu bên ngoài Cácsinh viên được hỏi đa phần trả lời là do không có nhiều tài liệu tham khảo vàkhông có thói quen dành thời gian cho việc rèn luyện ngoài giờ Vì vậy, vốn kiến

Trang 27

thức nền của sinh viên còn nhiều hạn chế, và chưa hình thành nên kinh nghiệmtrong thuyết trình Không những thế, các sinh viên hầu như không tận dụng thờigian trong việc học hỏi từ giáo viên cũng như bạn bè như trong các giờ ra chơi.

- Khả năng diễn đạt và vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp Tiếng Anh của sinh viên còn hạn hẹp.

Nhiều sinh viên có thể tự tin với việc viết văn, viết báo cáo, thậm chí viết mộtbài thuyết trình,… nhưng lại vẫn còn lúng túng trong việc diễn đạt chúng thành lờinói để mọi người hiểu về vấn đề Ngoài ra, vốn từ vựng còn hạn hẹp và chưa nắmvững các cấu trúc ngữ pháp cũng tạo nhiều khó khăn cho sinh viên trong việc diễnđạt ý tưởng của mình Sinh viên thường sử dụng Tiếng Anh tuỳ tiện, thường dịch

từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh bằng cách ráp từ dẫn đến nói Tiếng Anh nhưng lạitheo cấu trúc và trật tự Tiếng Việt Đây là những khó khăn lớn trong kỹ năngthuyết trình bằng Tiếng Anh của sinh viên

Ngày đăng: 17/12/2013, 14:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO - Đề tài tiểu luận KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
BẢNG CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO (Trang 2)
BẢNG CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO - Đề tài tiểu luận KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
BẢNG CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w