g. Trong tiếng Việt, các yếu tố truyền thống, thói quen hành ngôn của mỗ
CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC 4.1 Thực trạng
4.1. Thực trạng
Để nắm bắt được thực trạng của việc sử dụng nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh, chúng tôi đã biên soạn một số câu trắc nghiệm về giới từ định vị trong tiếng Anh để khảo sát trực tiếp 120 sinh viên thuộc các lớp không
chuyên ngữ trường Đại học Hông Đức. Gồm sinh viên các lớp: K13B Tâm lý – QTNS (Bộ môn Tâm lý Giáo dục), K14A Tâm lý – QTNS (Bộ môn Tâm lý Giáo dục), K32 Cao đẳng Sư phạm Tiểu học (Khoa Sư phạm Tiểu học).
Tiêu chí để đánh giá và xếp loại sinh viên:
Số câu trả lời đúng Xếp loại
17 – 20 Giỏi 14 – 16 Khá
9 – 13 Trung bình 0 – 8 Yếu
Sau khi khảo sát, chúng tôi thu được kết quả sau: Giỏi: 3/120 SV (chiếm 2,5%)
Khá: 9/120 SV (chiếm 7,5%)
Trung bình: 36/120 SV (chiếm 30%)
Yếu kém: 72/120 SV (chiếm 60%)
Qua số liệu trên, chúng tôi đánh giá được thực trạng của sinh viên các lớp không chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức trong việc sử dụng nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh như sau: đa số các sinh viên chưa nắm vững được cách sử dụng nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh. Số sinh viên ở mức trung bình và yếu, kém còn chiếm tỷ lệ cao; chỉ số ít sinh viên hiểu và nắm được cách sử dụng nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh để làm các bài tập. Qua quá trình khảo sát chúng tôi còn nhận thấy rằng: sinh viên khối không chuyên ngữ còn mắc các lỗi khi sử dụng giới từ tiếng Anh: lỗi về cấu trúc (nói, viết thiếu hoặc thừa giới từ, sắp xếp sai vị trí của giới từ, dùng sai
dạng thức của đại từ nhân xưng sau giới từ, sử dụng không có sự phân biệt giới từ đơn và giới từ kép), về nghĩa (chọn không đúng giới từ cần dùng, dịch sai nghĩa của giới từ) và về tu từ.
4.2. Nguyên nhân của thực trạng sử dụng nhóm giới từ định vị trong tiếng Anh ở sinh viên các khối không chuyên