Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập và nghiên cứu, được sự dẫn dắt và hướng dẫn tậntình của Quý thầy cô cùng toàn thể Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ cùngvới sự nổ lực của bản thân, nay em xin trình bày kết quả học tập của mình qua đềtài nghiên cứu về kết quả hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng.
Được sự chấp thuận của Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh TrườngĐại Học Cần Thơ và Ban Giám Đốc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng emđã có cơ hội thực tập tại chi nhánh.
Trong thời gian thực tập tương đối ngắn tại chi nhánh, nhưng em đã đượcsự hướng dẫn tận tình của Ban lãnh đạo, của các cô, chú, anh, chị trong ngânhàng mà đặc biệt là sự giúp đở nhiệt tình của các chị Phòng TTQT, đã tạo điềukiện cho em tiếp xúc thực tế, có cơ hội tốt để bổ sung thêm những kiến thức cònthiếu sót trong quá trình học tập chưa hiểu rõ đồng thời cũng là dịp để có thêmnhiều kiến thức để phục vụ đề tài Em xin chân thành cảm ơn những tình cảm tốtđẹp đó.
Em chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ đã bỏ nhiềucông sức và thời gian quý báu để giảng dạy chúng em trong suốt khóa học, đặcbiệt em xin chân thành ghi ơn thầy Phan Thái Bình là người đã tận tình chỉ bảocho em trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập vàkết quả phân tích trong đề này là trung thực, đề này không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 12 tháng 5 năm 2008Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thoa
Trang 32.1.1 Khái niệm hoạt động tín dụng chứng từ: 3
2.1.2 Các bên tham gia: 3
2.1.3 Các loại L/C: 4
2.1.3.1 L/C có thể hủy ngang(Revocable L/C): 4
2.1.3.2 L/C không thể hủy ngang(irrevocable L/C): 4
2.1.3.3 Thư tín dụng xác nhận(Confirmed L/C): 4
2.1.4 Quy trình thanh toán qua L/C: 4
2.1.5 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán 5
2.1.5.1 Mức ký quỹ: 5
2.1.5.2 Trợ giúp khách hàng trong việc lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp: 5
2.1.5.3 Trợ giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro tỷ giá: 5
2.1.5.4 Thái độ phục vụ của nhân viên: 6
2.1.5.5 Uy tín của ngân hàng trong việc cần ngân hàng khác xác nhận L/C: 6
2.1.5.6 Mức chiết khấu: 7
2.1.5.7 Khả năng thẩm định tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng: 7
2.1.5.8 Mạng lưới ngân hàng thông báo/ ngân hàng đại lý: 7
2.1.5.9 Khả năng của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế: 8
2.1.6 Các rủi ro thường xảy ra trong thanh toán tín dụng chứng từ: 8
2.1.6.1 Rủi ro cho nhà nhập khẩu như: 8
2.1.6.2 Rủi ro cho nhà xuất khẩu: 9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: 9
2.2.2.Phương pháp phân tích số liệu: 9
3.1.2 cơ cấu tổ chức và nhân sự: 13
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2005-2007: 143.1.4 Phân tích thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến Agribank Sóc Trăng:15
Trang 43.1.4.1 Thuận lợi: 15
3.1.4.2 Khó khăn: 15
3.1.5 Giới thiệu về phòng thanh toán quốc tế: 16
3.2 GIỚI THIỆU QUI TRÌNH THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG: 16
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TTQT CỦA NGÂN HÀNG: 19
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN L/C: 21
4.3 PHÂN TÍCH TỶ TRỌNG CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN: 24
4.4 DOANH SỐ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG SO VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC TRONG TỈNH: 25
4.5 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VỀ TTQT CỦA AGRIBANK SOC TRĂNG: 26
4.6 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ THANH TOÁN L/C CỦA NGÂN HÀNG: 32
4.6.1 Chưa mở rộng tài trợ nhập khẩu: 32
4.6.2 Chưa đảm nhiệm tốt vai trò của mình: 33
4.6.3 Chưa đa dạng các dịch vụ trong thanh toán quốc tế: 33
4.6.4 Chưa khẳng định được uy tín: 34
4.6.5 Mạng lưới ngân hàng đại lý còn khiêm tốn: 34
4.6.6 Chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng xuất khẩu: 34
4.6.7 Chưa thực hiện ưu đãi cho vay đối với khách hàng có uy tín: 35
4.7 PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG THANH TOÁN L/C CỦA AGRIBANK SÓC TRĂNG: 35
4.8 DỰ BÁO DOANH SỐ THANH TOÁN L/C NĂM 2008: 36
5.2.1.1 Đối với khách hàng nhập khẩu: 43
5.2.1.2 Đối với khách hàng xuất khẩu: 43
5.2.2 Lựa chọn hình thức trả tiền phù hợp với hàng hóa mua bán: 43
5.2.3 Biết cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá: 44
Trang 56.2.3 Kiến nghị đến chính quyền địa phương: 50
Trang 6DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
TTQT: thanh toán quốc tếNHTM: ngân hàng thương mạiXK: xuất khẩu
XNK: xuất nhập khẩuVSTP: vệ sinh thực phẩmATVS: an toàn vệ sinhQTD: quỹ tín dụng
Trang 7CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Ngày nay, các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu nhập khôngnhững từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, mà ngày càng mở rộng cácnghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế (TTQT), bảolãnh…Các hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phíngày một tăng không những về mặt số lượng mà cả tỷ trọng Tuy nhiên các hoạtđộng ngoại bảng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro; đặt biệt, khi một số người cho rằnghoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập hấp dẫn nhưng ngân hàng không hề phảibỏ vốn, càng làm cho họ chủ quan lơ là, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn có thể xảyra bất cứ lúc nào.
Trong các nghiệp vụ ngoại bảng, thì TTQT đối với các ngân hàng thương mại(NHTM) là nghiệp vụ quan trọng nhất, có tốc độ tăng trưởng mạnh, mang lại chongân hàng khoản thu phí ngày một tăng, thông qua nghiệp vụ TTQT để chắp nốiphát triển các nghiệp vụ khác như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất nhậpkhẩu, mở rộng quan hệ tài khoản, tín dụng Do đó, nghiệp vụ TTQT có thể đượccoi là nghiệp vụ ngoại bảng đặt trưng của NHTM ngày nay Trong TTQT,phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất là phương thức tín dụng chứngtừ (thanh toán bằng L/C) vì nó an toàn, giảm thiểu tối đa các rủi ro, bất trắc.Phương thức thanh toán này được nhiều doanh nghiệp và ngân hàng sử dụng bởitính ưu việt của nó trong việc đảm bảo quyền lợi cho cả người mua lẫn ngườibán Mặc dù vậy, phương thức thanh toán bằng L/C vẫn thường xảy ra tranh chấpdo kỹ thuật áp dụng tương đối phức tạp, các bên tham gia lại thiếu sự am hiểutường tận về các thông lệ quốc tế cũng như một số quy định trong L/C Vậy cầnlàm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động trong thanh toán bằng L/C cũng như manglại hiệu quả hoạt động cao nhất cho ngân hàng? Với những kiến thức đã tích lũyđược qua bốn năm học và một số kiến thức nghiên cứu từ thực tiển em tiến hành
phân tích đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C
tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng” nhằm giải
quyết vấn đề về thanh toán L/C cũng như hoàn thiện hơn kiến thức tiếp thu từsách vở và tiếp cận gần hơn với những phát sinh trong thực tiển.
Trang 81.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích và đánh giá hiệu quả thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng (Agribank Sóc Trăng) Thấy đượcnhững thuận lợi và khó khăn, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệuquả TTQT của ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích chung tình hình TTQT bằng L/C tại Agribank Sóc Trăng.- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thanh toán L/C hàng nămcủa ngân hàng.
- Xem xét sự ảnh hưởng giữa các nhân tố kinh tế đến việc phát hành L/C.- Dự báo doanh số hoạt động trong thời gian tới.
- Dựa vào thực trạng thanh toán L/C của ngân hàng đề ra giải pháp thu hútthêm khách hàng mới cho ngân hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động TTQT bằng L/C từ năm 2005-2007
tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng.
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thanh toán trong
phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Sóc Trăng.
Trang 9CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
2.1.1 Khái niệm hoạt động tín dụng chứng từ:
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó theo yêu cầucủa khách hàng ngân hàng sẽ phát hành một bức thư (gọi là thư tín dụng – letterof credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi ngườinày xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điềukiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.
Thực chất, L/C là một cam kết bằng văn bản của một ngân hàng (ngân hàng pháthành L/C), được phát hành theo chỉ thị của người mua (người yêu cầu mở L/C)cho người bán hưởng (người hưởng lợi L/C) và có thể được thanh toán theophương thức trả ngay hay trả kỳ hạn.
2.1.2 Các bên tham gia:
- Người xin mở L/C: là người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hànhmột L/C cho người bán hưởng.
- Người thụ hưởng L/C: là người bán được hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hốiphiếu chấp nhận thanh toán.
- Ngân hàng phát hành L/C: là ngân hàng theo yêu cầu của người mua, phát hànhmột L/C cho người bán hưởng.
- Ngân hàng thông báo L/C: là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầuthông báo L/C cho người thụ hưởng Ngân hàng thông báo thường là ngân hàngđại lý hay là một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà xuất khẩu.Trong nhiều trường hợp, để đảm bảo chắc chắn khả năng thanh toán của ngânhàng phát hành, nhà xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng phát hành chỉ định ngânhàng xác nhận.
- Ngân hàng xác nhận: là một ngân hàng khác đứng ra xác nhận khả năng thanhtoán cho ngân hàng phát hành Thông thường ngân hàng xác nhận là một ngânhàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông báo được đề nghịlà ngân hàng xác nhận L/C Muốn được xác nhận ngân hàng phát hành phải trảphí rất cao và thường là phải đặt cọc trước, mức đặt cọc có thể đạt tới 100% giátrị L/C.
Trang 102.1.3 Các loại L/C:
2.1.3.1 L/C có thể hủy ngang(Revocable L/C):
Là loại L/C mà sau khi được phát hành, ngân hàng phát hành có quyền sửa đổi,bổ sung hoặc hủy bỏ nó mà không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi L/C L/C loại này là một lời hứa trả tiền không chắc chắn cho người hưởng lợi Do đó,trên thực tế loại này rất ít được sử dụng.
2.1.3.2 L/C không thể hủy ngang(irrevocable L/C):
Là loại L/C sau khi được phát hành, ngân hàng phát hành không được sửa đổi, bổsung hoặc hủy bỏ từng phần hay toàn phần nội dung trong thời hạn hiệu lực củaL/C L/C loại này là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành đối vớingười hưởng lợi L/C Vì vậy, đây là loại L/C được sử dụng phổ biến trong thựctế.
Khi sử dụng loại L/C này cần chú ý nếu muốn sửa đổi, bổ sung phải tiến hành tuchỉnh L/C theo nguyên tắc quy định trong UCP 600.
2.1.3.3 Thư tín dụng xác nhận(Confirmed L/C):
Là loại L/C không thể hủy bỏ được một ngân hàng khác xác nhận trả tiền theoyêu cầu của ngân hàng phát hành L/C L/C loại này đã được hai ngân hàng cùngcam kết trả tiền cho người thụ hưởng Do vậy, độ an toàn trong thanh toán của nórất cao.
2.1.4 Quy trình thanh toán qua L/C:
Ngân hàng thông báo
Advising Bank Ngân hàng phát hànhIssuing Bank
Người hưởng lợiBeneficiary
Người yêu cầuApplicant1
58
Trang 11(1) Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ.
(2) Phát hành L/C qua ngân hàng đại lý/ngân hàng thông báo cho người xuấtkhẩu hưởng lợi.
(3) Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc L/C chongười hưởng lợi.
(4) Giao hàng.
(5) Xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành L/C.
(6) Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho người yêucầu.
(7) Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán.
(8) Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối chứng từ.
2.1.5 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán2.1.5.1 Mức ký quỹ:
Khi tham gia thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, các doanh nghiệp luônmong muốn được ngân hàng tài trợ khả năng thanh toán Bởi vì Quá trình từ khiký quỹ cho đến khi thanh toán là rất dài Đều này làm ứ đọng nguồn vốn củadoanh nghiệp, cũng như làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hiệnnay, ngân hàng chỉ tham gia thanh toán cho các doanh nghiệp ký quỹ 100%, hoặcvay ngoại tệ để ký quỹ Thực tế này cho thấy, ngân hàng chưa áp dụng tài trợ tíndụng nhập khẩu cho doanh nghiệp Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng cũng như làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
2.1.5.2 Trợ giúp khách hàng trong việc lựa chọn hình thức thanh toánphù hợp:
khi tham gia thương mại quốc tế, thực hiện nghiệp vụ an toàn, hiệu quả mà tiếtkiệm được chi phí là đều mà các khách hàng luôn mong muốn Đều này đòi hỏicác thanh toán viên phải nắm vững nghiệp vụ chuyên môn và hiểu biết thông lệquốc tế để tư vấn cho khách hàng Đối với khách hàng lần đầu giao dịch, màchưa có tư vấn thì khó đạt được hiệu quả như mong muốn.
2.1.5.3 Trợ giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro tỷ giá: Rủi ro tỷ giá là rủi
ro không tách rời của hoạt động TTQT Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta
Trang 12buông tay, chúng ta vẫn có thể hạn chế nó thậm chí là có lợi từ nó bằng các hợpđồng option, future Vấn đề là làm thế nào để giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro tỷgiá Ngoài khả năng của doanh nghiệp thì vai trò của ngân hàng là rất quan trọng.Ngân hàng không chỉ giúp khách hàng hạn chế rủi ro về tỷ giá mà còn kiếm lợitừ việc thực hiện hợp đồng cho khách hàng Nếu đảm đương được vai trò này, thìkhông những giúp khách hàng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động mà còntăng lợi nhuận cho ngân hàng cũng như cũng cố lòng tin đối với khách hàng
2.1.5.4 Thái độ phục vụ của nhân viên:
Một nhân viên chỉ thông thạo về nghiệp vụ thì chưa đủ Ngày nay do cạnh tranh,do nhu cầu của con người và do hội nhập, khách hàng ngày càng trở nên khótính Việc thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác là lẽ đương nhiên, nó làtrách nhiệm của ngân hàng Nhưng để tạo cho khách hàng sự yên tâm là mìnhchọn đúng ngân hàng, các thanh toán viên cần trợ giúp cho khách hàng, cũng nhưgiải thích mọi thắc mắc của khách hàng với thái độ niềm nở, chuyên nghiệp Cónhư vậy, ngân hàng mới có thể giữ chân được khách hàng quen thuộc.
Ngày nay, ngân hàng là ngành cạnh tranh mạnh mẽ nhất, chính vì vậy mà dịch vụngân hàng được đòi hỏi về chất lượng cao nhất Để góp phần vào sự thành côngchung của ngân hàng Các nhận viên phải luôn gửi thái độ thân thiện khi giaodịch với khách hàng, cũng như phải cho khách hàng biết là mình đang tạo mọiđiều kiện tốt nhất cho khách hàng Văn hóa trong kinh doanh, văn hóa ngân hàngcó lẽ là điều đáng quan tâm hiện nay Nó cũng làm tốn không ít giấy mựt của cácnhà báo Bởi vì chúng ta đang hội nhập, chúng ta cần phải hoàn thiện mình từmọi phương diện Nói như vậy có vẻ không thừa, vì chúng ta đang sống trongthời đại cạnh tranh khốc liệt Chúng ta cần phải biết mình nên làm gì để tồn tạitrong kinh doanh và phát triển
2.1.5.5 Uy tín của ngân hàng trong việc cần ngân hàng khác xác nhậnL/C:
Như đã nói tiết kiệm chi phí giảm rủi ro là tiêu chí để lựa chọn ngân hàng thựchiện nghiệp vụ
Nếu ngân hàng chưa khẳng định được vai trò và vị trí của mình là một ngân hàngphát hành L/C đáng tin cậy, thì việc chỉ định một ngân hàng khác xác nhận khảnăng thanh toán là điều quan trọng của đối tác nước ngoài Nếu điều này xảy ra,
Trang 13nó làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp về chi phí thanh toán Chắc hẳnrằng, ngân hàng luôn muốn bảo vệ lợi ích của khách hàng khi thực hiện dịch vụ.Để bảo vệ được lợi ích cho khách hàng, ngân hàng không chỉ thực hiện đượcnghiệp vụ, mà còn phải tạo được uy tín của mình để cạnh tranh Ngân hàng thựchiện dịch vụ chất lượng cao là điều kiện để tạo uy tín của mình Uy tín và chấtlượng là hai điều kiện bổ sung cho nhau và hệ quả của nó là hiệu quả hoạt độngcủa ngân hàng
2.1.5.6 Mức chiết khấu:
Cũng như xác định mức ký quỹ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tạo rađồng vốn nhanh giảm ứ đọng vốn Nếu doanh nghiệp chỉ nhận được tiền khingân hàng phát hành thanh toán Điều này rõ ràng là không hiệu quả cho doanhnghiệp bởi vì hoạt động của doanh nghiệp là liên tục và tuần hoàn Chính vì vậymà xác định mức chiết khấu hợp lý là điều rất cần cho doanh nghiệp cũng như rấtcần ngân hàng để cạnh tranh Việc chỉ định ngân hàng thông báo cũng phụ thuộcvào xác định mức chiết khấu cho khách hàng Chính vì vậy mà ngân hàng cấnxem xét một mức chiết khấu hợp lý và lãi suất hợp lý để giúp doanh nghiệp tạo ravòng quay vốn nhanh Điều này giúp ngân hàng tăng lượng khách hàng, và tănglợi nhuận
2.1.5.7 Khả năng thẩm định tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng:
Mặc dù hoạt động của ngân hàng là phải cạnh tranh, nhưng không phải vì thế màngân hàng dễ dàng chấp nhận tài trợ cho bất kỳ doanh nghiệp nào có nhu cầu.Trong hoạt động ngân hàng không chỉ có thẩm định cho vay, mà thẩm định tàitrợ xuất nhập khẩu quan trọng không kém Điều này ảnh hưởng rõ nhất đến hiệuquả hoạt động của ngân hàng Do đó, để có hiệu quả đòi hỏi phải có quy trìnhthẩm định chặt chẽ, nghiêm túc Điều này dựa vào khả năng và kinh nghiệm củacán bộ thẩm định Việc phát hành L/C là do doanh nghiệp chỉ định, nhưng chấpnhận phát hành là do ngân hàng quyết định Nói như vậy có nghĩa ngân hàngphải gánh chịu rủi ro khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
2.1.5.8 Mạng lưới ngân hàng thông báo/ ngân hàng đại lý:
Khi thực hiện dịch vụ TTQT, ngân hàng cần phải đảm bảo có mạng lưới ngânhàng đại lý tham gia vào mạng thanh toán liên ngân hàng tòan cầu (SWIFT) rộngkhắp Nếu ngân hàng không có quan hệ đại lý, thì khi thanh toán ngân hàng phải
Trang 14thông qua ngân hàng thứ ba có quan hệ với hai ngân hàng Điều này làm tăng chiphí khi thanh toán và làm phức tạp thêm cho quy trình thanh toán.
2.1.5.9 Khả năng của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế:
Cũng như ngân hàng, doanh nghiệp góp phần quan trọng không kém trong việctạo nên thành công trong TTQT Nếu như doanh nghiệp có sự hiểu biết về đốitác, về thương mại quốc tế, thì giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng trong việc lậpvà kiểm tra chứng từ Và nếu như doanh nghiệp hiểu biết thông thạo về ngoạingữ, thì sẽ rất tốt để ký một hợp đồng hiệu quả, và sẽ tránh được những kiện tụngsau này, khi phát hiện ra hợp đồng mình đã ký có những điều khoản không thựchiện được Doanh nghiệp Việt Nam chưa nhiều kinh nghiệm trong tham gia muabán quốc tế Bởi vì, có lẽ Việt Nam là nước đang phát triển Họ chưa có thóiquen tìm hiểu kỹ bạn hàng khi mua bán quốc tế, chưa tìm hiểu về văn hóa về cáctiêu chuẩn quốc tế Chưa ý thức được rằng mua bán quốc tế là nhiều rủi ro Chínhvì vậy mà trong thời gian vừa qua, có nhiều vụ kiện tụng về vệ sinh an toàn thựcphẩm, của hàng thủy sản Việt Nam tại Mỹ và một số quốc gia khác Điều này đãảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng.
2.1.6 Các rủi ro thường xảy ra trong thanh toán tín dụng chứng từ:2.1.6.1 Rủi ro cho nhà nhập khẩu như:
Không nhận được hàng, nhận hàng kém phẩm chất, làm trì hoãn quá trình kinhdoanh của họ Mặc dù nhà nhập khẩu đã mở L/C và ký qũy ở ngân hàng.
Xảy ra những rủi ro trên là do việc thanh toán của ngân hàng cho người thụhưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình, mà không căn cứ vào việc kiểm trahàng hóa Ngân hàng chỉ kiểm tra tính chân thật “bề ngoài” của chứng từ, màkhông chịu trách nhiệm về tính chất “bên trong” của chứng từ, cũng như chấtlượng và số lượng hàng hóa Một nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuấttrình bộ chứng từ giả mạo (có bề ngoài phù hợp với L/C) cho ngân hàng được chỉđịnh để thanh toán Như vậy, sẽ không cò sự đảm bảo nào cho nhà nhập khẩurằng hàng hóa sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì Trong trườnghợp này, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngânhàng phát hành.
Trên thực tế thì đây là rủi ro thường xảy ra, có những trường hợp bộchứng từ hoàn toàn hợp lệ nhưng hàng hóa kém phẩm chất Tuy nhiên, trong hợp
Trang 15đồng ngoại thương có quy định tỷ lệ % chấp nhận sai sót về chất lượng hàng hóa,chỉ những trường hợp hàng hóa có quá nhiều sai sót so với hợp đồng mới xảy ratranh chấp Trong trường hợp này rủi ro hoàn toàn do nhà nhập khẩu chịu.
2.1.6.2 Rủi ro cho nhà xuất khẩu:
Hàng hóa không được chấp nhận, ngoại tệ thanh toán biến động (đây là rủi rokhông chỉ xảy ra cho nhà xuất khẩu mà cả nhà nhập khẩu), các luật lệ, quy địnhcủa các nước nhập khẩu không phù hợp với hàng hóa.
Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C, thì mọikhoản thanh toán/chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lýhàng hóa như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìmngười mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước Nhà xuất khẩu phảichịu các chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hànghóa trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà nhập khẩu là sẽ đồng ý haytừ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót
Các rủi ro vừa nêu là rủi ro thường xảy ra trong thanh toán L/C có ảnhhưởng lớn nhất đến hoạt động của ngân hàng Trên thực tế thì có rất nhiều rủi romà chúng ta không lường trước được, mặc dù quy định trong thanh toán L/C kháchặt chẽ Nguyên nhân xảy ra rủi ro sẽ được phân tích sau.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp từ phòng
TTQT qua 3 năm từ 2005-2007 Với những số liệu này là cơ sở để phân tích tìnhhình hoạt động của ngân hàng, cũng như của phòng TTQT.
2.2.2.Phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình hoạt động của ngân hàng.
Phương pháp tỷ trọng để xem xét tỷ trọng của các chỉ tiêu nghiên cứu trên tổngthể.
Phương pháp so sánh tương đối lẫn tuyệt đối để so sánh tốc độ tăng của các chỉtiêu nghiên cứu của năm sau so với năm trước để thấy được hiệu quả hoạt độngcủa ngân hàng.
Sử dụng biểu bảng để mô tả những số liệu làm cơ sở cho sự phân tích.Phân tích tính xu hướng, tính chu kỳ, tính mùa vụ, dự báo cho doanh thu.
Trang 16Sử dụng ma trận Swot để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng trongthanh toán bằng L/C.
Qua phân tích số liệu thu thập được để thấy được những thuận lợi và khó khăncủa ngân hàng và của hoạt động TTQT Cũng như từ đó phát huy thành tích đạtđược và giải pháp cho những khó khăn.
Trang 17Nguồn nhân lực ngày đầu tách tỉnh, chi nhánh chỉ có tổng số 194 CB-CNV Vềtrình độ chuyên môn: Đại học chiếm 33,71%, Cao đẳng và Bổ túc sau Trung học16,29%, Trung cấp 20,83%, số còn lại là sơ cấp và chưa qua đào tạo.
Bước đầu hoạt động chi nhánh NHNo Sóc Trăng gặp rất nhiều khó khăn Cơ sởvật chất thiếu thốn, Hội sở làm việc tại Trụ sở Quỹ tiết kiệm của chi nhánh ngânhàng Công thương TX Sóc Trăng hết sức chật hẹp, các trụ sở huyện xây dựng từthời bao cấp đã xuống cấp, toàn tỉnh chỉ có 02 xe 15 chổ đã qua 1/3 thời gian sửdụng, không có xe chuyên dùng, hàng chục CB-CNV được điều động từ Cần Thơvà các chi nhánh huyện về Hội sở công tác không chỗ nghĩ Mặt khác, từ cơ chếbao cấp mới chuyển sang, kiến thức về kinh tế thị trường chưa có nhiều nên hoạtđộng ngân hàng chuyển biến chậm.
Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn bước đầu toàn thể ban lãnh đạo và CNV NHNo Sóc Trăng đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao Trải qua 15năm xây dựng và phát triển, đến nay NHNo Sóc Trăng có 14 chi nhánh, phònggiao dịch và một hội sở khang trang, hiện đại.
CB-3.1.1.2 Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển:
Bám sát định hướng của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, thực hiện phươngchâm “đi vay để cho vay” bằng nhiều hình thức, biện phát huy động vốn thíchhợp, nâng cao phần tự lực nguồn vốn, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh Từnăm 1996 các tổ chức tín dụng lần lượt mở ra nhưng thị phần của ngân hàngnông nghiệp Sóc Trăng vẫn chiếm thị phần cao nhất gần 50% so với tổng nguồn
Trang 18vốn huy động của các ngân hàng và các Quỹ tín dụng (QTD) trên địa bàn Tronggiai đoạn này, ngân hàng chủ yếu cho vay các công ty, Xí nghiệp quốc doanh,Hợp tác xã cấp huyện, dư nợ thường chiếm trên 95%, dư nợ cho vay tư nhân cáthể rất nhỏ bé Riêng vốn cho vay trung và dài hạn không đáng kể, đến hiện naylà 60%.
Nhờ đường lối, chủ trương phát triển nông nghiệp và nông thôn của Đảng và nhànước cùng với chính sách khuyến kích kinh doanh hợp tác xã và kinh tế hộ giađình đã ảnh hưởng tích cực đến nông nghiệp và nông thôn Sóc Trăng Từ đó cácchi nhánh từng bước phát triển cho vay hộ nông dân (ban đầu là cho vay vốntrồng lúa, sau cho vay chăn nuôi, cho vay trang trại, các mô hình vườn-ao-chuồng, ), cho vay doanh nghiệp Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như dịch vụcầm đồ, mua bán, gia công vàng bạc, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ vàTTQT, chi trả kiều hối,
Ngân hàng nông nghiệp Sóc Trăng không chỉ là một ngân hàng thương mại đơnthuần mà còn là một người bạn đáng tin cậy của bà con nông dân và doanhnghiệp, góp phần cùng nhân dân xây dựng tỉnh Sóc Trăng càng giàu đẹp và pháttriển.
Giai đoạn 2002 đến nay: không ngừng tăng huy động vốn và cho vay, kinh doanhngoại tệ và TTQT cũng đạt doanh số cao Tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về huyđộng vốn, uy tín được khẳng định trong nhân dân và doanh nghiệp Hệ thốngngân hàng phủ khắp địa bàn, trang bị hiện đại, phục vụ khách hàng ngày càng
Trang 19chuyên nghiệp Các máy ATM đi vào hoạt động tạo thêm tiện ích cho kháchhàng và tạo thói quen giao dịch mới, hiện đại.
3.1.2 cơ cấu tổ chức và nhân sự:
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ HOẠCH &
PHÒNG TÍN DỤNG
PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
PHÒNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ
PHÒNG
THẨM ĐỊNHKẾ TOÁN KIỂM PHÒNG TRA NỘI BỘ
PHÒNG
VI TÍNHTCCB – ĐÀO PHÒNG TẠO
PHÒNG HÀNH CHÁNH
Trang 203.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2005-2007:
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2005-2007 Đvt: triệu đồngChỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền2006/2005% Số tiền2007/2006%
I Tổng thu350.568455.477499.078104.90929,9343.6019,57
1 Từ hoạt động tín dụng
335.423 422.355 443.920 86.932 25,92 21.565 5,102 Thu nhập từ dịch
3 Thu từ hoạt động khác
4 Thu nhập bất thường
10.712 26.478 45.561 15.766 147,18 19.083 72,07
II Tổng chi343.065425.106438.58882.04123,9113.4823,17
1 Chi từ hoạt động HĐV
258.582 334.393 352.451 48.811 17,09 18.058 5,402 Chi phí hoạt động
3 Chi phí nhân viên 14.875 18.011 20.431 3.136 21,08 2.420 13,434 Chi phí quản lý 10.274 14.675 15.631 4.401 42,48 956 6,515 Chi khác 29.911 55.533 47.243 25.622 85,66 -8.290 -14,92
III Lợi nhuận7.50330.37160.49022.868304,7830.11999,17
Nguồn: Phòng kế toán
Trong năm 2006 lợi nhuận tăng đột biến so với 2005 là 304,78%, nhưng trong đóthu từ hoạt động tín dụng tăng không đáng kể, chủ yếu nguồn thu tăng từ hoạtđộng khác, vì vậy mà chi từ nguồn khác cũng tăng đáng kể Nguyên nhân, trong
Biểu đồ thu nhập chi phí và lợi nhuận 2005-2007
Biểu đồ 1
Trang 21năm 2006 ngân hàng mở rộng sản phẩm, ngoài sản phẩm truyền thống là tíndụng, ngân hàng đầu tư vốn vào các lĩnh vực khác, nhằm giảm rủi ro như: đầu tưgóp vốn cổ phần, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ Bên cạnh đó, dotrong 2006 các ngân hàng thương mại mộc lên ồ ạt trên địa bàn tỉnh làm cho hoạtđộng cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, vì vậy mà nguồn thu từ tíndụng tăng tương đối thấp so với hoạt động dịch vụ và thu khác.
Sang năm 2007, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động dịch vụ như: TTQT,kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối và thẻ ATM Doanh thu từ hoạt động dịchvụ tăng nhanh hơn so với tín dụng
3.1.4 Phân tích thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến Agribank SócTrăng:
- Lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch tăng nhẹ qua các năm.
- NHNo&PTNT Việt Nam tiếp tục có nhiều giải pháp chỉ đạo mạnh hơn, chútrọng vào công việc nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hóa tài chính vàtăng thêm dịch vụ mới theo hướng hiện đại: xếp loại ngân hàng và khách hàng đểgiao quyền phán quyết cho vay phù hợp, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đốingoại, mở rộng thị phần.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng trưởng thành từ hoạt động thực tiển, đã rútra nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạt động.
3.1.4.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn:
- Lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngườidân.
- Sản xuất nông-ngư nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
- Xuất khẩu thủy sản chưa chủ động được thị trường, luôn bị các rào cản về kỹthuật và pháp lý.
Trang 22- Một số doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ănkhông hiệu quả.
- Các NHTM trên địa bàn tỉnh huy động với lãi suất cao, ngân hàng Nhà nướcquy định lãi suất trần, trong khi lãi suất đầu vào rất cao
- USD mất giá ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất khẩu.
3.1.5 Giới thiệu về phòng thanh toán quốc tế:
Những năm đầu mới thành lập chi nhánh, chưa có bộ phận TTQT, mà chỉ có vàicán bộ trong Phòng Tín dụng làm công việc này, trình độ chuyên môn yếu nênthời gian xử lý chậm chạp, khách hàng than phiền nhiều Do vậy, những kháchhàng có nhu cầu TTQT đều quan hệ với ngân hàng ở Cần Thơ hay TP.HCM dùtốn kém nhưng nhanh chóng và chính xác.
Những năm 1992-1995, công ty lương thực Sóc Trăng vay vốn tại chi nhánhngân hàng Nông nghiệp Sóc Trăng nhưng lại quan hệ TTQT với Eximbank, VCBCần Thơ Trong điều kiện lúc bấy giờ thông tin về phòng ngừa rủi ro chưa baoquát và chặt chẽ nên chi nhánh với việc chỉ cho vay đơn thuần VND luôn bị đedọa rủi ro lớn và thực tế đúng như vậy
Để tránh việc Chi nhánh ở vào thế bị động và rủi ro quá cao như trên, ngân hàngđã sớm có kế hoạch đào tạo nhân viên và trang bị phương tiên kỹ thuật tham giavào hệ thống thanh toán liên hàng và các tổ chức tài chính quốc tế nhằm kiểmsoát chặt chẽ nguồn vốn cho vay giảm bớt chi phí dịch vụ cho đơn vị Nhìnchung trong thời gian đầu áp dụng, do chưa có kinh ngiệm và trình độ nghiệp vụcòn hạn chế nên không có nhiều thành tích.
Năm 2004 thì Phòng TTQT chính thức đi vào hoạt động và thực hiên đúng chứcnăng kinh doanh ngoại tệ và TTQT Bộ phận TTQT đã góp phần đáp ứng nhucầu TTQT của tỉnh nhất là TTXNK của doanh nghiệp chế biến thủy sản đã tạođược uy tín trong lòng khách hàng
3.2 GIỚI THIỆU QUI TRÌNH THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG:3.2.1 L/C xuất khẩu:
- Ngân hàng mở L/C gởi điện báo cho NHNo để ghi Có cho người hưởng lợibằng điện MT 700.
- Người hưởng lợi xuất trình chứng từ cho NHNo.
- NHNo kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp với L/C sẽ ghi Có cho người hưởng lợi.
Trang 23Tổng số tiền ghi Có = giá trị L/C - phí dịch vụ
- NHNo gởi lại bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C để giao hàng cho người nhậpkhẩu.
3.2.2 L/C nhập khẩu:
- Người nhập khẩu yêu cầu NHNo mở L/C cho người xuất khẩu hưởng.
- NHNo kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ khách hàng đảm bảo nguồn thanh toán(bằng vốn vay hoặc tiền gửi) NHNo tiến hành mở L/C cho khách hàng
- Sau khi người xuất khẩu xuất trình chứng từ hợp lệ Ngân hàng người hưởng lợibáo cho NHNo biết, NHNo báo cho nhà nhập khẩu, nếu họ đồng ý thanh toánhay chấp nhận thì thanh toán cho ngân hàng nước ngoài, đồng thời ghi Nợ chokhách hàng.
- NHNo giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu và kết thúc hồ sơ.
3.3 Định hướng phát triển năm 2008:
Tiếp tục thực hiện đề án phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ đến 2010.các mục tiêu cụ thể:
- Giữ vững và cũng cố thị phần đầu tư trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại các khuvực đô thị và khu công nghiệp.
- Giữ vững và tăng cường hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vựcthanh toán quốc tế.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phát triển thêm các sản phẩm mới phùhợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu hội nhập.
- Nâng cao năng suất lao động, đầu tư vào con người và phát triển năng lực củanhân viên, tăng cường đào tạo tại chổ, khuyến khích nhân viên tự học nhằm tựnâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên.
- Nâng cao năng lực điều hành và phát triển kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại,rèn luyện đạo đức kinh doanh, kỹ năng phục vụ của nhân viên, lấy việc phục vụkhách hàng làm mục tiêu hoạt động.
Các chỉ tiêu cụ thể:
- Doanh số thanh toán quốc tế tăng 10%- Doanh số mua bán ngoại tệ tăng 10%- Doanh số chi trả kiều hối tăng 10%
Trang 24- Đưa đi đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho 100% cán bộkinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế và các lớp đào tạo khác theo yêu cầucủa Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo.
Trang 25CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG TTQT BẰNG L/C CỦA NGÂN HÀNG
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TTQT CỦA NGÂN HÀNG:
Những năm gần đây, do kế hoạch của tỉnh Sóc Trăng là đẩy mạnh đầu tư vào lĩnhvực nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu Ngân hàng Nông nghiệp lâu nayluôn là người bạn đồng hành cùng bà con ngư dân và doanh nghiệp Chính vì vậymà doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng tăng mạnh Nhưng trongđó đóng góp mạnh nhất là thu từ phí dịch vụ thanh toán xuất khẩu, mà chủ yếu làxuất khẩu tôm, thu từ thanh toán nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiềuhối chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Sau đây là số liệu mô tả về quá trình hoạt động của ngân hàng qua 3 năm:
Triệu USD
Trang 26Qua biểu đồ trên, cho thấy doanh số thanh toán của ngân hàng tăng đều qua mỗinăm Điều này chứng tỏ ngân hàng hoạt động hiệu quả và đã dần khẳng địnhđược uy tín của mình trong lĩnh vực hoạt động TTQT.
Trong năm 2005 doanh số thanh toán của ngân hàng là 91 triệu USD, con số nàycòn khiêm tốn so với Vietcombank Sóc Trăng là 100 triệu USD
Nguyên nhân do lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của Agribank SócTrăng còn ít hơn so với Vietcombank Sóc Trăng Vietcombank Sóc Trăng từ lâuđã tạo được lòng tin với khách hàng và chứng tỏ ưu thế của mình về lĩnh vựcTTQT Trong khi đó, Agribank Sóc Trăng lại mạnh về lĩnh vực tín dụng đặt biệtlà cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh đó do Phòng TTQT củaAgribank mới được thành lập (vào năm 2004) và chưa ổn định về nhân sự,nghiệp vụ TTQT của Agribank còn khá mới mẽ với khách hàng.
Trong năm 2006, doanh số tăng rất cao đạt 124 triệu USD, tăng 36% so với năm2005, đạt được tốc độ tăng này có hai nguyên nhân:
Thứ nhất: do ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp xuấtnhập khẩu, đặt biệt là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Song song đó thì bộphận TTQT cũng ngày càng trưởng thành hơn, thu hút được các khách hàng mớivà một số khách hàng truyền thống của Vietcombank.
Thứ hai: do chúng ta mở rộng thị trường buôn bán với nhiều quốc gia như: EU,Nhật Việt xuất khẩu thủy sản không còn phụ thuộc vào một thị trường lớn nhưtrước là Mỹ Ngoài ra do dịch cúm gia cầm hoành hành khắp nơi, vì vậy mà nhucầu nhập khẩu thủy sản của nhiều nước tăng đột biến trong năm này Trong năm2005, tại Vietcombank Sóc Trăng có xảy ra một vụ tranh chấp trong thanh toánL/C, chính điều này đã làm một số khách hàng truyền thống của Vietcombankchuyển sang sử dụng dịch vụ thanh toán của Agribank.
Thứ ba: nhập khẩu tăng mạnh, do nhập khẩu đường tăng đáp ứng nhu cầu trongnước, vì lượng mía tại địa phương không đủ để sản xuất Bên cạnh đó, các doanhnghiệp chế biến đẩy mạnh nhập thiết bị để nâng cao công nghệ chế biến thủy sản,xây dựng nhà máy chế biến thức ăn nuôi tôm.
Sang 2007, doanh số đạt 159 triệu USD, tốc độ tăng chậm lại 28% Hoạt độngthanh toán của ngân hàng chủ yếu xuất khẩu thủy sản, nhưng trong năm này thờitiết diển biến phức tạp, làm giảm sản lượng thu hoạch của bà con nuôi tôm và
Trang 27giảm sản lượng xuất khẩu chung của tỉnh Ngoài ra do những vụ kiện về tôm ViệtNam có dư lượng kháng sinh cao tại một số nước như: Nhật, Mỹ, Nga điều nàylàm cho khách hàng không tin tưởng vào chất lượng thủy sản của Việt Nam Dođó mà ảnh hưởng đến doanh số thanh toán của ngân hàng
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN L/C:Bảng 3 Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu L/C 2005-2007
Biểu đồ 3 Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu
Biểu đồ 4 Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu
Năm
Trang 28Bảng 4 Giá trị thanh toán L/C thay đổi qua các năm
Nhập khẩu 5,419,367.6 236.07 -1,229,989.8 -15.94Xuất khẩu 2,540,574.46 5.62 28,952,224.23 60.60
Nguồn: Phòng TTQT
Nhập khẩu: qua số liệu trên cho thấy nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu
tăng liên tục qua các năm Điều này chứng tỏ bộ phận TTQT của Agribank SócTrăng hoạt động có hiệu quả và thu hút thêm được khách hàng mới.
Năm 2006 số món L/C nhập khẩu tăng 9 món so với 2005, nhưng gia tăng về giátrị rất cao 236% So với năm trước, giá trị thanh toán L/C nhập tăng cao nhưngxét về mặt tỷ trọng thì tỷ trọng thanh toán L/C nhập giảm do doanh số thanh toánchung của L/C giảm 30% Trong năm này giá trị tăng mạnh do các công ty chếbiến thủy sản nhập máy móc, thiết bị đẩy mạnh đầu tư công nghệ chế biến để đạttiêu chuẩn về ATTP Bên cạnh đó họ cũng mở rộng đầu tư xây dựng nhà máychế biến thức ăn tôm
Năm 2007 giá trị thanh toán L/C nhập khẩu lại giảm 15%, nhưng số món L/Cnhập tăng cao (22 món) so với 2006, điều này có thể cho rằng trong năm 2007nghiệp vụ thanh toán L/C nhập tăng mạnh nhưng giá trị của mỗi món nhỏ hơn sovới năm 2006 Xét về mặt tỷ trọng thì nghiệp vụ L/C không tăng tỷ trọng so vớicác phương thức khác Có sự giảm tỷ trọng trong phương thức L/C do kháchhàng chuyển sang sử dụng phương thức nhờ thu và chuyển tiền thủ tục đơn giản
Năm