PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VỀ TTQT CỦA AGRIBANK SOC TRĂNG:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng (Trang 30 - 35)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT BẰNG L/C CỦA NGÂN HÀNG

4.5 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VỀ TTQT CỦA AGRIBANK SOC TRĂNG:

SOC TRĂNG:

Điểm mạnh:

- Tạo được mối quan hệ thân thiết với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ chốt của tỉnh: với quan niệm Agribank Sóc Trăng luôn là người bạn đồng hành cùng bà con nông-ngư nghiệp và doanh nghiệp, và khẩu hiệu “Agribank mang phồn thịnh đến mọi nhà” là niềm tin đối với mọi khách hàng. Agribank Sóc Trăng ngay từ khi mới thành lập đã tạo được lòng tin đối với khách hàng là nông dân và ngư dân, cho đến nay thì Agribank Sóc Trăng đã có khối lượng lớn khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Hầu hết các doanh nghiệp này có quan hệ lâu năm với ngân hàng, và được ngân hàng phục vụ đa dạng sản phẩm như: vay nội tệ, ngoại tệ và TTQT và hầu hết họ đều rất hài lòng về phong cách phục vụ của ngân hàng.

- Có mạng lưới chi nhánh rộng khắp địa bàn: do chính sách phát triển kinh tế của tỉnh về lúa và nuôi trồng thủy hải sản, Agribank Sóc Trăng đã chủ động kịp thời mở rộng mạng lưới chi nhánh khắp các huyện và thị trấn nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho bà con nông dân cũng như thu hút tiền nhàn rỗi từ họ. Với mạng

0 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000 VCB AGR ICB U S D

lưới chi nhánh như hiện nay, Agribank không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Thông qua sự phát triển của chi nhánh, tại hội sở Agribank Sóc Trăng cũng ngày càng hoàn thiện hơn về cách quản lý và phục vụ khách hàng, đặt biệt là khách hàng sử dụng dịch vụ chất lượng cao như TTQT.

- Có đội ngủ nhân viên trẻ và lịch sự: có một đội ngủ nhân viên trẻ, năng động và lịch sự là điều kiện để cạnh tranh của một ngân hàng hiện đại. Hầu hết các ngân hàng thương mại ngày nay đều hướng đến mục tiêu là phải có bộ phận giao dịch trẻ và lịch sự để xây dựng hình tượng đối với khách hàng. Hiện nay Agribank Sóc Trăng đang sở hữu một đội ngủ nhân viên trẻ. Họ đã được qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Chính họ đã tạo nên thành công của Agribank trong thời gian qua. Chính sự năng động các nhân viên sẳn sàng đáp ứng mọi nhu cấu khách hàng với phương châm phục vụ “an toàn - tiện lợi - nhanh chóng - hiệu quả”.

- Được sự hỗ trợ của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam: với vai trò là ngân hàng Nông nghiệp, Agribank Sóc Trăng hoạt động không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn đảm bảo phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong thời gian vừa qua Agribank Sóc Trăng đã đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Vì vậy mà Agribank Sóc Trăng luôn được sự ưu đãi của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam để đảm bảo cho kinh tế của tỉnh phát triển đúng hướng, thực hiện mục tiêu chung là tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước.

Điểm yếu:

- Chưa hoàn toàn chủ động trong việc mua bán ngoại tệ: doanh số thanh toán hàng xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với doanh số thanh toán hàng nhập khẩu, nên chi nhánh bán phần lớn ngoại tệ mua được về trụ sở chính, vì vậy việc định tỷ giá mua ngoại tệ với khách hàng chưa phù hợp với mặt bằng tỷ giá của các ngân hàng trên địa bàn mà chủ yếu căn cứ vào tỷ giá mua niêm yết của trụ sở chính, và theo đó hoạt động mua bán ngoại tệ cũng phần nào tùy thuộc vào khả năng mua ngoại tệ của trụ sở chính.

Một số nghiệp vụ TTQT chưa được chi nhánh triển khai phục vụ khách hàng như bảo lãnh nước ngoài, nhờ thu theo phương thức C.A.D…nên còn hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mặt chưa được triển khai đối với các đồng ngoại tệ mạnh như: EUR, GBP, JPY, CAD…

- Bị cạnh tranh gay gắt của Vietcombank Sóc Trăng: Agribank Sóc Trăng ngay từ khi mới thành lập, chủ yếu là hoạt động tín dụng trong lĩnh vực Nông nghiệp. Bộ phận về TTQT chưa có, chủ yếu là vài cán bộ tín dụng phụ trách thêm về TTQT. Vì vậy mà hiệu quả TTQT chưa cao, chưa đáp ứng được cho khách hàng. Trong thời gian vừa qua do nhu cầu xuất khẩu lương thực của tỉnh đặt biệt là lúa, mà Phòng TTQT của Agribank Sóc Trăng được thành lập vào năm 1998. Tuy thời gian phát triển là 10 năm, nhưng Phòng TTQT chỉ hoạt động mạnh vài năm gần đây do nhu cầu xuất khẩu tôm. Trong khi đó, Vietcombank với vai trò là ngân hàng ngoại thương, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh doanh ngoại tệ và TTQT. Họ có thời gian hoạt động TTQT khá dài và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ của họ cũng đa dạng hơn so với Agribank. Vietcombank đã mở rộng nhiều hình thức tài trợ xuất nhập khẩu mà Agribank chưa thực hiện được.

- Số lượng nhân viên của Phòng TTQT còn ít: so với số nhân viên của các Phòng khác, thì số lượng nhân viên của Phòng TTQT còn ít, hiện có 5 nhân viên. Trong đó, thực hiện toàn bộ công việc của Phòng do 4 nhân viên phụ trách, nhân viên còn lại trực tại quầy Western Union. Do đó, các thanh toán viên đảm nhiệm khối lượng công việc nhiều hơn các phòng khác. Qua thời gian thực tập tại Phòng nhận thấy, các nhân viên rất bận. Đặt biệt, vào cuối năm là mùa thu hoạch tôm và cũng là mùa xuất khẩu mạnh nhất trong năm, các thanh toán viên phải làm việc căng thẳng, trong khi đó các nhân viên khác làm việc với tâm lý thoải mái và chuẩn bị nghỉ Tết. Các thanh toán viên lại càng bận rộn hơn sau khi nghỉ Tết, vì Tết là của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài không nghỉ Tết, và công việc TTQT đòi hỏi diển ra liên tục. Vì vậy mà sau khi nghỉ Tết các thanh toán viên phải giải quyết rất nhiều việc tồn đọng trong thời gian nghỉ Tết để theo kịp tiến độ thanh toán với ngân hàng nước ngoài.

Cơ hội:

Chính sách phát triển kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản: Sóc Trăng có 72 km bờ biển và hệ thống sông ngòi chằng chịt, vì vậy mà nơi đây có truyền thống phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp. Đặc biệt ngư nghiệp phát triển mạnh

trong những năm gần đây, thấy được tiềm năng đó tỉnh đã có chủ trương đẩy mạnh khai thác và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu mộc lên rất nhiều trên địa bàn tỉnh, do đó mà doanh số TTQT của ngân hàng cũng tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trong những năm sắp tới, nhu cầu về TTQT đặc biệt nhu cầu về thanh toán xuất nhập khẩu thủy sản và vay ngoại tệ sẽ tăng mạnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần mở rộng sản xuất sẽ là những khách hàng tiềm năng. Đây sẽ là cơ hội cho ngân hàng gia tăng lượng khách hàng và thực hiện một dịch vụ cho vay khép kín (cho vay nuôi trồng thủy hải sản tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư máy móc thiết bị và mua nguyên liệu, phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp).

Thách thức:

Bị cạnh tranh bởi các ngân hàng cổ phần mới mở: do cam kết hội nhập mà những năm qua nước ta đẩy mạnh cổ phần hóa ngành tài chính ngân hàng, bên cạnh đó một số ngân hàng cổ phần cũng sát nhập lại để gia tăng vốn điều lệ. Đây sẽ là môi trường thuận lợi để ngân hàng cổ phần mới mộc lên và gia tăng vốn để cạnh tranh. Do là ngân hàng mới mở, để thu hút khách hàng họ thường đa dạng các hình thức khuyến mãi. Như chúng ta thấy gần đây rất nhiều ngân hàng cổ phần đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi như: tiết kiệm trúng vàng, trúng xe và thậm chí tiết kiệm được đi du lịch. Đây sẽ là thách thức cho ngân hàng thương mại nhà nước trong việc giữ chân khách hàng truyền thống, Agribank cũng không ngoại lệ. Bên cạnh đó, ngân hàng cổ phần cũng rất khó tính trong việc tuyển chọn nhân sự (người xin việc phải trãi qua nhiều lần thi: trắc nghiệm, phỏng vấn và thi nghiệp vụ), vì vậy nhân viên của họ thực sự là những người có đủ trình độ, kiến thức và khả năng chịu áp lực trong công việc. Cạnh tranh về nguồn nhân lực mới thực sự là cạnh tranh bền vững và lâu dài, vì vậy Agribank nên chú ý đến điều này.

Phối hợp S và O:

Chủ động huy động ngoại tệ từ kiều bào và khách hàng nhận kiều hối: tận dụng mối quan hệ tốt với kiều bào, Agribank chủ động huy động nguồn tiết kiệm nhàn rỗi từ họ, hiện nay thì lãi suất tiết kiệm USD trong nước cao hơn ở Mỹ, vì vậy mà có sự dịch chuyển vốn ngoại tệ lớn về Việt Nam, Agribank nên tận dụng cơ hội này để huy động ngoại tệ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ với lãi suất ưu đãi cho khách hàng xuất nhập khẩu. Ngoài ra, nên huy động ngoại tệ từ khách hàng nhận

NHNoST Điểm mạnh (S) S1:Mạng lưới rộng khắp địa bàn tỉnh. S2:Chủ động tìm kiếm khách hàng, có nhiều khách hàng XNK. S3:Được sự hỗ trợ của NHNo VN. Điểm yếu (W)

W1:Chưa hoàn toàn chủ động việc mua bán ngoại tệ.

W2:Còn hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

W3:Chưa triển khai mua bán các đồng ngoại tệ mạnh khác như: EUR, GBP, JPY, CAD.

Cơ hội (O)

O1:Chính sách phát triển kinh tế của tỉnh đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.

O2:Có quan hệ với lực lượng lớn kiều bào đang sống ở nước ngoài.

O3: Lãi suất huy động USD trong nước cao hơn ở nước ngoài.

Phối hợp S và O

S1O1:Tăng cường tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thu mua nguyên liệu.

S2O2:Chủ động huy động ngoại tệ từ kiều bào và khách hàng nhận kiều hối trên khắp mạng lưới. S3O3: Thực hiện chương trình chăm sóc khách hàng TTQT truyền thống.

Phối hợp W và O

W1O1:Cải thiện công tác huy động ngoại tệ bằng nhiều hình thức hấp dẫn. W2O2:Huy động đa dạng các loại ngoại tệ mạnh. Thách thức (T)

T1:Cạnh tranh gay gắt với các NHTM mới mọc lên. T2:Đối thủ mạnh nhất là Vietcombank Sóc Trăng có thế mạnh về TTQT. Phối hợp S và T S1T1:Giữ vững thế mạnh mạng lưới, hoạt động hiệu quả.

S2T2:Thực hiện cho vay và phục vụ dịch vụ khép kín. Giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới.

Phối hợp W và T

W1T1:Tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

W2T2:Chính sách ưu đãi cho nhân viên, tránh tình trạng chảy máu chất xám.

kiều hối tại các đại lý trên địa bàn. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp cho TTQT so với mua ngoại tệ ngay khi cần thanh toán.

Chăm sóc khách hàng truyền thống:

Để giữ được khách hàng ngoài thái độ phục vụ chuyên nghiệp, ngân hàng nên thường xuyên liên lạc thăm hỏi khách hàng và tặng quà cho các khách hàng lớn vào các dịp lễ, Tết trong năm.

Phối hợp W và O:

Cải thiện công tác huy động và huy động đa dạng các loại ngoại tệ:

Về công tác huy động vốn, để có thêm nguồn vốn rẻ đáp ứng nhu cầu cho vay ngoại tệ, đảm bảo cạnh tranh về lãi suất cho vay, ngân hàng thực hiện nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, triển khai huy động tiết kiệm bậc thang ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, kỳ phiếu ngắn hạn. Bên cạnh đó huy động đa dạng các ngoại tệ mạnh như: EUR, GBP, JPY, CAD…đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên để giữ chân họ: có chính sách đầu tư vào con người phát triển năng lực của nhân viên, đưa đi đào tạo và đào tạo lại nâng cao trình độ cho các nhân viên có tâm quyết với nghề. Khuyến khích nhân viên tự học để tự nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w