PHÂN TÍCH TỶ TRỌNG CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng (Trang 27 - 29)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT BẰNG L/C CỦA NGÂN HÀNG

4.3 PHÂN TÍCH TỶ TRỌNG CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN:

Xuất khẩu: doanh số về thanh toán L/C xuất khẩu cũng tăng đều qua các năm.

Năm 2006 giá trị thanh toán tăng nhẹ 5% so với 2005, trong năm này doanh số thanh toán L/C tăng nhẹ, nhưng giá trị thanh toán của phương thức chuyển tiền tăng rất cao (được mô tả trong phần phân tích tỷ trọng) bởi vì doanh số thanh toán chung của năm này tăng rất cao 36%, điều này chứng tỏ rằng xu hướng của khách hàng thích phương thức chuyển tiền hơn.

Năm 2007 giá trị thanh toán tăng mạnh 60% so với 2006, trong năm này doanh số thanh toán L/C xuất khẩu tăng cao do doanh số thanh toán xuất khẩu chung tăng cao, nhưng xét về mặt tỷ trọng thì phương thức L/C không tăng so với phương thức khác.

Đạt được kết quả trên ngoài yếu tố khách quan vừa nêu thì phần lớn là do sự nỗ lực từ phía ngân hàng. Ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách để thu hút khách hàng. Đối với nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu ngân hàng áp dụng lãi suất chiết khấu thích hợp theo thời hạn chiết khấu, áp dụng mức phí ưu đãi đối với các doanh nghiệp cần thu hút. Đối với nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu, ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nguồn vốn ngoại tệ cho khách hàng, thực hiện giảm phí cho các dịch vụ đối với dự án cung cấp dịch vụ y tế. Phối hợp với Ngân hàng Phát triển Sóc Trăng cung cấp thông tin về khả năng thanh toán của người mua cho Ngân hàng Phát triển, qua đó yêu cầu doanh nghiệp chỉ định thanh toán qua ngân hàng. Liên kết với ngân hàng Wachovia thực hiện đòi tiền thanh toán hàng xuất khẩu để giảm chi phí và thời gian thanh toán của bộ chứng từ nhằm tăng khả năng cạnh tranh của dịch vụ TTQT. Tuy nhiên trong phương thức thanh toán L/C vẫn còn vài hạn chế sẽ được phân tích trong phần nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.

4.3 PHÂN TÍCH TỶ TRỌNG CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN: TOÁN:

Phân tích tỷ trọng cho ta biết sự đóng góp của từng phương thức vào doanh số chung của ngân hàng:

Bảng 5. Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán 2005-2007

Đvt: USD

Nguồn: Phòng TTQT

Biểu đồ 5.Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán 2005-2007

Năm L/C Nhờ thu Chuyển tiền

2005 53,507,035.18 166,008.752006 80,217,154.53 4,739,950.79 38,319,102.87 2006 80,217,154.53 4,739,950.79 38,319,102.87 2007 100,708,537.4 9,782,651.01 39,930,169.13 2005 53,507,035, 96% 2,314,052, 4% L/C Nhờ thu 2007 100,708,537.40, 9,782,651.01, 7% 39,930,169.13, 27% L/C Nhờ thu Chuyển tiền 2006 80,217,155, 65% 4,739,950.79, 4% 38,319,102.87, 31% L/C Nhờ thu Chuyển tiền

Qua biểu đồ trên cho thấy rằng, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Trong năm 2005, phương thức L/C chiếm 96% còn lại là nhờ thu, phương thức chuyển tiền không tham gia trong năm này. Sang năm 2006 và 2007, phương thức L/C đang giảm dần tỷ trọng do khách hàng chuyển sang sử dụng phương pháp nhờ thu và chuyển tiền thủ tục đơn giản hơn, và do vụ tranh chấp trong thanh toán L/C xảy ra tại Vietcombank Sóc Trăng làm cho khách hàng còn lo ngại khi sử dụng phương thức L/C. Nhưng phương thức L/ C vẫn còn chiếm tỷ trọng rất cao và quyết định đến hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng. Trong năm 2006 và 2007 thì tỷ trọng của phương thức L/C giảm so với 2005, nhưng tỷ trọng của phương thức chuyển tiền và nhờ thu tăng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w