Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Thi công cơ giới xây lắp
Trang 1Lời mở đầu
Kế toán là ngành khoa học, là công cụ quản lý kinh tế thu nhận, hệ thống hoá, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính, phục vụ cho việc đề ra các quyết định kinh tế Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế xã hội Nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển kế toán càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được trong qnản lý kinh tế của Nhà nước và của các doanh nghiệp Trong đó, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phương pháp kế toán cơ bản Đó là khâu hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Kết quả của công tác kế toán này giúp doanh nghiệp xác định tổng chi phí của quá trình sản xuất sản phẩm, để từ đó có thể tính giá thành cho sản phẩm.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Xây dựng cơ bản là quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo, hiện đại hoá, khôi phục các công trình…, nhằm phục vụ cho sản xuất và đời sống xã hội Chi phí cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách Nhà nước và ngân sách các doanh nghiệp Mặt khác, cũng như các ngành sản xuất khác, các đơn vị xây lắp cũng cần biết các hao phí vật chất mà đơn vị đã bỏ ra kết tinh vào công trình là bao nhiêu Vì vậy, việc xác định giá thành sản phẩm xây lắp một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác quản lý hiệu quả và chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị xây lắp.
Mặt khác, hiện nay các công trình xây dựng cơ bản đang được tổ chức sản xuất theo phương thức đấu thầu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổng hợp một cách chính xác chi phí bỏ ra, không lãng phí vốn đầu tư Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao quản lý vốn tốt, có hiệu quả khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí trong quá trình thi công, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp Một trong những biện pháp được các nhà quản lý quan tâm là công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Với những kiến thức lý luận đã tiếp thu trong quá trình học tập và trải qua một thời gian thực tập tìm hiểu công tác hạch toán kế toán tại Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội em đã lựa chọn
tìm hiểu đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Trang 2Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của em là vận dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp,phân tích và so sánh lý luận với thực tiễn Để tăng tính thuyết phục cho luận văn của mình em có sử dụng các sơ đồ và bảng biểu.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nhằm tập trung làm rõ đặc điểm của hoạt động xây lắp và công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây lắp Từ đó nhằm phân tích quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất xây lắp để đề xuất phương hướng biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp
Ngoài lời mở đầu, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp.
Chương III: Phương hướng hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã cố gắng tiếp cận với những kiến thức mới nhất về chế độ kế toán do Nhà nước ban hành kết hợp với những kiến thức đã học tập được trong trường Song đây là một đề tài rất rộng và phức tạp, nhận thức của bản thân còn mang nặng tính lý thuyết và thời gian thực tập có hạn nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót Vì vậy kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ kế toán và những người quan tâm để nhận thức của em về vấn đề này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: TS Nguyễn Thanh Quý, các cô chú phòng tài chính kế toán Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp đã hướng dẫn, góp ý giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Hà Nội, tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Phan Bích Việt
Trang 4Xây dựng là ngành sản xuất vật chất độc lập, quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân Công tác xây dựng cơ bản thường do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành Cũng như mọi ngành sản xuất vật chất khác, hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng cơ bản thực chất là biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm Song sản phẩm và quá trình tạo ra sản phẩm ngành xây dựng có những đặc thù riêng chi phối nhiều đến công tác hạch toán kế toán của mỗi doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Cụ thể đó là :
- Sản phẩm xây lắp là công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian xây dựng thường dài nên việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công.
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, các điều kiện sản xuất: vật liệu, lao động, máy thi công phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm công trình.
- Sản phẩm xây lắp được thực hiện theo đơn đặt hàng do đó thường được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá cả thoả thuận với chủ đầu tư từ trước Vì vậy tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ.
- Quá trình từ khi khởi công xây dựng cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao đi vào sử dụng thường dài, phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm nhiều công việc khác nhau, mà việc thực hiện chủ yếu tiến hành ngoài trời do vâỵ chịu ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên, khách quan Từ đó ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản; vật tư, máy móc dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
- Đối tượng hạch toán chi phí cụ thể là các công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục, vì thế phải lập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng hạng mục công trình hay giai đoạn của hạng mục công trình.
Trang 5Những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý ngành nói trên chi phối đến công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp dẫn đến những khác biệt nhất định Vì vậy hiện nay các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta thường tổ chức sản xuất theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp Trong giá khoán gọn không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán.
1.2 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.2.1 Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác để thực hiện sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định Chi phí sản xuất đó rất đa dạng gồm nhiều loại với nội dung kinh tế, công dụng và mục đích khác nhau trong mỗi giai đoạn của quá trình thi công xây lắp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp những chi phí này thuộc ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là:
- Tư liệu lao động - Sức lao động.
- Đối tượng lao động.
Chi phí của hợp đồng xây dựng là chi phí trực tiếp liên quan đến từng hợp đồng xây dựng; các chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng được phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể; gồm cả các chi phí khác có thể thu lại được từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng.
Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ phần giá trị tài sản hao mòn hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ và số chi tiêu dùng cho quá trình sản xuất được phân bổ vào chi phí trong kỳ, ngoài ra còn các khoản phải trả( chi phí trích trước) tuy không phải là chi tiêu trong kỳ nhưng cũng được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
Như vậy, thực chất chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó chính là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh
1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp:
Trang 6Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế và mục đích, công dụng khác nhau trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Trong quá trinh sản xuất, việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố chi phí là hết sức quan trọng Do đó, công tác quản lý cũng như công tác kế toán đối với các loại chi phí cũng khác nhau.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, công tác kế toán phải tổ chức phù hợp với từng loại chi phí, đồng thời tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Do đó, phải tién hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức thích hợp Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất được phân thành những loại sau:
1.2.2.1 Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục Cách phân loại này dựa vào công dụng chung của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị thực tế của các loại nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương phải trả,phụ cấp của công nhân trực tiếp xây lắp Và các khoản phụ cấp lương, tiền ăn ca, tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài Mặt khác, chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm: Tiền ăn giữa ca, các khoản trích theo tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp, bao gồm: Tiền khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê công nhân điều khiển máy thi công, chi phí về nguyên liệu và động lực dùng cho máy thi công.
+ Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công: Là những chi phí hàng ngày cần thiết cho sử dụng máy thi công, gồm tiền khấu hao máy, thuê máy, lương chính của công nhân điều khiển máy, nhiên liệu…
Trang 7+ Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công: Là những chi phí liên quan đến việc tháo lắp, chạy thử, vận chuyển…máy thi công Chi phí này được phân bổ dần theo thời gian máy ở công trường.
- Chi phí sản xuất chung: là các chi phí khác ngoài các khoản chi phí trên phát sinh ở tổ đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội; các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và tiền ăn ca của công nhân viên toàn đội xây dựng; vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho đội xây dựng; khấu hao tài sản cố định dùng chung cho đội xây dựng; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng chung cho đội xây dựng.
1.2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí:
Để phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố:
- Yếu tố nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu, phục tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng trong sản xuất kinh doanh
- Yếu tố nhiên liệu, động lực: sử dụng vào quá trình sản xuất
- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương phải trả cho công nhân viên chức
- Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho cán bộ công nhân viên
- Yếu tố khấu hao TSCĐ: tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh
Trang 8- Yếu tố bằng tiền khác: toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo cách này, doanh nghiệp xác định được kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất để lập thuyết minh báo cáo tài chính đồng thời phục vụ cho nhu cầu của công tác quản trị trong doanh nghiệp, làm cơ sở để lập mức dự toán cho kỳ sau.
1.2.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành:
Theo cách này chi phí được phân loại theo cách ứng xử của chi phí hay là xem xét sự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi Chi phí được phân thành 3 loại:
- Biến phí: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng
công việc hoàn thành, thường bao gồm: chí phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bao bì, ….Biến phí trên một đơn vị sản phẩm luôn là một mức ổn định.
- Định phí: là những khoản chi phí cố định khi khối lượng công việc hoàn thành thay đổi Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì định phí lại biến đổi Định phí thường bao gồm: chí phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lý, ….
- Hỗn hợp phí: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí và định phí Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí.
Cách phân loại trên giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra chi phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
1.2.2.4 Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí:
Trang 9Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm : là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua.
- Chi phí thời kỳ: là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ loại nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh.
1.2.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất phát sinh luôn gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và với sản phẩm được sản xuất (công trình, hạng mục công trình) nên để tập hợp được chi phí sản xuất kế toán cần xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để từ đó thực hiện kiểm soát chi phí, tính giá thành sản phẩm, tổng hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định là phạm vi (giới hạn) để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên, đặc biệt quan trọng đối với kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất doanh nghiệp cần dựa theo 1 số tiêu thức sau:
- Tính chất sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: sản xuất giản đơn hay phức tạp, đơn chiếc hay hàng loạt,
- Đặc điểm tổ chức sản xuất: trong các doanh nghiệp xây dựng thường là phương thức khoán.
- Yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý chi phí, khả năng và trình độ tổ chức hạch toán của doanh nghiệp,
Các doanh nghiệp xây lắp do có tính đặc thù riêng về tính chất, đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, có quy trình công nghệ phức tạp, loại hình sản xuất đơn chiếc, sản xuất thi công theo đơn đặt hàng, nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình theo từng đơn đặt hàng và từng đơn vị thi công.
1.2.4 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
Trang 10Các doanh nghiệp xây lắp hiện nay sử dụng một số phương pháp khác nhau để tập hợp chi phí sản xuất cho đối tượng đã xác định Trong đó phổ biến là các phương pháp sau:
1.2.4.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp chi phí sản xuất:
Là phương pháp tập hợp chi phí phải căn cứ vào các chứng từ ban đầu như phiếu xuất NVL, bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ để tính trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình Khi đó những chi phí phát sinh trực tiếp vào công trình nào thì được tính trực tiếp cho công trình đó.
Yêu cầu khi áp dụng phương pháp này đối với công tác hạch toán ban đầu phải thực hiện chặt chẽ, ghi chép cụ thể rõ ràng chi phí sản xuất theo từng đối tương tập hợp chi phí.
1.2.4.2 Phương pháp gián tiếp phân bổ chi phí sản xuất:
Phương pháp này áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí nên không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được Trường hợp này người ta phải chọn ra 1 tiêu chuẩn hợp lý để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức:
Trong đó:
C¡: là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i.
∑C: là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ.
: là tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ.
Ti : là đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i.
Đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ được lựa chọn tuỳ từng trường hợp cụ thể Độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn.
1.2.5 Nội dung và trình tự kế toán chi phí sản xuất :
1∑∑
Trang 111.2.5.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng trong quá trình sản xuất xây lắp như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu khác, cho từng công trình, hạng mục công trình.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào tổ chức tập hợp theo phương pháp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó theo giá trị thực tế Đối với các vật liệu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí (nhiều công trình, hạng mục công trình) phải phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý như số lần sử dụng, định mức chi phí, khối lượng xây lắp hoàn thành.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( NVLTT) trong DN xây dựng cơ bản là khoản chi phí lớn, chiếm tỷ trọng khoảng 70% - 80% giá thành sản phẩm Chi phí NVL phải tính theo giá thực tế khi xuất dùng
* Chứng từ kế toán:
+ Phiếu xuất kho.
+ Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng
+ Phiếu chi, giấy báo của Ngân hàng, bảng kê
* Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp của doanh nghiệp xây lắp và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí Kết cấu TK 621 như sau:
Bên Nợ: - Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp trong kỳ hạch toán.
Bên Có: - Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho - Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu xuất dùng thực tế vào TK 154 Số dư cuối kỳ: TK 621 không có số dư cuối kỳ.
Trang 12TK 632CP vượt định mức
1.2.5.2 Kế toỏn chi phớ nhõn cụng trực tiếp:
Chi phớ nhõn cụng trực tiếp trong doanh nghiệp xõy lắp bao gồm tiền lương chớnh, cỏc khoản phụ cấp lương, lương phụ cú tớnh chất ổn định của cụng nhõn trực tiếp xõy lắp thuộc đơn vị, số tiền trả cho lao động thuờ ngoài trực tiếp xõy lắp để hoàn thành sản phẩm xõy lắp theo đơn giỏ xõy dựng cơ bản.
Tiền lương phải trả công nhân xây lắp bên ngoài
TK 632
Trang 131.2.5.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong
quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp bằng máy Chi phí máy thi công gồm các khoản:
- Chi phí nhân công: Lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe máy thi công.
- Chi phí vật liệu: Nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công - Chi phí dụng cụ sản xuất dùng cho máy thi công
- Chi phí khấu hao máy thi công
- Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho máy thi công - Chi phí bằng tiền khác cho máy thi công
Bên nợ: - Tập hợp chi phí liên quan đến máy thi công
Bên có: - Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ TK 154 (cuối kỳ)Số dư cuối kỳ: TK 623 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp hai sau:+ TK 6231: Chi phí nhân công
+ TK 6232: Chi phí vật liệu
+ TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất+ TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công+ TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài+ TK 6238: Chi phí bằng tiền khác.* Phương pháp kế toán:
(1) Nếu DN có tổ chức đội máy thi công riêng và phân cấp cho đội máy có tổ chức hoạt động kế toán riêng
Trang 14Sơ đồ : Hạch toỏn chi phớ sử dụng mỏy thi cụng
(Trường hợp cung cấp lao vụ mỏy giữa cỏc bộ phận).
- Nếu doanh nghiệp thực hiện bỏn lao vụ mỏy giữa cỏc bộ phận:
Sơ đồ : Hạch toỏn chi phớ sử dụng mỏy thi cụng (Trường hợp bỏn lao vụ mỏy giữa cỏc bộ phận)
(2) Nếu DN khụng tổ chức đội mỏy thi cụng riờng mà thực hiện phương thức thi cụng hỗn hợp vừa thủ cụng vừa bằng mỏy hoặc cú tổ chức đội mỏy thi cụng riờng nhưng khụng hạch toỏn riờng cho đội mỏy.
ở đội máy thi công
Kết chuyển chi phí(cuối kỳ)
Phân bổ chi phí SDMTCTK cú liờn quan
TK 621, 622, 627TK 154(CPSDMTC)ở đội máy thi công
Kết chuyển chi phí Giá vốn của lao vụ máy
TK 512
TK 3331
TK 623(6238-CT, HMCT)
TK 133(1331)Giá bán
không thuế
Thuế GTGT phải nộp
Chi phí sử dụng MTC
Thuế GTGTđược khấu trừ
Tiền lơng chính, lơng phụ,phụ cấp lương của CN
điều khiển MTCTK 152
VL xuất dùng cho máy thi côngTK 153(142, 242)
CCDC xuất dùng cho MTCTK 214
Khấu hao máy thi công
Thuế GTGT đợc KT
TK 632
Tiền lương chính, lương phụ,phụ cấp lương của CN
điều khiển MTC
VL xuất dùng cho máy thi côngTK 153(142, 242)
CCDC xuất dùng cho MTCTK 214
Khấu hao máy thi côngTK 111, 112, 331
Thuế GTGT
được KT
Trang 15Sơ đồ : Hạch toỏn chi phớ sử dụng mỏy thi cụng
- Trường hợp thuờ ca mỏy:
TK 111, 112, 331… TK 154
Sơ đồ : Hạch toỏn chi phớ sử dụng mỏy thi cụng (Trường hợp thuờ ca mỏy)
1.2.5.4 Kế toỏn chi phớ sản xuất chung:
Chi phớ sản xuất chung trong từng đội xõy lắp bao gồm tiền lương của nhõn viờn đội xõy dựng; trớch BHXH, BHYT, KPCĐ và tiền ăn ca của cụng nhõn viờn toàn đội xõy dựng; vật liệu, cụng cụ dụng cụ xuất dựng chung cho đội xõy dựng; khấu hao TSCĐ dựng chung cho đội xõy dựng, chi phớ mua ngoài và cỏc chi phớ khỏc bằng tiền dựng chung cho đội xõy dựng
* Chứng từ kế toỏn:
+ Hoỏ đơn GTGT, hoỏ đơn bỏn hàng
+ Bảng thanh toỏn lương của nhõn viờn đội, bảng trớch BHXH, BHYT, KPCĐ của cụng nhõn viờn
(Giá không thuế)TK 133Thuế GTGT được KT
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC(cuối kỳ)
Thuế GTGT đợc KT
Trang 16TK 627 đuợc mở chi tiết thành 6 TK cấp hai để theo dừi, phản ỏnh riờng từng nội dung chi phớ.
+ TK 6271: Chi phớ nhõn viờn phõn xưởng+ TK 6272: Chi phớ vật liệu
+ TK 6273: Chi phớ cụng cụ dụng cụ sản xuất+ TK 6274: Chi phớ khấu hao TSCĐ
+ TK 6277: Chi phớ dịch vụ mua ngoài+ TK 6278: Chi phớ khỏc bằng tiền*Phương phỏp hạch toỏn:
1.2.6 Hạch toỏn thiệt hại trong sản xuất xõy lắp
Cũng giống như cỏc ngành sản xuất kinh doanh khỏc, trong hoạt động thi cụng xõy lắp cú thể phỏt sinh cỏc khoản thiệt hại trong quỏ trỡnh thi cụng, xuất phỏt từ đặc điểm thời gian thi cụng cụng trỡnh tương đối dài và việc sản xuất thi cụng thường diễn ra ngoài trời, chịu tỏc động trực tiếp bởi điều kiện mụi trường, thiờn nhiờn, thời tiết, sản xuất cũng phần nào đú mang tớnh chất thời vụ Cỏc khoản thiệt hại phỏt sinh cú thể do ngừng sản xuất hoặc do sai phạm kỹ thuật trong quỏ trỡnh thi cụng phải phỏ đi làm lại.
1.2.6.1.Thiệt hại phỏ đi làm lại:
Các khoản ghi giảm chi phí SXC
TK 154
Kết chuyển chi phí SXC (cuối kỳ)
bằng tiền dùng cho đội XD
Trang 17Trong quỏ trỡnh thi cụng cú thể cú những khối lượng cụng trỡnh hoặc phần việc phải phỏ đi làm lại để đảm bảo chất lượng cụng trỡnh Nguyờn nhõn gõy ra cú thể do thiờn tai, hoả hoạn, do lỗi của bờn giao thầu như sửa đổi thiết kế hay thay đổi một bộ phận thiết kế của cụng trỡnh, hoặc cú thể do bờn thi cụng gõy ra do tổ chức sản xuất khụng hợp lý, chỉ đạo thi cụng khụng chặt chẽ, sai phạm kỹ thuật của cụng nhõn Tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại và nguyờn nhõn gõy ra thiệt hại mà cú biện phỏp xử lý thớch hợp.
*Phương phỏp hạch toỏn:
Sơ đồ : Hạch toỏn thiệt hại phỏ đi làm lại
1.2.6.2 Thiệt hại ngừng sản xuất
Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra do việc đỡnh chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định vỡ những nguyờn nhõn khỏch quan hay chủ quan nào đú, cú thể do thời tiết, do thời vụ hoặc do tỡnh hỡnh cung cấp nguyờn vật liệu, mỏy múc thi cụng và cỏc nguyờn nhõn khỏc.
* Phương phỏp hạch toỏn GT
chi phí khác
TK 627Thiệt hại tính vào giá
thànhcông trình
TK 131Thiệt hại do chủ đầu tư
về sửa chữa CT hỏngTK 152,334,111…
Chi phí sửa chữathực tế phát sinh
(nếu được khấu trừ)
TK 133ThuếGTGT
Trường hợp không có trích trướcTK 335
CP ngừng SXthực tế PS
CP thực tế phát sinhTrích trước chi phí ngừng SXChênh lệch chi phí thực tế
Trang 18Sơ đồ : Hạch toán thiệt hại do ngừng sản xuất.
1.2.7 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp.
1.2.7.1 Tổng hợp chi phí sản xuất
* Tài khoản sử dụng
TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” có kết cấu như sau:Bên nợ: - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
- Tổng giá thành thực tế của CT, HMCT hoàn thành bàn giao - Tổng giá thành thực tế của CT, HMCT hoàn thành chờ tiêu thụSố dư bên nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
* Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ : Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm XL dở dang
1.2.7.2 Phương pháp xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang
TK 622
KÕt chuyÓn chi phÝ NCTT(cuèi kú)
TK 623
KÕt chuyÓn chi phÝ SDMTC(cuèi kú)
TK 627
KÕt chuyÓn chi phÝ SXC(cuèi kú)
C¸c kho¶n ghi gi¶m CPSX
TK 632Tæng gi¸ thµnh thùc tÕ cña CT,
HMCT hoµn thµnh bµn giaoTK 155Tæng gi¸ thµnh thùc tÕ cña CT,HMCT hoµn thµnh chê tiªu thô
Trang 19Việc xỏc định giỏ trị sản phẩm xõy lắp dở dang cuối kỳ được thực hiện bằng phương phỏp kiểm kờ cuối thỏng và phụ thuộc vào phương thức thanh toỏn sản phẩm xõy lắp giữa đơn vị nhận thầu và giao thầu.
* Nếu phương thức thanh toỏn là sau khi sản phẩm xõy lắp hoàn thành toàn bộ thỡ sản phẩm dở dang là sản phẩm xõy lắp chưa hoàn thành theo quy định và giỏ trị sản phẩm xõy lắp dở dang là tổng chi phớ từ khi khởi cụng cho đến cuối thỏng đú.
* Nếu quy định thanh toỏn sản phẩm xõy lắp theo những điểm dừng kỹ thuật hợp lý thỡ sản phẩm dở dang là sản phẩm xõy lắp chưa đạt tới điểm dừng đú và được tớnh theo chi phớ thực tế.
Với đặc điểm hoạt động sản xuất xõy lắp việc đỏnh giỏ sản phẩm dở dang cuối kỳ được tiến hành như sau:
- Cuối kỳ kiểm kờ xỏc định khối lượng xõy lắp dở dang, mức độ hoàn thành.
- Căn cứ vào dự toỏn xỏc định giỏ dự toỏn của khối lượng xõy lắp dở dang theo mức độ hoàn thành.
- Tớnh chi phớ thực tế của khối lượng xõy lắp dở dang.
1.3 TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.3.1.Giỏ thành sản phẩm xõy lắp và cỏc loại giỏ thành sản phẩm xõy lắp
Trong doanh nghiệp xõy lắp, giỏ thành sản phẩm xõy lắp là toàn bộ chi phớ doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xõy lắp theo quy định.
Cỏc loại giỏ thành sản phẩm xõy lắp: - Giỏ thành dự toỏn xõy lắp
Là chỉ tiờu giỏ thành được xỏc định theo định mức và khung giỏ để hoàn thành khối lượng xõy lắp Định mức và khung giỏ được Nhà nước quy định và quản lý, ỏp dụng vào từng vựng lónh thổ và dựa theo mặt bằng giỏ cả của thị trường
Chi phí thực tế củakhối lượng
XL dở dang
cuối kỳ
Chi phí khối lượng XL hoàn thành trong
kỳ theo dự toán
Chi phí khối lượng XL dở dang cuối
theo dự toán
Trang 20- Giá thành định mức: là tổng số chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp cụ thể được tính toán trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, về phương pháp tổ chức thi côngvà quản lý thi công theo các định mức chi phí đã đạt được ở tại doanh nghiệp, công trường tại thời điểm bắt đầu thi công.
- Giá thành thực tế công tác xây lắp : là loại giá thành công tác xây lắp được tính toán theo các chi phí thực tế của đơn vị xây lắp đã bỏ ra để thực hiện khối lượng công tác xây lắp và được xác định theo số liệu của kế toán Về nguyên tắc giá thành thực tế công tác xây lắp không lớn hơn giá thành kế hoạch xây lắp
1.3.2 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.3.2.1 Đối tượng tính giá thành:
Là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm, nó có ý nghĩa quan trọng, là căn cứ để kế toán mở các bảng chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
Trong sản xuất xây dựng cơ bản, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành Ngoài ra đối tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn công trình hoặc từng giai đoạn
Giá thành dự toán
công trình = Giá trị dự toán công trình
-Lãi định mức trong XDCB
Giá thành
kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán
Trang 21hoàn thành quy ước, tuỳ thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư.
1.3.2.2 Kỳ tính giá thành trong sản xuất XDCB
Cùng với việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm, xác định kỳ tính
giá thành thích hợp sẽ giúp cho công việc tổ chức tính giá thành sản phẩm được hợp lý, chính xác, khoa học, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của kế toán.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán tính giá thành phải hoàn thành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Để xác định kỳ tính giá thành cho thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩmvà chu kỳ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp xây lắp kỳ tính giá thành được xác định như sau: - Nếu đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc theo đơn đặt hàng thì thời điểm tính giá thành là khi công trình, hạng mục công trình hoặc đơn đặt hàng hoàn thành.
- Nếu đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình được quy định thanh toán theo giai đoạn xây dựng thì kỳ tính giá thành là theo giai đoạn xây dựng hoàn thành.
- Nếu đối tượng tính giá thành là những hạng mục công trình được quy định thanh toán định kỳ theo khối lượng từng loại công việc trên cơ sở giá dự toán thì kỳ tính giá thành là theo cuối tháng hoặc cuối quý.
1.3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
Các phương pháp tính giá thành đuợc áp dụng chủ yếu trong DNXL là:
1.3.3.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp.
Phương pháp tính giá thành trực tiếp hay còn gọi là phương pháp tính giá thành giản đơn, áp dụng phương pháp này giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí sản xuất phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao.Trường hợp nếu quy định thanh toán sản phẩm, khối lượng xây dựng hoàn thành theo giai đoạn xây dựng thì phải tính được giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao nhằm quản lý chặt chẽ chi phí dự toán.
Gi¸ thµnh c«ng
t¸c x©y l¾p hoµn =Chi phÝ s¶n
phÈm dë dang +Chi phÝ s¶n xuÊt ph¸t sinh -
Chi phÝ s¶n phÈm dë dang
Trang 22Nếu đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cả công trình nhưng yêu cầu phải tính giá thành thực tế của từng hạng mục công trình có thiết kế, dự toán riêng thì trên cơ sở chi phí sản xuất tập hợp phải tính toán phân bổ cho từng hạng mục công trình theo tiêu chuẩn thích hợp.
Giá thành thực tế của hạng mục công trình =
Chi phí dự toán của hạng
mục công trìnhxHệ số phân bổ
1.3.3.2 Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp đạt được các điều kiện sau:
+ Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành
+ Vạch ra được chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thi công.
+ Xác định được các chênh lệch so với định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch đó
Khi đó, giá thành thực tế sản phẩm xây lắp được tính như sau:
Phương pháp tính giá thành theo định mức có tác dụng kiểm tra thường xuyên, kịp thời tình hình và kết quả thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phát hiện kịp thời, chính xác các khoản chi phí vượt định mức để có biện pháp kịp thời phát huy khả năng tiềm tàng, phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
1.3.3.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện nhận thầu, xây lắp theo đơn đặt hàng, khi đó đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối
Giá thành thực tế của CT, hạng mục
=
Giá thành định mức của CT, hạng mục CT
Chênh lệch do thay đổi định
Chênh lệch do thoát ly định mứcHÖ sè ph©n bæ = Tæng chi phÝ thùc tÕ cña c«ng tr×nh
Tæng chi phÝ dù to¸n cña c«ng tr×nh
Trang 23tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà khi hoàn thành khối lượng công việc xây lắp quy định trong đơn đặt hàng mới tính giá thành Trong quá trình sản xuất xây lắp chi phí sản xuất xây lắp được tập hợp theo đơn đặt hàng, khi hoàn thành thì chi phí tập hợp được chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng.
Kế toán phải mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành Hàng tháng căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được ghi vào từng đơn đặt hàng Khi nhận được chứng từ xác định từ đơn đặt hàng đã hoàn thành bàn giao, kế toán chỉ cần cộng chi phí sản xuất đã tập hợp ở bảng tính giá thành ở từng khoản mụcvà sẽ tính được tổng giá thành của đơn đặt hàng đó.
Trong thực tế phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp sửa chữa nhà cửa hoặc cho công tác xây lắp phục vụ cho bên ngoài.
1.4 CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN ÁP DUNG TRONG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
Theo quyết định về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp,Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 12 năm 2006 thì doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung.- Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái.- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.- Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ.- Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Trong mỗi hình thức kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.
Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán
1.4.1.Hình thức nhật ký chung.
Trang 24Theo hình thức này tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm mà là sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo định khoản kế toán của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái.
Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 25hoá theo các nội dung kinh tế đồng thời kết hợp giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết trên cùng một trang sổ.
1.4.3 Hình thức nhật ký sổ cái:
* Theo hình thức ghi sổ này thì các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký sổ cái.
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái Chứng từ kế toán và
các bảng phân bổ
Bảng kê NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
Sổ, thẻkế toán chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 261.4.4.Hình thức chứng từ ghi sổ
* Tách riêng việc ghi sổ kế toán tổng hợp theo trình tự thời gian và theo hệ
thống trên hai sổ kế toán riêng Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế.
Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
NHẬT KÝ – SỔ CÁI Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết
Bảng tổng hợp chi
tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 271.4.5.Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
CHỨNG TỪ GHI SỔBảng tổng hợp chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết
Bảng tổng hợp chi
tiết Sổ Cái
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 28Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp(Sổ cái hoặc Nhật ký- Sổ cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ( cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Phần mềm kế toán
Máy vi tính
SỔ KẾ TOÁNSổ tổng hợpSổ chi tiếtChứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán
cùng loại Máy vi tính - Báo cáo Tài chính- Báo cáo kế toán quản trịPhần mềm kế
toán
Trang 29mức kế hoạch, giá cả thị trường hiện tại Việc kiểm tra đầy đủ, chính xác, hợp lý, hợp pháp của chứng từ là căn cứ chắc chắn trong hạch toán kế toán.
Hàng ngày, chứng từ tại Công ty được kế toán tổng hợp phân loại và ghi vào sổ NKC, sổ cái, sổ chi tiết Với các chứng từ tại Xí nghiệp sản xuất, kế toán Xí nghiệp tập hợp lại, lên bảng kê chứng từ gốc, đến cuối tháng chuyển lên phòng kế toán tại Công ty để nhập số liệu vào máy vi tính.
Đến cuối tháng, nhân viên kế toán lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán tổng hợp và lập các bảng chi tiết số phát sinh.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp là thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội Hiện nay trụ sở chính của Công ty đặt tại số 2A, ngõ 85, phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Được thành lập năm 1958 “ Đội xây dựng 100” thuộc Bộ Xây dựng là tiền thân của Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp ngày nay Năm 1977 được đổi tên là Xí nghiệp thi công cơ giới Năm 1996, Xí nghiệp được mở rộng quy mô kịp tiến bước với sự phát triển của nền kinh tế và đổi tên thành Công ty Thi công cơ giới xây lắp trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội
Thực hiện chủ trương về phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, ngày 28 tháng 2 năm 2004 Bộ trưởng Bộ Xây dựng có quyết định số 2075/QĐ-BXD về việc chuyển đổi Công ty Thi công cơ giới xây lắp doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần Thi công cơ giới xây lắp.
- Tên gọi: Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp
- Tên giao dịch quốc tế: Machannized Contruction Company - Tên gọi tắt: MCC
- Trụ sở chính: Số 2A, ngõ 85, phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Trang 30- Email: mcc_hacc@hn.vnn.vn - Mã số thuế: 0100104764
Sau gần năm mươi năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp đã thi công nhiều công trình trên tất cả các lĩnh vực của ngành xây dựng ở mọi quy mô, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao ISO 9001-2000, được Bộ Xây dựng tặng nhiều băng khen, huy chương
Các lĩnh vực mà Công ty tham gia gồm:
- Thi công nền móng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật: khoan cọc nhồi ép cọc, san đắp nền, làm đường, xây dựng kết cấu hạ tầng khác
- Gia công cơ khí, lắp đặt cấu kiện xây dựng, lắp đặt điện nước, trang trí nội thất
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
- Vận hành, sửa chữa, cho thuê: xe, máy, thiết bị thi công công trình - Kinh doanh vật tư thiết bị xây dựng, kinh doanh phát triển nhà - Kinh doanh các ngành khác theo quy định của pháp luật
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường Công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề có kinh nghiệm lâu năm trong công tác xây lắp các công trình, có học vấn về khoa học kỹ thuật, có tinh thần trách nhiệm cao gắn bó với đơn vị.
2.1.2 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
Do đặc điểm riêng của ngành xây lắp nên tổ chức sản xuất tại Công ty mang tính chuyên môn hoá cao, được bố trí theo từng cấp để thực hiện các chức năng của Công ty
- Việc tổ chức sản xuất tại Công ty được thực hiện theo phương thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc cho các đơn vị trực thuộc Trong giá khoán gọn bao gồm tiền lương, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận khoán gọn.
Trang 31- Các xí nghiệp trực thuộc được Công ty cho phép thành lập bộ phận quản lý, được dùng lực lượng sản xuất của đơn vị hoặc có thể thuê ngoài nhưng phải đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng và an toàn lao động Các đơn vị trực thuộc phải thực hiện nghĩa vụ phải nộp các khoản chi phí cấp trên, thuế các loại, làm tròn nhiệm vụ từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất thi công Công ty quy định mức trích trước nộp đối với các xí nghiệp, đội thi công tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng xí nghiệp, đội và đặc điểm của công trình, hạng mục công trình mà đơn vị thi công.
- Mọi quan hệ đối ngoại với các ban ngành và cơ quan cấp trên Công ty phải đảm nhận do các xí nghiệp chưa có tư cách pháp nhân Giữa các xí nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau, phụ trợ và bổ sung giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động
Sơ đồ: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp
-Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước như đơn vị đảm bảo nộp thuế, các khoản vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, trả lãi tiền vay các khoản theo quy định của nhà nước.
- Trong nền kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh cao nhưng Công ty đã đạt được những thanh tích cao trong sản xuất kinh doanh Từ đó không ngừng
CÔNG TY CP THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 1
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 4
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 5
CHI NHÁNH NHA TRANGXÍ NGHIỆP NỀN
MÓNG SỐ 6XÍ NGHIỆP NỀN
MÓNG SỐ 7
NM GẠCH TUYNEL HỢP TIẾNXÍ NGHIỆP DỊCH VỤXÍ NGHIỆP XÂY LẮP
SỐ 3
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 2
Trang 32ngừng chăm lo bồi dưỡng nâng cao kiến thức về kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên trong Công ty như cho đi học các lớp học tại chức, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn về ngoại ngữ và tin học
Thành quả đạt được của Công ty trong những năm gần đây thể hiện rõ qua bảng sau:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
QUA 2 NĂM 2006 – 2007
Chỉ tiêuNăm 2006Năm 2007Năm 2006 so với năm 2007
Số tuyệt đối%1.Tổng doanh
thu 134.296.120.511 156.580.193.293 22.284.072.782 14,232.Tổng chi phí
kinh doanh 124.944.131.272 144.266.086.216 19.321.954.944 13,43.Lợi nhuận trước
9.351.989 23912.314.107.0772.962.117.83824,054 Thuế TNDN01.723.974.990,781.723.974.990,781005.Lợi nhuận sau
9.351.989.23910.590.132.086,221.238.142.847,2211,7
Trang 33Nhận xét: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên phản ánh trung thực nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể: Năm 2007 giá trị sản xuất kinh doanh của Công ty đạt trên 156 tỷ đồng, tăng 22.284.072.782 đồng tương ứng tăng 14,23% so với năm 2006 Trong khi đó chi phí kinh doanh tăng 13,4%, lợi nhuận trước thuế tăng 24,05%, kết quả đó chứng tỏ trong thời gian vừa qua công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả Năm 2006 doanh nghiệp vẫn trong thời gian được ưu tiên miễn nộp thuế TNDN sang năm 2007 là năm bắt đầu đóng thuế với mức ưu đãi 50% mức thuế phải nộp là 1.723.974.990,78 đồng Như vậy với việc cổ phần hoá Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp thì công ty hoạt động hiệu quả và trong tương lai công ty nhất định sẽ phát triển nhanh chóng hơn nữa.
2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty
Để phát huy hiệu quả của bộ máy quản lý, Công ty đã chia thành các bộ phận theo lĩnh vực quản lý, điều hành và các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được thể hiện chi tiết qua sơ đồ sau:
PHÒNG QUẢN LÝ
DỰ ÁN
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ
PHÒNG KINH TẾ-KẾ HOẠCHVĂN PHÒNG
CÔNG TY
NHÀ MÁY GẠCH
CÁC XÍ NGHIỆP TRỰC THUỘC
Trang 34- Tổng Giám đốc: là người đứng đầu Công ty giữ vai trò chỉ đạo chung chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng Công ty về mọi hoạt động của Công ty cũng như đại diện cho quyền lợi của toán thể cán bộ công nhân viên trong Công ty - Phó tổng Giám đốc: là người hỗ trợ cho tổng giám đốc, giúp tổng giám đốc trong chỉ đạo từng lĩnh vực công tác của Công ty và được sử dụng quyền hạn của giám đốc để giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
- Các phòng ban chức năng: có nhiệm vụ tham mưu, giúp cho tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty Bao gồm:
+ Phòng kỹ thuật: có chức năng kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, lập hồ sơ dự thầu.
+ Phòng quản lý dự án: có chức năng tiệp cận khai thác các nguồn dự án, tổ chức đấu thầu, làm dự toán, chào giá thực hiện các dự án đầu tư của Công ty + Phòng tài chính kế toán: thực hiện toàn bộ công tác tài chính và kế toán, hạch toán kinh tế Đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo điều lệ của Công ty và pháp luật.
+ Văn phòng công ty: là phòng chuyên tham mưu cho tổng giám đốc và Đảng uỷ Công ty Tổ chức triển khai chỉ đạo các công tác như: tổ chức, thanh tra, hành chính quản trị, chế độ chính sách…
+ Phòng kinh tế - kế hoạch: tiếp thị, đấu thầu công trình, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho Công ty.
- Các xí nghiệp và đơn vị trực thuộc: để phù hợp với hoạt động chung của mình, Công ty đã tổ chức thành các xí nghiệp và đơn vị trực thuộc Các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc phải thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ được giao Ngoài ra, có thể tự tìm kiếm các hợp đồng nhưng giá trị ký kết dưới hai mươi triệu đồng, cao hơn mức trên do Công ty chịu trách nhiệm ký kết.
2.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Hoạt động của bộ máy kế toán trong dơn vị cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm những công việc khác nhau được sắp xếp theo quy trình nhất định Ở mỗi công việc phải bố trí nhân viên kế toán cùng với phương tiện kỹ thuật ghi chép phù hợp đảm bảo cho bộ máy kế toán hoạt động tốt với từng cá nhân Nhận thấy vai trò của công tác tổ chức kế toán, hiện nay Công ty hạch toán sản xuất kinh doanh theo hình thức tập trung.
Trang 35Trên Công ty có phòng kế toán trung tâm bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc, các phần hành kế toán, thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty Các nhân viên kế toán và các nhân viên kinh tế ở các bộ phận phụ thuộc Công ty làm nhiệm vụ thu nhận , kiểm tra sơ bộ chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của bộ phận đó và gửi chứng từ kế toán về phòng kế toán Công ty.
Phòng tài chính kế toán có 7 người, bao gồm: - 01 trưởng phòng
- 01 phó phòng kiêm kế toán công nợ - 01 thủ quỹ
- 01 kế toán tiền lương, tiền mặt - 01 kế toán ngân hàng
- 01 kế toán tổng hợp - 01 kế toán thuế
Ngoài ra, tại các đơn vị trực thuộc có kế toán xí nghiệp, công trình Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp được thể hiện qua
PHÓ PHÒNG KIÊM KẾ TOÁN CÔNG NỢ
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN TIỀN MẶT-
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
KẾ TOÁN TỔNG
KẾ TOÁN THUẾ
Trang 36
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Thi công cơ giới xây lắp
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình hình thức kế toán tập trung Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán, tài chính, thống kê được thực hiện tập trung tại phòng tài chính kế toán của Công ty Còn tại các xí nghiệp, chỉ thực hiện hạch toán ban đầu, kiểm tra và thu nhận chứng từ ban đầu, như bảng chấm công lao động, các chứng từ phát sinh tại công trình Sau đó, định kỳ ngắn chuyển chứng từ về phồng tái chính kế toán Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kế toán toàn đơn vị; thực hiện xử lý chứng từ của các xí nghiệp chuyển lên, tổng hợp số liệu để tiến hành ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
- Kế toán trưởng: tổ chức hạch toán kế toán, phân công hướng dẫn và đôn đốc giám sát thực hiện nghiệp vụ đối với kế toán viên Tham mưu báo cáo tình hình thông tin tài chính cho giám đốc, HĐQT và cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật số liệu đã báo cáo.
- Phó phòng kiêm kế toán công nợ: theo dõi và thanh toán các khoản nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty.
- Thủ quỹ: nhập tiền vào quỹ và xuất tiền theo các chứng từ thu chi, xác định số tồn quỹ, tình hình thu chi tiền mạt.
- Kế toán tiền mặt, tiền lương: Thực hiện trả lương, tạm ứng, thanh toán các chi phí phục vụ cho công tác sản xuất và công tác của cơ quan, đội, tổ; thực hiện mua bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên.
- Kế toán ngân hàng: Thực hiện các công việc với Ngân hàng công ty giao dịch.
- Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: hạch toán tổng hợp và chi tiết chi phí phát sinh cho các đối tượng, mở sổ sách hạch toán cho các đối tượng tính giá thành, xác định giá thành công trình.
- Kế toán thuế: Theo dõi các khoản thuế phát sinh tại Công ty.
Trang 372.1.3.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
* Chế độ chứng từ: Các chứng từ kế toán của Công ty thực hiện theo đúng mẫu biểu của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê quy định áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 20 tháng 3 năm 2006, cùng với các văn bản bổ sung và sửa đổi.
* Chế độ tài khoản: Hệ thống tài khoản kế toán Công ty đang áp dụng được ban hành theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính, cùng các văn bản quy định bổ sung sửa đổi.
* Công ty có liên độ kế toán từ 1/1 đến 31/12.
* Đơn vị tiền tệ mà Công ty áp dụng để tính toán là: Đồng Việt Nam.
* Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
* Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
* Chế độ sổ sách: Theo đặc điểm công nghệ, đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất Công ty sử dụng ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung( sử dụng chương trình kế toán bằng máy vi tính).
Việc ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau:
Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 38Theo hình thức này thì hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ tài khoản ghi có dùng để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan Đến cuối quý máy sẽ tự động đưa số liệu vào bảng cân đối kế toán, bảng tổng hợp số dư chi tiết và lên bảng cân đối kế toán
Việc áp dụng phần mềm kế toán NewACC tại Công ty đã đáp ứng đầy đủ tính kịp thời của thông tin kinh tế, giảm tải công việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán
2.2 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
TẠI CÔNG TY CP THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP 2.2.1.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
2.2.1.1 Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Cũng như hầu hết các Công ty xây lắp khác trong ngành, Công ty CP Thi
công cơ giới xây lắp luôn coi trọng đúng mức việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Trên cơ sở đó, xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp và lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp Có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp ở Công ty như sau:
Trang 39Sơ đồ : Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp tạiCông ty CP thi công cơ giới xây lắp
Xác định đối tượng kế toán tập hơp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty CP thi công cơ giới xây lắp Để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý và công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty được xác định là từng công trình, hạng mục công trình theo từng đơn đặt hàng cụ thể.
Mỗi công trình, hạng mục công trình đều đựoc mở riêng Sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh tại công trình đó, số liệu ghi vào sổ này là các chứng từ gốc phát sinh cùng loại của từng tháng và chi tiết theo từng khoản mục chi phí phát sinh.
Mặt khác, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất cũng chính là đội tượng tính giá thành sản phẩm Điều này giúp cho công tác kế toán tập hơp chi phí sản xuất được đơn giản và cụ thể hơn.
Trong sản xuất xây lắp, chi phí định mức là cơ sở chính xác để xác định giá thành công trình Căn cứ vào các định mức này, Công ty tính toán dược định mức giao khoán cho các Xí nghiệp, các đội thi công thông qua hợp đồng giao khoán Còn giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành là toàn bộ chi phí từ khi khởi công cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao.
* Phương pháp xác định chi phí sản xuất tại Công ty:
Công ty áp dụng cả phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp để tập hợp chi phí sản xuất Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
Hoµn thiÖnNghiÖm thu
Bµn giao
Thi c«ng mãng
Thi c«ng phÇn khung bª t«ng,
cèt thÐp th©n vµ m¸i nhµ
X©y th«
Trang 40trực tiếp cho từng công trình xây lắp với điều kiện chi phi máy thi công và chi phí sản xuất chính chỉ liên quan đến công trình đó Còn các chi phí liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau thì được phân bổ gián tiếp theo các tiêu thức thích hợp như: phân bổ theo chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất, chi phí thực tế của nguyên vật liệu, vật liệu chính
* Phân loại chi phí sản xuất.
Công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng kinh tế của chi phí.Theo cách phân loại này thì chi phí bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí vật liệu chính vật liệu phụ và vật liệu khác trực tiếp sử dụng cho xây lắp công trình.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty được tính bằng toàn bộ giá thực tế tại thị trường và chi phí vận chuyển tới chân công trình.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tất cả tiền lương của nhân công trực tiếp sản xuất ở các tổ đội, các công trình và các khoản tiền công thuê ngoài
+ Chi phí máy thi công: Là toàn bộ chi phí mua máy hoặc chi phí thuê máy, chi phí khấu hao máy để phục vụ cho thi công công trình hạng mục công trình.
+ Chi phí sản xuất chung của Công ty: bao gồm toàn bộ chi phí các loại vật liệu phụ, vật liệu khác phục vụ cho hoạt động chung của toàn đội.
Các chi phí về tiền lương,BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận gián tiếp, bộ phận trực tiếp, các chi phí về tiền xăng dầu, khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ phục vụ chung cho toàn đội Các khoản chi phí bằng tiền khác như tiền tiếp khách,chi phí mua báo chí, thuê bảo vệ và các khoản chi phí khác phục vụ cho công tác thi công xây lắp công trình của đội.
Ngoài ra chi phí của đội còn gồm các chi phí khác như: chi phí về tiền phạt, chi phí về thiệt hại phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất
2.2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu phục vụ trực tiếp cho hoạt động động xây lắp hoặc phục vụ cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản xuất xây lắp bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm xây lắp:
+ Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm: chi phí về gạch, ngói, cát,đá, xi măng, bê tông đúc sẵn, thiết bị vệ sinh, thiết bị thông gió Các chi phí nguyên vật