Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang chuyển mình đổi thay và đã thu được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng và hết sức đáng mừng, được cả cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao Trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các hoạt động kinh tế-tài chính diễn ra một cách bình đẳng, minh bạch, công khai Điều này thực sự cần thiết đối với các nhà đầu tư, các doanh nhân, thương nhân và cả Nhà Nước Họ rất cần độ tin cậy cao của những thông tin kinh tế-tài chính để sử dụng, xem xét cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh, hoặc quyết định những vấn đề về kinh tế, tài chính, ngân sách của địa phương, Nhà Nước Và họ chỉ có thể yên tâm, mạnh dạn đưa ra các quyết định kinh tế tài chính khi các thông tin do các nhà kế toán cung cấp được đánh giá và xác nhận một cách khách quan, trung thực bởi một tổ chức hoặc các chuyên gia hành nghề độc lập Đó chính là các hoạt động kiểm toán do các kiểm toán viên thực hiện.
Tiền là yếu tố có vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, là phương tiện thanh toán giúp cho mọi hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục và thường xuyên Tiền liên quan đến các hoạt động mua bán, thanh toán và các hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp Khoản mục tiền có ảnh hưởng đến hầu hết các khoản mục trên báo tài chính đặc biệt là bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ Ngoài ra do đặc điểm của tiền là có tính thanh khoản cao, gọn nhẹ, dễ vận chuyển, nghiệp vụ thu chi tiền có số lượng lớn…nên rất dễ xảy ra gian lận và sai sót Do đó khoản mục tiền luôn ẩn chứa rủi ro tiềm tàng và trở thành một trong những khoản mục trọng yếu.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC em đã được quan sát và trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm toán của Công ty mà cụ thể là kiểm toán khoản mục tiền Do đó em đã chọn đề tài:” Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC” để viết chuyên đề thực tập chuyên ngành.
Trang 2PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán trước đây là Công ty dịch vụ Kế toán Việt Nam(Accouting Service Company-ASC) Ngày 13/5/1991, Công ty dịch vụ Kế toán Việt Nam được thành lập theo giấy phép số 957/PPLP của Thủ tướng Chính phủ, khi đó Công ty là một bộ phận trực thuộc Bộ Tài chính Trước 1993 Công ty chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên quan đến kế toán bởi vì khi đó Kiểm toán chưa phát triển ở Việt Nam Đến năm 1993, theo đà phát triển của nền kinh tế đất nước, nhu cầu về Kiểm toán và tư vấn tài chính ở mỗi doanh nghiệp ngày càng cao, không những ở các doanh nghiệp Nhà nước mà còn ở cả những loại hình doanh nghiệp khác, không chỉ ở những nhà quản lý mà nhu cầu của nhà đầu tư cung rất cao Từ nhu cầu đó Công ty đã phát triển và mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động bổ sung thêm chức năng Kiểm toán và Tư vấn tài chính Ngày 14/09/1993 Bộ Tài chính đã ra quyết định số 164 TC/QD/TCCB đổi tên Công ty Dịch vụ Kế toán Việt Nam thành Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán
Các giai đoạn phát triển:
• Tháng 3/1992 Công ty mở chi nhánh đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm
mục đích đáp ứng nhu cầu thị trường và mở rộng phạm vi hoạt động… Ngày 29/4/1993, AASC được Trọng tài Kinh tế Hà Nội cấp gíấy phép kinh doanh số 109157 và trở thành một trong hai tổ chức hợp pháp lớn nhất và đầu tiên ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp.
• Tháng 4/1993 Công ty lập chi nhánh tại Vũng Tàu và Đà Nẵng.Tháng 4/1995, chi
nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh tách ra thành lập Công ty Kiểm toán Sài Gòn(AFC).Ngày 14/4/1995, công ty thành lập chi nhánh tại Thanh Hóa, ngày 02/02/1995 thành lập văn phòng đại diện tại Hải Phòng, ngày 02/02/1996 thành lập thêm chi nhánh Quảng Ninh, ngày 13/73/1997 tái thiết lập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
• Tháng 7/2005 AASC chính thức gia nhập tổ chức Kế toán và Kiểm toán Inpact
Quốc tế.
• Ngày 24/07/2007 Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm
toán(AASC) đã tổ chức lễ ra mắt và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh
Trang 3doanh mới Đây là mốc son lịch sử về sự phát triển và hội nhập của công ty và cũng là sự kiện phát triển đặc biệt của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam,chấm dứt việc bao cấp của nhà nước cho hoạt động kiểm toán Từ nay các doanh nghiệp kiểm toán sẽ hoàn toàn độc lập tự chủ và khách quan trong trong hoạt động nghề nghiệp.
Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình AASC đã tạo dựng được nhiều mối quan hệ độc lập và tin cậy với các Bộ, Ngành, các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước cũng như với các Công ty kiểm toán nước ngoài như E&Y, KPMG, PWC,GT Các mối quan hệ này giúp cho AASC tiếp cận được kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán trong và ngoài nước Cũng trên cơ sở này AASC sẽ hỗ trợ được cho khách hàng giải quyết tốt nhất các vấn đề mà ít có tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào có thể thực hiện được.
Từ những những đóng góp của AASC đối với ngành Tài chính Kế toán và Kiểm toán của Việt nam, Công ty đã được Nhà nước và Chính phủ trao tặng nhiều phần thưởng cao quý nâng tầm uy tín của Công ty xứng đáng là một tổ chức đầu ngành trong linh vực Kế toán và Kiểm toán AASC chính là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán độc lập vinh dự được hai lần Chủ tịch nước tặng phần thưởng cao quý Huân chương Lao động Hạng Nhì và Hạng Ba Ban Giám đốc Công ty cũng vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động và danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” Cụ thể:
- Ngày 15/08/2001 - Chủ tịch nước đã có Quyết định số 586 KT/CT tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba cho AASC.
- Ngày 09/07/2005 có Quyết định số 737/2005/QĐ/CTN tặng thưởng huân chương Lao động Hạng nhì cho AASC và Huân chương Lao động hạng ba cho Tổng Giám đốc AASC.
- Ngày 27/07/2001 - Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 922/QĐ/TTg tặng thưởng Cờ thi đua và Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân.
- Ngày 25/08/2005 Thủ Tướng Chính phủ đã có Quyết định số 860/QĐ-TTg về việc phong tặng “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” cho Phó Giám đốc của AASC- Ngày 05/07/2005 ký Quyết định số 632/QĐ-TTg về việc tặng Bằng khen của
Thủ Tướng chính phủ cho 02 tập thể phòng và một số cá nhân của Công ty.
Trang 4Tên Công ty: Công ty Dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiếm toán
Tên tiếng anh : Auditing and Accouting Financial consualtancy Service company Limited
Tên viết tắt : AASC
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiếm toán AASC được thành lập theo hình thức chuyển đổi từ Công ty Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 1 kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005.
Trụ sở và các chi nhánh AASC tại Việt Nam (thời điểm 31/12/2007)
Địa chỉ: Số 63 - Trần Khánh Dư - Phường Tân Định - TP Hồ Chí Minh - Việt Nam
Điện thoại: 84-8-5215796
Email: aasc@hcm.vnn.vn- Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh:
Địa chỉ: Cột 2 - Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Hồng Hải - TP Hạ Long - Quảng Ninh.
Điện thoại : 84-033-627571
2 Mục tiêu và phương châm hoạt động của AASC
* Mục tiêu hoạt động
- Cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và các thông tin tin cậy;
- Giúp khách hàng ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tế một cách có hiệu quả;
Trang 5- Hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt và kịp thời các vấn đề phát sinh mà ít có một tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào có thể thực hiện được.
* Phương châm dịch vụ của AASC
- Độc lập, trung thực, khách quan và bảo mật
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam Các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam do Nhà nước ban hành cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận chung.
- Đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu.
*Sự thừa nhận trong nước và quốc tế
Qua 16 năm hoạt động, AASC đã trở thành một Công ty Kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam Dịch vụ của AASC được biết đến và được tín nhiệm ở nhiều tổ chức trong và ngoài nước.
- AASC được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là tổ chức là tổ chức kiểm toán độc lập tham gia kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán theo Quyết định số 718/ QĐ- UBCK ngày 30 tháng 11 năm 2006 AASC được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép kiểm toán các tổ chức tín dụng trong nước.
- AASC là 1 trong 2 Công ty Kiểm toán Việt Nam cùng với 4 Công ty Kiểm toán Quốc tế hoạt động tại Việt Nam được phép tham gia kiểm toán các dự án tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) và các tổ chức khác vv Ngoài ra, AASC còn vinh dự là một Công ty Kiểm toán nằm trong danh sách chọn lọc được tham gia dự thầu hầu hết các Dự án tài trợ bởi nguồn vốn của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ.
- AASC chính thức được công nhận là thành viên của Mạng lưới Quốc tế về Kế toán và Kiểm toán INPACT vào tháng 7 năm 2005
3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
Hiện nay AASC đang cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ quan trong và có giá trị cao đối với các Doanh nghiệp như:
- Dịch vụ về Kế toán;- Dịch vụ về Kiểm toán;
- Dịch vụ Tư vấn về Thuế và Luật;
- Dịch vụ Tư vấn về Tài chính và quản trị kinh doanh;- Dịch vụ Đào tạo và Hỗ trợ tuyển dụng;
- Dịch vụ thẩm định giá và tư và tư vấn cổ phần hóa.
3.1 Dịch vụ Kế toán
Trang 6Các dịch vụ về Kế toán mà hiện nay Công ty đang cung cấp bao gồm:
- Hướng dẫn khách hàng áp dụng chế độ và chính sách Kế toán Tài chính- Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy Kế toán trong Doanh nghiệp.- Lập và ghi sổ Kế toán
- Lập các Báo cáo tài chính định kỳ- Lập hồ sơ đăng ký chế độ kế toán.- …
Ngay từ thời kỳ đầu mới thành lập Công ty đã chủ yếu cung cấp các dịch vụ Kế toán và khi đó dịch vụ Kế toán là lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty Với một đội ngũ nhân viên chuyên môn về Kế toán giàu kinh nghiệm, nhiệt tình Công ty đã dần tạo dựng được uy tín đối với khách hàng Ngoài ra, AASC có quan hệ chặt chẽ, độc lập và tin cậy với các Bộ ngành nên Công ty luôn cập nhật liên tục và kịp thời những đổi mới trong chính sách, chế độ Kế toán Khách hàng luôn có thể tin tưởng về dịch vụ hướng dẫn áp dụng chế độ chính sách Kế toán của Công ty Có được đội ngũ nhân viên am hiểu về chuyên ngành Kế toán cùng với những kinh nghiệm tích luỹ được qua nhiều năm hoạt động, AASC hoàn toàn tự tin tư vấn cho khách hàng cách thức tổ chức một bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả.
3.2 Dịch vụ Kiểm toán
Các dịch vụ về Kiểm toán Công ty đang cung cấp bao gồm:
- Kiểm toán Báo cáo tài chính;
- Kiểm toán hoạt động của các Dự án;
- Kiểm toán Báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản;- Kiểm toán xác định vốn thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp;- Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp;
- Kiểm toán tuân thủ luật định;- Giám định tài liệu tài chính kế toán.- …
Hiện nay nói đến AASC là nói đến một Công ty Kiểm toán, khách hàng đang biết đến AASC là một trong những thương hiệu Kiểm toán độc lập lớn nhất của Việt Nam Dịch vụ Kiểm toán tuy là mới mẻ nhưng ở AASC nó là hàng đầu, đóng góp đáng kể vào doanh thu của AASC, trong đó đặc biệt Kiểm toán Báo cáo tài chính là một thế mạnh của Công ty Là một trong hai Công ty cung cấp dịch vụ Kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam, AASC tự hào có một đội ngũ Kiểm toán viên chuyên nghiệp và nhiều chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực Kiểm toán Hiện nay lĩnh vực Kiểm toán của AASC ngày càng được mở rộng phát triển cả về chiều sâu lẫn quy mô hoạt động Hàng năm, AASC thực hiện khoảng 1500 hợp đồng kiểm toán bao gồm
Trang 7Kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm toán các dự án, kiểm toán các công trình xây dựng cư bản trong đó có nhiều công trình lớn như Công trình Thuỷ lợi Dầu Tiếng, Công trình đường dây tải điện 500kw Bắc Nam và một số công trình quan trọng của Đảng, Chính phủ, Ban Tài chính Quản trị Trung Ương, Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng như: Công trình của Chính phủ 37 Hùng Vương, Số 5 Lê Duẩn…
3.3 Dịch vụ tư vấn
Các dịch vụ về tư vấn mà Công ty đang cung cấp bao gồm:
- Tư vấn về Thuế;
- Tư vấn nguồn nhân lực;
- Tư vấn xây dựng cẩm nang quản lý tài chính, huy động và sử dụng vốn, phân tích tài chính;
- Tư vấn quản trị kinh daon;
- Tư vấn quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư;- Tư vấn và hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh;- Tư vấn về thẩm định giá tài sản;
- Tư vấn thẩm định dự toán đầu tư XDCB;- Tư vấn các phương án đầu tư;
- Tư vấn soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư;- Tư vấn sáp nhập và giải thể Doanh nghiệp.
AASC cung cấp cho khách hàng những giải pháp tối ưu nhất, hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm thiểu chi phí hoạt động để tăng doanh thu, tăng khả năng cạnh tranh Đội ngũ nhân viên của AASC có kiến thức chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là về Thuế và Luật, không ngừng trau dồi, cập nhật thông tin mới để có thể tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất Dịch vụ tư vấn về Thuế và Luật của AASC giúp khách hàng luôn chấp hành đúng quy định của pháp luật và cơ quan thuế mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình Dịch vụ tư vấn Tài chính và Quản trị Kinh doanh gắn liền với dịch vụ Kế toán và Kiểm toán, giúp khách hàng có phương pháp quản lý và kiểm soát tốt tình hình và hoạt động tài chính của mình, nắm bắt rõ thông tin và hoạt động từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn AASC luôn chọn được cho khách hàng giải pháp tốt nhất trong từng hoàn cảnh của doanh nghiệp.
3.4 Dịch vụ Đào tạo và Hỗ trợ tuyển dụng
Các dịch vụ về Đào tạo và Hỗ trợ truyển dụng mà Công ty đang cung cấp bao gồm:
- Tổ chức các khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán nội bộ, quản trị doanh nghiệp, ứng dụng tin học trong công tác kế toán;
Trang 8- Cung cấp các văn bản pháp quy, các tài liệu hướng dẫn kế toán, các tài liệu tham khảo chuyên ngành tài chính kế toán đã được chọn lọc, các biểu mẫu kế toán như các báo cáo tài chính, hệ thống sổ sách kế toán và chứng từ kế toán;
- Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên cho khách hàng;- …
Hiện nay ở mỗi doanh nghiệp đều chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có một đội ngũ nguồn nhân lực có đạo đức, có kiến thức chuyên môn Vì vậy, AASC cung cấp dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng nguồn nhân lực cho khách hàng với mong muốn giúp khách hàng có được những nhân viên đủ năng lực, đủ phẩm chất AASC đang có một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm không những trong thực tiễn mà còn trong công tác đào tạo, Công ty đã xây dựng được chương trình đào tạo hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của khách hàng AASC đã và đang trực tiếp hợp tác với nhiều trường Đại học, Ban ngành, Địa phương trong nước và các tổ chức Quốc tế để mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức về Quản trị Kinh doanh, về Tài chính Kế toán và Kiểm toán, về Chứng khoán, về Thuế, Bảo hiểm cho hàng ngàn Kế toán viên, Kế toán trưởng , Kiểm toán viên nội bộ từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác Kế toán, Kiểm soát nội bộ trong Doanh nghiệp.
Ngoài công tác đào tạo, Công ty còn hỗ trợ các Doanh nghiệp và các tổ chức trong việc tuyển dụng nhân viên chuyên ngành Tài chính Kế toán và Kiểm toán Mặt khác AASC có thể giới thiệu, cung cấp các nhân viên Kế toán Kiểm toán cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước Nhiều nhân viên sau khi rời AASC đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đặc biêt giữ những chức vụ quan trọng như Kế toán trưởng hoặc Giám đốc tài chính của các đơn vị khác.
3.5 Dịch vụ Thẩm định giá
Dịch vụ thẩm định giá của AASC hiện nay bao gồm:
- Xác định giá trị doanh nghiệp;
- Tư vấn xác định và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp;- Tư vấn về thẩm định giá tài sản để cổ phần hóa;
- Tư vấn thẩm định dự toán đầu tư XDCB;- Tư vấn các vấn đề phát sinh sau cổ phần hóa;
Dịch vụ Thẩm định giá tuy là một trong những dịch vụ mới của AASC nhưng dể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, Công ty vẫn chú trọng đầu tư phát triển cung cấp dịch vụ này cho khách hàng AASC đã phối hợp với các Công ty nước ngoài, với Ban vật giá Bộ Tài chính và độc lập thực hiện một số hợp đồng thẩm định giá trị tài sản đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Hợp đồng rà soát
Trang 9thẩm định giá trị tài sản của Công ty liên doanh Pioneer & Transmexco; Hợp đồng thẩm định giá trị tài sản Công ty liên doanh Khách sạn Nhà hát, Hợp đồng thẩm định giá trị tài sản Khách sạn Hoàng Gia Trong những năm tới AASC sẽ không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp tốt nhất Ngoài ra Công ty còn cung cấp tư vấn cho khách hàng về nhiều vấn đề nảy sinh sau khi cổ phần hóa.
4 Khách hàng và nhân viên của AASC
4.1 Khách hàng của AASC
Hiện nay AASC có đội ngũ khách hàng đông đảo với hơn 1500 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động ở nhiều lĩnh vực trên khắp các tỉnh thành trong cả nước Khách hàng của AASC bao gồm:
*Các Tổng Công ty Nhà nước: TCT Xi măng Việt Nam, Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông
Việt Nam, TCT Cao Su Việt Nam…;
*Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Công ty TNHH Meicorp Việt Nam, Công
ty liên doanh đá vôi Yên Bái Banpu…;
*Các Công ty Cổ phần, Công ty niêm yết: Công ty Cổ phần Hàng Hải Hà Nội,Công ty cổ
phần Bao bì Bút sơn, Công ty Cổ phần Bao bì Bỉm Sơn…;
*Các tổ chức tín dụng: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt
*Các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH;
*Các dự án được tài trợ bởi các tổ chức tín dụng Quốc tế như: WB(Dự án giao thông
đường bộ Việt nam), ADB(Dự án phát triển Trung học Phổ thông), JBIC…;
Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước và cam kết đảm bảo chất lượng các dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, AASC luôn là người bạn đồng hành, chia sẻ kinh nghiệm của mình với khách hàn, sự thành công của khách hàng luôn là mục tiêu phấn đấu của AASC AASC luôn đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu, với trình độ và những kinh nghiệm thực tiễn của mình cùng sự đa dạng về loại hình dịch vụ cung cấp, AASC sẽ là đơn vị đi đầu trong hoạt động cung cấp dịch vụ chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế
Trang 104.2 Nhân viên của AASC
Bảng 1.1Cơ cấu đội ngũ nhân viên ở AASC qua các năm.
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007Tổng số cán bộ, nhân viên
Hiện nay AASC có một đội ngũ nhân viên đông đảo với gần 200 cán bộ, Kiểm toán viên, Thẩm định viên và Kỹ thuật viên được đào tạo đại học và sau đại học thuộc các chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng, Kế toán và Kiểm toán, Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ thông tin và Thẩm định giá… ở trong nước và cả ở nước ngoài Trong đó có gần 40 Kiểm toán viên được cấp chứng chỉ kiểm toán cấp Nhà nước, 04 Thẩm định viên về giá cấp Nhà Nước và 15 Tiến sĩ, Thạc sĩ, cùng hàng trăm cộng tác viên bao gồm các Giáo sư, Tiến sỹ, chuyên gia đầu ngành AASC hiện là Công ty Kiểm toán duy nhất tại Việt Nam có số lượng kiểm toán viên(có chứng chỉ CPA) vượt qua con số 100 (đặc biệt năm 2006 AASC có 107 kiểm toán viên)
Từ năm 1996 đến năm 1999, đội ngũ các Kiểm toán viên của AASC đã được Liên minh Châu Âu trợ giúp kỹ thuật và đào tạo nghiệp vụ tại Việt Nam và các nước Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ailen, Italia, Đức, Thụy Điển trong khuôn khổ Dự án kế toán và kiểm toán EURO -
TAP VIET Hàng năm, AASC thường kết hợp với một số công ty kiểm toán nước ngoài (như
Price Waterhouse, Ernst & Young, KPMG, Coopers ) và các tổ chức Kế toán Kiểm toán khác tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ của mình tại các nước Châu Âu (như Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italya, ) và các nước Châu Á (như Thái Lan, Malaixia, Singapo, Trung Quốc…
Trang 115 Tình hình sản xuất kinh doanh tại AASC qua các năm
Bảng1.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm
Qua bảng trên chúng ta thấy rõ trong những năm gần đây AASC đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ Nếu như vào năm 1992 doanh thu của Công ty chỉ là 840 triệu đồng thì đến năm 2002 đã đạt mức 21.045 triệu đồng, đến năm 2006 chỉ tiêu này của Công ty đã là 59.065 triệu đồng Hằng năm mức nộp ngân sách đều trên 3 tỷ đồng, đặc biệt năm 2006 AASC đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 4,0 tỷ đồng.
Hiện nay số lượng các Công ty cung cấp dịch vụ Kiểm toán không ngừng gia tăng đã tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, AASC vẫn có được sự tăng trưởng vượt bậc của mình Đó là nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của Ban giám đốc cùng sự đóng góp của toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty.
Trang 12Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Phòng kiểm toán 1
Phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài
Phòng kiểm toán 2
Phòng kiểm toán 5
Phòng kiểm toán 3
Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh
Chi nhánh tp Hồ Chí Minh
Phòng Tổng hợp
Phòng kiểm toán xây dựng cơ bảnPhó Tổng
Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc
Trang 13Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình chức năng và khá đơn giản: gồm 6 phòng Kiểm toán và 1 phòng Hành chính Tổng hợp Hầu hết phụ trách các phòng Kiểm toán là 1 trưởng phòng và 2 phó phòng, các trưởng và phó phòng đều là những Kiểm toán viên có chứng chỉ CPA.
Phòng Kiểm toán 1: gồm 28 nhân viên Chức năng chính là Tư vấn và Kiểm toán; tư vấn
cho khách hàng các vấn đề về tài chính, kế toán, kiểm toán và thẩm định giá trị tài sản doanh nghiệp.
Phòng Kiểm toán 2: gồm 25 nhân viên Chức năng chính là Kiểm toán các Doanh
nghiệp thương mại dịch vụ; cung cấp các dịch vụ tư vấn Tài chính kế toán và kiểm toán liên quan tới các hoạt động thương mại dịch vụ như kiểm toán các Ngân hàng, Bưu điện, Công ty chứng khoán
Phòng Kiểm toán 3: gồm 27 nhân viên Chức năng chính là Kiểm toán các Doanh
nghiệp có hoạt động sản xuất vật chất; cung cấp các dịch vụ tư vấn, xác định giá trị Doanh nghiệp cổ phần hoá
Phòng Kiểm toán 5: gồm 22 nhân viên trong đó có 1 trưởng phòng và 3 phó phòng
Chức năng chính là Kiểm toán các Dự án; cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán liên quan tới các dự án của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ.
Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản: Chức năng chính là cung cấp các dịch vụ kiểm
toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các hạng mục công trình hoàn thành
Phòng Dịch vụ đầu tư nước ngoài: gồm 11 nhân viên trong đó có 1 trưởng phòng và 1
phó phòng Chức năng chính của phòng là thực hiện kiểm toán các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Phòng Tổng hợp: Chức năng chính là thực hiện các hoạt động tài chính cũng như nhân
sự và kỹ thuật trong Công ty nó bao gồm chức năng của các phòng: Phòng Kế toán, phòng Hành chính Tổng hợp, phòng Công nghệ thông tin Trước đây khi chưa chuyển đổi đó là các phòng riêng biệt nhưng sau khi chuyển đổi từ DNNN sang Công ty TNHH nhiều thành viên các phòng đó được sáp nhập lại thành Phòng Tổng hợp Cơ cấu phòng tổng hợp được phân công như sau:
- 03 nhân viên phụ trách kế toán có chức năng theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty, cung cấp các Báo cáo kế toán cho Ban Giám đốc, theo dõi các công việc liên quan đến Tài chính Kế toán trong Công ty.
- 04 nhân viên phụ trách về Hành chính: chức năng chính là tổ chức nhân sự, bảo vệ tài sản, cập nhật và tìm hiểu các thông tin về Luật, các chính sách kinh tế mới để phổ biến
Trang 14cho toàn Công ty, quản lý công văn.
- 02 nhân viên phụ trách về Công nghệ thông tin và máy móc thiết bị Trong đó 1 nhân viên phụ trách phần cứng và 1 nhân viên phụ trách phần mềm.
Ban Giám Đốc bao gồm:
- Tổng Giám đốc-Ông Ngô Đức Đoàn kiêm chủ tịch Hội đồng Thành viên là
người đứng đầu Công ty, toàn quyền quyết định mọi vấn đề và hoạt động của Công ty đồng thời là người đại diện cho Công ty chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Bộ Tài Chính Các phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản và Phòng Tổng hợp chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Giám đốc Công ty
- Phó Tổng Giám đốc 1- Bà Tống Thị Bích Lan: là Phó Tổng giám đốc
thường trực tại Hà Nội, phụ trách phòng kiểm toán 1 và Phòng Dịch vụ đầu tư nước ngoài, gồm các mảng liên quan đến tư vấn và Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Phó Tổng giám đốc 2- Ông Nguyễn Thanh Tùng: phụ trách phòng kiểm
toán 2 và phòng kiểm toán 5, gồm các lĩnh vực liên quan đến ngành thương mại dịch vụ và kiểm toán các dự án
- Phó Tổng giám đốc 3- Ông Nguyễn Quốc Dũng phụ trách phòng kiểm toán
1 và văn phòng đại diện tại Quảng Ninh
- Phó Tổng giám đốc 4- Ông Bùi Văn Thảo kiêm Giám đốc chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm và báo cáo mọi hoạt động của chi nhánh trước Tổng giám đốc.
Các Phó Tổng giám đốc là người chỉ đạo và kiểm soát chuyên môn, nghiệp vụ đối với các chi nhánh và các phòng, đưa ra ý kiến và các giải pháp để hỗ trợ, tư vấn cho Tổng Giám đốc trong công việc điều hành và quản lý.
Trang 157 Tổ chức công tác kiểm toán của Công ty
Tổ chức công tác kiểm toán ở AASC bao gồm các bước công việc sau:
- Xây dựng quy trình kiểm toán.- Kiểm soát chất lượng công việc.
- Phân loại và tổ chức lưu giữ hồ sơ kiểm toán.7.1 Xây dựng quy trình kiểm toán
Sơ dồ 2: Quy trình kiểm toán tại AASC
* Khảo sát và đánh giá khách hàng: là bước công việc nhằm xem xét điều kiện ký
hợp đồng của khách hàng.
- Đối với khách hàng mới thì đây là bước công việc rất quan trọng giúp cho Kiểm toán
viên tìm hiểu và nắm bắt rõ thông tin về khách hàng để ra quyết định chấp nhận kiểm toán hay từ chối Cần thu thập những thông tin khái quát, cư bản về khách hàng như: loại hình Doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh, vốn pháp định, vốn điều lệ Công ty, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý
- Đối với khách hàng lâu năm, những khách hàng đã sử dụng dịch vụ của AASC thì việc
khảo sát sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn vì hai bên đã có quan hệ hiểu biết về nhau Với những khách hàng này chỉ cần thu thập thông tin về sự thay đổi trong năm tài chính được kiểm toán nếu có.
* Thỏa thuận cung cấp dịch vụ: là bước công việc soạn hợp đồng kiểm toán Công ty
Khảo sát đánh giá khách hàng
Thỏa thuận cung cấp dịch vụ
Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
Trang 16và khách hàng cùng thoả thuận những điều khoản cần thiết trong hợp đồng, sau khi cả hai bên cùng thống nhất thì đi đến ký kết hợp đồng.
* Lập kế hoạch kiểm toán: là bước công việc nhằm vạch ra những công việc cụ thể cần
phải làm Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các bước công việc nhỏ sau: Đánh giá hệ thống KSNB và hệ thống tổ chức bộ máy kế toán; Xác định và phân bổ mức trọng yếu; Lập kế hoạch chiến lược; Lập kế hoạch tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán Sau khi thực hiện các bước công việc trên kiểm toán viên thiết kế chương trình kiểm toán cụ thể cho từng phần hành.
* Thực hiện kế hoạch kiểm toán: Trên cơ sở kế hoach kiểm toán đã lập Kiểm toán viên
thực hiện kế hoạch kiểm toán KTV sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính Sau khi thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán Cụ thể các bước công việc gồm:
- Thực hiện các thủ tục kiểm soát và khoanh vùng rủi ro;- Thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết
- Phát hành Báo cáo kiểm toán.
7.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Hiện nay ở Việt Nam có hơn 120 Công ty Kiểm toán đang hoạt động (theo thống kê của Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam (VACPA)) Đứng trước thực trạng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả về quy mô lẫn chất lượng, nền kinh tế ngày càng phát triển yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, AASC muốn giữ vững là một trong những Công ty đầu ngành về Kiểm toán thì không thể không chú trọng đến chất lượng Kiểm toán Hiểu rõ được tầm quan trọng và cần thiết của việc kiểm soát chất lượng kiểm toán, hiện nay AASC đã thiết lập được một quy trình kiểm tra kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán rất chặt chẽ.
Tại AASC trong bất kỳ một cuộc Kiểm toán nào báo cáo kiểm toán cũng được soát xét qua ba cấp trước khi phát hành:
Trang 17Trong một cuộc Kiểm toán Trưởng nhóm Kiểm toán trực tiếp phân công công việc và thực hiện giám sát các công việc mà kiểm toán viên trong nhóm thực hiện Các kiểm toán viên thực hiện công việc của mình trên giấy làm việc và trưởng nhóm sẽ soát xét các bước công việc thực hiện của Kiểm toán viên qua giấy làm việc đó Kiểm toán viên khi có vấn đề nghi vấn sẽ hỏi ý kiến Trưởng nhóm và các thành viên khác trong nhóm Kiểm toán Kết thúc quá trình kiểm toán, Trưởng nhóm tổng kết giấy làm việc của các Kiểm toán viên và soát xét lại các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được cùng các nhận xét đánh giá của Kiểm toán viên để đảm bảo tính chính xác của kết luận kiểm toán Sau đó Trưởng nhóm Kiểm toán chuyển Hồ sơ Kiểm toán lên lãnh đạo phòng để soát xét lần thứ hai Lãnh đạo phòng sẽ soát xét lại Hồ sơ kiểm toán trước khi trình lên Ban Giám đốc Ban Giám đốc là cấp soát xét cuối cùng và là người ra quyết định việc phát hành Báo cáo kiểm toán.
MẪU GIẤY SOÁT XÉTSoát xét của Trưởng phòng/Ban Giám đốc
Khách hàng Tham chiếuNiên độ kế toán KTVNgày
Ý kiến của KTV Ý kiến của Trưởng phòng/Phó phòng Ý kiến của Ban Giám đốc
Ý kiến
Lập Báo cáo tài chínhTiền
Khoản phải thuHàng tồn kho…
III Kết luận chung
7.3 Tổ chức lưu giữ Hồ sơ kiểm toán
Kiểm toán viên
Trưởng nhóm kiểm toán
Lãnh đạo
Trang 18Hệ thống Hồ sơ kiểm toán tại AASC được chia ra làm hai loại chính là: Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm.
* Hồ sơ kiểm toán chung bao gồm các thông tin chung về khách hàng Mỗi khách hàng
có một Hồ sơ kiểm toán chung và được lưu từ năm này qua năm khác Qua mỗi năm Hồ sơ kiểm toán chung của khách hàng luôn được cập nhật bổ sung Hồ sơ kiểm toán chung gồm những thông tin sau:
- Thông tin chung về khách hàng: Tên, Địa chỉ, Thành viên Ban lãnh đạo, Quá trình phát
triển, Các đối tác , .
- Tài liệu về pháp luật gồm: Giấy phép đăng ký kinh doanh, Mã số thuế, Điều lệ Công ty,
Biên bản họp Đại hội đồng, HĐQT, Quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi vốn góp kinh doanh
- Các tài liệu về thuế: Quyết toán thuế hàng năm, Biên bản kiểm tra thuế…
- Các tài liệu về nhân sự: Hợp đồng lao động, các quy trình về quản lý và sử dụng quỹ
lương, biên bản đại hội công nhân viên chức, HĐQT liên quan đến nhân sự, Biên bản các cuộc kiểm tra về nhân sự trong doanh nghiệp
- Các tài liệu về kế toán: gồm chế độ chính sách hình thức kế toán áp dụng, Báo cáo tài
chính năm, Tổng hợp kết quả kiểm toán các năm, Bản nhận xét sau kiểm toán các năm, những vấn đề cần lưu ý cho cuộc kiểm toán năm sau
- Các tài liệu về Hợp đồng: Hợp đồng kiểm toán, Hợp đồng với những nhà cung cấp
thường xuyên, Hợp đồng phân phối sản phẩm
- Các thủ tục: Mô tả các thủ tục hoặc quy trình lưu giữ bảo quản theo các khoản mục như
TSCĐ, NVL, vật tư, hàng hoá
* Hồ sơ kiểm toán năm bao gồm những thông tin chi tiết về cuộc kiểm toán năm Hồ sơ
kiểm toán năm chia làm hai phần:
Trang 19Phần I: Các vấn đề tổng hợp liên quan đến kiểm toán gồm các nội dung và được đánh ký hiệu tham chiếu bằng số La Mã như sau:
tham chiếuBáo cáo kiểm toán
Các sự kiện phát sinh sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán năm trước III
Các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán của năm được kiểm toán V
Trang 20Phần II: Các phần hành được đánh ký hiệu tham chiếu bằng chữ cái in hoa, gồm các nội dung sau
Tóm tắt HTKSNB của khách hàng
Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soátBộ phận kế toán
Ngân quỹTSCĐKhoBán hàngMua hàngĐầu tưNhân sựVay
Quản lý sản xuất
N1N2N3Các loại thuế
Thuế phải nộpVAT đầu vào
OO1O2
Trang 21Giá vốn hàng bán S
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp U
Một số quy định của AASC về giấy làm việc:
* Quy tắc đánh tham chiếu
- Các trang tổng hợp, trang kết luận kiểm toán và trang chương trình kiểm toán được đánh tham chiếu: Ký hiệu của khoản mục – S – từ 1 đến… Ví dụ: CS1
- Các trang giấy làm việc được đánh tham chiếu: Ký hiệu tham chiếu của khoản mục từ 1 đến hết Ví dụ: C1
- Các số liệu được chi tiết đến các trang sau sẽ được đánh tham chiếu đến trang chi tiết ở phía dưới bên phải.
- Các số liệu được tổng hợp trên các trang phía trước sẽ được đánh tham chiếu đến trang tổng hợp phía trên bên trái.
- : kiểm tra cộng ngang đúng
Các ký hiệu này nên viết bằng màu mực khác với màu mực viết để tiện cho việc theo dõi.
* Cách sắp xếp các trang giấy làm việc
- Xếp vào đúng khu vực đã được bố trí trong Hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểmtoán được chia thành từng file, mỗi file là thông tin về một phần hành cụ thể.
- Xếp theo đúng trình tự và số tham chiếu của từng trang giấy làm việc1 Trang tổng hợp
2 Trang kết luận kiểm toán3 Chương trình kiểm toán4 Các trang giấy làm việc cụ thể
Trang 22Phần II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) HIỆN NAY.
1 Vai trò và mục tiêu của kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC1.1.Vai trò
Tiền là một loại tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được trình bày trước tiên trên bảng
cân đối kế toán Khoản mục tiền thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích về khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp Nếu số dư tiền quá thấp chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời gặp nhiều khó khăn trong khi nếu số dư tiền quá cao lại chứng tỏ một điều không tốt vì sử dụng tiền trong quay vòng vốn không hiệu quả Các nghiệp vụ về tiền thường phát sinh với số lượng lớn và quy mô khác nhau Mặc dù tiền có nhiều ưu điểm trong hoạt động thanh toán, kể cả trong quá trình bảo quản, sử dụng nhưng cũng chính vì thế mà dẫn tới khả năng sai phạm tiềm tàng rất cao mà khi kiểm toán cần phải chú ý Vì các nghiệp vụ liên quan tới tiền diễn ra rất nhiều hằng ngày nên dù không cố ý thì đơn vị khách hàng cũng không thể tránh khỏi nhưng sai sót Tiền có liên quan đến nhiều chu trình nghiệp vụ khác nhau và điều này dẫn tới những ảnh hưởng của những sai phạm từ những khoản mục có liên quan trong chu trình tới khoản mục tiền và ngược lại Từ đó có thể thấy tiền là một khoản mục quan trọng nhưng lại dễ bị trình bày sai lệch, khả năng mất mát, gian lận lớn Điều này dẫn tới trong bất kì cuộc kiểm toán báo cáo tài chính nào thì kiểm toán tiền luôn là một nội dung quan trọng cho dù số dư của khoản mục tiền có thể là không trọng yếu
Các sai phạm đối với tiền rất đa dạng Sai phạm có thể xảy ra ở cả ba loại tiền mặt, TGNH, tiền đang chuyển Đồng thời sai phạm có thể xảy ra đối với tiền Việt Nam đồng, tiền ngoại tệ hay là vàng, bạc, đá quý, kim loại quý… Khi kiểm toán khoản mục tiền, KTV thường quan tâm đến khả năng doanh nghiệp đã trình bày số dư vượt quá số thực tế để che giấu tình hình tài chính thực hoặc sự thất thoát của tài sản, trong một số trường hợp doanh nghiệp có thể cố tình không ghi nhận các khoản tiền thu được để che giấu doanh thu, các gian lận hoặc sai sót có thể không làm cho số dư tiền bị phản ánh sai nhưng lại liên quan đến việc trình bày các khoản mục khác trên các báo cáo tài chính…
1.2.Mục tiêu
- Mục tiêu hiện hữu: Số dư vốn bằng tiền ghi trên BCTC là tất cả các khoản tiền có trong quỹ, có trong ngân hàng, đang chuyển là thực sự tồn tại
Trang 23- Mục tiêu trọn ven (đầy đủ): số tiền tồn tại trên thực tế đều đã được ghi đầy đủ vào sổ sách kế toán.
- Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Xác minh khoản mục tiền hiện có có thực sự thuộc về quyền sở hữu, quyền sử dụng của doanh nghiệp.
- Mục tiêu đánh giá: Việc định giá các số dư vốn bằng tiền, các khoản thu- chi, các khoản ngoại tệ vàng bạc, kim khí đá quý…được thực hiện đúng dắn theo nguyên tắc.- Mục tiêu chính xác máy móc: đòi hỏi trong kỹ thuật tính toán và hạch toán khoản mục
tiền phải có sự thống nhất giữa sổ kế toán và với BCTC.
- Mục tiêu phân loại và trình bày: Khoản mục tiền trên BCTC của doanh nghiệp phải được lập và trình bày trung thực hợp lý theo đúng chuẩn mực.
- Mục tiêu hợp lý chung: Tất cả tiền của doanh nghiệp đều phải có biểu hiện hợp lý.
2 Kiểm soát nội bộ đối với tiền
Kiểm soát nội bộ đối với tiền được thực hiện rất đa dạng trong mỗi loại doanh nghiệp khác nhau Tuy nhiên ở tất cả các doanh nghiệp thì khi thực hiện thiết lập hệ thống kiểm soát đối với tiền đều hướng tới những điểm cơ bản sau:
- Phân tách các chức năng phê chuẩn nghiệp vụ thu, chi tiền với ghi chép sổ sách về tiền, và chức năng quản lý tiền
- Tập trung được các đầu mối thu tiền Đây là cơ sỏ cho việc kiểm soát được toàn bộ số thu về của doanh nghiệp
- Ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ thu chi tiền- Tăng cường các giao dịch bằng tiền gửi ngân hàng- Đối chiếu số liệu giữa bộ phận quản lý tiền với kế toán
2.1.Kiểm soát nội bộ với hoạt động thu tiền
- Thu tiền từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thì việc áp dụng chính sách thu tiền tập trung và phân công cho một nhân viên đảm nhận rất phổ biến để ngăn ngừa khả năng sai phạm là vô cùng cần thiết Cùng với việc bố trí như trên thì một thủ tục kiểm soát với các nghiệp vụ thu tiền chính là việc đánh số trước với các chứng từ thu tiền như phiếu thu, biên lai nhận tiền,… cũng được xem là thủ tục kiểm soát có hiệu quả
- Với những nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa dịch vụ thu tiền có thể áp dụng hệ thống máy tính tiền tự động để khách hàng có thể nhìn thấy kiểm tra trong quá trình mua hàng, phiếu tính tiền được in ra cùng với thông tin về hàng hóa sản phẩm mà khách hàng mua đồng thời khuyến khích khách hàng nhận hóa đơn.
Trang 24- Trong trường hợp thu nợ của khách hàng thì áp dụng thủ tục kiểm soát là cung cấp các phiếu thu hoặc biên lai thu tiền Đơn vị phải quản lý chặt chẽ đối với các giấy tờ giới thiệu trong trường hợp thu tiền tại người mua hoặc đối chiếu công nợ với khách hàng.
2.2.Kiểm soát nội bộ với hoạt động chi tiền
- Vận dụng triệt để nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn trong chi tiền Khi phê chuẩn thực hiện chi tiền cần dựa trên cơ sở là các văn bản cụ thể về xét duyệt chi tiêu và kiểm soát chi này phải để lại dấu vết trực tiếp.
- Sử dụng chứng từ là phiếu chi phải có đánh số trước Trong quá trình phát hành, nếu có sai thì phải lưu giữ chứng từ sai làm căn cứ đối chiếu.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán Thanh toán qua ngân hàng sẽ giúp ích lớn cho việc ngăn chặn khả năng sai phạm trong thanh toán.
- Thực hiện đối chiếu định kì với ngân hàng với nhà cung cấp Đây là thủ tục kiểm soát tốt nhất để phát hiện ra các chênh lệch giữa những ghi chép của bản than doanh nghiệp với những ghi chép độc lập của bên kia.
3 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty
3.1.Chuẩn bị kiểm toán
3.1.1 Tìm hiểu và đánh giá khách hàng
Trước khi chấp nhận thư mời kiểm toán của khách hàng Công ty AASC phải thu thập các thông tin cơ sở, tìm hiểu mục đích kiểm toán , đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm toán đối với khách hàng để quyết định xem có chấp nhận kiểm tóan cho khách hàng hay không Đối với Công ty A&Z là một khách hàng thường xuyên nên việc đánh giá ban đầu về khách hàng là các nguồn tin trong hồ sơ kiểm toán của các năm trước và những thông tin mới thu thập về những thay đổi lớn của khách hàng trong năm qua Trong năm qua Công ty A&Z không có thay đổi lớn nào lầm ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vì vậy Công ty AASC chấp nhận tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng này Còn đối với Công ty cổ phần DVT là khách hàng lần đầu nên các KTV phải thu thập các thông tin liên quan qua nhiều phương pháp như : quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với Ban Giám Đốc, kiểm tra vật chất, tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến họat động của khách hàng Sau khi có đầy đủ thông tin sơ bộ, Ban giám đốc AASC đã đánh giá và đưa ra quyết định chấp nhận kiểm toán cho Công ty cổ phần DVT.
3.1.2 Thỏa thuận các điều khoản và ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng
Trang 25Sau khi tìm hiểu các thông tin lấn nhau 2 bên thống nhất thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng và đi đến ký kết Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng thông thường bao gồm các nội dung:
- Điều 1: (Nội dung dịch vụ) Công ty AASC nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính niên độ kết thúc ngày 31/12/2007
- Điều 2: (Luật định và chuẩn mực) Dich vụ kiểm toán được tiến hành theo Nghị định 105/204/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập và theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Các chuẩn mực đòi hỏi bên B ( Công ty AASC) phải lập kế hoạc và thực hiện kiểm toán để đảm bảo rằng báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu.
- Điều 3: (Trách nhiệm và quyền hạn của các bên)
- Điều 4: (báo cáo kiểm toán) Sauk hi thực hiện kiểm toán bên B cung cấp cho bên A : thư thông báo về kết quả rà soát báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2007, báo cáo kiểm toán thay thế ( nếu có) cho báo cáo kiểm toán đã phát hành trên cơ sở thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
- Điều 5: (Phí dịc vụ và phương thức thanh toán) 40.000.000 VND với Công ty A&Z và 45.000.000 VND với Công ty DVT Hình thức thanh toán thông qua chuyển khoản.
- Điều 6 : (Cam kết thực hiện) Hai bên cam kết sẽ thực hiện đúng những điều khoản trong hợp đồng Trong thười gian thực hiện hợp đồng nếu có gì vướng mắc hai bên phải kịp thời thong báo cho bên kia để cùng tìm cách giải quyết thích hợp.
- Điều 7 : ( Hiệu lực ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng)
3.1.3 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Ban giám đốc AASC lựa chọn nhóm kiểm toán viên cho Công ty A&Z là nhóm kiểm toán đã thực hiện kiểm toán cho Công ty này năm ngoái vì những KTV này là những người từng am hiểu về khách hàng thuận tiện cho cuộc kiểm toán.Nhóm KTV bắt đầu thực hiện công việc của mình sau khi đã nắm bắt rõ về những thay đổi so với năm tài chính trước và xem lại hồ sơ của cuộc kiểm toán năm trước Qua những thông tin đầy đủ về khách hàng đã thu thập được nhóm KTV vạch ra kế hoạch kiểm toán tổng quát như sau:
Bảng 2.1: Kế hoạch kiểm toán tổng thể công ty A&Z
Kh¸ch hµng: Công ty TNHH A&ZN¨m tµi chÝnh: 01/01/2007- 31/12/2007
Trang 26Ngời lập: HNK Ngày:24/02/2008
1Thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong năm kiểm toán
- Khách hàng : Năm đầu Thờng xuyên Năm thứ
- Trụ sở chính: XYZ Chi nhánh: (số lợng, địa điểm)
- Điện thoại: XYZ Fax: XYZ Email: XYZ - Mã số thuế: XYZ - Đơn vị thành viên ( đợc kiểm toán trong kế hoạch) 0 - Điện thoại: Fax: Email: - Mã số thuế: - Giấy phép hoạt động (giấy phép đầu t, chứng nhận đăng ký kinh doanh)
- Giấy phộp đầu tư số: XYZ ngày 20/01/2002
- Giấy phộp đầu tư điều chỉnh số XYZ ngày 24/03/2004 - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số XYZ
- Lĩnh vực hoạt động: (sản xuất thép, du lịch khách sạn, sân gôn, ) ,.
Đầu tư xõy lắp cỏc cụng trỡnh xậy dựng cầu cống, đường xỏ, cụng trỡnh thủy điện - Địa bàn hoạt động: (cả nớc, có chi nhánh ở nớc ngoài, ) cả nước
- Tổng số vốn pháp định: 25.000.000.000 vốn đầu t: - Tổng số vốn vay: 0 Tài sản thuê tài chính: 0 - Thời gian hoạt động: (từ đến , hoặc không có thời hạn) vụ thời hạn
- Hội đồng quản trị
Tên thành viên chủ chốt ễng Trần C Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị ễng Mạnh Đ Chức vụ: Phú chủ tịch hội đồng quản trị Bà Hải L Chức vụ Thành viờn
V
Trang 27.ễng Nguyễn.T Chức vụ: thành viờn - Ban Giám đốc: (số lợng thành viên, danh sách) ễng Đinh H Chức vụ Tổng giỏm đốc
.ễng Hoàng M Chức vụ Phú Tổng Giỏm Đốc B Là ờ H Chức vụ Phú Tổng Giỏm Đốc - Kế toán trởng: (họ tên, số năm đã làm việc ở Công ty, địa chỉ, liên hệ)
Đỗ T - Công ty mẹ, đối tác: - Tóm tắt các quy chế kiểm soát nội bộ của khách hàng: -Việc kiểm kờ tiền mặt được thực hiện hằng thỏng , định mức tồn quỹ cho phộp 15 triệu đồng.-Việc kiểm kờ tài sản cố định được thực hiện cuối năm -Việc kiểm kờ hàng tồn kho được thực hiện theo từng quý -Việc kiểm soỏt chứng từ :
- Phiếu thu: được in ra từ mỏy tớnh, cú chữ ký của người nộp tiền, thủ quỹ, ban Giỏm đốc- Phiếu chi cú chữ ký của thủ quỹ, kế toỏn trưởng, duyệt của ban Giỏm đốc - Năng lực quản lý của Ban Giám đốc: Giỏm đốc là người cú kinh nghiệm quản lý nhiều năm, cú thời gian du học và làm việc bờn Anh , khả năng điều hành kinh doanh tốt
Phú giỏm đốc cú kinh nghiệm quản lý trờn 10 năm - Hiểu biết chung về nền kinh tế có ảnh hởng đến hoạt động của khách hàng: - Môi trờng và lĩnh vực hoạt động của khách hàng:
+ yêu cầu môi trờng + Thị trờng và cạnh tranh - Đặc điểm hoạt động kinh doanh và các biến đổi trong công nghệ SXKD:
+ Rủi ro kinh doanh + Thay đổi qui mô kinh doanh và các điều kiện bất lợi Mở rộng quy mụ kinh doanh Thờmnhiều mặt hàng điện tử mới: mỏy hỳt bụi, mỏy rửa bỏt +
Trang 28- Tình hình kinh doanh của khách hàng (sản phẩm, thị trờng, nhà cung cấp, chi phí, các hoạt động nghiệp vụ):
+ Những thay đổi về việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hay kỹ thuật mới để
sản xuất ra sản phẩm .Khụng cú thay đổi + Thay đổi nhà cung cấp : Khụng cú thay đổi
+ Mở rộng hình thức bán hàng (chi nhánh bán hàng) mở them chi nhỏnh tại Thanh
Húa
- Những thay đổi trong năm kiểm toán
2Các điều khoản của hợp đồng cần nhấn mạnh
Yêu cầu về thời gian thực hiện Yêu cầu về tiến độ thực hiện Yêu cầu về báo cáo kiểm toán, th quản lý
3Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
Chế độ kế toán áp dụng Chế độ kế toỏn Việt Nam Chuẩn mực kế toán áp dụng.Chuẩn mực kế toỏn Việt Nam Chính sách kế toán và những thay đổi chính sách kế toán trong việc lập báo cáo tài chính Các thông t, các qui định và chế độ phải tuân thủ.
+ Cỏc văn bản quy định về thuế: VAT ( Thụng tư 122), Thuế thu nhập doanh nghiệp( Thụng tư 18), thuế thu nhập cỏ nhõn(thong tư 05), thuế xuất nhập khẩu và cỏc loại thuế khỏc.
Trang 29+ Thụng tư 218 về chi phớ
+ Thụng tư 14/2003 TT-BLĐTBXH về tiền lương
+ Đánh giá rủi ro tiềm tàng:
Cao Trung bỡnh Thấp
+ Đánh giá rủi ro kiểm soát:
Cao Trung bình Thấp+ Tóm tắt, đánh giá kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ:
Hệ thống kiểm soỏt nội bộ hoạt động tương đối hiệu quả , chỉ một số bước kiểm soỏt bị bỏ qua tuy nhiờn khụng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kiểm soỏt Do đú tỷ lệ chọn mẫu cú thể thấp
v
Trang 305- Tổng tài sản
Lý do lựa chọn mức độ trọng yếu: Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán Khả năng có những sai sót trọng yếu
Các sự kiện và nghiệp vụ phức tạp, các ớc tính kế toán cần chú trọng
6Phơng pháp kiểm toán đối với khoản mục
- Kiểm tra chọn mẫu đối với :Doanh thu và chi phớ - Kiểm tra các khoản mục chủ yếu đối với.:Phải trả, phải thu và hàng tồn kho
- Kiểm tra toàn bộ 100% đối với :Tài sản cố định - Đánh giá những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán - ảnh hởng của công nghệ thông tin - Công việc kiểm toán nội bộ
7Yêu cầu nhân sự
- Giám đốc ( Phó Giám đốc) phụ trách
- Trởng phòng phụ trách .- Trởng nhóm kiểm NTA - Kiểm toán viên 1 ( nêu rõ công việc làm) PDT: doanh thu., TSCĐ - Kiểm toán viên 2 ( nêu rõ công việc làm) ĐT: Chi phớ., Vay, Phải thu
- Trợ lý kiểm toán 1 ( nêu rõ công việc làm) BTH: Tiền mặt, tiền gửi , tạm ứng, Chi phớ trả trước
- Trợ lý kiểm toán 2 ( nêu rõ công việc làm) LNT: hàng tồn kho, phải trả
8Các vấn đề khác
- Kiểm toán sơ bộ;- Kiểm kê hàng tồn kho;
- Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị;
Trang 31- Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm;
9Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể
Thứ tự
Yếu tố hoặc khoản mục quan trọng
Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro kiểm
Mức trọng
Phơng pháp kiểm
Thủ tục
kiểm toánTham chiếu
Từ kế hoạch tổng quỏt thỡ từng phần hành sẽ cú chương trỡnh kiểm toỏn riờng của mỡnh dựa trờn cơ sở kế hoạch tổng quỏt ở trờn và chương trỡnh kiểm toỏn mẫu đó được soạn thảo sẵn của Cụng ty.
3.1.4 Chương trỡnh kiểm toỏn đối với khoản mục tiền
Bảng 2.2: Chương trỡnh kiểm toỏn tiền mặt, tiền gửi ngõn hàng
v
Trang 32Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng:………Niên độ kế toán:………
Tham chiếu:…………
TIỀNMục tiêu:
- Ngân quỹ là có thực và thực sự có thể cho phép doanh nghiệp thực hiện các cam kết của mình
- Chia cắt niên độ phải được thực hiện một cách chính xác với các khoản nhập quỹ cũng như đối với các khoản xuất quỹ (tính hữu hiệu và cách trình bày)
- Đối chiếu số liệu ngân hàng với số dư tiền gửi ngân hàng trong sổ kế toán và các yếu tố đưa ra đối chiếu phải được giải thích (tính hiện hữu, tính chính xác, giá trị, tính sở hữu, cách trình bày)
Thủ tục kiểm toánTham chiếu
Người thực hiện
Ngày thực hiện
1 Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
1.1 Thu thập các thông tin về chính sách kế toán áp dụng Đánh giá mức độ hợp lý và phù hợp của chính sách này1.2 Lập trang tổng hợp tài khoản tiền Tiến hành kiểm tra
tổng thể về các tài khoản tiền để đảm bảo không có số dư âm hay số dư lớn bất thường trong quỹ hay trên tài khoản tiền gửi Trường hợp có số dư âm hay số dư lớn bất thường, trao đổi với khách hàng để tìm ra nguyên nhân và thu thập các bằng chứng để chứng minh cho các giải thích đó.
1.3 Thu thập số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) trên sổ kế toán chi tiết Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước, thực hiện đối chiếu với trên sổ kế toán tổng hợp