Các yếu tố tác động đến hành vi du lịch có trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam

71 25 0
Các yếu tố tác động đến hành vi du lịch có trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1. Lí do chọn đề tài Phát triển du lịch không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế, vai trò của du lịch trong xóa đói giảm nghèo, phát triển dân trí, tăng cường hội nhập, giao lưu văn hóa… đã được kiểm chứng cả trong lý luận và thực tiễn. Nhiều quốc gia vì vậy đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch, dẫn đến sự xuất hiện của trào lưu du lịch đại chúng (mass tourism). Bên cạnh những lợi ích thu được, phát triển du lịch đại chúng mang đến những tiêu cực về mặt môi trường và xã hội như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, phá hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, và các tệ nạn. Những tác động tiêu cực cùng suy thoái về mặt môi trường - xã hội do phát triển du lịch đại chúng gây ra là khởi nguồn cho sự ra đời của một khái niệm mới trong du lịch, đó là du lịch bền vững. Nhiều thuật ngữ được sử dụng để cụ thể hóa mục tiêu của du lịch bền vững, trong đó du lịch có trách nhiệm (sau đây được viết tắt thành “DLTN”) được xem là một thuật ngữ có tính ứng dụng cao (Neto, 2003; Chetttiparamb và Kokkranikal, 2012). Khác với khái niệm du lịch bền vững mang tính phổ quát, lý thuyết, DLTN mang tính thực tiễn, đề ra những yêu cầu cụ thể cho các bên tham gia trong hoạt động du lịch xuất phát từ hành vi của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức (Wheeller, 1993; Mihalic, 2016). DLTN còn chỉ ra những yêu cầu mà ngành du lịch phải thực hiện trên ba khía cạnh cân bằng trong phát triển du lịch bền vững gồm kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy, khái niệm DLTN ra đời năm 2002 và ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ ở Việt Nam và trên thế giới. Tại Việt Nam, thực trạng ứng dụng và phát triển du lịch bền vững có nhiều khác biệt so với các quốc gia khác. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) hay Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đã có nhiều hoạt động thực tiễn hỗ trợ như đầu tư vào dự án, tổ chức hội thảo về DLTN, hay Chương trình phát triển năng lực có trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESRT) do EU tài trợ đã đưa ra các nguyên tắc về DLTN ở Việt Nam. Câu lạc bộ DLTN (RTC) đã được thành lập năm 2009, là một hiệp hội liên kết các tổ chức, cá nhân, và doanh nghiệp lữ hành quốc tế để thúc đẩy thực hiện DLTN. Tuy vậy, một số công cụ và hướng dẫn thực hiện DLTN được xây dựng nhưng chưa phổ biến rộng rãi tới từng chủ thể tham gia hoạt động du lịch hay tại các điểm đến du lịch. Hơn nữa, những tài liệu này vận dụng những kinh nghiệm DLTN của nước ngoài, thiếu đi những nghiên cứu đầy đủ về bối cảnh và thực trạng phát triển du lịch của Việt Nam. Điều này dẫn đến việc thực hiện DLTN ở Việt Nam vẫn chưa đúng hướng và đạt được hiệu quả mong muốn như trong các định hướng phát triển du lịch. Ngoài ra, thực hiện hành vi DLTN ở Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn giới thiệu ban đầu và mức độ nhận thức về DLTN của các bên tham gia vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu về DLTN vẫn chủ yếu đưa ra các giải pháp và mô hình cho các nhà quản lý, vẫn chưa chỉ ra được động cơ thúc đẩy các bên liên quan hay các rào cản hạn chế việc thực hiện hiệu quả hành vi DLTN. Ngoài ra, Việt Nam còn có một số đặc điểm khác biệt về cấu trúc các tổ chức về du lịch, chính sách về du lịch, vai trò của các trung gian (doanh nghiệp lữ hành quốc tế), ảnh hưởng của xã hội tới phát triển du lịch..., vì vậy, việc thực hiện DLTN của các bên liên quan cũng mang nhiều điểm riêng biệt. Về mặt lý luận, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trong lĩnh vực DLTN. Kết quả đã chỉ ra được định nghĩa, khái niệm, mô hình, giải pháp, các yếu tố tác động, và hướng dẫn thực hiện DLTN ở nhiều quốc gia khác nhau. Nghiên cứu tập trung nhiều vào phân tích nhận thức, thái độ và hành vi của các bên tham gia trong DLTN. Bên cạnh đó, các tác giả cũng dựa vào thuyết hành động hợp lý (theory of reasoned action) của Fishbein và Ajzen (1975) để giải thích cho ý định tham gia và dự đoán hành vi của các bên trong hoạt động DLTN. Kết quả chỉ ra rằng từ nhận thức, thái độ tới hành vi DLTN của các bên vẫn chưa thật sự thống nhất hoàn toàn (ví dụ, nghiên cứu của Budeanu, 2007). Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện DLTN, nhưng các yếu tố này chưa thực sự rõ ràng. Thực hiện DLTN mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với xã hội và các bên liên quan, giúp mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch, cho khách du lịch và từ đó giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt trên thị trường (Krippendorf, 1987; Weeden, 2002; Camilleri, 2015). Đây là một trong những nguyên nhân để các doanh nghiệp lữ hành quốc tế thực hiện hành vi DLTN. Tuy nhiên, lợi thế này trên thực tế không phải dễ thực hiện được như lý thuyết đưa ra. Hành động của khách du lịch không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhận thức của họ về DLTN (Goodwin và Francis, 2003). Mặc dù du khách luôn mong muốn các doanh nghiệp lữ hành quốc tế thực hiện DLTN, nhưng họ không sẵn sàng chi trả các mức giá của sản phẩm DLTN. Hành vi ra quyết định tiêu dùng du lịch của khách còn phụ thuộc vào khả năng chi trả của họ. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế không thể bỏ qua nguyện vọng của khách du lịch nhưng mặt khác họ không thể phát triển bền vững nếu không có lợi nhuận. Vì lí do này, các doanh nghiệp không thực sự gắn kết với thực hiện DLTN. Sheldon và Park (2012) cũng chỉ ra rằng mặc dù có hướng dẫn thực hiện nhưng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế vẫn gặp những trở ngại trong việc thực hành. Tỷ lệ thực hiện thành công rất thấp, chỉ chiếm 30% tổng số các doanh nghiệp ủng hộ hành vi DLTN. Thêm vào đó, các nghiên cứu còn đưa ra yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện DLTN của một điểm đến, trong đó đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, đây lại là các nghiên cứu kiểu mẫu, không mang tính khái quát và kết quả thường chỉ phù hợp với một điểm đến cụ thể, chẳng hạn như nghiên cứu của Xin và Chan (2014), Chettiparamb và Kokkranikal (2012), và Tearfund (2000). Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra DLTN như một hiện tượng, DLTN có những giá trị và lợi ích khác biệt so với các khái niệm liên quan đến du lịch bền vững khác, tuy nhiên bản chất của DLTN, trong đó động cơ dẫn dắt các đối tượng liên quan thực hiện hành vi DLTN vẫn chưa được làm rõ. Một số công trình đã tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện DLTN của doanh nghiệp, nhưng các nguyên tắc đó không mang tính hệ thống và khái quát, chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ đưa ra mô hình lý thuyết mà không tiến hành kiểm định thực nghiệm, ngoài ra, có nghiên cứu thực nghiệm nhưng mô hình lý thuyết đơn giản, có đưa ra mô hình lý thuyết kèm kiểm định thực nghiệm nhưng lại nghiên cứu trong bối cảnh ở các nước phát triển. Điều này đặt ra sự cần thiết của việc thực hiện nghiên cứu đánh giá yếu tố tác động đến hành vi DLTN ở các nước đang phát triển, như ở Việt Nam. Trong lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp lữ hành được coi là trung tâm để kết nối các bên liên quan với nhau, và trong DLTN, các doanh nghiệp sẽ góp phần định hướng và thúc đẩy DLTN. Một doanh nghiệp lữ hành quốc tế thực hiện hành vi DLTN thì sẽ đưa ra những sản phẩm, dịch vụ DLTN, từ đó sẽ thu hút và thúc đẩy khách du lịch tiêu dùng sản phẩm và thể hiện hành vi đi DLTN, và do vậy nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương cũng như đóng góp cho điểm đến du lịch những lợi ích bền vững trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường (Camilleri, 2015; Vũ Quốc Trí, 2015). Hơn nữa, các doanh nghiệp biết làm thế nào để tiếp cận được du khách thông qua các ấn phẩm, các phương tiện truyền thông, do đó kết nối được các điểm du lịch bền vững với khách hàng. Vai trò trung tâm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong thực hiện DLTN đã được đề cập đến trong nhiều tuyên bố, trong đó có tuyên bố Cape Town năm 2002, tuyên bố Kerala năm 2008, và tuyên bố Alberta năm 2011 (Chettiparamb và Kokkranikal; 2012). Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu những yếu tố tác động đến việc thực hiện hành vi DLTN của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

... ? ?Các yếu tố tác động đến hành vi DLTN doanh nghiệp lữ hành quốc tế Vi? ??t Nam? ?? 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu với mục tiêu yếu tố tác động đến hành vi DLTN doanh nghiệp lữ hành quốc tế Vi? ??t... hành vi tham gia vào hoạt động DLTN doanh nghiệp lữ hành quốc tế Vi? ??t Nam - Tìm mối quan hệ yếu tố tác động đến hành vi doanh nghiệp lữ hành quốc tế Vi? ??t Nam, góp phần xây dựng hành vi DLTN doanh. .. hành vi doanh nghiệp Mục tiêu cụ thể nghiên cứu bao gồm: - Xác định yếu tố tác động đến thực hành vi DLTN doanh nghiệp lữ hành quốc tế Vi? ??t Nam - Đánh giá tác động yếu tố bên bên ngồi doanh nghiệp

Ngày đăng: 02/07/2021, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan