1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

96 854 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi nước ta đã ra nhập WTO, nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh và mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao trên 8%/ năm Song song với điều đó là sự cạnh tranh ngày một gay gắt, khốc liệt không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà hàng hoá ngoại nhập đang tràn vào thị trường nước ta Thị trường thực phẩm là một thị trường sôi động chứa đựng nhiều thách thức Trong nhiều năm liền, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong cả nước về sản xuất bánh kẹo Để giữ vững và nâng cao vị thế đó, Công ty phải không ngừng phát huy những tiềm năng vốn có như đội ngũ công nhân lành nghề lâu năm, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ…; tìm cách giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp, chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng lớn đến giá thành của sản phẩm Những thông tin kịp thời, nhanh chóng, chính xác về nguyên liệu, vật liệu giúp cho bộ phận quản lý có quyết định đúng đắn phục vụ cho sản xuất Vì vậy, công tác kế toán nguyên vật liệu được Công ty đặc biệt chú trọng, hạch toán một cách khoa học, phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp Qua nghiên cứu lý luận trong quá trình học tập kết hợp xem xét thực tiễn trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà, em thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Vì vậy,

em lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công

ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà”

Trang 2

Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận:

1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

2 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

3 Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên chuyên đề còn một số thiếu sót, em kính mong các thầy cô góp ý và sửa chữa để bài viết hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thanh Quý đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trên toàn quốc chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Tên giao dịch: Hai Ha - Confectionery - Joint - Stock - CompanyTên viết tắt: HAIHACO Loại hình: Công ty cổ phầnCơ quan quản lý: Bộ Công nghiệp Mã số thuế: 0101444397

E-mail: haihaco@hn.vnn.vn Website: www.haihaco.com.vnĐiện thoại: (84-4) 8632956 Số fax : (84-4) 8631683

Địa chỉ trụ sở chính: 25 Trương Định - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.

Đăng ký kinh doanh số: 0100303614, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20/01/2004 Tài khoản ngân hàng: Số 710A.00009 tại Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân, Hà Nội.

Vốn điều lệ: 54.750.000.000 đồng.

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm; Kinh doanh xuất nhập khẩu: Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác;

1 Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Bánh kẹo Hải Hà Từ khi Công ty bắt đầu thành lập đến nay trải qua 48 năm, đã nhiều lần

thay đổi tên gọi cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của Công ty Quá trình phát triển của Công ty có thể khái quát qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1960-1967: Ban đầu là Xưởng miến Hoàng Mai thành lập

ngày 25/12/1960 do Tổng Công ty Nông Thổ Sản Miền Bắc trực thuộc Bộ Nội Thương quản lý, sản xuất các sản phẩm: miến, tinh bột ngô, mạch nha…

Trang 4

Năm 1962, thành lập bộ phận chế biến dầu và tinh bột ngô cung cấp nhiên

liệu cho Nhà máy Pin Văn Điển Năm 1966, Bộ Công nghiệp đã đổi tên xí

nghiệp Hoàng Mai thành Nhà máy thực phẩm thực nghiệm Hải Hà

- Giai đoạn 1968-1991: Năm 1968, Nhà máy trực thuộc Bộ Lương thực

thực phẩm quản lý Tháng 6/1970, Nhà máy tiếp nhận một phân xưởng kẹo

của Nhà máy Bánh kẹo Hải Châu chuyển sang với công suất 900 tấn/ năm Nhà máy mang tên mới là Nhà máy Thực phẩm Hải Hà.

Tháng 12/1976, Nhà nước phê chuẩn phương án thiết kế, mở rộng Nhà máy Thực phẩm Hải Hà với công suất thiết kế 6000 tấn/ năm Từ năm 1981-1985 là thời kỳ chuyển biến của Nhà máy từ giai đoạn sản xuất thủ công có một phần cơ giới sang sản xuất cơ giới hoá có một phần thủ công.

Giai đoạn từ 1986-1990 là giai đoạn khó khăn chuyển giao cơ chế cũ sang cơ chế mới: cơ chế thị trường Nhà máy luôn phải đối phó những nguy cơ phá sản trước những thách thức và khó khăn của cơ chế mới.

Năm 1987, Nhà máy được đổi tên thành “Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà” thuộc bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.

Năm 1988, Công ty đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Hải Hà

- Giai đoạn từ 1992 đến 2002: Tháng 12/1992, Công ty chuyển sang Bộ

Công nghiệp quản lý, giai đoạn này Công ty có nhiều bước tiến đáng kể: đưa nhiều máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến vào sản xuất, tổ chức lại bộ máy gọn nhẹ hơn, quan tâm hơn tới các hoạt động của thị trường.

Năm 1993, Công ty liên doanh với Nhật Bản, thành lập Công ty liên doanh HAIHA-KOTOBUKI tại Hà Nội.

Năm 1994-1995, theo quyết định của Bộ Công nghiệp, Nhà máy sáp nhập Nhà máy mì chính Việt Trì và Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định.

Năm 1995, Công ty liên doanh với Hàn Quốc thành lập Công ty liên doanh MIWON tại Việt Trì Công ty còn có một liên doanh với Hàn Quốc là

Trang 5

Công ty HAI HA KAMEDA tại Nam Định nhưng đã giải thể năm 1999.

- Giai đoạn từ 2003 đến nay

Năm 2003, chuẩn bị cho quá trình cổ phần hoá theo chủ trương của Bộ Công nghiệp, Công ty đã chuyển giao bộ phận quản lý liên doanh HAIHA-KOTOBUKI cho Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam Đối với Công ty liên doanh MIWON thì Công ty bán lại phần vốn cho đối tác nước ngoài.

Tháng 1/2004, căn cứ theo quyết định 191/2003/QĐ-BCN ban hành ngày 14/1/2003, Công ty đã tiến hành cổ phần hoá thành công ty cổ phần với 51% vốn Nhà nước và 49% vốn khác với tên giao dịch là Hai Ha - Confectionary Joint - Stock - Company (HAIHACO) do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.

Ngày 20/11/2007, HAIHACO chính thức đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch Trước nhu cầu ngày càng tăng đối với những sản phẩm bánh kẹo có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tiện dụng, HAIHACO định hướng đầu tư vào phát triển thêm những dòng sản phẩm mới, phấn đấu giữ vững vị trí là một doanh nghiệp hàng đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam

2 Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1 Đặc điểm của sản phẩm

Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp thực phẩm cụ thể là sản phẩm bánh kẹo, trong đó sản lượng kẹo là chủ yếu chiếm tỷ trọng tới 70%-75% Khác với những sản phẩm thông thường, quá trình hình thành lên sản phẩm bánh kẹo rất ngắn (nhiều nhất là sản xuất kẹo chew tới 4 giờ, ngắn nhất là sản xuất bánh biscuit chỉ tới 30 phút) Vì vậy, Công ty không có sản phẩm dở dang

Công ty cung cấp ra thị trường khoảng hơn 180 các chủng loại bánh kẹo khác nhau:

 Căn cứ vào đặc tính của sản phẩm:

+ Chủng loại bánh gồm 4 nhóm mặt hàng: bánh kem xốp, bánh mặn,

Trang 6

bánh biscuit, bánh cracker.

+ Chủng loại kẹo gồm 3 nhóm mặt hàng: kẹo cứng, kẹo dẻo( chipchip, chew dâu, chew nho đen…), kẹo mềm (xốp me, kẹo xốp dừa,…).

 Căn cứ vào chất lượng và giá trị của sản phẩm:

+ Sản phẩm có chất lượng cao: bánh kem xốp phủ sôcôla, bánh kem xốp thỏi, bánh dạ lan hương, bánh cracker, kẹo jelly, kẹo caramen…

+ Sản phẩm có chất lượng trung bình: một số loại kẹo cứng, kẹo mềm… Công ty đặc biệt chú trọng đến công nghệ và vấn đề bảo hộ độc quyền cho các dòng sản phẩm như ChewHaiha, Haihapop, Miniwaf, ChipHaiha, Snack –Mimi, Long-pie, Long-cake, Hi-pie, Lolie

2.2 Thị trường tiêu thụ

Với cơ cấu sản phẩm phong phú và đa dạng Công ty đã đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước Trong đó, thị trường chính của Công ty là miền Bắc chiếm khoảng 60% sản lượng tiêu thụ và được coi là thị trường thuận lợi, truyền thống nhất của Công ty Công ty đang rất chú trọng xúc tiến phát triển thị trường xuất khẩu sang các nước như: Lào, Campuchia, trung Quốc, Đài Loan, Mông Cổ, Châu Phi và Trung Đông.

Kênh phân phối sản phẩm chủ yếu thông qua các đại lý khoảng 70% sản lượng tiêu thụ; kênh phân phối lớn thứ hai thông qua người bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại như: METRO, FIVIMART… chiếm khoảng 20% và kênh phân phối trực tiếp chiếm khoảng 10%

Bên cạnh đó, Công ty đa dạng hoá các hình thức quảng cáo: phương tiện đại chúng; khuyến mại, tặng thưởng; tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế; chương trình “Hàng Việt Nam chất lượng cao”… Thị trường là vấn đề sống còn đảm bảo cho sự phát triển của Công ty Vì vậy, liên tục đổi mới để đón đầu thị trường và giữ vững uy tín, chất lượng sản phẩm là một trong những bí quyết quan trọng tạo nên sự thành công của HAIHACO

Trang 7

2.3 Đặc điểm của dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị

Đối với một doanh nghiệp sản xuất, máy móc thiết bị chiếm một vai trò hết sức quan trọng, tác động đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Hiện tại, HAIHACO đang sở hữu một hệ thống máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại, được đầu tư mới 100% Trong đó, 2 dây truyền đồng bộ sản xuất kẹo Chew của Cộng hoà Liên Bang Đức, công suất 20 tấn/ngày; dây chuyền sản xuất kẹo mềm, công suất 10 tấn/ngày… Ngoài ra, Công ty còn đầu tư hai nồi nấu kẹo chân không liên tục và một số máy gói kẹo tự động.

Tuy sản phẩm rất đa dạng và phong phú nhưng chúng có những nét đặc thù chung nên chúng được phân thành những nhóm sản phẩm và được sản xuất trên cùng dây chuyền công nghệ Quy trình sản xuất ở Công ty đơn giản, khép kín, chu kỳ ngắn, diễn ra liên tục từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho, sản xuất mẻ mới Mỗi phân xưởng chỉ chuyên môn hoá một loại sản phẩm nhất định

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất bánh của công ty

Nhào trộn (hoà bột)

Đóng hộpNướngLàm nguội

Đóng túi

Làm nguộiMáy cắt nhanh

Đóng túiĐóng hộpNguyên vật liệu

Trang 8

2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà được thực hiện đa bộ phận theo kiểu trực tuyến chức năng Các kế hoạch, chính sách dài hạn phải tuân thủ theo kế hoạch và sự quản lý của Ban giám đốc Công ty Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

 Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết, có quyền quyết định cao nhất, bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

 Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý, định hướng các chính sách để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị gồm 5 người: 3 người đại diện vốn của Nhà nước, 2 người đại diện cho vốn cổ đông.

 Ban kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động Hội đồng quản trị và báo cáo lại ở cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra

Bộ máy quản lý của Công ty được thành lập và hoạt động chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả Ban giám đốc của Công ty có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng và có sự phối hợp khá nhịp nhàng tạo sự thống nhất cao cho mỗi quyết định, gồm 3 người: Tổng giám đốc và hai Phó tổng giám đốc trong đó:

 Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty do Hội đồng quản trị cử ra, điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty  Phó tổng giám đốc tài chính do Tổng giám đốc đề cử, phụ trách tài

chính, trực tiếp theo dõi, quản lý và chỉ đạo Phòng tài chính Kế toán. Phó tổng giám đốc kỹ thuật do Tổng giám đốc cử ra, quản lý về quy

trình công nghệ, sản xuất sản phẩm, chỉ đạo trực tiếp Phòng kỹ thuật.Công ty có các phòng ban chức năng:

Kế toán TGNH

Trang 9

- Phòng Kế hoạch-Thị trường (Phòng kinh doanh): có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm, thăm dò thị trường, xây dựng các chiến lược tiếp thị quảng các trên các phương tiện đại chúng.

- Phòng vật tư: có nhiệm vụ thu mua, cung ứng vật tư dựa vào định mức tiêu hao và các định mức dự trữ, đảm bảo sản xuất ổn định và đạt hiệu quả.

- Phòng KCS có nhiệm vụ kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm cho quá trình tiêu thụ và lập kế hoạch quản trị chất lượng.

- Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, theo dõi quy trình công nghệ đảm bảo chất lượng sản phẩm, nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra chất lượng, cải tiến chất lượng, chế tạo ra các sản phẩm mới.

- Phòng Kế toán tài chính (Phòng Tài vụ): thực hiện tổ chức hạch toán, phân tích hiệu quả hoạt động của từng quý, từng năm cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Văn phòng: sắp xếp nhân sự, xây dựng chế độ tiền lương, thưởng và bảo hiểm xã hội, giải quyết các vấn đề mang tính hành chính, thủ tục

Các phòng, các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau góp phần thúc đẩy tích cực vào sự phát triển của Công ty

Hiện nay, Công ty có các xí nghiệp thành viên:

 Xí nghiệp bánh: sản xuất các loại bánh biscuit, bánh kem xốp,… Xí nghiệp kẹo: sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo có nhân và các loại

kẹo như: xốp cam, xốp cốm, xốp dâu…

 Xí nghiệp kẹo chew: sản xuất các loại kẹo chew như: chew nho đen, chew taro, chew bắp, chew dâu…

 Xí nghiệp phụ trợ (hay Xí nghiệp cơ khí): cung cấp nhiệt lượng, sửa chữa lớn và bộ phận sản xuất phụ như: sản xuất giấy nhãn gói kẹo, in hộp…

 Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà I: sản xuất các loại kẹo, gia công túi,

Trang 10

 Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà II: sản xuất bánh kem xốp và một số loại bánh khác,…

Đứng đầu các Xí nghiệp là các giám đốc có toàn quyền quyết định các vấn đề thuộc xí nghiệp mình và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và các phòng ban về các hoạt động do mình phụ trách

Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Công ty còn có hai chi nhánh tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh Việc phân bố trụ sở chính và chi nhánh đồng đều trên cả nước giúp Công ty thực hiện việc tiêu thụ và cung ứng sản phẩm kịp thời, nhất là những sản phẩm mang tính thời vụ, tiêu thụ mạnh về cuối năm

Bộ máy quản lý của Công ty có thể được khái quát theo sơ đồ sau:

Đại hội đồng cổ đôngHội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc kỹ thuậtBan kiểm soát

Phòng kế toán tài chính

Phòng vật tư

Phòng KH- thị trường

Văn phòng

Phòng KCS

Phòng kỹ thuật và pháttriểnPhó tổng giám đốc tài chính

Trang 11

Sơ đồ 2.2.: Tổ chức bộ máy quản lý

2.5 Đánh giá kết quả hoạt động của sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY

Đơn vị tính:Triệu VNĐ

1 Doanh thu thuần BH & CCDV 330,058 325,830 341,247

8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 13,524 16,49 21,457

nghiệp kẹo chew

Chi nhánh TP.Hồ Chí MinhXí

nghiệp bánh

Xí nghiệp kẹo

Xí nghiệp phụ trợ

Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà I

Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà II

Trang 12

Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần đâycủa Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Với sự chọn lọc của thị trường và định hướng tái cơ cấu sản phẩm theo hướng tập trung vào những sản phẩm có chất lượng cao, được ưa chuộng nhiều hơn, doanh thu năm 2006 của HAIHACO có sự giảm nhẹ (giảm 1% so với năm 2005), nhưng tỷ lệ chi phí trên tổng doanh thu cũng đã giảm từ 95% xuống còn 94,2% và đem lại lợi nhuận vượt trội, 17,4 tỷ đồng so với 14,7 tỷ đồng năm 2005 Lợi nhuận sau thuế quý III/2007 đạt 2,03 tỷ đồng, tăng 126,3% so với quý III/2006, tăng 97% so với quý II/2007 Trong các năm tiếp theo, HAIHACO đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 2,9% trong năm 2008 đến 5,7% vào năm 2010

MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY

Đơn vị: Tỷ đồng

Bảng 2.4: Mục tiêu của Công ty đến 2010

Trong năm 2007-2008, Công ty được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 14% Kể từ năm 2009, mức thuế áp dụng là 28%.

Trang 13

Ta nhận thấy năm 2007, doanh thu của Công ty đã vượt qua kế hoạch đạt 344 tỷ đồng vượt qua mức đề ra là 340 tỷ đồng Trên thực tế, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của thị trường Việt Nam, theo đánh giá của Tổ chức SIDA (Thụy Điển), vẫn thấp hơn so với mức bình quân của thế giới Trong khi đó, HAIHACO đã tiết giảm được chi phí, một phần do việc đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất và có nhiều tài sản đã khấu hao được hơn 2/3 giá trị, thậm chí nhiều thiết bị đã khấu hao hết Điều đó chứng tỏ mục tiêu trên của HAIHACO là hoàn toàn khả thi.

Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, hoà mình vào hội nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam cũng như xu thế chung của nền kinh tế toàn cầu.

3 Đặc điểm tổ chức kế toán và công tác kế toán của Công ty

Bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung Tất cả các nghiệp vụ kế toán như: phản ánh, ghi chép, lưu giữ, xử lý chứng từ, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, lập và phân tích hệ thống báo cáo trong doanh nghiệp và việc hướng dẫn kiểm tra đôn đốc công tác kế toán tại các xí nghiệp đều được thực hiện tại Phòng kế toán tài chính Phòng kế toán hiện nay gồm 8 người:

 Đứng đầu là kế toán trưởng: là người chỉ đạo trực tiếp và phụ trách chung các hoạt động của Phòng kế toán tài chính và kiêm kế toán tổng hợp

 Tiếp theo là phó trưởng phòng kế toán làm về kế toán tài sản cố định (TSCĐ) và xây dựng cơ bản (XDCB); là người có nhiệm vụ theo dõi giá trị của tài sản hiện có, biến động tăng giảm của TSCĐ, tính khấu hao…

 Kế toán vật tư (NVL & CCDC): theo dõi hạch toán chi tiết, tổng hợp

Trang 14

tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật tư, định kỳ đối chiếu với thủ kho.

 Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành và tiền lương: là người có nhiệm vụ hạch toán chi tiết, tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ; tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất, tính giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ

 Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (TGNH) và tạm ứng: là người có trách nhiệm hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt, tổng hợp tình hình thanh toán tạm ứng, thanh toán nội bộ và thanh toán bên ngoài Công ty với các đối tượng

 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả: là người chịu trách nhiệm tổ chức hạch toán chi tiết, tổng hợp thành phẩm hoàn thành nhập kho, tiêu thụ, tồn kho cuối kỳ; xác định doanh thu, kết quả tiêu thụ sản phẩm…

 Kế toán huy động vốn và thanh toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết tình hình huy động vốn và tình hình thanh toán công nợ với từng đối tượng nhà cung cấp, với từng khách hàng.

 Thủ quỹ: là người quản lý nhận và xuất, tồn quỹ tiền mặt, thu tiền của khách hàng, kiểm tra tính thật giả của tiền và ghi sổ quỹ tiền mặt, gửi tiền vào ngân hàng kịp thời theo đúng quy định

Ngoài ra ở các Xí nghiệp thành viên đều có những nhân viên thống kê, thủ kho, khoảng 2-3 người dưới sự điều hành của giám đốc xí nghiệp và kế toán trưởng, có nhiệm vụ theo dõi tình hình sản xuất, tình hình lao động, vật tư một cách đơn giản, thu thập các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xí nghiệp mình, ghi thẻ kho, lập báo cáo chi tiết hàng tồn kho và hàng tháng gửi báo cáo lên phòng kế toán Định kỳ phải có sự đối chiếu với từng xí nghiệp theo chỉ đạo của kế toán trưởng.

Trang 15

Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà :

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Bánh kẹo Hải Hà

3.1 Các chính sách kế toán của Công ty

Công tác kế toán tại Công ty đang vận dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15: QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006

Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 theo năm dương lịch

Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi chép kế là Đồng Việt Nam (VND) Công ty sử dụng tỷ giá thực tế để chuyển đổi đồng ngoại tệ sang đồng Việt Nam

Tài sản cố định của Công ty được xác định theo giá thực tế và được theo dõi theo 3 chỉ tiêu: nguyên giá, giá trị khấu hao và giá trị còn lại Phương pháp tính khấu hao là khấu hao đường thẳng và khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh

Nhân viên kế toán và thống kê ở cácXí nghiệp thành viên

Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả

Kế toán huy động vốn và thanh toán công nợKế

toánvật tư

Kế toán TSCĐvàXDCB

Kế toán CPSX, tính giá thành và tiền lương

Thủ quỹKế toán

tiền mặt, TGNH, tạm ứng

Kế toán trưởng kiêmkế toán tổng hợp

Trang 16

Đối với hàng tồn kho Công ty áp dụng hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song Giá trị hàng tồn kho được xác định theo giá thực tế Công ty sử dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền theo tháng để phản ánh trị giá của nguyên vật liệu xuất kho và xác định giá vốn.

Công ty tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ Ngoài thuế GTGT Công ty còn phải hạch toán các loại thuế khác như: thuế GTGT của hàng nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế sử dụng đất và một số loại thuế và phí khác.

Hiện nay, Phòng kế toán tài chính của Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán VC 2001 Máy tính của các kế toán viên được nối mạng với nhau và máy chủ của kế toán trưởng theo dõi toàn bộ các máy còn lại trong phòng.

3.2 Chế độ chứng từ

Công ty sử dụng hệ thống chứng từ về lao động, tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng, tiền tệ, TSCĐ… theo đúng quy định của Bộ Tài chính Ngoài ra, Công ty còn sử dụng các chứng từ do Công ty lập phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được sự cho phép của Bộ Tài chính Một số chứng từ chủ yếu được sử dụng tại Công ty:

- Phiếu nhập mua hàng

- Phiếu nhập hàng bán bị trả lại- Phiếu trả lại nhà cung cấp- Phiếu thanh toán tạm ứng- Phiếu nhập kho

- Phiếu xuất kho…

3.3 Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Công ty sử dụng hệ thống các tài khoản theo đúng chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp trừ một số tài khoản như: TK 631 vì Công ty sử dụng

Trang 17

phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho Tuy nhiên do đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hoá đa dạng do vậy Công ty còn mở một số tài khoản chi tiết cho từng đối tượng chi phí đối với TK 621 TK 621 được chi tiết thành TK 6211 và TK 6212 căn cứ theo mục đích sử dụng dùng để sản xuất sản phẩm chính là bánh kẹo hay dùng để sản xuất sản phẩm phụ là hộp bánh kẹo, túi gói, hoặc rang, xay cafe…

TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

+ 6211 – chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm bánh kẹo 6211 B: chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm bánh

6211 W: chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm kẹo chew…+ 6212 - chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm phụ

6212 tui: chi phí nguyên vật liệu của túi (tổ gia công túi) 6212 hộp: chí phí nguyên vật liệu của hộp (tổ gia công hộp)…

Ngoài ra, Công ty còn mở TK chi tiết của một số TK như: TK 152, TK 154, TK 155, TK 131, TK 331,…theo từng loại sản phẩm, từng kho, từng phân xưởng hay từng khách hàng, nhà cung cấp.

3.4 Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán

Để công tác quản lý dễ dàng, khoa học tính toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ thì Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ (NKCT) Hàng ngày các kế toán viên tiến hành cập nhật dữ liệu, máy sẽ xử lý các thông tin liên quan đến kế toán và cho ra các dữ liệu mới Cuối tháng, kế toán viên có thể in ra các sổ cần thiết theo yêu cầu của quản lý là các sổ chi tiết hay sổ tổng hợp Với việc sử dụng phần mềm kế toán máy, mỗi phần hành kế toán được thiết kế cho một giao diện riêng với đầy đủ danh mục cần thiết cho mỗi phần hành Các máy tính được nối mạng với nhau Cuối tháng, tổng hợp số liệu ở sổ nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái các tài khoản Công ty thực hiện tổ chức sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp

Trang 18

vụ kinh tế phát sinh bên Có tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.

Hệ thống sổ kế toán được sử dụng trong Công ty bao gồm: các sổ nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái, sổ và các thẻ kế toán theo quy định chung

Về nhật ký chứng từ của Công ty sử dụng bao gồm: -NKCT số 1: Ghi có TK 111.

-NKCT số 2: Ghi có TK 112.

-NHCT số 4: Ghi Nợ,Có TK 311, 315, 341, 342.-NKCT số 5: Ghi Có, Nợ TK 331.

-NKCT số 7: Tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp.

-NKCT số 8: Ghi Có TK 155, 131, 511, 641, 642, 632, 711, 911…-NKCT số 10: Ghi Nợ, Có TK 133, 141, 138, 333, 338, 411, 421, 431…NKCT này mở riêng cho từng TK.

Các bảng kê Công ty sử dụng bao gồm: -Bảng kê 1: Tiền mặt

-Bảng kê 2: TGNH

-Bảng kê 4: Tập hợp chi phí sản xuất.

-Bảng kê 5: Tập hợp CPBH, CPQLDN, XDCB.-Bảng kê 6: Chi phí trả trước.

-Bảng kê 8: Bảng tính giá thành sản phẩm.

Công ty còn sử dụng: bảng phân bổ tiền lương và BHXH; bảng tính khấu hao TSCĐ; bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ , dụng cụ Sổ cái tài khoản được mở chi tiết và tổng hợp tuỳ vào yêu cầu của người sử dụng

3.5 Các báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính của công ty được lập và tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính theo quyết định số 15: QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Trang 19

Các báo cáo tài chính Công ty sử dụng bao gồm:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02 - DN).- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN).

- Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09- DN).- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN).

Do Công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán nên theo thông tư 38/2007/TT/BTC ban hành ngày 18 tháng 04 năm 2007 của Bộ tài chính về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Công ty thực hiện việc lập và công bố các báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư này Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán, Công ty phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính Công ty công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính quý trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày hoàn thành báo cáo tài chính quý, cụ thể: thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính quý trước ngày thứ hai mươi của tháng đầu quý tiếp theo Báo cáo tài chính quý không phải kiểm toán Nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính quý của Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán Công ty công bố báo cáo tài chính quý tóm tắt theo Mẫu CBTT-03 (Phụ lục).

Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số báo cáo kế toán do Công ty quy định và lưu hành nội bộ, như các báo cáo về dự toán ngân sách, báo cáo về xác định chi phí phục vụ sản xuất theo một sản phẩm trong một thời gian bất kỳ… phục vụ cho yêu cầu quản trị nội bộ

Sơ đồ 3.2: Quy trình ghi sổ kế toán.

Trang 20

Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ :

Đối chiếu, so sánh :

chi tiếtBảng phân

Tệp dữ liệu chi tiếtChứng từ gốc

Bảng tổng hợp chi tiếtSổ cái tài

khoảnBáo cáo tài chính

Trang 21

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

1 Những vấn đề chung về hạch toán nguyên vật liệu

1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu

Trong nhiều năm liền, Công ty đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, điều này chứng tỏ Công ty luôn đặt chất lượng lên hàng đầu và xứng đáng với thương hiệu ấy Để đạt được chất lượng như vậy, công ty đặc biệt chú trọng đến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật chất và chỉ tham gia vào một chu trình sản xuất nhất định Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là doanh nghiệp dẫn đầu về sản xuất và kinh doanh hàng công nghiệp thực phẩm, cụ thể là bánh kẹo với gần 200 loại mặt hàng Vật tư của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà gồm rất nhiều loại có tính chất đặc thù, riêng biệt: các loại đường, váng sữa, bột mỳ, bơ, tinh dầu, mạch nha, một số loại hương vị hoa quả… Sản lượng hàng năm của Công ty lên tới gần 18.000 tấn sản phẩm Công ty không chỉ sử dụng một loại nguyên vật liệu nhất định mà sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau (khoảng 1500 loại) Nguyên vật liệu mà công ty dùng để sản xuất bánh kẹo phần nhiều là các loại nguyên vật liệu thuộc hàng thực phẩm, có thời gian sử dụng ngắn, rất khó bảo quản, mang tính thời vụ do vậy phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết Là hàng thực phẩm nên hạn sử dụng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm Nếu sản phẩm quá hạn sử dụng không những làm giảm chất lượng, mất hương vị mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng Nguyên vật liệu quá hạn sử dụng dẫn đến biến đổi tính chất lý hoá, tạo ra sản phẩm chất lượng kém, ảnh hưởng tới uy tín của Công ty.

Trang 22

Điều kiện bảo quản cũng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng nguyên vật liệu Phần lớn nguyên vật liệu là những chất hữu cơ, dễ chịu tác động của vi sinh vật trong không khí nên luôn cần được bảo quản tại nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn, một cách khoa học tránh bị ẩm ướt, lên mốc, mối mọt…

Phần lớn nguyên vật liệu có nguồn gốc nông nghiệp mang tính thời vụ chịu tác động nhiều của thời tiết thiên tai: nắng hạn, ngập úng, lụt lội… Một số loại nguyên vật liệu chỉ có vào những mùa nhất định trong năm, nếu năm đó thời tiết không thuận lợi, mất mùa không chỉ số lượng nguyên vật liệu giảm mà còn giá thành tăng cao, chất lượng nguyên vật liệu sụt giảm Do vậy, nguồn nguyên vật liệu luôn có sự biến động bất thường, phức tạp, giá cả không ổn định Hơn nữa, Công ty thu mua nguyên vật liệu không chỉ mua trong nước mà còn phải nhập khẩu một số loại từ nước ngoài, quãng đường vận chuyển xa, chi phí lớn chịu tác động rất nhiều của thị trường thế giới và sự tăng giảm của đồng ngoại tệ Chính vì vậy, Công ty phải có hệ thống những chính sách quản lý khoa học, đúng tiêu chuẩn để có được lượng nguyên vật liệu không chỉ đảm bảo về chất lượng, số lượng và giá cả.

1.2 Công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

Đối với một doanh nghiệp sản xuất nguồn nguyên vật liệu có ý nghĩa sống còn, tác động trực tiếp lên chất lượng sản phẩm nên Công ty đặc biệt chú trọng quản lý tốt tất cả các khâu thu mua, dự trữ, sử dụng, bảo quản vật liệu một cách hợp lý và có hiệu quả

Trước tiên ở khâu thu mua nguyên vật liệu: do Công ty tiến hành sản xuất

liên tục nhiều loại sản phẩm với số lượng lớn nên nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu rất lớn Công ty luôn luôn đòi hỏi một lượng nguyên vật liệu không chỉ với số lượng lớn mà còn phải đa dạng, phong phú về chủng loại, đúng quy

Trang 23

cách, chất lượng tốt Chính vì vậy, để công tác thu mua nguyên vật liệu đạt kết quả tốt nhất, phòng vật tư dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho các loại sản phẩm xây dựng nên kế hoạch thu mua và thực hiện công tác cung ứng vật tư cho sản xuất Nhờ đó, quá trình sản xuất tại Công ty luôn được tiến hành liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch Vật liệu trước khi nhập kho được tiến hành kiểm tra chặt chẽ bởi phòng KCS về tất cả các mặt: số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại.

Tại khâu bảo quản: do nguyên vật liệu có số lượng lớn, đa dạng về chủng

loại và quy cách nên đòi hỏi việc bảo quản cần được tiến hành khoa học Vật tư tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà được tiến hành bảo quản tại hệ thống kho bao gồm 5 kho: THAT, ANH, THU, BICH, KT Trong đó có 4 kho nguyên vật liệu chính và một kho kỹ thuật.

Mỗi loại vật tư có mã riêng, được lập theo loại kho chứa loại nguyên vật liệu đó:

Đường : CHI 243Sữa : 9 THATBột mỳ: THAT 267…

Ngoài ra, tại các Xí nghiệp cũng có kho để bảo quản nguyên vật liệu chuyển từ kho về chờ phục vụ sản xuất

Các kho của Công ty đã đảm bảo đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của một kho hàng: rộng rãi, thoáng mát, có hệ thống phòng chống cháy nổ, có thiết bị bảo quản… Các kho chịu sự quản lý trực tiếp của các thủ kho Các thủ kho của Công ty đều là những nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ lại có kinh nghiệm làm việc lâu năm Chính vì vậy, công tác bảo quản vật tư của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà được thực hiện rất tốt, luôn đảm bảo cho quá trình sản xuất.

Trang 24

Tại khâu sản xuất: nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất là những nguyên vật liệu đã được đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng, quy cách và chủng loại Để chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo việc sử dụng nguyên vật liệu là hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, Công ty đã xây dựng những định mức tiêu hao vật tư cho mỗi loại sản phẩm Định mức vật tư do phòng kỹ thuật và phòng vật tư kết hợp xây dựng dựa trên thông số kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất.

Tình hình thực hiện định mức do phòng vật tư theo dõi Từ đó tính ra tiết kiệm hay lãng phí Nếu việc sử dụng nguyên vật liệu là tiết kiệm mà vẫn đảm bảo chất lượng thì Công ty sẽ tiến hành khen thưởng Ngược lại, nếu nguyên vật liệu bị sử dụng một cách lãng phí, có mất mát, thất thoát, tuỳ theo nguyên nhân mà Công ty tiến hành kỷ luật, truy cứu trách nhiệm bồi thường Đây là phương pháp quản lý một cách hợp lý, giúp cho doanh nghiệp sản xuất vẫn đảm bảo chất lượng mà không bị cố tình giảm thiểu số vật tư sử dụng để thu lợi.

Tại khâu dự trữ: phòng vật tư xây dựng định mức dự trữ cho tất cả các

loại nguyên vật liệu dựa trên đặc điểm của nguyên vật liệu: nguyên vật liệu chính hay phụ, số lượng nhiều hay ít… nhu cầu sản xuất sản phẩm của kỳ sau, sự biến động giá cả của nguyên vật liệu trên thị trường và căn cứ vào tình hình tài chính của Công ty Việc xây dựng định mức tồn kho để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn thiếu nguyên vật liệu không thu mua được hoặc có sự biến động quá cao của giá nguyên vật liệu làm đội chi phí giá thành, đồng thời cũng tránh việc dự trữ quá nhiều làm ứ đọng vốn, mất thêm chi phí kho tàng, bến bãi… Đặc biệt là đối với những loại nguyên vật liệu mang tính thời vụ, cần phải được dự trữ để tiến hành kế hoạch sản xuất cả năm Đối với những loại nguyên vật liệu phải nhập khẩu cũng cần dự trữ tránh chịu sự tác động quá lớn của thị trường thế giới và tỷ giá tiền tệ.

Trang 25

1.3 Phân loại nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà rất phong phú và đa dạng, có rất nhiều chủng loại mà mỗi loại có đặc tính và công dụng khác nhau Để có thể quản lý chặt chẽ từng loại nguyên vật liệu cung cấp kịp thời, chính xác cho việc lập kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên vật liệu, tổ chức tốt công tác kế toán nguyên vật liệu, từ đó phục vụ cho yêu cầu quản trị nội bộ đòi hỏi phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu

Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò và tác dụng, nguyên vật liệu được phân loại như sau:

- Nguyên vật liệu chính: đường, sữa, mạch nha, bơ, bột mỳ, bột gạo, tinh dầu,… đây là đối tượng cấu thành nên thực thể sản phẩm bánh kẹo.

- Vật liệu phụ: nhãn bánh kẹo, đóng hộp, hương liệu, bao gói… tuy không phải là đối tượng cấu thành thực thể sản phẩm nhưng vật liệu phụ làm tăng thêm chất lượng sản phẩm, mẫu mã và tạo cho qua trình sản xuất tiến hành bình thường, liên tục Bên cạnh những nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ có tác dụng thay đổi màu sắc, mùi vụ, đồng thời bảo quản sản phẩm cũng như nâng cao hình thức, tính năng, chất lượng sản phẩm.

- Nhiên liệu: dầu diezel, than, gas, dầu… cho bộ phận nồi hơi, bộ phận vận chuyển… cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh.

- Phụ tùng thay thế, sửa chữa: như dây curoa, bánh răng, pin, bulông…là những vật liệu phục vụ cho thay thế và sửa chữa thiết bị

- Phế liệu thu hồi: như bao dứa, thùng cactong…

Ngoài ra, căn cứ vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu ta có thể phân nguyên vật liệu của Công ty thành 2 loại:

Trang 26

- Nguyên vật liệu mua ngoài: đây là nguồn nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty do phòng vật tư chịu trách nhiệm thu mua, cung ứng phục vụ cho sản xuất.

- Nguyên vật liệu tự sản xuất như: hộp đựng các loại, nhãn sản phẩm… đây là loại vật liệu Công ty tự gia công, chế biến.

1.4 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu

 Đối với nguyên vật liệu nhập kho

Nguyên vật liệu nhập kho của Công ty chủ yếu từ nguồn mua ngoài, ngoài ra còn một số loại do Công ty tự sản xuất Đối với mỗi loại, có cách tính giá khác nhau:

 Vật liệu mua ngoài nhập kho:

Công ty tính giá nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá thực tế:Giá thực tế của Giá mua Chi phí Các khoản thuế Giảm giá,NVL mua ngoài = chưa có + thu mua + không được - chiết khấu nhập kho VAT thực tế hoàn lại (nếu có) Trong đó:

- Công ty sử dụng phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ nên giá mua là giá không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

- Các khoản chi phí thu mua thực tế là những khoản chi phí thu mua bốc dỡ hàng hoá, chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, bến bãi… mà Công ty phải chi trả

- Các khoản thuế không được hoàn lại là các khoản: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu…

- Các khoản giảm giá, chiết khấu: giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại do mua với số lượng hàng nhiều…

 Ta xem xét một đơn hàng:

Theo hoá đơn số 0001328 ngày 11/02/2008, Công ty Cổ phần Bánh kẹo

Trang 27

Hải Hà mua 6,300 kg váng sữa tại Hà Nội với giá 16,500 đ/kg (giá bao gồm VAT), theo hợp đồng mua bán, bên bán có trách nhiệm vận chuyển đến kho của bên mua, chi phí vận chuyển theo thoả thuận là 1,500,000 đ toàn bộ lô hàng, nên giá thực tế của váng sữa nhập kho là:

6,300 x 15,000 + 1,500,000 = 96,000,000 (đồng) Đối với nguyên vật liệu tự gia công, chế biến

Giá của nguyên vật liệu nhập kho được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế của nguyên vật liệu.

Trong tháng 2/2008, chi phí để sản xuất loại hộp 350*250*180, số lượng 1,500 cái được tập hợp như sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1,520,446 đồngChi phí nhân công trực tiếp : 1,235,000 đồngGiá thành sản xuất thực tế của loại hộp in là:

1,520,446 + 1,235,000 = 2,755,446 (đồng)

Như vậy, giá nhập kho của hộp in 350*250*180 là 2,755,446 đồng

 Đối với nguyên vật liệu xuất kho:

Công ty sử dụng phương pháp tính bình quân gia quyền theo tháng để tính giá xuất kho vật liệu và xác định giá vốn.

Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ được tính theo công thức sau: Đơn giá NVL

cả kỳ dữ trữ

Trang 28

Theo phương pháp này, sau khi có đầy đủ thông tin về tình hình tồn đầu kỳ và nhập trong tháng của từng loại nguyên vật liệu, vào cuối tháng kế toán mới xác định được đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ và giá trị xuất kho của nguyên vật liệu đó.

 Vào cuối tháng 2/2008, ta có số liệu về nguyên vật liệu: bột mỳ SP3 như sau:

Tồn đầu tháng : 1,650 kg Đơn giá : 17,000 đNhập trong tháng : 3,520 kg Đơn giá : 18,500 đXuất trong tháng : 4,250 kg

Giá đơn vị bình quân :

1,650 x 17,000 + 3,520 x 18,500 1,650 + 3,520

Giá trị thực tế xuất kho:

4,250 x 18,021.3 = 76,590,425 (đồng)

Ưu điểm của việc tính giá bình quân gia quyền tháng là đơn giản, dễ làm, giảm bớt được việc hạch toán chi tiết Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm đó là độ chính xác không cao, công việc của kế toán thường bị dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng tới việc quyết toán

Bằng phần mềm kế toán máy VC 2001, công việc tính giá nguyên vật liệu đã trở lên dễ dàng hơn, đơn giản hơn Kế toán nguyên vật liệu nhập các chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT khi mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vào máy, chương trình kế toán máy sẽ tự động tính ra giá bình quân tháng theo công thức được lập trình sẵn trong máy, tính ra giá trị của từng loại nguyên vật liệu xuất dùng Trên cơ sở đó tính ra chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm sản xuất, tập hợp chi phí giá thành cho từng loại sản phẩm.

2 Tổ chức chứng từ ban đầu

2.1 Đối với nguyên vật liệu nhập kho

= 18,021.3 (đồng)

Trang 29

Nguồn nguyên vật liệu của Công ty là vật tư mua ngoài và tự sản xuất, trong đó, nguồn nguyên vật liệu chủ yếu là nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho.

 Đối với nguyên vật liệu mua ngoài

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm kỳ sau của doanh nghiệp và kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu phòng vật tư sẽ tính toán số nguyên vật liệu cần thu mua và tiến hành thăm dò thị trường, tìm kiếm nhà cung cấp Sau khi tìm được nhà cung cấp tiến hành thoả thuận các điều kiện hợp đồng: đơn giá, số lượng, chất lượng, hình thức thanh toán… phòng vật tư tiến hành gửi đơn đặt hàng và tiến hành ký kết hợp đồng.

Các chứng từ gồm có:

- Hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT): do nhà cung cấp lập, giao cho Công ty (có trường hợp nhận được ngay hoá đơn, có trường hợp nhận được hoá đơn sau một thời gian) Hoá đơn GTGT có 3 liên, trong đó hoá đơn Công ty nhận được là liên 2: hoá đơn đỏ ghi rõ tên, địa chỉ nhà cung cấp, địa chỉ người mua Công ty CPBK Hải Hà, phương thức thanh toán, tên hàng hoá, số lượng, đơn giá, thuế GTGT (Biểu số 01).

Trang 30

nghìn tám trăm đồng.Người mua hàng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người bán hàng(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị(Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 31

- Khi hàng được vận chuyển về Công ty, phòng KCS sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng vật tư xem có đảm bảo về quy cách, phẩm chất, chất lượng và số lượng sản phẩm Kết quả kiểm nghiệm sẽ được ghi vào biên bản kiểm nghiệm vật tư (Biểu số 02).

Biểu số 02:

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ

Ngày 18 tháng 02 năm 2008 Số : 00089543 - Căn cứ theo hoá đơn GTGT số 00789543 của Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương

- Phòng KCS thuộc Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà thực hiện kiểm nghiệm vật tư theo hoá đơn trên thực hiện kiểm nghiệm các loại vật tư:

STT Tên vật tưĐVT

Phương thức kiểm nghiệm

Số lượng

theo chứng

Kết quả kiểm nghiệmĐúng

yêu cầu

Không đúng yêu cầu

Ghi chú

Thủ kho Trưởng ban

Trang 32

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Biên bản này được lập là căn cứ xác định chất lượng, số lượng và quy cách nguyên vật liệu nhập kho, đồng thời là căn cứ để quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản Sau khi kiểm nghiệm vật tư, chỉ nhập những vật tư đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, đạt yêu cầu, những vật tư không đáp ứng đủ yêu cầu, Công ty sẽ gửi biên bản này cùng những chứng từ có liên quan đến nhà cung cấp để trả lại hàng mua hoặc giải quyết theo thoả thuận với nhà cung cấp.

Khi nhập kho nguyên vật liệu, căn cứ vào hoá đơn GTGT và biên bản kiểm nghiệm vật tư: số lượng nguyên vật liệu có đủ quy cách nhập kho trên biên bản kiểm nghiệm vật tư và căn cứ vào đơn giá vật tư tương ứng trên hóa đơn GTGT, phòng vật tư tiến hành lập phiếu nhập kho

Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên:- Liên 1: lưu ở phòng vật tư

- Liên 2: giao cho thủ kho để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán ghi sổ Phiếu nhập kho là căn cứ để ghi thẻ kho, ghi sổ kế toán và thanh toán tiền hàng:

- Số liệu “số lượng” được sử dụng để ghi thẻ kho.

- “Số lượng”, “Đơn giá”, “TSCĐ hành tiền” được phòng kế toán sử dụng nhập số liệu vào máy.

- “Tổng cộng tiền thanh toán”: là căn cứ để thanh toán với nhà cung cấp.

 Đối với nguyên vật liệu tự gia công:

Căn cứ vào bảng tính giá thành sản phẩm hoàn thành, phòng vật tư tiến hành nhập kho cho vật liệu Công ty tự gia công.

Phiếu nhập kho sẽ được ghi thành 3 liên:- Liên 1: Lưu ở phòng vật tư.

- Liên 2: Lưu ở bộ phận sản xuất.

Trang 33

- Liên 3: Thủ kho ghi thẻ kho rồi chuyển lên phòng kế toán tài chính để hạch toán.

2.2 Đối với nguyên vật liệu xuất kho

Việc xuất kho nguyên vật liệu cho các Xưởng sản xuất là theo định mức do phòng vật tư xây dựng dựa trên những thông số kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất lâu năm thành bảng định mức.

Bảng định mức vật tư để sản xuất một loại sản phẩm sẽ ghi rõ khối lượng sản phẩm cần sản xuất, số lượng vật tư cần sản xuất ra 1 tấn sản phẩm và số lượng vật tư cần để sản xuất theo định mức Các Xí nghiệp sẽ căn cứ theo đó để sản xuất sản phẩm và xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng.

Trong quá trình tiến hành sản xuất sản phẩm, các Xí nghiệp: Xí nghiệp Bánh, Xí nghiệp kẹo Chew,… căn cứ vào nhu cầu vật tư của mình dựa trên các định mức lập phiếu yêu cầu lĩnh vật tư Dựa trên phiếu đó, thủ kho sẽ xuất vật tư và ghi số lượng thực xuất vào sổ xuất vật tư Sổ xuất vật tư được mở cho từng kho (Biểu số 03).

Trang 34

Biểu số 03:

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

Tháng 02 năm 2008 Kho: BICHSTT Ngày Tên vật tư ĐVT

Số lượng

XN nhậnhàng

Chữ ký cán bộ nhận hàng

Trang 35

Biểu số 04:

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

SỔ LĨNH VẬT TƯ

Tháng 02 năm 2008Xí nghiệp: BÁNH

Cuối tháng, các Xí nghiệp tiến hành tổng hợp số lượng vật liệu đã lĩnh và xác định số lượng nguyên vật liệu tồn nếu có để xác định số lượng nguyên vật liệu sử dụng thực tế cho sản xuất Các nhân viên thống kê tại

Trang 36

các Xí nghiệp theo dõi số lượng nguyên vật liệu tiêu hao thực tế trong quá trình sản xuất từng loại mặt hàng bánh kẹo và lập các báo cáo sử dụng vật tư (Biểu số 05).

HHĐM :1.12% HHTT : 1.27%STT Tên vật tư

TK

Vật tư

sử dụng

Chênh lệch/ tấn

Trang 37

Biểu số 06:

CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

PHIẾU XUẤT KHO Số : 19BICH Ngày 31 tháng 02 năm 2008

Tên đơn vị nhận: Xí nghiệp BánhLý do xuất kho:

Xuất tại kho: Kho BICHS

Số lượngYêu

Thực xuất

Đơn giá

Thành tiền1 Tinh bột sắn BICH 213 Kg

1,165,000

Trang 38

Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ (Ký, ghi rõ (Ký, ghi rõ (Ký, ghi rõ (Ký, ghi rõ họ tên) họ tên) họ tên) họ tên) họ tên)

Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:Liên 1: lưu ở phòng vật tư.

Liên 2: giao thủ kho ghi thẻ kho.Liên 3: giao cho kế toán vật tư ghi sổ.

Trường hợp xuất giữa các kho của Công ty như: xuất kho nguyên vật liệu từ kho Công ty đến kho ở Nhà máy Hải Hà I, Nhà máy Hải Hà II thì phiếu xuất kho được lập là phiếu kiêm vận chuyển nội bộ (Biểu số 07) Đây là chứng từ để vận chuyển hàng một cách hợp lệ Phiếu xuất kho này cũng chính là căn cứ để thủ kho ghi thẻ kho và kế toán vật tư ghi sổ nhưng khi đó kế toán cũng chỉ quan tâm đến số lượng nguyên vật liệu xuất kho.

Trang 39

Căn cứ vào lệnh điều động số 03 ngày 12 tháng 02 năm 2008 của Công ty Về việc: vận chuyển nguyên vật liệu cho Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà I

Họ và tên người vận chuyển: Hoàng Văn Hà Hợp đồng số: 0021035Xuất tại kho: Kho BICH

Nhập tại kho: Việt Trì vật tưSTT

Tên nhãn hiệu, phẩm chất, quy

cách vật tư

số ĐVT

Số lượngThực

Thực nhập

Đơn giá

Thành tiền

Trang 40

Xuất ngày 12 tháng 02 năm 2008 Nhập ngày tháng năm Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Trường hợp Công ty bán nguyên vật liệu cho khách hàng, Công ty sẽ lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho thành 4 liên:

Liên 1: Lưu tại phòng kinh doanhLiên 2: Giao khách hàng

Liên 3: Lưu tại phòng kế toánLiên 4: Lưu tại kho

Khi đó, kế toán vật tư cũng chỉ quan tâm đến số lượng nguyên vật liệu xuất mà không quan tâm đến giá vật liệu trên hoá đơn (Biểu số 08) Cuối tháng, kế toán xác định đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ và xác định giá xuất kho của nguyên vật liệu đó Còn giá bán nguyên vật liệu trên hoá đơn thì được kế toán tiêu thụ nhập số liệu vào phần hành của mình cuối kỳ xác định lợi nhuận.

Ngày đăng: 13/11/2012, 14:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất bánh của công ty - Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất bánh của công ty (Trang 7)
Sơ đồ 2.2.:  Tổ chức bộ máy quản lý - Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý (Trang 11)
Bảng 2.4: Mục tiêu của Công ty đến 2010 - Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng 2.4 Mục tiêu của Công ty đến 2010 (Trang 12)
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần đây của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà - Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần đây của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 12)
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Bánh kẹo Hải Hà - Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Bánh kẹo Hải Hà (Trang 15)
Bảng kê NKCT Sổ kế toán - Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng k ê NKCT Sổ kế toán (Trang 20)
Biểu số 09: Sơ đồ quy trình hạch toán chi tiết vật tư - Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
i ểu số 09: Sơ đồ quy trình hạch toán chi tiết vật tư (Trang 42)
Bảng kê 4, 5, 6 - Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng k ê 4, 5, 6 (Trang 62)
BẢNG TỔNG HỢP PHÁT SINH TÀI KHOẢN - Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
BẢNG TỔNG HỢP PHÁT SINH TÀI KHOẢN (Trang 70)
BẢNG KÊ SỐ 4 - Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
4 (Trang 71)
Bảng cân đối kế toán - Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Bảng c ân đối kế toán (Trang 91)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w