Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu Điện
Trang 1I Khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 1
1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất : 1
1.2 Phân loại chi phí sản xuất : 1
1.3 Giá thành sản phẩm: 3
II Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp : 5
1.Đối tượng , phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất : 5
1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất : 5
2 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CPSX : 5
2.1 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp 5
2.2 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 6
2.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 7
2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 7
III Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 8
1 Đánh giá SPLD theo chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí NVL chính 8
2.Đánh giá SPLD theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 9
3 Đánh giá SPDD theo chi phí định mức 9
IV Kế toán giá thành sản phẩm 10
1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 10
2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 10
2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn 10
Trang 22.2 Phương pháp tính giá thành phân bước 11
2.3 Phương pháp loại trừ CPSX của sản phẩm phụ 12
2.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 12
2.5 Tính giá thành sản phẩm theo hệ số 13
2.6 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỉ lệ 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN 15
I Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện 15
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty 15
2 Tình hình và kết quả kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cp đầu tư và xây dựng bưu điện năm 2006-2007 17
3 Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sp ống nhựa PVC của công ty 17
4 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty 17
4.1 Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh 17
4.2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty cp đầu tư và xây dựng Bưu điện 18
II Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệptại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện 19
1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty đầu tư và xây dựng bưu điện 19
2 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty 21
III Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại Công Ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu Điện 21
3.1 Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty cp đầu tư và xây dựng bưu điện 21
3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm công nghiệp 22
3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm công nghiệp 23
3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung cho sản xuất sản phẩm công nghiệp 24
3.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm công nghiệp 27
Trang 33.2 Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm công nghiệp 273.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang 273.2.2 Tính giá thành sản phẩm công nghiệp 28
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN 30
I Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại công ty cp đầu tư và xây dựng bưu điện 301 Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩmcông nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện 302 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
công nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện 312.1 Những mặt tích cực trong kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
công nghiệp 312.2 Những mặt tồn tại trong kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
công nghiệp 32II Một số ý kiến của em nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán
tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện 341 Tổ chức bộ máy kế toán 342 Tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm công nghiệp34
KẾT LUẬNPHỤ LỤC
Trang 4Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 5 CPSXC: Chi phí sản xuất chung
CPSXKDD: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang KPCĐ: Kinh phí công đoàn
NVL: Nguyên vật liệu
SPCN: Sản phẩm công nghiệp SPDD: Sản phẩm dở dang SX: Sản xuất
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 61 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựngBưu điện, Tài liệu nội bộ, 2003
2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưuđiện, 2005
3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưuđiện, 2005
4 Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2006,2007
5 Giáo trình kế toán sản xuất của trường Đại Học Kinh Doanh Và Công NghệHà Nội năm 2008, TS.Nguyễn Thế Khải (chủ biên)
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 7Trong nền kinh tế thị trường chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức, tấtcả các doanh nghiệp đều đặt ra cho mình một mục tiêu hàng đầu của hoạtđộng sản xuất kinh doanh: đó là lợi nhuận Để thực hiện mục tiêu đó, các nhàquản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều công cụ quản trị khác nhau, trongđó kế toán luôn được coi là công cụ quản lý tài chính hiệu quả nhất
Trải qua một thời gian làm việc dưới sự định hướng nghiên cứu củathầy giáo, TS Nguyễn Ngọc Quyết, cùng sự giúp đỡ của Phòng Tài chính -Kế toán - Thống kê tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện, em nhậnthấy rằng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm công nghiệp luôn đượccoi là một nội dung kế toán trọng tâm, là cơ sở để các nhà quản trị kiểm soátvốn đầu tư và ra các quyết định mang tính sống còn đối với Công ty Nghiêncứu kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm công nghiệp chính là một cáchtiếp cận toàn diện và sâu sắc với thực tế tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đã nêu, em đã quyết định
chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công
nghiệp tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện”
Bài luận văn của em gồm có 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhsản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Chương II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩmcông nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện.
Chương III: Một vài ý kiến nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán tậphợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại công ty cổ phần đầutư và xây dựng bưu điện.
Trang 8CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
I Khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất :
Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp phải có 3 yếu tố cơ bản: Tưliệu lao động; Lao động; Đối tượng lao động.
Quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm là quá trình chuyển dịch giá trịcủa các yếu tố nói trên vào giá trị sản phẩm Mặt khác, để tiến hành sản xuấtcác doanh nghiệp còn phải chi cho các dịch vụ và chi phí bằng tiền khác.
Như vậy, Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chiphí mà doanh nghiệp chi ra để sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí về laođộng sống và lao động vật hóa, chi phí về các laoij dịch vụ và chi phí khácbằng tiền.
1.2 Phân loại chi phí sản xuất :
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có nội dung, tính chất, mục đích,công dụng khác nhau Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chiphí vào từng loại, từng khoản dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau.
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí:
Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí để chia thành cácyếu tố chi phí, bao gồm các yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu, Chi phínhân công, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phíkhác bằng tiền.
Trang 91.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của chi phí
Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí để chia toàn bộ chi phísản xuất theo các khoản mục, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chiphí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung.
1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động
* Chi phí thay đổi: là những chi phí có sự thay đổi tỷ lệ thuận với khối
lượng hoạt động trong kỳ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tiền công trảtheo sản phẩm…
* Chi phí cố định: là những chi phí “ không có sự thay đổi” khi khối
lượng hoạt động thay đổi Chi phí cố định gồm 3 loại: Chi phí cố định tuyệtđối; Chi phí cố định tương đối ( cấp bậc); Chi phí cố định tùy ý.
* Chi phí hỗn hợp: là các chi phí mang tính chất hỗn hợp, vừa là chi
phí thay đổi.
Cách phân loại này có tác dụng quan trọng đặc biệt trong công tácquản trị doanh nghiệp, để phân tích điểm hòa vốn và phục vụ cho việc raquyết định ngắn hạn, dài hạn trong sự phát triển kinh doanh của đơn vị.
1.2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệsản xuất, chế tạo sản phẩm
* Chi phí cơ bản: là những chi phí có mối quan hệ trực tiếp với quy
trình công nghệ, sản xuất chế tạo sp như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhâncông trực tiếp, khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sx, chế tạo sản phẩm.
* Chi phí chung: là những chi phí phục vụ và quản lý sản xuất mang
tính chất chung của toàn phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệpxác định đúng phương hướng và biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí đối vớitừng loại, nhằm hạ giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ.
1.2.5 Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí vào cácđối tượng chịu chi phí
Trang 10* Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối
tượng chịu chi phí ( một loại sản phẩm, một giai đoạn công nghệ, một phânxưởng sản xuất…)
* Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng
chịu chi phí, do vậy cần tiến hành phân bổ các chi phí đó cho các đối tượngbằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định pp tập hợp chi phí vàocác đối tượng phục vụ cho việc tinh giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ
1.3 Giá thành sản phẩm:
1.3.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm :
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng, đơn vịsản phẩm công việc lao vụ dịch vụ đã hoàn thành.
Tính toán, xác định giá thành sản phẩm thực chất là việc xác định sựchuyển dịch của các chi phí sản xuất cấu thành trong sản phẩm hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánhchất lượng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tìnhhình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, việc thực hiện các giải pháp để hạthấp chi phí và giá thành sản phẩm và có liên quan trực tiếp đến kết quả hoạtđộng của doanh nghiệp.
1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm :
1.3.2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính
* Giá thành kế hoạch: được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch
và sản lượng kế hoạch Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanhnghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kếhoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
* Giá thành định mức: được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện
hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm Giá thành định mức có tác dụng giúp
Trang 11cho các nhà quản lý đánh giá đúng tình hình sử dụng lao động, tiền vốn, đồngthời để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí.
* Giá thành thực tế: giá thành thực tế chỉ tính khi quá trình sản xuất,
chế tạo sản phẩm đã hoàn thành và được tính trên cơ sở số liệu về chi phí sảnxuất thực tế đã tập hợp được trong kỳ và kết quả hoạt động đã thực hiện.
Giá thành thực tế phản ánh kết quả thực hiện các giải pháp quản lý chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm, việc thực hiện các định mức, dự toán chiphí và là cơ sở để xác định kết quả lãi, lỗ của doanh nghiệp.
1.3.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí cấuthành trong giá thành
* Giá thành sản xuất: bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất gồm:+ Giá thành sản xuất theo biến phí: gồm Biến phí nguyên vật liệu trựctiếp, Biến phí nhân công trực tiếp, Biến phí chi phí sản xuất chung.
+ Giá thành sản xuất có phân bổ chi phí cố định: được tính trên cơ sởtoàn bộ biến phí sản xuất ( trực tiếp và gián tiếp) cộng thêm phần định phíphân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động chuẩn ( hoạtđộng theo công suất thiết kế)
+ Giá thành toàn bộ: là giá thành sản xuất cộng với chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp Thường tính cho sản phẩm, lao vụ, dịch vụ tiêuthụ và là cơ sở để tính kết quả lãi, lỗ tiêu thụ sản phẩm,lao vụ, dịch vụ.
1.3.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm :
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết chặtchẽ với nhau Chi phí sản xuất là cơ sở để tính toán, xác định giá thành sảnphẩm Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là những chi phí màdoanh nghiệp phải bỏ ra Việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý chi phí sản xuất cóảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm Tuy vậy, giữa chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm có sự khác nhau nhất định, đó là:
Trang 12- Chi phí sx luôn gắn liền với kỳ hoạt động SXKD của doanh nghiệp.- Giá thành sản phẩm luôn gắn liền với một loại sản phẩm, công việc,
lao vụ dịch vụ nhất định đã hoàn thành.
- CPSX không chỉ liên quan đến sản phẩm , công viêc, lao vụ dịch vụ đãhoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm hỏng, SPLD cuối kỳ, cảnhững chi phí thực tế chưa phát sinh mà đã trích trước.
- Giá thành sản phẩm lại liên quan đến SPLD cuối kỳ trước chuyển sang.- Giá thành sản phẩm lại có thể được giới hạn ở phạm vi hẹp hơn so với
CPSX tùy thuộc vào yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
II Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp :1.Đối tượng , phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất :
1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất :
Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là những phạm vi, giới hạn mà CPSXcần được tập hợp phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát, tổng hợp chi phí vàtính giá thành sản phẩm.
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX cần dựa vào các căn cứsau đây :
- Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh.- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
- Loại hình sản xuất sản phẩm.
- Yêu cầu quản lý và trình độ quản lý.
Dựa vào các căn cứ trên để doanh nghiệp xác định phạm vi, giới hạn cầntập hợp chi phí để đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
2 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CPSX :
2.1 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí về NVL chính, vật liệu phụ,nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chếtạo sản phẩm hoặc thực hiên cung cấp lao vụ dịch vụ.
Trang 13Đối với chi phí NVL trực tiếp, việc tập hợp vào các đối tượng chịu chiphí có thể theo một trong hai phương pháp sau:
- Phương pháp trực tiếp: đối với chi phí NVL trực tiếp chỉ liên quan đếnmột đối tượng chịu chi phí.
- Phương pháp gián tiếp: đối với trường hợp chi phí NVL trực tiếpnhưng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí Trong trường hợp này,việc tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành nhưsau:
+ Trước hết tập hợp chi phí NVL trực tiếp
+ Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ rồi xác định số chi phí NL, VL trực tiếpphân bổ cho từng đối tượng:
Đối với chi phí về vật liệu phụ, nhiên liệu, tùy thuộc vào tác dụng củatừng loại, kế toán có thể phân bổ dựa vào chi phí NL, VL chính, chi phí địnhmức, chi phí kế hoạch, theo khối lượng sản phẩm, theo giờ máy chạy…
Để tập hợp và phân bổ chi phí NL, VL trực tiếp kế toán sử dụng TK621” Chi phí NVL trực tiếp” TK này được mở chi tiết theo từng đối tượngtập hợp chi phí.
Sơ đồ kế toán hạch toán NL, VL trực tiếp: Phụ lục: 01
2.2 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số chi phí về tiền công ( tiềnlương) và các khoản trích theo lương của nhân công trực tiếp sản xuất sản
Tổng chi phí NL, VL trực tiếp phải phân bổ trong kì
Trị giá thực tế của NL, VL đã xuất trong kì
Trị giá phế liệu thu hồi
Trị giá NL, VL không dùng hết nhập lại kho cuối kì
-Chi phí NL, VL trực tiếp phân bổ cho đối tượng i
Tổng chi phí NL, VL trực tiếp cần phân bổ
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i
Trang 14phẩm, bao gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểmy tế, kinh phí công đoàn.
Việc tập hợp và phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí nhân công trựctiếp cũng được tiến hành tương tự như đối với chi phí NVL trực tiếp.
Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp phải phân bổ cho các đối tượngthì tiêu chuẩn phân bổ có thể là: Chi phí tiền lương theo định mức, Giờ côngđịnh mức, Chi phí kế hoạch, Giờ công thực tế, Khối lượng hoạt động…
Việc tập hợp và phân bổ chi phí NCTT cho các đối tượng được thựchiện trên TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”.
Sơ đồ hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp: Phụ lục: 02
2.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quảnlý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội, bộ phận sản xuất.
Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau như:Chi phí về tiền công, vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí về khấu hao TSCĐ…Chi phi sản xuất chung cần được tập hợp riêng theo từng địa điểm phát sinhchi phí, sau đó tiền hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan.
Để kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụngTK 627 “ Chi phí sản xuất chung”
Sơ đố kế toán hạch toán chi phí sản xuất chung: Phụ lục: 03
2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Sau khi đã tập hợp chi phí sx theo từng khoản mục: Chi phí NVL trựctiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung Kế toán cần kếtchuyển và tập hợp chi phí sx theo từng đối tượng chịu chi phí về cả ba khoảnmục trên để phục vụ cho việc đánh giá sp làm dở cuối kỳ và tính giá thành sp.Tùy thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho mà chi phí sản xuấtđược tập hợp theo một trong hai phương pháp sau:
Trang 152.4.1 Kế toán tập hợp chi phí sx theo phương pháp kê khai thường xuyên
Theo pp này kế toán sử dụng TK 154 “ Chi phí SXKD dở dang” đểtập hợp CPSX và tính giá thành sp
TK 154 “ Chi phí SXKD dở dang” được mở chi tiết theo từng đốitượng tập hợp CPSX như: Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ, từng sp,nhóm sp ; Từng ngành sx ( trồng trọt, chăn nuôi, chế biến…)…
Sơ đồ phương pháp KKTX có thể khái quát qua sơ đồ: Phụ Lục: 04
2.4.2 Kế toán tập hợp CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Theo phương pháp KKĐK, kế toán sử dụng TK 631 “ Giá thành sx”để tập hợp CPSX và tính giá thành sp
Tùy thuộc vào đặt điểm hoạt động SXKD mà các doanh nghiệp có thể mởTK 631” Giá thành sản xuất” chi tiết theo các đối tượng tập hợp chi phí nhưđối với TK 154.
Phương pháp KKĐK được khái quát theo sơ đồ sau: Phụ Lục: 05
III Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm làm dở là sản phẩm mà đến kì tính giá thành vẫn đang nằmtrên dây truyền sản xuất để tiếp tục được chế biến.Như vậy, trong tổng số chiphí sản xuất phát sinh trong kì, có một phần chi phí được phản ánh trong sảnphẩm làm dở Trong các DNSX hiện nay có thể áp dụng các pp sau:
1 Đánh giá SPLD theo chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí NVL chính
* Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mà chi phí NL, VLtrực tiếp ( NL, VL chính) chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất phátsinh để SX sản phẩm Áp dụng công thức:
Chi phí của SPLD cuối kỳ ( NL, VL)
Chi phí của SPDD đầu kì (NL,VL)
Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kì
Chi phí NL, VL trực tiếp(NL, VL chính)
phát sinh trong kì Số lượng SPDD cuối kì
Trang 16* Trường hợp sản phẩm sản xuất phải qua nhiều giai đoạn chế biến liêntục thì chi phí sản xuất cuối kì của giai đoạn sau ( phân xưởng) được đánh giátheo nửa thành phẩm của giai đoạn ( phân xưởng) trước.
2.Đánh giá SPLD theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn bộ cácchi phí trong kỳ theo mức độ hoàn thành Do vậy khi kiểm kê xác định khốilượng SPLD phải xác định được mức độ hoàn thành của chúng Căn cứ vàokhối lượng và mức độ hoàn thành để quy đổi số SPLD ra sản phẩm hoànthành tương đương làm cơ sở xác định chi phí:
- Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu qui trình SX: Chi phí NL,VL trực tiếp ( NL, VL chính) thì tính cho sản phẩm làm dở và sản phẩm hoànthành như nhau, công thức tính cụ thể giống công thức trình bày ở mục 1.
- Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất: Chi phí nhân công trựctiếp, chi phí sản xuất chung thì tính theo mức độ hoàn thành với công thức:
Trong đó: Số lượng SP quy đổi = Số lượng SPDD x Mức độ hoàn thành
3 Đánh giá SPDD theo chi phí định mức
Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng ( số lượng) SPDD cuốikì, mức đọ hoàn thành ở từng giai đoạn và chi phí định mức cho đơn vị sảnphẩm ở từng giai đoạn (phân xưởng) sản xuất để xác định giá trị của SPDD,hoặc tất cả các khoản mục chi phí, hoặc chi phí tính theo định mức của chiphí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Ngoài các phương pháp đã trình bày ở trên, các doanh nghiệp còn cóthể đánh giá SPDD theo chi phí kế hoạch với phương pháp tương tự pp này.
Chi phí SX ( NCTT, SX chung) của SPDD cuối kì
Chi phí SX (NCTT, SX chung) của SPDD
Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD qui đổi
Chi phí SX (NCTT, SX chung) phát sinh
lượng SP qui đổi
Trang 17IV Kế toán giá thành sản phẩm
1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, dịch vụ đãhoàn thành được kiểm nghiệm bàn giao hoặc nhập kho Việc xác định đúngđối tượng tính giá thành là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo cho việc tínhgiá thành được chính xác Để xác định đúng đối tượng tính giá thành, cầnphải dựa vào các căn cứ sau: Phải dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất; Dựavào loại hình sản xuất; Dựa vào đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất; Dựavào đặc điểm sử dụng sản phẩm; Dựa vào yêu cầu của quản lý, trình độ củacán bộ kế toán và tình hình trang bị kĩ thuật tính toán của doanh nghiệp.
2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn
Trường hợp qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, mặt hàngsản xuất ít, khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn Ví dụ: công nghiệp khaithác, điện, nước…Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ qui trình sảnxuất, đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành và giáthành thực tế của sản phẩm được xác đinh như sau:
Chi phí sản xuất phát
sinh trong kì
-Chi phí sản xuất của SPDD cuối kì
Chi phí sản xuất của SPDD đầu kìTổng giá
thành thực tế của sản phẩm
Trang 182.2 Phương pháp tính giá thành phân bước
Trong thực tế, có những sản phẩm được sản xuất phải qua nhiều giaiđoạn chế biến liên tục, kết thúc mỗi giai đoạn chỉ tạo ra nửa thành phẩm vàchuyển cho giai đoạn kế tiếp để tiếp tục chế biến và sản phẩm được hoànthành ở giai đoạn cuối cùng Do yêu cầu của quản lý, cần tổ chức tính giáthành thích ứng với từng trường hợp như sau:
2.2.1 Phương pháp phân bước có tình giá thành NTP
Theo phương pháp này , phải xác định được giá thành NTP bước trướcvà chi phí về NTP bước trước chuyển sang bước sau để tính ra giá thành NTPbước sau, cứ như vậy lần lượt tuần tự cho tới khi tính được giá thành phẩm.Giai đoạn 1(bước 1):
Giai đoạn 2 (bước 2):
Giai đoạn cuối cùng:
Giá thành đơn vị thực tế
Giá thành NTP gđ1
CPSX PS
CPSX SPDDck
-CPSX của Sp hỏng(nếu có)CPSX của SP hỏng (nếu có)
CPSX của SPDDđk
Trang 19Sơ đồ tính giá thành sản phẩm: Phụ lục : 06
2.2.2 Phương pháp phân bước không tính NTP
Phương pháp này chỉ tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành ở bướccông nghệ cuối cùng
- Tính CPSX từng giai đoạn trong thành phẩm:
- Sau đó tổng hợp chi phí SX các giai đoạn trong thành phẩm là tổng giá
thành TP (Ztp)
Ztp = CPSX gđ1 + CPSX gđ2 + …+ CPSX gđn
Sơ đồ phương pháp phân bước không tính NTP: Phụ lục : 07
2.3 Phương pháp loại trừ CPSX của sản phẩm phụ
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình côngnghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại NVL, nhưng kết quả sản xuất ngoài sảnphẩm chính thu được người ta còn thu được cả sản phẩm phụ Đối tượng tínhgiá thành là sản phẩm chính, do vậy để tính giá thành của nó phải loại trừ chi phísản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất phát sinh.
Để đơn giản cho việc tính toán, CPSX của sản phẩm có thể được xác địnhtheo chi phí ước tính, hoặc dựa vào giá bán của sản phẩm phụ sau khi trừ đi lợinhuận định mức Vậy, chi phí sản xuất của sản phẩm phụ theo từng khoản mụcđược xác định như sau:
CPSX PS gđ sauGiá
thành của TP
CPSX của SPDDđk
+Giá thành NTP gđ trước
-CPSX của SPDD ck
-CPSX của SP hỏng ( nếu có)
CPSXgđ i
CPSX của SPLD đầu kỳ + CPSX PS trong kỳ
Sản phẩm hoàn thành Gđi + SPLD Gđi
Thành phẩmx
=
Trang 202.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ theođơn đặt hàng của khách hàng, kế toán áp dụng phương pháp tính giá thànhtheo đơn đặt hàng Trường hợp này, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sảnxuất là từng đơn đặt hàng đã hoàn thành Vì chỉ khi nào đơn đặt hàng hoànthành mới tính giá thành, do vậy kế toán không xác định chi phí của sảnphẩm dở dang cuối kì và kì tính giá thành có thể không trùng với kỳ báo cáo.
Để tính được giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng, mỗi đơn đặt hàngđược kế toán mở cho một phiếu tính giá thành Chi phí sản xuất phát sinh đềuđược phản ánh trong phiếu tính giá thành; Nếu chi phí liên quan đến nhiềuđơn đặt hàng thì được tập hợp rồi phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêuchuẩn thích hợp… Trình tự tính giá thành theo đơn đặt hàng có thể đượckhái quát như sau:
Chi phí sản xuất của sản phẩm phụ theo
từng khoản mục =
Khoản mục
Tỷ trọng chi phí sản xuất của sản phẩm phụ
Tỷ trọng CPSX sản phẩm phụ =
Tổng CPSX phát sinh trong kì
Đơn đặt
hàng =>
Lệnh sản
xuất =>
Tổ chức SX và tập hợp CPSX
Phiểu tính giá thành =>
Tổng giá thành thực tế và giá thành đơn vị thực tếCPSX của sản phẩm phụ
Trang 21- Quy đổi sản lượng thực tế cho từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thànhđể làm tiêu thức phân bổ.
Tổng sản lượng quy đổi = ∑ Sản lượng thực tế Spi x Hệ số quy đổi Spi
- Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm:
-Tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm:
2.6 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỉ lệ
Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quá trình sản xuất, sửdụng cùng 1 loại nguyên liệu nhưng lại tạo ra các nhóm sản phẩm có quy cách,kích cỡ khác nhau Trong trường hợp này, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sảnxuất là toàn bộ qui trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành lại là từngnhóm sản phẩm có qui cách, kích cỡ khác nhau đã hoàn thành Có thể khái quáttrình tự của phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ như sau:
Bước 1: Tập hợp và xác định chi phí sản xuất thực tế cho toàn bộ qui trình công
nghệ ( giống phương pháp tính giá thành theo hệ số)
Bước 2: Xác định tiêu chuẩn phân bổ giá thành:
Bước 3: Xác định tỉ lệ tính giá thành:
Bước 4: Tính giá thành thực tế của từng loại qui cách sản phẩm:
Sản lượng quy đổi của SP thứ iTổng sản lượng quy đổiHệ số phân bổ chi phí
( giá thành) cho sản
= Tổng giá thành thực tế x
Hệ số phân bổ giá thành của sản phẩm thứ iGiá thành thực
tế của loại sản phẩm thứ i
Tiêu chuẩn phân bổ cho từng loại
qui cách sản phẩm =
Sản lượng ( số lượng) SP thực tế của từng loại qui cách SP
Giá thành định mức (giá thành đơn vị kế hoạch) của từng qui cách SP
Tỉ lệ tính giá thành (%) (theo từng
Tổng CPSX thực tế ( đã tập hợp ở bước 1)Tổng tiêu chuẩn phân bổ
x100
Trang 22CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN
I Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện, tiền thân là Công ty xâydựng nhà bưu điện, được thành lập vào ngày 30/10/1976 theo Quyết định số1348/QĐ của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Và ngày 09/09/1996 côngty trở thành doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Bưu Chính ViễnThông Việt Nam theo Quyết định số 407/TTG của chính phủ Đến Tháng 7năm 2004, căn cứ vào Luật Doanh nghiệp (12/06/1999), Nghị định 64/2002/NĐ- CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thànhcông ty cổ phần, Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông ra Quyết định số31/2004/QĐ - BBCVT ngày 09/07/2004 về việc chuyển Công ty Xây dựng Bưuđiện thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện Công ty Cổ phầnĐầu tư và Xây dựng Bưu điện chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày
Tiêu chuẩn phân bổ giá thành của qui cách SP
x Tỉ lệ tính giá thành (%)
Giá thành thực tế của từng loại qui cách SP
Trang 2301/01/2005 Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số:0103006203 cùng ngày của sở Kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội.
Với tổng số vốn điều lệ : 35 tỷ đồngMã số thuế : 0100686544
* Trụ sở chính : Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội - Điện thoại: (84.4)38611513 Fax: (84.4) 38611511
* Xí nghiệp 01 ÷ 07: Địa chỉ: Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội* Nhà Máy vật liệu viễn thông I: Địa chỉ: Xã Ngọc Liệp,Huyện QuốcOai, Tỉnh Hà TâyĐiện Thoại : 034 3941901
* Nhà máy vật liệu Viễn Thông II: Địa chỉ : Nhuận Đức,Củ Chi, Thànhphố Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.3793.0274
* Công ty còn có 2 chi nhánh tại Miền Trung và tại TP Hồ Chí Minh.
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện là doanh nghiệp có tưcách pháp nhân, hạch toán độc lập và là đơn vị thành viên của Tổng Công tyBưu chính viễn thông Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh ban đầu của Công ty chủ yếu là xây dựng, lắpđặt các công trình chuyên ngành và một số công trình công nghiệp, công trìnhcông cộng và nhà ở, công trình giao thông, thuỷ lợi Từ năm 2005 đến nay,Công ty tiếp tục mở rộng ngành nghề kinh doanh của mình sang nhiều lĩnhvực mới như: đầu tư vào các dự án, các công trình xây lắp, đầu tư kinh doanhchứng khoán… Hiện tại, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
- Sản xuất, xây dựng và lắp đặt các công trình bưu chính, viễn thông,công nghệ thông tin, các sản phẩm nhựa…
- Đầu tư trong các lĩnh vực: bưu chính, viễn thông, công nghiệp, nhà ở,cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, đô thị; đầu tư kinh doanh chứng khoán
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị vật tư chuyên ngành Bưuchính viễn thông, công nghệ thông tin, ngành nhựa và xây dựng
- Tư vấn lập dự án đầu tư, đấu thầu công trình, mua sắm thiết bị; lập quyhoạch, lập thiết kế tổng dự toán các công trình đã nêu trên.
Trang 24- Cung cấp dịch vụ xuất khẩu lao động.
Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần Đầu tư vàXây dựng Bưu điện đã đạt được những thành tựu to lớn: giữ vững mức tăngtrưởng của các chỉ tiêu tài chính cơ bản; đảm bảo và dần dần nâng cao mứcsống cho CBCNV; ngày một mở rộng thị trường, tạo được uy tín với các bạnhàng trong nước, bước đầu tạo uy tín với các bạn hàng nước ngoài; từng bướcmở rộng quy mô sản xuất, song song với hiện đại hoá công nghệ sản xuất vàđa dạng hoá hình thức đầu tư…
2 Tình hình và kết quả kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh củacông ty cp đầu tư và xây dựng bưu điện năm 2006-2007
Nhờ sự năng động của ban lãnh đạo trong Công ty cũng như sự đổi mới cách nghĩ cách làm cùng với tinh thần tự giác làm việc cao trong quản lý và trong sản xuất kinh doanh, Công ty CP đầu tư và xây dựng bưu điện trong những năm gần đây (2007 - 2006) đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ được phản ánh qua các chỉ tiêu: doanh thu, nộp ngân sách nhà nước, lợi nhuận; nhờđó thu nhập của người lao động cũng được tăng lên Điều đó được thể hiện
qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ( Phụ lục: 08)
3 Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sp ống nhựa PVC của công ty
Sản phẩm công nghiệp do Công ty sản xuất chủ yếu là sp ống nhựa PVCcác loại Ngoài ra còn có một sổ sản phẩm đi kèm như các loại cút nối ống(được tạo ra từ việc chế biến thêm các ống thành phẩm), keo gắn ống, hạtnhựa sơ chế…Dây chuyền sản xuất công nghiệp của Công ty vừa được thaythế mới với công nghệ tương đối hiện đại, giảm thiểu lao động thủ công Quy
trình công nghệ sản xuất này được mô tả sơ lược qua sơ đồ ( Phụ Lục:09)
Trang 254 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty
4.1 Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh
Hoạt động sản xuất công nghiệp ở công ty được tổ chức quản lý theohình thức đấu thầu cung cấp các sản phẩm nhựa hoặc ký kết các Hợp đồngcung ứng sản phẩm nhựa theo Đơn đặt hàng của khách hàng, đồng thời Côngty thực hiện hình thức khoán sản xuất và khoán tiêu thụ Bộ phận tiêu thụ làTrung tâm thương mại có trách nhiệm tìm kiếm đối tác, từ đó lập nên Dự toánthầu hoặc tiếp nhận Đơn đặt hàng để trình Tổng giám đốc phê duyệt Và chủđộng tham gia đấu thầu để ký kết các Hợp đồng kinh tế Phòng Tài chính - Kếtoán - Thống kê sẽ nhận được một bản của Hợp đồng kinh tế làm căn cứ theodõi quá trình thực hiện hợp đồng Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất công
nghiệp tại Công ty được tóm lược qua sơ đồ ( Phụ Lục: 10)
4.2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty cp đầu tư và xây dựng Bưu điện
Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điệnđược thực hiện theo điều 69 Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 51/CP củaChính phủ ngày 01/08/1995 phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động củaTổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Điều lệ tổ chức và hoạtđộng của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện
Bộ máy tổ chức của Công ty ở thời điểm hiện tại được bố trí theo môhình hỗn hợp Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máyquản lý:
* Đại hội Cổ Đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty Đại hội
cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể công ty, quyết định định hướngphát triển của công ty…
* Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, thay mặt
công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của công ty.
* Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ
đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty.
Trang 26* Ban Giám Đốc: Bao gồm Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc,
do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc là người đạidiện theo pháp luật và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh
* Phòng kỹ thuật công nghệ: Là phòng nghiệp vụ, tham mưu giúp
việc Tổng giám đốc quản lý kỹ thuật công trình và sản phẩm, giám định chấtlượng sản phẩm và vật tư, quản lý sáng kiến kỹ thuật của công ty.
* Phòng Kế hoạch thị trường: Giúp Tổng giám đốc công ty lập kế hoạch
dài hạn và kế hoạch tác nghiệp ngắn hạn, nghiên cứu, mở rộng thị trường
* Phòng Tài Chính – Kế Toán – Thống Kê: chịu trách nhiệm quản lý
hồ sơ, chứng từ tài chính, thống kê, lưu dữ tài liệu liên quan đến kế toán, đảmbảo việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán và hệ thống quy tắc của công ty…
* Phòng Tổ chức nhân sự - Hành chính – Quản trị: Là phòng nghiệp
vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc trong các tổ chức, quản lý nhân sự, giảiquyết các chính sách xã hội, quản lý lao động, tiền lương…
* Nhà Máy vật liệu Viến Thông I,II: Là cơ sở sản xuất sản phẩm công
nghiệp của công ty.
* Xí nghiệp 1,2,3,4,5,6,7: là bộ phận thực hiện hoạt động xây lắp của
công ty
* Xí nghiệp tư vấn thiết kế: Chuyên thực hiện tư vấn thiết kế các dự án
quy mô nhỏ trong và ngoài ngành bưu chính viễn thông.
Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy tổ chức hoạt động của Công ty
cp Đầu tư và Xây dựng Bưu điện được thể hiện qua sơ đồ ( Phụ lục :11)
II Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm côngnghiệp tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện
1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty đầu tư và xây dựng bưu điện
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện là doanh nghiệp có tưcách pháp nhân, được phép hạch toán độc lập và có bộ máy kế toán riêng căncứ theo các quy định tại Luật Doanh nghiệp (12/06/1999) và Quyết định số1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 do Bộ Tài chính ban hành.
Trang 27Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán hỗnhợp Phòng TC - KT có 9 nhân viên, bao gồm một kế toán trưởng (trưởngphòng), một phó phòng kiêm trưởng nhóm kế toán tổng hợp, một thủ quỹ và6 nhân viên kế toán phần hành
Công tác kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện baogồm các phần hành kế toán chủ yếu:
- Kế toán tổng hợp: do một nhóm kế toán viên đảm nhiệm với trưởngnhóm là phó phòng kế toán Đây được coi như một phần hành liên kết thốngnhất mọi phần hành kế toán, có trách nhiệm tổng hợp số liệu kế toán của tấtcả các phần hành để lên sổ sách, báo cáo kế toán và khoá sổ kế toán
- Kế toán tín dụng, tài chính, ngân hàng: đảm nhiệm mảng kế toán tiềngửi và các khoản vay nợ ngân hàng, theo dõi việc thanh toán qua ngân hàng.
- Kế toán thanh toán, tiền lương và nhân viên: theo dõi mảng kế toántiền mặt, tính và thanh toán tiền lương, các khoản trích theo lương…
- Kế toán hàng hoá, thành phẩm và các khoản công nợ với người mua:theo dõi tình hình tồn kho tức thời, tình hình nhập, xuất, điều chuyển kho vàtồn kho cuối kỳ của hàng hoá, thành phẩm, tính giá hàng hoá, thành phẩm…
- Kế toán vật tư và các khoản công nợ với người bán: theo dõi tình hìnhtồn kho tức thời, tình hình nhập, xuất, điều chuyển kho và tồn kho cuối kỳcủa nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…
- Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình biến động tài sản cố định vềnguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại, nguồn vốn, bộ phận sử dụngTSCĐ và mục đích sử dụng.
- Kế toán công nợ nội bộ: phụ trách mảng kế toán công nợ với đơn vịcấp trên và các đơn vị trực thuộc Công ty.
- Kế toán chi phí, giá thành: phụ trách việc tổng hợp chi phí, tính vàphân bổ chi phí, tính tổng giá thành công xưởng, giá thành đơn vị sản phẩmvà giá thành toàn bộ của các mặt hàng, từ đó lập báo cáo tổng hợp chi phí vàxác định giá thành của hàng xây lắp, hàng công nghiệp và hàng thương mại
Trang 28Cơ cấu phòng Tài chính - Kế toán tương ứng với các phần hành kế toán tại
Công ty cp đầu tư và Xây dựng Bưu điện được thể hiện qua sơ đồ ( phụ lục :12)
Hiện nay tại Công ty còn đang sử dụng kế toán máy với phần mềm kếtoán máy APTCA được thiết kế riêng để phù hợp với đặc điểm tổ chức kếtoán của Công ty APTCA đã được cập nhật theo các chuẩn mực kế toán mới.Phần mềm APTCA cho phép các máy tính trong phòng Tài chính - Kế toántrao đổi dữ liệu với nhau thông qua mạng cục bộ (mạng LAN) Phần mềmnày cũng giúp Công ty tổng hợp dữ liệu của các đơn vị trực thuộc một cáchdễ dàng, tạo ra sự thống nhất, kịp thời về thông tin trong quản lý.
2 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty
Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm Hệ thống tài khoản, Hệ thống báo cáo tài chính, Chế độ chứng từ kế
toán, Chế độ sổ kế toán, áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC(20/03/2006)
Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Phương pháp đánh giá: nhập kho theo giá phí thực tế.
- Phương pháp định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp giá bìnhquân cả kỳ dự trữ, thông thường tính theo từng tháng.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: pp kê khai thường xuyên.- Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: pp thẻ song song Phương pháp kế toán TSCĐ:
- Nguyên tắc đánh giá tài sản: theo nguyên giá và giá trị còn lại ( NếuTSCĐ đã sử dụng)
Trang 29- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đườngthẳng Kế toán trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định tại Quyết định số206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính.
III Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại Công Ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu Điện
3.1 Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty cp đầu tư và xây dựng bưu điện
Toàn bộ chi phí để tạo ra sản phẩm công nghiệp phát sinh ngay tại Nhàmáy nhựa Bưu điện trong suốt quá trình sản xuất Do đó, đối tượng để hạchtoán chi phí sản xuất công nghiệp tại Công ty là toàn bộ quá trình sản xuấtsản phẩm ống nhựa, hay nói cách khác, đối tượng chịu chi phí sản xuất côngnghiệp là các sản phẩm nhựa.
3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm công nghiệp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất công nghiệp bao gồm chiphí nguyên liệu chính và chi phí vật liệu phụ dùng trực tiếp cho sản xuất côngnghiệp, trong đó chi phí nguyên liệu chính thường chiếm khoảng 85% đến 88% tổng chi phí NVLTT, tuỳ theo loại ống nhựa.
Các loại NVL trực tiếp cho sản xuất sản phẩm công nghiệp gồm:- Nguyên liệu chính: bột nhựa PVC K66.
- Vật liệu phụ: gồm các loại chất phụ gia như bột đá CaCO3, bột màuvàng 1725, chất PA 822, chất SAK TS…
Phế liệu nhựa: gồm phế liệu nhựa chưa nghiền và phế liệu nhựa đãnghiền (nằm dưới dạng các hạt nhựa) thu được sau một đợt sản xuất hoặcmua từ bên ngoài.
* Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
- Tài khoản 6211 - “Chi phí NVL trực tiếp cho sản phẩm công nghiệp”Tuy nhiên Tài khoản 6211 và Tài khoản 152 không được chi tiết thànhcác tiểu khoản để theo dõi riêng rẽ nguyên liệu chính và vật liệu phụ.
Trang 30Hàng tháng, tuỳ theo các điều khoản trong Hợp đồng kinh tế hay Đơn
đặt hàng và nhu cầu vật tư cho sản xuất của Nhà máy nhựa, phòng Kế hoạch
- Thị trường sẽ lập Kế hoạch sản xuất Từ đó lập Hạn mức vật tư.Kế toán vậttư dựa vào Hạn mức vật tư, lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Hàng ngày, kế toán vật tư căn cứ vào các Phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ để nhập số liệu vào các “Phiếu xuất vật tư” trong phân hệ kế
toán vật tư trên máy Tuy nhiên, kế toán chỉ nhập số lượng, khối lượng vật tưxuất vào các “Phiếu xuất vật tư” mà chưa nhập giá trị
Cuối tháng, Kế toán máy tự động nhập giá trị vào các “Phiếu xuất vật
tư” ( Phụ lục: 14 )
Kế toán định khoản:
Nợ TK 6211: 3.837.075.385Có TK 152: 3.837.075.385
Cuối tháng, kế toán máy sẽ đưa số liệu từ các “Phiếu xuất vật tư” vào
các Sổ chi tiết và Sổ Cái Tài khoản 621( Phụ Lục: 15) Căn cứ trên các Sổ chitiết, kế toán vật tư yêu cầu máy lập Bảng tổng hợp chi tiết nhập - xuất - tồnvật tư cho sản xuất công nghiệp ( Phụ Lục: 16 )
Cuối tháng, kế toán lập Bảng kê chứng từ tập hợp các chứng từ liênquan đến CPNVLTT của hàng công nghiệp ( Phụ Lục: 17 )
3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm công nghiệp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản lương, phụ cấp, tiền ănca và các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất
Công ty hiện đang thực hiện phương thức khoán lương theo sản phẩm
kết hợp với phương thức trả lương theo thời gian (thông qua Bảng chấm
công) đối với Nhà máy nhựa.
Tuy lương được tính theo sản phẩm nhưng các khoản trích theo lương
lại được tính trên quỹ lương cơ bản (lương hệ số) cho nhà máy Tổng các
khoản trích theo lương chiếm 19% quỹ lương cơ bản, gồm: BHXH bằng 15%quỹ lương, BHYT bằng 2% quỹ lương và KPCĐ bằng 2% quỹ lương
Trang 31Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”
- Tài khoản 6221 - “Chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm côngnghiệp”: dùng để phản ánh tình hình biến động CPNCTT trong kỳ cho sảnxuất các loại ống nhựa PVC, bao gồm cả chi phí lương và chi phí các khoảntrích theo lương.
Cuối tháng, khi sản phẩm hoàn thành, phòng Kỹ thuật sẽ tiến hànhkiểm tra quy cách, chất lượng sản phẩm (KCS) trước khi nhập kho để lập
Bảng tổng hợp sản phẩm ( Phụ Lục: 18)
Phụ trách kế toán nhà máy căn cứ vào Bảng tổng hợp sản phẩm và đơn
giá khoán từng loại sản phẩm, tính ra số tiền lương phải trả cho công nhân
nhà máy theo từng loại ống nhựa và lập Bảng thanh toán lương theo sản
phẩm ( Phụ Lục:19 ) Tổng tiền lương phải trả cho công nhân nhà máy theo
từng loại ống nhựa được tính theo công thức:
Tại nhà máy, Công và lương cho từng nhân công trong nhà máy đượcxác định như sau:
Cuối quý, từ các bảng tính và phân bổ trên, kế toán nhập số liệu vào
chương trình kế toán máy thông qua các Phiếu kế toán ( Phụ Lục: 20 )Chương trình kế toán máy sẽ tự chuyển số liệu vào các Sổ chi tiết và Sổ CáiTài khoản 622 ( Phụ Lục: 21 )
Đơn giá công hệ số Tổng tiền lương SP cho nhà máy trong thángTổng công hệ số
Đơn giá công hệ số
(nếu có)+
Tổng lương trả cho nhà máy
Số lượng thành phẩm loại i
Đơn giá lương chomột đơn vị SP loại i
Trang 32Kế toán định khoản:
- Phân bổ tiền lương QIV/2007 cho nhà máy:Nợ TK 622: 182.867.503
Có TK 334: 182.867.503
3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung cho sản xuất sản phẩm công nghiệp
Chi phí sản xuất chung đối với sản phẩm công nghiệp bao gồm: Chiphí nhân viên nhà máy (bộ phận gián tiếp sản xuất, Chi phí vật liệu phục vụsản xuất công nghiệp, Chi phí công cụ dụng cụ, Chi phí khấu hao TSCĐtrong nhà máy, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Các chi phí bằng tiền khác
Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 627 - “Chi phí sản xuất chung”
- Tài khoản 6271 - “Chi phí sản xuất chung cho sản phẩm công nghiệp” Kế toán chi phí nhân viên nhà máy
Chi phí nhân viên nhà máy bao gồm lương và các khoản trích theolương cho bộ phận gián tiếp sản xuất (tính trên lương cơ bản) Các chứng từ
liên quan trực tiếp đến chi phí nhân viên nhà máy bao gồm: Bảng chấm công,
Bảng tính và phân bổ tiền lương, Bảng tính trích BHXH và BHYT ,Bảng tínhtrích KPCĐ và các Phiếu kế toán (Phụ Lục: 22, 23)
Kế toán định khoản:
- Phân bổ tiền lương QIV/2007 cho nhà máy:
Nợ TK 6271: 113.034.239Có TK 334: 113.034.239
* Kế toán chi phí vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp và Kế toán chi phícông cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất:
Được thực hiện tương tự như kế toán chi phí NVL trực tiếp và kế toánchi phí vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp.
* Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất côngnghiệp
Các công thức áp dụng cho việc tính toán chi phí khấu hao TSCĐ chosản xuất công nghiệp:
Trang 33Hàng tháng, dựa trên số liệu về nguyên giá TSCĐ trong nhà máy và tỷ
lệ khấu hao, kế toán TSCĐ yêu cầu máy tính lập Bảng tính khấu hao TSCĐcho nhà máy trên bảng tính Excel ( Phụ lục : 24) Và căn cứ vào bảng này, kếtoán nhập số liệu về hao mòn TSCĐ vào chương trình kế toán máy thông qua
các Phiếu kế toán ( Phụ lục 25)
Kế toán định khoản nghiệp vụ trích KHTSCĐ QIV/2007 nhà máy nhựa:Nợ TK 6271: 620.110.706
Có TK 214.1: 63.803.316Có TK 2141.2: 546.770.190Có TK 2141.3: 8.035.758Có TK 2141.4: 1.510.442
* Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất
Bao gồm các chi phí điện, nước, điện thoại dùng trong nhà máy, chi phíbảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ (trường hợp thuê ngoài), chi phí thuê quét dọnnhà máy…Chứng từ liên quan đến các loại chi phí này thường gồm Hoá đơn
GTGT của người bán, Giấy đề nghị thanh toán, Giấy báo Có, Giấy đề nghịtạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Phiếu chi( Phụ lục: 26)
Kế toán định khoản:Nợ TK 6271: 3.660.000
Có TK 1111:3.660.000
* Kế toán chi phí bằng tiền khác Nguyên
giá TSCĐ
Giá thanh toán không thuế GTGT
Thuế, phí, lệ phí phải
Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử
-Chiết khấu, giảm giá được hưởngNguyên giá TSCĐ Tỷ lệ khấu hao năm
Tỷ lệ khấu hao
Giá trị còn lại của
Giá trị HMLK của TSCĐ=
=
Trang 34Chi phí bằng tiền khác là những khoản chi phí còn lại ngoài các chi phíkể trên như chi phí tiếp khách, chi phí giao dịch phát sinh tại nhà máy.Theo quy định về mức lương khoán thì các chi phí này không được vượt quá4,7% tổng lương cho nhà máy hàng tháng.
Sổ kế toán và trình tự ghi sổ
Đối với các loại vật liệu và CCDC phục vụ sản xuất, sau khi nhập sốliệu vào máy qua các “Phiếu xuất vật tư”, cuối tháng máy sẽ tự động tính đơngiá xuất và lên sổ kế toán Đối với các chi phí sản xuất chung khác, sau khi
nhập số liệu vào máy qua các Phiếu kế toán phân bổ lương và các khoản tríchtheo lương cho nhân viên nhà máy, các Phiếu kế toán trích khấu hao TSCĐ (
Phụ lục:25), các Phiếu chi… máy cũng tự động chuyển số liệu vào Sổ chi tiết
và Sổ Cái Tài khoản 627( phụ lục:,27)
3.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm công nghiệp
* Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
- Tài khoản 1541 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩmcông nghiệp” dùng để phản ánh số dư đầu kỳ, biến động trong kỳ và số dưcuối kỳ đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm ống nhựaPVC.
Ngaòi ra, để tính tổng giá thành công xưởng của sản phẩm công nghiệp,kế toán Công ty còn sử dụng Tài khoản 1551 - “Sản phẩm công nghiệp”.
Trình tự ghi sổ của kế toán tổng hợp chi phí sản xuất công nghiệp đượctiến hành theo quy trình ghi sổ chung đã trình bày ở trên Cuối mỗi quý, kế
toán kết chuyển số liệu từ Sổ chi tiết và Sổ Cái các Tài khoản 621, 622 và627 sang Tài khoản 154 thông qua các Phiếu kế toán được gọi là Bút toán kết
chuyển tự động ( Phụ Lục: 28 )
Sổ cái Tk 154 : (Phụ lục:29 ); Chứng từ ghi sổ: (phụ lục:30)
-Kế toán hạch toán kết chuyển chi phí sản xuất công nghiệp QIV/2007:
Nợ TK 154: 6.463.678.823
Trang 35Có TK 621: 5.258.964.281Có TK 622: 215.927.313Có TK 627: 988.779.229
3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm công nghiệp3.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang của nhà máy bao gồm: Các loại NVL đã đưa về nhàmáy (gọi là vật tư trên sàn) nhưng chưa được sử dụng hay chế biến, Bột đãtrộn nhưng chưa đưa vào khuôn định hình ống, Phế liệu đã nghiền thành dạnghạt nhựa hoặc chưa nghiền (trên sàn).
Kế toán Công ty đánh giá giá trị SPDD phương pháp kết hợp: tùythuộc từng loại SPDD, giá trị SPDD vừa được xác định theo chi phí nguyênvật liệu trực tiếp, lại vừa được xác định theo chi phí định mức (định mức nàyđược xây dựng dựa trên kinh nghiệm của các năm sản xuất trước)
Các công thức đánh giá sản phẩm dở dang:
Giá trị NVL loại i trên sàn
Khối lượng NVL loại i trên sàn
tháng NVL loại ix
Giá trị bột đã trộn =Khối lượng bột đã trộn x Đơn giá bột đã trộnĐơn giá bột đã trộn=87% xĐơn giá bột K66+ 7,6% x Đơn giá CaCO3
Đơn giá SF555,4% x
+
Trang 36Cuối quý, thủ kho của nhà máy kiểm kê các loại NVL và sản phẩm dở
dang tại nhà máy (trên sàn) và lập Phiếu báo vật tư tồn cuối kỳ Từ số liệu
tổng hợp trên bảng này và các công thức trên, kế toán xác định được giá trị
SPDD cuối kỳ của hàng công nghiệp và lập Bảng kê tổng hợp tồn kho NVL
tại nhà máy (trên sàn) (Phụ Lục: 31 )
3.2.2 Tính giá thành sản phẩm công nghiệp
Đối tượng tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại Công ty là sảnphẩm ống nhựa PVC các loại và một số sản phẩm phụ như các cút nối ống,keo dán ống Giá thành đơn vị sản phẩm của Công ty được xác định theotừng mét ống Hiện nay kế toán Công ty tính giá thành sản phẩm công nghiệptheo từng quý với phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp (hayphương pháp giản đơn).
Sau khi tập hợp chi phí trên TK 154 và đánh giá SPDD cuối quý, kếtoán chi phí - giá thành xác định tổng giá thành sản phẩm ống nhựa trong quý
và lập Bảng tính giá thành sản phẩm công nghiệp(Phụ lục: 32 )Công thức
xác định giá thành sản xuất sản phẩm công nghiệp:
Giá trị hạt nhựa = Khối lượng hạt nhựa x Đơn giá hạt nhựa
Trang 37Trong đó số liệu về CPSXDD đầu kỳ được lấy từ Bảng tính giá thành
SPCN kỳ trước hoặc từ Bảng kê tổng hợp tồn kho NVL tại nhà máy kỳ trước,
số liệu về CPSXDD cuối kỳ được lấy từ Bảng kê tổng hợp tồn kho NVL tại
nhà máy kỳ này.
Kế toán định khoản như sau:
1.Nợ TK 154: 7.483.630.241Có TK 621: 6.276.485.637Có TK 622: 215.927.313Có TK 627: 988.779.2292 Nợ TK 155: 7.483.630.241
của SPCN
= CP SXKD DD đầu kỳ của SPCN
CPSX phát sinh trong kỳ của SPCN
- CP SXKD DDcuối kỳ của SPCN
=CPSX phát sinh
trong kỳ của SPCN
CPNVLTT phát sinh trong kỳ
của SPCN
CPNCTT phát sinh trong kỳ
của SPCN
CPSXC phát sinh trong kỳ của SPCN+
+
Trang 381 Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sảnphẩm công nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện
Trong mỗi doanh nghiệp, việc tính và xác định các loại giá phí, giáthành có vai trò rất quan trọng Thông qua việc tính toán giá thành, các nhàquản trị có thể xác định được giá trị của sản phẩm chế tạo, hay giá trị màCông ty cung cấp cho khách hàng Giá thành cũng là căn cứ để lập mức giábán sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo đem lại lợinhuận cho nhà sản xuất.
Kế toán chi phí và tính giá thành có vai trò tiên quyết đối với chấtlượng của công tác quản trị chi phí và giá thành tại doanh nghiệp Đối vớimột đơn vị kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như Công ty, kế toán chi phí vàtính giá thành sản phẩm công nghiệp càng có vai trò quan trọng do SPCNmang tính đơn chiếc, khối lượng sản xuất lớn, doanh thu tiêu thụ và chi phísản xuất lại chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu và chi phí của Công ty.Trong khi đó, việc hạch toán chi phí và tính giá thành của SPCN tại Công tycòn gặp phải nhiều khó khăn do chi phí sản xuất phát sinh đa dạng với quymô lớn, bộ máy kế toán chưa được tổ chức đầy đủ và phù hợp, công tác kếtoán còn tồn tại nhiều điểm chưa phù hợp so với chế độ
Như vậy, làm sao để làm tốt công tác kế toán tập hợp chi phí và tínhgiá thành nhất thiết phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà quảntrị doanh nghiệp
2 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm công nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện
2.1 Những mặt tích cực trong kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmcông nghiệp
Bộ máy kế toán:
- Tổ chức nhân sự trong bộ máy kế toán:
Trang 39Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điệnđược tổ chức theo mô hình kế toán hỗn hợp Mô hình này phù hợp với quymô hoạt động và cơ cấu tổ chức quản lý hỗn hợp của Công ty Kế toán chiphí - giá thành do một nhân viên đảm nhiệm Đây là một kế toán viên có trìnhđộ và năng lực nghề nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kế toánxây lắp và công nghiệp.
- Công nghệ thông tin trong kế toán:
+ Công tác kế toán tại Công ty đã sớm có sự ứng dụng của công nghệthông tin, với phần mềm kế toán máy được thiết kế riêng, làm giảm thiểukhối lượng công tác kế toán thủ công, tăng tính chính xác và kịp thời củathông tin kế toán.
Công tác kế toán:
- Hệ thống tài khoản kế toán: kế toán Công ty đã có sự vận dụng linhhoạt hệ thống tài khoản “cứng” theo CĐKT vào thực trạng công tác kế toántại Công ty Do hoạt động trong nhiều lĩnh vực gồm xây lắp, công nghiệp,thương mại và dịch vụ cho nên kế toán Công ty không chi tiết các tài khoảnchi phí theo các tài khoản cấp hai như CĐKT, mà chi tiết các tài khoản nàytheo sản phẩm Ví dụ Tài khoản 627 được chi tiết thành Tài khoản 6271 -“CPSXC hàng công nghiệp”, Tài khoản 6272 - “CPSXC hàng xây lắp”…,Điều này tạo ra sự thuận tiện khi theo dõi, tổng hợp chi phí phát sinh và tínhgiá thành cho từng loại sản phẩm.
- Hệ thống chứng từ kế toán: hệ thống chứng từ của Công ty được sửdụng theo đúng các quy định về biểu mẫu và ghi chép, đối chiếu và kiểm tra.Việc luân chuyển chứng từ cũng theo đúng quy trình chung.
- Hệ thống sổ sách kế toán:
+ Hình thức Chứng từ ghi sổ đang được áp dụng tại Công ty là khá phù
hợp với mật độ và số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày Hìnhthức kế toán này còn cho phép tập hợp, lưu trữ tài liệu kế toán theo từngChứng từ ghi sổ, giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu dễ dàng hơn.
Việc lựa chọn đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm ốngnhựa PVC, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cũng phù hợp với đặc
Trang 40điểm riêng có của đơn vị, thuận lợi cho công tác kế toán chi phí và tính giáthành tại Công ty.
2.2 Những mặt tồn tại trong kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmcông nghiệp
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Là một Công ty có nhu cầu lớn về thanh tra, kiểm soát hoạt động tàichính - kế toán ở khối văn phòng và các đơn vị trực thuộc, tuy nhiên Công tychưa có bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc bộ phận kiểm tra kế toán riêng
2.2.3 Tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm công nghiệp
a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản kế toán:
Toàn bộ giá trị nguyên vật liệu xuất cho nhà máy từ kho Công ty hoặcnhập xuất thẳng đều được hạch toán vào Tài khoản 6211 - Chi phí NVL trựctiếp cho SPCN mà không phân chia thành nguyên liệu chính và vật liệu phụ.
Hạch toán chi phí mua NVL, CCDC:
Các chi phí thu mua vật tư do phòng Cung ứng TTTM báo về gồm: chiphí giao dịch, chi phí vận chuyển, bốc xếp Khi phát sinh nghiệp vụ muahàng, Kế toán Công ty đưa toàn bộ các khoản chi phí này vào chi phí sản xuấtchung cho SPCN Cách hạch toán này có thể sẽ dẫn đến sai lệch tổng chi phíNVL trực tiếp và tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, mặt khác cóthể làm tăng giá thành sản phẩm công nghiệp nếu như vật tư mua về khôngxuất hết cho nhà máy trong khi chi phí thu mua đã tính cả vào chi phí sản xuất.
b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Hạch toán lương khoán theo sản phẩm:
Tổng lương khoản theo sản phẩm trả cho nhà máy hàng tháng được tính
dựa trên định mức khoán và Bảng tổng hợp sản phẩm Bảng tổng hợp sản phẩm
này thống kê toàn bộ lượng phế liệu, không phân biệt phế liệu trong hay ngoàiđịnh mức Điều này tỏ ra không hợp lý vì chi phí nhân công trực tiếp phải lànhững chi phí tạo ra sản phẩm cuối cùng (ống nhựa PVC) và sai hỏng chỉ có thể